Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.87 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

NGÔ THỊ HỒNG VỮNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA DẠY

HỌC PHÂN MƠN TẬP ĐỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016

Để hoàn thành được khóa luận, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại học
Quảng Nam cũng như tại trường Tiểu học và bạn bè cùng khóa.

Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến cơ giáo TS.
Bùi Thị Lân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.

Trong quá trình hồn thành bài khóa luận, tơi cịn được sự góp ý chân thành,
nhiệt tình của q thầy, cơ giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, tôi xin chân thành
cảm ơn các ý kiến đóng góp của thầy cơ.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường
Tiểu học Võ Thị Sáu thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi điều tra nghiên cứu thực trạng.



Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người
thân trong gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi.

Mặc dù đã cố gắng và nổ lực hết sức mình nhưng do điều kiện thời gian và
khả năng của bản thân có hạn, tơi chắc rằng đề tài khóa luận của mình khơng tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, những lời nhận xét, góp ý của thầy cơ và các
bạn chính là điều kiện để khóa luận ngày một hồn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Nam, tháng 4 năm 2016

Người thực hiện

Ngô Thị Hồng Vững

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt
Giáo viên
1 GV Học sinh

2 HS Sách giáo khoa
Sách giáo viên
3 SGK Mở rộng vốn từ

4 SGV

5 MRVT


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

STT Nội dung Trang
20
Thực trạng nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ và
22
1 nội dung làm giàu vốn từ (LGVT) cho HS lớp 2 24
25
thông qua dạy học phân môn Tập đọc 55

2 Các phương pháp dạy từ ngữ GV thường sử dụng

trong dạy học phân môn Tập đọc

3 Vốn từ của HS lớp 2 ở các mức độ khác nhau

4 Mức độ hứng thú của HS lớp 2 với việc làm giàu vốn

từ

5 Mức độ nắm vốn từ của HS lớp 2

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
4.1. Nhóm phương pháp lý thuyết............................................................................... 2
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn............................................................ 3
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5
7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 5
B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 6
1.1. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt và việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học .... 6
1.1.1. Khái niệm vốn từ............................................................................................... 6
1.1.2. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt ............................................................................ 7
1.1.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học ............................................................ 9
1.1.4. Phân môn Tập đọc với việc làm giàu vốn từ cho học sinh ............................. 12
1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 với việc làm giàu vốn từ............................ 13
1.2.1. Đặc điểm về tri giác ........................................................................................ 14
1.2.2. Đặc điểm về nhận thức.................................................................................... 14
1.2.3. Đặc điểm về ghi nhớ ....................................................................................... 14
1.2.4. Đặc điểm về tư duy ......................................................................................... 14
1.2.5. Đặc điểm về hứng thú học tập......................................................................... 15

1.3. Đặc điểm về phát triển ngôn ngữ ....................................................................... 15
1.4. Tiểu kết chương 1: ............................................................................................. 16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MƠN TẬP ĐỌC .................................... 17
2.1. Chương trình tập đọc lớp 2 với việc làm giàu vốn từ ........................................ 17
2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học Tập
đọc ............................................................................................................................. 18
2.2.1. Vài nét về trường Tiểu học Võ Thị Sáu .......................................................... 18

2.2.2. Thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 của giáo viên. ............... 19
2.2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 19
2.2.2.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 19
2.2.2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 19
2.2.3. Thực trạng về vốn từ và hứng thú làm giàu vốn từ của học sinh lớp 2 .......... 23
2.2.3.1. Thực trạng vốn từ ......................................................................................... 23
2.2.3.2. Thực trạng h́ưng thú của HS lớp 2 với việc làm giàu vốn t̀ư trong các bài
Tập đọc ...................................................................................................................... 24
2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................... 26
2.2.4.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên .................................................................... 26
2.2.4.2. Nguyên nhân từ phía học sinh...................................................................... 27
2.3. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 28
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIÀU VỐN TỪ CHO HỌC SINH
LỚP 2 THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC .................................... 29
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................ 29
3.1.1. Nguyên tắc khoa học ....................................................................................... 29
3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn ....................................................................................... 29
3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả........................................................................................ 29
3.2. Các biện pháp đề xuất ........................................................................................ 30
3.2.1. Xây dựng hệ thống bài tập giải nghĩa từ để tích cực hóa hoạt động hiểu
nghĩa từ cho HS qua dạy học phân môn Tập đọc ..................................................... 30

3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 30
3.2.1.2. Ý nghĩa của biện pháp.................................................................................. 30
3.2.1.3. Cách thực hiện.............................................................................................. 31
3.2.2. Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và tạo môi trường
giao tiếp cho HS luyện tập và sử dụng từ trong dạy học phân môn Tập đọc ........... 33
3.2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 33
3.2.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để MRVT và
luyện tập sử dụng từ cho HS ..................................................................................... 34

3.2.2.3. Cách thực hiện.............................................................................................. 37
3.2.3. Sử dụng trò chơi học tập giúp HS làm giàu vốn từ và củng cố vốn từ trong
dạy học tập đọc.......................................................................................................... 39
3.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 39
3.2.3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi học tập trong giờ tập đọc ...................... 39
3.2.3.3. Sử dụng trò chơi học tập để làm giàu vốn từ cho HS .................................. 40
3.2.4. Vận dụng hợp lí hình thức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích HS
mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong dạy học phân môn Tập đọc .............................. 41
3.2.4.1. Cơ sở của biện pháp ..................................................................................... 41
3.2.4.3. Cách thực hiện.............................................................................................. 41
3.2.5. Hình thành và bồi dưỡng ý thức tự làm giàu vốn từ cho HS .......................... 42
3.2.5.1. Cơ sở của biện pháp ..................................................................................... 42
3.2.5.2. Các biện pháp hướng dẫn HS tự làm giàu vốn từ ........................................ 44
3.3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................ 47
3.3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 47
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................... 47
3.3.3. Cách tiến hành thực nghiệm............................................................................ 47
3.3.4. Nội dung thực nghiệm..................................................................................... 47
3.3.5. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................... 48
3.3.5.1. Soạn giáo án ................................................................................................. 48
3.3.5.2. Dự giờ các tiết dạy thử nghiệm lớp 2........................................................... 48

3.3.5.3. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm .......................................................... 48
3.3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................ 49
3.3.6.1. Đánh giá mức độ nắm vốn từ của HS .......................................................... 49
3.3.6.2. Hứng thú học tập của HS trong dạy học phân môn Tập đọc ....................... 51
3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 52
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 54
1. Kết luận ................................................................................................................. 54
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 56

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 57

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng của nhân loại.
Thông qua ngơn ngữ, con người có thể nói lên được tâm tư, suy nghĩ, tình cảm
của bản thân, thực hiện cơng việc của mình, tạo mối quan hệ với những người
xung quanh.

Để làm được những điều trên con người phải có vốn ngơn ngữ nhất định,
hay nói cách khác họ phải có vốn từ nhất định.Vốn từ đó càng phong phú đa
dạng con người càng thực hiện tốt công việc cũng như q trình giao tiếp của
mình. Chính vì vậy, việc làm giàu vốn từ là rất quan trọng.

Làm giàu vốn từ lại trở nên cấp thiết hơn đối với lứa tuổi HS tiểu học, đặc
biệt là HS lớp 2. Vì đây là lứa tuổi bắt đầu “Học ăn, học nói”, các em cần được
hình thành vốn từ đạt chuẩn để có thể học tập và thực hiện quá trình giao tiếp
một cách tốt nhất. Ngồi nhiệm vụ giúp HS hình thành vốn từ ngữ, người GV
cịn có nhiệm vụ giúp các em trau dồi và làm giàu vốn từ, thơng qua đó rèn luyện
cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư
tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho HS.

Việc làm giàu vốn từ có thể được thực hiện trong tất cả các phân môn của
môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên, thơng qua phân mơn Tập đọc, GV có thể
giúp HS làm giàu vốn từ nhanh chóng và hiệu quả từ việc hình thành cho các em
những từ mới cho đến hiểu nghĩa của từ, mặt khác còn giúp các em nắm bắt được
cái hay cái đẹp cũng như giá trị nghệ thuật của từ ngữ làm cơ sở để học tốt các
mơn học khác nói chung và các phân mơn Tiếng Việt nói riêng.


Có thể thấy, vấn đề làm giàu vốn từ cho học HS học đã được các nhà giáo
dục đặc biệt quan tâm, song trong thực tế việc thực hiện nó vẫn cịn gặp phải
những khó khăn, hạn chế. Mặt khác, các biện pháp được sử dụng nhằm làm giàu
vốn từ cho
HS hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

1

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp làm giàu vốn từ
cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Đưa ra một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy
học phân môn Tập đọc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Đề xuất các biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy
học phân môn Tập đọc
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học
phân môn Tập đọc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Tìm hiểu những mạch kiến thức trong phân môn Tập đọc để làm giàu vốn từ
cho học sinh lớp 2.

+ Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân
môn Tập đọc.
- Về không gian: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Tam Kỳ - Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp lý thuyết
Tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hố để nghiên cứu
lý thuyết về các vấn đề liên quan đến tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và vốn
từ của học sinh tiểu học. Nghiên cứu về chương trình dạy học phân mơn Tập đọc
lớp 2 và các yếu tố liên quan đến q trình thực hiện nó.

2

4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm tra lại các lí thuyết đã đề ra.
- Phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp

làm
giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc.

- Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý các kết quả thu được.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Làm giàu vốn từ là một đề tài hấp dẫn cho nhiều nhà giáo dục. Đặc biệt là
việc làm giàu vốn từ qua môn Tiếng Việt ở tiểu học đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm.

Năm 1999, hai tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí đã cho ra đời cuốn
“Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học”. Cuốn sách không đi sâu vào một
vấn đề nhất định mà trình bày rất nhiều vấn đề trong quá trình dạy học môn
Tiếng Việt ở tiểu học. Mặc dầu vậy, vẫn có thể nhận thấy rõ vấn đề nổi bật được

tác giả đề cập đến chính là các biện pháp giúp HS làm giàu vốn từ ngữ của mình
bằng một hệ thống bài tập phù hợp với từng phân môn cụ thể.

Cũng tại cuốn sách này, tác giả Lê Phương Nga đã tiến hành “Tìm hiểu
vốn từ của học sinh tiểu học”. Đây là cơng trình có ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì
đã giải quyết được hai nhiệm vụ: Làm rõ khả năng hiểu nghĩa từ của HS tiểu học
và xác định được khả năng sử dụng từ của các em. Tác giả đã đưa ra những con
số thống kê về thực trạng nắm nghĩa của từ và sử dụng từ của HS. Từ việc đo
nghiệm đó tác giả đã phân tích rõ các đặc điểm giải nghĩa từ của HS, đồng thời
thấy được cả những lúng túng của các em khi thực hiện những hoạt động này.

Năm 2001, tác giả Lê Phương Nga đã viết cuốn “Dạy học tập đọc ở tiểu
học”. Ở đây, tác giả đã xác định rõ “Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn
ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập…” và đưa ra các cách thức tổ chức dạy
học môn Tập đọc cho các lớp học cụ thể ở tiểu học.

Năm 2002, TS. Nguyễn Thị Hạnh đã có cơng trình nghiên cứu về “Dạy
học đọc hiểu ở tiểu học”. Với cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu bật được

3

các đặc điểm của bài dạy học đọc hiểu cũng như đưa ra các cách thức, phương
pháp, hệ thống bài tập cho bài dạy học đọc hiểu ở tiểu học.

Năm 2009, trong tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học “Dạy học Luyện từ và
câu ở tiểu học”, tác giả Chu Thị Thủy An và Chu Thị Hà Thanh đã phân tích đầy
đủ và khá toàn diện nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc chương trình phân mơn Luyện
từ và câu ở tiểu học đồng thời định hướng cụ thể phương pháp dạy học từng nội
dung, từng kiểu bài, trong đó có kiểu bài MRVT góp phần làm giàu vốn từ cho
HS.


Cùng năm 2009, tác giả Trịnh Thị Hương đã nghiên cứu “Một số biện
pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4”. Tác giả đã đưa ra các biện pháp làm
giàu vốn từ cho HS lớp 4 qua các bài MRVT ở phân môn Luyện từ và câu khá
chi tiết và cụ thể.

Luận án của tác giả Lê Hữu Tỉnh đã trình bày “Hệ thống bài tập rèn lyện
năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh tiểu học”. Luận án đã đưa ra một hệ thống
bài tập dạy từ cho HS tiểu học, với mơt cái nhìn tồn cục, tổng thể về diện mạo
chung của các bài tập dạy từ ở tiểu học. Tác giả đã phân tích về mục đích, ý
nghĩa, tác dụng của bài tập, các loại bài tập. Hệ thống bài tập cho phép người sử
dụng lựa chọn tùy vào điều kiện dạy học cụ thể.

Có thể nói, vấn đề làm giàu vốn từ cho HS tiểu học là một vấn đề không
phải hồn tồn mới, đã có rất nhiều tài liệu đều đã đề cập đầy đủ và sâu sắc mọi
khía cạnh của việc dạy từ cũng như làm giàu vốn từ cho HS như phát triển mở
rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa từ hay khả năng sử dụng vốn từ…. và việc
xây dựng các phương pháp, biện pháp làm giàu vốn từ cho HS ở tiểu học qua các
phân môn môn Tiếng Việt.

Tuy nhiên, các tài liệu trên chủ yếu đề cập một cách tổng quát về vấn đề
dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học và vấn đề làm giàu vốn từ
cho HS phần lớn chỉ mới dừng lại ở phân môn Luyện từ và câu. Trên cơ sở tổng
kết kinh nghiệm đã nghiên cứu, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Một số biện pháp
làm giàu vốn từ cho HS lớp 2 thông qua dạy học phân môn Tập đọc”. Với đề tài
này, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp làm giàu vốn từ cho HS lớp 2

4

thông qua dạy học phân môn Tập đọc, để từ đó giúp các em khơng những nắm

được vốn từ được học mà còn nhận biết được cái hay, cái đẹp và giá trị nghệ
thuật của từ ngữ nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Tập đọc và góp phần làm cơ sở
cho các mơn học khác.
6. Đóng góp của đề tài

Làm rõ những vấn đề lí luận về việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp.
Tìm hiểu được thực trạng việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông
qua dạy học phân môn Tập đọc.
Một số biện pháp nhằm là giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy
học phân mơn Tập đọc.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng của việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy
học phân môn Tập đọc.
Chương 3: Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua dạy
học phân môn Tập đọc.

5

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt và việc làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học
1.1.1. Khái niệm vốn từ
Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hồn chỉnh (có đủ hình thức âm, chữ và nội
dung ngữ pháp) mà mỗi các nhân tích lũy được trong ký ức của mình. Vốn từ của
từng người cụ thể, không ai giống ai. Vốn từ nhiều hay ít, đơn giản hay đa dạng
tùy thuộc ở kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự giao tiếp giao lưu văn hóa
ngơn ngữ của từng người. Mỗi một ngơn ngữ phát triển có một số lượng từ vựng

hết sức lớn và phong phú, có thể lớn tới hàng chục vạn, hàng triệu từ.
Từ vựng của ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ khơng đồng nhất
và có chất lượng khác nhau. Trong vốn từ ngữ của một ngôn ngữ nào đó cũng
đều có từ mới và từ cũ, những từ phổ biến chung, những từ văn hóa (là những từ
chuẩn mực) những từ chuyên môn, từ vay mượn.
Vốn từ của một ngôn ngữ và vốn từ của các nhân sử dụng có quan hệ bao
hàm. Cụ thể, vốn từ của cá nhân được hiểu là bộ phận của vốn từ chung. Vốn từ
của một cá nhân là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ tồn tại trong trí óc
của các nhân đó và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp. Vốn từ
của cá nhân được tích lũy trong đầu óc một người cịn vốn từ vựng của ngơn ngữ,
theo cách nói của F.de.Saussure được lưu giữ “trong các bộ óc của một tập thể…
những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ” [5, tr 37]

6

1.1.2. Hệ thống từ vựng Tiếng Việt
a) Phân loại từ vựng

Từ

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

Ghép chính phụ Ghép đẳng lập Láy hoàn toàn Láy bộ phận

Láy âm láy vần
b) Các hiện tượng về ngữ nghĩa
(1) Nghĩa của từ:Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu
thị.

Ví dụ: - Tập quán: là thói quen của cộng đồng (địa phương, dân tộc,…) được
hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo.
- Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm.
- Nao núng: Lung lay, khơng vững lịng tin của mình nữa.
(2) Từ nhiều nghĩa:Là từ có hai nét nghĩa trở lên. Trong đó có một nghĩa gốc và
nhiều nghĩa chuyển (Phát triển từ trên cơ sở nghĩa gốc là cơ chế tạo ra từ nhiều
nghĩa)
- Em ăn cơm (gốc)
- Tàu vào cảng ăn hàng (chuyển)
(3) Từ đồng âm: Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau (khác với
từ nhiều nghĩa)

7

Ví dụ: Phân biệt đâu là hiện tượng đồng âm, đâu là hiện tượng chuyển nghĩa?

Từ Hiện tượng Từ Hiện tượng

Cái (bát) (Lá) cây Chuyển nghĩa  Từ

Đồng âm nhiều nghĩa

(Bát) trứng (Lá) phổi

Con (đường) Đồng âm (Chân) tay Chuyển nghĩa  từ
Ngọt như (đường) (Chân) núi nhiều nghĩa

(4) Từ đồng nghĩa:Những từ có âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau .
Có 2 loại:
+ Từ đồng nghĩa hồn tồn


+ Từ đồng nghĩa khơng hồn tồn
Ví dụ: Hy sinh, từ trần, qua đời, mất  chết
* Chú ý:
+ Đồng nghĩa hồn tồn có thể thay thế cho nhau được.
Ví dụ: Sân bay - phi trường
+ Đồng nghĩa khơng hồn tồn khơng thể thay thể cho nhau được.
Ví dụ: hy sinh - bỏ mạng
(5) Từ trái nghĩa: Những từ có nghĩa trái ngược nhau. Chia 2 nhóm :
a. Trái nghĩa lượng phân : Biểu thị hai khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau
Ví dụ: Sống- chết, Chẵn - lẻ, Chiến tranh - hồ bình ...
b. Trái nghĩa thang độ: Biểu thị hai khái niệm có
tính chất thang độ, khẳng định cái này này, khơng có nghĩa phủ định cái kia.
Ví dụ: Giá - trẻ, giàu nghèo,Yêu -ghét
(6) Từ tượng hình, từ tượng thanh:
a. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật:
Ví dụ: Vật vã, xộc xệch, lã chã, lấm tấm...
b. Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,con người.
Ví dụ: Ha hả, hì hì, hu hu, mèo, bị, bốp, bịch ...
(7) Cấp độ khái quát về nghĩa từ:

8

a. Từ ngữ có nghĩa rộng:
Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác.
b. Từ ngữ có nghĩa hẹp:
Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ
khác.
c. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa
hẹp hơn đối với một từ ngữ khác.

Ví dụ: Y phục  Quần, áo  Quần đùi, áo dài, áo sơ mi.
1.1.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học

Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết, nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy từ(làm
giàu vốn từ) ở tiểu học là giúp HS:

- Mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ)
- Nắm nghĩa của từ (chính xác hóa vốn từ)
- Quản lý và phân loại vốn từ (hệ thống hóa vốn từ)
- Luyện tập sử dụng từ (tích cực hóa vốn từ)
Tương ứng với các nhiệm vụ trêntheo ông, SGK Tiếng Việt tiểu học đã thiết kế
bốn loại bài tập cơ bản sau:
+ Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý,
mến, kính.
M: yêu mến, quý mến

(Chủ điểm “Cha mẹ”, Tiếng Việt 2, tập 1, tr.99)
+ Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ.
Ví dụ: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c) Nơi đất trũng chữa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền(suối, hồ,
sông)

(Tiếng Việt 2, tập 2, tr.64)
+ Loại bài tập giúp HS quản lý, phân loại vốn từ.

9


Ví dụ: Kể tên các lồi cây mà em biết theo nhóm:

a) Cây lương thực, thực phẩm. M: lúa

b) Cây ăn quả. M: cam

c) Cây lấy gỗ: M: xoan

d) Cây bóng mát. M: bàng

đ) Cây hoa. M: cúc

Như vậy, ở đây, tác giả Nguyễn Minh thuyết đã sử dụng thuật ngữ Mở rộng

vốn từ theo nghĩa hẹp, mở rộng vốn từ là một trong bốn nhiệm vụ làm giàu vốn

từ cho HS tiểu học. Theo ông, để mở rộng vốn từ cho HS, SGK đưa ra các bài tập

yêu cầu HS tìm các từ theo dấu hiệu cho trước hoặc theo một dấu hiệu chung nào

đó và thơng qua q trình liên tưởng HS sẽ tìm được các từ mới.

Khác với cách sử dụng thuật ngữ Mở rộng vốn từ theo nghĩa hẹp của tác giả

Nguyễn Minh Thuyết, tác giả Lê Phương Nga lại sử dụng thuật ngữ mở rộng vốn

từ theo nghĩa rộng, dùng để chỉ tồn bộ cơng việc làm giàu vốn từ cho HS tiểu

học. Theo tác giả, làm giàu vốn từ hay còn gọi là mở rộng vốn từ, là nhiệm vụ cả


các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ”. Nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho HS tiểu

học bao gồm các cơng việc dạy nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, tíc cực hóa vốn từ.

Dạy nghĩa từ: làm cho HS nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của

HS những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm được

tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy nghĩa từ phải hình thành những

khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm

một số thao tác giả nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ

những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.

Hệ thống hóa vốn từ: dạy HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống

trong trí nhớ của mình để tích lũy được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực

của từ, tạo diều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Cơng

việc này hình thành ở HS kỹ năng đối chiếu từ trong hàng dọc của chúng, đặt từ

trong hệ thống kiên tưởng cùng chủ đề, đồng ngĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng

âm, cùng cấu tạo… tức là kỹ năng liên tưởng để huy động vốn từ.

10


Tích cực hóa vốn từ: dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kỹ năng sử dụng từ
trong lời nói và viết của HS, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được HS dùng
thường xun, tích cực hóa vốn từ tức là dạy HS biết dùng từ ngữ trong hoạt
động nói năng của mình.

Tương ứng với ba công việc trên, theo tác giả các bài tập mở rộng vốn từ
trong SGK Tiếng Việt tiểu học có thể chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Bài tập dạy nghĩa từ.
Nhóm 2: Bài tập hệ thống hóa vốn từ.
Nhóm 3: Bài tập sử dụng từ.
Như vậy, tác giả Lê Phương Nga đã không xếp loại bài tập mở rộng vốn từ
thành một nhóm bài tập riêng như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Thuyết,
tác giả đã đưa loại bài tập này vào trong nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ.
Mặc dù diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu
nhiệm vụ chủ yếu của làm giàu vốn từ cho HS thông qua các công việc cụ thể
sau:
+ Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): Là giúp HS có thêm những từ mới,
những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa
của từ.
+ Hệ thống hóa vốn từ (trật tự hóa vốn từ): Là giúp HS sắp xếp các từ thành
một trật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và
tạo tính thường trực của từ.
+ Tích cực hóa vốn từ (luyện tập sử dụng từ): Là giúp HS biến những từ
ngữ tích cực (những từ ngữ hiểu nghĩa nhưng không sử dụng khi nói, viết) thành
từ ngữ tích cực, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày.
Làm giàu vốn từ là nhiệm vụ của các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn
từ”.Vì vậy, trong kiểu bài “Mở rộng vốn từ” sẽ gồm các bài tập sau:
+ Bài tập giải nghĩa từ (cịn gọi là bài tập chính xác hóa vốn từ) có mục
đích cung cấp cho HS các từ mới hoặc những nghĩa mới của từ đã học.

+ Bài tập hệ thống hóa vốn từ (cịn gọi là bài tập mở rộng vốn từ và phân
loại, quản lý vốn từ) có mục đích giúp HS dựa vào một hình thức liên tưởng nào

11

đó, sắp xếp vốn từ trong trí nhớ của mình một cách trật tự để nhớ nhanh, nhiều và
sử dụng một cách dễ dàng.

+ Bài tập sử dụng từ (còn gọi là bài tập tích cực hóa vốn từ) làm giàu vốn
từ cho HS bằng cách hướng dẫn các em sử dụng từ vào điền từ, tạo cụm từ, đăt
câu, viết đoạn văn.
1.1.4. Phân môn Tập đọc với việc làm giàu vốn từ cho học sinh

Dạy học Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi
cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó,
các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng
trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo
ra hứng thú và động cơ cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để HS có khả năng tự học
và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng khơng thể thiểu được của con người
thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho HS
một cách có kế hoạch và hệ thống qua đó làm giàu vốn từ cho các em.

Phân mơn Tập đọc chiếm một vị trí quan trọng trong mơn Tiếng Việt của
HS Tiểu học. Nó góp phần làm giàu vốn từ vựng, có tác dụng tích cực cho việc
rèn kĩ năng diễn đạt gọn gàng, trong sáng. Qua các bài Tập đọc các em hiểu thêm
nhiều điều mới mẻ về thiên nhiên, đất nước con người, tri giác về khơng gian
được mở rộng và do đó vốn sống của các em ngày càng phong phú hơn.

Phân mơn Tập đọc có các dạng bài tập (ở đây, ta xét các dạng bài tập đọc
hiểu) giúp làm giàu vốn từ cho HS như sau:


+ Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ: giúp HS nhận biết được những từ mới,
nhận biết câu, đoạn.

Ví dụ: Tìm tên các lồi chim được kể trong bài.
(“Vè chim”, Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 28)

+ Dạng bài tập luyện đọc thầm: Giúp HS rèn luyện khả năng nắm bắt từ
ngữ tốt hơn.

Ở dạng bài tập này, GV có thể ra đề mới kết hợp với câu hỏi trong SGK
giúp HS làm giàu vốn từ.

12


×