Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CV04-52-14 0 ĐẾN LƯỢT CON TÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.55 KB, 18 trang )

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CV04-52-14.0

28/06/2004

NGUYỄN HOÀI BẢO

ĐẾN LƯỢT CON TÔM
Ngư dân Mỹ kiện Braxin, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái
Lan và Việt Nam bán phá giá tôm

Trong khi ngư dân Mỹ đánh bắt tôm ở biển để bán với giá là 18,99 USD mỗi pound1 thì ngư dân ở
Thái Lan bán ở giá chỉ có 7,99 USD. Thị trường cạnh tranh, như bình thơng nhau, đã tạo sức ép giá cả
một cạnh nặng nề lên người dân đánh bắt tôm ở Mỹ trong những năm gần đây. Mười năm trước,
vùng vịnh Mexico (Gulf of Mexico), nơi tập trung hầu hết các ngư dân đánh bắt tôm, có khoảng 5.000
tàu thì đến ngày nay chỉ cịn lại chừng 1.900.2 Vào đúng ngày cuối năm 2003, Liên minh Tôm miền
Nam (SSA), đại diện pháp lý cho ngư dân đánh bắt tôm của 8 tiểu ban ở Hoa Kỳ đã trình đơn kiện các
doanh nghiệp chế biết và xuất khẩu tôm ở Trung Quốc, Braxin, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt
Nam vì cho rằng các các doanh nghiệp này đã bán phá giá. Thuế chống phá giá ở mức cao đánh vào
hàng nhập khẩu từ những quốc gia này là hình thức trừng phạt mà SSA yêu cầu.

Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thương mại này, bao gồm Bộ Thương
mại Mỹ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), đã chính thức công bố mở cuộc điều tra về
mặt hàng tôm nước ấm đơng lạnh và đóng hộp với sáu nước bị đơn nói trên. Vào ngày 17/2/2004, ITC
đã có quyết định sơ bộ rằng hàng nhập khẩu có nguy cơ gây tổn thất về vật chất đối với ngành đánh
bắt và sản xuất tôm nội địa Mỹ. Thời điểm này là giai đọan DOC đang tiến hành điều tra để tính tốn
mức bán phá giá, để rồi ITC đưa ra phán quyết cuối cùng về tổn thất đối với ngành kinh tệ nội địa.
Dự kiến kết quả cuối cùng của vụ kiện sẽ kết thúc vào giữa tháng 10 năm 2004.

Cũng thời điểm này, ngay tại Mỹ, một nhóm quyền lợi khác bao gồm chủ nhà hàng, cơ sở
bán lẻ tôm và các nhà chế biến tôm3 lại phải đối lại hành động của SSA trên cơ sở cho rằng đây là
chính sách bảo hộ và nếu đáp ứng nguyện vọng của nhóm ngư dân đánh bắt tơm thì điều này khơng


khác gì việc cắt bớt nhu cầu của người tiêu dùng trong nước bởi giá tôm sẽ tăng vọt.

Cuộc chiến vẫn chưa đến hồi kết thúc để phân định chiến thắng thuộc về ai. Nghiên cứu tình
huống này điểm lại toàn bộ sự kiện của vụ tranh chấp bán phá giá tơm. Ngồi việc trình bày các bằng
chứng, quan điểm của các bên nguyên đơn và bị đơn cũng như các thơng tin đánh giá từ phía các
nhà quan sát để có một bức tranh khách quan nhất của tình huống, chúng tơi cũng lồng vào những
quan sát thực tế cụ thể của Việt Nam.4

1 1 pound = 0.454kg
2 Source???
3 Đại diện nổi bất nhất là Liên minh Hành động Thương mại Công nghiệp Tiêu dùng (CITAC) và Hiệp hội Phân phối Thuỷ sản
(ASDA).
4 Các kết quả thực tế của Việt Nam có được từ chuyến đi thực tế ở Cần Giờ ngày 22/2/2004 trong khuôn khổ môn học Phát triển
Nông thôn của FETP. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Anh Ngơ Viết Hồi và ….đã thảo luận và cung cấp nhiều thơng tin cho
nghiên cứu tình huống này.
Tình huống này do Nguyễn Hồi Bảo, giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright biên soạn. Các nghiên cứu tình
huống của Chương trình Giảng dạy Fulbright được sử dụng làm tài liệu cho thảo luận trên lớp học, chứ khơng phải để đưa ra
khuyến nghị chính sách.

Bản quyền © 2004 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Sự kiện

Cuộc chiến Catfish5 vừa đi qua làm những người nuôi cá tra và cá ba sa ở Đông bằng sông Cửu Long
của Việt Nam chưa hết bàng hồng thì một cuộc chiến khác lại đến. Lần này đến lượt con tôm. Vào 4
giờ chiều ngày 30/12/2003 (giờ Washington) tức là 4 giờ sáng ngày 31/12/2003 theo giờ Hà Nội, một
nhóm những chủ tàu khai thác tơm vùng vịnh Mexico của Mỹ với đại diện pháp lý là SSA (gọi là
nguyên đơn) đã chính thức nộp đơn kiện của mình lên ITC và DOC về việc cho rằng các nước Braxin,

Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam (gọi là bị đơn) đã xuất khẩu tôm sang thị trường
Mỹ với mức giá thấp hơn giá trị hợp lý (fair value) và điều này làm thiệt hại đến ngành công nghiệp
tôm nội địa của Mỹ.

Đối với riêng Việt Nam, đây là vụ kiện có tính chất phức tạp và ảnh hưởng nhiều hơn so với
vụ kiện cá tra và cá basa trước kia. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ năm 2002 của
Việt Nam là 465 triệu USD, bằng 49% tổng kim ngạch xuất khẩu tơm của Việt Nam và có giá trị gấp
10 lần so với cá tra và basa.

Một bảng báo cáo chi tiết và hết sức cơng phu về tình hình xuất khẩu tôm của các nước qua
thị trường Mỹ trong bốn năm gần nhất từ năm 2000 đến năm 2003, dày 203 trang cũng được bên
nguyên đơn gửi kèm để chứng minh rằng hàng nhập khẩu gây hoặc có nguy gây tổn hại cho ngành
công nghiệp tôm ở Mỹ. Số liệu của bảng báo cáo này cho rằng giá trị xuất khẩu tơm của 6 nước bị đơn
nói trên đã tăng 42% trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2002, trong khi đó giá bán trung bình6 đã giảm
đi 28% trong cùng khoảng thời gian. Thị phần tôm của các nước này cũng tăng lên nhanh chóng trên
thị trường nội địa Mỹ từ 59% năm 2000 lên tới 70% năm 2002. Sự tăng trưởng thị phần nhanh chóng
và giá nhập khẩu giảm xuống như vậy đã, đang và sẽ tác động xấu đến cả những người đánh bắt tôm
và ngành công nghiệp chế biến tôm của Mỹ. SSA đề nghị để giảm lượng nhập khẩu từ 6 nước bị đơn
thì DOC phải áp thuế chống phá giá ở mức 40 – 230% đối với Braxin, 119 – 267% đối với Trung Quốc,
104 – 130% đối với Ecuador, 102 – 130% đối với Ấn Độ, 57% đối với Thái Lan và 30 – 99% đối với Việt
Nam.

Bảng 1: Sản lượng tôm của các nước bị đơn xuất sang Mỹ (đơn vị: 1,000 pound)

2000 2001 2002 2003

Braxin 12,998 21,636 39,047 42,022

Trung Quốc 38,908 59,887 105,954 102,359


Ecuador 40,971 56,585 63,351 59,972

Ấn Độ 62,098 71,794 96,654 72,962

Thái Lan 276,557 296,422 247,651 180,527

Việt Nam 34,312 72,818 96,996 88,008

Nguồn: Báo cáo sơ bộ của ITC (2004)

[Sửa lại bảng bằng số liệu trên DataWeb và chuyển sang đơn vị tấn, chú ý đổi dấu phẩy thành chấm
khi trình bày số liệu]

5 Xem Hộp tóm tắt kết quả trong bài này hoặc chi tiết về vụ kiện bán phá giá cá tra và basa của Việt Nam trong nghiên cứu tình
huống “Cuộc chiến Catfish” của Nguyễn Xuân Thành trong loạt bài nghiên cứu tình huống của Chương trình Giảng dạy Kinh
tế Fulbright (có thể tham khảo trực tiếp tại : )

6 Average Unit Values

Trang 2/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

SSA đại diện cho ngư dân đánh bắt tôm ở 8 tiểu bang của Mỹ là Alabana, Florida, Georgia,
Louisiana, Mississippi, North Carolina, South Carolina và Texas. Khác với các nước bị kiện, những
ngư dân của vùng vịnh Mexico này chỉ đánh bắt tôm trên biển chứ không phải là nuôi.7

Hộp 1: Thị phần xuất nhập khẩu tôm thế giới

Nước xuất khẩu tôm đứng đầu thế giới hiện nay là Thái Lan, hàng năm cung cấp khoảng 135 ngàn

tấn. Gần một nửa số lượng là xuất khẩu sang Mỹ, phần còn lại là xuất sang Nhật Bản, Singapore,
Canada,… Những nước xuất khẩu chính khác là Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Trung Quốc và
Indonesia.

Về phía nhập khẩu, thị trường tơm của thế giới hiện nay có hai nước nhập khẩu chính là Mỹ
và Nhật Bản. Theo số liệu năm 2001, Mỹ nhập khẩu khoảng hơn 4 trăm ngàn tấn với tổng giá trị nhập
khẩu là 3,636 tỷ đô la. Lượng nhập khẩu này cung cấp khoảng 82% nhu cầu tiêu thụ của thị trường,
phần còn lại, 18%, được cung cấp bởi các ngư dân đánh bắt tôm trên biển của Mỹ. Mỹ nhập tôm
nhiều nhất là từ Thái Lan (chiếm khoảng 28%), sau đó là từ Ấn Độ (11%), Ecuador (10%), Việt Nam
(9%) và Trung Quốc (6%). Phần còn lại là nhập khẩu từ Canada, Chile, Đan Mạch, Đảo Greenland và
Iceland.

Thị phần tôm của Mỹ (2002) Thị phần tôm của Nhật Bản (2002)

Others Thailand Others Thailand
33% 25% 34% 8%
India
12%

China India Indonesia
5% 10% 23%

Vietnam Ecuador China Vietnam
18% 9% 7% 16%

Nhật Bản nhập vào khoảng 254 ngàn tấn với tổng giá trị nhập khẩu là 276.45 tỷ Yên. Khác
hẳn với Mỹ, Nhật Bản nhập khẩu lớn nhất là từ Indoneisa (chiếm 23%), sau đó là Việt Nam (16%), Ấn
Độ (12%), Thái Lan (8%) và Trung Quốc (7%).

Nguồn: Tổng hợp từ www.foodmarketexchange.com


Như đúng lịch trình điều tra bán phá giá của Mỹ, đúng 45 ngày sau khi nhận đơn, ITC đã có
quyết định sơ bộ vào ngày 17/2/2004: “đã xác định được những lý do hợp lý rằng ngành công nghiệp
tôm nội địa Mỹ bị tổn hại hoặc đe doạ bởi nguyên nhân giá của hàng tơm đơng lạnh và đóng hộp
nhập từ Braxin, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam là thấp hơn giá trị hợp lý”.

Tiếp theo, DOC tiền hành tính tốn biên độ bán phá giá trên cơ sở lựa chọn một số doanh
nghiệp xuất khấu lớn nhất ở mỗi quốc gia để trả lời phiều điều tra bắt buộc. Biên độ bán phá giá sẽ
được tính riêng biệt cho mỗi doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp khác có thể tự nguyện trả lời phiếu
điều tra, nhưng sẽ bị áp biên độ bình quân trọng số của những đơn vị bị điều tra bắt buộc. Còn

7 Một điểm đáng lưu ý là vào thời điểm phía nguyên đơn nộp các hồ sơ cần thiết cũng như phải trả lời các yêu cầu của DOC
nhiều quan sát viên quốc tế vẫn cho rằng họ khơng có đủ tư cách pháp lý để đại diện cho vụ kiện này. Bởi vì theo luật định,
sản phẩm bị kiện bao gồm cả sản phẩm chế biến vì thế nguyên đơn phải là đại diện thật sự cho những nhà chế biến. Trong khi
đó SSA chỉ là đại diện của những ngư dân câu tôm mà thôi. [source???]

Trang 3/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

những doanh nghiệp không cung cấp thông tin sẽ chịu biên độ ‘quốc gia’ mà thường cao hơn rất
nhiều so với mức bình quân.

Hộp 2: Tóm tắt một số thơng tin chính của vụ kiện do bên nguyên đơn đưa ra
Số nước bị kiện: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Ecuador và Braxin.
Sản phẩm điều tra: Các loại tơm nước ấm đơng lạnh và đóng hộp, tôm đánh bắt tự nhiên ở biển hoặc
tôm nuôi và sản phẩm chế biến có liên quan (xem mơ tả chi tiết bên dưới).
Tổng mức thiệt hại: 2.4 tỷ USD.
Thị phần:


6 nước trên chiếm 74% thị phần tôm nhập khẩu của Mỹ hay 780 triệu pound (số liệu trung bình của
12 tháng gần đây nhất).

Biên độ phá giá ước tính ban đầu

Braxin từ 32% đến 349%

Ecuador từ 85% đến 166%

Ấn Độ từ 82,30% đến 110,09%

Trung Quốc từ 112,81% đến 263,68%

Thái Lan 57,64%

Việt Nam từ 25,76% đến 93,13%

Kim ngạch nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ tăng lên từ 466 triệu USD năm 2000 lên 650 triệu USD vào năm 2002.
Giá nhập khẩu từ năm 2000

Giá nhập khẩu vào Mỹ đã giảm 28% trong 3 năm vừa qua. Mức giá đơn vị trung bình nhập khẩu tơm
loại cịn võ bỏ đầu từ 6 nước trên đã giảm từ 3.54 USD năm 2000 xuống còn 2.55 USD vào năm 2002.

Giá trên thị trường Mỹ

Giá tại cảng giảm từ 6.08 USD một pound năm 2000 xuống cịn 3.30 một pound vào năm 2002. Giá
bán sỉ tơm đông lạnh trên thị trường cũng giảm xuống từ 6.45 USD còn 4.77 USD một pound.


Sản lượng tôm nuôi tăng vọt ở các nước

Sản lượng tôm tăng lên nhanh chóng từ các nước về thực chất là do có trợ cấp của Chính phủ, các tổ
chức tài chính quốc tế chứ khơng bắt nguồn từ phía cầu. Và sản lượng tôm tăng lên này phần lớn là
xuất khẩu. Trong sáu nước bị kiện, tổng sản lượng trong năm 2002 là trên 2 tỷ pound, nhiều gấp đôi
những năm 1990. Chằng hạn như Ấn Độ đã tăng lên gấp 3 lần còn Việt Nam tăng lên hơn 5 lần.

Sự hạn chế thị trường ở những nơi khác trên thế giới

Thị trường Mỹ là mở cửa và khơng có thuế quan đánh vào tơm nhập khẩu. Trong khi đó các thị
trường khác đang áp dụng thuế, chẳng hạn UE hay Thái Lan. Việc này là một động cơ mạnh để các
nước xuất khẩu tôm dồn về thị trường Mỹ như là một cứu cánh cuối cùng.

Nguồn: Trích từ báo cáo của SSA và ITC.

Trang 4/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Sản phẩm điều tra

Cũng nên nói thêm về những sản phẩm nào là đối tượng điều tra trong vụ kiện này. Theo luật chống
phá giá của Mỹ, sản phẩm bị kiện phải giống sản phẩm nội địa mà phía bị nguyên đơn cho rằng trực
tiếp bị tổn thương. Gọi tắc là sản phẩm tương tự nội địa (domestic like product). Việc xác định này dựa
trên các yếu tố sau đây phải giống nhau, hoặc tương tự: (1) Tính chất vật lý và sử dụng; (2)Tính chất
có thể thay thế cho nhau; (3) Các kênh phân phối; (4) Sự nhận biết của người tiêu dùng và nhà sản
xuất về sản phẩm; (5) Giống nhau về điều kiện, qui trình và lao động sản xuất.; và (6) Giá cả.

Để thuận tiện, trong bài này chúng tôi gọi chung là tôm. Tuy nhiên hết sức lưu ý rằng các
văn bản của phía nguyên đơn đã định nghĩa rõ ràng là tất cả các dịng tơm nước ấm (warmwater

shrimp and prawn). Đây là các loại tôm cùng cùng một họ, tên khoa học gọi là họ Penaeidae. Trong
đó có một số lồi chính là: tơm bạc (whiteleg prawn – tên khoa học là Penaeus vannemei); tôm chuối
hay tôm đất (banana prawn – tên khoa học là Penaeus merguiensis); tôm nạc (fleshy prawn – tên
khoa học là Penaeus chinensis); tôm sông (giant river prawn – tên khoa học là Macrobrachium
rosenbergii); tôm sú (giant tiger prawn – tên khoa học là Peneus monodon); tôm đỏ (redspotted
shrimp – tên khoa học là Penaeus brasiliensis); tôm nâu miền Nam (southern brown shrimp – tên
khoa học là Panaeus subtilis); tôm hồng miền Nam (southern pink shrimp – tên khoa học là Penaeus
notialis); tôm nhám miền Nam (southern rough shrimp – tên khoa học là Trachypenaeus
curvirostrics); tôm trắng miền Nam (southern white shrimp – tên khoa học là Penaeus schmitti); tôm
xanh (blue shrimp – tên khoa học là Penaeus stylirostris); tôm trắng miền Tây (western white shrimp
– tên khoa học là Penaeus dccidentalis) và tôm trắng Ấn độ (Indian white prawn – tên khoa học là
Penaeus indicus)8

Sản phẩm từ tôm của vụ kiện này không chỉ tơm đơng lạnh và đóng hộp. Ngay cả các sản
phẩm đóng gói cùng với các loại nước sốt, nước chấm, gia vị hoặc là thực phẩm làm sẵn mà có chứa
hàm lượng tơm trên 20% cũng là nhóm sản phẩm trong diện điều tra.

Bảng 2: Lịch trình vụ kiện tơm của ITC và DOC (sau ngày 17/2/04 là dự kiến)

Sự kiện Số ngày Ngày
Bên nguyên đơn nộp đơn lên ITC/DOC 0 31/12/04
ITC ra quyết định sơ bộ 45 17/2/04
DOC ra quyết định sơ bộ 160 8/6/04
- Trong trường hợp phức tạp 210 28/7/04
DOC đưa ra bằng chứng bán phá giá/trợ giá 06/7/04 - 25/8/04
DOC ra quyết định cuối cùng 188-238 22/8/04
- Trong trường hợp phức tạp 235 11/10/04
- Trong trường hợp có trì hỗn 285 21/10/04
- Phức tạp + trì hỗn 295 10/12/04
ITC ra quyết định cuối cùng 345 6/10/04

- Trong trường hợp phức tạp 280 25/11/04
330

8 Chúng tôi tạm gọi tên các loại tôm trên, tuỳ theo địa phương có thể gọi những tên khác nhau.
Trang 5/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

- Trong trường hợp có trì hỗn 340 5/12/04
- Phức tạp + trì hỗn
Các vấn đề khác 390 24/1/05

287 13/10/04

Lập luận của nguyên đơn

Cũng như những lập luận trong các vụ kiện bán phá giá diễn ra thuyền xuyên ở Mỹ. Trong vụ kiện
tơm từ 6 nước này phía nguyên đơn là SSA đã đưa ra các lập luận bên dưới để chứng chứng minh
rằng sản phẩm bán qua thị trường Mỹ của 6 nước trên là bán phá giá. Nghĩa là đạt được 2 bằng
chứng sau: Thứ nhất, bán phá giá nghĩa là bán thấp hơn giá trị hợp lý9 và thứ hai, là ngành công
nghiệp tôm trong nội địa có tổn hại hoặc nghi cơ tổn hại. Tuy nhiên đây chỉ là các bằng chứng thô mà
SSA trình bày lên DOC và ITC, kết luận cuối cùng của hai cơ quan này sau một thời gian điều tra mới
là điều mà các nước bị đơn cũng như giới quan sát quan tâm. Nhũng lập luận bên dưới được thu thập
từ thị trường của Mỹ và thị trường 6 nước bị đơn là các vấn đề căn bản đủ để hồ sơ vụ kiện được
chấp thuận theo qui định của luật chống phá giá của Mỹ. Chúng ta quan sát những lập luận ban đầu
này, bởi vì các cơng bố sau này của DOC và ITC cũng trình bày lại một lần nữa nhưng với những
bằng chứng, số liệu mà họ thu thập.

• Thứ nhất, sản phẩm bị kiện là sản phẩm giống như sản phẩm nội địa.


Để chứng minh cho điều kiện này, tất cả các viện dẫn phải tuân theo một số tính chất thống nhất theo
luật định.

(1) Về tính chất vật lý và sử dụng, các loại tôm khác nhau tuy vậy vẫn có hình thù gần như
tương tự nhau và người tiêu dùng dễ nhận ra tôm. Việc sử dụng cũng tương tự, tơm đơng lạnh và
đóng hộp dùng làm thực phẩm. Hơn nữa các sản phẩm này không rõ ràng để chia ra các nhóm nhỏ
khác nhau;

(2) Về tính chất có thể thay thế cho nhau, điều này là hồn tồn vì những loại tơm khác nhau có
thể dùng để chế biến và sử dụng như nhau;

(3) Tất cả sản phẩm từ tơm đơng lạnh và đóng hộp đều sử dụng kênh phân phối như nhau trên
thị trường Mỹ, không phân biệt xuất xứ từ đâu, từ nhà phân phối ban đầu, nhà hàng, đại lý và người
bán lẻ;

(4) Sự nhận biết của người tiêu dùng và nhà sản xuất: mặc dù người tiêu dùng có thể phẩn biệt
được độ lớn và các giai đoạn chế biến tôm, thế nhưng họ lại không phân biệt rõ chi tiết của các đặc
tính ấy, tức là không phân biệt được cụ thể từ con tôm hay từng công đoạn sản xuất của tất cả các sản
phẩm tơm đơng lạnh và đóng hộp trong tiêu dùng cuối cùng;

(5) Giống nhau về điều kiện, qui trình và lao động sản xuất. Hầu như các qui trình sản xuất, qui
trình và lao động trong sản xuất tơm đơng lạnh và đóng hộp là chồng chéo. Tuy vậy, trong từng công
đọan cụ thể là hồn tồn giống nhau. Một qui trình sản xuất tơm thông thường là [1] làm đầu tôm, [2]
rửa sạch, [3] tuyển chọn (theo kích cỡ), [4] đóng gói, và [5] đông lạnh;

(6) Giá, các mức giá trên thị trường cho thấy rằng có mối quan hệ chặt và cùng có chiều hướng
như nhau.

9 Giá trị hợp lý về mặt lý thuyết được xác định tùy theo nền kinh tế. Nếu một nền kinh tế thị trường thì giá trị hợp lý dựa vào
giá bán trên thị trường trong nước, hoặc chi phí sản xuất bình quân cộng với lợi nhận. Còn nếu một nước xác định khơng phải

là nền kinh tế thị trường thì giá trị hợp lý là giá trị được xây dựng dựa vào nhập lượng thực được tính bằng giá tương ứng tại
một nền kinh tế thị trường thay thế có mức độ phát triển tương tự. Chẳng hạn như trường hợp của Vịêt Nam trong vụ điều tra
phá giá cá tra và basa, Bangladesh là nước được chọn điều tra thay thế.

Trang 6/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Hộp 3: Định nghĩa sản phẩm hợp lý của vụ kiện

Theo luật chống phá giá của Mỹ, sản phẩm bị kiện phải giống sản phẩm nội địa mà phía bị nguyên
đơn cho rằng trực tiếp bị tổn thương. Gọi tắc là như sản phẩm nội địa (domestic like product). Việc xác
định này dựa trên các yếu tố sau đây phải giống nhau, hoặc tương tự:

Tính chất vật lý và sử dụng
Tính chất có thể thay thế cho nhau
Các kênh phân phối
Sự nhận biết của người tiêu dùng và nhà sản xuất về sản phẩm
Giống nhau về điều kiện, qui trình và lao động sản xuất.
Giá cả

• Thứ hai, ngành công nghiệp bị tổn thương lần này bao gồm tất cả các khâu của qui trình chế biến tơm lẫn
người nuôi và đánh bắt tôm.

Dựa trên điều khoản luật bán phá giá10 tồn bộ ngành sản xuất tơm bao gồm: (i) qui trình chế
biến bắt đầu từ sản phẩm nông nghiệp tươi cho đến từng công đoạn sản xuất riêng lẻ và (ii) qui trình
có liên quan đến các giá trị kinh tế sau đó, chẳng hạn như mức giá, giá trị thị trường gia tăng, và các
mối quan hệ kinh tế có tương quan khác. Do vậy, sản phẩm điều tra của vụ kiện này bắt đầu từ sản
phẩm nơng nghiệp tươi cho đến hết q trình sau đó. Nghĩa là từ ngay những người gieo trồng, đánh
bắt đến các nhà sản xuất và thương mại nội địa.


• Thứ ba, chứng minh rằng ngành công nghiệp tôm của Mỹ là có thiệt hại vật chất từ các sản phẩm xuất
khẩu của các nước bị đơn; Lập luận này dựa trên các yếu tố chủ yếu sau:

(7) Thiệt hại vật chất của ngành công nghiệp tơm Mỹ có ngun nhân là từ nhập khẩu tơm của
sáu nước bị đơn. Bởi vì các sản phẩm tơm từ những nước bị đơn có tính chất thay thế hồn tồn tơm
của nội địa; Sản phẩm cũng được bán trên các khu vực thị trường như nhau; cũng được bán cùng một
kênh phân phối; Và những nước bị đơn cùng một lúc bán “ồ ạt” trên thị trường Mỹ.

(8) Sản lượng của các nước bị đơn trên thị trường của Mỹ là đáng kể (not negligible): trong 12
tháng 2003 thị phần như sau (xem bảng 3).

Bảng 3: Thị phần nhập khẩu của các nước vào Mỹ, 11/2002 – 10/2003

Quốc gia Lượng nhập khẩu (pound) Phần trăm
Thái Lan 274,847,804 26.05%
Trung Quốc 160,810,563 15.24%
Việt Nam 124,687,983 11.82%
Ấn Độ 96,394,032 9.14%

10 19 U.S.C§ 1677(4)(E)(i).

Trang 7/18

Đến lượt con tôm 72,890,015 CV04-52-14.0
50,310,394
Ecuador 779,940,791 6.91%
Braxin 275,049,038 4.77%
Tổng 1,054,989,829 73.93%
Các nước khác11 Nguồn: USITC Dataweb 26.07%

Tổng cộng 100.00%

(9) Tổn hại vật chất của ngành cơng nghiệp tơm Mỹ có ngun nhân của việc nhập khẩu từ các
nước bị đơn. Điều này được chứng minh bởi: Thứ nhất, có cùng điều kiện cạnh tranh, nghĩa là các sản
phẩm từ 6 nước nhập khẩu trên thị trường Mỹ về giá, khách hàng, nhà phân phối hải sản, những đại
lý thực phẩm đông lạnh, nhà hàng. SSA cũng lập luận cho rằng thực sự việc đánh bắt tôm ở vùng
vịnh Mexico không phải là cạn kiệt mà do có sự tác động mạnh của các ngành nuôi trông tôm từ các
nước khác. Và, Mỹ là nước tự do nhập khẩu tôm không thuế quan trong khi đó Nhật và EU thì
có....Thứ hai, lượng tơm đến từ 6 nước bị đơn đã có mặt khắp trên thị trường trong q trình điều tra
(POI)12; Thứ ba, lượng tơm của các nước nhập vào Mỹ trong thời gian điều tra đã có dấu hiệu tác
động lên giá gây bất lợi bởi vì mức giá trung bình đã giảm đi 28% trong vòng 3 năm từ 2000 đến 2002.
Các tổn hại khác như giảm thị phần, lợi nhuận, tiền lương, đầu tư ...

Hộp 4: Các bằng chứng về tổn hại vật chất

Tổng khối thương mại về tôm trong nội địa giảm từ 321,410,747 pound trong năm 2000 xuống
còn 257,552,554 pound trong năm 2002 (giảm 19.9%). Cũng trong thời gian này, thu nhập họat động
kinh doanh giảm từ 0.68 USD /pound xuống còn 0.32USD/pound. Tỷ xuất lợi nhuận của các công ty
Mỹ cũng giảm từ 13.85% trong năm 2000 xuống còn 9.32% trong năm 2003 và kết quả tổng doanh thu
giảm đi 55% trong giai đoạn trên.

Tổng lực lượng lao động có liên quan đã giảm 28.2%, tiền lương tính theo giờ cũng giảm từ 11.77
USD xuống còn 9.96 từ năm 2000 đến 2002. Vốn đầu tư cũng giảm 57% trong giai đọan điều tra.

• Thứ tư, ngành cơng nghiệp tơm của Mỹ đã tổn thương hoặc là sẽ có nghi cơ tổn thương trong tương lai
khi mà các nước bị đơn tiếp tục xuất khẩu tôm sang Mỹ. Dựa trên các bằng chứng trong giai đoạn điều tra,
SSA cho rằng hoàn tồn có thể tiếp tục tăng sản lượng vào thị trường nội địa Mỹ trong tương lai.
Bảng số liệu về thị phần và mức giá bên dưới được SSA đưa ra để chứng minh rằng nếu khơng có
những biện pháp rào cản thuế quan nào cho 6 nước bị đơn thì trong tương lai chắc chắn ngành cơng
nghiệp tơm của Mỹ sẽ tổn thương trầm trọng nhiều hơn nữa Xem mức tăng trưởng thị phần ở bảng 4.


11 Các nước khác hiện nay có xuất khẩu tơm vào Mỹ là Canada, Chile, Đan Mạch, Greenland và Iceland.

12 Năm 2000, tổng nhập khẩu từ 6 nước bị đơn là 673,359,477 pound tăng lên 23% trong năm 2001 (827,647,069 pound) và tăng
15% tiếp tục trong năm 2002 (954,080,488 pound). Theo báo cáo của SSA.

Trang 8/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Bảng 4: Mức tăng trưởng thị phần và giá giảm từ 6 nước bị đơn ở thị trường Mỹ

Sản lượng (1000 pound) Giá (USD/pound)

2000 2002 Thay đổi Thị phần 2000 2003 % thay

13,250 2003 đổi
48,192
Braxin 45,523 39,176 2,95 lần 4.03 4.17 2.15 - 48.40
Trung Quốc 77,658
Ecuador 440,688 151,475 3.14 lần 13.32 2.78 1.89 - 32.00
Ấn Độ 48,047
Thái Lan 69,191 1.51 lần 6.27 4.21 2.17 - 35.62
Việt Nam
114,012 1.46 lần 8.26 3.14 3.55 + 13.05

436,942 0.99 lần 28.29 3.45 2.02 - 36.20

143,262 2.98 lần 11.49 4.97 3.55 - 28.60


Nguồn: Báo cáo của SSA.

Hộp 5: Giải quyết tranh chấp trong và ngồi khn khổ WTO

6 nước trong vụ kiện này chỉ duy nhất Việt Nam là nước chưa gia nhập WTO, điều này có nghĩa là Việt Nam
khơng có cơ hội để tiếp tục khiếu kiện lên tòa án quốc tế như năm nước cịn lại.

Qui trình tranh chấp thương mại trong khuôn khổ của Mỹ

- Khi đơn kiện được nộp, ITC tiến hành điều tra sơ bộ trong vòng 45 ngày. Nếu xác định sơ bộ là có
tổn hại thì vụ kiện tiếp tục được chuyển sang DOC.

- DOC xác định có bán phá giá hay khơng, có nghĩa là bán thấp hơn giá trị hợp lý trong vòng 115
ngày hoặc 165 ngày nếu vụ kiện phức tạp. Sau đó phải thuyết trình các bằng chứng và có kết luận
cuối cùng.

- Nếu kết luận của DOC ỏ trên là có bán phá giá, ITC xác định lần cuối xem ngành sản xuất trong
nước có tổn hại hoặc nghi cơ tổn hại vật chất hay khơng trong vịng 45 ngày sau khi DOC có quyết
định cuối cùng. Nếu kết luận cuối cùng là có thì thuế chống bán phá giá được áp dụng, nguợc lại thì
vụ kiện chấm dứt.

- DOC chỉ thị cho Hải quan Mỹ đánh thuế (trong trường hợp bên bị đơn là thành viên của WTO thì
đến đây có thể kháng án lên tịa thương mại quốc tế).

Qui trình tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO

WTO coi trọng quá trình đàm phán và tính chất dàn xếp giữa các nước tranh chấp, nếu chưa đi đến
thống nhất cuối cùng và muốn giải quyết trong khuôn khổ WTO, nghĩa là khiếu kiện lên cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO, DSB (Dispute Settlement Body). Theo các trình tự căn bản sau:


- Nộp đơn khiếu kiện lên DSB (lưu ý, việc xác định bán phá giá lúc đầu các quốc gia tự quyết định).

- Thành lập Hội đồng Chuyên gia. Hồi đồng này phải thành lập trong vòng 45 ngày kể từ ngành nhận
đơn của các bên; Sau đó tối đa là 6 tháng, Hội đồng Chuyên gia phải có các kết luận điều tra và kiến
nghị và sẽ báo cáo chính thức sau 3 tuần gửi kết quả đến các bên tham gia vụ kiện. Nếu 60 ngày mà
các bên khơng có phản đối thì các kết luận và kiến nghị trừng phạt thương mại tự động có hiệu lực.
Cịn trong trường hợp có kháng án đối với phán quyết của Hội đồng Chuyên gia thì tiếp tục bước
phúc thẩm.

Trang 9/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

- Cơ quan phúc thẩm sẽ phải có báo cáo trong vịng 60 – 90 ngày.

- Sau đó các bên phải sửa đổi chính sách của mình theo đúng các kiến nghị. Có một phương án khác
là đàm phán bồi thường. Trong trường hợp không thoả thuận được WTO cho phép trừng phạt
thương mại.

Từ 1995 – 2003 có 282 vụ được báo cáo lên DSB, trong đó có 64 vụ được giải quyết thơng qua tham
vấn hoặc hỗn lại, 69 vụ thông qua báo cáo của Hội đồng Chuyên gia, 16 vụ Hội đồng Chuyên gia
đang làm việc, 133 vụ đang tham vấn hoặc chờ giải quyết và có 4 vụ đã được cho phép trả đũa.

Nuôi tôm ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có bốn lồi tơm chính. Thứ nhất là tôm nước ngọt (tên khoa học gọi là
Macrobranchium rosenbergii), lồi thứ hai là tơm nước lợ (tên khoa học gọi là Metapenaeus ensis). Đây là
những loai tôm hầu hết được khai thác từ tự nhiên từ sông hay ruộng chứ khơng phải ni. Lồi thứ
ba là tơm đất (tên khoa học gọi là Penaeus merguiensis). Lồi tơm này đến nay cũng khơng cịn ni
phổ biến nữa vì khó sinh sản cũng như tăng trưởng. Lồi thứ tư mà nuôi thành công ngày nay gọi là

tôm sú (tên tiếng Anh là Black Tiger Shrimp, tên khoa học gọi là Penaeus monodon).

Lần đầu tiên công nghệ về nuôi và ươm giống tôm sú tiến hành ở Việt Nam là năm 1973.
Nghiên cứu này được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nhật Bản và tiến hành tại Viện Nghiên cứu Hải sản Hải
Phòng13. Mặc dù kết quả đầu tiên này không được biết đế rõ ràng như nghề nuôi tôm bắt đầu được
được chú ý. Cuối những năm 70 và đầu 80 một vài dự án khảo sát các vùng có thể ni tơm ở Việt
Nam cũng đã đươc tiến hành bởi sự trợ giúp của UNDP và FAO. Tiếp đó đến những năm 90 hầu như
việc ni tơm cũng chưa được phổ biến. Một dự án lớn, gọi là VATECH, liên doanh giữa một doanh
nghiệp Lobana của Úc và Seprodex - một doanh nghiệp nhà nước của Việt nam sau một thời gian dài
thử nghiệm cũng thất bại. Song một vài năm sau đó nghề ni tơm lại phát triển nhanh chóng, bắt
đầu từ những thử nghiệm ni tơm tự nhiên ở ven biển Khánh Hoà. Đây là khu vực có khí hậu lý
tưởng và có một hệ thống quản lý tốt. Kết quả thành công này bắt đầu lan dần sang các khu vực miền
Nam, và vài năm gần đây một số khu vực ở phía Bắc cũng bắt đầu có thu hoạch.

Hiện nay lượng tôm nuôi phần lớn tập trung ở vùng Đồng Hộp 6: 10 Tỉnh có sản
bằng Sơng Cửu Long. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2002 lượng tơm ni cao nhất
vùng này có sản lượng ước chừng 78% trong tổng sản lượng tôm hiện nay ở Việt Nam
nuôi của cả nước. Tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng. Đơn vị Tấn

Hình thức và kỹ thuật nuôi tôm ở Việt Nam là khác nhau 1. Cà Mau 63.373
theo vùng, có nơi chuyên canh hai vụ trong một năm hoặc có nơi bán
thâm canh. Tuy nhiên sản lượng nhiều nhất vẫn là các hình thức 2. Bạc Liêu 39600
nuôi trồng chuyên canh. Mội ha đất phần lớn được chia ra hai phần,
phần diện tích mặt nước thực để nuôi chiếm khoảng 0.6ha và phần 3. Sóc Trăng 15.580
cịn lại để làm ao lắng nước. Một số địa phương ven biển miền trung
cịn có hình thức ni tơm trên cát. Cịn một số vùng ở đồng bằng 4. Bến Tre 8.757
sông Cửu Long nuôi tôm xen với trồng lúa.
5. Khánh Hoà 6.800
Thực ra mà nói, nuôi tôm ở Việt Nam không phải là nghề

dành cho nông dân nghèo, mặc dù nghề này được mệnh danh là 6.Trà Vinh 6.300
“xố đói giảm nghèo cho nông dân”. Ban đầu một số vùng của đồng 7. Kiên Giang 6.000
bằng sông Cửu Long, như Bến Tre, Sốc Trăng, Bạc Liêu … nuôi tôm 8. Ninh Thuận 4.038
bằng cách xen canh với lúa và giảm chi phí đầu tư đáng kể. Tuy 9. TP. HCM 3.649
10. Phú Yên 2.880

(Số liệu năm 2002 của Tổng cục
Thống kê)

13 Hai Phong Research Institute for Marine Products, xem Preliminary Overview of Shrim Aquacultrure in Viet Nam của Hazel
Wade và cộng sự (200?)

Trang 10/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

nhiên đây không phải là mơ hình ni tơm bền vững vì khơng đảm bảo các yêu cầu về sinh cho các
vụ tiếp theo. Mô hình tiết kiệm chi phí này khơng cịn nhân rộng vào kéo dài cho đến bây giờ.

Hộp 7: Một tình huống về ni tơm ở Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng hiện có 41 nghìn ha ni tôm sú, mỗi năm thu khoảng 23.500 tấn tôm nguyên liệu, đạt
hơn 300 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Nhưng sau ba năm xảy ra hai lần dịch bệnh nặng nề, năm
nay tôm đang chết hàng loạt, đặt ra nhiều vấn đề cần bàn.

… Nước và giống

Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có gần 51.000 ha tơm ni, trong đó có 41.136 ha diện tích ni tơm sú.
Những vùng thuận lợi, nơng dân cịn ni tăng vụ, lấp vụ, đưa tổng diện tích ni thả tơm lên 67.246
ha. Nghề ni tơm ở Sóc Trăng có nhiều phương thức: Ni tơm quảng canh cải tiến, năng suất 450

kg/ha, nuôi bán thâm canh năng suất 3 tấn/ha và ni thâm canh (quy trình cơng nghiệp) năng suất
bình qn 6 tấn/ha, có hộ từng đạt 10 tấn/ha. Những con số trên đây chỉ mới nói lên phần nổi hiệu
quả từ nghề ni tơm. Phần đáng lo ngại là những mầm nguy hiểm ngầm dẫn đến thất bại đang đe
dọa người nuôi tôm. Năm 2003, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại 16.346 ha, mất 1.207 triệu con giống,
14.800 hộ mất trắng, nợ nần chồng chất. Nguyên nhân rất dễ thấy: Môi trường nước không đúng tiêu
chuẩn, môi trường xấu làm phát sinh các loại dịch bệnh.

… Người nghèo cũng nuôi tôm

Nghề nuôi tôm đem lại nguồn lợi lớn, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Nhưng khơng phải
ai cũng có thể ni tơm. Với người nghèo, đất ít, vốn khơng có, thiếu kỹ năng sản xuất, họ không thể
nuôi tôm trên phần đất ít ỏi của mình. Ở Sóc Trăng đã xảy ra tình trạng một số người nghèo đem bán
đất cho các chủ hộ cần diện tích lớn để ni tơm. Dù giá đất bây giờ khá cao, nhưng chỉ sau một năm,
người bán đất trở thành tay không. Ðất không cịn, tiền thì tiêu hết, cái nghèo lại đeo bám. Những
người có đất, khơng bán, khơng có vốn sản xuất, đất bỏ không, hoặc trồng cây kém hiệu quả.

Làm cách nào để người nghèo không mất đất, vẫn nuôi được tơm. Bài tốn khó đã được giải qua
những hình mẫu hợp tác. Tỉnh Sóc Trăng đang đúc rút kinh nghiệm xây dựng mơ hình hợp tác mới
và mơ hình góp đất làm vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nuôi tôm. Tỉnh chủ trương người nghèo
không được bán đất, mà góp đất làm cổ phần ở các doanh nghiệp cần có đất ni tơm quy mơ lớn.
Ðất được coi là phần vốn góp, người nghèo có nguồn thu hàng vụ qua cổ phần bằng đất và công lao
động trong doanh nghiệp. Nhà nước cho vay thêm vốn hoặc cho vay vốn qua các công ty tư nhân.
Với cách làm này, người nghèo, người ít đất vẫn ni được tơm, giữ được đất và các chủ trang trại
lớn có điều kiện phát triển quy mơ diện tích tập trung để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu nuôi
công nghiệp. Các mơ hình hợp tác này mới xuất hiện, làm thử. Tỉnh Sóc Trăng đúc rút kinh nghiệm
để nhân rộng, tạo điều kiện cho các hộ nghèo thiếu vốn làm ăn.

Nguồn: Báo Nhân Dân ngày 14/4/2004

Phần lớn các mơ hình tồn tại và có hiệu quả hiện nay là thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật

nghiêm ngặt trong ngành ni tơm. Do vậy chi phí đầu tư ban đầu là rất cao, các chi phí bao gồm tiền
mua đất, tiền công đào ao và vệ sinh ao sau mỗi vụ. Mỗi ao tôm đều phải trang bị các máy tạo ôxy.

Ở các vùng có điều kiện khí hậu và nguồn nước có thể ni tơm hiện nay giá đất rất khác
nhau. Và ngay tại từng vùng giá cũng cịn phụ thuộc vào vị trí đầu hay cuối nguồn nước cung cấp vì
điều này ảnh hưởng đến vệ sinh và mức rủi ro nhiểm bệnh tôm. Khảo sát của chúng tôi tại Huyện
Cần Giờ giá đất vào thời điểm cuối tháng 2 cao nhất là 80 ngàn 1 m2, nghĩa là một ha là 800 triệu và
mức thấp nhất của vùng này cũng ở mức 200 triệu cho 1 ha. Mỗi ha đất thường được chia thành 2

Trang 11/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

phần, trong đó 0.6ha diện tích là dùng để ni tơm cịn phần cịn lại 0.4ha dùng để lao ao lắng nước.
Số con giống ni cho mỗi m2 nuớc cũng có thay đổi tuỳ theo vùng và kinh nghiệm, trung bình ở
mức khoảng 20 đến 30 con cho mỗi m2 mặt nước. Một vụ ni tơm sú nếu diễn ra bình thường, nghĩa
là khơng phải thu hoạch sớm do bệnh, là 4 tháng và trong một năm thường được làm 2 vụ.

Nếu khơng tính tiền mua đất để đào ao thì chi phí bình quân bao gồm định phí như tiền đào
ao, vệ sinh, lao động quản lý trực tiếp, máy tạo oxy và ngun liệu chạy máy, thức ăn cho tơm thì một
vụ cho một ao tơm 0.6ha cũng ngốn mất ít nhât cũng gần 150 triệu. Còn nếu đầu tư ban đầu, nghĩa là
bắt đầu đào một ao tơm 1ha thì số tiền lên đến cũng gần 200 triệu (xem chi tiết bảng 5 bên dưới). Thật
sự đây không phải là số tiền mà một nơng dân nào cũng có thể có được để đầu tư.

Đầu tư với lượng vốn lớn như vậy nhưng mức độ rủi ro của việc nuôi tôm rất cao. Rất khó
kiểm sốt những ngun nhân làm cho tôm bệnh và chết hàng loạt. Kiểm tra con giống, thức ăn, vệ
sinh nguồn nước và ao nuôi, thời tiết …là những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, vừa đạt trình độ kỹ
thuật lẫn kinh nghiệm cao. Bảng tính chi phí sản xuất tơm bên dưới chúng tơi lấy tỷ lệ cịn sống trung
bình là 65%. Tuy vậy, khơng hiếm các trường hợp tỷ lệ này là 0% và kéo dài trong nhiều vụ liền. Thực
tế mức độ rủi ro cao này đã dẫn khơng ít trường hợp phải nợ nần và phá sản.


Bảng 5: Cơ cấu chi phí sản xuất tơm

THÔNG TIN GIÁ ĐẤT

1Ha = 2 ao tôm 10,000

Tiền mua đất (cao nhất = 80,000/m2) 800,000,000

Tiền mua đất (thấp nhất = 20,000/m2) 200,000,000

Giả sử bình quân 350,000,000

1 Vụ = 4 tháng

Đơn vị tính: Đồng

NGÂN LƯU RA

Định phí Vụ đầu tiên Vụ thứ 2
3,000,000
1 Công đào ao + bạt 50,000,000
-
2 Máy bơm + máy tạo ôxy 10,000,000 21,600,000

3 Chi phí tơm giống 21,600,000 15,000,000
10,000,000
Số con giống (30con/m2*0.6ha) 180,000 5,000,000
3,000,000
Giá 1 con giống 120 3,000,000

10,500,000
4 Thuốc kháng bệnh 15,000,000
-
5 Nhân cơng chăm sóc 10,000,000 71,100,000

6 Diesel chạy máy tạo ôxy 5,000,000

7 Vôi 3,000,000

8 Khấu hao + dự phòng 3,000,000

9 Lãi vay (350,000,000*0.75*4) 10,500,000

10 Thuế và phí -

Tổng 128,100,000

Biến phí

Trang 12/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Chi phí thức ăn 73,125,000 73,125,000

Giá 1kg thức ăn 15,000 15,000

Số lượng thức ăn/1kg tôm 1.5 1.5

Giả định: số con/kg 36 36


Giả định: xác suất sống 65% 65%

Sản lượng thu hoạch (kg) 3,250 3,250

Tổng 73,125,000 73,125,000

TỔNG NGÂN LƯU RA 201,225,000 144,225,000

NGÂN LƯU VÀO 357,500,000 357,500,000

Giá tôm cao nhất (theo chuẩn trên)/kg 110,000 110,000

NGÂN LƯU RÒNG 156,275,000 213,275,000

CHI PHÍ BÌNH QN 1KG TƠM TẠI ĐÌA (AO) 61,915 44,377

Các thông tin khác:

Giá tôm (loại 1: 50con/kg)

Thời điểm cao nhất (1kg) 110,000

Thời điểm thấp nhất (1kg) 70,000

Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả tại huyện Cần Giờ (TP HCM) và Xuyên Mộc (Bài Rịa Vũng Tàu) vào
tháng 2 và tháng 4 năm 2004.

Hộp 8: Kết quả của vụ kiện cá tra và cá ba sa của Việt Nam


Cuối tháng 12/2001, thượng nghị sĩ Trent Lott và John Breaux yêu cầu quốc hội Mỹ thông qua
một dự luật khẳng định tên catfish chỉ dành riêng cho loại cá Ictalurus và punctatus

Ngày 28/6/2002, CFA đệ đơn lên DOC

Ngày 18/7/2002 DOC công bố bắt đầu điều tra vụ việc

Ngày 8/11/2002 DOC thông báo quyết định xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường

Tháng 12/2002, VASEP đề nghị DOC dùng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất

Ngày 27/1/2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ các Công ty Việt Nam bán phá giá với biên độ là
37.94% đến 61.88%. Sau đó VASEP phản đối và DOC thay đổi đôi chút cho các Công ty có tham gia
hầu kiện (ví dụ Agifish từ 61.88% xuống cịn, 31.45%; Navisfishco từ 53.69% xuống cịn 38.09%. Các
Cơng ty không tham gia khác vẫn giữ nguyên)

Có một đề nghị gần như sắp thoả thuận giữa Việt Nam và DOC rằng sẽ đình chỉ vụ kiện bằng
cách áp dụng hạn ngạch, tuy nhiên sau đó bất thành. Ngày 17/6/2003 tại phiên điều trần của ITC,
DOC quyết định tăng thuế trở lại, không nhiều lắm và đưa thêm 5 Công ty mới vào vụ kiện.

Ngày 24/7/2003 ITC phán quyết cuối cùng, khẳng định có tổn hại và ấn định mức thuế bán phá
giá từ 36.84% đến 63.88%.

Hộp 9: Báo cáo của WTO: Nước nào chống phá giá nhiều nhất?
Trang 13/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Ban Thư ký của Tổ chức Mậu dịch quốc tế (WTO) công bố hôm 20/4/2004 (Thông cáo báo chí số 374),
trong 6 tháng cuối năm 2003 đã có 115 vụ kiện của 14 nước thành viên chống 30 quốc gia bán phá giá.


Đáng chú ý là 46 trong số 115 vụ kiện này đã xuất phát từ các nước đã phát triển. So với cùng kỳ năm
2002, năm nay đã giảm khá nhiều.

Quốc gia đã kiện nhiều nhất là Ấn Độ, với 33 vụ (năm 2002 đã kiện 56 vụ); kế đến là Hoa Kỳ, 21 vụ
(13 vụ năm 2002); thứ ba là Trung Quốc, 11 vụ (năm 2002, 6 vụ). Các nước Canada, Mexico và Úc
cũng đã kiện 7 đến 9 vụ. Tờ báo trực tuyến về thủy sản (The Wave) của Mỹ hôm nay, nhân kết quả
này đã chạy hàng tít: Hoa Kỳ đang trở nên một quốc gia bảo hộ mậu dịch?

Quốc gia bị kiện nhiều nhất là Trung Quốc, với 30 vụ hàng xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2003,
tương tự như năm 2002. Kế đến là Hoa Kỳ, khối EU và Nhật Bản bị kiện 12, 8 và 8 vụ theo thứ tự. Kế
đến là Ấn Độ, Hàn Quốc, và Đài Loan bị kiện 6 đến 7 vụ.

Về loại hàng hóa bị kiện nhiều nhất (31 vụ) là nhóm hóa chất, kế đến là nhóm kim loại (29 vụ), nhóm
plastic (16 vụ).

Kết quả các vụ kiện này là 16 thành viên WTO đã sử dụng 107 biện pháp chống phá giá trong nước
họ đối với 31 quốc gia, trong đó 23 biện pháp là từ các nước đã phát triển. Ấn Độ áp dụng 32 biện
pháp (so 2002 là 43 biện pháp), thứ nhì là Trung Quốc, 21 biện pháp, thứ ba là Hoa Kỳ 9 biện pháp
(năm 2002, 10 biện pháp). Kế đến là Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, 7-8 biện pháp, v.v...

Nhìn chung, phần lớn các biện pháp chống phá giá của các nước đã đánh vào các hàng xuất khẩu của
Trung Quốc, kế đến là hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Việt Nam được xếp gần sau cùng
vì mặt hàng cá basa và cá tra tuy quan trọng đối với Việt Nam, nhưng rất nhỏ so với các mặt hàng
khác. Mặt hàng bị đánh nặng nhất là hàng hóa chất, kim loại (sắt, thép, nhơm).

Nguồn: Thơng cáo báo chí của WTO ngày 20/4/2004

Qui trình chế biến tơm


Chỉ có một số ít liên doanh ni tơm ở Việt Nam là kiểm sốt và điều hành tồn bộ qui trình từ ni
cho đến chế biến. Phần lớn các nhà máy chế biến thực hiện khâu đông lạnh tôm để xuất khẩu là độc
lập với các chủ ao nuôi tôm. Tuy vậy, để đạt được các yêu cầu kỹ thuật đánh bắt cũng như lựa chọn
thời điểm thu hoạch tôm tốt nhất, những nhà sản xuất thường phối hợp chặc chẽ với người dân bởi vì
đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng tơm cho qui trình tuyển lựa sau đó. Khơng ít các
trường hợp cũng phải thu hoạch sớm hơn thời gian qui định bởi tơm có dấu hiệu nhiễm bệnh. Sau
khi thu hoạch tơm tươi tại ao, qui trình chế biến tôm đơn giản theo sơ đồ bên dưới.

Tôm tươi

Cân và
làm sạch

Phân loại Bỏ đầu Bóc vỏ Hấp

VA Tôm nguyên con Tơm tươi cịn vỏ Tơm tươi bỏ vỏ bỏ Tôm bỏ vỏ bỏ đầu

(85-95%) bỏ đầu đầu qua hấp

Đóng gói và đơng 15-5%
lạnh Đóng lên tàu (xuất khẩu)

Lưu kho

Nguồn: www.FoodMarketExachange.com và điều tra thực tế của tác giả
VA: Giá trị gia tăng sản phẩm phụ thuộc và cơng đọan chế biến tơm đến mức nào. Có thể
xuất trực tiếp ngay sau khi đánh bắt và tuyển chọn. Lúc đấy phần xuất khẩu là tôm nguyên thân và

Trang 14/18


Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

không thực hiện thêm công đoạn nào. Hoặc có thể thực hiện thêm một số bước sau, cắt đầu tơm, bóc
vỏ, chế biến (hấp) và sau đó mới xuất khẩu. Mặc dù giá của các sản phẩm tơm chế biến dao động
trung bình cao hơn giá của tôm nguyên con trên thị trường, tuy nhiên định mức sản xuất là cao hơn
nền điều này làm cho các nhà sản xuất luôn muốn giữ tỷ lệ tôm nguyên con để xuất khẩu càng cao
càng tốt.

Tôm xuất xưởng hiện hiện nay có ba loại: thứ nhất là loại tơm cịn ngun con, HOLO, (Head
On Sell On); thứ hai là tơm cịn vỏ bỏ đầu, HLSO (Head Less Shell On) và thứ ba là tôm bỏ vỏ bỏ đầu,
HLSL (Head Less Shell Less). Những lô hàng chất lượng cao nhất mua từ đìa tơm cũng chỉ có thể
chọn lựa được khỏang 85 – 95% là tôm nguyên con, phần cịn lại chuyển sang tơm thịt (tơm cịn vỏ bỏ
đầu hoặc tơm bỏ vỏ bỏ đầu) vì khơng đạt chất lượng kỹ thuật yêu cầu. Những nhà sản xuất luôn
khống chế sao cho tỷ lệ tôm nguyên con chiếm sao cho đừng thấp hơn tỷ lệ 85%. Bởi vì nếu tỷ lệ tơm
cịn vỏ bỏ đầu hoặc bỏ vỏ bỏ đầu càng cao thì giá thành càng lớn. Định mức chế biến khảo sát tại Việt
Nam hiện nay như sau: 1.05 cho đến 1.1 cho một ký tôm nguyên con; 1.67 – 1.70 cho một ký tơm cịn
vỏ bỏ đầu và 1.95- 2.50 cho một kg tôm thành phẩm bỏ vỏ bỏ đầu (xem chi tiết bảng 6 bên dưới).

Bảng 6: Định mức chế biến và mức giá FOB tại TP HCM vào tháng 3/20004.

HOSO HLSO HLSL
1.95 – 2.05
Định mức chế biến (khoảng) 1.05 – 1.1 1.6 – 1.7

Giá 1 kg theo size, giao động trong khoảng …

31 – 35 10.5 10.8

36 – 40 9.5 9.9


41 – 45 8.9 9.4

41 – 50 7.8 7.9 11.5 12.0 13 13.5

51 – 70 10.8 11.2 12 12.5

71 – 90 9.2 9.5 10 10.3

91 – 120 8.8 9

100 - 200 (hoặc vụn) 7 7.5
Giá 1 pound theo size, giao động trong khoảng …

HOSO HLSO HLSL

31 – 35 4.77 4.90

36 – 40 4.31 4.49

41 – 45 4.04 4.27

41 – 50 3.54 3.59 5.22 5.45 5.90 6.13

51 – 70 4.90 5.08 5.45 5.68

71 – 90 4.18 4.31 4.54 4.68

91 – 120 4.00 4.09

100 - 200 (hoặc vụn) 3.18 3.41


Nguồn: Khảo sát thị trường tại TP HCM, tháng 3/2004.

Bảng 7: Cơ cấu chi phí chế biến tơm thành phẩm
Trang 15/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

HOSO HLSO HLSL

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
trong giá trong giá trong giá

Giá bán FOB (USD) 7.90 12.0 13.5

Tỷ giá (USD/VND) 15,680

Giá bán FOB (VND) 123,872 188,160 211,680
100,000
Giá 1 kg tôm tươi (loại 100,000 100,000

41 - 50 con/kg)

Định mức chế biến 1.10 1.70 2.05

Chi phí nguyên liệu cho 110,000 89% 170,000 90% 205,000 97%

1 kg thương phẩm

Cơ cấu chi phí 1 kg tơm thành phẩm


Chi phí chế biến 6,500 5% 8,000 4% 10,000 5%
6,000 3%
- Lao động (chiếm 60%) 3,900 3% 4,800 3% 3,500 2%

- Điện, nước, khấu hao, 2,275 2% 2,800 1% 500 0%
215,000 102%
bao bì... (chiếm 35%) (3,320)
-2%
- Lãi vay (chiếm 5%) 325 0% 400 0%

Giá thành công xưởng 116,500 94% 178,000 95%

Lợi nhuận/lỗ ròng 7,372 6% 10,160 5%

Nguồn: Khảo sát tại Nhà máy ở Vũng Tàu và TP. HCM

So với các năm gần đây, năm 2004 giá tôm tươi tại thị trường là ở mức giá khá cao. Mức giá
cao nhất hiện nay cho một kg tơm sú loại trung bình ở khoảng 41 đến 50 con/kg là 100 ngàn, tức
tương đương 6,5 USD cho một kg (hay khoảng 2.9 USD một pound). Mức giá thấp nhất vào những
lúc trúng vụ là 70 ngàn một kg, nghĩa là ở mức khoảng 4,5 USD/kg (hay 2 USD/pound).

Sản lượng thu hoạch trung bình của một ao tơm có cơ cấu như sau: Khoảng 10% cho loại tôm
30 – 35 con/kg, 35% loại 36 – 40 con/kg, 50% loại 41 – 50 con/kg và còn lại khoảng 5% cho tôm loại 46 –
50 con/kg. Bảng 7 chúng tơi ước tính cho loại tơm 41 – 50 con/kg từ nguồn khảo sát thực tế. Phần lớn
chi phí cao nhất trong giá thành xuất xưởng là chi phí nguyên liệu, chi phí này chiếm đến 97% đối với
loại tôm bỏ đầu bỏ vỏ.

Bảng 8: Cơ cấu chi phí trung bình của 33 nhà máy sản xuất ở Mỹ


2002 2003

Doanh thu 100% 100%

Chi phí nguyên liệu 73.62% 70.16%

- Trong nước 71.59% 67.94%

- Nhập khẩu 2.03% 2.22%

- Lao động trực tiếp 5.22% 5.40%

Chi phí nhà máy khác 11.59% 14.29%

- Các khoản phí 8.99% 9.52%

Giá thành công xưởng 99.42% 99.37%

Lợi nhuận ròng 0.58% 0.63%

Nguồn: Tính từ báo cáo sơ bộ của ITC (Bảng VI – 6)

Trang 16/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Mức lợi nhuận ròng mà chúng tôi khảo sát ở Việt Nam và mức mà ITC báo cáo sơ bộ dựa vào
điều tra 33 doanh nghiệp nội địa ở Mỹ không chênh lệch nhiều (xem bảng 7 và 8).

Những lập luận khác xung quanh vụ kiện


Tất nhiên, các nước bị đơn một mặt vẫn hợp tác theo đưổi vụ kiện và có những phản ứng chính thức
hoặc khơng chính thức rằng việc đánh bắt hay ni tơm xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao là do
có lợi thế tự nhiên, kỹ thuật cũng như lao động cần cù theo kiểu “lấy công làm lời” của người nông
dân.

Chẳng hạn như thông cáo của VASEP cho rằng, “Việt Nam có giá tơm thấp và sản lượng bán
ngày càng tăng là do chi phí nhân cơng thấp, môi trường nuôi trồng và điều kiện tự nhiên thuận lợi,
nông ngư dân và doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam khơng ngừng cải tiến cơng nghệ, giảm chi
phí, hạ giá thành, nên sản phẩm tơm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại
tại các thị trường ngồi nước, trong đó có thị trường Hoa Kỳ.

…Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam không nhận bất cứ sự tài trợ nào của
Chính phủ Việt Nam; hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam và theo thông lệ luật pháp quốc tế,
tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ theo qui định của Chính Phủ, khơng khác gì các doanh nghiệp
đồng nghiệp ở Hoa Kỳ. Ở mặt nào đó doanh nghiệp Việt Nam cịn chịu thiệt thịi hơn, gặp khó khăn
nhiều hơn do Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung ứng chưa đầy đủ như
các nước phát triển …” (Nguồn Báo Thanh Niên Online, Ngày 02/01/2004).

Mặc dù có những thơng cáo chung bát bỏ các quyết định sơ bộ của DOC hoặc ITC, tuy nhiên
mỗi quốc gia khác nhau trong vụ kiện này đều có những lập luận giải quyết khác nhau tùy theo kinh
nghiệm, các mối quan hệ chính trị và khả năng loppy của mình. Có ý kiến cho rằng Thái Lan là nước
xuất khẩu tôm nhiều nhất đe dọa sẽ trừng phạt mặt hàng đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, trong khi đó
giới quan sát khơng thấy Trung Quốc động tĩnh và bình luận gì về vụ kiện.

Hộp 10: NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM LÊ DŨNG
(trả lời phóng viên ngày 19 tháng 12 năm 2004)

Phóng viên Reuters, AFP hỏi: Xin cho biết phản ứng của Việt Nam đối với phán quyết sơ bộ của Uỷ
ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ mở đường cho việc áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm

tôm xuất khẩu từ Việt Nam và 5 nước khác vào thị trường Hoa Kỳ.

Trảlời:
Chúng tôi lấy làm tiếc trước phán quyết sơ bộ của Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về việc này.
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm nói riêng hoạt động theo
cơ chế thị trường. Chính phủ Việt Nam không trợ cấp cho các nhà nuôi, sản xuất, chế biến và xuất
khẩu tơm dưới bất kỳ hình thức nào. Các doanh nghiệp tôm Việt Nam không bán phá giá tơm vào bất
cứ thị trường nào, trong đó có thị trường Hoa Kỳ. Nhờ cơng nghệ ni tiên tiến, điều kiện thiên nhiên
ưu đãi và giá nhân công thấp mà giá tôm ở Việt Nam thấp hơn ở Hoa Kỳ.

Việt Nam mong rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ xem xét vụ kiện
này một cách khách quan, công bằng theo tinh thần của Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam - Hoa Kỳ và phù hợp với chính sách tự do hố thương mại mà phía Hoa Kỳ đã từng tun bố.
Điều này khơng những góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến
triển tốt đẹp mà cịn bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập
khẩu, phân phối tôm Hoa Kỳ.

Trang 17/18

Đến lượt con tôm CV04-52-14.0

Dù đứng ở khía cạnh nào của vụ kiện, quyền lợi vẫn là ngơn ngữ chung. Đó là điều khá
thuận lợi cho các nước bị đơn trong cuộc chiến này. Hai tổ chức chính thức tại Mỹ là CITAC và ASDA
đã đứng ra phản đối vụ kiện nhằm bảo vệ cho quyền lợi nguời tiêu dùng cũng như những bộ phận
khác có thể bị tổn hại nếu chính phủ áp đặt thuế cho sáu nước bị đơn, điều mà theo các tổ chức này
gọi là bảo hộ ngành trong nước chứ không phải là chống bán phá giá. Theo thông cáo của tổ chức này
rằng trong ngành đánh bắt tôm ở Mỹ hiện nay có khoảng 13 ngàn lao động. Trong khi đó có hơn 250
ngàn lao động trong các ngành có liên quan trong công đoạn phân phối và chế biến. Như vậy mức
tổn hại của người lao động có liên quan trong ngành tôm là gấp 20 lần so với nhóm đánh bắt nếu cản
trở nhập khẩu tơm từ 6 nước bị đơn. Nhiệm vụ chung của hai tổ chức này là mở chiến dịch vận động

qui mô nhằm thuyết phục các nhà lập pháp, chính quyền, báo chí và công luận rằng hạn chế nhập
khẩu tôm là gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ và ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm ngàn
công dân.

Tài liệu tham khảo

Christina Haog, 2004, The Shrimp Wars, U.S. shrimper fighting for survival, YaleGlobal Online.
CITAC, 2004, Will Jobs Be Impacted – Shrimp Case Could Seriously Hurt U.S. Jobs, Thơng cáo báo chí của
CITAC Shrimp Task Force.
Đỗ Tuyết Khanh, 2004, Tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá (anti – dumping) của Mỹ, Mimeo.
ITC, 2004, Certain Frozen or Canned Warmwater Shrimp and Prawns From Brazil, China, Ecuador, India,
Thailand, and Vietnam, Investigations Nos. 731 – TA – 1063 -1068 (Preliminary): Publication 3672
SSA, 2003, Investigation Nos. A – 351-838, A31-802, A-553-840, A-549-822, Ạ-570-893, A-552-802, Public
Document Volume II: Injury Information.

Phụ lục: Tên một số tổ chức viết tắt trong bài

ASDA Hiệp hội các Nhà Phân phối Thuỷ sản Hoa Kỳ
CFA: American seafood Distributors Association.
CITAC: Hiệp hội các Chủ trại Cá Da trơn Hoa Kỳ
DOC: Catfish Farmers of America
ITC Liên minh Hành động Thương mại Công nghiệp Tiêu dùng
SSA: Consuming Industries Trade Action Coalitition ( o )
USVTC: Bộ Thương mại (Hoa Kỳ)
VASEP: Department Of Commerce ()
Uỷ ban Thương mại Quốc tế (Hoa Kỳ)
WTO: United State International Trade Commission ()
Liên minh Tôm Miền Nam (Hoa Kỳ)
Southern Shrimp Alliance ( /> Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ
U.S Vietnam Trade Council ( /> Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
( /> Tổ chức Thương mại Thế giới
World Trade Organization (www.wto.org)

Trang 18/18


×