Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.42 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|11424851

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
...............o0o...............

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ
VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thảo Hương
Mã sinh viên : 2314740030
Số thứ tự : 47
Lớp tín chỉ : TRI114(2324-2)1.8
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................
NỘI DUNG......................................................................................................................................
I. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG............................................
1. Khái niệm cái chung và cái riêng...................................................................................
2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng............................................................


3. Ý nghĩa phương pháp luận.............................................................................................
II. VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO
NÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM..............................................................................
1. Khái niệm kinh tế thị trường..........................................................................................
2. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.............................................
3. Nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.........................
4. Vận dụng cái chung và cái riêng vào nền kinh tế thị trường ở nước ta...........................

4.1. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường....................................................................
4.2. Cái chung được vận dụng vào nền kinh tế thị trường...........................................
4.3. Cái riêng được vận dụng vào nền kinh tế thị trường.............................................
4.4. Thành tựu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường........................................
4.5. Những hạn chế trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường................................
4.6. Một số biện pháp................................................................................................
KẾT LUẬN...................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................

1

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang từng
bước xây dựng đổi mới, thông qua việc học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm từ các
thị trường khác trên thế giới, trên cơ sở chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện của Việt Nam. Trong quá trình này, triết học Mác - Lênin, đặc biệt là cặp phạm
trù triết học cái chung - cái riêng, đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong mọi hoạt

động nhận thức về kinh tế thị trường.

Với mong muốn thể hiện sự ủng hộ cho chính sách phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước, em đã chọn đề tài “Biện chứng giữa cái riêng và cái chung và
vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta”. Qua đề tài
này, em muốn phân tích và làm rõ sự áp dụng quan hệ biện chứng giữa cái chung và
cái riêng trong kinh tế thị trường của Việt Nam, cũng như các lợi ích và giải pháp
phát triển kinh tế thị trường phù hợp.

Để đạt được mục đích đó, tiểu luận này lần lượt đề cập từ khái niệm cái
chung- cái riêng, đặc biệt ở khía cạnh kinh tế, cùng với những đặc điểm và hoàn
cảnh của nền kinh tế Việt Nam, từ đó rút ra một số giải pháp phát triển kinh tế thị
trường phù hợp. Qua đây, em hy vọng rằng bài tiểu luận sẽ giúp cho độc giả có cái
nhìn rõ ràng và tồn diện hơn về quá trình phát triển kinh tế thị trường của Việt
Nam, cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp để đưa nền kinh tế Việt Nam trở
thành một nền kinh tế thị trường phát triển bền vững.

2

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

NỘI DUNG

I. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
1. Khái niệm cái chung và cái riêng
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường gặp những sự vật và hiện

tượng khác nhau, mỗi cái được coi là một thể riêng biệt. Tuy nhiên, chúng ta cũng

nhận thấy rằng giữa chúng có điểm chung, tức là một sự tồn tại chung.

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một
quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Ví dụ như cái riêng trong lịch
sử xã hội là một sự kiện riêng lẻ nào đó, ví dụ ngày 30/04/1975 là ngày thống nhất
hai miền Nam, Bắc của đất nước ta. Cái riêng cịn có thể hiểu là một nhóm sự vật
gia nhập vào một nhóm các sự vật rộng hơn, phổ biến hơn. Sự tồn tại cá biệt đó của
cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong bản thân những thuộc tính khơng lặp lại ở
những cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm cái đơn
nhất.

Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ những đặc điểm, tính chất
chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà khơng lặp lại ở sự vật,
hiện tượng nào khác. Ví dụ như chiều cao, cân nặng, vóc dáng của một người là cái
đơn nhất.

Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính, những yếu tố lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Ví dụ, trong tập thể
sinh viên trường đại học Ngoại Thương thì thuộc tính sinh viên là cái chung của tất
cả thành viên trong tập thể.
Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính quy luật, sự lặp lại. Ví dụ như quy luật
cung - cầu, quy luật giá trị thặng dư là những đặc điểm chung mà mọi nền kinh tế thị
trường bắt buộc phải tuân theo.

2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Trong lịch sử triết học, quan niệm về mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung
đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Theo phái duy vật, chỉ có cái chung

3


Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

mới tồn tại độc lập và là nguồn gốc của cái riêng. Ngược lại, các triết gia như P.
Abơla (1079 - 1142) và Đumxcot (1265 - 1308) thuộc phái chủ nghĩa duy vật cho
rằng chỉ có sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng riêng lẻ với các thuộc tính đặc
trưng của chúng mới là thực sự, trong khi khái niệm cái chung chỉ là một sản phẩm
của tư duy con người. Tuy nhiên, phép biện chứng duy vật đã giải quyết được hạn
chế của hai quan điểm trên bằng cách cho rằng cả cái riêng, cái chung và cái đơn
nhất đều tồn tại khách quan và có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều này được thể
hiện ở nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể
hiện sự tồn tại của mình. Khơng có cái chung thuần túy tồn tại bên ngồi cái riêng.
Ví dụ quy luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản là một cái chung, khơng thế thì
khơng phải là nhà tư bản, nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngồi dưới những biểu
hiện của các nhà tư bản (cái riêng).

Thứ hai, Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, khơng có cái
riêng nào tồn tại độc lập tách rời tuyệt đối cái chung. Ví dụ, trong một lớp học
Tiếng Nhật thương mại có 100 sinh viên. 100 sinh viên này liên hệ với nhau và có
những điểm chung: đồng hương (cùng quê), đồng niên (cùng năm sinh), đồng môn
(cùng học một thầy, cô), ...

Thứ ba, Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngồi những
điểm chung cái riêng cịn có cái đơn nhất.

Điều đó được thể hiện qua cơng thức: Cái riêng = Cái chung + Cái đơn
nhất


Ví dụ, người nơng dân Việt Nam có đặc điểm chung với các nơng dân khác
trên thế giới đều là sống ở nông thôn, có tư hữu nhỏ, sản xuất nơng nghiệp, ... nhưng
cái riêng ở đây là mỗi nông dân đều chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán mỗi
nước trên thế giới. Như người nông dân Việt Nam rất cần cù lao động, chịu được
những khó khăn trong cuộc sống.

Thứ tư, Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính,
những mối liên hệ lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Ví dụ, đồng hố là q trình tế

4

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

bào thu nhận các chất từ môi trường vào trong tế bào, biến đổi các chất này thành
các chất có lợi. Dị hố là q trình tế bào biến các sản phẩm thu nhận từ môi trường
thành các sản phẩm chuyển hố và giải phóng các sản phẩm đó ra mơi trường. Bình
thường q trình đồng hố và dị hố ln ở trạng thái cân bằng. Khi q trình đồng
hố và dị hố khơng cịn ở trạng thái cân bằng, tế bào sẽ bị tổn thương, cơ thể biểu
hiện bệnh lý.

Thứ năm, Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong q
trình phát triển của sự vật. Ví dụ, trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường,
khốn sản phẩm chỉ là cái đơn nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp; nhưng từ sau
Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường lại dần trở thành cái chung, còn kinh tế tập
trung bao cấp thành cái đơn nhất, chỉ còn tồn tại trong một số ngành như an ninh
quốc phòng…


Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương
đối. Có những đặc điểm xét ở trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất, nhưng nếu xét
ở trong nhóm sự vật khác lại là cái chung. Ví dụ như ta xét cuộc cách mạng là cái
chung, đó là sự thay đổi từ cái này sang cái khác tiến bộ hơn. Nhưng trong cuộc
cách mạng thì có nhiều loại (cách mạng tư sản, cách mạng dân tộc dân chủ…) đó là
những cái riêng. Trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ cái chung và cái riêng cần
phân biệt cái riêng và cái đơn nhất.

Trong một số trường hợp ta đồng nhất cái riêng với cái chung, khẳng định cái
riêng là cái chung. Ví dụ như những câu sau: “hoa hồng là hoa”, “kinh tế thị trường”
theo định hướng XHCN là kinh tế thị trường... Những trường hợp đó thể hiện mâu
thuẫn giữa cái riêng và cái chung. Quan hệ bao trùm của cái riêng đối với cái chung
đã trở thành quan hệ ngang bằng. Tuy nhiên những định nghĩa như trên chỉ nhằm
mục đích tách sự vật ra khỏi những phạm vi không thuộc sự vật ấy, chứ khơng dùng
để chỉ tồn bộ những đặc tính của sự vật.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

5

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn
tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ
những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của
con người bên ngồi cái riêng. Tránh tuyệt đối hóa cái chung, xa rời cái riêng.

Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, khơng tồn tại ở bên ngồi mối liên

hệ dẫn đến cái chung cho nên để giải quyết cái riêng cũng phải gắn với cái chung.
Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu
biết lý luận), sẽ khơng tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm,
mù quáng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng
cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ khi áp
dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể
của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp,
vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.

Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái
đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung” có thể biến thành
"cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận
lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung bất
lợi trở thành "cái đơn nhất", đồng thời cần hạn chế, đấu tranh loại bỏ, thủ tiêu những
cái chung đã cũ, lạc hậu, không còn phù hợp.

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung nhằm phát
triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam một cách vững chắc, theo kịp các quốc gia
khác đồng thời cung cấp cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng xã hội chủnghĩa tiến
lên kinh tế thị trường ở nước ta.

II. VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI
RIÊNG VÀO NÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm kinh tế thị trường
Theo góc độ vĩ mơ, thị trường là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan cùng với

sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa, và lưu thơng hàng hóa. Ở đâu có sản

6


Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

xuất hàng hóa thì ở đấy có thị trường. Theo David Begg “Thị trường là sự biểu hiện
thu gọn của quá trình mà thơng qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng
các mặt hàng nào, các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai
đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh của giá cả”. Ta cũng có thể định nghĩa thị
trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, nơi cung gặp cầu.

Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế - xã hội mà ở đó các quan hệ
kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm
kiếm lợi nhuận, ... đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối. Đó là nền
kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, với những đặc trưng cơ bản như: phát triển
kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định
giá cả, đa dạng hóa sở hữu, phân phối do cung – cầu, …

2. Chuyển sang kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố khách quan
xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp
với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Như đã chỉ ra, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển trình độ cao.
Khi có đủ điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, nền kinh tế hàng hóa sẽ tự hình
thành. Trong lịch sử đã có kinh tế hàng hóa giản đơn kiểu chiếm hữu nơ lệ. Nó tồn
tại trong hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, gắn bó với hữu cơ và chịu sự chi phối của
quan hệ sản xuất. Thực tiễn lịch sử cho thấy, mặc dù kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển nhưng những mâu thuẫn vốn có của nó khơng
thể khắc phục được. Do vậy, nhân loại phải biết lựa chọn mơ hình kinh tế phù hợp

với thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc.

Hai là, do tính ưu việt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam. Hiện nay, kinh tế thị trường luôn là động
lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả. Dưới tác động của quy
luật thị trường, kinh tế phát triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật -

7

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

công nghệ, nâng cao lực lượng sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Tuy
nhiên, phải chú ý những thất bại của thị trường để từ đó có sự điều tiết kịp thời của
nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Ba là, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phù hợp với mong muốn dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam. Thực tế cho
thấy, kinh tế thị trường còn tồn tại lâu dài là một yếu tố khách quan, là sự cần thiết
cho công cuộc xây dựng và phát triển. Sự phát triển đó sẽ phá vỡ tính tự cấp, tự túc,
lạc hậu của nền kinh tế, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề,
mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước và nước ngoài.

3. Nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trải qua một phần ba thế kỷ, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt
Nam đã trở thành một mẫu hình thành cơng của q trình chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế.
Nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, sự giao
lưu về hàng hố, dịch vụ và đầu tư nước ngồi làm cho sự vận động của nền kinh

tếnước ta gần gũi hơn với nền kinh tế thị trường thế giới. Tương quan giá cả của các
loại hàng hoá trong nước gần gũi hơn với tương quan giá cả hàng hoá quốc tế. Thị
trường trong nước gắn liền với thị trường thế giới. Nói cách khác, kinh tế Việt Nam
là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Xu hướng chung phát triển kinh tế của thế
giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà
nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã thay đổi, khơng cịn là dân số đơng,
vũ khí nhiều, qn đội mạnh mà là tiềm lực kinh tế. Mục đích của các chính sách,
của các quốc gia là tạo được nhiều của cải vật chất trong quốc gia của mình, là tốc
độ phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Tiềm lực kinh tế đã trở
thành thước đo chủ yếu, vai trị và sức mạnh của mỗi dân tộc, là cơng cụ chủ yếu để
bảo vệ uy tín và duy trì sức mạnh của các đảng cầm quyền.
Như vậy với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế thế giới đặc trưng cơ bản
những nét chung trong tổng thể đó để hoàn thiện nền kinh tế Việt Nam là tất yếu.

8

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

Tuy nhiên ta không được phép chi tiếp thu một cách hình thức phải tiếp thu có chọn
lọc cho phù hợp với điều kiện đất nước.

4. Vận dụng cái chung và cái riêng vào nền kinh tế thị trường ở nước ta
4.1. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Đầu tiên, trong kinh tế hàng hóa, các chủ thể kinh tế phải tự chịu trách nhiệm
và chi trả các chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh của mình. Hành vi bao cấp
không được chấp nhận trong hệ thống này.


Thứ hai, việc phong phú hóa hàng hóa trên thị trường cho phép phản ánh mức
độ năng suất lao động và phân công lao động cao hơn.

Thứ ba, giá cả của hàng hóa và dịch vụ được ảnh hưởng bởi quan hệ cạnh
tranh và quan hệ cung cầu trên thị trường.

Thứ tư, cạnh tranh là một yếu tố khơng thể thiếu trong kinh tế thị trường, bởi
vì mục đích của nó là tạo lợi nhuận.

Cuối cùng, kinh tế thị trường được coi là một hệ thống kinh tế mở.

4.2. Cái chung được vận dụng vào nền kinh tế thị trường
- Cơ sở kinh tế mang tính đa dạng về sở hữu và thành phần kinh tế để nền kinh tế có
tự do hóa kinh tế tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ.
- Các phạm trù phải có của nền kinh tế thị trường như: hàng hóa, tiền tệ, cung cầu,
giá trị và giá cả thị trường, lợi nhuận.
- Các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy
luật cạnh tranh và quy luật cung cầu.
- Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

4.3. Cái riêng được vận dụng vào nền kinh tế thị trường
- Phải tuân theo các mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ kinh tế cơ bản hướng đến
mục tiêu và các đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội mà nước ta cần xây dựng.
- Với quá nhiều quan điểm cổ hủ của nền kinh tế bao cấp phải được xóa bỏ

9

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851


- Chúng ta đều thống nhất rằng mơ hình KTTT là mơ hình kinh tế chung của nhiều
đất nước nhưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng có
những cái riêng, cái đặc thù của Việt Nam.

Nước ta không coi kinh tế thị trường là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để
phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
và thiết lập quan hệ sản xuất mới. Mục đích là xây dựng dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ văn minh, Nhà nước với chức năng quản lý, điều tiết nền kinh tế, tạo
môi trường điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như đảm bảo ổn định chính trị,
xã hội. Theo lý luận của Mác - Lênin, chúng ta đã biết cái riêng phong phú hơn cái
chung, cái riêng bao hàm cái chung. Trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
này, không thể lấy cái riêng làm chủ đạo cũng như không thể lấy nền kinh tế thị
trường làm cái quyết định mà nhất thiết phải lấy định hướng xã hội chủ nghĩa làm
chủ đạo. Đó là nguyên tắc cơ bản mà định hướng chủ nghĩa xã hội đề ra.

4.4. Thành tựu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường
Trên cơ sở nhận thức lý luận, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thể chế
hóa thành pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế đất nước, các
ngành, lĩnh vực với những thành tựu to lớn sau đây:
Xét về lĩnh vực con người, người Việt Nam đã thể hiện sự năng động, tinh tế,
nhạy cảm (đặc biệt là với thị trường) hơn hẳn so với những năm 80.
Xét về lĩnh vực kinh tế nhờ chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường theo
đườnglối đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh (con người, tự nhiên, xã hội,
điều kiện lịch sử) của Việt Nam mà nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân được
cải thiện đáng kể:
Mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Việt Nam đã ra khỏi nhóm
các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022
ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người

năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110

10

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

USD. Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội xét trên phương diện quan hệ sở hữu, gồm
khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ
kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, sau khi cơ bản khống chế được đại dịch COVID-19, từ quý IV-2021
nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa trở lại và có những bước hồi phục và tăng trưởng
mạnh mẽ. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, lạm phát cơ bản bình quân tăng
2,59% so với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,85 tỷ USD, tăng
10,6% so với năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 360,65 tỷ USD, tăng
8,4% so với năm trước. Năm 2023, nền kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và tăng
trưởng, GDP quy mô 430 tỉ USD, tăng trưởng 5,05%, cao gấp 1,5 lần so với mức
tăng trưởng 2,9% của kinh tế toàn cầu. Thặng dư cán cân thương mại 11,2 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 22,4 tỷ USD, tăng
13,5% so với năm trước.

An sinh xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong giáo dục, y tế, hỗ
trợ các đối tượng có hồn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây
đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi
được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh giảm gần ba lần. Đến tháng 4-2022, cả nước có 5.706/8.227 xã đạt chuẩn
nơng thơn mới, trong đó 663 xã đạt chuẩn nâng cao và 71 xã đạt chuẩn kiểu mẫu;
hầu hết các xã nông thơn đều có đường ơ-tơ đến trung tâm, có điện lưới quốc gia,

trường học, trạm y tế và điện thoại.

Có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và
tích cực ở Việt Nam: Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo
đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội
được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối
ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được
tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.

11

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

4.5. Những hạn chế trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường
Ngoài những thành tựu to lớn đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của Việt
Nam còn tồn tại nhiều hạn chế và điểm yếu như hệ thống thị trường chưa đồng bộ,
môi trường kinh tế chưa hoàn thiện và chưa đạt hiệu quả cao, năng lực quản lý nhà
nước và cơ chế chính sách chưa đáp ứng được thực tiễn, và nguồn nhân lực chưa đủ
để đáp ứng với nhu cầu của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập.
Tại Đại hội X - Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Cho đến nay nước
ta vẫn trong tình trạng kém phát triển. Kinh tế cịn lạc hậu so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị,
cịn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới
và xây dựng CNXH ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa
tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển”.
Bởi vì kinh doanh chỉ để đạt lợi nhuận, nên nhiều hành vi trốn thuế, lừa đảo
buôn lậu, và nhiều tệ nạn khác trong xã hội đã xuất hiện như ma túy và cướp bóc.

Mọi thứ đều được thương mại hóa và bị kiểm soát bởi tiền bạc, gây ra sự chênh lệch
giàu nghèo. Tuy nhiên, thế giới luôn tồn tại sự đối lập và các lực lượng sẽ tranh đấu
và loại trừ nhau. Ngồi ra, khoa học cơng nghệ cũng khơng tránh khỏi những tác
động tiêu cực. Mỗi quốc gia cần điều chỉnh và khắc phục những hệ lụy này một cách
hiệu quả.

4.6. Một số biện pháp
- Thống nhất về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Hồn thiện chính sách phân phối để các nguồn nhân lực được sử dụng có hiệu quả.
Các thể chế sở hữu cần được hoàn thiện, phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ
các loại thi trường.
- Gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến độ, công bằng xã hội trong từng bước, từng
chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.

12

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường tham gia các tổ chức chính trị-xã
hội, nghề nghiệp và của nhân dân.

KẾT LUẬN
Trong bài tiểu luận với chủ đề "Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và

ứng dụng vào nền kinh tế thị trường tại Việt Nam", em đã trình bày những kiến thức
cơ bản về sự liên hệ giữa cái chung và cái riêng, mối quan hệ biện chứng giữa hai

khái niệm này. Cái chung và cái riêng tương hỗ và liên kết với nhau, cái chung tồn
tại bên trong cái riêng và ngược lại.

Việc áp dụng những nguyên lý này vào kinh tế thị trường ở Việt Nam đã giúp
đất nước phát triển một nền kinh tế thị trường hướng tới xã hội chủ nghĩa, vừa tiếp
thu được cái chung của kinh tế thế giới, vừa giữ được bản sắc và cái đơn nhất của
kinh tế Việt Nam. Điều này đã giúp nền kinh tế của Việt Nam đạt được nhiều thành
tựu quan trọng và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao.

Tuy nhiên, để hoàn thiện nền kinh tế, chúng ta cần tiếp tục cải thiện các điểm
yếu và thiếu sót. Để làm được điều này, chúng ta cần cải thiện nhận thức và thống
nhất quan điểm để mọi cá nhân đều tin tưởng vào bản chất của nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam thông qua công tác giáo dục và tuyên truyền. Đồng
thời, cũng cần tăng cường cơng tác quản lý của Nhà nước, kích thích sự cạnh tranh
công bằng và lành mạnh của các doanh nghiệp cá nhân. Thêm vào đó, cần khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam và tích cực hội nhập cùng thế giới để
tạo ra nền kinh tế năng động, phát triển và hội nhập cùng thế giới.

13

Downloaded by nhung nhung ()

lOMoARcPSD|11424851

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý

luận chính trị), Bộ Giáo dục và Đào tạo.


2. Giáo trình Những ngun lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính

trị quốc gia.

3. Mai Ngọc Cường, Lý thuyết hiện đại về kinh tế thị trường.

4. Nguyễn Sinh Cúc, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB

Thống Kê

5. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phát triển kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu

kinh tế xã hội chủ nghĩa.

6. />
tuong-ho chi-minh-ve-nen-kinh-te-nhieu-thanh-phan-o-nuoc-ta-

102297592.htm

7. />
van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-

chu-nghia-o-viet nam.aspx

8. />
V8hhp4dK31Gf/content/xay-dung-nen-kinh-te-thitruong-dinh-huong-xa-hoi-

chu-nghia-su-dot-pha-ve-ly-luan-va-xay-dungchunghia-xa-hoi-cua-dang-

cong-san-viet-nam


14

Downloaded by nhung nhung ()


×