Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tieu luan chuyen vien chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.49 KB, 22 trang )

………………
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG

Chương trình Chuyên viên chính

ĐỀ TÀI
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG GIÁO VIÊN XÚC PHẠM THÂN

THỂ
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG …………..

Họ và tên học viên
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

.., tháng 9 năm 2020

1

LỜI NÓI ĐẦU

Từ xưa đến nay nghề giáo luôn được xem là một nghề cao quý. Người
dạy học ln được xã hội kính trọng, tơn vinh là những người thầy. Và để
xứng đáng với sự tôn vinh ấy, người làm nghề giáo bao giờ cũng là người có
đạo đức, giữ nếp sống thanh cao, tận tụy, suốt đời tồn tâm tồn ý cho việc
dạy dỗ học trị. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Đảng và nhà nước ta đặc
biệt coi trọng. điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục


nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Trong mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, Nghị quyết trung
ương 2 khóa VIII khẳng định “ Muốn tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh bền vững”. Nhà trường chính là
nơi nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đã đề ra.

Sứ mệnh của người thầy có ý nghĩa cao cả đặc biệt, họ là bộ phận lao
động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy
sự phát triển của đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững.
Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ là những người truyền thụ
những phần tri thức mà cịn giúp người học hình thành nhân cách.

Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Mục tiêu tổng quát của giáo dục là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả.

Giáo dục các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân có vị trí, vai trị
hết sức quan trọng, góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy

2


và học có chất lượng. Trong nhiều năm qua, giáo viên các cấp học đã được
đào tạo rất bài bản, nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực
của đất nước. Do đặc điểm của nghề nghiệp, đặc biệt là quá trình dạy học,
người giáo viên tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách và tri thức
của học sinh không phải chỉ bằng vốn kiến thức của bản thân mà còn bằng cả
tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm của họ.

Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục như
tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng,
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã
khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, trong sự đổi thay kì diệu của
đất nước hơm nay có phần đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ những người thầy,
với tư cách là những người đào tạo nên nguồn nhân lực trẻ ch sự nghiệp cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Rất tiếc trong khi đa số giáo viên vấn tiếp tục
giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp của người thầy thì cũng có một bộ phận
giáo viên suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống. Dư luận xã hội đang bất bình
đối với một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên có những
biểu hiện thiếu gương mẫu, chưa tu dưỡng rèn luyện, phẫn đấu vươn lên, thậm
chí cịn có những hành vi thơ bạo, xâm phạm thân thể học sinh, vi phạm luật
giáo dục, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Xuất phát từ những lí do trên, tơi đã chọn đề tài “Xử lí tình huống giáo

viên xúc phạm thân thể học sinh tại trường …………………………” làm đề
tài tiểu luận tình huống cho chương trình lớp học Quản lý nhà nước ngạch
chuyên viên chính.

3

1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1.1. Hồn cảnh xảy ra tình huống

Trường …………………, tiền thân là trường

…………………………………, được thành lập vào ……. theo quyết định của

Ủy ban …………………….. Ngày 25 tháng 01 năm 2000 trường được nâng

cấp thành ………………………………., năm 20… trường đổi tên thành

………………………………... Hiện nhà trường đào tạo …… chuyên ngành

thuộc các lĩnh …………………………., như: Tin học, kỹ thuật may,

…………………………. Hiện nhà trường có 59 cán bộ, giáo viên và nhân

viên. Gồm BGH và 11 đơn vị phịng, khoa, trung tâm; 06 khoa chun mơn,

gồm: …………………; 04 phịng chức năng, gồm: Phịng Đào tạo, Hành

chính - Tổ chức, Công tác học sinh sinh viên, Tài chính - kế hoạch…… và 01


trung tâm Thực hành. Đội ngũ nhà trường gồm có 22 thạc sĩ, 33 cử nhân và 04

nhân viên có trình độ Cao đẳng.

Trường ………….. phấn đấu đến 2025 sẽ là trường …………………….

là địa chỉ duy nhất tại tỉnh …….. đào tạo đa ngành trong lĩnh vực

…………………………. định hướng thực hành, cung cấp nguồn nhân lực có

kiến thức thực tiễn và năng lực thực hành phù hợp với yêu cầu sử dụng lao

động của tỉnh ……… trong lĩnh ………... Trường …………………….. đào

tạo nguồn nhân lực có trình độ về …………………….., đáp ứng nhu cầu lao

động của xã hội cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của địa

phương. Người học khi tốt nghiệp có đạo đức nghề nghiệp, trình độ lý luận

chính trị, kiến thức quốc phịng - an ninh, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,

có năng lực tự chủ, có trách nhiệm, hòa hợp, hợp tác phát triển với cộng đồng

xã hội. Có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để phục vụ trong lĩnh

……………………. trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

1.2. Diễn biến của tình huống


Năm học 2018-2019 khơng chỉ trong phạm vi trường

…………………………. mà dư luận địa phương, ngành cũng rất bất bình về

4

việc cơ giáo Nguyễn Thái Hịa giáo viên dạy mơn Ngữ văn tại trường có hành
vi xâm phạm thân thể học sinh một cách nghiêm trọng khiến cho một học sinh
lớp 10 phải nhập viên. Nguyên nhân là vì học sinh này thuộc bài mà không
chịu phát biểu!

Theo lời tường trình của học sinh Trần Văn A, sinh năm 2004, chỗ ở
hiện nay tại khu 6, phường X, Thành phố ……., hiện là học sinh lớp 10B
trường …………………….. Chi tiết sự việc xảy ra như sau: Trong giờ kiểm
tra bài cũ 5 phút đầu giờ, vừa vào lớp, cơ giáo đặt câu hỏi: “Trình bày đặc
điểm về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích thần kì? Nội dung
của truyện cổ tích ….”. Khơng một học sinh nào xung phong lên bảng trả bài,
buộc cơ Nguyễn Thái Hịa phải chỉ định, cô chỉ định học sinh Trần Văn A.
Những bạn học sinh khác ở dưới nín thở nhưng trong bụng thì có vẻ như mở
cờ vì mình đã thốt nạn. Đó dường như là khơng khí thường thấy trong giờ
học Ngữ văn của lớp 10B kể từ khi cô Nguyễn Thái Hịa vào dạy thay cho cơ
giáo Nguyễn Thị Nhung nghỉ thai sản từ giữa học kì I của năm học. Học
sinh Trần Văn A đã trả lời bài một cách trôi chảy, mạch lạc. Chứng tỏ giờ học
trước em đã rất chú ý nghe giảng, hiểu bài và về nhà có chuẩn bị bài.

Cả lớp thở phào nhẹ nhõm và bạn nào cũng chắc mẩm A sẽ được điểm
cao cho phần trả lời của mình. Nhưng cơ Hịa khơng thay đổi sắc mặt và cũng
khơng có dấu hiệu tỏ ra hài lịng. Cả lớp nhao nhao:

- Cô ơi, bạn A được mấy điểm ạ?

- Không điểm!
Không khí trở nên ồn ào, mọi người ầm ĩ và đốn cơ đang đùa.
- Anh về chỗ và đứng đó hết tiết học cho tôi. Từ hôm sau vào tiết học
Văn của tôi, anh không được phép ngồi xuống!
Cả lớp khơng hiểu ngun nhân tại sao và chính bản thân học sinh A
cũng khơng biết mình đã mắc lỗi gì, thì cơ Hịa nói:
- Vì tội…. biết mà khơng phát biểu!

5

Lạ lùng nhưng không ai dám hỏi hay thắc mắc. Tiết học hơm đó trôi qua
thật nặng nề. Tất cả không ai dám ngọ nguậy, chỉ còn tiếng bút viết sột soạt
trên trang giấy. Giờ học kết thúc, cả lớp nghĩ thế là thoát nạn. A cũng ra sân
chơi cùng các bạn sau tiết ra chơi đó.

Tiết học thứ 4 của sáng thứ 5 là tiết Văn. Trống vào tiết, cơ Hịa xuất
hiện ngay cửa lớp:

- Cả lớp đứng! Giọng H lớp trưởng hô to
- Tất cả ngồi xuống. Riêng anh A đứng cho tôi. Giọng cô lạnh lùng
A vừa chạy từ sân trường vào, trước khi cơ Hịa đến nên vẫn thở hổn hển
và chưa kịp giở sách vở để trước bàn và cũng khơng nghe cơ Hịa nói. Chợt cả
lớp giật mình:
- Mày bị điên à? Mà không nhớ lần trước
Cả lớp sửng sốt, hóa ra cơ Hịa đang “moi” chuyện từ tuần trước. A vừa
đứng vừa chép bài cho đến khoảng phút thứ 30 của tiết học. Hơm đó cơ Hịa
dạy bài “Ca dao than thân u thương tình nghĩa”, 10 phút cuối giờ cơ cho lớp
tự nghiên cứu sách giáo khoa. Do mệt nên cô gục mặt xuống bàn. Bất ngờ cô
ngẩng lên thấy A đang quay mặt xuống bàn dưới nói chuyện với H. Lập tức,
cơ Hịa gọi em A lên bảng và dùng tay đánh liên tục vào mặt khiến em ngã

xuống đất vì chống. Các bạn trong lớp đỡ A về chỗ. Cơ Hịa bỏ ra ngồi,
khoảng 5 phút sau cơ quay lại lớp. Lúc này A đã tỉnh và về lại chỗ ngồi. Cô
tiến gần lại chỗ A và dùng thanh gỗ đánh mạnh vào chân trái của A, sau đó cơ
giải tán lớp. Trống báo hết tiết cũng vang lên ngay sau đó. Cũng là tiết học
cuối nên mọi người ra về tưởng như khơng có chuyện gì xảy ra. A cũng tự đi
về nhà được vì nhà em cũng khá gần trường. Tuy nhiên, sau khi tắm và ăn
cơm xong, A thấy đau chân trái và đau đầu, gia đình đã đưa em vào bệnh viên
Đa khoa tỉnh …….. lúc 14h30 phút cùng ngày. Theo chẩn đoán của bác sĩ, em
A bị chấn thương phần mềm với nhiều vết bầm tím, riêng chân trái bị rạn
xương do tác động của vật cứng.

6

Sau gần nửa tháng nằm viện, tình hình sức khỏe của A đã ổn định, tuy
nhiên diễn biến tâm lí của em rất xấu. Em hay buồn bã, cười nói thất thường
và khơng muốn tiếp tục đến trường và cũng khơng cịn mặn mà với sách vở.
Đối với bộ môn Ngữ văn là môn học em u thích nhất bởi em ln mơ ước
sau này mình sẽ trở thành một nhà văn thì nay em khơng cịn thích thú nữa.

Hành vi cơ giáo Nguyễn Thái Hịa đánh em A là do bản chất nóng nảy
hay là chưa hiểu rõ về những chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước
về giáo dục, đặc biệt là Luật giáo dục sửa đổi, Quyết định số 16 của Bộ giáo
dục về qui định đạo đức nhà giáo và cuộc vận động hai khơng với bốn nội
dung. Nếu như thế thì chúng ta sẽ giải quyết, xử lí ra sao?

2. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
2.1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo

dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt"
và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn
hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011-2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương,
định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011-2020 của đất nước. Thực hiện nghị quyết Đại hội XI của
Đảng và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, trong những năm
qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh ………….. đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Điều đó được thể hiện ở quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học ở
các bậc học đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, ngành Giáo

7

dục và Đào tạo tỉnh nhà vẫn còn bộc lộ những hạn chế trên một số mặt, trong đó
có những vấn đề như: thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ và công
việc được giao của một số cán cán bộ, giáo viên và nhân viên; tình trạng vi phạm
đạo đức nhà giáo vẫn còn diễn ra. Thực trạng đó khơng chỉ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện mà làm ảnh hưởng không
tốt đến phát triển nhân cách học sinh và sự tin cậy của xã hội đối với ngành giáo
dục nói chung. Điều 2 của luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo
dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Điều đó
địi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, trình độ, năng lực
chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong mỗi nhà

trường.

2.2. Phân tích tình huống
Trước tình huống đó, cần có hình thức xử lý thế nào cho đúng với quy
định của ngành, nhưng phù hợp với thực tế? Tình huống đặt ra, khiến cho
người có trách nhiệm phải trăn trở suy nghĩ. Đây là một bài toán khó, người
quản lý phải giải quyết như thế nào cho vẹn tình, hợp lý? Vừa phải giải quyết
tốt mối quan hệ giữa cơ quan quản lý với giáo viên, nhưng phải đảm bảo thực
hiện được kỷ cương của pháp luật, quy chế của ngành và của trường. Muốn
vậy, cần tìm hiểu, phân tích kĩ những nguyên nhân và hậu quả của tình huống
đưa lại, có như vậy mới xác định được mục tiêu và phương án để giải quyết
tình huống có hiệu quả.
Cơ quan chức năng của tỉnh …… khi được hỏi về quan điểm xử lí vụ
việc của cơ quan tố tụng, một cán bộ lãnh đạo Công an tỉnh đã cho biết: hiện
cơ quan công an chưa nhận được đơn thư hoặc khiếu nại của gia đình học
sinh. Tuy nhiên, qua thơng tin phản ánh, cơ quan công an tỉnh đã cử lực lượng
theo dõi vụ việc. Quan điểm của công an là nếu vụ việc nghiêm trọng, sau khi

8

có kết quả giám định tỉ lệ thương tích trên 11% và có đơn u cầu của người
bị hại thì sẽ khởi tố vụ án. Còn ngược lại, tùy theo mức độ sẽ giao cho địa
phương và ngành xử lí hành chính.

Cịn đối với trường ……………..: ngay sau khi phát hiện vụ việc, lãnh
đạo nhà trường đã tiến hành đình chỉ việc giảng dạy của cơ giáo Nguyễn Thái
Hịa để làm kiểm điểm. Đồng thời báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng, xử
lí theo đúng qui định của pháp luật.

Như vậy, mặc dù là một tình huống cụ thể nhưng việc áp dụng các hình

thức xử phạt đều chứa đựng mục đích chung là mang lại sự trong sạch của
ngành giáo dục. Theo đó lập lại kỉ cương, trật tự của ngành, thầy ra thầy, trò
ra trò. Trên cơ sở áp dụng đúng người, đúng tội, mang lại công bằng và tiến
bộ xã hội.

* Phân tích nguyên nhân, hậu quả
Về nguyên nhân khách quan:
Phải thừa nhận rằng đó là sự thiếu sót của hệ thống quản lí bắt đầu từ các
nhà làm luật đến các cấp quản lí giáo dục. Cụ thể như sau:
Các cơ sở pháp lí để xử phạt các hành vi bạo lực học đường chưa được
đưa vào luật, cho dù luật giáo dục đã nhiều lần sửa đổi. Sự thiếu sót nội dung
hoặc nội dung có nhưng thiếu chặt chẽ là hạn chế chung của Luật Giáo dục
hiện hành. Năm nào cũng có sửa đổi, bổ sung sau khi sự việc đã nằm ở “việc
đã rồi”. Luật Giáo dục Việt Nam cho đến nay đã có nhưng cịn thiếu rất nhiều
nội dung. Việc bạo hành học đường là một ví dụ. Thêm nữa chúng ta hay nói
đến “tình cảm”, ít sử dụng luật để xử lí các hành vi trái pháp luật. Đối với đội
ngũ trí thức, việc dựa vào những kẽ hở của luật lệ để thực hiện các hành vi cá
nhân là khó tránh khỏi, chưa nói tới việc lách luật.
Sự bng lỏng quản lí của các cấp quản lí giáo dục trong việc giáo dục
đạo đức nhà giáo. Hệ thống giáo dục nước nhà đã phần công, phân cấp quản lí
từ trung ương đến địa phương khá hồn chỉnh. Để quản lí trường học có hiệu
trưởng, hiệu phó, giáo vụ, gióa viên phụ trách cơng tác Đồn – Đội, giáo viên

9

chủ nhiệm… Quản lí lớp học có giáo viên chủ nhiệm, đến lớp trưởng, lớp
phó, tổ trưởng… cơ bản là đã có sự phân cơng, phân cấp chức năng, nhiệm vụ
một cách rõ rang. Tuy nhiên, những hành vi bạo lực học đường vẫn còn xảy
ra, gây nhức nhối cho dự luận xã hội.


Hành vi bạo lực học đường vừa nêu là mơt ví dụ về sự bng lỏng quản lí.
Sự bng lỏng quản lí ấy khơng chỉ thể hiện ở một cấp, một cá nhân mà đó là hệ
quả sự bng lỏng quản lí của một dây chuyền. Trước hết, người biết sự việc
đầu tiên và rõ nhất là các thành viên trong lớp. Đặc biệt trong đó có tổ trưởng,
lớp trưởng, lớp phó… hằng tuần đều có tiết sinh hoạt lớp để báo cáo tình hình
chung nhưng sự việc của em A, các em vẫn im lặng, khơng báo cáo gì cả. Đến
giáo viên chủ nhiệm, mặc dù phải thực sự thông cảm vì hiện tại ở Việt Nam,
giáo viên chủ nhiệm thường là giáo viên kiêm nhiệm. Với lí do bận nhiều việc,
khơng có thời gian đến lớp và thế là giáo viên chủ nhiệm không được biết một
học sinh của mình đã bị xúc phạm thân thể gây thương tích. Tiếp đến là Ban
giám hiệu nhà trường đã không kịp thời phát hiện, ngăn chặn sự việc. Có người
nghĩ rằng “đánh học trò” là việc nhỏ nhặt, thường nhật của giáo viên đứng lớp.
Ban giám hiệu trường không cần phải theo dõi mỗi sự việc, mỗi cách răn dạy
học sinh của thầy cơ. Bà Phạm Thị P - Phó hiệu trưởng trường ……………..
cho biết: khi sự việc xảy ra, nhà trường khơng hề hay biết. Đến khi gia đình trình
báo vụ việc vào chiều ngày 25/9, nhà trường lập tức cử cô giáo Trần Thanh M và
Nguyễn Tuyết H cùng người nhà đưa em A đến bệnh viện khám và điều trị. Đây
chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hàng loạt những hiện tượng tiêu
cực trong giáo dục thời gian qua.

Về nguyên nhân chủ quan:
Nhiều người thường biện minh cho các hành động sai trái bằng rất nhiều
lí do khác nhau. Và ai cũng có cái lí riêng của mình. Riêng về câu chuyện cơ
giáo Nguyễn Thái Hịa, Ban giám hiệu “bào chữa” rằng cơ Hịa trong thời
gian gần đây sức khỏe không được tốt. Chúng tôi đồng ý nhưng chỉ là phần
trăm rất nhỏ gây lên sự cố trên. Sâu xa nhất của tình trạng trên là khả năng sư

10

phạm yếu kém. Tìm hiểu nguyên nhân vụ việc, nhiều học sinh cho biết, cơ

Hịa thường xun nạt nộ hoặc dùng hình phạt để răn dạy đối với học sinh.
Trước đây, cũng đã xảy ra một số trường hợp nhưng khơng gây thương tích
cho học sinh nên bản thân các em và gia đình khơng có ý kiến. Điều đáng nói
hơn nữa là cơ Hịa khơng chỉ phạt học sinh lười học mà còn phạt cả những em
làm bài và trả bài tốt khiến các em luôn lo sợ, căng thẳng mỗi khi đến giờ văn
của cô. Bà Phạm Thị P - P. Hiệu trưởng nhà trường còn cho biết cơ Hịa đã có
thâm niên 10 năm giảng dạy mơn Ngữ văn. Đánh giá về chuyên môn, nhà
trường khẳng định cơ Hịa là một giáo viên có trình độ, nhưng tính tình nóng
nảy. Sinh thời Bác Hồ từng nói: tài phải đi với đức. Đặc biệt hơn, có tài mà
khơng có đức là vơ dụng. Để cho một người như thế làm thầy liệu có hợp lí
khơng? Khi nghề của họ là đào tạo ra bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người.

Ngày nay, khi bàn về các nguyên nhân của nạn bạo lực học đường,
người ta hay nói tại học sinh bây giờ hư hỏng quá, đạo đức bị xuống cấp.
Không phủ nhận sự cá tính đó của học sinh. Nhưng các em vẫn là một đứa trẻ
khơng hơn, cịn kia là những người nếu khơng đem chữ thầy, cơ ra để dùng
thì cũng đứng hàng cha, hàng chú, hàng anh nó. Chẳng lẽ lại bó tay, điều đó
thực tế phản ánh sự bất lực của người cô.

Đối với một số trường hợp, chúng tôi sẽ chỉ ra nguyên nhân từ hai phía: học
sinh và thầy giáo. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, học sinh A là người khơng
có lỗi, chí ít là do em sống quá trầm tư. Qua các hành động của em cũng chứng
minh em là đứa trẻ ngoan, vì nhiều học sinh khác, khi bị đánh các em sẽ kháng cự
lại. Chỉ có điều, các thầy cơ giáo q thờ ơ và khơng tìm hiểu hồn cảnh của từng
em thơi. A là đứa trẻ đáng thương nhất trong tình huống này.

Về hậu quả:
Thực ra câu chuyện cũng chỉ trong phạm vi một đơn vị trường nhưng
nhân dân ta thường nói: “Con sâu làm rầu nồi canh” vậy nên hậu quả của nó
để lại là khơng nhỏ nếu nhìn vấn đề một cách chi tiết, cặn kẽ và thấu đáo theo

một tư duy logic.

11

Hậu quả đối với giáo viên và học sinh là quá rõ ràng. Với học sinh đó là
sự suy giảm sức khỏe, tinh thần. Cuộc sống của các em còn quá dài về sau.
Nhưng nó là một sự cảnh báo về sự phát triển bình thường ở em học sinh này.
Đối với A, em may mắn hơn một số bạn khác là điều trị và khỏi vết thương.
Nhưng đau đớn nhất là sự biến đổi về mặt tinh thần theo hướng xấu đi. A trở
nên thẫn thờ, buồn bã. Đó thực sự là một dấu chấm đen đậm vào tờ giấy trắng
nếu như ai đó thường bảo trẻ em như tờ giấy trắng mà người lớn chúng ta sẽ
viết vào đó. Đau lịng chồng chất, nỗi đau mất bố vì tai nạn giao thơng của A
cách đây mấy tháng đã nguôi ngoai đâu!

Cịn với cơ Hịa, bản thân cơ cũng đang rơi vào tình cảnh khơng tốt lắm với
những trục trặc gia đình và sức khỏe của cơ. Nhưng cô là người gây ra sự việc
trên, cô phải là người chịu trách nhiệm. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, sáng ngày
26/9, nhà trường đã chính thức đình chỉ việc giảng dạy của cơ Hịa để làm kiểm
điểm. Đồng thời báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng, xử lí theo đúng qui
định của pháp luật. Mười năm trong ngành giáo dục, nếu tính cơng của cơ cũng
khơng thể phủ nhận có nhiều học sinh có thành tích cao và cả nhiều thế hệ đã tốt
nghiệp ra trường… Nhưng phút chốc những thứ ấy như tan biến: “kiếm củi ba
năm tiêu một giờ”, câu nói này có thể áp dụng ở đây chăng?

Hậu quả bao giờ cũng khôn lường là vậy. Sự liên đới của nhiều cấp,
nhiều ngành và của toàn ngành giáo dục cũng như nền chính trị - kinh tế - xã
hội nếu mở rộng qui mô tác động của vụ việc.

2.3. Xây dựng phương án giải quyết
Sau khi phân tích cụ thể và dựa trên tình huống trên tôi xin đưa ra một số

phương án giải quyết tình huống cụ thể:
Phương án 1: Đào tạo thêm nghiệp vụ sư phạm
Nội dung: Hằng năm các trường đều có các đợt đi tập huấn bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghiệp vụ vào dịp hè. Do đó, trong đợt này
có thể cử cơ Hịa tham gia lớp học đó.

12

Ưu điểm: Bản thân cơ Hịa là người vững về chun mơn, nắm chắc các
kiến thức môn Ngữ văn mà cô dạy. Cô đã từng là một giáo viên dạy giỏi cấp
tình. Nhưng cơ lại thiếu nghiệp vụ sư phạm.

Hạn chế: rất khó để thay đổi tác phong của một con người.
Phương án 2: Hưởng án treo
Nợi dung: Theo điều 104 của Bộ luật Hình sự nếu tỉ lệ thương tích trên
11% và có đơn u cầu của người bị hại thì sẽ khởi tố vụ án. Còn ngược lại,
tùy theo mức độ sẽ giao cho địa phương và ngành xử lì hành chính. Như vậy,
cơ Hịa có thể hưởng án treo nếu sức khỏe của em A đã bình phục và nằm
trong diện theo dõi.
Ưu điểm: Cơ Hịa vẫn tiếp tục đi dạy được và không gây ra những tiêu
cực trong tâm lí như bất cần, chán nản. Vì bản thân cơ cũng đang có một số
áp lực tâm lí nặng nề và mệt mỏi.
Nhược điểm: nếu non tay sẽ không răn đe được những người khác, lại
tiếp tục vi phạm mà không có biện pháp xử lí nghiêm khắc.
Phương án 3: Không đề nghị xét khen thưởng, thi đua trong năm học đó.
Nợi dung: Cơ Hịa sẽ khơng được đưa vào danh sách xếp loại giáo viên
trong diện khen thưởng của năm 2018-2019.
Ưu điểm: điều 10 trong qui định về chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thơng quy định quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn
nghề nghiệp giáo viên theo 15 tiêu chí như sau:

a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt
từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí
tại điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt
từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các
tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: có tất cả các tiêu chí đạt
từ mức đạt trở lên;

13

d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: có tiêu chí được đánh giá chưa
đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi khơng đáp ứng được u cầu mức đạt
của tiêu chí đó)

Như vậy có thể áp dụng điều này vào để xử lí trường hợp của cơ Hịa.
Hạn chế: Hình thức phạt nhẹ chưa có tính chất răn đe.
Phương án 4: Cho thôi việc
Nội dung: Họp Ban giám hiệu, thành lập Hội đồng kỉ luật va ra quyết
định buộc thôi việc
Ưu điểm: Tính chất răn đe và làm gương cho người khác
Hạn chế: Áp dụng quá mạnh tay thậm chí khơng cho họ cơ hội lấy công
chuộc tội và sửa sai.
Trong số các phương án trên, theo nghiên cứu của tôi, dựa trên quy định
chung của Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 và quyết định số 16/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 16/04/2008, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của
Chính phủ quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện,
phòng chống bạo lực học đường, Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày
07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo
và thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, thì phương án số 4 là phương án tối ưu. Bởi sau khi đã cân nhắc,
so sánh những ưu, nhược điểm của từng phương án thì phương án số 4 là lựa
chọn tối ưu, vì:
So với phương án 1, thực tế là giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Cơ
Hịa vốn tính tình nóng nảy, hay qt mắng học sinh, đặc biệt lại khơng có
phương pháp giúp học sinh tiến bộ. Cơ đã có thâm niên 10 năm làm cơng tác
giảng dạy, chưa kể 4 năm ngồi trên giảng đường đại học. Hơn thế nữa, ai
trong chúng ta, kể cả cơ Hịa cũng đã từng là học sinh, “nhất quỷ, nhì mà, thứ
ba học trị”, quỷ ma chắc gì đã có vậy học trị là nhất. Lẽ nào thầy khơng nhớ
câu này. Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn rất khó để cơ Hịa thay đổi tính cách
và phong cách đã được định hình. Và phương án này chỉ áp dụng với những

14

vi phạm khơng mang tính chất nghiêm trọng. Đó là lí do chúng tơi khơng
chọn phương án này.

So với phương án 2, phương án này chỉ áp dụng nếu cơ Hịa khơng thuộc
tp người bảo thủ. Nhưng cũng như trên vừa phân tích, rất khó để cơ Hịa
thay đổi trở thành một người khác.

So với phương án 3, phương án khơng được hưởng khen thưởng. Thì đây
là một điều hiển nhiên ngay cả đối với những giáo viên bình thường. Bởi
thưởng là hình thức dành cho những người hồn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Cịn cơ Hịa khơng những khơng hồn thành mà cịn vi phạm khá
nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.

Cịn với phương án 4, nếu đứng từ góc độ nhân văn, đây là phương án có
tính chất răn đe nhất. Bởi trong tư tưởng của con người Việt Nam vốn sống nặng
về tình cảm hơn là về luật pháp. Hơn thế nữa nếu quá nhẹ tay, tính chất răn đe gần

như khơng có. Vì xong lại thơi, đâu lại vào đấy. Thì đây là ngun nhân chính dẫn
tới tình trạng nhiều phức tạp, tiêu cực trong giáo dục xảy ra thường xuyên trong
những năm gần đây. Nếu không mạnh tay thì sẽ khơng thể làm trong sạch ngành
giáo dục - một ngành góp phần quan trọng vào q trình phát triển của đất nước
và sẽ mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Chúng tơi cịn đồng ý với phương án này bởi lẽ nghề nghiệp chọn người.
Không phải ai cũng có thể kinh doạnh được, ai cũng có thể trở thành nhà
văn… Cơng nhận nó là sự kết hợp cả việc rèn luyện, luyện tập, sự phù hợp
với sở thích… Nghĩa là họ cần thời gian để thử nghiệm và trải nghiệm.
Nhưng khơng phải là cả đời. Cơ Hịa đã có 10 năm trong nghề, tất cả dường
như đang đồng loạt chống lại cơ. Đã là nhà giáo thì ai cũng đã được học về
tâm lí học, giáo dục học và các phương pháp, hình thức giảng dạy cũng như
giáo dục đạo đức cho học sinh. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì ý thức và tình
cảm, nhân cách và đạo đức của các em cũng khác nhau. Ở lứa tuổi học sinh
thì chắc chắn là các em sẽ rất hiếu động và có rất nhiều trị để quậy phá. Đó là
điều đương nhiên. Mặt khác các em cịn chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường

15

khác nhau: gia đình, xã hội… Nhiệm vụ của giáo viên là phải hiểu các em,
giúp các em hướng đến những điều tốt đẹp, biết nhận thức cái xấu, cái sai để
tránh xa. Có rất nhiều phương pháp và hình thức giáo dục hiệu quả mà chúng
ta chưa kiên trì áp dụng đó thơi. Tất cả những điều này được qui định cụ thể
trong Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 và thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 về quy định về chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông bao gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí. Trong đó tiêu chuẩn về phẩm chất
nhà giáo được đưa lên hàng đầu.

2.4. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án

Để thực hiện phương án tối ưu trên, cần thiết phải trải qua các bước sau:
* Bước 1: Sở Giáo dục và đào tạo ……… ban hành quyết định thành lập
đoàn thanh tra. Vụ việc này do thương tích chưa thực sự nghiêm trọng do đó
chính quyền địa phương, cụ thể là công an phường, công an thành phố sẽ phối
hợp với các ban ngành đồn thể có liên quan như đại diện trường
……………..
* Bước 2: Đoàn thanh tra xác minh xử lý vụ việc. Đoàn thanh tra phải
thực hiện thu thập tất cả các chứng cứ như việc em B lên bảng, lời ứng xử, tác
phong của học sinh, ứng xử của thầy An. Chú ý không chỉ nghe một bên mà
cần có sự xác thực của người làm chứng. Ở đây chọn các em học sinh trong
lớp là công minh nhất.
* Bước 3: Đoàn thanh tra đề xuất phương pháp xử lí và dự thảo quyết
định để xử lí tình huống cơ Nguyễn Thái Hịa xúc phạm thân thể học sinh
trình UBND tỉnh ………..
* Bước 4: UBND tỉnh ………. ban hành quyết định và tổ chức thực hiện
quyết định đối với các cá nhân có liên quan.
* Bước 5: Mời tất cả các bên có liên quan đến trao quyết định và thông báo
tất cả các công việc trên thông tin đại chúng và thông báo cho địa phương.
* Bước 6: Họp hội ý để sơ kết rút kinh nghiệm cho việc xử lý này.

16

Ban ngành từ tỉnh đến địa phương, nhà trường và các tổ chức như Chi
bộ, Cơng đồn… đều phải tiến hành họp và rút kinh nghiệm.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét và kết luận
Điểm lại những vụ việc đã từng xảy ra trong những năm gần đây, mới
thấy đạo đức người thầy đang có những méo mó. Trong số những câu chuyện
đau lịng, có lẽ nên bắt đầu từ việc các cháu một số trường mầm non bị ăn bớt

khẩu phần, bị cho ăn cơ nguội của ngày hơm trước. Có trường mầm non cơ
giáo cịn dùng hình thức dốc ngược chân đứa trẻ vào lu nước, dán băng dính
vào miệng trẻ, đánh tời tấp vào mặt vào người các cháu… Đây là những việc
làm phản sư phạm, vi phạm đạo đức người thầy. Ở cấp học cao hơn lại xảy ra
chuyện “đổi tình lấy điểm”, trị bị thầy xâm hại tình dục…. Và tình huống
chửi, phạt, đánh học sinh mà chúng tơi đã trình bày ở trên là một ví dụ tiếp
theo. Hơn nữa, lí do để thầy xúc phạm thân thể học sinh cũng đáng phải xem
lại: tội … biết mà không trả lời.
Qua đây tôi cũng rút ra cho mình bài học:
Một là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền: nguyên
nhân quan trọng dẫn đến những sự việc đáng tiếc trên là do sự thiếu sót những
nội dung trong Luật và sự bng lỏng quản lí. Nhận thức được điều đó, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có những cải cách mới trong giáo dục: Chỉ thị số
1737/CT-BGDĐT ban hành ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản
lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; điều chỉnh những qui định chung về chuẩn
nghề nghiệp giáo viên ban hành kèm Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày
22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo gồm 5 tiêu chuẩn
với 15 tiêu chí. Trong 5 tiêu chuẩn đó, tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo được
đưa lên hàng đầu, trước cả tiêu chuẩn về năng lực chun mơn. Điều đó cũng
hợp lí. Ngay cả khi đi dạy học sinh, chúng ta cũng yêu cầu “Tiên học lễ, hậu
học văn”. Rõ ràng cô Hịa đã ứng xử khơng đứng mực với qui định của một
giáo viên, đã vi phạm đạo đức nhà giáo.

17

Hai là vấn đề ứng xử và giải quyết tình huống: thực tế là giáo viên nào
đánh học sinh là giáo viên đó đã bất lực trước học sinh. Mà đã bất lực rồi thì rất
dễ làm liều. Biết là sai, là phản khoa học, phản giáo dục nhưng vẫn cứ đánh, vẫn
cứ xúc phạm học sinh. Đánh học sinh có phải là hồn tồn phản giáo dục khơng?
Các em chắc chắn sẽ khơng ngoan mà có thể sẽ lì hơn, ngoan cố hơn. Rồi những

học sinh khác trong lớp có đồng tình với các thầy cô không hay thầy cô đã vẽ
vào tâm hồn các em một hình ảnh xấu về chính bản thân mình.

Ba là phương pháp giáo dục trẻ: chỉ có “thân lừa” chắc mới “ưa nặng”
cịn con người hiển nhiên thích nhẹ nhàng. Vậy nên nhiều cách để chúng ta
giáo dục các em, nhưng theo tôi cách giáo dục hiệu quả nhất là dùng tình u
thương để cảm hóa các em. Thầy cơ hãy chịu khó tìm hiểu để hiểu các em,
phải biết rõ về từng em, phải biết được các em đang sống với ai, hồn cảnh
gia đình các em như thế nào? Khi đã hiểu các em rồi thì thầy cơ sẽ thông cảm
và yêu thương các em hơn. Nếu các em chưa ngoan, chưa ham học thì thầy cơ
liên hệ để trao đổi trực tiếp với cha mẹ các em có phương pháp giáo dục phù
hợp. Đừng vì nóng giận mà vi phạm những điều cấm trong giáo dục. Làm mất
uy tín của nhà giáo và uy tín của cả ngành giáo dục. sự việc xảy ra không chỉ
là một hồi chng báo động về tình trạng bạo lực học đường mà còn là sự
thức tỉnh đối với lương tâm người thầy.

3.2. Kiến nghị
Để thực hiện tốt phương án tối ưu, tôi đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Một, các cấp ủy Đảng cần tiếp tục thực hện chỉ thị số 40-CT/TW ngày
15/6/2004 của Ban bí thư. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo theo
hướng chuẩn hóa, chất lượng cao, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối
về cơ cấu, thì cơ quan quản lí giáo dục các cấp cần đặc biệt chú trọng nâng cao
tinh thần trách nhiệm, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp cũng như trình độ
năng lực chun mơn, nghiệp vụ, phong cách sư phạm cho đội ngũ nhà giáo.
Hai, ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương thực hiện nghiêm túc và
hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư

18

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày

08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc “chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành
tích trong giáo dục” và cuộc vận động “hai không với bốn nội dung” của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 về đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục; Chỉ thị số
1737/CT-BGDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo;
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về mơi
trường giáo dục án tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực học đường.
Trong q trình thực tiễn cần lựa chọn những tấm những tấm gương tiêu biểu gần gũi
với cán bộ, công chức trong ngành, đặc biệt là những tấm gương hết lịng vì sự
nghiệp giáo dục và đào tạo để mọi người có thể học tập và làm theo. Các đơn vị
trường học tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường sinh hoạt
nghiệp vụ sư phạm, đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế của từng cá
nhân để từ đó xây dựng phương hướng rèn luyện đạo đức, lối sống, chun mơn,
nghiệp vụ cho mõi người, trong đó nhấn mạnh yêu cầu: mỗi nhà giáo là một tấm
gương về đạo đức, tự học và sáng tạo.

Ba, các cơ sở giáo dục tiếp tục tuyên truyền, triển khai sâu rộng trong đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 8 năm 2018 về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về
mơi trường giáo dục án tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học
đường; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao
đạo đức nhà giáo; thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng
chuẩn hóa để nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên.

Bốn, các cơ sở giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ
học sinh, liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục học
sinh; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp,
thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, có hành vi bạo hành đối với học
sinh, vi phạm qui chế chuyên môn nghiệp vụ. Tất cả những trường hợp vi


19

phạm đều phải xử lý nghiêm minh, kịp thời bằng giải pháp hành chính hoặc
theo luật pháp hiện hành.

Năm, đối với trường ……………………….: Ban giám hiệu nhà trường
cần quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học, thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện đạo đức nhà giáo và kiểm tra toàn diện đối với cán bộ,
giáo viên và nhân viên. Sinh hoạt chun mơn định kỳ đều đặn và có chất
lượng, đánh giá sát hợp ưu khuyết điểm đối với các cán bộ, giáo viên và nhân
viên được kiểm tra. Xây dựng tiêu chí thi đua phù hợp để cán bộ, giáo viên và
nhân viên cố gắng phấn đấu.

Sáu, đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường: Cần nắm
vững nội dung các loại văn bản về luật pháp, nhất là các văn bản liên quan
đến ngành giáo dục, các quy định của ngành. Giữ gìn và phát huy tin thần
trách nhiệm của người làm trong ngành Giáo dục và thực hiện tốt các cuộc
vận động và các phong trào thi đua của ngành, của trường phát động, hoàn
thành tốt nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện học sinh.

, tháng năm 202
Người viết tiểu luận

20


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×