Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận chuyên viên chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.31 KB, 21 trang )

Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

MỞ ĐẦU
1. Nhận thức chung
Trong thời gian học tập Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính
ngành Y tế năm 2017, học viên sẽ được nghiên cứu 17 chuyên đề giảng dạy
và 03 chuyên đề báo cáo chia làm 3 phần:
Phần 1: Phần kiến thức về nền hành chính nhà nước (HCNN), bao
gồm 10 chuyên đề nhằm củng cố, bổ sung kiến thức quản lý hành chính
nhà nước, kiến thức hành chính vĩ mô. Ở nước ta, hoạt động HCNN phải
nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm hiện thực hóa chủ trương, đường lối
của Đảng trong mỗi giai đoạn nhất định. HCNN có vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do vậy, cải cách
hành chính là một hoạt động hoạt động rất quan trọng và thường xuyên
nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lí nhà nước. Cải cách hành chính ở nước ta
hiện nay diễn ra trong khuôn khổ của cải cách nhà nước theo hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề quan trọng để thực
hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phần 2: Phần kiến thức Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ bao
gồm 3 chuyên đề nhằm làm rõ những nguyên tắc, yêu cầu và nội dung cơ
bản phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ cũng
như thực tế quản lý nhà nước ở các bộ, ban ngành và các địa phương. Kết
hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ được hiểu là sự kết nối,
hợp lực giữa những cơ quan quản lí nhà nước khác nhau về chức năng,
nhiệm vụ cơ bản. Sự kết hợp giữa các cơ quan trong quản lí nhà nước thể
hiện sự thống nhất quan điểm phát triển, sự cộng tác giữa các cơ quan quản
lí để bù đắp, bổ sung cho nhau những hạn chế hay điểm mạnh của nhau.
Phần 3: Phần những kỹ năng cơ bản bao gồm 7 chuyên đề phát triển
kỹ năng thực thi công vụ gồm các vấn đề thực hiện chức năng, thẩm quyền



Học viên: Đỗ Thị Uyên

1


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản
lý tổ chức công.
Qua lớp học, học viên được tiếp cận với hệ thống kiến thức Nhà nước
ngạch chuyên viên; góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào
giải quyết công việc, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng trong thực thi
công vụ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công chức trong cơ quan,
tổ chức; tạo bước chuyển về tinh thần, thái độ phục vụ, tạo niềm tin của
nhân dân đối với công chức, công sở ngành Y tế.
Trong các nội dung chuyên đề được học, học viên tâm đắc nhất với
chuyên đề 15. Kĩ năng thuyết trình vì: Kĩ năng thuyết trình là một kĩ năng
hết sức cần thiết và quan trọng đối với nhiều người, kể cả trong cuộc sống
cũng như công việc hằng ngày. Một lãnh đạo giỏi không chỉ là người có
tầm nhìn chiến lược, ý tưởng, sáng tạo mà còn phải là một người có khả
năng thuyết trình tốt, một người có thể làm cho nhân viên hiểu và làm theo
những chiến lược và định hướng mà lãnh đạo đề ra. Nhân viên cần đến kỹ
năng thuyết trình để thực hiện các nhiệm vụ: tham mưu, báo cáo các hoạt
động công vụ với lãnh đạo; trình bày, xử lý công việc được giao, ngoại giao
trong và ngoài đơn vị, phân tích vấn đề,….. Do đó, kỹ năng thuyết trình
chính là một bước không thể thiếu trên con đường thành công. Là một kỹ
năng khó nhưng bản thân học viên luôn cố gắng rèn luyện kỹ năng thuyết

trình của mình để phục vụ hoạt động tại đơn vị và trong cuộc sống.
2. Lý do lựa chọn tình huống
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200
loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Hút
thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu trên
thế giới, giết chết khoảng 6 triệu người mỗi năm. Theo ước tính của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), trong suốt thế kỉ 20 nạn dịch thuốc lá gây ra cái

Học viên: Đỗ Thị Uyên

2


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

chết cho 100 triệu người trên toàn thế giới; ước tính trong cả thế kỷ 21,
thuốc lá giết chết 1 tỷ người. Tại Việt Nam, kết quả điều tra về tình hình sử
dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam cho thấy Việt Nam có
22,5% dân số trên 15 tuổi đang hút thuốc, tương đương với 15,6 triệu
người. Những người đang hút thuốc chiếm 45,3% ở nam giới, 1,1% ở nữ
giới. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có tỉ lệ sử dụng thuốc lá cao
trên thế giới. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các
bệnh liên quan đến thuốc lá. WHO dự báo đến năm 2030, con số này có thể
tăng lên tới 70.000 người/năm nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Cơ sở Y tế (CSYT) là nơi điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân
nên nơi đây điều kiện vệ sinh với bầu không khí trong lành, sạch sẽ được
đặt lên hàng đầu. Và để đạt được điều này, tại các CSYT cần phải cấm triệt
để các hành vi hút thuốc lá. Phong trào xây dựng môi trường không khói

thuốc lá là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của ngành y tế là bảo vệ sức
khỏe của toàn dân. Hơn bất cứ ngành nghề nào khác, ngành y tế cần đi đầu
ủng hộ phong trào này. Cán bộ y tế (CBYT) cần nêu gương cho cộng đồng
về ý thức bảo vệ sức khỏe thông qua việc không hút thuốc lá và tuân thủ
quy định cấm hút thuốc lá trong CSYT.
Ngoài việc phù hợp với mục tiêu chung của ngành, thực hiện môi
trường không khói thuốc tại các CSYT cũng đem lại những lợi ích rất thiết
thực, như: Bảo vệ sức khỏe cho CBYT, giúp họ làm việc hiệu quả hơn; Bảo
vệ được hình ảnh đẹp của người thầy thuốc; CBYT không hút thuốc lá là
đóng góp vào công tác giáo dục và khuyến khích bảo vệ sức khỏe cộng
đồng; Tạo môi trường trong lành giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả
hơn; Giảm thiệt hại về kinh tế do giảm số lượng CBYT vắng mặt vì mệt
mỏi hay bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra; Giảm bớt chi phí vệ sinh môi
trường và phòng chống cháy nổ trong CSYT; Kinh tế gia đình của CBYT
sẽ được cải thiện do chi phí hút thuốc lá giảm.

Học viên: Đỗ Thị Uyên

3


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

Bệnh viện A tỉnh Bắc Ninh là Bệnh viện tuyến tỉnh hạng I, hoạt động
với 800 giường kế hoạch, là bệnh viện đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe
nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo
cơ bản, trình độ chuyên môn vững vàng. Tuy nhiên tại bệnh viện vẫn còn
một số CBYT, người nhà bệnh nhân, người bệnh vẫn hút thuốc trong khuân

viên bệnh viện. Do đó tôi chọn tình huống “Xử lý vi phạm hành chính về
hành vi hút thuốc lá tại Bệnh viện A tỉnh Bắc Ninh nắm 2017”. Hành vi
hút thuốc có thể là CBYT, người bệnh, người nhà người bệnh, ….Tuy
nhiên, trong tình huống của tiểu luận này, học viên chỉ lựa chọn xử lý vi
phạm hành chính về hành vi hút thuốc lá của CBYT trong bệnh viện.
3. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích tình huống để giải quyết mâu thuẫn, bất cập, khó khăn và
nguyên nhân những bất cập, khó khăn đó trong việc xử lý vi phạm hành
chính với hành vi hút thuốc lá; làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận thực tiễn
có liên quan liên quan đến hành vi hút thuốc lá.
- Đưa ra phương án, biện pháp giải quyết và những kiến nghị cần thiết
về xử lý vi phạm hành chính về hành vi hút thuốc lá cũng như xây dựng
môi trường không khói thuốc tại cơ sở Y tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Là cán bộ đang làm việc trong ngành y tế Bắc Ninh, hiện đang là học
viên của lớp bồi dưỡng kiến thức quản lí Nhà nước ngạch chuyên viên
chính ngành Y tế Bắc Ninh năm 2017. Tôi chọn đề tài “Xử lý vi phạm
hành chính về hành vi hút thuốc lá tại Bệnh viện A tỉnh Bắc Ninh nắm
2017” đây là vấn đề cấp thiết mang tính thời sự và được sự quan tâm của
mọi cấp, mọi ngành, của nhân dân nói chung và đặc biệt là của cán bộ,
nhân viên ngành y tế nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện A – tỉnh Bắc Ninh

Học viên: Đỗ Thị Uyên

4


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ


Tiểu luận cuối khóa

5. Kết cấu của tiểu luận
Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần
- Phần thứ nhất: Mở đầu
- Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề
+ Mô tả tình huống
+ Phân tích tình huống
+ Xử lý tình huống)
- Phần thứ 3: Kết luận

Học viên: Đỗ Thị Uyên

5


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xảy ra tình huống
Bác sĩ Nguyễn Văn A là Bác sĩ làm việc tại phòng khám Da liễu –
Khoa khám bệnh – Bệnh viện A – tỉnh Bắc Ninh.
Bác sĩ A sinh năm 1966 và bắt đầu làm việc tại Bệnh viện từ năm 1996
. Trong quá trình 20 làm việc bác sĩ luôn có lập trường tư tưởng luôn vững
vàng, yên tâm công tác, luôn tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của đơn vị. Thường
xuyên học tập nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nhiệp vụ, tin học

và hiện nay là Bs.CKI về da liễu. Trong công tác bản thân bác sĩ luôn trung
thực và cũng thường xuyên tự rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn
để những việc làm sau tốt hơn việc làm trước. Luôn có tinh thần hợp tác
với đồng nghiệp, với cơ quan trong và ngoài ngành để hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Đặc biệt Bác sĩ A là người luôn hòa nhã, đảm bảo tính đoàn kết
nội bộ, sống hòa đồng với mọi người.
Mặc dù là CBYT lâu năm tại Bệnh viên A, có nhiều thành tích trong
công tác hoạt động chuyên môn tại khoa. Tuy nhiên, bác sĩ A lại thường
xuyên vi phạm Luật PCTHTL khi có hành vi hút thuốc lá trong quá trình
làm việc (đặc biệt là trong thời gian đợi ít bệnh nhân, cuối giờ sáng, cuối
giờ chiều, thơi gian nghỉ giải lại tại các cuộc họp của khoa/đơn vị). Bác sĩ
có thói quen hút thuốc lá từ trước khi vào Bệnh viên A làm việc (từ năm
1996).
Từ ngày 15/1/2017 Bệnh viện A thành lập Ban chỉ đạo PCTHTL và có
kế hoạch xây dựng môi trường không khói thuốc tại Bệnh viện A. Theo kế
hoạch, hàng tháng và đột xuất Thành viên ban chỉ đạo sẽ đi kiểm tra các

Học viên: Đỗ Thị Uyên

6


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

khoa, phòng, toàn bộ khuân viên trong bệnh viện để giám sát, kiểm tra việc
thực hiện môi trường không khói thuốc tại bệnh viện.
Ngày 26/1/2017, Ban chỉ đạo PCTHTL do đồng chí Nguyễn Thị B –
Phó giám đốc – chủ tịch công đoàn đơn vị - trưởng ban thực hiện kiểm tra

đột xuất tại phòng khám Da liệu do bác sĩ A phụ trách thì thấy Bác sĩ đang
hút thuốc (lúc này không có bệnh nhân khám tại phòng), tại bàn làm việc
có gạt tàn thuốc lá và trong quá trình kiểm tra thì thấy trong ngăn bàn làm
việc của Bác sĩ có 01 bao thuốc lá và 01 bật lửa. Ban chỉ đạo đã lập biên
bản, tịch thu các vật dụng liên quan đến hành vi hút thuốc lá của bác sĩ A
(gạt tàn, bao thuốc lá đã sử dụng dở, bật lửa), nhắc nhở lần 1 đối với bác sĩ
A, hạ xếp loại viên chức xuống từ loại A => loại B trong tháng
Ngày 3/2/2017, Ban chỉ đạo tiếp tục kiểm tra đột xuất phòng khám của
Bác sĩ A thì không thấy hành vi hút thuốc của bác sĩ nhưng thấy có gạt tàn
(dươi gầm bàn, nơi làm việc), trong gạt tàn có 04 đầu mẩu thuốc lá đã sử
dụng và trong ngăn bàn làm việc có 01 bao thuốc lá và 01 bật lửa. Ban chỉ
đạo tiếp tục lập biên bản, tịch thu các vật dụng liên quan đến hành vi hút
thuốc lá của Bác sĩ A (gạt tàn, bao thuốc lá đã sử dụng dở, bật lửa), nhắc
nhở lần 2 đối với bác sĩ A, hạ xếp loại viên chức xuống từ loại A => loại B
trong tháng 2 của Bác sĩ A đồng thời kiểm điểm Bác sĩ A trước cuộc họp
của Khoa và chi bộ trong tháng 3. Ban chỉ đạo đã nhắc nhở Bác sĩ A nếu vi
phạm từ lần 03 trở đi, Bác sĩ A sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt là
300.000đ
Ngày 17/3/2017, Bệnh viên A tổ chức Hội nghị khoa học thường niên
năm 2017 tại bệnh viện. Trong quá trình giải lao giữa hội nghị, Bà Nguyễn
Thị H – Cán bộ phòng Hành chính – Tổ chức - Thành viên Ban chỉ đạo
PCTHTL của Bệnh viện bắt gặp Bác sĩ A có hành vi hút thuốc tại góc hành
lang nơi tổ chức Hội nghị.

Học viên: Đỗ Thị Uyên

7


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ


Tiểu luận cuối khóa

1.2. Diễn biến tình huống
Ngày 17/03/2017, bà Nguyễn Thị H khi bắt gặp Bác sĩ A hút thuốc tại
cuối hành lang. Bà Nguyễn Thị H đã yêu cầu bác sĩ A dừng ngay hành vi
hút thuốc và đồng thời trao đổi trực tiếp với bác sĩ A về hành vi hút thuốc lá
của mình (số lần tái phạm, mức xử phạt) thì đã yêu cầu lần 1 bác sĩ A lên
phòng Hành chính tổ chức để lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính về
hành vi hút thuốc tại đơn vị. Nhưng vì thời gian nghỉ giải lao Hội nghĩ đã
kết thúc, bác sĩ A xin hẹn Bà Thu là sau khi kết thúc buổi Hội nghị có mặt
tại phòng Hành chính – Tổ chức.
Sau khi kết thúc Hội nghị vào hồi 11h30 không thấy Bác sĩ A lên
phòng Hành chính – Tổ chức. Cùng ngày, vào hồi 14h Bà H đã gọi điện và
nhắc nhở bác sĩ A lần 2 yêu cầu Bác sĩ trong buổi chiều ngày hôm nay lên
phòng Hành chính – Tổ chức để lập biên bản và xử phạt hành chính đối với
hành vi hút thuốc của Bác sĩ. Đến 17h cùng ngày bác sĩ A vẫn chưa lên gặp
bà H để ký biên bản và nộp phạt.
Ngày 18/03/2017, bà Nguyễn Thị H gọi điện cho Bác sĩ A lần 3 nhưng
không thấy bác sĩ nghe máy. Bà Thu đã gọi điện xuống khoa khám bệnh để
nhờ cán bộ nhắc nhở Bác sĩ A trong buổi sáng lên gặp bà H để ký biên bản
xử lý vi phạm hành chính và nộp phạt. Tuy nhiên, trong ngày bà H không
thấy bác sĩ A lên phòng.
Sau 3 lần nhắc nhở bác sĩ A lên phòng Hành chính – Tổ chức để lập
biên bản và xử lý vi phạm hành chính không thấy Bác sĩ A lên.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
Hành vi hút thuốc của bác sĩ A đã gián tiếp làm mất mất lòng tin
không chỉ của bệnh nhân mà của cả CBYT trong bệnh viện. Mặt khác, sự


Học viên: Đỗ Thị Uyên

8


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

việc này còn tạo dự luận xấu trong xã hội về trình độ chuyên môn, tinh thần
phục vụ, đạo đức của các bác sĩ, làm mất uy tín của ngành y tế trong việc
thực thi Luật PCTHTL.
Mục tiêu đặt ra là phải nhanh chóng xử lí sao cho thấu tình đạt lí,
nhằm thay đổi hành vi hút thuốc lá trong Bệnh viên A. Ban chỉ đạo
PCTHTL đã triệu tập bác sĩ A, sau vài giờ trao đổi, đấu tranh, phân tích
đúng – sai, bác sĩ A đã nhận ra lỗi sai khi có hành vi hút thuốc lá trong bệnh
viện. Ban chỉ đạo yêu cầu bác sĩ A làm tường trình về sự việc, làm kiểm
điểm chấp nhận mọi hình thức kỉ luật.
Việc phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan về hành vi hút
thuốc lá của Bác sĩ A trên cơ sở khoa học, xác định việc làm sai trái của bác
sĩ A ở mức độ nào, hình thức kỉ luật phải nghiêm minh tùy theo mức độ vi
phạm, phải công theo đúng pháp luật, kịp thời chấn chỉnh không để mất uy
tín của cả một tập thể bệnh viện A vì cá nhân bác sĩ A.
Hành vi hút thuốc lá hiện nay của CBYT, người bệnh và người nhà
bệnh nhân tại CSYT hiện nay chưa được xử lý theo đúng qui định của
pháp luật. Trên thực tế, chủ yếu là “ngoảnh mặt làm ngơ” với tình trạng
trên hoặc “tặc lưỡi thở dài”. Việc xử phạt mới chỉ dừng lại ở mức độ:
“Nhắc nhở”. Nay chỉ vì lợi ích cá nhân mà gây hậu quả nghiêm trọng, làm
mất uy tín của tập thể bệnh viện, cần phải có hình thức kỉ luật thích đáng,
bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập thể CBYT bệnh viện, phù hợp với chủ

trương của Nhà nước, lối sống trong cộng đồng, đồng thời phải quản lí xã
hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.
2.2. Cơ sở lý luận
Theo điều 11 của Luật PCTHTL (2013) thì Cơ sở Y tế là địa điểm cấm
hút thuốc lá hoàn toàn cả trong nhà và trong phạm vi khuôn viên.

Học viên: Đỗ Thị Uyên

9


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

Ngoài ra, hành vi hút thuốc lá còn vi phạm chỉ thị số 26/CT-TTg ngày
05/09/2016 của Thủ tướng chính phủ, Chỉ thị 09 ngày/CT-UBND ngày
27/09/2016 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành
chính nhà nước các cấp tỉnh Bắc Ninh.
Tại Điều 23, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của
Chính phủ quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về địa điểm
cấm hút thuốc lá thì với những người hút thuốc lá tại qui định cấm bị cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Theo qui chế hoạt động của Ban chỉ đạo PCTHTL của bệnh viện A.
Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2017 có hiệu lực từ 1/1/2017 của Bệnh viện A
thì CBYT với hành vi hút thuốc lá tại bệnh viện A:
Vi phạm lần 1: Nhắc nhở. Xếp loại viên chức xuống 01 bậc trong
tháng. Không được hưởng phần thu nhập tăng thêm của đơn vị/khoa phòng
trong tháng xảy ra vi phạm.
Vi phạm lần 2: Lập biên bản. Kiểm điểm trước khoa phòng. Không

được hưởng phần thu nhập tăng thêm của đơn vị/khoa phòng trong toàn bộ
tháng xảy ra vi phạm.
Vi phạm lần 3: Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, xử phát
300.000đ/lần vi phạm. Kiểm điểm trước cơ quan, chi bộ. Không được
hưởng phần thu nhập tăng thêm trong quí xảy ra vi phạm.
Vi phạm từ lần thứ 3 trở đi: Xử phạt 300.000đ/lần vi phạm. Kiểm điểm
trước cơ quan, đoàn thể trong đơn vị. Không được hưởng phần thu nhập
tăng thêm trong năm xảy ra vi phạm. Không xét các tiêu chí thi đua, khen
thưởng trong năm.
2.3. Phân tích diễn biến tình huống
2.3.1. Với Bác sĩ Nguyễn Văn A

Học viên: Đỗ Thị Uyên

10


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

Theo điều 11 của Luật PCTHTL (2013) thì Cơ sở y tế là địa điểm cấm
hút thuốc lá hoàn toàn cả trong nhà và trong phạm vi khuôn viên. Do đó,
hành vi hút thuốc của Bác sĩ A tại Bệnh viện A tỉnh Bắc Ninh là hành vi vi
phạm Luật PCTHTL.
Theo qui định của đơn vị, khi vi phạm lần thứ 3, bác sĩ A sẽ bị xử phạt
hành chính theo qui định.
2.3.2. Đối với bà Nguyễn Thị H – thành viên Ban chỉ đạo
PCTHTL của đơn vị
Theo điều 94 (Thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành chính) Nghị

định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 thì công chức, viên chức thuộc
ngành y tế đang thực hiện nhiệm vụ được giao (Thành viên Ban chỉ đạo
PCTHTL cùa đơn vị) có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật.
Do đó, bà Nguyễn Thị H là người đã thực hiện theo đúng chức năng,
nhiệm vụ khi nhắc nhở Bác sĩ A dừng ngay hành vi hút thuốc lá khi gặp bác
sĩ hút thuốc tại Hành lang tổ chức hội họp và nhắc nhở bác sĩ A 03 lần lên
phòng Hành chính – Tổ chức để thực hiện việc lập biên bản xử lý vi phạm
hành chính. Báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo về việc không chấp hành thực
hiện việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính của Bác sĩ A.
2.3.3. Nguyên nhân khách quan, chủ quan xảy ra tình huống
∗ Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, thực hiện quy định xử phạt hành vi vi phạm hút thuốc lá
chưa triệt để, chưa ai bị xử phạt:
Sau khi ban hành Luật PCTHTL, Chính phủ đã ban hành Nghị định
176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, có các

Học viên: Đỗ Thị Uyên

11


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

quy định về PCTHTL. Trong đó quy định xử phạt hành vi vi phạm quy
định về địa điểm cấm hút thuốc lá, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 300.000 đồng khi hút thuốc tại địa điểm cấm. Tuy nhiên, đến nay quy định
này vẫn chỉ mang nặng tính hình thức, hầu như chưa thấy có trường hợp vi

phạm được nêu tên hay công bố để răn đe. Nhìn sự việc một cách nhẹ
nhàng sẽ thấy hành vi trên không gây ảnh hưởng quá nhiều và để lại hậu
quả ngay lập tức song về lâu về dài đây chính là tác nhân lớn gây nguy
hiểm cho con người. Thế nên hình phạt trên không chỉ mang nặng tính hình
thức mà thực chất chưa đủ mạnh để đẩy lùi được thực trạng.
Thứ hai, những trở ngại trong áp dụng thẩm quyền xử phạt liên
quan đến hút thuốc lá: Để xử phạt hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có
quy định cấm, điều cần thiết là phải bắt quả tang. Tuy nhiên, khi phát hiện
lực lượng chức năng, họ vứt luôn điếu thuốc đang cầm trên tay nên trong
những trường hợp như thế, lực lượng chức năng rất khó khăn trong việc
chứng minh vi phạm, điều này một phần do phương tiện chuyên dụng phục
vụ cho việc ghi hình (camera), máy chụp ảnh trang bị cho lực lượng thi
hành công vụ còn thiếu nhiều. Do vậy chỉ khi nào tại nơi có biển cấm hút
thuốc lá, bắt quả tang người vi phạm trên tay đang cầm điếu thuốc lá đang
cháy và miệng còn phì phà khói thuốc lá thì mới có thể xử phạt vi phạm về
hành vi này. Khi lực lượng chức năng tiến hành xử phạt mà việc chứng
minh vi phạm trở nên phức tạp, khó khăn thì điều rất dễ nhận thấy là
đa số sẽ lựa chọn cách hành xử nhẹ nhàng nhất là “cho qua”. Điều đó có
nghĩa, vi phạm liên quan đến thuốc lá vẫn tiếp diễn ra và ngang nhiên thách
thức các chế tài xử phạt.
∗ Nguyên nhân chủ quan
Bác sĩ A hút thuốc hơn 20 năm nên hành vi hút thuốc lá đã thành thói
quen trong cuộc sống hằng ngày của Bác sĩ. Khi đã thành thói quen thì rất

Học viên: Đỗ Thị Uyên

12


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ


Tiểu luận cuối khóa

khó có thể từ bỏ. Nicotine có trong thuốc lá là chất gây nghiện mạnh, giúp
người hút cảm thấy tỉnh táo và có năng lực tập trung hơn. Những người hút
thuốc cảm thấy nhanh nhẹn hơn sau khi hút một điếu thuốc, khi ngưng hút
thuốc họ sẽ xuất hiện những triệu chứng như trằn trọc, khó ngủ hơn trước
và cảm giác thèm thuồng (được hút thuốc), tăng cân,... Chính do những thứ
khó chịu này, khiến người hút tiếp tục quay lại hành vi hút thuốc lá. Ngoài
ra, nghiện thuốc lá là căn bệnh mãn tính rất dễ tái phát và cũng cần có
phương pháp điều trị thích hợp. Vì thế, nhiều bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách
giúp mình và giúp người khác thoát khỏi thuốc lá.
Bên cạnh hành vi hút thuốc lá được coi là hành vi có tính xã hội. Mặc
dù Bác sĩ A quyết tâm từ bỏ thuốc lá nhưng khi kết thúc công việc, ra khỏi
cơ quan lại có nhiều người xem việc mời nhau hút thuốc nhưu để bắt đầu
một câu chuyện, môi trường gia đình có nhiều người hút thuốc,.... Hiện
tượng này được đặt tên là “hút thuốc có tính cộng đồng” và thường có yếu
tố rượu bia đi kèm. Ngoài ra, đặc biệt là trong các mối quan hệ xã hội, việc
hút thuốc thể hiện sự “chia sẻ” với những người hút thuốc khác.
2.3.4. Hậu quả của tình huống
Hơn bất kỳ nơi nào, các CSYT phải đi đầu trong thực hiện môi trường
làm việc không thuốc lá, nhằm đảm bảo một môi trường trong lành cho
người bệnh, người nhà người bệnh và CBYT. Ngoài ra, CSYT còn đảm
nhận chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến tác hại của thuốc lá cho
người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng. Do đó người làm trong
các CBYT hiểu và nêu gương trong thực hiện các quy định không hút thuốc
lá tại CBYT. Việc bác sĩ A có hành vi hút thuốc tại bệnh viện gây nhiều hậu
quả:
Bác sĩ A là CBYT, làm việc tại CSYT. Nên việc hút thuốc lá của
bác sĩ A có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của bệnh viên trong việc


Học viên: Đỗ Thị Uyên

13


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

thực thi Luật PCTHTL nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
nói riêng.
Bác sĩ A là bác sĩ, có trình độ chuyên môn nên hơn ai hết phải là
người hiểu được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe đối với bản thân và
những người xung quanh nên hình ảnh bác sĩ A hút thuốc sẽ làm cho tâm lý
của những người người xung không: bạn bề, đồng nghiệp, bệnh nhân,...tiếp
tục hành vi hút thuốc lá của mình.
Bác sĩ A hút thuốc sẽ kéo theo bao nhiêu người là đồng nghiệp, vợ
con và cả những bệnh nhân đang điều trị bị phơi nhiễm khói thuốc và chịu
chung nguy cơ bị mắc các bệnh ung thư phổi, bệnh đường hô hấp, tim
mạch,... như người nghiện thuốc lá. Cũng như không có cơ sở để cấm hành
vi hút thuốc lá trong bệnh viện của người bệnh và người nhà người bệnh.
2.3.5. Dự báo diễn biến của tình huống
Nếu được giải quyết đúng: Bác sĩ A sẽ bị xử lý vi phạm hành chính,
từ đó gián tiếp từ bỏ hành vi hút thuốc lá trong khuân viên của Bệnh viện,
góp phần xây dựng môi trường bệnh viện không khói thuốc
Bếu không được giải quyết đúng: thì bác sĩ A tiếp tục hành vi hút
thuốc, lén lút hút thuốc trong thời gian làm việc tại bệnh viện và gây ra
những hậu quả nghiêm trọng như đã phân tích ở trên.
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

3.1. Mục tiêu xử lý tình huống
Như chúng ta đã biết, bác sĩ A đang công tác trong CSYT nhà nước.
Tuy vậy, ở đây bác sĩ A trong thời gian làm việc, trong CSYT hút thuốc do
đó việc vi phạm đã quá rõ tính chất vi phạm nghiêm trọng theo Luật
PCTHTL.

Học viên: Đỗ Thị Uyên

14


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

Từ những nhận định về nguyên nhân, hậu quả của vấn đề vi phạm kỉ
luật để ngăn ngừa các vụ việc tiếp tục xẩy ra trong bệnh viện A nói riêng và
trong ngành y tế nói chung.
3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án, phương pháp tối ưu xử lý
Xác định đây là vụ việc vi phạm Luật PCTHTL, chỉ thị số 26/CT-TTg
ngày 05/09/2016 của Thủ tướng chính phủ, chỉ thị 09/CT-UBND ngày
27/09/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Y tế mà CSYT không cho phép, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của
đơn vị và gây hậu quả nghiêm trọng. Ban chỉ đạo PCTHTL của bệnh viện
A đã phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc nêu trên và xây dựng 2
phương án giải quyết:
3.2.1. Phương án 1
Mời bác sĩ A lên trực tiếp gặp Trưởng Ban chỉ đạo PCTHTL của đơn
vị). Ban chỉ đạo PCTHTL xem xét lại quá trình công tác, thành tích cá nhân
bác sĩ A đã đạt được. Đồng thời tạo điều kiện cho bác sĩ, động viên bác sĩ

bằng cách tìm nguyên nhân về hành vi hút thuốc của Bác sĩ A. Phân tích rõ
về hành vi hút thuốc lá của cán bộ ảnh hưởng đến hình ảnh của cá nhân và
tập thể đơn vị. Và yêu cầu bác sĩ A cam kết với Ban giam đốc sẽ không tái
phạm hành vi hút thuốc lá trong khuân viên bệnh viện.
Hướng giải quyết này có ưu điểm là giữ được tình cảm, sự êm thấm
giữa Bác sĩ A và Ban giám đốc, bà Nguyễn Thị H nhưng nhược điểm là sẽ
làm cho những CBYTkhác trong bệnh viện không nghiêm túc thực hiện
Luật PCTHTL tại đơn vị. Không làm gương khi nhắc nhở người bệnh và
người nhà bệnh nhân trong việc thực hiên luật PCTHTL.
3.2.2. Phương án 2

Học viên: Đỗ Thị Uyên

15


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

Quyết định lập biên bản xử phạt hành chính về hành vi hút thuốc lá
của bác sĩ A.
Hướng xử lý này có ưu điểm là có tính dăn đe, quyết liệt, là bài học
cho các CBYT khác. Giúp họ có trách nhiệm trong việc thực hiện Luật
PCTHTL. Góp phần tạo uy tín và tầm quan trọng của các thành viên trong
Ban chỉ đạo PCTHTL. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là cứng
nhắc, có thể gây mẫu thuẫn cá nhân giữa Bác sĩ A và Bà Thu.
Trong tình huống này Ban chỉ đạo PCTHTL nên lựa chọn phương án
số 2 để giải quyết vụ việc này là phương án tối ưu nhất. Vì nếu Ban chỉ đạo
PCTHTL dung túng, bao che, không xử lý đúng qui định thì tùy theo tính

chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo qui định của pháp luật.
3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn để xử lý
Sau khi được báo cáo đầy đủ trên tinh thần thuyết phục, phân tích là
chính, Ban chỉ đạo PCTHTL của bệnh viện A đã đồng ý lựa chọn áp dụng
phương án 2. Ban chỉ đạo đã tiến hành lập kế hoạch và tổ chức các biện
pháp thực hiện phương án đã được lựa chọn như sau:
1/ Ban chỉ đạo PCTHTL của bệnh viện tổ chức buổi làm việc với bác
sĩ A. Bác sĩ A đã thành thật xin lỗi, ký vào biên bản xử lý vi phạm hành
chính về hành vi hút thuốc lá của mình và nộp phạt 300.000đ.
2/ Tổ chức họp cán bộ công nhân viên chức toàn bệnh viện B, Họp chi
bộ để bác sĩ A nhận khuyết điểm trước tập thể, khắc phục và nhận hình thức
kỉ luật.
* Phương án thực hiện
Ngày 20/3/2017, Ban chỉ đạo PCTHTL của đơn vị mời Ban giám đốc
đơn vị, các trưởng khoa của bệnh viện A và bác sĩ Nguyễn Văn A làm việc
theo giấy mời của Ban chỉ đạo. Chủ trì buổi họp là Trưởng ban chỉ đạo

Học viên: Đỗ Thị Uyên

16


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

PCTHTL tóm tắt diễn biến sự việc, bác sĩ A đọc bản tường trình tự kiểm
điểm và nhận hình thức kỉ luật.
Các thành viên trong buổi họp phân tích rõ hơn lỗi vi phạm của bác sĩ
B từ các góc độ, qua đó phân tích hình thức kỉ luật với bác sĩ B và biện

pháp xử lí.
Bác sĩ A nhận khuyết điểm và xin nhận hình thức kỉ luật theo qui định
và đồng ý ký biên bản xử lý vi phạm hành chính về hành vi hút thuốc và
đồng ý nộp phạt theo qui định là 300.000đ. Kiểm điểm trước cơ quan, chi
bộ. Không được hưởng phần thu nhập tăng thêm trong quí I.
Sau khi bàn bạc, Ban chỉ đạo PCTHTL kết luận: nguyên nhân và hậu
quả của vụ việc bác sĩ A phải nhận hình thức xử lý như phương án 2 là phù
hợp, vừa có tình, vừa có lí, giúp bác sĩ A có cơ hội sửa chữa, phấn đấu
trong sự nghiệp của mình.
Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, xử phạt 300.000đ/lần vi
phạm.
Nội dung cuộc họp được lập biên bản, đề nghị Lãnh đạo đơn vị có
quyết định chính thức và lưu hồ sơ. Ban giám đốc ra quyết định xử phạt,
đồng thời thông báo toàn đơn vị nội dung vụ việc để rút kinh nghiệm, nhắc
nhở cán bộ, công nhân viên ngành y tế trng toàn tỉnh phải tuân thủ Luật
PCTHTL.
Quyết định được thi hành ngay sau đó, bác sĩ A đã nghiêm túc thi
hành. Cùng ngày, bác sĩ A đã nộp phạt 300.000 đồng. Cán bộ, công nhân
viên trong bệnh viện trở lại hoạt động bình thường.
3.4. Kiến nghị và đề xuất

Để xây dựng môi trường không khói thuốc tại bệnh viện A, học
viên xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị sau:

Học viên: Đỗ Thị Uyên

17


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ


Tiểu luận cuối khóa

Một là, để phát huy trách nhiệm của Ban chỉ đạo PCTHTL trong việc
thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá theo Điều 11 Luật Phòng,
chống PCTHTL đề ra các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, kiên quyết hơn,
mạnh mẽ hơn với tình trạng vi phạm quy định hút thuốc lá tại nơi làm việc,
trong phạm vi khuôn viên bệnh viện thuộc quyền quản lý. Có chế tài phạt
hành chính hoặc chế tài kỷ luật cụ thể hơn nếu CBYT, người bệnh, người
nhà người bệnh cung cấp được bằng chứng, chứng minh rằng cán bộ, công
chức, người lao động thuộc quyền của họ đã có hành vi hút thuốc lá tại nơi
làm việc, trong phạm vi khuôn viên cấm hút thuốc lá do đơn vị quản lý.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền về PCTHTL cho CBYT tại
đơn vị thông qua các cuộc họp, Hội nghị, tổng kết,… tập trung phổ biến
các kiến thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế và môi
trường; Cung cấp cho toàn thể cán bộ nhân viên thông tin về những lợi ích
của việc xây dựng cơ sở y tế không khói thuốc; Phổ biến các chính sách
của Nhà nước, nội quy/quy định của cơ quan, đơn vị về thực hiện cơ sở y tế
không khói thuốc lá; …
Ba là, đề nghị đại diện các phòng, ban, CBYT trong bệnh viện cam
kết thực hiện quy định không hút thuốc lá trong cơ sở y tế; Tổ chức thi đua
giữa các phòng, ban về bỏ thuốc lá với các hình thức khen thưởng cá nhân
bỏ thuốc, phạt những trường hợp vi phạm, v.v…
Bốn là, do tính phổ biến của loại hành vi vi phạm này có thể diễn ra ở
mọi lúc mọi nơi, do vậy để góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử phạt
hành chính liên quan đến hút thuốc lá thì rất cần việc đầu tư phương tiện kỹ
thuật hiện đại, như: Camera, máy chụp ảnh, máy quay phim,... Bởi nhờ có
các trang thiết bị hỗ trợ đó mà những chủ thể làm công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát sẽ nhanh chóng phát hiện ra các vi phạm để kịp thời xử lý
nghiêm minh.


Học viên: Đỗ Thị Uyên

18


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm tra, đánh giá
hoạt động xây dựng nơi làm việc không thuốc lá, đặc biệt là của CBYT. Xử
lý nghiêm các trường hợp có hành vi hút thuốc lá tại Bệnh viện. Tổ chức
tổng kết hoạt động PCTHTL của đơn vị hằng năm nhằm khen thưởng các
các nhân, tập thể thực hiện tốt hoạt động PCTHTL hằng năm.
Những biện pháp này tuy cũng chưa thật sự là triệt để trong việc khắc
phục khó khăn trong việc xử phạt người vi phạm hành chính do hút thuốc
lá tại bệnh viện A. Nhưng theo học viên rất kỳ vọng vì sẽ góp phần đáng kể
thể hiện tính quyết liệt nhằm hạn chế và tiến đến chấm dứt tình trạng vi
phạm quy định hút thuốc lá nơi có quy định cấm như hiện nay, đồng thời
khắc phục tình trạng nhờn luật của người vi phạm.

Học viên: Đỗ Thị Uyên

19


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa


Phần thứ 3: KẾT LUẬN
Môi trường y tế là nơi điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân nên
nơi đây điều kiện vệ sinh cùng với bầu không khí trong lành, sạch sẽ được
đặt lên hàng đầu. Và để đạt được điều này, tại các CSYT cần phải cấm triệt
để các hành vi hút thuốc lá. Cán bộ y tế cần nêu gương cho cộng đồng về ý
thức bảo vệ sức khỏe thông qua việc không hút thuốc lá và tuân thủ quy
định cấm hút thuốc lá trong CSYT.
Qua sự việc trên cho thấy xử lý vi phạm hành chính trong hành vi hút
thuốc lá đã nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nguyên nhân tình trạng là bao
gồm cả nguyên chủ quan và khách quan. Vụ việc giải quyết một cách dứt
điểm, nhanh chóng của bệnh viện đã củng cố niềm tin cho CBYT, người
bệnh và người nhà người bệnh tại bệnh viện A. Đây là dịp để Ban chỉ đạo
PCTHTL tại đơn vị phải tăng cường giáo dục lối sống cho cán bộ, công
nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để cho mọi người sống trong môi trường
không khói thuốc. Cần phải chú trọng nâng cao nhận thức, rèn luyện về đạo
đức, lí luận thực tiễn, gắn các quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức để
xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp.
Bài tiểu luận này được thực hiện bởi những kiến thức và thực tế thu
được trong quá trình công tác và học tập của bản thân, đặc biệt là những
kiến thức rất cơ bản về Quản lí nhà nước sau khi học tại lớp bồi dưỡng kiến
thức Quản lí nhà nước ngạch Chuyên viên chính ngành y tế trong thời gian
qua. Song vì thời gian có hạn, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài tiểu
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các
thầy, cô giáo để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và giúp đỡ tận tình của các
thầy, cô giáo trường chính trị Nguyễn Văn Cừ trong quá trình học tập và
hoàn thành bài tiểu luận cuối khóa này!

Học viên: Đỗ Thị Uyên


20


Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ

Tiểu luận cuối khóa

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (2013)
2. Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia Phòng, chống tác hại của thuốc
lá đến năm 2020.
3. Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 28/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc tăng cường thực thi quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá trong ngành y tế.
4. Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại
của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.
5. Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện
pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
7. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, buôn bán
hàng giả, hàng cấm, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
8. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/09/2016 của Thủ tướng chính phủ
về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước
các cấp.

9. Chỉ thị 09 ngày/CT-UBND ngày 27/09/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành
chính nhà nước các cấp tỉnh Bắc Ninh.

Học viên: Đỗ Thị Uyên

21



×