Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Môn kinh tế trong quản trị dịch vụ đề tài phân tích tác động của điện ảnh đến cung cầu trong du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.67 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|9234052

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH

---------------------------

MÔN: KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ DỊCH VỤ
ĐỀ TÀI:

Phân tích tác động của điện ảnh đến cung cầu trong
du lịch.

Giảng Viên: TRẦN VÂN ANH
Lớp: ECO - 303A
NHÓM: 5
Phần 1: Tác động của điện ảnh đến cầu du lịch (trong nước và quốc tế)

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

Sức mạnh của phim ảnh chính là ghi dấu ấn sâu sắc tới đông đảo công chúng bởi
các cảnh quay đẹp. Có lẽ những thước phim chuyên đề giới thiệu về phong cảnh,
đất nước, con người của các chuyên mục về du lịch, văn hóa có thể mang đến
những thông tin chi tiết nhưng lại không hẳn thuyết phục và ghi dấu ấn sâu sắc như
phim truyện hay phim truyền hình. Bởi nó gắn trong đó những cốt truyện, nó gắn
những mảnh đời và nhân vật hịa quyện trong cảnh trí mang đến cho người xem sự
thuyết phục hoàn toàn và ghi nhớ sâu sắc.

I) Tác động của điện ảnh đến cầu du lịch trong nước:


-Tại Việt Nam, một vài năm gần đây, câu chuyện quảng bá du lịch qua phim ảnh
mới được đề cập. Nhờ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (doanh thu 78 tỷ
đồng), Phú Yên được biết đến nhiều hơn. Trước khi có phim này, tốc độ tăng
trưởng ngành du lịch Phú Yên chỉ 12 - 13%, nhưng từ sau khi bộ phim được công
chiếu, du lịch địa phương này đạt trên 20%, có năm tăng đột biến 30%.

Bộ phim “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ, đạo diễn của phim “Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh”, có rất nhiều cảnh quay tại Huế. Trong 7 tuần quay các cảnh phim,
thì quay tại Huế chiếm 5 tuần, quay tại Quảng Nam 2 tuần. Trở thành hiện tượng
phòng vé trong mùa Giáng sinh năm 2019, những địa điểm của phim “Mắt biếc” ở
Huế trong thời gian qua đã được nhiều du khách tìm đến để tham quan, chụp ảnh
lưu niệm.
Đầu tiên là “cây cô đơn” 40 năm tuổi ở làng Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện
Quảng Điền. “Cây cô đơn” này là cây vông đồng, do một người dân ở thôn Hà
Cảng trồng ngay bên lối ra đồng nhằm tạo bóng mát để nơng dân nghỉ chân vào
những buổi trưa Hè nắng gắt. Trong phim, “cây cơ đơn” là địa điểm ghi hình cảnh
nhân vật Ngạn đánh đàn cho Hà Lan nghe, một cảnh kinh điển tạo ra sự khác biệt
của phim.
Đồi Thiên An thuộc địa phận xã Thủy Bằng (huyện Hương Thủy), cách trung tâm
TP. Huế khoảng 7 km. Đây là nơi quay cảnh Ngạn và Hà Lan đạp xe dưới rừng
thông xanh mát và đầy ắp những bụi hoa sim tím đẹp như mộng. Đây cũng là một
cảnh kinh điển của phim, tạo nên sự khác biệt.
Hợp tác xã Phú Thuận tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền là nơi quay cảnh
Trường tiểu học cộng đồng Đo Đo, ngôi trường thuở nhỏ của Ngạn và Hà Lan. Bên
cạnh đó, phố cổ Bao Vinh (thị xã Hương Trà) là khu phố cổ nổi tiếng của Huế. Nơi

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052


đây có căn nhà mà Hà Lan sinh sống khi lên thành phố theo học. Còn nơi Ngạn
sống là con phố Bạch Đằng ở phường Phú Cát (TP. Huế). Địa điểm này được chọn
vì theo đồn phim, ở đó có “những ngơi nhà mà thời gian dường như mắc kẹt”.
Ngôi trường mà Hà Lan theo học khi lên thành phố có tên là “Trường Trung học
kiểu mẫu Huế”, chính là ngơi trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế nằm ở đường
Lê Lợi (TP. Huế). Đường Kim Long nằm ven bờ sông Hương là con đường Ngạn
chở Hà Lan đi học. Cây cầu đường sắt bắc ngang sơng Hương chính là địa điểm
Ngạn lang thang một mình vì tình cảm dành cho Hà Lan khơng được đáp lại.
Lăng vua Khải Định nằm ở xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy) là nơi nhân vật
Dũng chở Hà Lan đi tham quan. Lăng vua Khải Định khác biệt với lăng tẩm vua
Nguyễn khác khi được xây dựng kết hợp kiến trúc Đông - Tây.
Cũng như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mắt biếc” đặc biệt thu hút khách vì
đây là những bộ phim dựa theo cốt truyện tình cảm tâm lý nhẹ nhàng của nhà văn
nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh. Đặc biệt, đối với “Mắt biếc”, tình cảm của Ngạn tựa
như một người con trai Huế, yêu nhưng khơng dám bộc lộ. Đơi mắt biếc, mái tóc
dài, tà áo dài trắng của Hà Lan cũng như hình ảnh của nữ sinh Đồng Khánh ngày
xưa của Huế.
Có thể khẳng định, sự tăng trưởng du lịch tỷ lệ thuận với việc tăng cường quảng bá
hình ảnh Huế qua phim. Mới đây, vào ngày 27/11/2019, Thừa Thiên - Huế được
Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đăng cai tổ
chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 năm 2021.
Liên hoan phim Việt Nam do Cục Điện ảnh tổ chức định kỳ 2 năm/lần, nhằm ghi
nhận những tác phẩm nổi trội, có dấu ấn sáng tạo của điện ảnh Việt. Do đó, đây là
cơ hội để các đoàn làm phim được khám phá, khảo sát, trải nghiệm thực tế các giá
trị di sản, văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên và con người xứ Huế. Qua đó, xây dựng
những ý tưởng sáng tạo nghệ thuật mới để hình thành những bộ phim hay trong
tương lai.
Ngày 25/12/2019, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế công bố vào năm 2019, tổng lượt
khách đến tỉnh Thừa Thiên - Huế ước đạt 4,81 triệu lượt, tăng 11,1% so với cùng
kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt gần 2,19 triệu lượt, tăng 12,06%. Khách lưu trú

đạt gần 2,25 triệu lượt, tăng 7,3%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.945 tỷ đồng,
tăng 10,54%. Rõ ràng, nếu việc quảng bá hình ảnh Huế qua phim được thực hiện

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

tốt, thì đây sẽ là một lý do để ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng trưởng cao
hơn nữa.

Du lịch Việt cũng đã nắm bắt bài học làm du lịch qua phim ảnh, tiêu biểu là làng
thổ dân của “Kong - Đảo đầu lâu” (Kong: Skull Island) đã được phục dựng nguyên
mẫu tại Ninh Bình phục vụ du khách khi bộ phim do Hollywood sản xuất đạt
doanh thu khủng 563 triệu USD. Chưa bàn về chất lượng phim ra sao, nhưng có
thể thấy hiệu ứng từ bộ phim Kong: Skull Island mang lại cho du lịch Việt Nam là
rất lớn. Lấy bối cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, yên bình với những cánh rừng
nguyên sinh, núi non trùng điệp, hang động tuyệt đẹp ở vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh), Ninh Bình, Quảng Bình… đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn
với khán giả quốc tế. Có thể nói bộ phim khơng đơn thuần là tác phẩm điện ảnh
giải trí, mà nó có vai trò to lớn trong việc quảng bá du lịch Việt Nam đến thế giới.

Không phải đến tận khi bộ phim Kong: Skull Island, Việt Nam mới có cơ hội
quảng bá du lịch ra thế giới, mà từ đầu những năm 90 TK XX, Việt Nam từng
chứng kiến làn sóng khách quốc tế đến vịnh Hạ Long, Hà Nội và TP.HCM, khi
nhiều hình ảnh đẹp của những nơi này xuất hiện trong các bộ phim nổi tiếng của
điện ảnh thế giới như: Người tình (1991), Ðơng Dương (1992),… Tuy nhiên, đứng
trước thời cơ vàng, ngành du lịch việt Nam chưa biết khai thác lợi thế từ những bộ
phim này để quảng bá hình ảnh, do vậy đã đánh mất cơ hội phát triển. Và những
điểm đến tuyệt vời của thế giới tại Việt Nam vẫn chỉ là tiềm năng du lịch chưa
được khai thác nhiều.

Phải thừa nhận, việc hợp tác sản xuất phim với các đơn vị nước ngồi, khơng chỉ
đẩy mạnh được hình ảnh hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với các quốc gia, mà cịn
góp phần giúp người dân các nước hiểu rõ hơn về con người, đất nước Việt Nam
và tăng cường mối quan hệ hợp tác đầu tư, về các hoạt động giao lưu văn hóa, phát
triển kinh tế giữa các nước, trong đó có hoạt động du lịch. Lúc này cái lợi mà điện
ảnh mang lại cho du lịch chính là lượng khách từ nhiều nơi trên thế giới biết đến và
chọn Việt Nam là điểm đến du lịch. Với việc trình chiếu phim ở nhiều quốc gia,
cũng đồng nghĩa với việc du lịch Việt Nam được lan rộng đến đó. Có thể nói điện
ảnh đã trở thành cầu nối đưa du lịch Việt Nam vươn xa đến bạn bè quốc tế một
cách nhanh nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

Trước đây, ngành du lịch Việt Nam thường sử dụng các phương thức như tổ chức
festival, hội chợ, triển lãm, quảng cáo trên truyền hình, chương trình xúc tiến du
lịch, hoạt động giao lưu văn hóa, đối ngoại… để quảng bá du lịch. Tuy nhiên,
những hoạt động này chưa tạo được bước đột phá cũng như thu hút nhiều khách du
lịch đến với Việt Nam. Các sự kiện trên chỉ có thể mời gọi ban lãnh đạo, các đơn vị
lữ hành đến tham quan mà người dân các nước thì ít biết đến. Trong khi đó, chúng
ta lại cần rất nhiều khách là người dân bình thường, họ mới là đối tượng lâu dài,
thường xuyên. Như vậy, để quảng bá hình ảnh đất nước phải có một cách khác, dài
hơi và hiệu quả, tác động đến từng người dân và thu hút họ bỏ thời gian, tiền bạc.
Và quảng bá du lịch qua phim ảnh chính là cách làm có hiệu quả nhất. Điện ảnh có
những lợi thế vì tạo ra cảm xúc rất mạnh đối với người xem. Thường đối với một
tác phẩm thành công sẽ tạo ra cảm xúc và khơi gợi cho người xem những mong
muốn được trải nghiệm như các nhân vật trong phim. Chính vì thế, nếu sử dụng tốt
được cơng cụ điện ảnh trong việc quảng bá phát triển du lịch thì sẽ mang lại hiệu
quả cao. Hiệu quả khi kết hợp được điện ảnh với việc phát triển du lịch chính là

thu hút nhiều nhà làm phim đến Việt Nam sản xuất, góp phần thúc đẩy các thành
phần kinh tế phát triển, tăng nguồn thu ngân sách; thu hút nhiều đối tượng khách từ
nhiều quốc gia trên thế giới đến Việt Nam du lịch; tạo thêm công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho một số lượng lao động hoạt động liên quan đến ngành nghề này;
trong đó, hiệu quả kinh tế cao nhất chính là quảng bá được hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam ra thế giới.

Từ thực tế phát triển của xã hội, có thể thấy giữa du lịch và điện ảnh đã và đang
song hành cùng nhau trên con đường phát triển chung. Nhiều trường hợp phát triển
kinh tế ở các quốc gia đã chứng minh điện ảnh và du lịch đã và đang song hành với
nhau trên con đường hội nhập quốc tế, thúc đẩy nhau phát triển hiệu quả. Việc
mượn những góc quay đẹp, cảnh trí hữu tình, các di tích lịch sử văn hóa trong các
bộ phim nổi tiếng để quảng bá du lịch, đó là cách làm thường thấy và rất hiệu quả
của du lịch nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng cách này hay cách khác điện ảnh
đang trở thành cầu nối thúc đẩy du lịch phát triển.

Tuy nhiên, để đạt được thành công trong quảng bá du lịch, Việt Nam cần chủ động
thực hiện các chiến dịch quảng bá hiệu quả và không nên trông chờ riêng vào các
bộ phim sẽ kéo khách du lịch đến Việt Nam. Bởi, sau khi những phim bom tấn,
nhét đầy túi các khoản tiền khổng lồ nhờ cơn địa chấn, sẽ nhanh chóng được xếp
vào kho. Vì vậy, làm cho hàng triệu triệu khán giả của màn ảnh đang ngỡ ngàng về
vẻ đẹp hoang sơ của một vùng đất đẹp và bí ẩn mong muốn xếp ba lô lên đường
khám phá, là trách nhiệm của các cơ quan quản lý du lịch (quảng bá điểm đến của
quốc gia) và các doanh nghiệp lữ hành (phát triển thương hiệu qua thuyết phục du

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

khách bởi các dịch vụ của mình). Vì vậy, có thể khẳng định phim ảnh ln là một

cách quảng bá tuyên truyền tốt nhất cho hoạt động du lịch
II) Tác động của điện ảnh đến cầu du lịch quốc tế

-Theo thống kê, 5% lượng du khách trên thế giới được gợi cảm hứng từ các bộ
phim. Chẳng hạn, những địa danh của New Zealand trên phim “Chúa tể của những
chiếc nhẫn” đều trở thành địa điểm du lịch hút khách. Ngành du lịch New Zealand
thống kê lượng du khách đến đây tăng thêm mỗi năm. Riêng địa danh làng
Hobbiton của Matamata trong “Chúa tể những chiếc nhẫn” đón khoảng 80.000 lượt
khách tham quan mỗi năm.
Từ khi ngành du lịch New Zealand kiếm bộn nhờ việc quảng bá hình ảnh qua phim
doanh thu tỷ USD nói trên, các nhà tiếp thị đã ráo riết khai thác cái gọi là “ngành
du lịch điện ảnh” - quảng bá du lịch dựa trên những địa điểm nổi tiếng trong phim
ảnh.
Trên thực tế, 3 triệu trong số 30 triệu khách nước ngoài đến Anh vì những cảnh
quay trong các bộ phim đình đám như “Harry Porter” (doanh thu 8,5 tỷ USD),
“Sherlock Holmes” (doanh thu hơn 1 tỷ USD) hay “Pride & Prejudice” (doanh thu
120 triệu USD). Địa điểm được ưa chuộng nhất là lâu đài Alnwick, nơi được chọn
để dựng cảnh trường phù thủy Hogwart trong bộ phim “Harry Porter” hay Công
viên Basildon, nơi nhiều phần của bộ phim “Pride & Prejudice” được quay.
Khi đạo diễn Ridley Scott thực hiện bộ phim bom tấn “Võ sĩ giác đấu” (Gladiator)
với các cảnh quay tại Đấu trường La Mã (Ý) và lập kỷ lục doanh thu phòng vé với
457 triệu USD, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách khắp thế giới.
Tuy nổi tiếng đã lâu, nhưng Angkor chỉ thật sự biến Campuchia thành điểm nóng
của ngành du lịch thế giới sau khi chính phủ nước này cho phép đồn làm phim
“Kẻ cướp lăng mộ” (Lara Croft: Tomb Raider) do siêu sao Hollywood Angelina
Jolie thủ vai chính, quay ngoại cảnh tại đền Ta Prohm. Phim thành công vang dội
với doanh thu 274 triệu USD và ngày sau đó làn sóng du khách thế giới đến
Campuchia đã tăng lên nhanh chóng.
Làn sóng Hàn với những danh thắng như đảo Jeju đã xuất hiện trong hầu hết các
bộ phim Hàn ăn khách như “Bản tình ca mùa Đơng”, “Nàng Dae Jang

Geum”...Những bộ phim truyền hình xứ kim chi ăn khách khơng chỉ mang về

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

doanh thu cực lớn cho nền điện ảnh nước này, mà còn mang đến doanh thu về du
lịch.
Các du khách từ Nhật Bản, Trung Quốc và cả dân Hàn thi nhau đến tham quan.
Trên thực tế, du khách đến khơng chỉ chiêm ngưỡng cảnh đẹp đã nhìn thấy qua
màn ảnh nhỏ, mà còn muốn nhớ lại những câu chuyện tình xúc động trên đã diễn
ra tại đây. Chính vì vậy, sự thành cơng của
Phim hài “Lạc lối ở Thái Lan” (Lost in Thailand) có hơn 30 triệu lượt người xem,
đạt doanh thu 1 tỷ 267 triệu nhân dân tệ ở Trung Quốc. Sau đó, du khách Trung
Quốc đổ về Thái Lan. Hiệu ứng đi kèm là năm 2013, ngành du lịch Thái Lan tăng
trưởng 10% nhờ bộ phim này.
Phần 2: Tác động của điện ảnh đến cung du lịch (trong nước và quốc tế)

I) Tác động của điện ảnh đến cung du lịch trong nước:
- Tại Việt Nam, khi bộ phim bom tấn Hollywood Kong: Skull Island (Kong: Đảo
đầu lâu) được quay tại Việt Nam. Lấy bối cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, yên
bình với những cánh rừng nguyên sinh, núi non trùng điệp, hang động tuyệt đẹp ở
vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ninh Bình, Quảng Bình… đã góp phần đưa hình ảnh
Việt Nam đến gần hơn với khán giả quốc tế. Nắm bắt thời cơ này, ngành du lịch
Việt Nam, đặc biệt là ba tỉnh nơi có địa điểm quay phim đã nhanh chóng xây dựng
hình ảnh du lịch.
- Quảng Bình: Trong số ba địa điểm mà đồn phim đến thực hiện các cảnh quay,
Quảng Bình có lẽ nhanh nhạy nhất. Ngay sau khi đồn phim rời đi, tỉnh đã lên kế
hoạch biến phim trường thành sản phẩm du lịch, cộng thêm những sản phẩm đã có
từ trước để thành một tổng thể phát triển ngành du lịch, vì vậy, lượng khách đến

Quảng Bình tăng cao so với Ninh Binh và Quảng Ninh.
- Ninh Bình: Khơng nhanh nhạy như Quảng Bình, khi bộ phim được cơng chiếu,
tỉnh Ninh Bình mới bắt đầu đưa ra kế hoạch phát triển du lịch dựa theo hiệu ứng
của phim. Ninh Bình đã cho xây mơ hình làng thổ dân như nguyên mẫu trong
phim. Có khoảng 40 túp lều được làm bằng tre, nứa được dựng lên. Ngồi ra, cịn
có nhiều vật dụng sinh hoạt, giá treo đồ, bếp… của thổ dân cũng được dựng lên để
du khách tham quan. Khu vực phim trường được dựng lại nằm trong khu quần thể
sinh thái Tràng An - Ninh Bình, đồng thời cũng là điểm cuối trong tour du lịch một

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

vòng Tràng An. Ngay sau khi xây dựng xong, lượng khách đổ về đây đã tăng đáng
kể.
- Quảng Ninh: sau khi bộ phim công chiếu, tỉnh cũng bắt tay vào xây dựng nhiều
chương trình du lịch khám phá các địa điểm của vịnh Hạ Long. Và đặc biệt, Bộ
VHTTDL đã mời đạo diễn Jordan Vogt Roberts làm đại sứ du lịch.
- Bên cạnh đó cịn có việc quảng bá du lịch thông qua các hoạt động bên lề liên
hoan phim Canes 2017 với nhiều gian hàng trưng bày các ấn phẩm du lịch, tiếp xúc
với một số nhà đầu tư, truyền thông… trao đổi, giới thiệu về du lịch Việt Nam,
cũng như mời gọi hợp tác, đầu tư
- Ngoài ra, nhiều hãng lữ hành trong nước như Saigontourist, Vietravel, Fiditour...
cũng triển khai tour khám phá các điểm đến được nhắc tới trong phim Kong. Trước
đây, Vịnh Hạ Long cũng đã được biết đến nhờ bộ phim Đông Dương (tên tiếng
Pháp: Indochine) của đạo diễn người Pháp RégisWargnier, công chiếu lần đầu năm
1992.Bộ phim sau khi công chiếu đã được đánh giá cao và được trao giải Oscar. Từ
đó, khách du lịch châu Âu, đặc biệt là du khách Pháp, khi đến Quảng Ninh, hầu
như không bao giờ họ bỏ qua cơ hội tham quanVịnh Hạ Long, trong đó có địa
điểm nơi diễn ra cảnh quay bộ phim Đơng Dương.

- Tiếp theo bộ phim “Đông Dương” là bộ phim “Người tình” của đạo diễn người
Pháp Jean Jacques Annauth, dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn
Marguarite Duras. Một trong những bối cảnh của phim, ngôi nhà cổ của ơng
Huỳnh Thủy Lê (ngun mẫu nhân vật nam chính trong tiểu thuyết “Người tình”)
hiện đã trở thành một điểm du lịch văn hóa đượcnhiều du khách tìm đến và được
Du lịch Đồng Tháp xây dựng, giới thiệu là một trong những điểm đến chính của du
lịch địa phương. Cùng với những bộ phim truyện của điện ảnh các nước được quay
tại Việt Nam, nhiều bộ phim truyện của các tác giả Việt Nam cũng đã rất chú trọng
khai thác những cảnh đẹp thiên nhiên và nét văn hóadân tộc độc đáo để hướng tới
hiệu quả quảng bá du lịch cho đất nước. Trong những bộ phim ấy, “Chuyện của
Pao” của đạo diễn Ngô Quang Hải (năm 2006) được coi là mốc son đối với du lịch
bởi lẽ chỉ một thời gian ngắn sau khi công chiếu, cao nguyên đá Hà Giang vốn
bình yên và trầm lặng bỗng hút khách.
II) Tác động của điện ảnh đến cung du lịch quốc tế:
-Việc quảng bá hình ảnh du lịch qua các bộ phim được nhiều nước trên thế giới
thực hiện từ lâu và rất hiệu quả. Có thể kể đến Hàn Quốc, Trung Quốc, New

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

Zealand, Mỹ, Anh, Nhật… Thực tế đã chứng minh, nhờ điện ảnh mà nhiều điểm
đến tại các tỉnh, thành phố trên thế giới đã trở nên nổi tiếng hơn, thu hút nhiều
khách du lịch đến tham quan hơn. Một số điểm du lịch vốn đã nổi tiếng sử dụng
các khía cạnh liên quan đến phim ảnh để thực hiện chiến lược tiếp thị, như Anh,
Mỹ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Ngành du lịch các nước đã tận dụng rất tốt
những lợi ích mà phim ảnh mang lại cho ngành du lịch, thành công trong việc
mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên. Một loạt các cách cải tiến sản
phẩm và dịch vụ trong các lĩnh vực khác như bán lẻ, ăn uống và lưu trú. Các sáng
kiến bao gồm các gói khách sạn với tour tham quan bối cảnh bao gồm: quà lưu

niệm, tour tham quan phim trường, thực phẩm và đồ uống theo chủ đề phim, và các
cơ hội nhiếp ảnh tại các địa điểm quay.
Một số ví dụ cụ thể như là:
1. Đảo Nami
- Đảo Nami là hịn đảo nằm ở phía bắc của dịng sơng Hán, được tạo ra do mực
nước dâng lên là kết quả của quá trình chia cắt hai miền Triều Tiên năm 1944. Thời
điểm ban đầu, đảo này là một bãi rác tập kết, đến năm 20o2 nhờ sự thành cơng
vang dội của bộ phim bản tình ca mua đơng mà hịn đảo được đưa vào phát triển
du lịch mạnh mẽ, hầu hết các địa điểm xuất hiện trên phim đều được đánh dấu lại
tại các nơi trên đảo để thu hút khách du lịch, các loại hình dịch vụ như uống soju
trong lồng bạc, ăn thịt nướng hay hoạt động đứng dưới đường cây ngân hạnh đều
được phát triển tối đa để cung ứng nhu cầu của khách du lịch. Cho đến năm 2006
nhờ sự phát triển của du lịch mà đảo này được đổi tên thành cộng hòa Naminara và
trở thành một trong những con gà để trứng vàng của nền du lịch Hàn Quốc, ngay
cả thủ tướng Nhật Bản cũng đã nói rằng ơng ganh tị với nhân vật chính trong phim
bởi phong cảnh quá đổi nên thơ của hịn đảo này.
2. Tháp truyền hình Namsan
- Nằm ngay giữa trung tâm Seoul và công viên Namsan nổi tiếng. Tồ tháp
Namsan được mở cho cơng chúng lần đầu tiên vào 15 tháng 10 năm 1980. Là một
trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất ở Seoul, khơng có gì ngạc nhiên
khi bộ phim truyền hình đình đám Vườn Sao Băng được quay tại Tháp Namsan,
tháp này là nơi đã diễn ra buổi hẹn hò lãng mạn giữa Jun pyo và Jan Di. Tháp
Namsan hay N Seoul Tower vốn là tháp truyền thông và quan sát ở Seoul. Và
được xây dựng từ năm 1969 trên đỉnh Namsan. Sau này do sự phát triển du lịch

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

mà cáp treo và các cửa hàng lưu niệm được mở ra. Nhiều khách tham quan có thể

đi cáp treo Namsan lên núi rồi đi bộ lên tháp. Tháp có cửa hàng quà và nhà hàng
ở tầng trệt. Du khách phải trả một khoảng phí để lên tháp. Có bốn đài quan sát
(đài quan sát thứ 4, nó là một nhà hàng xoay, quay với tốc độ 48 phút 1 vòng),
cũng như quầy cửa hàng và 2 nhà hàng. Một số thành phố của Seoul có thể quan
sát từ trên đỉnh. Nhờ du lịch phát triển mà hàng rào của tháp cũng trở thành hàng
rào tình yêu thu hút hoạt động treo móc khóa tình u của giới trẻ. Năm 2008,
Bảo tàng Teddy Bear được mở cửa tại tháp, với cây thông giáng sinh cao 7 mét
làm từ 300 gấu teddy để kỉ niệm ngày khánh thành. Nó trưng bày gấu teddy từ
xưa, nay và tương lai của Seoul, cũng như loại gấu đang thu hút tại Seoul, chẳng
hạn như Cheonggyecheon Stream, Myeongdong, Insadong, và Dongdaemun.
3. Wat Buppharam (hay còn được gọi là Wat Bupparam)
-Là một trong những ngôi đền được ghé thăm nhiều nhất của Chiang Mai. Wat
Buppharam từng xuất hiện trong cảnh quay của bộ phim Lost in Thailand của
Trung Quốc. Cũng vì liên quan đến bộ phim “Lost in Thailand”, du khách khi vừa
bước vào cổng sẽ được chào bằng tiếng Thái, nếu bạn không hiểu, người ta sẽ
tưởng rằng bạn là khách đến từ Trung Quốc và chào bạn bằng tiếng Hoa (vì sau khi
bộ phim nổi tiếng, rất nhiều khách du lịch người Hoa ghé thăm tại đây). Ngoài ra,
ngay từ ngoài cổng, bạn có thể thấy tấm standee nổi bật ghi tên bộ phim và những
hình ảnh cảnh quay liên quan đến ngôi chùa nên rất dễ dàng nhận ra. thời gian gần
đây, Wat Buppharam còn được đặt thêm một số thứ như chú vịt Donald hay các
nhân vật hoạt hình khác là quà tặng dành cho ngôi chùa.
- Hàn Quốc :
+ Thực tế cho thấy, việc quảng bá du lịch thông qua điện ảnh đã giúp nhiều quốc
gia hái được trái ngọt. Rõ nét nhất là Hàn Quốc. Sau 10 năm đặt mục tiêu “biến”
điện ảnh thành ngành công nghiệp giải trí số 1, họ đã tạo được hiệu ứng “Xem
phim Hàn, dùng đồ Hàn, đi du lịch Hàn” ở nhiều quốc gia khác.
+ Tháp Namsan là 1 trong 10 tháp truyền hình lớn nhất thế giới, đồng thời là “thiên
đường tình yêu” được nhắc đến trong nhiều bộ phim truyền hình lãng mạn của Hàn
Quốc, hàng năm thu hút lượt khách du lịch khổng lồ đến tham quan và treo “ổ
khóa tình u”. Thành phố Busan, được coi là kinh đô điện ảnh của Hàn Quốc, hơn

40% bộ phim của quốc gia này được quay tại đây. Thông qua những bộ phim, cảnh
quan của Busan được quảng bá khắp thế giới và trung bình mỗi năm thu hút

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

khoảng 10 triệu lượt người tới thăm. Nhờ đó, doanh thu từ du lịch cao hơn 14 lần
so với những hoạt động kinh tế khác của địa phương.
- Trung Quốc:
+ Phát triển mạnh các dòng phim cổ trang (Võ Tắc Thiên, Hoàng Kim Giáp, Bộ Bộ
Kinh Tâm, Tây Du Ký,...), qua đó kích cầu du lịch tại các danh lam thắng cảnh
được chọn làm địa điểm quay phim, nổi bật là 3 phim trường Hồnh Điếm, Vơ
Tích, Đơn Hoàng. Cầu Trường tại Tây Hồ (Hàng Châu – Trung Quốc) gắn với
chuyện tình Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài.
- Các quốc gia khác:
+ Cũng nhờ quảng bá du lịch qua phim, một năm Thái Lan thu gần 10 tỷ USD từ
du lịch; Nhờ các “siêu phẩm” điện ảnh mà Ấn Độ, New Zealand, Campuchia,
Pháp... kiếm được bạc tỷ cho du lịch.
+ Từ một khu chợ nghèo nàn không có sức hấp dẫn, khơng có tiềm năng thu hút
khách, khu ổ chuột ở Dharavi đã nhanh chóng lột xác trở thành điểm đến hấp dẫn
của Ấn Độ, bởi phim “Triệu phú ổ chuột” với bối cảnh chính quay tại Dhravi đã
giành giải Oscar năm 2009. Cũng như vậy, “Chúa tể những chiếc nhẫn” đã giúp
ngành du lịch New Zealand thu hút thêm hơn 4 triệu lượt khách chỉ trong một năm.
Năm 2014, khi phần tiếp theo mang tên “Hobbit” ra rạp, ngành du lịch New
Zealand đã xem đây chính là cơ hội thúc đầy phát triền du lịch quốc gia tiến tới 10
triệu du khách/năm.
Phần 3: Chứng minh qua các bộ phim

-Triệu phú ổ chuột (tên gốc: Slumdog Millionaire) là một bộ phim Anh của đạo

diễn Danny Boyle, do Christian Colson sản xuất, Simon Beaufoy viết kịch bản và
đồng đạo diễn tại Ấn Độ bởi Loveleen Tandan.Bộ phim được chuyển thể từ tiểu
thuyết Triệu phú khu ổ chuột xuất bản vào năm 2005 của tác giả và nhà ngoại giao
Ấn Độ Vikas Swarup. Triệu phú ổ chuột đã được đề cử 10 giải Oscar 2009 và
giành được 8 giải, nhiều nhất trong các bộ phim tham dự giải thưởng năm đó, bao
gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể hay nhất,
Biên tập phim Xuất sắc nhất, Hòa âm xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất,
Nhạc phim hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất. Bộ phim cũng giành được 5
Giải lựa chọn của Nhà phê bình (Critics' Choice Awards), 4 Giải Quả cầu vàng, và
7 Giải BAFTA, trong đó có Phim Xuất sắc nhất. Trong đó khu ổ chuột Dharavi nổi
tiếng từ phim "Slumdog Millionaire" đã vượt qua cung điện Taj Mahal trở thành

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

điểm đến được yêu thích nhất Ấn Độ, thu hút rất nhiều lượt khách đến tham quan.
Đó cũng là kết quả bình chọn của độc giả TripAdvisor. Ngồi ra, nơi này cũng góp
mặt trong top 10 trải nghiệm hàng đầu châu Á trong năm 2019. Với những cơ hội
trên thì người dân khu vực xung quanh nơi đây có thể mở những tour trải nghiệm
tại nhà của họ. Thúc đẩy việc kinh doanh và kế sinh kế cho người địa phương.

- Lost in Thailand là một bộ phim hài Trung Quốc năm 2012do Xu Zheng đạo diễn
và đồng biên kịchvới sự tham gia của Xu Zheng, Wang Baoqiang và Huang Bo.
Phim kể về ba người đàn ông Trung Quốc đi du lịch ở Thái Lan: hai nhà khoa học
cạnh tranh nhau để tìm kiếm ơng chủ của họ, và một du khách háo hức khám phá
đất nước này. Bộ phim đầu tay của đạo diễn Xu. Phim thu về hơn 200 triệu đơ la
Mỹ tại phịng vé Trung Quốc, trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại
tại Trung Quốc khi ra mắt. Đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên ở Trung Quốc thu về
hơn một tỷ nhân dân tệ, vượt qua Titanic đã kiếm được khoảng 975 triệu nhân dân

tệ khi ra rạp. Cùng với đó là kéo theo nền du lịch của thái lan tăng cao khi tiếp đón
một lượng lớn khách đến từ trung quốc. Thủ tướng Thái Lan Dinh-lắc đã tiếp đạo
diễn Từ Tranh và những người tham gia làm bộ phim này, cảm ơn phim "Đi lạc ở
Thái Lan" giúp tuyên truyền du lịch ở Thái Lan, và bày tỏ hoan nghênh càng nhiều
đạo diễn Trung Quốc đến quay phim ở Thái Lan. Vì phim thu hút du khách đến du
lịch ở địa điểm quay phim, đạo diễn phim được nhà lãnh đạo tối cao của Chính phủ
tiếp đón, phim "Đi lạc ở Thái Lan" là trường hợp đầu tiên. Cụ thể lượng khách du
lịchTrung Quốc đến Thái Lan đã tăng mạnh từ 2,8 triệu lên 4,6 triệu người vào
năm 2013, tăng gấp 4 lần so với năm 2012 giúp giá tour du lịch ở thái lan tăng
mạnh tại thời điểm đó

- Đơng Dương (tiếng Pháp: Indochine) là một bộ phim Pháp của đạo diễn Régis
Wargnier công chiếu lần đầu năm 1992. Lấy bối cảnh Việt Nam trong thời gian là
thuộc địa của Pháp, bộ phim là câu chuyện kể của Éliane Devries, một chủ đồn
điền cao su người Pháp, về những sự kiện xảy ra trong giai đoạn bà sống ở Việt
Nam.Bộ phim đề cập tới những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử nước ta vào
những năm cuối cùng nằm dưới ách đô hộ: từ cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sự lớn
mạnh của phong trào Cộng sản, mâu thuẫn giữa chính những người Pháp về việc
nên cố níu kéo quyền lợi thực dân thơng qua súng ống và ngục tù Côn Đảo hay sẽ
dần trao lại cho người Việt quyền tự chủ, rồi khép lại bằng Hiệp định Genève giúp
đặt dấu chấm hết cho sự hiện diện của người Pháp tại Việt Nam. Dàn diễn viên
chính của phim gồm Catherine Deneuve, Vincent Perez cùng diễn viên trẻ người
Pháp gốc Việt Phạm Linh Đan. Bộ phim sau khi công chiếu đã được đánh giá cao
và được trao Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất. Điều khiến đạo diễn Régis

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

Wargnier ngạc nhiên là bộ phim không chỉ được đón nhận tại Pháp mà cịn rất

thành cơng ở Mỹ. “Đông Dương không chỉ tác động đến người Pháp, mà đến cả
người Mỹ. Mặc dù, người Mỹ không liên quan trực tiếp tới chiến tranh VN trong
thời kỳ trước những năm 1950. Rất nhiều khán giả Mỹ đã xem phim, qua đó họ
khám phá được con người, đất nước, văn hóa, lịch sử VN. Đơng Dương khơng chỉ
hay về nội dung, thơng điệp mà cịn là tuyệt phẩm về mặt hình ảnh đất nước Việt
Nam với hàng loạt cảnh đẹp quagóc quay của người Pháp từ Vịnh Hạ Long tới
Tam Điệp, Đình Bảng, Huế, PhátDiệm... Theo ơng Trần Hùng Việt, Chủ tịch Hiệp
hội du lịch TP.HCM: “ĐôngDương khi được trình chiếu ở Pháp và các nước châu
Âu đã làm nhiều người ngạcnhiên. Khi đó, hình ảnh của một chiếc tàu buồm trên
Vịnh Hạ Long xuất hiện lên màn ảnh và một làn sóng khách du lịch châu Âu đến
Việt Nam để đi Hạ Long”. Với những người nước ngoài chưa từng đặt chân tới
Việt Nam, bộ phim chắc chắn là lời mời gọi không thể tốt hơn.

- Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (tên tiếng Anh: Dear brother) là phim điện ảnh
được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ phim
do Victor Vũ đạo diễn, được hợp tác sản xuất bởi Galaxy Media & Entertainment,
Saigon Concert, PS Việt Nam, Hãng phim Phương Nam & Truyền hình K+ với sự
đầu tư của Cục Điện ảnh Việt Nam. Phim là một câu chuyện đầy cảm xúc về quê
hương, về gia đình, về thời niên thiếu của mỗi người. Cậu bé Tường ngây thơ, đầy
tình thương trong khi Thiều là người anh trai ích kỷ, hẹp hịi đến tàn nhẫn. Bên
cạnh tình cảm anh em với những yêu thương, ghen ghét, đố kỵ, hối tiếc, ăn năn…
cịn là tình cảm bạn bè, kỷ niệm thời thơ ấu của lũ trẻ nhà quê nghèo ở miền Trung
cuối những năm 1980. Ở đó có những cuộc cãi vã, đánh nhau; những trò chơi trẻ
con thú vị; những giấc mơ cổ tích cơng chúa, hồng tử; những hờn giận vu vơ,
rung động đầu đời… Không chỉ dừng lại với chiến thắng trong lĩnh vực điện ảnh
mà theo đó "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" đã đánh thức tiềm năng vùng đất Phú
Yên bên cạnh trung tâm du lịch biển nổi tiếng Nha Trang - Khánh Hoà và Quy
Nhơn - Bình Định. Từ khi bộ phim "Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" khởi chiếu
với bối cảnh chính chủ yếu quay tại Phú Yên thì lượng khách đã tăng lên đột biến.
Chỉ trong 2 tháng, 10 và 11 năm 2015, hơn 130.000 lượt du khách đến Phú Yên,

tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2014. Chính vì lẽ đó, UBND tỉnh Phú n đã
mời cả ê kíp đoàn phim về để giao lưu cùng người dân địa phương, đồng thời
ngành Du lịch còn thẳng thắn trao đổi với đạo diễn Victor Vũ rằng do "Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh" với bối cảnh chính muốn khắc họa rõ nét vùng quê của các
tỉnh miền Trung nên nhiều cảnh trong phim còn chung chung, nhiều địa danh nổi
tiếng, đặc trưng của Phú Yên như: núi Nhạn, Gành đá Đĩa, đầm Ô Loan... vẫn chưa

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

được khai thác hết, qua đó đề nghị đạo diễn này sớm xem xét và quay thêm một tác
phẩm điện ảnh nữa có sử dụng bối cảnh tại Phú Yên cùng hứa hẹn sẽ được địa
phương hỗ trợ tích cực. Qua đó, cho thấy sự năng động của ngành Du lịch Phú Yên
trong việc tận dụng độ “hot” của đạo diễn Victor Vũ để tạo thêm nhiều cơ hội,
nhằm quảng bá, thu hút đầu tư vào ngành du lịch.

Phần 4: Một số tác động tiêu cực đến cung cầu trong du lịch của điện ảnh

- Các nhà quản lý nhà nước về du lịch chưa có chiến lược quảng bá hình ảnh cho
điểm đến phù hợp. Hầu hết các hoạt động hợp tác làm phim trước đây chỉ mang
tính riêng lẻ, độc lập, chưa khai thác hết tiềm năng điện ảnh trong nước và chưa tận
dụng được tiếng vang từ các bộ phim quảng bá hình ảnh Việt Nam.

- Chưa có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, dịch vụ phụ trợ ngành du lịch cho một số
vùng vì vậy rất cần có những tính tốn để đón đầu khi thời gian tới dự báo lượng
khách nước ngồi tìm đến các thắng cảnh trong phim để khám phá, trải nghiệm
ngày một đông hơn. Các hãng lữ hành cần xây dựng tour ,tuyến, liên tuyến; chuẩn
bị đội ngũ hướngdẫn viên giỏi ngoại ngữ,kỹ năng, kiến thức chuyên môn; tăng
cường tiếp thị quảng bá tour có các điểm đến trong phim, kết hợp với quảng bá bộ

phim tới các đối tác nước ngoài.Ngành du lịch và các địa phương cần chuẩn bị tốt
về cơ sở vật chất, dịch vụ phụ trợ phục vụ du khách như: ăn uống, phòng nghỉ, con
người và bảo đảm chất lượngdịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế… để đón tiếp và phục
vụ khách chu đáo, khơng để xảy ra tình trạng tiêu cực, phản cảm, ảnh hưởng xấu
đến du lịch.

- Chưa thu hút cũng như chưa có được nhiều chính sách tạo điều kiện cũng như hỗ
trợ nhà làm phim. Để có thể tận dụng và phát huy được hiệu quả của các bộ phim
mang lại cho du lịch, cần sự quan tâm và đầu tư cho các dự án, cụ thể là vốn, nhân
lực, thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các nhà làm phim tạo ra sản phẩm tốt.
Đối với các nhà làm phim nước ngồi chúng ta vẫn cịn chưa đơn giản các thủ tục
cấp phép, chính sách ưu đãi thuế còn giới hạn cũng khiến các nhà quay phim nước
ngồi cịn e ngại. Ngồi ra Để thu hút các nhà làm phim trong và ngoài nước, các
cơ quan chức năng cần phải thường xuyên tham dự các triển lãm phim, và mang ấn
phẩm phim tới triển lãm du lịch tranh thủ các cơ hội để giới thiệu và tạo quan hệ
tại các liên hoan phim trong nướcvà quốc tế; thu hút liên doanh liên kết quốc tế;
tạo thuận lợi cho các đoàn làm phim liên kết làm phim tại Việt Nam; tổ chức khảo
sát các địa điểm có tiềm năng lớn đối với phim trường và lập thành danh mục theo
từng thế mạnh của các địa điểm để thuận tiện trong việc quảng bá tới các hãng
phim truyền hình khi có điều kiện.

Downloaded by Heo Út ()

lOMoARcPSD|9234052

Bảng đánh giá thành viên trong nhóm

Tên Phần % Phần bài làm
Dương Thị Hằng - 5839 100% Phần 1
Trần Phước Minh Huy - 6138 100% Phần 1

Nguyên Thành Đạt - 2795 100% Phần 1
Đặng Thị Giáng Hương - 8059 100% Phần 1
Lê Nguyễn Thảo Nguyên - 4310 100% Phần 1
Nguyễn Thị Hồng Nhung - 0242 100% Phần 2
100% Phần 2
Lê Đức Long - 5122 100% Phần 2
Nguyễn Thị Hạnh Nhơn - 6102 100% Phần 2
100% Phần 2
Tăng Ngọc Vỹ Uyên - 2891
Nguyễn Ngọc Anh Quyên - 100% Phần 3+4
100% Phần 3+4
1637
Tạ Ngọc Tú - 7515 100% Phần 3+4
Bùi Long Cao Trí - 4351 100% Phần 3+4
100% Phần 3+4
(leader)
Võ Mạnh Khang - 4345
Nguyễn Quang Huy- 6040
Nguyễn Thành Huy- 7281

Downloaded by Heo Út ()


×