Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài thi Biện pháp Giáo viên giỏi môn Tin học Một số phần mềm dạy học phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.02 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THPT HUỲNH PHI HÙNG

BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM DẠY HỌC

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH

Giáo viên: Trịnh Hoàng Đa
Dạy môn: Tin học

Năm học 2023 - 2024


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT HUỲNH PHI HÙNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trần Văn Thời, ngày 20 tháng 02 năm 2024

Tên biện pháp: Sử dụng một số phần mềm dạy học phát huy tính tích cực của học
sinh

1. Lý do chọn đề tài:
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá
XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế thì định hướng giáo dục của chúng ta chuyển từ hướng nội dung sang
hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Toàn Đảng, toàn xã hội ta đã và
đang tích cực thực hiện Nghị quyết này. Đặc biệt là Ngành giáo dục, để thực hiện có
hiệu qủa Nghị quyết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều giải pháp cụ thể.


Trong đó, cải cách giáo dục, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học là
các giải pháp mang tính quyết định.
Các phương pháp dạy học tích cực được Bộ Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên thông qua các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn chuyên
môn. Song, trong thực tế giảng dạy, giáo viên cần chủ động, sáng tạo tìm ra các
phương pháp mới hoặc áp dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng, từng
hoạt động cụ thể. Ngồi ra, giáo viên cũng cần tìm hiểu sâu hơn về các công cụ, biện
pháp, phương pháp giúp học sinh phát huy được tính tích cực để học sinh có thể tự
hình thành cho mình các phẩm chất, năng lực trong bài học. Và một trong số các biện
pháp mà tôi đã và đang áp dụng cho học sinh các lớp đang dạy của mình đó là biện
pháp "Sử dụng một số phần mềm dạy học phát huy tính tích cực của học sinh".
Biện pháp này là tổng hợp một vài phần mềm tơi đã áp dụng có hiệu quả, gây
được sự hứng thú cho học sinh trong tiết học, học sinh chủ động trong các hoạt độngv
học tập, học sinh có thể tự tra cứu thơng tin, tư duy và đưa ra các chính kiến của mình,
các phần mềm này đã hạn chế được việc thụ động nhận kiến thức từ người dạy như các
phương pháp giảng dạy trước đây.
Một điểm nữa mà tôi rất hay sử dụng biện pháp này khi giảng dạy đó là xu thế
sử dụng các thiết bị cơng nghệ như máy tính, điện thoại thơng minh để giảng dạy và
học tập. Do đa phần học sinh hiện nay thích được sử dụng điện thoại để tra cứu thơng
tin, tìm kiếm các học liệu phục vụ học tập.
2. Nội dung các biện pháp:
Trong nội dung biện pháp này, tôi sẽ trình bày một số phần mềm, cơng cụ hỗ
trợ dạy học giúp học sinh tích cực hơn trong các nhiệm vụ học tập. Tất cả những phần
mềm này đều là hệ thống phần mềm trực truyến, sử dụng thông qua trình duyệt
Internet vì vậy giáo viên khơng cần cài đặt, chỉ cần nhấp vào link là có thể sử dụng
được. Vì vậy, để sử dụng được các phần mềm này giáo viên và học sinh cần phải có
kết nối Internet, máy tính hoặc các thiết bị thơng minh có trình duyệt web. Biện pháp
tôi nêu ra trong bài viết này khơng trình bày cụ thể hướng dẫn từng bước sử dụng
chương trình vì những phần mềm này rất dễ sử dụng và có hỗ trợ giao diện tiếng Việt.
Thay vào đó, tơi tập trung vào định hướng sử dụng phần mềm như thế nào, áp dụng

vào bài dạy như thế nào để đạt hiệu quả và tôi cũng đưa ra đánh giá ưu nhược điểm
của từng phần mềm để người đọc có thể lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp nhất.

Trang 1

Mặt khác, trong bài viết này tơi cũng phân tích các kết quả cụ thể đã đạt được
sau khi áp dụng biện pháp này. Ngoài kết quả đã được đo lường định lượng nêu trong
bài viết, có những tác động tích cực đến thái độ học tập, động cơ và động lực học tập
của các em nhưng giới hạn trong bài viết này tơi khơng thể phân tích hết và đây là vấn
đề cần phải nghiên cứu thêm ở các bài viết khác. Sau đây là ba phần mềm nổi bật giúp
giáo viên có một bài dạy tạo được hứng thú cho học sinh từ tiến trình khởi động, hình
thành kiến thức đến luyện tập và vận dụng.

2.1. Sử dụng phần mềm Mentimeter:
2.1.1. Giới thiệu về Mentimeter:
Mentimeter là một phần mềm khảo sát trực tuyến cho phép người dùng lấy ý
kiến từ những người tham gia nhanh chóng, trực quan. Ngồi ra, Mentimeter cịn có
thể tạo câu hỏi trắc nghiệm khách quan hiệu quả.
Link sử dụng phần mềm Mentimeter: />
Hình 1. Phần mềm Mentimeter
2.1.2. Ứng dụng vào giảng dạy:
Với Mentimeter giáo viên dễ dàng tạo các câu hỏi lấy ý kiến nhanh từ học sinh.
Ứng dụng vào các trường hợp như khảo sát kiến thức của các em học sinh trong lớp
hoặc giáo viên đưa ra một vấn đề mở để lấy ý kiến đa chiều từ các góc nhìn khác nhau
của học sinh. Một điều thú vị mà Mentimeter kích thích học sinh tích cực tham gia
hoạt động học tập đó là tính ẩn danh khi cho ý kiến. Học sinh yếu kém cũng tự tin
tham gia ý kiến, không e dè vì trả lời sai.
Khuyến nghị: giáo viên có thể ứng dụng Mentimeter vào phần khởi động hoặc
hình thành kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2.1.3. Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm:
+ Tạo các thuyết trình tương tác mạnh mẽ thông qua các cuộc khảo sát, câu đố,
và đánh giá trực tiếp.
+ Phân tích được kết qủa theo thời gian thực với biểu đồ trực quan dễ hiểu và
có thể chia sẻ kết qua cho người tham gia.

Trang 2

+ Phần mềm có thể kết xuất dữ liệu ra Pdf, Excel để lưu trữ kết quả dùng cho
nghiên cứu, phân tích, đánh giá sau này.

- Nhược điểm:
+ Mentimeter là một hệ thống phần mềm miễn phí với đầy đủ các tính năng cơ
bản để người dùng bình thường sử dụng trong các nghiệp vụ thơng thường. Tuy nhiên,
với các tính năng cao cấp hơn hoặc số lượng câu hỏi nhiều hơn thì người dùng phải trả
phí.
+ Đây là phần mềm trực tuyến nên muốn sử dụng bắt buộc phải có kết nối
Internet, tốc độ load phần mềm phụ thuộc vào tốc độ mạng.
2.2. Sử dụng phần mềm Padlet:
2.2.1. Giới thiệu:
Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng trình bày các ý tưởng, các suy
nghĩ về một chủ đề nào đó. Padlet có giao diện trực quan, dễ sử dụng, hỗ trợ hình ảnh,
âm thanh, video rất tốt. Người dùng cịn có thể tương tác thơng qua các hành động
như: thích, bình luận, chấm điểm,... cho từng bài viết.
Link sử dụng Padlet: />
Hình 2. Phần mềmPadlet
2.2.2. Ứng dụng vào giảng dạy:
Giáo viên có thể sử dụng padlet để nêu vấn đề, gợi mở các hướng giải quyết để
học sinh vào trình bày chính kiến của mình, giáo viên có thể dựa vào số lượt thích,
hoặc các bình luận để khai thác sâu thêm những vấn đề mà các em quan tâm nhưng

chưa nắm rõ. Giáo viên cũng có thể sử dụng Padlet để lưu lại những khái niệm, định
nghĩa hay ghi chú những vấn đề cần ghi nhớ để học sử có thể xem lại sau bài học.
Khuyến nghị: giáo viên sử dụng Padlet cho các hoạt động hình thành kiến thức
hoặc vận dụng.
2.2.3. Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Giáo viên và tất cả học sinh làm việc cùng một lúc, các ý kiến làm cùng một
chỗ, nhóm này thấy ý kiến các nhóm khác.
+ Học sinh có thể trình bày và trang trí tường của mình sao thật đẹp và bắt mắt
+ Tính hiệu quả và ứng dụng cao.

Trang 3

+ Đa dạng nội dung trình bày từ hình ảnh,video,...
+ Giao diện đẹp mắt,dễ nhìn,dễ sử dụng
- Nhược điểm:
+ Vì đây là cơng cụ học tập trực tuyến nên muốn áp dụng yêu cầu bắt buộc là
phải có thiết bị kết nối mạng Internet.
+ Khó có thể kiểm sốt được thông tin.
+ Tuy là phần mềm miễn phí nhưng giới hạn một số chứng năng và giới hạn số
padlet, muốn sử dụng đầy đủ tất cả tính năng thì phải trả phí.
2.3. Sử dụng phần mềm Quizizz:
2.3.1. Giới thiệu:
Phần mềm Quizizz là nền tảng giáo dục online cho phép người dùng tự tạo hoặc
sử dụng những trò chơi học tập có sẵn. Những trị chơi mang tính tương tác cao, kết
hợp việc giải trí và tiếp thu kiến thức giúp học sinh trở nên hào hứng hơn với lớp học.
Quizizz có thể được ứng dụng cho học sinh ở mọi độ tuổi, từ mẫu giáo tới đại
học nhờ kho trò chơi đa dạng chủ đề và thể loại.
Link sử dụng quizizz: />
Hình 3. Phần mềm Quizizz

2.3.2. Ứng dụng vào giảng dạy:
Giáo viên có thể sử dụng Quizizz để tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm với cách
chơi vui nhộn, vừa học vừa chơi với nhiều hình thức tổ chức trị chơi khác nhau. Học
sinh tham gia có thể tương tác như các game vui nhộn.
Giáo viên cũng có thể sử dụng Quizizz để tạo ra các cuộc thi, các bài kiểm tra.
Kết quả các cuộc thi, kiểm tra đều có thể xuất ra Excel, Pdf,... Bảng kết quả có cả điểm
số, thống kê số lượt đúng/sai từng câu hỏi, thống kê theo nhiều tiêu chí giáo có thể căn
cứ vào đó đánh giá mức độ đạt được của các em.
Một tính năng mới được bổ sung rất thú vị của Quizizz đó là sử dụng AI để tự
động tạo thêm các câu hỏi tương tự các có sẵn trong bài dạy giúp giáo viên có thể tiết
kiệm được thời gian tạo câu hỏi và giúp giáo viên đa dạng các câu hỏi của mình trong
cùng chủ đề bài dạy.
Khuyến nghị: Giáo viên có thể sử dụng Quiziz cho hoạt động Luyện tập trong
tiến trình dạy học của mình hoặc sử dụng Quiziz để kiểm tra, đánh giá học sinh.
2.3.3. Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:

Trang 4

+ Dễ sử dụng: ới giao diện đơn giản và màu sắc bắt mắt, mọi người sẽ dễ dàng
sử dụng Quizizz để tạo các trị chơi, bài tập mà khơng gặp q nhiều khó khăn

+ Đa dạng: Quizizz phù hợp với tất cả mọi mơn học và mọi lứa tuổi học sinh.
Giáo viên có thể linh động thay thế chủ đề, các câu hỏi cho các mơn học mà mình
giảng dạy.

+ Hỗ trợ cơng thức tốn: Một điều đặc biệt của Quizizz là có thể viết các cơng
thức Tốn, tính năng này giúp thầy cơ giảng dạy các mơn tự nhiên sẽ dễ dàng tạo trị
chơi của mình.


+ Hình ảnh và âm thanh sơi động: Quizizz cho phép ta chèn hình ảnh và video
giúp trị chơi càng trở nên sinh động hơn. Bên cạnh đó, cịn có âm thanh xuyên suốt trò
chơi và các điểm thưởng trong trò chơi hấp dẫn.

+ Mẫu trị chơi có sẵn: Quizizz sở hữu thư viện trò chơi khổng lồ giúp nhiều
giáo viên tạo trò chơi mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian, chỉ cần chọn ra trị
chơi mình muốn và chia sẻ cho học sinh.

- Nhược điểm:
+ Cũng giống như các phần mềm trên, Quizizz cũng cần có kết nối Internet khi
sử dụng.
+ Hệ thống Quizizz với lượng người dùng rất lớn nên hệ thống đôi lúc bị chậm
do lượng truy cập lớn.
+ Nếu sử dụng Quizizz vào kiểm tra đánh giá thì giáo viên cần kiểm sốt việc
làm bài hộ, cần tạo ngân hàng câu hỏi lớn và xáo trộn các câu hỏi để tránh việc sử
dụng các tài liệu tham khảo khi làm bài.
3. Kết quả thực hiện biện pháp:
Thông qua việc ứng dụng một số phần mềm đã nêu trên tôi nhận thấy học sinh
các lớp tơi giảng dạy tích cực hơn trong các hoạt động học tập. Các em đặc biệt hào
hứng với cách vừa học vừa chơi của Quiziz. Những học sinh lười học nhận thấy các
bạn khác vào học rất vui nên các em cũng vào tham gia các hoạt động học tập. Những
học sinh yếu kém khi sử dụng các phần mềm này đã có thể tham khảo ý tưởng, hiểu
biết của các bạn khác để học hỏi và tự tìm hiểu thêm kiến thức.
Qua việc sử dụng các phần mềm nêu trên 100% các em học sinh buộc phải hoạt
động, hạn chế được làm việc riêng trong lớp học và tránh được tình trạng các em nhàm
chám, buồn ngủ khi sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống.
Về kết quả học tập, sau khi ứng dụng các phần mềm trên, kết quả học tập của
các học sinh có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là các em lười học, học sinh yếu kém.
Kết quả chi tiết thực hiện biện pháp mà tôi đưa ra trong đề tài này được thể hiện
dưới các bảng sau (Phương pháp thực hiện các bảng là thống kê quan sát đếm số

lượng, thống kê lấy ý kiến từ học sinh và Kết quả học tập của các em học sinh sau khi
kết thúc học kỳ 1 năm học 2023- 2024. Các lớp giảng dạy: 11C1, 11C2, 11C3, 11C4,
11C9. Tổng số học sinh: 156)

Tiêu chí thống kê Giảng dạy Giảng dạy
CĨ áp dụng
Số lượng học sinh khơng chú ý bài học biện pháp KHÔNG áp
Số lượng học sinh tích cực tham gia vào các trong đề tài
hoạt động học tập dụng các biện
0
156 pháp trong đề

tài

14

18

Trang 5

Số lượng học sinh hứng thú với bài dạy 144 94

Số lượng học sinh tự tra cứu, tham khảo các 125 78

nguồn tài liệu để hoàn thành các hoạt động

học tập

Số lượng học sinh mong muốn tham gia 47 16


thêm các hoạt động học tập tương tự (hoặc

mong muốn thêm lượt chơi, lượt thi sau khi

hoạt động học tập kết thúc)

Bảng 1. Bảng kết quả có sử dụng biện pháp

Lớp Sĩ số Năm học 2022- 2023 Học kỳ 1 (2023- 2024)

11C1 Tốt Khá Đạt Chưa đạt Tốt Khá Đạt Chưa đạt
11C2
11C3 24 17 7 0 0 22 2 0 0
11C4
11C9 28 2 21 5 0 8 19 1 0
Tổng
29 6 15 7 1 26 3 0 0

30 4 22 4 0 23 7 0 0

45 22 15 7 1 37 7 1 0

156 0 0 0 0 0000

Bảng 2. So sánh kết quả học tập sau khi áp dụng biện pháp

4. Kết luận:
Qua "Biện pháp Sử dụng một số phần mềm phát huy tính tích cực của học sinh"
tơi đã trình bày một số phần mềm và định hướng sử dụng chúng như thế nào để mang
lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

của học sinh. Đề tài này tuy không hướng dẫn cụ thể từng bước thực hiện nhưng tôi đã
đưa ra khuyến nghị sử dụng cho từng hoạt động với từng phần mềm. Ngịai ra, tơi
cũng đưa ra các đánh giá với các bảng số liệu cụ thể. Tuy chưa áp dụng được trên diện
rộng nhưng thông qua khảo sát một số lượng nhất định tơi đã thấy được tính hiệu quả,
tính khả thi khi áp dụng biện pháp vào đại trà.
Ngoài các phần mềm mà tơi đã trình bày trên, hiện nay trên thị trường cịn có
rất nhiều phần mềm có tính năng tương tự như: Kahoot (tương tự Quzzizz), ClassIn
(tương tự Padlet), Vevox (tương tự Mentimeter)... Đặc biệt, còn rất nhiều phần mềm
hỗ trợ các nghiệp vụ giảng dạy khác như: WhiteBoard (Bảng tương tác ảo), Parley (Hỗ
trợ hoạt động thảo luận), Flipgrid (Hỗ trợ bài tập dự án), Mural (Hỗ trợ họp trực
tuyến).... Mặc dù, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giảng dạy như vậy nhưng tôi khuyến
nghị giáo viên không nên lạm dụng quá nhiều phần mềm mà hãy lựa chọn phần mềm
phù hợp với từng họat động, phù hợp với học sinh và phù hợp cả với khả năng ứng
dụng của giáo viên. Và tôi xin nhấn mạnh một điều đó là "ứng dụng các phần mềm,
cơng cụ hay cơng nghệ gì đi chăng nữa thì yếu tố quyết định thành công trong giảng
dạy vẫn là con người".
Trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng biện pháp này vào giảng dạy tơi đã tìm
hiểu tài liệu, tư liệu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp rất nhiều. Tuy vậy, khi trình
bày biện pháp này khơng tránh khỏi những sai sót, những góc nhìn cá nhân chưa thể
hiện sự đa chiều, tồn diện. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy/cô và người
đọc./.

Trang 6


×