Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Biện pháp rèn chữ cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.27 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TIỂU HỌC ….

BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC
SINH LỚP 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

Tác giả/đồng tác giả : …
Trình độ chun mơn: …
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: ….

, ngày thán g năm 2022

MỤC LỤC

1. Tình trạng giải pháp đã biết..........................................................................................3
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.....................................4
2.1. Mục đích của biện pháp.............................................................................................4
2.2. Nội dung các giải pháp..............................................................................................5
2.2.1. Cách thực hiện.........................................................................................................5
2.2.2. Các bước thực hiện.................................................................................................5
Bước 1: Giáo viên khảo sát nắm bắt tình chữ viết của học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh
có niềm đam mê với chữ viết............................................................................................5
Bước 2: Hướng dẫn học sinh luyện viết..........................................................................5
Bước 3: Tổ chức cho lớp tham gia các phong trào thi đua; Áp dụng mơ hình trường học
hạnh phúc, tổ chức các buổi ngoại khóa sinh nhật, nhằm tạo tinh...................................7
2.2.3. Điều kiện để thực hiện............................................................................................7
2.3. Tính mới của giải pháp..............................................................................................8
3. Khả năng áp dụng của biện pháp............................................................................8
4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp..........8
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu....................................9


6. Các thông tin cần được bảo mật: Không....................................................................10
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................................10
8. Tài liệu kèm theo.........................................................................................................11

3

MƠ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN

1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Ơng cha ta thường nói: “ Nét chữ nết người”. Vì vậy việc rèn chữ viết cho

học sinh đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Chữ viết đẹp rèn cho học sinh những

phẩm chất đạo đức tốt, tính cẩn thận, nhẫn nại, có tinh thần kỷ luật cao, có tính

thẩm mĩ. Song hiện nay vẫn cịn một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm

đến chữ viết của con em mình mà chỉ chú trọng vào việc rèn kiến thức. Đối với

thầy cơ, trong đó có tôi, những năm trước đây việc rèn chữ viết cho các em đã

được quan tâm, thầy cơ nhiệt tình giảng dạy, trong các tiết dạy ln có những chữ

mẫu để học sinh quan sát và dùng các phương pháp giảng giải, gợi mở và cũng đã

đạt được những hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên những phương pháp đó chưa

thật sự sát sao đến từng đối tượng học sinh, cách dạy cịn mang tính áp đặt chưa


có tính sáng tạo, chưa thật sự phát huy được năng lực học sinh nên dẫn đến tình

trạng chữ viết của một số học sinh còn thiếu nét chưa đúng độ cao, độ rộng của

từng chữ, học sinh rèn viết thiếu kiên trì, khơng hứng thú vẫn còn diễn ra ở khá

nhiều trường, nhiều lớp và khá nhiều học sinh. Qua khảo sát chất lượng đầu năm

về chữ viết với kết quả như sau:

Bảng 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH MỘT SỐ LỚP KHỐI

1

THỜI ĐIỂM THÁNG 9/20

Lớp Tổng Chưa đạt Viết đúng Viết đẹp

số HS yêu cầu

1A 40 20 50% 15 37,5% 5 12,5

1B 40 23 57,5% 12 30% 5 12,5%

1C 41 27 65,9% 10 24,4% 4 9,7%

Tổng 121 70 57,9% 37 30,6% 14 11,5%

Từ bảng phân loại đánh giá trên cho thấy, chữ viết của hs lớp 1 chưa đạt yêu
cầu là do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố:


* Các lỗi thuộc về giáo viên:
- Do trình độ giáo viên còn hạn chế, chưa hiểu rõ cấu trúc âm tiết, đặc điểm
ngữ âm tiếng Việt.
- Do giáo viên nói ngọng; ý thức tự rèn luyện mình, tự học hỏi chưa cao.

Đọc mẫu chưa chuẩn.
- Tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh chưa cao, chưa quan
tâm đầy đủ tới các đối tượng học sinh. Việc sửa lỗi cho học sinh chưa cụ thể và
rõ ràng, chưa phân loại lỗi, chưa có kế hoạch sửa cho từng loại lỗi.
* Các lỗi thuộc về học sinh:
Chủ yếu là do học sinh mới làm quen với môi trường học tập, mới tập viết
chữ.
- Nhiều em cầm bút chưa đúng.
- Một số em chưa hiểu kĩ thuật viết chữ: còn viết ngược, ko đúng dòng,
đúng đường kẻ,....
- Chưa có thói quen ngồi viết đúng tư thế.
- Chưa có ý thức rèn luyện.
Một số em nhận thức cịn chậm, chưa nắm được cấu tạo chữ, khơng theo kịp
các bạn.
- Tuổi các em hiếu động, đu đẩy trong khi viết bài, chưa biết giữ gìn vệ sinh,
tay chân bẩn, tẩy xóa….
- Vốn từ của các em cịn ít, chưa hiểu nghĩa của một số từ nên dễ viết sai *
Các lỗi thuộc về gia đình học sinh:
- Do cách phát âm của ông bà, cha mẹ hoặc những người gần gũi với học
sinh chưa chuẩn, nói ngọng.
- Khơng ít gia đình hiện nay chưa quan tâm thực sự đến việc học tập của con
em mình. Coi việc học tập, dạy dỗ phó mặc cho nhà trường, theo kiểu “ Trăm sự
nhờ cô”.
Đứng trước thực trạng của vấn đề đã nêu trên tôi mạnh dạn thực hiện và trình

bày: “ Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh.
2. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích của biện pháp.
Tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh trong nhà trường và các trường
Tiểu học trên địa bàn thành phố. Từ đó đưa ra biện pháp rèn chữ viết cho học
sinh góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của các em. Biện pháp này
được xây dựng nhằm giúp giáo viên có những phương pháp dạy học tích cực,
sáng tạo trong việc rèn chữ viết cho học sinh nhằm hạn chế tối đa về cách viết
chữ chưa đúng,

chưa đẹp. Rèn cho học sinh tính kiên trì, cẩn thận, kỷ luật và óc thẩm mĩ. Ngồi
ra cịn giúp học sinh có cách học phát triển năng lực có những tư duy sáng tạo
trong viết chữ.

2.2. Nội dung các giải pháp
“Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục học sinh.
2.2.1. Cách thực hiện:
Tôi đã xác định, phân loại đối tượng cần được rèn luyện chữ viết, đổi mới
phương pháp dạy học linh hoạt, sát đối tượng học sinh.
Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê, tinh thần quyết tâm rèn chữ viết. Tổ
chức cho học sinh tham gia các phong trào thi đua chữ đẹp, các buổi ngoại khóa
nhằm tạo tinh thần tốt trong việc học tập, rèn luyện chữ viết.
2.2.2. Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên khảo sát nắm bắt tình chữ viết của học sinh. Bồi dưỡng
cho học sinh có niềm đam mê với chữ viết.
- Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chữ viết học sinh kết hợp với quan sát
chữ viết của các em hàng ngày. Bên cạnh đó tơi đã phối kết hợp với thầy cô giáo
bộ môn, với học sinh và phụ huynh học sinh nắm bắt sát tình hình đối tượng học

sinh trong lớp. Từ kết quả khảo sát tôi xây dựng kế hoạch cụ thể phân hóa đối
tượng để giúp đỡ học sinh cịn hạn chế về chữ viết chưa đúng, chưa đẹp và bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu chữ viết thơng qua các buổi học hàng ngày.
- Trong các giờ rèn luyện chữ viết tôi luôn là người thổi hồn, là người tạo đà
cho các em hứng khởi, say sưa rèn viết chữ, khuyến khích học sinh kịp thời.
Trước khi vào giờ học tôi thường dùng phương pháp kể chuyện nêu gương
Tôi cho học sinh nghe các câu chuyện về các tấm gương kiên trì, quyết tâm rèn
luyện chữ viết như tấm gương Cao Bá Qt, tấm gương Nguyễn Ngọc Ký. Ngồi
ra tơi cịn cho học sinh quan sát những bài luyện viết chữ đẹp của các anh chị lớp
trên hay bài của giáo viên được chiếu lên màn hình trong các giờ Tiếng Việt,
nhằm khơi dậy lòng mong muốn của bản thân các em. Hoặc khởi động giờ học
bằng các bài hát, bài thơ về chữ với hình ảnh ngộ nghĩnh đáng u.,..Từ đó học
sinh hứng khởi say sưa viết chữ.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh luyện viết.

a, Phương pháp: Có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong dạy viết,

bản thân tôi luôn sử dụng ba phương pháp chính đó là: Phương pháp trực
quan, phương pháp kể chuyện và phương pháp nêu gương.

b. Hướng dẫn học sinh cách nắm cỡ chữ của nhóm chữ thường, nhóm
chữ hoa, chữ số.
Hướng dẫn học sinh quan sát, theo dõi để nắm được các nét cơ bản, độ cao độ
rộng 29 chữ cái, chữ số học kỳ 1 của ở lớp 1, chữ cỡ nhỏ và các quy định về chữ
viết. Khi bước vào lớp 1, học sinh cịn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với chữ
viết nên tơi đã hướng dẫn học sinh viết theo nhóm chữ.
Nhóm chữ có độ cao 1 đơn vị : o, ô, ơ, u, ư, e, ê ,a, ă, â, i, n, m, x.
Nhóm chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
Nhóm chữ có độ cao 1,5 đơn vị: t.
Nhóm chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, p, q.

Nhóm chữ có độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y
Ngay từ buổi đầu dạy viết ở lớp 1, tôi thực hiện viết mẫu hoặc cho học sinh
quan sát video để các em ghi nhớ sâu và lâu học sinh phải tự nhận ra độ cao, độ
rộng khi viết chữ cỡ nhỏ, theo nhóm chữ như sau:
Nhóm chữ có độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, u, ư, e, ê , a, ă, â, i, n, m, x,
Nhóm chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s
Nhóm chữ có độ cao 1,5: t
Nhóm chữ có độ cao 2 đơn vị: d,đ,p,q Nhóm
chữ có độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y
c. Hướng dẫn viết chữ:
+ Trong các buổi học đầu khi học sinh mới đến lớp tôi luôn hướng dẫn tư thế
ngồi viết, cách cầm bút và cách viết. Sau này, khi học sinh đã nắm được cách
ngồi viết đúng tư thế, tránh hình thức dạy khô cứng tôi thay cách nhắc nhở tư thế
ngồi viết đó bằng cách vừa viết bài vừa nghe một bài hát “ Nét chữ nết người”
trong các tiết học phù hợp, lời bài hát này cũng nhắc nhở tư thế viết, cách viết.
+ Tôi quy ước cho học sinh nắm được các đường kẻ, các nét cơ bản, vị trí các
dấu thanh và chữ số cách viết liền mạch, sau đó:
+ Hướng dẫn cách viết trên bảng con, vở Tập viết.
+ Hướng dẫn học sinh viết bài Chính tả và cách trình bày theo từng thể loại
+ Hướng dẫn tô ( viết) chữ hoa
+ Hướng dẫn kĩ thuật viết đẹp.

12


×