Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tiểu luận cao học quản lý xã hội nhận thức của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền về năng lực lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của cán bộ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.22 KB, 41 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ........................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 7

3.1 Mục đích nghiên cứu............................................................................... 7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 8
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu....................................... 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 8
4.2 Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 8
4.3 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 8
5.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 8
5.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 9
5.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu......................................................... 11
5.4 Biến số và khung lý thuyết .................................................................... 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. ............................................... 13
6.1 Ý nghĩa lý luận....................................................................................... 13
6.2 Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................... 14
7. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ. ....... 15
1.1 Một số khái niệm.................................................................................. 15
1.1.1 Khái niệm nhận thức.......................................................................... 15
1.1.2 Khái niệm năng lực ............................................................................ 16
1.1.3 Khái niệm quản lý và lãnh đạo .......................................................... 17
1.1.4 Khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam ............................................ 20
1.1.5. Phụ nữ tham gia hoạt động lãnh đạo, quản lý...................................... 22



1.1.5 Khái niệm cán bộ................................................................................ 24

1.1.6 Sinh viên.............................................................................................. 25

Chương 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ
CÁN BỘ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THƠNG
CHÍNH TRỊ. .................................................................................................. 26

2.1 Vài nét về địa bàn khảo sát ....................................................................... 26

2.2 Khái quát tình hình cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong
lĩnh vực chính trị hiện nay............................................................................... 26

2.3. Nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về năng lực
lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ trong các cơ quan nhà nước. ....................... 26

2.3.2 Nhận thức về năng lực của phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản
lý .................................................................................................................. 26

2.3.4 Quan điểm, thái độ của sinh viên về việc các cán bộ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý. ....................................................................................... 26

Chương 3: CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC XÃ HỘI VÀ GIA
ĐÌNH TÁC ĐỘNG TỚI NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ CÁN
BỘ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH
TRỊ. ................................................................................................................. 26

3.1 Đặc trưng nhân khẩu học xã hội của sinh viên tác động đến nhận thức của
sinh viên .......................................................................................................... 26


3.2 Các yếu tố thuộc đặc điểm gia đình tác động đến nhận thức của sinh viên
......................................................................................................................... 26

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 26

1. KẾT LUẬN............................................................................................ 26
2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 27
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 29
Bảng hỏi Anket................................................................................................ 29

Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu ...................................................................... 37

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết

Phụ nữ Việt Nam là lực lượng cơ bản, ln giữ vị trí quan trọng và có những
cống hiến to lớn, góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng
thời tạo nên truyền thống của chính mình. Từ xa xưa, trong lịch sử dân tộc, phụ nữ
Việt Nam đã tỏ ra bản lĩnh phi thường, chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng cùng nam
giới đứng lên giành quyền sống và độc lập cho giang sơn Tổ quốc. Có thể khẳng đinh
phụ nữ Việt Nam, bằng vẻ đẹp và cái đẹp của chính tâm hồn mình, đã góp phần đặc
biệt dệt gấm, thêu hoa, làm nên vẻ đẹp và sức sức diệu kỳ ngàn đời cho dân tộc Việt
Nam, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sơng gấm vóc Việt Nam
do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹo, rực rõ”.

Ngày nay, trong quá trình CNH- HĐH đất nước, phụ nữ có mặt trong hầu hết
các hoạt động từ kinh tế, chính trị đến xã hội. Tại điều 26, Chương II, Hiến pháp năm
2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam đã quy định: “Cơng dân nam, nữ

bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng
giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạp điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trị của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Tăng cường
bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ được xác định là một trong
tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của tồn cầu. Đó vừa là mục tiêu, vừa là yếu tố
góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, việc phát
huy tối đa tiềm năng của phụ nữ trong lĩnh vực tham gia lãnh đạo, quản lý Nhà nước
cũng là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước đặt ra. Mặc dù chỉ số Phát
triển giới của Việt Nam cho thấy, Việt Nam đạt được tiến triển trong thu hẹp khoảng
cách bất bình đẳng giới, nhưng trong lĩnh vực tham gia và lãnh đạo của phụ nữ nữ,
tỷ lệ lãnh đạo nữ trong khu vực nhà nước còn thấp. Về tham gia của phụ nữ trong

1

Quốc hội, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội hiện nay thấp nhất kể từ năm 1997. Tỷ lệ đại
biểu nữ cao hơn ở cấp địa phương, tuy nhiên ít có tiến triển giữa các nhiệm kỳ và chỉ
tiêu 30% đại diện nữ vào năm 2011 chưa đạt được. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam,
tỷ lệ đảng viên nữ tăng chậm và đạt 33% vào năm 2010. Tuy nhiên, số lượng lãnh
đạo nữ ở các vị trí chủ chốt như Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
Ban Bí thư cịn thấp [7].

Chính vì vậy vấn đề nhận thức của xã hội nói chung cũng như nhận thức của
từng cá nhân nói riêng tác động khơng nhỏ tới việc tham gia lãnh đạo, quản lý Nhà
nước của cán bộ nữ. Sinh viên là đối tượng đã hình thành nhân cách tương đối rõ nét,
mặt khác họ có cơ hội tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ, những tri thức của nhân
loại ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức. Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền là sinh viên của trường Đảng, nơi đào tạo hàng đầu về lý luận, chính trị và
truyền thơng, là lớp người sớm được tiếp cận với những tư tưởng mới về bình đằng
giới, với nhiều luồng văn hóa khác nhau và có xu hướng tiếp thu cái mới một cách
mạnh mẽ vì vậy mà suy nghĩ của họ cũng sẽ có những điểm khác biệt so với những

nhóm xã hội khác. Vì vậy nhận thức của sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc
thúc đẩy bình đẳng giới cũng như góp phần làm tăng tỷ lệ phụ nữ trong các cấp, các
ngành, các lĩnh vực và năng cao địa vị của phụ nữ trong xã hội.

Với những lý do trên, đề tài “Nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về năng lực lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của cán bộ
nữ hiện nay” để thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vấn đề phụ nữ
làm lãnh đạo, quản lý; trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận
thức giới cho sinh viên góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội.

2. Tổng quan nghiên cứu

Ở Việt Nam cho đến nay có rất ít các đề tài nghiên cứu đề cập đến năng lực
lãnh đạo, quản lý của phụ nữ. Nhìn chung các đề tài này chủ yếu mơ tả các thực trạng

2

sự tham gia lãnh đạo quản lý của phụ nữ hiện nay và các yếu tố tác động, rào cản ảnh
hưởng đến sự tham gia của phụ nữ.

Trong nghiên cứu của mình về “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ
trong hệ thống chính trị” của tác giả Nguyễn Đức Hạt (2006) đã đánh giá thực trạng
năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để tăng cường
năng lực lãnh đạo chính trị của nhóm đối tượng này. Với mẫu khảo sát là 1.218 cán
bộ lãnh đạo làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã
hội từ trung ương đến địa phương đã phân tích và đưa ra bức tranh toàn cảnh về sự
tham gia lãnh đạo của phụ nữ Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu đã liệt kê một số nguyên
nhân khiến phụ nữ Việt Nam ít tham gia lãnh đạo chính trị như sau: thứ nhất do nhận
thức về giới và bình đẳng giới trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ và sâu sắc về mặt
lý luận và khoa học; thứ hai, cơ chế, chính sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào

tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ chưa có tính chiến lược lâu dài, thiếu tính đột phá;
thứ ba, chúng ta cịn thiếu một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội đồng bộ về công
tác cán bộ nữ; thứ tư, tình trạng tự ti hoặc níu kéo lẫn nhau trong giới nữ [4].

Vương Thị Hạnh với nghiên cứu “Phụ nữ Việt Nam và việc tham gia chính
trị” đã chỉ ra một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình thực hiện mục tiêu
bình đẳng giới ở Việt Nam là thiết quyết tâm và cam kết có trách nhiệm của thủ
trưởng các cấp, các ngành. Lãnh đạo các ngành, các cấp thiếu sự chỉ đạo sát sao việc
xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nữ như tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng đề bạt phụ nữ, chưa mạnh dạn sử dụng, đề bạt cán bộ trẻ. Thiếu quan tâm trong
việc thực hiện biện pháp đặc biệt về chỉ tiêu phụ nữ tham gia lãnh đạo, ra quyết định,
dẫn đến các chỉ tiêu đưa ra không đạt hoặc thực hiện chỉ tiêu theo cơ cấu hình thức
mà khơng quan tâm đến chất lượng cán bộ. Thiếu kiểm tra, đôn đốc và định kỳ đánh
giá việc thực hiện chính sách cán bộ nữ, thiếu biện pháp thưởng, phạt cần thiết đối
với các đơn vị, ban ngành trong việc xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ nữ [3].

3

Trong tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, trong số 2 năm 2008, trong bài viết
“Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã
đưa ra nhận định, một trong những rào cản lớn đối với phụ nữ trong lãnh đạo, quản
lý đó là định kiến giới sâu sắc còn phổ biến trong xã hội. Đó chính là ngun nhân
gốc rễ và sâu xa khiến người phụ nữ khó cải thiện được địa vị của mình trong xã hội
[2].

Trong luận thạc sĩ Xã hội học năm 2008, tác giả Đỗ Minh Thúy với nghiên
cứu “Nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ”qua tìm hiểu ý
kiến của sinh viên về một số quan điểm liên quan đến vấn đề phụ nữ tham gia lãnh
đạo, quản lý, nhìn chung, sinh viên nhìn nhận khá cởi mở và phóng khống về vai
trị, vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện nay. Hầu hết đều tỏ thái độ ủng hộ, khuyến

khích phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo trong các lĩnh vực xã hội. Vấn đề phụ nữ
tham gia chính trị nói chung được nhắc tới như một cách thức để tăng cường quyền
năng, nâng cao địa vị của phụ nữ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trong 5 lĩnh
vực: chính trị, giáo dục đào tạo, kinh tế, ngoại giao, y tế, tỷ lệ sinh viên lựa chọn
phương án “tương đương nam giơi” đều chiếm từ 46-59% cao nhất trong 3 phương
án trả lời. Một số lĩnh vực vốn được xã hội nhìn nhận là dành cho nam giới như chính
trị, kinh tế có tỷ lệ sinh viên lựa chọn phương án này khá cao từ 45.8% đến 55%; đối
với lính vực khoa học tự nhiên, phần lớn sinh viên đánh giá nam giới có năng lực
lãnh đạo tốt hơn (55.4%) song cũng có tới 40.5% cho rằng năng lực lãnh đạo của hai
giới trong lĩnh vực này là tương đương nhau và có 4.1% cho rằng năng lực lãnh đạo
của phụ nữ tốt hơn nam giới. Qua đó chúng ta cũng có thể thấy quan điểm của dinh
viện hiện nay về các nghề nghiệp phù hợp với phụ nữ và nam giới đã có những thay
đổi so với truyền thống. Đề tài đã mang đến những phát hiện thú vị về quan điểm của
sinh viên với cách nhìn cởi mở và thay đổi về vai trò lãnh đạo của người phụ nữ từ

4

đó giúp tác giả có những hình dung cũ thể và kế thừa vào đề tài nghiên cứu của mình
[13]

Trần Thị Vân Anh trong bài viết “Những trở ngại đối với sự phấn đối của nữ
lãnh đạo” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Gia đình và giới số 2 năm 2010 đã cung cấp
những bằng chứng định tính khá thú vị về trở ngại chính đối với sự phấn đấu của nữ
cán bộ lãnh đạo, bao gồm ảnh hưởng của những người có trách nhiệm, việc tạo nguồn
và kiểm tra, đánh giá công tác cán bộ nữ, trở ngại từ các quy định chính sách, và ảnh
hưởng của định kiến và chuẩn mực cũ, bao gồm tại nơi làm việc, ở gia đình và cộng
đồng. Người có trách nhiệm thường mong muốn ở nam và nữ lãnh đạo các phẩm
chất khác nhau, đây là những kỳ vọng về “tiêu chuẩn” một cách không chính thức,
năm sâu trong nhận thức và những quy nghĩ của từng cá nhân. Thông thường, nữ
lãnh đạo thường bị quan sát khắt khe và dễ bị so sánh hơn nam...Trong gia đình,

chuẩn mực về phụ nữ trước hết là người phục vụ gia đình cịn khá phổ biến. Chuẩn
mực “nam nội nữ ngoại” cũng chi phối đáng kể thái độ của người chồng. [1]

Liên Hợp Quốc (2012), Báo cáo Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh
đạo và quản lý ở Việt Nam phân tích cho thấy. Quan niệm tại công sở là thách thức
đối với khát vọng vươn tới vị trí lãnh đạo của phụ nữ. Lãnh đạo nữ thường bị đánh
giá khắt khe hơn so với đồng nghiệp nam, và thăng tiến của họ có thể phụ thuộc vào
một cấp trên không sẵn sàng thực hiện các quy định về giới. Trong khi trong gia đình,
người phụ nữ được mong đợi thực hiện tồn bộ các cơng việc gia đình. Chỉ có ít tấm
gương phụ nữ để noi theo và học tập. Bản thân phụ nữ cũng không nhất thiết coi
mình là những người lãnh đạo, một phần là do các thông điệp của truyền thông, giáo
dục và gia đình. . So sánh Việt Nam với thế giới Trong thập kỷ vừa qua, sự tham gia
và đại diện chính trị của phụ nữ trong nghị viện trên thế giới đã dần tăng. Năm 2011,
tỷ lệ tham gia và đại diện của phụ nữ toàn cầu là 19.5%, tăng nhẹ so với 19% năm
201017. Vào cuối năm 2011, Việt Nam xếp thứ 43 so với các nước khác về sự tham
gia và đại diện nữ trong chính trị, giảm so với vị trí thứ 36 năm 2010 và 2009, thứ

5

33 năm 2008, thứ 31 năm 2007, thứ 25 năm 2006 và thứ 23 năm 2005. Việt Nam là
một trong 21 quốc gia có tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị giảm ở cấp quốc gia năm
2011. 27 quốc gia có tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị tăng18. Trong số các khu vực
địa lý, châu Á có tỷ lệ trung bình là 18.3% (trong nghị viện hoặc hạ viện), hơi thấp
hơn trung bình của thế giới và cũng là khu vực có tỷ lệ đại diện tăng thấp nhất kể từ
năm 1995. Đơng Ti-mo và Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào có tỷ lệ tham gia và đại
diện của phụ nữ cao nhất ở cấp quốc gia, tương ứng là 32.3% và 25%19. Trong số
các quốc gia một đảng cầm quyền khác, Việt Nam xếp thứ 3 trên 7 quốc gia về tỷ lệ
đại diện nữ ở cấp độ quốc gia. Tỷ lệ đại diện nữ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
và Cuba tương ứng là 25% và 45%. Trung Quốc có tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị
ở cấp vùng cao, 43%. Trong khu vực hành chính, các con số cho thấy phụ nữ phải

đối mặt với rào cản vơ hình ở cấp phó vụ trưởng và ít phụ nữ có thể đạt được vị trí
cao hơn. Lãnh đạo nữ phổ biến hơn ở các cấp thấp hơn như cấp phòng nhưng lại
hiếm ở các cấp cao hơn [7].

Nguyễn Thị Kim Hòa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nghiên
cứu về “Xu hướng phát triển đội ngũ cán bộ nữ giới vai trò quản lý, lãnh đạo trong
thời đại ngày nay”, đã nghiên cứu thực trạng lực lượng cán bộ nữ tham gia các vị trí
quản lý, lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước hiện nay. Xu hướng phát triển tỷ lệ nữ cán
bộ tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới, trong đó chỉ rõ cơng cuộc
bình đẳng giới của Việt Nam được ghi nhân là một xu hướng phát triển tất yếu của
xã hội. Đồng thời nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa xu hướng phát triển đội
ngũ cán bộ nữ tham gia vai trị lãnh đạo, quản lý, khơng chỉ thúc đẩy sức mạnh tổng
lực của cả hai giới trong xây dựng, phát triển đất nước mà cịn tận dụng văn hóa lãnh
đạo văn minh, tiến bộ tại các cơ quan nhà nước [5].

Trần Thị Diệu Linh (2014), Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Chính trị học, Trường Đại

6

học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích bức tranh
cụ thể về tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị đặc biệt là tại Thái Nguyên.
Đề tài cũng chỉ ra với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỷ lệ cán bộ nữ
lãnh đạo, quản lý trong các cấp, các ngành từng bước được nâng lên về cả số lượng
và chất lượng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đã từng bước nâng cao về
chun mơn, vững vàng về chính trị. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nử ở cả ba khối, bốn
cấp cịn ít và thấp. Thấp nhất ở cấp trung ương và cấp cơ sở. Số lượng cán bộ nữ
tham gia thường vụ cấp ủy, HĐND, UBND các cấp vừa thấp lại vừa thiếu tính bền
vững, chưa đảm bảo chỉ tiêu, tỷ lệ nữ cán bộ của nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ
trước [8].


Qua khảo sát thì thấy, vấn đề phụ nữ làm lãnh đạo đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu, tuy nhiên, nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của phụ nữ
lại là vấn đề khá mới mẻ và chỉ có một tác giả đề cập đến nghiên cứu. Chính vì vậy,
đề tài được thực hiện với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một góc nhìn
về năng lực lãnh đạo của phụ nữ qua lăng kính của một nhóm xã hội, đó là sinh viên;
đồng thời, góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch tăng cường
tuyên truyền nhận thức giới cho tầng lớp thanh niên hiện nay nói chung và sinh viên
nói riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về năng lực lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của cán bộ nữ
hiện này từ đó phân tích những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên. Trên cơ
sở đó, đề xuất một số khuyên nghị nhằm tăng cường nhận thức giới cho sinh viên
hiện nay.

7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhận thức của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ.
- Khảo sát, đánh giá nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo của cán bộ
nữ.
- Phân tích những yếu tố tác động đến nhận thức của nhóm sinh viên về năng
lực lãnh đạo của cán bộ nữ.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường nhận thức giới cho sinh viên

hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ hiện nay

4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên hệ chính quy các lớp từ năm nhất đến năm tư tương đương các khóa
từ K38 đến K41 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Học viện Báo chí và Tun truyền
- Phạm vi thời gian: 12/2021- 08/2021
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để tìm hiểu, nhận thức các vấn đề nghiên cứu. Trên quan điểm phương
pháp luận của chủ nghĩ Mác- Lênin, mọi sự vật hiện tượng phải được xem xét trên

8

các mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn và trong q trình vận động, phát
triển khơng ngừng của lịch sử. Mặt khác mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong
không gian, thời gian nhất đinh. Người nghiên cứu cần xem xét, hiện tượng trên
những cơ sở khoa học đó. Áp dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

– Lênin vào nghiên cứu, xem xét nhận thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo, quản
lý của cán bộ nữ trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau, trong bối cảnh, điều
kiện cụ thể ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên cụ thể như: môi trường học tập,
các yếu tố đặc điểm cá nhân, gia đình sinh viên, các yếu tố về mơi trường kinh tế,
văn hóa, xã hội...Nhận thức của sinh viên được xem xét trong mối liên hệ, tác động
qua lại, trong mâu thuẫn và quá trình phát triển, biến đổi không ngừng của xã hội.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thơng tin như mục đích nghiên
cứu đã đề ra, nghiên cứu thực hiện kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng
và phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng
là phương pháp chính và được thực hiện trước, phương pháp định tính thực hiện sau
và mang tính bổ sung cho phương pháp định lượng.

a. Phương pháp định lượng

Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (điều tra bảng hỏi) nhằm mô tả và
làm rõ kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức về năng lực lãnh đạo, quản lý của
cán bộ nữ trong hệ thống chính trị của sinh viên hiện nay. Phân tích những yếu tố xã
hội của cá nhân và gia đình tác động đến nhận thức của sinh viên thơng qua phân
tích tương quan mối quan hệ giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc.

b. Phương pháp định tính

Phân tích tài liệu: Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được
đăng tải, công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan đến vấn

9


đề nghiên cứu. Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so sánh với kết quả
nghiên cứu của đề tài.

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin quan trọng
đối với đề tài, kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ
liệu cho phương pháp Anket. Đồng thời khai thác thông tin thông qua lời chia sẻ của
các bạn SV. Trong quá trình phỏng vấn thực hiện nghiên cứu nhóm đã cố gắng khai
thác tìm hiểu những quan điểm, đánh giá suy nghĩ của các bạn SV về năng lực lãnh
đạo của cán bộ nữ. Những nguyên nhân, rào cản chính hay những phẩm chất mà các
bạn đề cao ở phụ nữ là gì?

c. Phương pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu với phương pháp định lượng

Đề tài nghiên cứu dự kiện chọn mẫu theo phương pháp phân cụm/theo chùm:
lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và nghiệp vụ từ năm
nhất đến năm tư học học 2020 – 2021 sau đó sẽ từ danh sách các lớp mỗi chùm chọn
ngẫu nhiên hệ thống 4 lớp theo bước nhảy K và chọn ngẫu nhiên đơn giản mỗi lớp
35 SV. Dự kiến là 280 mẫu.

- Chọn mẫu bằng phương pháp định tính: Sẽ chọn mẫu có chủ đích phủ hợp với
nghiên cứu và đảm bảo tính đại diện: phỏng vấn sâu 14 sinh viên chia đều cho 2 khối
lý luận và nghiệp vụ. Trong đó có 4 sinh viên năm và 10 sinh viên nữ. Về năm học
có 3 sinh viên năm 1, 4 sinh viên năm 2. 3 sinh viên năm 3 và 4 sinh viên năm 4.

d. Phương pháp xử lý thông tin

Những câu hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS
20.0. Những số liệu định lượng được xử lý dưới dạng so sánh các giá trị điểm trung

bình (ĐTB), các tương quan, kiểm định Chi – Squaretests, hồi quy nhằm so sánh,

10

đánh giá mối liên hệ nội dung nghiên cứu, mối liên hệ giữa các biến số ở nhiều khía
cạnh khác nhau.

Những thông tin thu được từ bảng phỏng vấn sâu được xử lý phân chia thơng
tin theo các nhóm chủ đề cụ thể để phục vụ mục tiêu nghiên cứu, góp phần làm sâu,
rõ hơn các nội dung nghiên cứu của đề tài mà số liệu định lượng chưa làm rõ được.

5.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
1. Sinh viên hiện nay có nhận thức như thế nào về năng lực lãnh đạo, quản

lý của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị?
2. Có sự khác biệt giữa các yếu tố đặc trưng nhân khẩu học cá nhân và các

yếu tố về gia đỉnh trong nhận thức về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ và
tiếp cận các kiến thức về giới, bình đăng giới không?

5.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
1. Sinh viên có đánh giá khá tiến bộ về khả năng lãnh đạo, quản lý nhà
nước trong hệ thống chính trị của cán bộ nữ hiện nay. Tuy nhiên sinh viên chưa chú
trọng tới việc lựa chọn cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt.
2. Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong đánh giá năng lực
của cán bộ nữ trong lãnh đạo quản lý nhà nước.
3. Định kiến giới là một trong những nguyện nhân lớn ảnh hưởng tới nhận
thức của sinh viên về năng lực lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của cán bộ
nữ.

5.4 Biến số và khung lý thuyết
5.4.1 Biến số
• Biến độc lập:
- Đặc trưng nhân khẩu học của sinh viên: Giới tính, năm học, ngành học, mức
độ năng động của sinh viên.

11

- Đặc điểm gia đình: Điều kiện kinh tế của gia đình, khu vực sinh sống của gia
đình, nghề nghiệp của bố/mẹ, trình độ học vấn của bố/mẹ.

• Biến phụ thuộc
- Về năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữ
- Về những thuận lợi, khó khăn của phụ nữ khi tham gia công tác lãnh đạo, quản


- Quan điểm của sinh viên về sự tham gia lãnh đạo, quản lỹ của cán bộ nữ trong

hệ thống chính trị
• Biến can thiệp

- Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
- Mơi trường kinh tế – văn hóa – xã hội.

5.4.2 Khung lý thuyết

12

Quan điểm cuả Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước


Đặc điểm sinh viên Nhận thức của sinh Về năng lực của phụ
viên Học viện Báo nữ trong tác tác lãnh
- Giới tính chí và Tuyên truyền đạo, quản lý
- Năm SV đang học về năng lực lãnh
- Ngành học đạo, quản lý của Về những thuận lợi và
- Mức độ năng động của SV cán bộ nữ trong hệ khó khăn của phụ nữ
- Những giá trị mà SV đang thống chính trị hiện khi tham gia công tác
lãnh đạo, quản lý
theo đuổi nay
Quan điểm của sinh
Đặc điểm gia đình viên về việc tham gia
lãnh đạo, quản lý của
- Mức sống/điều kiện gia
đình

- Địa bàn cư trú của gia đình
- Nghề nghiệp chính của

cha/mẹ
- Trình độ học vấn của

bố/mẹ
-

Mơi trường kinh tế - văn hóa - xã hội

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
6.1 Ý nghĩa lý luận

Mỗi cá nhân khi tham gia vào quá trình xã hội hóa đều phải tuân thủ những

quy định, những chuẩn mực của nhóm, cộng đồng hay xã hội mà họ đang sinh sống
và làm việc. Tất yếu khách quan phải có ở mỗi nhóm, mỗi cộng đồng, xã hội đó là
sự xuất hiện của những nhà lãnh đạo, hay đơn giản là những người thủ lĩnh. Năng
lực của những người lãnh đạo vơ cùng quan trọng, nó quyết định tới sự tồn tại của
mỗi cá nhân trong nhóm cũng như cả tổ chức.

13

Với các phương pháp nghiên cứu xã hội học và các cách tiếp cận liên ngành,
kết quả nghiên cứu nhằm hướng tới củng cố thêm những thôn tin xác thực về năng
lực lãnh đạo của nữ cán bộ trong hệ thống chính trị cũng như nhận thức của sinh viên
về vấn đề này.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài tập trung đi sâu, phân tích kết quả khảo sát thu được về nhận thức của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán
bộ nữ trong hệ thống chính trị. Đồng thời nghiên cứu nhằm chỉ ra những yếu tố tác
động tới quá trình nhận thức của sinh viên đối với năng lực của cán bộ nữ trong lãnh
đạo quản lý. Thông qua những số liệu thực tế trên, nghiên cứu nhòm góp phần tạo ra
một cách nhìn mới, một sự ghi nhận mới của xã hội về năng lực của cán bộ nữ trong
quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài về nhận thức của sinh viên Học viện Báo
Chí và Tuyên truyền về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ trong hệ thống
chính trị.

Chương 2: Thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề cán bộ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.


Chương 3: Các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học cá nhân và gia đình tác động
tới nhận thức của sinh viên về vấn đề cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị.

14

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN

LÝ CỦA CÁN BỘ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.
1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm nhận thức

Theo từ điển Tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và
tái hiện vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giưới khách
quan, hoặc kết quả của quá trình đó” [10].

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam “Nhận thức – quá trình biện chứng của sự
phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và
không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiến. Con đường nhận thức đó được
thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao: Nhận thức cảm tính: vận dụng cảm giác,
tri giác, biểu tượng; Nhận thức lý tính: vận dụng khái niệm, phán đoán, suy lý; ba là
nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Do đó,
thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục
đích cuối cùng của nhận thức khơng chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới.
Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng chỉ đạo đối với thực tiễn. Sự nhận
thức là một q trình vận động khơng ngừng, vì nó gắn liền với hoạt động thực tiễn.

Để tiến hành quá trình nhận thức, cần phải sử dụng rất nhiều phương pháp, trong đó
chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, trừu tượng hóa, khái
quát hóa, vận dụng con đường nhận thức từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng
đến cụ thể [11].

Như vậy nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức
là quá trình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức

15

đó (nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết hơn là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc
tính của bản chất).

Nhận thức về năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị của
sinh viên phản ánh q trình sinh viên nhận biết, hiểu biết về vấn đề này; là sự nhận
biết, hiểu biết về năng lực, những thuận lợi, khó khăn, rào cản liên quan đến sự tham
gia lãnh đạo, quản lý.

1.1.2 Khái niệm năng lực
Các nhà tâm lý học định nghĩa “năng lực” là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của
cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt
động đó có kết quả. Cụ thể, năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con
người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó [14].
Năng lực của mỗi cá nhân liên quan đến yếu tố tư chất và giáo dục. Tư chất
là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của bộ não, của
hệ thần kinh, của cơ quan phân tích, tạo nên sự khác biệt giữa người này với người
khác. Ngoài những yếu tố bẩm sinh, di truyền, trong tư chất còn chứa đựng các yếu
tố tự tạo trong cuộc sống cá thể. Đặc điểm di truyền có được bảo tồn và thể hiện ở
thế hệ sau hay không, và thể hiện ở mức độ nào, hoàn toàn do điều kiện sống quyết
định. Như vậy, tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực nhưng nó

khơng quy định trước sự phát triển của các năng lực. Trên cơ sở tư chất, có thể hình
thành những năng lực rất khác nhau. Trong hoạt động, những tiền đề bẩm sinh được
phát triển nhanh chóng, những yếu tố chưa hồn thiện sẽ tiếp tục hoàn thiện và những
cơ chế bù trừ được hình thành để bù đắp cho những khuyết nhược của cơ thể. Như
vậy, năng lực của mỗi cá nhân dựa trên cơ sở tư chất nhưng điều kiện chủ yếu để
năng lực hình thành và phát triển là thơng qua hoạt động giáo dục và nhận thức xã
hội của con người.

16

1.1.3 Khái niệm quản lý và lãnh đạo
Khái niệm quản lý

Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các cá nhân,
các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm nhằm thực hiện mục tiêu
chung của tổ chức. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về
quản lý. Các nghiên cứu về quản lý đã phát triển rất nhanh, rất mạnh, trở thành cái
gọi là “Rừng lý thuyết quản lý”.

Trong từ điển Webster: “Quản lý là tổ chức, lãnh đạo các nguồn lực nhằm đạt
được kết quả mong muốn”.

Pierre. G. Bergeron định nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý là hành động của
việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của các thành viên
của một tổ chức để thực hiện các mục tiêu của tổ chức đó.” [6, tr.467]

Tựu chung lại: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục
đích của chủ thể vào đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt hiệu quả tối
ưu so với yêu cầu đặt ra” [12,tr.105]. Quản lý chính là “bắt người khác làm” và “đảm
bảo cho mọi việc được làm”, là “đưa những người khác vào khuôn khổ cho họ thực

hiện được những cái mà họ phải làm” [6, tr.138]

Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật dẫn dắt một tổ chức đạt
mục đích, mục tiêu. Quản lý là một hiện tượng xã hội phản ánh mối quan hệ của con
12 người, đặc trưng bởi tính hướng đích, tổ chức, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh nhằm
đảm bảo thực hiện các mục tiêu xác định của cả hệ thống xã hội.

Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là một phạm trù của chính trị học và quản lý học, là một trong những
khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Đó là một quá trình

17

ảnh hưởng, mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của
cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn
dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức.

Qua nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các định nghĩa về lãnh đạo của các ngành
khoa học khác nhau cho thấy, dù các khoa học khác nhau, đưa ra các cách định nghĩa
khác nhau nhưng suy cho cùng thì đều thống nhất ở nội dung : Lãnh đạo là chỉ đường,
vạch lối, hướng tới mục tiêu cuối cùng. Lãnh đạo là việc khuyến khích, ảnh hưởng
và thúc đẩy người khác đạt được mục tiêu nhất định và người lãnh đạo là người có
đặc điểm, phẩm chất và năng lực thực hiện hoạt động lãnh đạo.

Nói tóm lại, lãnh đạo là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào đối
tượng bị quản lý trên cơ sở phát huy một cách tối đa những năng lực của cấp dưới
nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất những mục tiêu của tổ chức [12,tr.251].

Trong khoa học chính trị, lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo

đức của người đứng đầu; là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyền, lãnh tụ quốc
gia nhằm đưa đất nước đến các mục tiêu nhất định

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý

Khái niệm lãnh đạo và khái niệm quản lý là hai khái niệm khác nhau. Lãnh đạo
đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược, định phương pháp hoạt động cho
một tổ chức, đơn vị. Quản lý là điều khiển, tổ chức thực hiện công việc. Lãnh đạo
quan tâm tới những vấn đề chiến lược, những mục tiêu lâu dài. Quản lý chú trọng
những u cầu có tính chiến thuật, mục tiêu cụ thể. Lãnh đạo tác động đến ý thức
con người, quản lý sử dụng con người như một nguồn lực, bên cạnh nguồn tài lực và
vật lực. Chủ thể lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn, lớn hơn các chủ thể quản lý.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả không đi sâu nghiên cứu, phân
tích sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo. Tác giả chỉ tìm hiểu khái niệm quản lý,

18


×