Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.38 KB, 34 trang )



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận đề tài này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của tất cả các Thầy Cô Khoa Luật Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy Cô Khoa Luật Trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi có thời gian hoàn
thành tiểu luận trong đề tài của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô(….)là giảng viên
hướng dẫn của tơi, người đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và chỉ bảo tận
tình trong suốt q trình tơi hồn thành bài tiểu luận này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Q lãnh đạo cơ quan các
anh chị cán bộ, công chức, chuyên viên tại UBND thị trấn Gia Ray, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian tơi xin
số liệu tại đây, tạo điều kiện để tơi được tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi để
hồn thành tiểu luận của mình.
Trong quá trình viết tiểu luận khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tơi
rất mong nhận được sự góp ý từ Q Thầy Cơ, Q Lãnh đạo, các anh chị cán
bộ, công chức và chuyên viên tại UBND thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai để tơi có thể hồn thành tốt bài tiểu luận này.
Kính chúc Q Thầy Cơ, Quý Lãnh đạo, các anh chị cán bộ, công chức và
chuyên viên nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn và gặt hái được nhiều thành
công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

(Điền tên cho chị nhé)

i



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 2 năm 2024
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Điền tên)

ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................v
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN........................4

1.1. Một số khái niệm cơ bản về đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn........4
1.1.1. Khái niệm đăng ký kết hôn........................................................................4
1.1.2. Khái niệm chung về thủ tục kết hôn...........................................................5

1.2. Nội dung quy định pháp luật về đăng ký kết hôn.............................................6
1.2.1. Quy định về điều kiện đăng ký kết hôn......................................................6
1.2.2. Quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn..................................................8

1.3. Thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam...........................................9
1.3.1. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hơn trong nước.............................................9
1.3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi...........................10
1.3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký lại kết hôn........................................................12

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN GIA RAY, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH
ĐỒNG NAI.............................................................................................................14

2.1. Khái quát chung về Uỷ ban nhân thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh

Đồng Nai............................................................................................................... 14
2.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại thị trấn Gia
Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai...................................................................15

2.2.1. Số lượng hồ sơ đăng ký kết hôn...............................................................15
2.2.2. Trình tự, thủ tục thực hiện việc đăng ký kết hôn......................................16

iii

2.3. Hạn chế, bất cập trong việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn Uỷ ban nhân
dân tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.....................................19
2.4. Nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Uỷ
ban nhân dân thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai..........................21
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI UỶ BAN
NHÂN DÂN THỊ TRẤN GIA RAY, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
................................................................................................................................. 23
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký kết hôn...........23
3.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân thị
trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.....................................................24

3.2.1. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ tư pháp hộ tịch
........................................................................................................................... 24
3.2.2. Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các pháp luật về đăng ký kết
hôn..................................................................................................................... 25
KẾT LUẬN................................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................27

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 ĐKKH Đăng ký kết hôn
2 Hơn nhân & Gia đình
3 HN&GĐ Uỷ ban nhân dân
4 UBND Hội đồng nhân dân
5 HĐND Giấy chứng nhận
GCN

v

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quan hệ hôn nhân giữa vợ - chồng là một mối quan hệ được pháp luật Việt Nam
quy định rõ ràng. Những quy định liên quan đến quan hệ vợ - chồng nói chung được
pháp luật quy định rất chặt chẽ. Trong đó có các quy định về đăng ký kết hơn và các
quy định có liên quan được Luật hơn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp lý
có liên quan điều chỉnh một cách chi tiết nhằm áp dụng trong thực tiễn một cách có
hiệu quả. Hiện nay, khơng chỉ riêng ở Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới,việc xác
lập quan hệ hôn nhân theo cách truyền thống của mọi người trong xã hội như theo
phong tục cưới mà khơng có đăng ký trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho dù
quan hệ đó được mọi người cơng nhận nhưng pháp luật lại không thừa nhận, việc này
đã ảnh hưởng trực tiếp đến những người trong mối quan hệ hôn nhân và có sự ảnh
hưởng khơng nhỏ nếu kết thúc quan hệ hơn nhân của hai vợ chồng. Vì vậy, theo quy
định của pháp luật hiện hành thì ĐKKH và thủ tục để ĐKKH đóng vai trị quan trọng
và bắt buộc đối với các cặp đơi trong q trình chung sống.


Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc hoàn thiện các quy định của pháp
luật về hơn nhân gia đình thì vấn đề về thủ tục đăng ký kết hơn vẫn cịn nhiều vấn đề
khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ những sự khó khăn bất cập trên phương diện lý
luận và thực tiễn thì yêu cầu về tăng cường sự quản lý nhà nước về đăng ký kết hôn.
Đối với các địa phương là điều cần thiết bởi xuất phát từ sự thiếu chặt chẽ, tạo điều
kiện để người dân có những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình
(HN&GĐ). Đồng thời, thơng qua hoạt động này sẽ cho thấy vai trị quan trọng của
UBND trong cơng tác quản lý Hộ tịch – Hộ khẩu khi tiến hành đăng ký kết hôn cho
đương sự rất quan trọng trong quá trình thực hiện các quy định về thủ tục ĐKKH của
Luật HN&GĐ hiện nay.

Hiện nay, vấn đề thủ tục ĐKKH đã và đang trở thành một trong những vấn đề
quan trọng rất được các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương
thực hiện một cách cụ thể trong quá trình cải cách hành chính trong thực tế. Các văn
bản pháp luật về vấn đề này đã được hoàn thiện tương đối đầy đủ thông qua việc ban
hành và đưa vào thực hiện các văn bản về HN&ĐG, hộ tịch, cư trú về vấn đề ĐKKH.

1

Chính vì vậy, nhận thấy được sự cần thiết trong việc thực hiện các thủ tục ĐKKH
cho nên em đã lựa chọn đề tài “Thủ tục đăng ký kết hôn thực tiễn tại Uỷ ban nhân
dân thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” để làm rõ hơn về vấn đề này.
Việc thực hiện đề tài nhằm góp phần quan trọng để phát hiện những hạn chế của pháp
luật về thủ tục đăng ký kết hôn ở nước ta hiện nay. Qua đó nhằm hồn thiện hơn nữa
pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân được Luật hôn nhân và gia đình quy
định. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn tại
UBND cấp xã, thị trấn, thị trấn ở nước ta hiện tại và trong tương lai.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các mục đích sau đây:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về ĐHKH và thủ tục ĐKKH;
Làm sáng tỏ thực tiễn triển khai thủ tục ĐKKH tại UBND thị trấn Gia Ray,

huyện Xuân Lộc
- Đề xuất được những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn

và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục ĐKKH tại UBND thị trấn Gia Ray, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Để đạt được các mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài sẽ trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau đây:

- ĐKKH là gì? Thủ tục ĐKKH được tiến hành như thế nào?
- Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về thủ tục ĐKKH như thế nào? Có quy
định nào bất cập hay không?
- Thực tiễn việc đăng ký kết hôn tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc được ghi
nhận như thế nào? Những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong q
trình thực hiện?
- Hồn thiện pháp luật về thủ tục ĐKKH như thế nào và có giải pháp gì để nâng
cao hiệu quả thực hiện thủ tục ĐKKH tại địa bàn thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc?

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật Việt

Nam về thủ tục đăng ký kết hôn như Luật hơn nhân và gia đình 2014, Luật hộ tịch
2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: các số liệu được sử dụng từ năm 2019 - 2023.
Về không gian: giới hạn trên địa bàn thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về quan hệ hơn nhân và gia đình để phân tích, lý giải các vấn đề.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: để nêu lên cơ sở lý thuyết về vấn đề đăng ký
kết hôn theo quy định hiện hành và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận
điểm làm nền tảng lý luận cho đề tài.
Phương pháp thống kê: chủ yếu ở chương II của đề tài, các số liệu thu thập, điều
tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những
giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bố cục phần nội dung của đề tài được chia thành 2
chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục đăng ký kết hôn và pháp luật Việt Nam về
thủ tục đăng ký kết hôn
Chương 2: Thực tiễn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân thị
trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục
đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

3

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT
HÔN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ


KẾT HÔN

1.1. Một số khái niệm cơ bản về đăng ký kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn

1.1.1. Khái niệm đăng ký kết hôn

Theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận đăng ký là việc đứng ra khai báo với cơ quan
quản lý để chính thức công nhận hay cho hưởng quyền và nghĩa vụ nào đó1.

Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật quy định nhằm công nhận việc xác lập
quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.

Cấp giấy đăng ký kết hôn về cơ bản là thủ tục đăng ký kết hôn của cơ quan hành
chính nhà nước nhằm cơng nhận một mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ theo quy
định pháp luật Việt Nam. Theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ)
nói chung thì chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định về đăng ký kết hơn trong
thực tế.

Có thể hiểu một cách ngắn gọn: “Đăng ký kết hôn là ghi vào sổ đăng ký kết hơn
để chính thức cơng nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng ký kết hơn là hoạt
động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lý làm cơ sở để nhà nước công nhận quan
hệ hôn nhân của nam nữ”.

Để được đăng ký kết hôn, nam nữ phải thực hiện các thủ tục đăng ký như: làm tờ
khai đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hơn. Trên cơ sở đó, cơ quan đăng ký kết
hôn tiến hành xác minh, nếu các bên nam nữ có đủ điều kiện kết hơn theo quy định
của pháp luật thì tổ chức đăng ký kết hơn cho nam nữ, ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký
kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho nam nữ. Kể từ ngày đăng ký kết hôn, các
bên nam nữ phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật2. Như vậy, có thể hiểu rằng
muốn phát sinh quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hơn theo quy định của pháp

luật. Do vậy, việc đăng ký kết hôn phải tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy định
của pháp luật về HN&GĐ đã được quy định.

1 Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr.44
2 Phạm Danh Mơn (2011), Tình u lứa đơi trong ca dao Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.120.
4

Trên cơ sở khái niệm nêu trên có thể đưa ra một số đặc điểm về đăng ký kết hôn
như sau:

Một là, ĐKKH là thủ tục pháp lý cần thiết để Nhà nước công nhận quan hệ hôn
nhân của nam và nữ. Việc ghi nhận vào sổ ĐKKH được hiểu là việc nam nữ xác lập
quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kết hôn
được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014. Trước khi xác
lập một quan hệ hôn nhân, các điều kiện về nội dung của việc kết hôn phải được cơ
quan nhà nước kiểm tra một cách chặt chẽ thông qua các thủ tục về đăng ký kết hôn.
Việc ban hành quy định về ĐKKH khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động quản
lý nhà nước về hộ tịch và dân cư ở nước ta hiện nay.

Hai là, mục tiêu của ĐKKH nói chung là tăng cường hoạt động quản lý nhà nước
về dân cư. Đảm bảo quyền và lợi ích của quan hệ hơn nhân được pháp luật thừa nhận.
Bởi tính chất quan trọng của việc ĐKKH nên công tác này luôn được coi là một trong
những hoạt động quan trọng của nhà nước, cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Vì vậy,
trong cơng tác ĐKKH đã có sự phối hợp lẫn nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu và thực
hiện tốt các quy định về ĐKKH trong thời kỳ mới của đất nước.

Ba là, song song với hoạt động ĐKKH thì tăng cường hoạt động về quản lý về
đăng ký kết hôn, đảm bảo hoạt động kết hơn được thực hiện theo trình tự, thủ tục đúng
quy định và từ đó làm nền tảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về HN&GĐ ở nước ta
hiện nay. Thông qua hành vi ghi vào sổ ĐKKH sẽ tạo nên mối quan hệ pháp lý ràng

buộc giữa các bên trong q trình đăng ký kết hơn theo quy định pháp luật hiện hành.
Với trình tự thủ tục chặt chẽ, sự xác minh từ cơ quan ĐKKH tại địa phương là nền
tảng cơ bản để hình thành mối quan hệ hôn nhân giữa các chủ thể.

1.1.2. Khái niệm chung về thủ tục kết hôn

Để thực hiện việc đăng ký kết hôn, các bên chủ thể cần tiến hành theo một thủ
tục do pháp luật quy định. Thủ tục ĐKKH được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện
việc đăng ký kết hôn giữa cá nhân với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
xác lập quan hệ hôn nhân theo pháp luật. Thủ tục ĐKKH rất đa dạng và phức tạp. Tính
đa dạng, phức tạp được biểu hiện như sau:

+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện;

5

+ Việc quy định thủ tục ĐKKH phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định
tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại cơng việc và từng loại
đối tượng;

+ Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các thủ tục
ĐKKH có yếu tố nước ngồi cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thủ tục ĐKKH có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung, đòi hỏi
phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã
hội. Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các nhà ban hành các quy
định thủ tục ĐKKH ban hành các quy định phù hợp với thực tế khách quan và tiến
trình phát triển kinh tế xã hội.

1.2. Nội dung quy định pháp luật về đăng ký kết hôn


1.2.1. Quy định về điều kiện đăng ký kết hôn

Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn. Quan niệm của người xưa cho rằng nữ thập tam,
nam thập lục nghĩa là nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi là đủ tuổi kết hôn. Tuy nhiên, ngày nay
theo sự phát triển và tiến bộ của xã hội, cụ thể là theo khoản 1 điều 9 Luật Hơn nhân
và gia đình quy định, tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên, và có sự thay đổi so với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là nam
từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.

Thứ hai, về việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định. Tự nguyện của nam,
nữ trong kết hôn được hiểu là mong muốn xuất phát từ ý chí của cả hai, tự mình quyết
định việc kết hơn và thể hiện ý chí muốn trở thành vợ chồng mà không bị tác động bởi
bất cứ người nào khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Hai bên nam nữ
mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình u thương giữa họ và nhằm mục
đích là cùng nhau xây dựng gia đình, tổ ấm. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong
việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau
chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm đã phát sinh giữa hai người. Sự
tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hơn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền
vững. Sự tự nguyện trong kết hôn thường được thể hiện ở việc cùng nhau đi đăng ký
kết hôn.

6

Thứ ba, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự (theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015). Luật HN&GĐ năm 2014 đã tách
quy định này ra khỏi các trường hợp cấm kết hôn và đưa vào một điểm riêng trong
phần điều kiện kết hôn nhằm nhấn mạnh sự cần thiết, quan trọng của nó. Đó là một
trong những điều kiện cần thiết đầu tiên buộc các bên nam nữ phải thỏa mãn khi kết

hôn cũng như là yếu tố cơ bản để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết
định việc đăng ký kết hơn cho các bên và hồn tồn phù hợp với BLDS năm 2015 về
năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Quy định này là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết
bởi lẽ, đối với những người bị mất năng lực hành vi dân sự, việc họ thể hiện ý chí tự
nguyện - một nguyên tắc quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2014 là không thể xác
định được.

Thứ tư, điều kiện kết hơn khơng cùng giới tính. Hơn nhân giữa những người
cùng giới tính hay cịn gọi là hơn nhân đồng giới. Trước đây, tại Luật HN&GĐ năm
2000, Nhà nước ta đã nghiêm cấm kết hôn đồng giới. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 8
Luật năm 2014 quy định này đã thay đổi: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính nhưng cũng hiểu là pháp luật không cấm”.

Tuy nhiên, theo quan điểm truyền thống cũng như tập quán gia đình của người
Việt Nam từ mn đời nay thì hơn nhân chính là để xây dựng gia đình và gia đình phải
thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó trong đó có chức năng sinh đẻ nhằm duy
trì và phát triển nòi giống mà trên thực tế nếu hai người cùng giới tính kết hơn sẽ
khơng có khả năng sinh đẻ con chung. Do vậy, chỉ những người không cùng giới tỉnh
(nghĩa là một nam, một nữ) kết hơn mới có thể cùng nhau thực hiện được chức năng
sinh đẻ này.

Thứ năm, không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn. Một trong những điều
kiện không thể thiếu khi đăng ký kết hôn là không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn
nêu tại Điều 5 Luật HN&GĐ như:

Kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình, tổ ấm,
khơng có mục đích hơn nhân. Tại khoản 11 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014: “Kết hôn giả


7

tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam,
quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích
khác mà khơng nhằm mục đích xây dựng gia đình”. Do đó, kết hơn giả tạo là một
trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu vi phạm, theo điểm d khoản 2 Điều
59 Nghị định số 82/2020/NĐ- CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Tảo hôn

Theo phân tích ở trên, nam nữ chỉ được kết hôn nếu đáp ứng điều kiện về tuổi.
Đây là một trong những điều kiện để quan hệ hôn nhân, gia đình được pháp luật cơng
nhận). Khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ định nghĩa:

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết
hôn. Bởi vậy, nếu nam, nữ tảo hơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng hơn có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn

Theo khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014, cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy
hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người
khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở kết hôn

Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách
của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hơn của người có đủ điều kiện kết hôn
(theo khoản 10 Điều 3 Luật HN&GĐ).


Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với những người bị cấm

Các mối quan hệ bị cấm khi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng được quy
định chi tiết tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ gồm:

- Người cùng dòng máu trực hệ;

- Giữa những người có họ trong phạm vi 03 đời;

- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi hoặc đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng.

8

1.2.2. Quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn
Về thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước:
Theo khoản 1 Điều 17, Luật Hộ tịch năm 2014 thì Thẩm quyền đăng ký kết hôn
và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một
trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Như vậy, khi công dân Việt Nam kết
hôn với nhau mà việc đăng ký kết hơn đó được tiến hành tại Việt Nam, thì thẩm quyền
đăng ký kết hơn đó thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của hai bên nam hoặc nữ.
Về thẩm quyền đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngoài:
Tại điều 37 Luật hộ tịch 2014 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú
của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định
cư ở nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi với cơng
dân Việt Nam hoặc người nước ngoài”.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 18 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm

2015 quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch cờn quy định thêm về việc áp dụng đối
với việc kết hơn có yếu tố nước ngồi.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hơn tại
Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện
đăng ký kết hôn.
Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi thì mỗi bên
phải tn thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hơn. Trường hợp việc kết
hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước
ngồi bên cạnh việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mình thì cịn phải
đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với việc kết hơn giữa những người nước ngồi thường trú tại Việt Nam tại cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt
Nam quy định.

9

1.3. Thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam
1.3.1. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn trong nước
Nam nữ đủ điều kiện kết hôn, muốn đăng ký kết hơn thì làm thủ tục như sau:
Người yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã nơi cư trú
của bên nam hoặc bên nữ, hồ sơ bao gồm:
+ Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác;
+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu.
+ Trong trường hợp một người cư trú tại xã, thị trấn, thị trấn này, nhưng đăng ký
kết hôn tại xã, thị trấn, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú
về tình trạng hơn nhân của người đó bằng bản chính giấy xác nhận tình trạng hơn
nhân. Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có
thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký
thường trú tại địa bàn xã, thị trấn, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn (trong giai đoạn
chuyển tiếp). Việc xác nhận tình trạng hơn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận

+ Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngồi về
nước đăng ký kết hơn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt
Nam tại nước sở tại về tình trạng hơn nhân của người đó.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì UBND cấp
xã nơi đơn vị của người đó đóng qn xác nhận tình trạng hơn nhân.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên
nam, nữ có đủ điều kiện kết hơn theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình, thì
UBND cấp xã đăng ký kết hơn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 05 ngày.

10

1.3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi
Hồ sơ đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định
123/2015/NĐ-CP. Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch. Cụ
thể như sau:
- Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hơn;
- Về phía cơng dân nước ngồi cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngồi
xác nhận người đó khơng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà khơng có khả năng
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hơn nhân; Trường hợp nước ngồi khơng cấp
xác nhận tình trạng hơn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước
ngồi xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hơn theo pháp luật nước đó.
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
– Về phía cơng dân Việt Nam cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận không

mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà khơng có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
của mình.
+ Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân.
Ngoài giấy tờ quy định tại trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp
giấy tờ tương ứng sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc
đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận
của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh xác nhận việc người
đó kết hơn với người nước ngồi khơng ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc
khơng trái với quy định của ngành đó.

11

+ Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi (có từ 2 quốc
tịch trở lên): phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hơn nhân do cơ quan có thẩm
quyền của nước ngồi cấp;

+ Đối với người nước ngồi khơng thường trú tại Việt Nam: phải có giấy xác
nhận người đó có đủ điều kiện kết hơn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người
đó là cơng dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó khơng quy định cấp giấy xác
nhận này.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND huyện.
Cơng chức làm cơng tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hơn thì ghi việc
kết hơn vào sổ hộ tịch. Và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng
ký vào GCN kết hôn. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày chủ tịch UBND cấp
huyện ký GCN kết hơn, Phịng Tư pháp tổ chức trao GCN kết hôn cho hai bên nam,
nữ.

Trường hợp UBND quận, huyện từ chối đăng ký kết hơn. Phịng Tư pháp thông

báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ; Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày Chủ tịch UBND huyện ký GCN kết hôn, Phịng Tư pháp tổ chức trao GCN
kết hơn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ khơng thể có mặt để nhận GCN kết hơn
thì theo đề nghị bằng văn bản của họ.

Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao GCN kết hôn nhưng không quá 60 ngày.
Kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết
60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận GCN kết hơn thì Phịng Tư pháp báo cáo
Chủ tịch UBND quận, huyện hủy GCN kết hôn đã ký;

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hơn với nhau thì phải tiến hành thủ tục
đăng ký kết hôn từ đầu.

1.3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký lại kết hôn

Theo Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hộ tịch, đăng ký lại kết hôn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

12

Việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước
ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất
thì được đăng ký lại.

Người u cầu đăng ký lại kết hơn có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài
liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

Việc đăng ký lại kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống

vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại kết hơn. Trình tự, thủ tục
đăng ký lại kết hôn được thực hiện như sau:

Hồ sơ đăng ký lại kết hôn

Tờ khai theo mẫu quy định;

Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu khơng có bản sao
Giấy chứng nhận kết hơn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên
quan đến nội dung đăng ký kết hôn.

Trình tự thực hiện

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp -
hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính
xác, đúng quy định pháp luật thì cơng chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết
hôn.

Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là
nơi đã đăng ký kết hơn trước đây thì cơng chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm
tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban
nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng
văn bản về việc cịn lưu giữ hoặc khơng lưu giữ được sổ hộ tịch.


Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc
khơng cịn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ,

13


×