Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tai ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.68 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐÀ NẴNG - 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Lợi

ĐÀ NẴNG - 2021



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các nội
dung của Luận văn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của cá nhân
trên cơ sở tham các các lý thuyết, cơng trình đã cơng bố trước đó, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Nguyễn Lợi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và khơng trùng lắp với bất cứ cơng trình nào đã công bố.

Tác giả

Nguyễn Nhật Trường

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Bố cục của luận văn...............................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH
HÀNG DOANH NGHỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM...........................9
1.1.1. Khái niệm NHTM............................................................................................9
1.1.2. Chức năng của NHTM...................................................................................10
1.1.3. Khái niệm cho vay (tín dụng)........................................................................11
1.1.4. Phân loại cho vay (tín dụng)..........................................................................12
1.1.5. Các hình thức cho vay (tín dụng) của NHTM................................................13

1.1.6. Vai trò của hoạt động cho vay (tín dụng) của NHTM....................................16
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
................................................................................................................................. 19
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của cho vay khách hàng doanh nghiệp.............19
1.2.2. Các hình thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM...........21
1.2.3. Công tác tổ chức hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM....23
1.3. PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHỆP CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................................................24
1.3.1. Quan niệm về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp..........................24
1.3.2. Nội dung phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp.................................25
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp..........29
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP.....................................................................................31

1.4.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng...........................................................................31
1.4.2. Nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh.......................................................33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK........................................................36
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK...............................................................36
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát Triển Tp. Hồ Chí Minh chi nhánh tỉnh
Đắk Lắk................................................................................................................... 36
2.1.2. Bộ máy tổ chức..............................................................................................37
2.1.3. Tình hình hoạt động và kết quảkinh doanh của Ngân hàng Phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đắk Lắk giai đoạn 2018 – 2020..............................37
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK.......................................................................43

2.2.1. Thực trạng phát triển về mặt số lượng...........................................................43
2.2.2. Thực trạng phát triển về mặt chất lượng........................................................48
2.3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
CHI NHÁNH ĐĂK LĂK......................................................................................55
2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................55
2.3.2. Hạn chế..........................................................................................................56
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế..............................................................................57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................58
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK.......................................................................59
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................................................59

3.1.1. Triển vọng về phát triển kinh tế xã hội và phát triển doanh nghiệp tỉnh Đăk
Lăk đến 2025...........................................................................................................59
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP phát
triển – Chi nhánh Đăk Lăk đến 2025.......................................................................63
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TAI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK.......................................................................65
3.2.1. Giải pháp phát triển về mặt số lượng.............................................................65
3.2.2. Giải pháp phát triển về mặt chất lượng..........................................................68
3.3. KIẾN NGHỊ....................................................................................................78
3.3.1. Đối với NHNN..............................................................................................78
3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP phát triển thành phố HCM..................................80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................82
KẾT LUẬN............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


Số DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
hiệu 38
bảng Tên bảng 40
2.1 41
2.2 Tình hình huy động vốn của HDB Chi nhánh Đắk Lắk qua 3 43
2.3 năm 2018-2020 44
2.4 Tình hình dư nợ tín dụng của HDB Chi nhánh Đắk Lắk qua 3 45
2.5 năm 2018-2020
Tình hình thu dịch vụ của HDB Chi nhánh Đắk Lắk theo đối 50
2.6 tượng
Kết quả kinh doanh của HDB Chi nhánh Đắk Lắk năm 2018-
2.7 2020
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp
Tình hình cho vay KHdoanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát
Triển Thành Phố Hồ Chí Minh phân theo theo ngành kinh tế từ
năm 2018 đến năm 2020
Bảng 2.7. Chất lượng dư nợ tín dụng vay doanh nghiệp năm
2020

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số

hiệu Tên hình Trang
37
hình

2.1 Bộ máy tổ chức của HDB Chi nhánh Đắk Lắk


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây với tình hình kinh tế ngày càng ổn định, lãi suất

vay vốn ngân hàng có xu hướng giảm do đó các doanh nghiệp mạnh dạng hơn trong
việc vay vốn ngân hàng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng công suất nhà máy để mở
rộng quy mô hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
mình;Ngồi ra, tự xác định mình là Ngân hàng có quy mơ nhỏ so với các tổ chức tín
dụng khác trên thị trường vì vậy việc phát triển cho vay vốn lưu động sẽ khó giữ
được sự ổn định do sự cạnh tranh và lôi kéo khách hàng của các tổ chức tín dụng
khác. Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng trong hệ thống tài
chính của mỗi quốc gia, thực hiện việc chuyển dịch từ những người có vốn sang
những người cần vốn. Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng thương mại ln
tìm cách hoạt động tốt nhất để thu được lợi nhuận cao nhất có thể, trong đó hoạt
động cho vay có vai trị quan trọng nhất trong q trình phát triển của ngân hàng
thương mại. Hoạt động cho vay là nghiệp vụ đặc trưng và chiếm tỷ trọng lớn trong
hoạt động của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hoạt động cho
vay nào cũng mang lại nguồn thu cho Ngân hàng, vì nó ln tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để nhận biết và hạn chế được những rủi ro này thì việc xây dựng một chiến lược
kinh doanh cùng một chính sách cho vay hợp lý và hiệu quả là yêu cầu cần thiết
trong hoạt động của mỗi Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ
Chí Minh – Chi nhánh Đăc Lak nhận thấy việc đi sâu vào hoạt động cho vay đối
với khách hàng doanh nghiệp là hoạt động trọng tâm và cốt lõi trong giai đoạn hiện
nay của ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăc
Lak.Vì thế, vấn đề đặt ra là ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh
chi nhánh Đăc Lak phải làm gì để phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ các lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển cho vay khách

hàng doanh nghiệp tai ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh –
chi nhánh Đăk Lăk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động kinh
doanh tại doanh nghiệp, luận văn tiến hành thu thập và phân tích thực trạng phát
triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố
Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lắk trong mối tương quan so sánh với các đối thủ
cạnh tranh trên địa bàn, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh –
Chi nhánh Đăk Lắk trong thời gian đến.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển kinh doanh tại doanh nghiệp đã
công làm cơ sở lý luận và vận dụng vào phát triển cho vay khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk
Lắk.

- Đánh giá thực trạng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lắk giai đoạn
2018 -2020, rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này để
có giải pháp khắc phục cho những năm đến.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phát triển cho vay khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi
nhánh Đăk Lắk những năm tiếp theo..

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăc Lak.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về hoạt động cho vay khách
hàng tại NHTM nhưng chỉ giưới hạn trong đối tượng nghiên cứu là cho vay khách
hàng doanh nghiệp.

3

- Phạm vi không gian: Chỉ nghiên cứu các nội dung về hoạt động cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ
Chí Minh - Chi nhánh Ðắk Lắk.

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động cho vay
trong giai đoạn 2018 - 2020 và giải pháp đề xuất tầm nhìn đến năm 2025
4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu như trên đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo
tổng kết công tác cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung và công tác cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng trên địa bàn để xác định phân khúc thị
trường và đối tượng khách hàng tiềm năng ;
- Phương pháp phân tích diễn giải: Dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập
được từ các tài liệu của ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh Đăk
Lăk như các báo cáo tín dụng hàng kỳ, báo cáo về khách hàng dư nợ đối với tổ chức
kinh tế, báo cáo kinh doanh hàng năm, luận văn so sánh việc thực hiện và kết quả

đạt được giữa các năm qua, từ đó thấy được việc phát triển hoạt động cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh
chi nhánh Đắk Lắk
- Phương pháp thống kê: để tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt động
kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng tại
ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh chi nhánh Đắk Lắk
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ
bản của luận văn được chia làm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay khách hàng
doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh chi nhánh Đăc Lak.
- Chương 3: Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng

4

doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh chi nhánh
Đăc Lak.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Luận văn “Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng
TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Lê Duẩn, Đà Nẵng” của Nguyễn Hồ Thanh Vĩnh
thực hiện năm 2019.

Ở chương 1, luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý luận chung: ngân hàng thương
mại, đặc điểm cho vay của ngân hàng thương mại; Khái niệm, phân loại, đặc điểm
cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại và các hình
thức cho vay; nội dung hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của
ngân hàng thương mại, các tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay; các

nhân tố bên ngoài và bên trong ảnh hướng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp. Đồng thời chương 1 cũng đánh giá được vai trò ngày càng quan trọng của
hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2 tác giả đã đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp tại SeABank Lê Duẩn. Trong giai đoạn từ năm 2016-2018,
mảng cho vay đối với KHdoanh nghiệp tại SeABank Lê Duẩn đã có những bước
tiến vượt bậc. Song song với sự tăng trưởng, chi nhánh cũng đã có sự kiểm sốt chất
lượng nợ và đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt đã đạt được, chương 2 cũng đã chỉ ra những hạn chế như cơ cấu vay vốn
không đồng đều, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa đáp ứng nhu cầu của
người thẩm định, quy trình tín dụng chưa được phát triển… khiến cho việc tăng
trưởng quy mô đối với hoạt động cho vay KHdoanh nghiệp chưa được như kỳ vọng.
Chương 3, dựa trên kết quả phân tích thực trạng, những mặt hạn chế và nguyên
nhân, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp để phát triển quy trình, nâng cao hiệu
quả của hoạt động cho vay KHdoanh nghiệp nhằm góp phần đem lại lợi nhuận ngày
càng cao cho chi nhánh và gia tăng quy mô, thị phần của SeABank Lê Duẩn trên địa
bàn.

5

- Luận văn “Phát triển cơng tác thẩm định tín dụng trong cho vay tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai” của
Phan Thị Hiền thực hiện năm 2019.

Chương 1 đề cập một cách khái quát cơ sở lý luận cơ bản về công tác thẩm
định trong cho vay TDH của NHTM, tập trung nội dung về công tác thẩm định lần
đầu trong cho vay dự án đầu tư, những tiêu chí để đánh giá đánh giá kết quả thẩm
định cho vay TDH dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho
vay TDH đối với khách hàng. Chương 2 đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động
kinh doanh của Agribank chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2016-2018, trong đó phân

tích cụ thể về thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng trong cho vay tại chi nhánh.
Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng trong cho vay
dự án đầu tư tại Agribank Gia Lai theo các nội dung về công tác tổ chức thẩm định,
nội dung thẩm định và phương pháp thẩm định, đánh giá các tiêu chí đánh giá kết
quả thẩm định, qua đó rút ra những tồn tại, hạn chế của từng nội dung. Ngoài việc
tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được đem đến thành công của Chi nhánh, tác
giả đã nêu ra cụ thể những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu gây ra những hạn chế
trong công tác thẩm định dự án đầu tư trong thời gian qua. Chương 3, từ kết quả
nghiên cứu lý luận, thực trạng của Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai, định hướng
trong thời gian tới về cơng tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư, luận
văn đã mạnh dạn đề xuất hệ thống các giải pháp tương đối đồng bộ. Để các giải
pháp có tính khả thi, luận văn đã kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và kiến nghị
với Agribank Việt Nam về một số nội dung nhằm góp phần nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai trong thời gian tới cũng như
góp phần giúp phát triển cơng tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại
Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai. - Trần Thị Xuân Lan (2018), “Hồn thiện cơng
tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại Ngân hàng Nam Việt
- Chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, luận văn đã
hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về thực trạng cơng tác phân tích báo

6

cáo tài chính doanh nghiệp vay tín dụng tại ngân hàng, từ đó tác giả đã đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp vay tín dụng tại ngân hàng.

- Phạm Việt Hịa (2015), “Hồn thiện phân tích báo cáo tài chính khách
hàng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Định”, luận
văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Với mục tiêu đánh giá thực trạng cơng tác phân tích

báo cáo tài chính khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi
nhánh Bình Định, nhận diện những mặt cịn tồn tại trong cơng tác phân tích báo cáo
tài chính khách hàng, luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác phân tích báo
cáo tài chính khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh
Bình Định, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phân tích báo cáo
tài chính khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam chi nhánh Bình Định bằng cách sử dụng cách tiếp cận thực tế, dạng
nghiên cứu trường hợp, số liệu, tài liệu có liên quan được thu thập trực tiếp tại ngân
hàng, các tài liệu, số liệu thu thập được phân tích, diễn giải, đánh giá nhằm làm rõ
cơng tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng.

- Trần Quốc Bảo (2016), “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách
hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn
thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Bằng phương pháp thu thập thông tin từ Ngân hàng
TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng, phân tích, đánh giá, giải thích cơng tác
phân tích báo cáo tài chính khách hàng. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về
phân tích báo cáo tài chính khách hàng nhằm phục vụ hoạt động cho vay của các
Ngân hàng thương mại, đánh giá được thực trạng về cơng tác phân tích báo cáo tài
chính khách hàng và hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội – Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện
cơng tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng.

Luận văn “Phát triển công tác thẩm định tài sản bảo đảm trong cho vay
khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông
thôn Quận Ngũ Hàng Sơn, Tp. Đà Nẵng”của Nguyễn Hữu Hoàng Anh thực hiện

7

năm 2019.
Chương 1 đã trình bày cho vay khách hàng doanh nghiệp, vấn đề thẩm định


tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, chú trọng làm rõ một cách khá
đầy đủ qua các mục tổ chức bộ máy quản lý công tác thẩm định, nội dung công tác
thẩm định, các tiêu chí đánh giá, đã đáp ứng được yêu cầu về mặt nghiên cứu lý
luận nền tảng của đề tài. Chương 2 trình bày thực trạng cơng tác thẩm định tài sản
bảo đảm trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Aribank Ngũ Hành Sơn qua
các mặt nội dung: đặc điểm khách hàng doanh nghiệp vay vốn, chính sách thẩm
định tài sản bảo đảm trong cho vay của Aribank Ngũ Hành Sơn qua danh mục tài
sản bảo đảm, phương pháp xác định giá, mức cho vay. Qua đó, có đánh giá chung
cuối cùng những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác này khá đầy đủ, khá
cụ thể. Chương 3 đã đề xuất được hệ thống 8 giải pháp phát triển công tác thẩm
định tài sản bảo đảm trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Aribank Ngũ Hành
Sơn. Tuy nhiên, trong phần thực trạng công tác thẩm định tài sản bảo đảm trong cho
vay khách hàng doanh nghiệp tại Aribank Ngũ Hành Sơn, một số nội dung thực
trạng công tác chưa được cụ thể, nội dung một số giải pháp còn khá chung.

- Luận văn “Phân tích tình hình cho vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Huế” của Phan Văn
Phước thực hiện năm 2019.

Ở chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận Phân tích tình hình cho
vay Doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại, bao hàm các nội dung và chỉ tiêu
phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp như các tiêu chí về tăng trưởng quy mơ
cho vay doanh nghiệp, tiêu chí về cơ cấu cho vay doanh nghiệp, tiêu chí phân tích
về kết quả tài chính của cho vay doanh nghiệp, các tiêu chí phân tích về kiểm sốt
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở lý luận, đề tài đã thu
thập tình hình thực tế, sơ liệu và sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp so sánh, phân tích để đánh giá thực trạng tình hình cho vay doanh
nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi


8

nhánh TP Huế. Cũng giống như một số đề tài, đề tài cũng chỉ đề cập đến đối tượng
nghiên cứu là hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung, chưa đi vào phân tích loại
hình doanh nghiệp cụ thể cũng như chưa đánh giá phân tích những cơ hội, thời cơ,
thách thức của thực tiễn kinh tế - xã hội vĩ mô mang lại.

- Luận văn “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng
NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Đăc Lak” của Trần Văn Hùng
thực hiện năm 2019.

Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về phân tích tình hình cho
vay doanh nghiệp của NHTM, đã giới thiệu được một số nội dung lý luận về hoạt
động của NHTM và tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp, các chỉ tiêu phân tích
kết quả tình hình cho vay doanh nghiệp. Chương 2, đã trình bày tình hình thực tế
cũng như phản ánh kết quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại BIDV Đăk Lăk trên
nhiều mặt; đã đúc kết được một số kết quả, hạn chế và giải thích được nhiều nguyên
nhân cụ thể của tình hình trên; trên cơ sở đó, chương 3 đề xuất các giải pháp phát
triển hoạt động cho vay doanh nghiệp tại BIDV Đăk Lăk.Tuy nhiên, nội dung luận
văn cùng cịn những giới hạn: nội dung lý luận chính của chương 1 như đã đề cập
trên còn thiếu; chưa mơ tả và phân tích đầy đủ thực trạng các hoạt động cho vay
doanh nghiệp cũng như các giải pháp còn quá chung chung.

Với các cơng trình nghiên cứu trên, tác giả đã hệ thống được nhiều lý thuyết,
cơng trình nghiên cứu về phát triển cho vay khách hàng nói chung. Tác giả nhận thấy
vẫn còn một khoảng trống nghiên cứu về phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lắk và
vận dụng, kế thừa những kết quả đã cơng bố trên vào nghiên cứu hồn thiện việc
phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP phát triển thành

phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lắk được hiệu quả hơn.

.

9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG

DOANH NGHỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm NHTM

Ngân hàng là một tổ chức trung gian về tài chính quan trọng của nền kinh tế,
thực hiện việc luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay thông qua
phương thức gián tiếp. Ngân hàng gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của
nền kinh tế và hệ thống tài chính. Hiện nay, tùy thuộc vào chức năng, dịch vụ và vai
trò của mỗi ngân hàng mà có những định nghĩa về ngân hàng khác nhau. Nếu xét
trên phương diện loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì: “Ngân hàng là một
loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức
năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức trung gian tài chính nào của nền kinh
tế”. Theo Điều 4, Mục 2 Luật các tổ chức tín dụng 2010: “Ngân hàng là loại hình tổ
chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng
hợp tác xã”.

Đặc biệt hiện nay ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng phổ biến và

có vai trị quan trọng trong hoạt động tài chính. Ngân hàng thương mại có lịch sử
phát triển lâu dài và phát triển qua rất nhiều hình thái khác nhau, theo xu hướng
ngày càng mở rộng về lượng dịch vụ và quy mơ dịch vụ. Ngân hàng thương mại là
tổ chức tín dụng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá
nhân, bằng cách nhận các khoản tiền gửi và tiền tiết kiệm rồi sử dụng để cho vay,
chiết khấu, cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Cho đến nay vẫn
có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại. Ở mỗi nước khác nhau
lại có một định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại.

10

- Ngân hàng thương mại ở Mỹ được hiểu là công ty kinh doanh về lĩnh vực
tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài
chính.

- Cịn ở Pháp, Ngân hàng thương mại lại là những xí nghiệp hay cơ sở mà
nghề nghiệp thường xuyên của họ là nhận tiền của người dân dưới hình thức ký thác
hoặc các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong nghiệp vụ về
chiết khấu, tín dụng và tài chính.

- Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh ngân hàng ban hành vào năm 1990 thì ngân
hàng thương mại là “một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên chủ
yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó
để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh tốn”. Theo luật các Tổ chức tín
dụng năm 2010, định nghĩa “ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.2. Chức năng của NHTM

Với khả năng điều tiết nền kinh tế, ngân hàng hiện nay đang đóng vai trị rất

quan trọng trong nền kinh tế. Chỉ khi hệ thống ngân hàng phát triển mạnh thì nền
kinh tế mới có thể phát triển với tốc độ cao. Điều này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải
phát triển mạnh mẽ, tương xứng và có hiệu quả trong lĩnh vực lưu thơng tiền tệ.
Ngồi việc điều hịa nền kinh tế, ngân hàng thương mại cịn là cơng cụ thúc đẩy sự
phát triển của nền sản xuất hàng hóa thơng qua việc huy động vốn, cho vay và các
hình thức đầu tư. Nếu khơng có ngân hàng thương mại thì việc huy động vốn trong
xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh bị đình trệ rất nhiều và nhờ có các ngân
hàng này mà các khoản tiền tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức được huy động vào
quá trình vận động và phát triển của xã hội. Nhờ vai trò làm trung gian thanh tốn
mà ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy nhanh q trình ln chuyển hàng
hóa, vốn cũng như giúp các cá nhân, tổ chức giao dịch tiết kiệm được một khoản chi
phí thanh tốn đáng kể.

11

1.1.3. Khái niệm cho vay (tín dụng)
Tín dụng ra đời khi xã hội có sự phân cơng lao động và xuất hiện chế độ tư

hữu về tư liệu sản xuất. Mặt khác, do điều kiện thiên nhiên, điều kiện sản xuất ln
ln có rủi ro địi hỏi phải có sư vay mượn nhau để điều hồ cuộc sống. Do vậy,
hình thức tín dụng sơ khai bằng hiện vật xuất hiện.

Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng bất kỳ
phương thức nào, tín dụng biểu hiện ra ngồi như là sự vay mượn lẫn nhau tạm thời
một số tiền tệ.

Như vậy Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi
vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những
điều kiện mà hai bên thoả thuận.


Sự khác biệt giữa tín dụng và cấp phát ngân sách:
Tín dụng nói chung là cho vay có hồn trả, cịn tín dụng ngân hàng là huy
động vốn khách hàng để cho vay khách hàng lấy lãi. Cấp phát ngân sách là cách
thức nhà nước sử dụng cho các đối tượng sử dụng ngân sách theo đúng yêu cầu định
trước gồm:
- Cấp phát theo dự tốn là chuyển giao kinh phí từ ngân sách nhà nước theo
khả năng tối đa mà đơn vị được thụ hưởng. Có thể là nhận từ ngân sách nhằm đáp
ứng nhu cầu chi thường xuyên.
- Cấp phát theo lệnh chi tiền là việc chuyển giao kinh phí từ ngân sách cho
đối tượng thụ hưởng theo nhu cầu thực tế phát sinh.
Phương thức cấp phát ngân sách cho khơng, khơng có hồn trả.
Quan hệ kinh tế trên được thông qua vận động giá trị vốn tín dụng qua các
giai đoạn:
- Giai đoạn phân phối vốn Tín dụng: Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị
vật tư hàng hoá được chuyển từ người này đến người khác, bằng hành vi cho vay và
đi vay.
- Giai đoạn sử dụng vốn Tín dụng: Ở giai đoạn này vốn vay được sử dụng
trực tiếp (nếu vay bằng hiện vật) hoặc vốn vay được sử dụng để mua hàng hoá (vay

12

bằng tiền) để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay. Tuy
nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó mà chỉ có quyền sử dụng
tạm thời trong một thời gian nhất định.

- Giai đoạn hồn trả vốn tín dụng: Là giai đoạn kết thúc một vịng tuần hồn
của tín dụng, nghĩa là sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất T-H-T để trở về hình
thái tiền tệ, vốn tín dụng được người vay hoàn trả cho người cho vay.
1.1.4. Phân loại cho vay (tín dụng)


Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại các
hình thức tín dụng sau:

- Tín dụng thương mại
Là quan hệ tín dụng giữa các cơng ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với
nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau. Đây là hình
thức tín dụng ra đời sớm nhất và là cơ sở cho các hình thức tín dụng khác. Tín dụng
thương mại ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hóa, đẩy nhanh
q trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh
được thực hiện liên tục.
Tín dụng thương mại là tín dụng giữa những người có nhu cầu sản xuất kinh
doanh, có uy tín và mối quan hệ quen biết với nhau. Hơn nữa, tín dụng thương mại
còn chịu ảnh hưởng vào sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa.
- Tín dụng Ngân hàng
Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện
dưới hình thức: Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín
dụng) với các đối tượng trên.
- Tín dụng nhà nước
Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các đơn vị và cá nhân được thực hiện
dưới hình thức: Nhà nước sẽ đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá nhân bằng
cách phát hành các trái phiếu, cơng trái để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của
tồn xã hội. Tín dụng nhà nước có thể được thực hiện bằng hiện vật (như thóc, gạo,
trâu, bị,…) hoặc bằng hiện kim (tiền, vàng, bạc,…), nhưng bằng tiền là chủ yếu.

13

Tín dụng nhà nước phát triển ở những nước có thị trường tài chính mạnh (đặc biệt là
thị trường chứng khốn).

- Tín dụng quốc tế

Đây là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức tài chính tiền tệ
được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn nhau để phát
triển kinh tế xã hội của một nước, như: việc vay mượn giữa các quốc gia, giữa các
Ngân hàng hay các tổ chức tài chính ở các nước khác nhau,... Thời kỳ kinh tế mở,
Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: mối quan hệ quốc tế giữa các nước được
mở rộng về kinh tế lẫn chính trị. Hiện nay, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, như:
Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),...
đã cấp nhiều hạn mức tín dụng cho Việt Nam với thời gian và lãi suất ưu đãi, nhằm
mục đích đầu tư vào các dự án có giá trị lớn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất
nước như xây dựng cầu - đường, cơng trình thủy điện, dự án khai thác dầu,... Ngồi
ra, hình thức tín dụng quốc tế cịn bao gồm hình thức tín dụng giữa Ngân hàng nước
ngoài cấp cho các tổ chức hay cá nhân trong nước,... Quan hệ tín dụng quốc tế phát
triển ở những nước có nền kinh tế mở, hội nhập cùng kinh tế thế giới, nhất là trong
xu thế kinh tế thế giới ngày nay, tín dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến.
1.1.5. Các hình thức cho vay (tín dụng) của NHTM

a. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hoạt động mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng
dưới hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, cho
thuê tài chính và các hình thức khác.
Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng
vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người
sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời.



×