Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

VẬN DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 4 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.92 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

TINH CHO TRẺ 4 5 TUỔI

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Với mỗi trẻ em nói chung,trẻ em mẫu giáo nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm
với thế giới xung quanh chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ hấp dẫn đối với trẻ.Trẻ
thường bị cuốn hút trước những đồ vật,đồ chơi ngộ nghĩnh,sinh động với nhiều màu
sắc đa dạng và phong phú. Chơi thể hiện sinh động thế giới vật chất trong cuộc sống
và hoạt động hằng ngày phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ giáo dục cho trẻ
nhiều thẩm mỹ giải trí sử dụng cho hoạt động học.
Phát triển vận động tinh là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi và trở thành đối
tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tịi, khám phá từ đó nắm được chức
năng của đồ vật, biết được phương thức và hành động với đồ vật. Chính vì vậy mà
q trình tâm lí của trẻ phát triển đặc biệt là trí tuệ.
Thông qua đồ chơi phát triển vận động tinh mà chức năng của các đồ vật lần đầu
tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung quanh trẻ thành đối tượng thu hút sự
chú ý của trẻ, khiến trẻ có thể lấy cái này ra, tháo lắp cái nọ, cái kia tạo cho trẻ hào
hứng vui chơi suốt ngày.
Chính nhờ sự hoạt động với đồ dùng đồ chơi mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh,
ngôn ngữ và đặc biệt là trí tuệ của trẻ một cách dễ dàng hơn cùng với việc lĩnh hội
những hành động sử dụng với đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng
hiểu được những quy tắc, hành vi đơn giản trong xã hội... Như vậy, chúng ta có thể
nói lớp học mẫu giáo khơng thể khơng có đồ dùng đồ chơi cũng như giáo viên mẫu
giáo không thể không có đồ dùng dạy học.
Là giáo viên tơi ln suy nghĩ, tìm tịi ra nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học mới
đẹp, hấp dẫn, để lơi cuốn và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, phục
vụ phát triển vận động tinh cho trẻ để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của trẻ theo xu


thế hiện nay. Qua quá trình giảng dạy tôi rút ra được nhiều kinh nghệm cá nhân cảm
thấy phù hợp nên mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng đồ dùng đồ chơi trong phát
triển vận động tinh cho trẻ 4 5 tuổi”
II/ CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN:
1. Cơ sở lý luận:
Vận động tinh là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Kỹ năng vận
động tinh phát triển tùy theo việc chơi, tập luyện của trẻ. Đồ chơi lắp ghép, đồ chơi
nghệ thuật,… sẽ giúp trẻ tập cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, xiết, lắp ghép khối… và tập
làm các động tác phức tạp hơn như nặn, vẽ tranh. Kỹ năng vận động tinh là cơ sở để
trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay.
Giáo dục mẫu giáo đã khẳng định ý nghĩa lớn lao của đồ dùng đồ chơi, coi
chúng là phương tiện giáo dục tích cực khơng thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Nó
là phương tiện giáo dục có hiệu quả trong các hoạt động vui chơi và học tập, bên cạnh
đó, đồ chơi còn giúp trẻ làm quen với thế giới hiện thực xung quanh, thông qua đồ

chơi những ấn tượng mà trẻ thu nhận trong quá trình tiếp xúc với hiện thực được khắc
hoạ và trở nên rõ ràng hơn.

Đồ chơi còn là phương tiện để thoả mãn nhu cầu hoạt động tích cực. Qua đó,
nhu cầu giao tiếp của trẻ cũng được hình thành, nó đóng vai trị đặc biệt quan trọng
của trẻ mẫu giáo, thúc đẩy trẻ chơi với nhân tố tổ chức ban đầu nhằm phát triển toàn
bộ các tố chất thể lực.

Đồ chơi phát triển vận động tinh đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển
thể chất và trí tuệ cho trẻ, là hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ.Làm sao để tổ chức tốt
và có hiệu quả cho trẻ không phải đơn giản.Phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý
nhóm trẻ mình đang phụ trách đồng thời dựa trên cơ sở vật chất hiện tại của nhóm lớp
của trường để từ đó có những phương pháp để tổ chức cho trẻ phát triển vận động
tinh phù hợp và đạt kết quả cao nhất.


Một số đồ dùng, đồ chơi để tổ chức phát triên vận động tinh cho trẻ là những đồ
chơi thật sự hấp dẫn với nhiều màu sắc, hình dáng nổi bật thu hút sự chú ý của trẻ.
Thông qua chơi đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp xã hội, khả
năng hợp tác, khả năng tư duy của trẻ và phát triển thể chất giúp trẻ khỏe mạnh, phát
triển sự nhanh nhẹn, linh hoạt, sự cân bằng, phối hợp tay chân, mắt và các kỹ năng
vận động.

Vì vậy việc vận dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi để tổ chức phát triển vận
động tinh cho trẻ là việc làm quan trọng và rất cần thiết để đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mẫu giáo. Chính vì thế “chơi mà
học và học mà chơi” là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nếu không
chơi trẻ sẽ không thể phát triển được. Thông qua việc tìm hiểu cách làm đồ chơi và
“giao tiếp” với đồ chơi, trẻ có thể khám phá ra các mối quan hệ giữa những nguyên
vật liệu, những đồ vật vốn rất gần gũi với con người. Đó là một con đường giúp trẻ
lớn lên và phát triển.

Xuất phát những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu và đề ra sáng
kiến kinh nghiệm “Vận dụng đồ dùng đồ chơi trong phát triển vận động tinh cho trẻ 4
5 tuổi”

2. Cơ sở thực tiễn :
Như những năm trước tại lớp tôi phụ trách cũng đã thực hiện một số biện pháp
giảng dạy có sữ dụng đị dùng đồ chơi, tuy nhiên việc sữ dụng để phát triễn vận động
tinh cho trẻ hiệu quả chưa cao. Trẻ chủ yếu chỉ nhớ, chưa hướng vào nội dung chơi,
hiệu quả phát triển vận động tinh cho trẻ chưa đạt kết quả như mong muốn.
* Thực trạng trường lớp có những thuận lợi sau:
+ Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía phịng GD & ĐT, của Ban giám hiệu nhà
trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng
tác chăm sóc, giáo dục trẻ, lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo quy
định.

+ Trường, lớp rộng rãi, thống mát thích hợp hoạt động và phát triển thể chất
cho trẻ: bãi cỏ rộng với khu phát triển thể chất ngồi trời với nhiều trị chơi phát triển
vận động thô như trèo thang, ném bong… sân cát, và một số trò chơi rèn luyện sự
khéo léo và dẻo dai cho cơ thể trẻ.
+ Giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tích cực học hỏi nghiên cứu tài
liệu, tham khảo các phương tiện thông tin về cách chăm sóc và giáo dục trẻ.

* Khó khăn:
+ Trẻ chưa có kĩ năng tốt khi sữ dụng các đồ dùng vận động tinh.
+ Trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động tinh còn hạn chế.
3. Mục tiêu của sáng kiến:
- Thu thập thêm kinh nghiệm khi vận dụng các đồ dùng đồ chơi vào phát triển
vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mẫu giáo.
- Nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm. Tìm ra
một số biện pháp sữ dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả.
- Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trong việc sắp xếp, sử dụng, bảo
quản cũng như thực hiện làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo không chỉ trong phát triển hoạt
động tinh mà trong tất cả các động.
- Nâng cao sự hứng thú, tự nguyện và cải thiện kết quả vận động tinh cho trẻ.
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
* Biện pháp 1: Phát huy hiệu quả đồ dùng được cấp phát ở lớp.
Sử dụng hiệu quả đồ dùng trước hết tôi thường chú ý đến việc sử dụng hiệu quả
đồ dùng được cấp phát. Có nhiều hoạt động khơng nhất thiết giáo viên phải hì hục
thiết kế đồ dùng thật kỳ công, tạo ra nhiều đồ dùng mới lạ mà quên hẳn những đồ
dùng đồ chơi được cấp phát cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự, thậm chí là cao
hơn, cịn đồ dùng đã làm ra thì lại thấy khơng cần thiết hiếm khi dùng đến.
Ngoài việc sử dụng đúng chức năng, mục đích sử dụng đồ dùng, tơi cịn chú ý
nhiều đến việc sử dụng đồ dùng đúng mục đích.
Ví dụ: Sữ dụng bộ luồng hạt trong phát triển vận động tinh, rèn luyện sự khéo
léo của các ngón tay.

Hoặc trong việc sắp xếp, chọn vị trí đặt đồ dùng, đồ chơi tơi thường chú ý đến
tính hợp lý của vị trí đồ dùng để hoạt động bảo đảm tính tự nhiên, khoa học. Các đồ
dùng phát triển vận động chia làm 2 phần phát triển vận động tinh và vận động thô.
Mặt khác tơi cịn sữ dụng đồ dùng cấp phát để tạo thêm hiệu quả sử dụng mới
cho đồ dùng ví dụ những chiếc tủ đựng đồ dùng đồ chơi được phát rất thuận tiện là có
bánh xe quay tơi có thể quay phía sau ra và dán giấy và là có thể cho trẻ chơi được trị
chơi học tập như gài lô tô, hoặc nối số ...khi trẻ hoạt động góc.
Các đồ dùng được cấp phát thường xuyên được sữ dụng luân phiên có hiệu quả,
được vệ sinh lau chùi cẩn thận tránh bụi bẩn.
* Biện pháp 2: Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo hiệu quả
Với những đồ chơi đã có sẵn trong lớp, vẫn chưa đáp ứng được trẻ và đặc điểm
tâm sinh lý ở độ tuổi này dễ thích những đồ chơi mới nhưng cũng rất mau chán. Ở
trường mẫu giáo, đổ dùng đồ chơi học tập giữ vai trị rất quan trọng, nó là phương
tiện giáo dục có hiệu quả nhất trong hoạt động vui chơi và học tập ở trẻ.
Vì vậy, đồ dùng dạy học phải vừa đẹp, vừa bền tạo sự ham hiểu biết của trẻ để
trẻ hoạt động tích cực hơn và vừa mang tính giáo dục cao. Để đáp ứng nhu cầu của
trẻ, cũng như kích thích tính tích cực vận động của trẻ nhất là trong phát triễn vận
động tinh.
Các loại đồ dùng, đồ chơi tận dụng tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có, khơng
cầu kỳ, khơng đắt tiền do chính cơ giáo tạo ra và có sự hổ trợ của phụ huynh để được
sử dụng hiệu quả vào các hoạt động dạy trẻ như : Hoạt động nhận biết, nhận biết phân

biệt, hoạt động với đồ vật, đồ chơi các góc chơi, trị chơi củng cố của một hoạt động
chính, trị chơi phát triển vận động tinh.

Để tiến hành làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ vận động tinh đầu tiên người giáo
viên phải thực hiện các bước như sau:

- Tiến hành sưu tầm nguyên vật liệu. Tuyên truyền đến trẻ và cha mẹ trẻ thu
thập các nguyên vật liệu đặc biệt là các vật liệu không cần tái chế như: rơm, vỏ sò,

sỏi, lá cây, chai nước ngọt, ống hút, dây chun...Với những nguyên vật liệu đó, trẻ có
thể thao tác, chơi rất nhiều các hoạt động khác nhau như xếp hàng rào, xếp sân khấu,
chơi bán hàng,...

- Ngay sau khi thu thập nguyên vật liệu thì tiến hành phân loại nguyên liệu. Phân
công các thành viên trong tổ tiến hành làm đồ dùng đồ chơi theo nhóm, hoặc có thể
phân công mỗi thành viên trong tổ phụ trách một khâu trong q trình tiến hành làm
đồ dùng, đồ chơi; ví dụ: Khâu thiết kế, khâu hoàn thiện sản phẩm.... Việc làm đồ
dùng đồ chơi thường tiến hành trước khi tổ chức dạy các chủ điểm trong khung
chương trình.

- Trong quá trình tiến hành làm đồ dùng đồ chơi phải lên kế hoạch cụ thể; tính
tốn đến khâu chuẩn bị làm đồ dùng để tránh lãng phí thời gian, cơng sức và tiền bạc.

- Sử dụng đồ dùng đồ chơi: Những đồ dùng đồ chơi giáo viên phải biết khai
thác triệt để, từ những đồ dùng đồ chơi tự tạo ra cô phải tạo môi trường để cho trẻ tiếp
xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động. Bằng sự linh hoạt khéo léo và vốn sống của cô,
cô khuyến khích trẻ bằng mọi cách để trẻ được trải nghiệm hịa mình vào các đồ chơi
mà trẻ được làm quen.

- Thường xuyên tự đánh giá hiệu quả của đồ dùng tự làm qua các bài dạy để có
thể điều chỉnh kịp thời.

* Biện pháp 3: Đề ra nguyên tắc sử dụng đồ dùng cho bản thân giáo viên,
cho trẻ.

Để sử dụng đồ dùng hiệu quả cần phải có những nguyên tắc sử dụng đồ dùng, đồ
chơi hợp lý trong đó cần đề ra những nguyên tắc như:

- Sử dụng đồ dùng phù hợp đề tài, đúng lúc, đúng chỗ, khai thác hiệu quả đồ

dùng qua các bài dạy. Giáo viên có thể tự thiết kế các hoạt động sáng tạo để tổ chức
cho trẻ tham gia sử dụng và tạo các đồ dùng đồ chơi mới.

- Ưu tiên tận dụng đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong lớp, trong trường kết hợp tận
dụng môi trường, không gian trong lớp và ngoài lớp học.

- Thường xuyên tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi mới, mỗi tháng bổ sung ít nhất
một bộ đồ dùng, đồ chơi mới có chất lượng và hiệu quả.

- Bảo quản tốt đồ dùng, đồ chơi đã có, gia cố, sửa chữa hoặc thay thế ngay đồ
dùng hư hỏng.

- Thường xuyên bổ sung, thay đổi đồ dùng đồ chơi hoặc thay đổi cách chơi để
để trẻ bị nhàm chán.

Đưa ra các yêu cầu sữ dụng đồ dùng đồ chơi với trẻ:
- Trẻ sữ dụng đồ dùng, đồ chơi đúng góc chơi, khơng tự ý di chuyễn đồ chơi qua
các góc tránh gây lộn xộn, thất lạt đồ chơi.
- Đối với các đồ dùng có kích thước nhỏ cần chú ý giữ an tồn phịng tai nạn.
- Khi có thắt mắc về cách sữ dụng đồ dùng đồ chơi có thể nhờ cơ giáo để hổ trợ
cùng thực hiện.

- Tăng cường thảo luận, trao đỗi giữa các trẻ trong góc chơi.
* Biện pháp 4: Tổ chức một số bài tập luyện tập về vận động tinh.
Một số bài tập đơn giản phát triển vận động tinh:
- Hứng cát: Ban đầu, trẻ xòe tay rộng, bàn tay để ngang, các ngón tay xịe ra, cát
rơi xuống chỉ đọng lại trên long bàn tay, còn lại rơi qua kẽ ngón tay. Sau 2-3 lần đổ
cát để hứng, trẻ biết chụm các ngón tay lại, cát dọng được trên lòng tay tay nhưng
vẫn bị lọt qua kẽ ngón tay. Một số trẻ chụm được chặt các ngón tay nên cát lọt qua rất
ít.

- Nhặt hạt vịng: Trong rổ hạt có rất nhiều hạt vịng màu sắc khác nhau, cơ u
cầu trẻ nhặt hạt vịng bằng 2-3 đầu ngón tay. Một số trẻ nhặt được bằng 2 đầu ngón
tay một cách khéo léo mà khơng phải bấm chặt đầu ngón tay lại.
- Tô màu tranh vẽ: Trẻ biết tỳ tay giữ giấy và cầm bút bằng tay phải. Tuy nhiên
trẻ cầm bút bằng 3 - 4 đầu ngón tay, ngón cái và ngón trỏ quặt ngang bút, các đầu
ngón tay bấm chặt vào bút, đầu ngón tay hằn độ tì mạnh vào bút.nắp.
- Xốy nắp chai: Trẻ ơm chai, hoặc tỳ chai vào người; tay cịn lại mở nắp, đầu
ngón tay bấm mạnh vào nắp, đôi lúc trẻ xoay cả bàn tay và cổ tay.
Một số bài tập bài tập rèn luyện kỹ năng vận động tinh.
- Bài tập 1: “Luồn dây qua lỗ, buộc dây giày”.
Trẻ thực hiện kĩ năng quen thuộc luồn dây qua lỗ, buộc dây giày, các mức độ
tùy thuộc giáo viên yêu cầu vào khả năng từng trẻ, luồn dây ngang, luồn dây đan
chéo. Yêu cầu: Trẻ phải sử dụng 1 tay giữ giáo cụ, 1 tay xâu dây luồn qua lỗ.
- Bài tập 2: “Kéo mở khóa”
Trẻ thực hiện cả hai tay đối với bài tập kéo khóa này. Đồ dùng có thể để hướng
phía trước hoặc có thể dựa vào người trẻ để mơ phỏng hành vi tự kéo khóa và kéo
khóa cho đối tượng khác. Yêu cầu: Trẻ dựa đồ dùng vào người, hướng mặt trước của
đồ dùng ra ngoài, sử dụng cả 2 bàn tay, một tay giữ vải, một tay kéo khóa. Sau đó, trẻ
dùng 2 tay đưa nấc khóa vào và lại kéo khóa lên, một tay giữ vải. Trẻ làm tương tự
với đồ dùng để phía trước mặt.
Bài tập 3: “Tháo mở cúc”.
Trẻ được thực hiện bài tập rèn luyện sự nhanh nhạy của ngón tay và sự mềm dẻo
của cổ tay, bàn tay thông qua các hành động: đóng mở cúc, buộc dây giày, luồn dây
qua lỗ, sử dụng cúc bấm, kéo khóa… Ở bài tập tháo mở cúc áo, cô để trẻ tự làm quen
với đồ dùngvà đưa ra yêu cầu cho trẻ hãy tháo cúc ra, sau đó, lại yêu cầu trẻ đóng cúc
vào, cho trẻ làm quen với cúc to và cúc nhỏ khác nhau.
Bài tập 4: “Sử dụng khuy bấm, nút cài”.
Trẻ thực hiện kĩ năng bấm khuy đối với các đầu ngón tay, đồ dùngđược để
Xuống mặt sàn hoặc dựa vào người trẻ, khuy bấm được thiết kế dưới mặt vải nhẵn
khơng có đánh dấu, trẻ sử dụng xúc giác xờ và cảm nhận vị trí khuy bấm và bấm gắn

chúng lại với nhau. Trẻ làm tương tự với nút cài.
Bài tập 5: “Sử dụng khóa cài”.
Trẻ thực hiện hoạt động phối hợp luồn dây qua lỗ, cài khóa. Đây là một bài tập
kết hợp yêu cầu trẻ tập trung chú ý vào các lỗ và các khóa cài.
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Tại trường.
V. THỜI GIAN ÁP DỤNG: (Từ tháng 9 đến hết tháng 5)

VI/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Trong năm học qua, với các giải pháp đã trình bày ở trên, việc vận dụng đồ
dùng, đồ chơi trong phát triển vận động tinh cho trẻ 4 -5 tuổi đã thu lại những kết
quả, hiệu quả khả quan:
* Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú, tích cực hơn và nhớ lâu hơn. Trẻ dần thích chơi các đồ chơi ở
lớp hơn các đồ chơi bên ngoài như đồ chơi đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, đồ dùng
đồ chơi vận động…
- Trẻ thể hiện vai chơi và sử dụng đồ chơi vận động tinh rất hiệu quả và sáng
tạo. Qua các đợt thao giảng, dự giờ; trẻ ln tự tin, hợp tác và có kỹ năng tham gia
tốt.
- Trong thực hiện các bài tập cô yêu cầu:
+ Trẻ thực hiện bài tập 1: Trẻ hứng thú với đồ dùngthực tế, trẻ tập trung chú ý
vào đồ dùngcũng như sự chỉ dẫn của cô. Ban đầu cịn long ngóng, các đầu ngón tay
cầm dây chưa đều, bấm chặt quá làm đầu dây bị nghiêng, khó luồn vào lỗ, sau đó khi
đã quen, trẻ biết cầm đầu dây một cách nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay, nhanh nhẹn
đưa tay ra sau rút dây. Trẻ làm nhanh dần và kĩ năng ổn định dần sau 2 lần làm quen
với giáo cụ.
+ Trẻ thực hiện bài tập 2: Kĩ năng kéo, mở khóa của trẻ tương đối tốt, trẻ biết
giữ đồ dùngvà kéo khóa bằng tay thuận, 2-3 đầu ngón tay cầm vào đầu khóa, bấm
chặt đầu ngón tay, kéo từ từ xuống hoặc lên. Tuy nhiên, cần cho trẻ làm quen hơn
nữa với kĩ năng sử dụng 2 tay đưa khóa vào nấc, đây là 1 chi tiết nhỏ, trẻ cịn chưa

thao tác được với những nấc khóa bé. Đồ dùngthu hút được sự chú ý và khơi gợi
hứng thú của trẻ.
+ Trẻ thực hiện bài tập 3: Trẻ biết sử dụng các đầu ngón tay bấm chặt vào cúc áo
và luồn cúc áo theo chiều ngược lại để mở ra và đóng vào. Trẻ được làm quen với đồ
dùngvà kĩ năng tay tốt dần lên, xuất hiện sự kết hợp mềm dẻo của cổ tay và bàn tay.
Trẻ biết phối hợp tay – mắt tốt. Trẻ hứng thú với giáo cụ, chăm chú thực hiện và
nhanh nhẹn xử lý tình huống.
+ Trẻ thực hiện bài tập 4: Trẻ biết phối hợp tay mắt, sau khi xờ và xác định được
vị trí, trẻ bấm khuy lại và tiếp tục dùng đầu ngón tay xờ vị trí khuy bấm tiếp theo. Đối
với nút cài, trẻ sử dụng cả hai tay, các đầu ngón tay cầm vào 2 bên nút, đưa nhẹ nút
vào nhau và làm tương tự với các nút khác, đầu ngón tay của trẻ khơng tỳ q
chặt.Trẻ thích làm lại nhiều lần, có sự hứng thú với đồ dùngtrực quan.
+ Trẻ thực hiện bài tập 5: Trẻ phải phối hợp cả tay – mắt và sự phối hợp nhuần
nhuyễn giữa ngóntay và bàn tay. Các đầu ngón tay cầm vào đầu dây, luồn qua khe
móc rồi dùng tay rút dây ra. Sau đó, khi kéo đến khu vực dây có lỗ, trẻ dùng đầu
ngón tay ủn khóa cài vào dây.
* Đối với giáo viên:
- Việc chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động khơng cịn là gánh nặng hay áp lực lớn
đối với bản thân.
- Có thêm nhiều kiến thức chun mơn trong quản lý đồ dùng, đồ chơi. Sữ dụng
có hiệu quả vào hoạt động giảng dạy.
- Cải thiện tốt chất lượng công tác giảng dạy của bản thân không chỉ trong phát
triển vận động tinh mà cịn trong các hoạt động khác có sữ dụng đồ dùng, đồ chơi.

- Thống nhất cách sử dụng và quy định cách bảo quản từng loại đồ dùng đồ chơi
thiết bị dạy học cho phù hợp với đồng nghiệp. Đối với những đồ dùng đồ chơi, thiết
bị dạy học đã bị hư hỏng có sự phối hợp giữa hai giáo viên để sửa chữa, khắc phục.

- Có nhiều kinh nghiệm trong làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Bài học kinh nghiệm:
Sáng kiến vận dụng đồ dùng đồ chơi trong phát triển vận động tinh cho trẻ 4 5
tuổi đã giúp tôi thu nhận được một số kinh nghiệm cá nhân như:
- Bản thân biết vận dụng được các phương pháp sữ dụng đồ dùng, đồ chơi phù
hợp gắn với phát triển vận động tinh cho trẻ.
- Thông qua các đồ chơi trẻ được khám phá trải nghiệm và lĩnh hội được những
kinh nghiệm thực hiện, đây chính là cơ sở cho những kiến thức khoa học làm nền
tảng cho các lớp học tiếp theo.
- Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh thúc
đẩy hình thành phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách cho
trẻ.
- Nhằm phục vụ trong các hoạt động dạy trẻ, mang tính sáng tạo, thu hút sự chú
ý ở trẻ, nó khơng ở đâu xa mà ở ngay những ngun vật liệu khơng cịn sử dụng hàng
ngày, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm cho nhà trường được một khoản kinh phí
mua đồ chơi, mang tính lạ lẫm gây sự chú ý đến trẻ, thu hút trẻ.
2. Kiến nghị:
Để công tác vận dụng đồ dùng đồ chơi trong phát triển vận động tinh cho trẻ 4 5
tuổi đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, tơi xin có một số kiến nghị sau:
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về tổ chức làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo, bồi dưỡng chuyên môn về phát triển vận động, vận động tinh trong giáo
dục trẻ mầm non, qua đó tạo điều kiện cho giáo viên được bổ sung kiến thức và giao
lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về đề tài “Vận dụng đồ dùng đồ chơi
trong phát triển vận động tinh cho trẻ 4 5 tuổi.”


×