Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp và một số yếu tố liên quan tại trung tâm nhi khoa bệnh viện bạch mai năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN

KẾT QUẢ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
SUY HÔ HẤP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN BẠCH MAI
NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI – 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN
Mã học viên: C01987

KẾT QUẢ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
SUY HÔ HẤP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN BẠCH MAI
NĂM 2023

Chuyên ngành : Điều dưỡng
Mã số : 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG



Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng

HÀ NỘI – 2024

Thư viện ĐH Thăng Long

LỜI CÁM ƠN

Ngay sau khi được giao đề tài khóa luận này, em đã cảm thấy mình rất may
mắn vì em có cơ hội được làm nghiên cứu, được học hỏi thêm về lĩnh vực mà trước
giờ em chỉ thấy các thầy cô, các anh chị làm mà em rất ngưỡng mộ nhưng chưa
được thực hành. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngồi nỗ lực học
hỏi của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ q báu từ phía các thầy
cơ, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình em.

Lời đầu tiên, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành
cảm ơn đến PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng- nguyên trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch
Mai, người thầy kính mến đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài
liệu và phương pháp để em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Lê Thị Bình chủ nhiệm
lớp, người đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, cho em những lời
khuyên quý báu để em có thể hồn thành khóa luận này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch
Mai và tập thể cán bộ y bác sỹ Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.


Em xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng sau đại học.
- Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường Đại học Thăng Long.
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song có thể
cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự
chỉ dẫn của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024
Tác giả

Nguyễn Thị Lệ Huyền

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

- Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thăng Long
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học

Tôi là Nguyễn Thị Lệ Huyền, học viên lớp Cao học Điều dưỡng, khóa học
2021 - 2023 tại Trường Đại học Thăng Long xin cam đoan:

Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Tiến Dũng.

Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn trung thực và khách
quan, do tôi thu thập và thực hiện.


Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp
chí hay một cơng trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024
Tác giả

Nguyễn Thị Lệ Huyền

Thư viện ĐH Thăng Long

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Tổng quan suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ........................................................... 3

1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 3
1.1.2. Dịch tễ học .......................................................................................... 3
1.1.3. Sinh lý bệnh......................................................................................... 5
1.2. Định nghĩa và đặc điểm suy hô hấp cấp sơ sinh non tháng ....................... 5
1.2.1. Định nghĩa trẻ sơ sinh non tháng ........................................................ 5
1.2.2. Đặc điểm suy hô hấp cấp sơ sinh non tháng ....................................... 6
1.2.3. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp trẻ sơ sinh non tháng. ............................. 7
1.3. Tỷ lệ và các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ đẻ non ............................. 8
1.3.1. Tỷ lệ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ............................................................. 8
1.3.2. Các nguyên nhân của suy hô hấp ở trẻ đẻ non.................................... 8
1.4. Chẩn đốn suy hơ hấp ở trẻ đẻ non .......................................................... 11
1.4.1. Dấu hiệu lâm sàng............................................................................. 11
1.4.2. Dấu hiệu cận lâm sàng ...................................................................... 12
1.4.3. Đánh giá suy hô hấp sơ sinh non tháng ............................................ 13

1.5. Điều trị trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp ................................................ 14
1.5.1. Điều trị cơ bản................................................................................... 14
1.5.2. Điều trị nguyên nhân......................................................................... 15
1.6. Các học thuyết điều dưỡng áp dụng trong chăm sóc của điều dưỡng đối
với trẻ sơ sinh non tháng có suy hơ hấp.......................................................... 16
1.6.1. Học thuyết Henderson....................................................................... 16
1.6.2. Học thuyết Betty Newmans............................................................... 16
1.6.3. Học thuyết về Orem’s ....................................................................... 16
1.7. Chăm sóc của điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh non tháng có suy hơ hấp.. 17
1.7.1. Chăm sóc dự phịng hạ thân nhiệt ..................................................... 18

1.7.2. Quy trình chăm sóc và theo dõi thở oxy ........................................... 18
1.7.3. Chăm sóc trẻ thở CPAP .................................................................... 19
1.7.4. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy........................................ 20
1.7.5. Chăm sóc trẻ có đường truyền tĩnh mạch ......................................... 20
1.7.6. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp ........................ 20
1.7.7. Chăm sóc vệ sinh thân thể, chăm sóc rốn ......................................... 21
1.7.8. Chăm sóc bệnh nhi trước và sau bơm surfactant .............................. 22
1.7. Phịng ngừa suy hơ hấp ở trẻ đẻ non ........................................................ 22
1.8. Một số yếu tố liên quan và kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng suy hơ
hấp ................................................................................................................... 23
1.9. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới .................................. 23
1.9.1. Trên thế giới ...................................................................................... 23
1.9.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 24
1.10 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ................................................................. 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 26
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 26
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 26

2.1.4. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 26
2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu .................................................................................. 27
2.2.1. Phần định lượng ................................................................................ 27
2.2.2. Phần định tính ................................................................................... 27
2.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu.................................................... 27
2.3.1. Phần định lượng ................................................................................ 27
2.3.2. Phần định tính ................................................................................... 29
2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 29
2.4.1. Thu thập số liệu mục tiêu 1 ............................................................... 29
2.4.2. Thu thập số liệu mục tiêu 2 ............................................................... 31

Thư viện ĐH Thăng Long

2.5. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 31
2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................... 31
2.5.2. Biến số lâm sàng ............................................................................... 32
2.5.3. Điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp ..................................... 32
2.5.4. Mối liên quan đến kết quả chăm sóc................................................. 34

2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 35
2.6.1. Các chỉ số chung thu thập theo mẫu bệnh án.................................... 35
2.6.2.Các bước tiến hành thu thập số liệu ................................................... 36

2.7. Xử lý và phân tích số liệu. ....................................................................... 36
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 39
3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 39
3.2.Đặc điểm lâm sàng ở trẻ sơ sinh non tháng có suy hơ hấp ....................... 44
3.3. Hoạt động chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng có suy hơ hấp ....................... 48
3.4. Kết quả chăm sóc trẻ suy hơ hấp sơ sinh non tháng và một số yếu tố liên

quan ................................................................................................................. 56
3.5. Những khó khăn trong, rào cản trong chăm sóc trẻ bệnh của điều dưỡng... 58

3.5.1. Khó khăn từ phía trẻ bệnh................................................................. 58
3.5.2. Vấn đề của gia đình người bệnh ....................................................... 59
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................. 62
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................. 62
4.1.1. Tuổi ................................................................................................... 62
4.1.2. Nơi ở.................................................................................................. 63
4.1.3. Tuổi thai ............................................................................................ 64
4.1.4. Tiền sử sản khoa................................................................................ 65
4.1.5. Giới tính ............................................................................................ 66
4.1.6. Cân nặng khi sinh.............................................................................. 67
4.2. Một số đặc điểm lâm sàng........................................................................ 68
4.2.1. Phương pháp hồi sức cho trẻ sinh non .............................................. 68

4.2.2. Đặc điểm nhịp thở ............................................................................. 68
4.2.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp ............................................................ 69
4.2.4. Mức độ suy hô hấp ............................................................................ 69
4.2.5. Điều trị trẻ sinh non suy hơ hấp ........................................................ 70
4.3. Phân tích kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng và một số yếu tố liên quan70
4.3.1. Kết quả chăm sóc sinh non suy hô hấp ............................................. 70
4.3.2. Một số yếu tố liên quan tới chăm sóc trẻ sinh non ........................... 73
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc qua thảo luận nhóm ....... 76
4.4.1. Từ phía trẻ ......................................................................................... 76
4.4.2. Từ phía gia đình ................................................................................ 76
4.4.3. Cơ sở vật chất.................................................................................... 78
4.4.4. Người điều dưỡng ............................................................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thư viện ĐH Thăng Long

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
BMT Bệnh màng trong
CPAP Continuous positive airway Thở áp lực dương liên tục
pressure
CS Cộng sự
FiO2 Fraction of inspired oxygen Nồng độ oxy khí hít vào
HCMT Hội chứng màng trong
NB Nasal contionuous positive Người bệnh
NCPAP airway pressure Thở áp lực dương liên tục qua mũi
Neonatal Intensive Care Unit
NICU Đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ
Partial pressure of CO2 in sơ sinh
PaCO2 arterial blood Phân áp CO2 máu động mạch
Partial pressure of O2 in arterial
PaO2 blood Phân áp O2 máu động mạch
Positive end – expiratory
PEEP pressure Áp lực dương cuối thì thở ra

RLLN Saturation of hemoglobin in Rút lõm lồng ngực
RV arterial obtained from pulse Ra viện
SHH oximeter Suy hô hấp
SpO2 Độ bão hoà oxy của hemoglobin máu
động mạch đo qua mạch


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ suy hô hấp với cân nặng lúc đẻ. .............................................. 4
Bảng 1.2. Tóm tắt nội dung 5 bước quy trình chăm sóc người bệnh ............. 18
Bảng 1.3. Các điểm chính trong chăm sóc trẻ thở CPAP ............................... 19
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman. ..................... 28
Bảng 3.1. Phân bố trẻ bệnh theo cân nặng ...................................................... 39
Bảng 3.2. Phân bố trẻ bệnh theo tuổi thai ....................................................... 40
Bảng 3.3. Phân bố trẻ theo tuổi mẹ ................................................................. 40
Bảng 3.4.Nguyên nhân thường gặp gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh................... 41
Bảng 3.5. Phân bố theo cân nặng nguyên nhân gây suy hô hấp ..................... 42
Bảng 3.6. Phân bố theo tuổi thai nguyên nhân gây suy hô hấp ...................... 43
Bảng 3.7. Đặc điểm lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng ................. 44
Bảng 3.8. Đặc điểm thời gian xuất hiện suy hô hấp sau sinh ......................... 45
Bảng 3.9. Mức độ suy hô hấp theo cân nặng .................................................. 46
Bảng 3.10. Mức độ suy hô hấp theo tuổi thai ................................................. 47
Bảng 3.11. Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp ............... 47
Bảng 3.12. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sơ sinh .................................. 48
Bảng 3.13. Phương pháp ủ ấm cho trẻ ............................................................ 50
Bảng 3.14. Tình trạng ni dưỡng của trẻ qua đường tiêu hóa và tĩnh mạch 50
Bảng 3.15. Kết quả thực hiện ni dưỡng qua đường tiêu hóa ...................... 51
Bảng 3.16. Kết quả nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch ................................... 52
Bảng 3.17. Kết quả chăm sóc trẻ thở oxy ....................................................... 53
Bảng 3.18. Kết quả chăm sóc trẻ thở CPAP ................................................... 53
Bảng 3.19. Kết quả vệ sinh thân thể và rốn .................................................... 54
Bảng 3.20. Kết quả điều trị và chăm sóc trẻ suy hô hấp sơ sinh non tháng ... 56
Bảng 3.21. Liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn, và nơi ở của mẹ trẻ sinh non

và kết quả chăm sóc ...................................................................... 56

Bảng 3.22. Liên quan tuổi thai và kết quả chăm sóc ...................................... 57
Bảng 3.23. Liên quan cân nặng với kết quả chăm sóc.................................... 57
Bảng 3.24. Liên quan giữa nguyên nhân SHH và kết quả chăm sóc.............. 58

Thư viện ĐH Thăng Long

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ bệnh theo giới tính ................................................. 39
Biểu đồ 3.2. Phân bố trẻ sơ sinh theo nơi đến ............................................... 41
Biểu đồ 3.3. Hồi sức sơ sinh.......................................................................... 45
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm mức độ suy hô hấp theo silverman........................... 46
Biểu đồ 3.5. Kết quả chăm sóc thân nhiệt ..................................................... 49
Biểu đồ 3.6. Kết quả chăm sóc chung ........................................................... 55
Biểu đồ 3.7. Kết quả chăm sóc chung ........................................................... 55

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mối liên quan giữa tuổi thai và suy hô hấp .................................... 4
Hình 1.2. Hình ảnh vi thể phổi của trẻ SHH có xẹp phổi lan tỏa và màng

trong ở trong ống phế nang bị dãn rộng.......................................... 5
Hình 1.3. Quy trình điều dưỡng.................................................................... 17

Thư viện ĐH Thăng Long

1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Suy hơ hấp là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổi khí của hệ hơ
hấp biểu hiện bằng sự giảm oxy máu (hypoxemin) và/ hoặc tăng CO2 máu
(hupercapnia). Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh
lý tại cơ quan hơ hấp hoặc các cơ quan khác Suy hô hấp (SHH) là một trong những
vấn đề phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh gặp phải trong những ngày đầu đời [15]. SHH
là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở sơ sinh non tháng
(trong vòng 7 ngày tuổi) [14] đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây một số
bệnh tật khác ở trẻ sơ sinh [13], [17]. Tỉ lệ tử vong sơ sinh ở các nước có thu nhập
thấp là 57‰, trong đó SHH là căn nguyên hàng đầu [50]. Theo Griffin nghiên cứu
tại Mỹ cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp là 6,1‰ tương đương với 24.000 trẻ sơ
sinh mỗi năm [45]. Theo Fanaroff and Martins nghiên cứu năm 2006 tại Mỹ có
khoảng 10% trẻ sơ sinh non tháng bị SHH, trong đó có tới 50% là trẻ có tuổi thai
dưới 28 tuần [46].

Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng là trên 60%, trong đó tử
vong do SHH chiếm 12-16,9% [15]. Nguyễn Thị Kiều Nhi và cộng sự (CS) nghiên
cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non tháng
là 67,4%, trong đó tử vong do SHH cấp chiếm 12,5% [24]. Nguyên nhân gây SHH
hàng đầu ở trẻ sơ sinh non tháng là bệnh màng trong, tiếp đến là hội chứng hít phân
su, viêm phổi, bệnh lý tim bẩm sinh, tổn thương não, cơn khó thở nhanh thống
qua, ngạt .... [9], [12], [16]. Theo Tăng Chí Thượng, trong 6 tháng cuối năm 2007
có 91,2% trẻ sơ sinh bị SHH trong tổng số trẻ sơ sinh vào khoa sơ sinh (ngạt, bệnh
màng trong, viêm phổi...), trong đó gần 1/3 trường hợp là đẻ non [36]. Nguyễn
Thành Nam theo dõi tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai từ 2013 – 2015 ghi nhận tỷ
lệ suy hô hấp sơ sinh do viêm phổi (2,2%); bệnh lý tim mạch (còn ống động mạch,
tăng áp động mạch phổi, ...) là (20,1%) [19]. Xác định tỷ lệ SHH theo nguyên
nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh tại một cơ sở giúp cho việc định hướng mô hình
bệnh lý để có được kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời, mục đích giảm tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ biến chứng của suy hô hấp ở trẻ sau sinh.


Điều trị cho trẻ sơ sinh non tháng bị SHH cần nhiều biện pháp trong đó vai trị
của điều dưỡng rất quan trọng góp phần vào kết quả điều trị. Việc chăm sóc sơ sinh bị
SHH địi hỏi được thực hiện theo một quy trình điều dưỡng nghiêm ngặt bởi các điều

2
dưỡng chuyên khoa đã được đào tạo nhằm giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế các
tổn thương cơ quan và giảm tỷ lệ tử vong.

Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai nhận điều trị cho nhiều trẻ sơ sinh bao
gồm bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên, số lượng trẻ sơ sinh nhập viện năm 2023 là
gần 2000 trẻ trong đó số lượng trẻ đẻ non có SHH chiếm tỷ lệ khơng ít. Điều trị cho trẻ
sơ sinh đẻ non bị suy hơ hấp u cầu nhiều biện pháp chăm sóc hỗ trợ trong đó chăm
sóc điều dưỡng đóng vai trị khơng nhỏ. Hiện tại các nghiên cứu chăm sóc điều dưỡng
cho trẻ sơ sinh đẻ non bị suy hô hấp tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai chưa
đầy đủ. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh
non tháng suy hô hấp và một số yếu tố liên quan” nhằm 2 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp điều trị tại Trung tâm
Nhi khoa bệnh viện Bạch Mai năm 2023;

2. Phân tích kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhi và một số yếu tố liên quan.

Thư viện ĐH Thăng Long

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

1.1.1. Khái niệm

Suy hô hấp (SHH) ở trẻ sơ sinh là tình trạng mà phổi của bé vẫn chưa phát
triển đầy đủ khi chào đời, dẫn đến thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant), làm
giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí của hệ hơ hấp, biểu hiện
bằng sự giảm O2 máu(hypoxia) và/ hoặc tăng CO2 máu (hypercapnia) [43], [45].
Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh lý tại cơ quan
hơ hấp hoặc các cơ quan khác. Trong đó, bệnh màng trong(BTM) là nguyên nhân
hàng đầu, do thiếu tổng hợp Surfactant.
1.1.2. Dịch tễ học

Đa số các trường hợp suy hô hấp (SHH) phải vào điều trị tại phịng điều trị
tích cực sơ sinh. Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 40.000 trẻ bị bệnh và tử vong do SHH
chiếm khoảng 20% tử vong chung của trẻ sơ sinh. Các trẻ đẻ non và đẻ cân nặng
thấp có nguy cơ bị SHH cao nhất [46]. Mặc dù SHH thường gặp ở trẻ đẻ non dưới
35 tuần nhưng cũng có thể gặp ở các trẻ tuổi thai lớn hơn và có chậm phát triển
phổi. Nghiên cứu mối liên quan giữa cân nặng lúc đẻ với SHH và chăm sóc nhận
thấy trẻ có cân nặng lúc đẻ càng thấp thì tỷ lệ SHH càng cao (bảng 1.1). Các nguy
cơ thường gặp khác là.

+ Trẻ đẻ càng non nguy cơ càng cao
+Trẻ trai: Androgen làm giảm trưởng thành về mặt sinh học các phospholipide
+ Gia đình có trẻ đã bị SHH
+ Trẻ đẻ mổ Cesarean khi chưa chuyển dạ
+ Trẻ sinh ra từ các bà mẹ đái tháo đường.
+ Trẻ bị ngạt sau đẻ.
+ Viêm ối-màng ối

4


Bảng 1.1: Tỷ lệ suy hô hấp với cân nặng lúc đẻ.

Cân nặng lúc đẻ Tỷ lệ suy hô hấp
501 – 750g 86%
751 – 1000g 79%
48%
1001 – 1250g 27%
1251 – 1500g 56%
501 – 1500 (chung)

Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ mắc SHH càng cao. Trẻ sơ sinh có tuổi thai
dưới 29 tuần có nguy cơ mắc SHH lên đến 60% và có liên quan đến BMT. Tại Ấn
Độ, một số nghiên cứu cho thấy BMT chiếm 6,8-143,1% trẻ đẻ non sống, trong đó
những trẻ có tuổi thai 29-30 tuần chiếm 32% [53]. Các nguy cơ khác như gia đình
có trẻ đã bị SHH, trẻ sinh mổ khi chưa có chuyển dạ, trẻ sinh ra từ các bà mẹ đái
tháo đường, trẻ bị ngạt, viêm ối- màng ối, các yếu tố trước sinh bao gồm tuổi mẹ
cao hoặc thấp, đa thai và sản giật. Các yếu tố trong lúc sinh là nước ối có phân
su, suy thai và chuyển dạ kéo dài, nước ối có phân su được thấy trong 80,3%
trường hợp so với 40,4% đối chứng (p<0,0001) [55]

Tại Việt Nam, tỷ lệ SHH cấp ở trẻ sơ sinh non tháng là khá cao và BMT cũng
là một trong những nguyên nhân hàng đầu. theo Nguyễn Thị Kiều Nhi và cộng sự
nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non
tháng là 67,4%, trong đó tử vong do SHH cấp chiếm 12,5% [24]. Theo nghiên cứu
của Phạm Văn Dương và cộng sự nghiên cứu tình hình trẻ em tử vong trước 24 giờ
tại Hải Phòng cho thấy tỷ lệ tử vong do BMT là 8,24% [34]

Tuổi thai (tuần)
Hình 1.1. Mối liên quan giữa tuổi thai và suy hô hấp


Thư viện ĐH Thăng Long

5
1.1.3. Sinh lý bệnh

Nghiên cứu phổi của các trẻ sơ sinh tử vong do SHH cấp cho thấy có đặc điểm
chung là phổi mầu hồng đỏ đồng nhất, chắc, rất ít khí và nhìn đại thể giống như tổ
chức gan. Trên vi thể chủ yếu là hình ảnh xẹp phổi và có rất ít phế nang giãn nở
được. Trong các tiểu phế quản và ống phế nang có một lớp màng nhuộm màu
eosinophil chứa các chất dạng fibrin có nguồn gốc từ máu và các mảnh vỡ tế bào
biểu mô bị tổn thương. Do tính chất đặc trưng của màng này nên người ta còn gọi là
“bệnh màng trong’’ [1]

Ở giai đoạn hồi phục, hình ảnh đặc trưng là sự tái tạo các tế bào phế nang, bao
gồm các tế bào type II có tác dụng làm tăng hoạt tính của surfactant

Hình 1.2: Hình ảnh vi thể phổi của trẻ SHH có xẹp phổi lan tỏa và màng trong ở
trong ống phế nang bị dãn rộng

Quá trình tổng hợp surfactant bị tổn thương hoặc bị chậm lại dẫn đến SHH.
Tình trạng bệnh có thể nặng lên nhanh trong vài ngày. Tổng hợp surfactant là một
quá trình động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pH, nhiệt độ, tính thấm và có thể
cịn do các stress, lạnh, giảm thể tích tuần hồn, thiếu oxy máu và toan máu[2].
1.2. Định nghĩa và đặc điểm suy hô hấp cấp sơ sinh non tháng
1.2.1. Định nghĩa trẻ sơ sinh non tháng

Trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai
dưới 37 tuần và có khả năng sống được. Trẻ có khả năng sống được là trẻ được sinh
ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc cân nặng ít nhất 500gram (WHO) [4]


Phân loại trẻ sơ sinh non tháng theo tuổi thai: dựa vào kỳ kinh cuối, siêu âm
thai của mẹ hoặc đánh giá dựa trên bảng điểm New Ballard (phụ lục 4) tính theo
tuần, chia làm 3 nhóm [43][58]:

6

▪ Sinh non vừa: 32 đến dưới 37 tuần
▪ Sinh rất non: từ 28 đến dưới 32 tuần
▪ Sinh cực non: < 28 tuần
1.2.2. Đặc điểm suy hô hấp cấp sơ sinh non tháng
1.2.2.1. Những thay đổi sinh lý quan trọng ở phổi
Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh khơng cịn được liên kết với rau thai nữa và phổi là
nguồn cung cấp oxy duy nhất. Do đó chỉ trong vài giây, dịch trong phổi được hấp
thu, hai phổi phải được chứa đầy khơng khí (O2, CO2 …), mạch máu phổi giãn để
tăng dòng máu đến phế nang giúp O2 được hấp thu và vận chuyển đi khắp cơ thể
[1], [4].
Ngay sau sinh, nhịp thở đầu tiên của trẻ đưa khơng khí vào phế nang và đẩy
dịch phế nang ra ngoài. Nếu sau sinh, trẻ ngừng thở hoặc vận động cơ hơ hấp yếu
thì dịch sẽ khó được đẩy ra khỏi phế nang. Tình trạng này hay gặp ở những trẻ ngạt,
sinh non, sang chấn trước và trong quá trình sinh, đẻ nhanh, mổ đẻ chưa có chuyển
dạ hoặc trẻ có mẹ bị các bệnh nội khoa, mẹ có sử dụng thuốc gây nghiện hoặc gây
mê... [3]
1.2.2.2. Thích nghi của trẻ sơ sinh từ cuộc sống trong tử cung ra ngoài
❖ Hoạt động hô hấp: Thai nhi ngay từ khi trong bụng mẹ đã có những hoạt
động hơ hấp. Ngay sau sinh, một trong những yếu tố quan trọng nhất kích thích
nhịp thở của trẻ là nhiệt độ thấp hơn so với trong tử cung; ngồi ra cịn có các tác
động khác như động chạm trẻ, áp lực khơng khí, âm thanh tiếng động… cũng kích
thích thần kinh trung ương có những nhịp thở tiếp theo. Sự đáp ứng của cơ quan
nhận cảm hóa học trung ương rất quan trọng với tình trạng thiếu O2, tăng CO2 máu
và giảm pH cũng kích thích hoạt động hơ hấp [4].

❖ Hoạt động tuần hoàn: Khi trẻ ra đời, lượng máu qua phổi gấp 10 lần thời
kỳ bào thai do sau khi cắt rốn, áp lực máu trong tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải
giảm làm đóng lỗ Botal. Ống Botal dần không hoạt động nên lượng máu lên phổi
tăng. Để bảo vệ tổ chức phổi, sức cản các mao mạch phổi giảm, hình thành áp lực
âm trong lồng ngực. Do vậy áp lực ở động mạch phổi giảm hơn so với động mạch
chủ, dòng máu trong ống động mạch đổi chiều, từ động mạch chủ sang động mạch
phổi; ống động mạch sẽ đóng lại sau 3 - 7 ngày [1].

Thư viện ĐH Thăng Long

7

❖ Hoạt động thần kinh: sau khi sinh, trung tâm hô hấp ở hành tủy bị kích thích gây
ra nhịp thở, lúc đầu chỉ có động tác hít vào ngắt qng sau đó nồng độ oxy máu tăng dần
kích thích trung tâm điều hịa nhịp thở ở vỏ não làm nhịp thở đều và sâu hơn [1].
1.2.3. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp trẻ sơ sinh non tháng.

Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh non tháng là chức năng của các cơ quan, bộ
phận chưa phát triển hồn chỉnh. Sự thiếu sót về sự trưởng thành của các hệ cơ quan
trong cơ thể nói chung và hệ hơ hấp nói riêng dẫn đến khả năng thích nghi của trẻ
với mơi trường bên ngồi tử cung kém hơn. Ở trẻ non tháng,trung tâm hơ hấp chưa
hồn chỉnh, bất kỳ tình trạng nào gây thiếu oxy máu, dẫn đến nồng độ CO2 tăng cao
làm ức chế hô hấp, do đó sau đẻ trẻ thường khóc chậm, khóc rên, có cơn ngừng thở,
rối loạn nhịp thở có thể tới 2-3 tuần sau khi đẻ hoặc lâu hơn nữa tuỳ tuổi thai [1].

Trẻ đẻ non thường thở khơng đều, có cơn ngừng thở dài hơn trẻ đủ tháng.
Hiện tượng rối loạn nhịp thở này có thể kéo dài tới 2-3 tuần sau đẻ hoặc lâu hơn tùy
tuổi thai.Trẻ đẻ non dễ bị suy hô hấp hơn trẻ đủ tháng do phổi chưa trưởng thành,
phế nang khó giãn nở, cách xa các mao mạch nên sự trao đổi oxy khó khăn hơn,
nước ối tiêu chậm, các mao mạch tăng tính thấm dễ xung huyết. Lồng ngực hẹp,

xương sườn, cơ liên sườn chưa phát triển làm hạn chế di động lồng ngực.

Ngừng thở: Là một biến chứng rất thường gặp ở sơ sinh non tháng. Được định
nghĩa là khoảng thời gian trẻ khơng thở kéo dài trên 15 giây, và có thể kèm theo
hiện tượng chậm nhịp tim, nguyên nhân do chưa trưởng thành trung tâm điều khiển
hô hấp và đôi khi do tắc nghẽn đường hô hấp cũng gây ra hiện tượng ngừng thở.
Thông thường sau sinh, sau những nhịp thở đầu tiên trẻ xuất hiện ngừng thở tiên
phát, kích thích sẽ thở trở lại. Tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục thiếu hụt oxy trong giai
đoạn ngừng thở tiên phát trẻ có thể thở nấc vài nhịp rồi sẽ ngừng thở thứ phát dẫn
đến suy hô hấp nếu không được hỗ trợ hô hấp kịp thời [3].

Surfactant là một lipoprotein do tế bào phế nang loại II tiết ra, có vai trị duy
trì sức căng bề mặt phế nang, surfactant được bài tiết cùng với sự phát triển phế
nang, nhờ chất này mà các phế nang nhỏ không bị xẹp và các phế nang to không bị
căng quá mức. Ở trẻ sơ sinh non tháng, do thiếu hoặc khơng có surfactant hoặc do
hoạt tính kém, phổi dần dần bị xẹp, thể tích phổi co lại và giảm thơng khí phế nang
do đó trẻ dễ bị suy hô hấp [2].

8

1.3. Tỷ lệ và các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ đẻ non

1.3.1. Tỷ lệ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Tác giả Phạm Hoàng Hưng thống kê tại Trung tâm Nhi khoa-bệnh viện Trung
ương Huế từ 2009-2013 tỷ lệ trẻ sơ sinh có bệnh lý hơ hấp chiếm tới 26% tổng số
bệnh nhân vảo viện [29]. Gần đây, tác giả Petrillo. và cộng sự (2019) ghi nhận vấn đề
suy hô hấp là một trong những nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh vào đơn vị điều
trị tích cực sơ sinh, ước tính 15% trẻ đủ tháng và 29% trẻ gần đủ tháng có bất thường
hơ hấp nhập viện vào đơn vị sơ sinh, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ < 34 tuần tuổi thai

[55]. Gallacher D.J. và cộng sự (2016) cũng cho thấy 33,3% trẻ sơ sinh > 28 tuần tuổi
thai nhập viện lý do đầu tiên là vấn đề của tình trạng hơ hấp [44]. Như vậy, bệnh lý
suy hơ hấp vẫn cịn là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhiều nghiên cứu được tiến
hành trên thế giới cũng như ở Việt nam đều có mong muốn tìm hiểu bệnh lý này từ
nguyên nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh lý suy hơ hấp sau sinh để
có những kế hoạch can thiệp, theo dõi nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và biến chứng của
suy hô hấp sau sinh [42], [44], [47].
1.3.2. Các nguyên nhân của suy hô hấp ở trẻ đẻ non
1.3.1.1. Nguyên nhân tại cơ quan hô hấp
Do tắc nghẽn đường hô hấp trên

- Tắc lỗ mũi sau: Tỷ lệ không nhiều, theo Campisi và cộng sự (2015) có
1/5000-8000 trẻ sinh ra và dị tật này thường đi kèm với các dị tật khác: khoảng 30%
có hội chứng CHARGE kèm theo teo lỗ mũi sau [1].

- Thông thực quản – khí quản: Do ở tuần thai thứ 4, túi thừa khí thực quản từ
ruột trước phân chia khơng hoàn thiện. Thường kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác
như dị tật tim, cột sống, hậu môn trực tràng…

- Hội chứng Pierre-Robin: lưỡi khơng có phanh nên dễ bị tụt ra sau ở tư thế
nằm ngửa gây tắc đường hô hấp trên.

- Phì đại lưỡi bẩm sinh: Thường liên quan đến bệnh lý di truyền. Lưỡi trẻ phì
đại q mức có thể gây chẹn đường thở -> suy hô hấp

- Hẹp khí quản: Hẹp bẩm sinh là nguyên nhân thứ ba gây thở rít ở trẻ sơ sinh,
chiếm 5-15% dị tật đường thở [1].

- Mềm sụn thanh quản: là nguyên nhân bẩm sinh thường gặp nhất của thanh
quản, chiếm 45%-75% trẻ sơ sinh thở rít [2].


Thư viện ĐH Thăng Long


×