Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

So sánh tác động của evfta và rcep đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 191 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SO SÁNH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
LIÊN MINH CHÂU ÂU – VIỆT NAM (EVFTA) VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI
TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) ĐẾN XUẤT KHẨU

CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thanh Hương
Nhóm thực hiện: Vũ Minh Nguyệt
Sầm Phạm An Bình
Đơn vị : Lê Nguyễn Thu Trang
Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội

Hà Nội – 09/2022

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu khoa học xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ
giáo Vũ Thanh Hương - người đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện
bài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nhóm gửi đến các thầy cơ trong khoa Kinh tế & Kinh
doanh quốc tế - Đại học Kinh tế - ĐHQGHN lời cảm ơn chân thành nhất vì đã trang bị
cho chúng em những kiến thức nền tảng, bài học thực tế và rèn luyện nhiều kỹ năng trên
giảng đường Đại học.
Bài viết đã tìm hiểu các bài nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, tuy nhiên do
hạn chế về thời gian, kiến thức, tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót cần được chỉnh sửa và bổ sung. Vì vậy, nhóm tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo để bài nghiên cứu
có thể hồn thiện hơn.


Nhóm tác giả xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các thầy cô giáo. Chúng em
chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người!
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

Nhóm Nghiên cứu
Vũ Minh Nguyệt
Sầm Phạm An Bình
Lê Nguyễn Thu Trang

i

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2

2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
3.1. Đối tượng: .........................................................................................................3
3.2. Phạm vi..............................................................................................................3

4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................3
4.1. Tổng quan tài liệu về tác động của EVFTA và RCEP đến nền kinh tế các
nước thành viên ........................................................................................................3

4.2. Tác động của EVFTA và RCEP tới nền kinh tế Việt Nam...............................5
4.3. Tác động của các hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam ..........................................................................................................................8
4.4. Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp của đề tài...........................................10

5. Cấu trúc bài nghiên cứu ......................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN.....................................................................12

1.1. Cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do .................................................12
1.1.1. Khái niệm hiệp định thương mại tự do ........................................................12
1.1.2. Phân loại hiệp định thương mại tự do ..........................................................12
1.1.3. Nội dung hiệp định thương mại tự do ..........................................................14

1.2. Cơ sở lý luận về xuất khẩu ...............................................................................15
1.2.1. Khái niệm xuất khẩu ....................................................................................15
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu ..................................................................16

1.3. Tác động của Hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu............................17
1.3.1. Tác động tĩnh................................................................................................17
1.3.2. Tác động động..............................................................................................18
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động của FTA .........................................19

1.4. Cơ sở lý luận thủy sản và xuất khẩu thủy sản................................................20
1.4.1. Khái niệm thuỷ sản và hoạt động thuỷ sản ..................................................20

ii

1.4.2. Phân loại thuỷ sản ........................................................................................20
1.4.3. Vai trò của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân .........................21


1.5. Giới thiệu về EVFTA và RCEP .......................................................................22
1.5.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ...............................22
1.5.2. Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP)...............................................24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU..................................29

2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................29
2.1.1. Phương pháp đánh giá tác động của RCEP và EVFTA: Tiếp cận từ chỉ số
thương mại .............................................................................................................29
2.1.2. Phương pháp đánh giá tác động của RCEP và EVFTA: Tiếp cận từ mơ hình
trọng lực .................................................................................................................33
2.1.3. Phương pháp dự báo tác động của RCEP và EVFTA: Tiếp cận từ mơ hình
SMART ..................................................................................................................37

2.2. Nguồn số liệu .....................................................................................................43
2.2.1. Lựa chọn sản phẩm thuỷ sản chủ lực ...........................................................43
2.2.2. Số liệu cho mơ hình trọng lực ......................................................................44
2.2.3. Số liệu cho mơ hình SMART.......................................................................45

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG THỦY SẢN
CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM........................................................................................46

3.1. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU và RCEP ...............46
3.1.1. Tổng quan về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam..........................................46
3.1.2. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU .................................................50
3.1.3. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang RCEP ............................................52

3.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam
sang EU và RCEP ....................................................................................................54


3.2.1. Tổng quan về xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam.54
3.2.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam sang
EU 57
3.2.3. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hang thủy sản chủ lực của Việt Nam sang
RCEP ............................................................................................................................... 70

CHƯƠNG 4: SO SÁNH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM - EU VÀ HIỆP ĐỊNH KINH TẾ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN KHU VỰC
ĐẾN XUẤT KHẨU BỐN MẶT HÀNG THỦY SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 87

4.1. So sánh và đánh giá các cam kết liên quan đến xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong EVFTA và RCEP..................................................................................87

4.1.1 Về cam kết về quy tắc xuất xứ và hạn ngạch thuế quan ...............................87
4.1.2. Về cam kết về cắt giảm thuế ........................................................................87

iii

4.1.3. Về cam kết Hàng rào kỹ thuật (TBTs), Vệ sinh an toàn thực phẩm (SPSs)
và môi trường .........................................................................................................93
4.2. So sánh tác động tiềm năng của EVFTA và RCEP tới xuất khẩu một số
mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam: Tiếp cận từ các chỉ số thương mại 94
4.2.1. Chỉ số định hướng khu vực (RO) .................................................................94
4.2.2. Chỉ số chun mơn hóa xuất khẩu (ES) .....................................................100
4.2.3. So sánh và đánh giá chung về tác động của hai hiệp định: tiếp cận từ chỉ số
ES và RO..............................................................................................................105
4.2.4. Các chỉ số đánh giá NTMs .........................................................................107
4.3. So sánh tác động của EVFTA và RCEP tới xuất khẩu một số mặt hàng
thủy sản chủ lực của Việt Nam: Tiếp cận từ mơ hình trọng lực........................112

4.3.1. Kiểm tra các điều kiện của mơ hình...........................................................112
4.3.2. Kết quả ước lượng......................................................................................113
4.3.3. Dự báo tác động .........................................................................................117
4.3.4. So sánh tác động của EVFTA và RCEP ....................................................122
4.4. So sánh tác động của EVFTA và RCEP tới xuất khẩu một số mặt hàng
thủy sản chủ lực của Việt Nam: Tiếp cận từ mơ hình SMART.........................122
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................130
5.1. Nhóm giải pháp chung....................................................................................130
5.1.1. Về phía chính phủ ......................................................................................130
5.1.2. Về phía Doanh nghiệp................................................................................133
5.2. Đối với cá tra ...................................................................................................135
5.3. Đối với cá ngừ ..................................................................................................137
5.4. Đối với tôm.......................................................................................................138
5.5. Đối với nhuyễn thể ..........................................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................142
PHỤ LỤC....................................................................................................................146

iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN
Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông
RCEP Nations Nam Á
EU
Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
EVFTA Economic Partnership diện Khu vực
FTA
European Union Liên minh Châu Âu

HS Code
RO European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Liên
ES
LT Agreement minh châu Âu- Việt Nam
LTSS
Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
NTHMV
NTMs Harmonized Commodity Hệ thống hài hịa mơ tả và mã
TBT
Description and Coding System hóa hàng hóa
SPS
BPPTQ Regional Orientation Chỉ số định hướng khu vực

Chỉ số chun mơn hóa xuất
khẩu

Lợi thế

Lợi thế so sánh

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Non-tariff Measures Biện pháp phi thuế quan

Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại

Sanitary and Phytosanitary Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
Measures động thực vật


Biện pháp phi thuế quan

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các mốc thời gian chính trong đàm phán và ký kết của EVFTA…………..23
Bảng 1.2: Một số chỉ số cơ bản của RCEP năm 2020… ............................................. .26
Bảng 1.3: Mức độ xóa bỏ thuế quan một số quốc gia trong ASEAN FTA+1(%)…….27
Bảng 2.1: Bảng phân loại NTMs cấp độ 1 của TRAINS, UN Comtrade……………...31
Bảng 2.2: Bảng phân loại một số nhóm NTMs cấp độ 2..............................................32
Bảng 2.3:Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ............................ 43
Bảng 3.1: Năm quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới giai đoạn 2014 -
2020. ............................................................................................................................. 47
Bảng 3.2: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản Việt Nam, giai
đoạn 2011-2020 (ĐVT: USD). ..................................................................................... 55
Bảng 3.3: Xuất khẩu tơm sang một số thị trường chính trong EU (Đơn vị:
%)................................................................................................................................. 58
Bảng 3.4: Tỷ trọng nhập khẩu cá tra Việt Nam trong khối EU, 2015-2020 (Đơn vị:
%) .............................................................................................................................. 65
Bảng 3.5: Xuất khẩu nhuyễn thể Việt Nam sang EU, 2011-2020 (ĐVT: Triệu
USD). ............................................................................................................................ 66
Bảng 3.6: Xuất khẩu Mực, Bạch tuộc từ Việt Nam sang EU 2011-2020 (ĐVT: Triệu
USD). ............................................................................................................................ 66
Bảng 3.7: Xuất khẩu NTHMV Việt Nam sang EU 2011 - 2020 (ĐVT: Triệu
USD). ............................................................................................................................ 67
Bảng 3.8: Tỷ trọng xuất khẩu Mực, bạch tuộc của Việt Nam sang một số thị trường EU,
2011-2020 (Đơn vị: %)..................................................................................................68
Bảng 3.9: Tỷ trọng xuất khẩu ngao sang EU giai đoạn 2012-2020 (Đơn vị: %)...........69
Bảng 3.10: Xuất khẩu nhuyễn thể từ Việt Nam sang RCEP giai đoạn 2011-

2020… .......................................................................................................................... 80
Bảng 3.11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Mực, bạch tuộc của Việt Nam tới RCEP (Đơn
vị: %). ........................................................................................................................... 82
Bảng 3.12: Xuất khẩu Mực, bạch tuộc từ Việt nam sang RCEP, 2011-2020 (ĐVT: Triệu
USD). ............................................................................................................................ 83
Bảng 3.13: Xuất khẩu một số sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam sang
RCEP, 2011-2020. ........................................................................................................ 85
Bảng 4.1: Chỉ số RO một số mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam và EU, RCEP,
giai đoạn 2011-2020 ..................................................................................................... 94
Bảng 4.2: So sánh RO của Việt Nam với EU và RCEP giai đoạn 2011-
2020……….......................................................................................................100
Bảng 4.3: Chỉ số ES 4 mặt hàng thủy sản chủ lực tại EU và RCEP, 2011-
2020… .............................................................................................................. 101

vi

Bảng 4.4: Chỉ số ES thủy sản chủ lực giữa Việt Nam và đối tác, 2011-2020………
................................................................................................................................... 104
Bảng 4.5: Tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang
các quốc gia EU và RCEP. ......................................................................................... 106
Bảng 4.6: Số lượng Các biện pháp NTM chính mà EU và RCEP áp dụng đối với các
mặt hàng thủy sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam.....................................................108
Bảng 4.7: Các biện pháp NTM chính mà EU và RCEP áp dụng đối với các mặt hàng
thủy sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. ................................................................. 109
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy đã khắc phục khuyết tật của mơ hình đối với thị trường EU
.................................................................................................................................... 113
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy đã khắc phục khuyết tật của mơ hình đối với thị trường
RCEP. ..........................................................................................................................115
Bảng 4.10: Kịch bản đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu 4 mặt hàng chủ lực
của Việt Nam sang các nước EU. ................................................................................118

Bảng 4.11: Dự báo tăng xuất khẩu của bốn mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam
sang EU........................................................................................................................119
Bảng 4.12: Kịch bản đánh giá tác động của RCEP đến xuất khẩu 4 mặt hàng chủ lực của
Việt Nam sang các nước thành viên RCEP. ............................................................... 120
Bảng 4.13: Dự báo tăng xuất khẩu của bốn mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam
sang RCEP. ................................................................................................................. 121
Bảng 4.14. Thay đổi trong xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam đến
các quốc gia trong EU. ............................................................................................... 123
Bảng 4.15. Thay đổi trong xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam đến
các quốc gia trong RCEP.............................................................................................125
Bảng 4.16. Tác động của EVFTA và RCEP đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ
lực của Việt Nam .........................................................................................................128

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020(ĐVT: Triệu
USD). ........................................................................................................................... 48
Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2011-2020 (ĐVT:
Triệu USD). ...................................................................................................... 50
Hình 3.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang RCEP giai đoạn 2011
– 2020 (ĐVT: Triệu USD)...................................................................................53
Hình 3.4: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước nước đối tác RCEP,
2011 - 2020 (Đơn vị: %)...............................................................................................54
Hình 3.5: Xuất khẩu tơm Việt Nam sang EU, 2011-2020 (ĐVT: Triệu USD).............
..................................................................................................................................... 57
Hình 3.6: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang EU, 2011-2020 (ĐVT: Triệu USD)........
..................................................................................................................................... 60
Hình 3.7: Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU, 2011-2020 (ĐVT: Triệu
USD). ........................................................................................................................... 63

Hình 3.8: Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang RCEP, 2011-2020 (ĐVT: Triệu
USD). ........................................................................................................................... 71
Hình 3.9: Xuất khẩu tơm Việt Nam đến RCEP, 2011-2020 (ĐVT: Triệu
USD). ........................................................................................................................... 73
Hình 3.10: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang RCEP, 2011-2022 (ĐVT: Triệu
USD). ........................................................................................................................... 77
Hình 3.11: Xuất khẩu Mực, bạch tuộc của Việt Nam sang RCEP, 2011-2020 (ĐVT:
Triệu USD). .................................................................................................................. 81
Hình 3.12: Xuất khẩu NTHMV của Việt Nam sang RCEP, 2011-2020 (ĐVT: Triệu
USD). ........................................................................................................................... 84
Hình 4.1: Các biện pháp SPS và TBT một số thị trường nhập khẩu áp dụng đối với thủy
sản chủ lực Việt Nam năm 2020.........................................................................109
Hình 4.2: Thay đổi trong xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang
EU và RCEP .............................................................................................................. 123
Hình 4.3: Thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu bốn mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt
Nam ............................................................................................................................ 127

viii

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại tồn cầu hóa, các quốc gia ngày càng liên kết với nhau thông qua

thương mại và đầu tư. Khơng nằm ngồi xu thế đó, kể từ 1986 đến nay, Việt Nam đã
có những bước đổi mới đột phá, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế thơng qua việc
tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) và được đánh giá là quốc gia
nằm trong nhóm các nền kinh tế có nhiều FTA nhất trong khu vực và trên thế giới.
Tính đến tháng 1 năm 2022, Việt Nam đã tham gia, thực hiện 15 FTA có hiệu lực. Nổi
bật nhất trong số các FTA gần đây của Việt Nam là Hiệp định Tự do Thương mại giữa

Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ 01/08/2020 và Hiệp định Đối
tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào 01/01/2022. Theo nhiều
chuyên gia kinh tế cũng như các nhà nghiên cứu độc lập, đây là hai hiệp định cao nhất
đối với Việt Nam từ cuối năm 2020, hứa hẹn mở ra một triển vọng theo hướng có lợi
cho Việt Nam khi tham gia vào hai khu vực kinh tế có giá trị GDP chiếm tới 60% tổng
GDP toàn cầu. (Nguyễn Anh Tuấn, 2019) Hai FTA thế hệ mới này sẽ bổ trợ rất tốt cho
nhau và tạo ra nhiều cơ hội giúp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất nhập
khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới, đặc biệt đối với những lĩnh vực nổi bật như viễn
thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.

Trong các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, thủy sản nói chung và
các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể,.. nói riêng sở hữu
lợi thế cạnh tranh rõ rệt, đồng thời có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA
và RCEP, ngay cả trong thời kỳ chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Sở hữu đường
bờ biển dài hơn 3260 km và hệ thống sơng ngịi, đầm phá dày đặc, nguồn lợi thủy sản
của Việt Nam được đánh giá là phong phú, dồi dào (Vasep). Cùng với trình độ tay
nghề của người dân không ngừng nâng cao, xuất khẩu thủy sản ngày càng đóng góp to
lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, góp phần làm thặng dư cán cân
thương mại. Không những vậy, các đối tác của Việt Nam trong EVFTA và RCEP bao
gồm EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,.. luôn nằm trong top 10 thị trường
Việt Nam xuất khẩu thủy sản nhiều nhất. Những mặt hàng chủ lực như tôm, cá ngừ, cá
tra, nhuyễn thể của Việt Nam cũng nhận được sự ưa thích từ các thị trường đối tác
trong hai hiệp định và liên tục tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm
2020, bất chấp những làn sóng gay gắt của các đợt địch Covid-19, thủy sản Việt Nam
vẫn “vượt khó” với kim ngạch xuất khẩu 8,5 tỉ USD, trong đó xuất sang Nhật Bản đạt
trên 1,3 tỷ USD, sang EU đạt gần 1 tỷ USD, sang Trung Quốc đạt trên 1,1 tỷ USD
(Vasep, 2020). Các thị trường đối tác còn lại trong hai hiệp định như Hàn Quốc,
Australia, New Zealand, Ấn Độ cũng ghi nhận mức kim ngạch và tỷ trọng tích cực.

9


Những sản phẩm như cá tra phile đông lạnh, tôm chân trắng chế biến, nghêu trắng,
nghêu nâu luộc hấp đông lạnh, thịt ghẹ thanh trùng, thịt cua đóng lon,... có nhu cầu rất
cao và tăng trưởng xuất khẩu hơn 40%. Đây là kết quả khả quan, một lần nữa khẳng
định vai trò của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu phải tận dụng
và khai thác hơn nữa những tác động tích cực mà EVFTA và RCEP mang lại trong
tương lai, đặc biệt đối với những mặt hàng thủy sản chủ lực đang thể hiện vai trò xuất
sắc trong cơ cấu xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh sau đại dịch, dư địa lớn cho xuất
khẩu thủy sản sẽ càn được mở rộng. Báo cáo triển vọng nông nghiệp của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên
hợp quốc (FAO) cho biết, tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới sẽ
tăng 3,6% trong giai đoạn 2020-2030, dự kiến đạt 21,2kg vào năm 2030, tăng từ mức
trung bình 20,5kg trong giai đoạn 2018-2020. (Văn Giáp, 2022).

Do đó, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực, mơ hình SMART và các chỉ số
thương mại, qua đó phân tích, đánh giá, dự báo, đánh giá và so sánh tác động của
EVFTA và RCEP tới xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam có cái nhìn tổng
quan giữa hai hiệp định, từ đó xác định rõ hơn mục tiêu thị trường xuất khẩu phù hợp
với nguồn lực của mình, điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp để tạo ra
sự khác biệt rõ nét cho sản phẩm thủy sản về cả chất và lượng. Từ đó, bài nghiên cứu
đề xuất một số hàm ý cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng, khai
thác tối đa lợi ích từ hai hiệp định, tạo cơ sở để thủy sản thực sự trở thành ngành mũi
nhọn bền vững, góp phần phát triển và phục hồi kinh tế sau khi thế giới quay trở lại
trạng thái bình thường mới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung


So sánh tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến xuất khẩu các mặt hàng thủy
sản chủ lực của Việt Nam, từ đó đưa ra hàm ý cho nhà nước và doanh nghiệp trong việc
thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản với nhóm thị trường EU và RCEP.

2.2. Mục tiêu cụ thể

− Nhận diện những cam kết của EVFTA, RCEP liên quan đến xuất khẩu các mặt
hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang hai thị trường này.

− Phân tích thực trạng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang
nhóm thị trường EU và RCEP.

− Đánh giá, so sánh tác động của EVFTA và RCEP đến xuất khẩu các mặt hàng
10

thủy sản chủ lực của Việt Nam sang nhóm thị trường EU và các nước RCEP.
− Đưa ra một số hàm ý cho nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu

các mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam sang EU và các nước RCEP.

11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng:

Tác động của EVFTA và RCEP đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của
Việt Nam sang EU và các nước RCEP.


3.2. Phạm vi

− Thời gian: 2010-2020

− Khơng gian: EU, nhóm các nước RCEP, Việt Nam

− Nội dung: Bài nghiên cứu tập trung vào so sánh tác động của EVFTA và RCEP
đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam gồm: Tôm, cá tra, cá
ngừ, nhuyễn thể.

4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1. Tổng quan tài liệu về tác động của EVFTA và RCEP đến nền kinh tế các nước
thành viên

Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA, RCEP
đối với nền kinh tế các nước thành viên, đặc biệt là khu vực ASEAN và một số quốc gia
có nền kinh tế khá tương đồng với Việt Nam.

Nghiên cứu về tác động của EVFTA, Damian Wnukowski (2015) đã chỉ ra một
số cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp EU khi EVFTA có hiệu lực. Nghiên cứu
đã phân tích cơ cấu hàng xuất khẩu của EU và Việt Nam là bổ sung cho nhau. EU chủ
yếu bán hàng hóa thâm dụng vốn, trong khi Việt Nam cung cấp các sản phẩm thâm dụng
lao động. Do đó, sự cạnh tranh trực tiếp giữa các đối tác là tương đối hiếm. Tuy nhiên,
hầu hết lợi ích các doanh nghiệp EU sẽ đến từ việc giảm bớt các rào cản hành chính tại
Việt Nam, bao gồm các giới hạn xuất khẩu và thủ tục hải quan; các vấn đề liên quan đến
đầu tư và tiếp cận thị trường và rào cản quy định. EVFTA có thể tạo ra các cơ hội kinh
doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp EU, đặc biệt từ các lĩnh vực nơng nghiệp, máy
móc, dược phẩm và “cơng nghệ xanh”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp EU cũng phải
đối mặt với một số thách thức, đặc biệt liên quan đến việc tăng cạnh tranh từ các nhà

cung cấp quần áo, giày dép hoặc đồ nội thất của Việt Nam. Dimitar & cộng sự (2018),
đã sử dụng mơ hình SMART và các chỉ số thương mại để đánh giá dự báo (ex-ante) tác
động đến hoạt động xuất khẩu của Bulgaria sang Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng mức
tăng kim ngạch xuất khẩu từ Bulgaria sang Việt Nam khá lớn giúp mở ra nhiều cơ hội
với xuất khẩu cho ngành thực phẩm, hóa chất và dệt. Trong khi đó, Maciejewski & Zysk
(2015) khi đánh giá tiềm năng thương mại Việt Nam - Ba Lan đã chỉ ra việc dỡ bỏ các
hàng rào phi thuế quan và đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận

12

lợi đối với các nhà xuất khẩu EU, bao gồm cả các nhà xuất khẩu từ Ba Lan vào thị
trường Việt Nam. Tuy nhiên, lợi ích mà Ba Lan thu được từ EVFTA không lớn, Ba Lan
cũng không phải đối tác quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
Điều đáng chú ý, Việt Nam đánh thuế hải quan cao đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực từ Ba Lan, gây ra một số khó khăn nhất định. Bài viết cũng chỉ ra một số mặt hàng
có triển vọng trong tăng xuất khẩu của Ba Lan sang Việt Nam, bao gồm: bộ phận và phụ
kiện của động cơ, máy nén - động cơ đốt trong, các mặt hàng khác bằng sắt và thép.
Tương tự khi đánh giá tác động của EVFTA đến nền kinh tế Cộng hòa Séc, Kocourek,
Šimanová (2018) cũng chứng minh việc tham gia hiệp định không mang đến nhiều tác
động đáng kể tới quốc gia này. Qua mơ hình cân bằng tổng thể CGE, bài viết cũng chỉ
ra việc xóa bỏ cả hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại giữa Cộng
hịa Séc và Việt Nam tuy có thúc đẩy thương mại song phương nhưng không đáng kể.
Trong khi đó, việc tham gia hiệp định gây khá nhiều tiêu cực lên vấn đề phúc lợi tại
quốc gia này cũng như khiến nền kinh tế gặp một số khó khăn nhất định. Khi nghiên
cứu về tác động của EVFTA đến kinh tế song phương, Ha (2017) cũng chỉ ra rằng lợi
ích của EU có thể hạn chế hơn so với Việt Nam khi cùng tham gia EVFTA do sự khác
biệt về mơ hình sản xuất.

Nhằm làm rõ những tác động của RCEP, Itakura (2015) đã áp dụng mơ hình cân
bằng tổng thể (CGE) để mô phỏng những tác động của những cam kết và chính sách

RCEP đem lại tới các nước thành viên, đặc biệt là khu vực ASEAN. Kết quả cho thấy
tất cả các nước thành viên đều tăng mức GDP thực tế khi tham gia RCEP bằng cách tự
do hóa thương mại và thúc đẩy đầu tư. Đầu tư ở tất cả các nước thành viên tăng lên khi
RCEP được thực hiện và khi thu hút nhiều vốn từ nước ngoài hơn. Khối lượng thương
mại mở rộng khi các nước tham gia cam kết cắt giảm thuế quan sâu hơn. Phúc lợi kinh
tế cũng được cải thiện đối với hầu hết các nước thành viên RCEP. Cũng qua mô hình
cân bằng tổng thể (CGE), Li, Q. and Moon, H.C. (2018) đã phân tích tác động tiềm tàng
của RCEP đến thương mại và thu nhập của 2 nước thành viên là Hàn Quốc và Trung
Quốc. Nghiên cứu chỉ ra RCEP sẽ tăng thương mại của Trung Quốc lên 1,5%. Thu nhập
của Trung Quốc sẽ tăng 2,5%. Mức tăng thương mại của Hàn Quốc sẽ là 8 tỷ USD và
thu nhập của nước này sẽ tăng 0,6%. Ngoài ra, việc giảm bớt các rào cản phía sau biên
giới mang lại những hiệu quả rất đáng kể. Qua việc phân tích các chỉ số cạnh tranh hiện
hữu RCA, Abdullah & Rosjadi (2021) đã chỉ các ngành có lợi thế cạnh tranh của
Indonesia đối với thị trường RCEP. Kết quả kết luận rằng các sản phẩm thực phẩm và
đồ uống hầu hết có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường RCEP. Trong khi đó, sản
phẩm chăn ni, sản phẩm cơng nghiệp nhẹ và sản phẩm cơng nghiệp nặng có khả năng
cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, có một số mặt hàng (HS 4 chữ số) có khả năng cạnh tranh

13

tương đối mạnh trên thị trường RCEP như chè, cà phê và các sản phẩm ăn nhẹ. Đối với
các sản phẩm chăn nuôi như lợn sống, cá, tôm hùm, tôm, cá ngừ, mực và các loại khác.
Trong khi đó, các sản phẩm công nghiệp nặng như sản phẩm công nghiệp ô tô là phương
tiện có động cơ khả năng cạnh tranh cịn tương đối thấp. Do đó, các sản phẩm này vẫn
cần được tăng cường khả năng cạnh tranh để gia nhập thị trường cho các thành viên
RCEP. Cũng nghiên cứu về tác động của RCEP đến Indonesia, Mochamad (2021) lai
kết luận rằng việc tham gia RCEP sẽ giúp Indonesia mở ra nhiều cơ hội phát triển, đặc
biệt trong thương mại quốc tế và tăng ngân sách nhà nước.

Trái lại, khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc ký kết RCEP đến kinh tế các nước

EU, Michael Frenkel, Tuyet Ngo (2021) đã chỉ ra việc ký kết này sẽ gây ra một số thách
thức lớn đối với khu vực bởi các tác động chuyển hướng thương mại. RCEP có thể làm
giảm khả năng cạnh tranh và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước thành
viên; đồng thời giảm vai trị của các tiêu chuẩn EU trong việc thiết lập các tiêu chuẩn
trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, RCEP có hiệu lực cũng kỳ vọng mang lại nhiều
tác động tích cực đến nền kinh tế các nước EU. Một số tác động gián tiếp có thể kể đến
bao gồm: Thứ nhất, với các khoản đầu tư trực tiếp của họ vào khu vực, các công ty châu
Âu cũng được hưởng lợi từ việc hài hòa và củng cố các quy tắc của quốc gia xuất xứ.
Thứ hai, các công ty ở các nước thành viên RCEP phải đối mặt với sự cạnh tranh nhiều
hơn từ các nước thành viên khác do các rào cản thương mại trong khu vực giảm xuống.
Điều này gây áp lực lên các công ty này trong việc nâng cao hiệu quả và tạo cơ hội đạt
được hiệu quả kinh tế theo quy mơ, từ đó có thể hạ giá nhập khẩu của EU từ khu vực
này. Thứ ba, tự do hóa thương mại khu vực có thể được kỳ vọng sẽ làm tăng thu nhập
và tăng trưởng ở các nước thành viên RCEP, dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ
chất lượng cao hơn.
4.2. Tác động của EVFTA và RCEP tới nền kinh tế Việt Nam

Vũ Thanh Hương (2018) dựa trên cơ sở lý luận và thực nghiệm đánh giá FTA
đã xây dựng khung chẩn đốn tác động EVFTA, phân tích thương mại Việt Nam - EU
trong bối cảnh cập nhật mới đồng thời so sánh và phân tích hàng rào thuế quan và phi
thuế quan Việt Nam EU trước và sau EVFTA có hiệu lực. Kết quả đã chỉ ra những thay
đổi quan trọng trong thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU từ đó phân nhóm hàng
hố và thị trường để giúp Việt Nam có những định hướng phát triển trong tương lai. Bên
cạnh đó, tác giả kết hợp các phương pháp định tính, định lượng (mơ hình trọng lực và
mơ hình SMART) nhằm chẩn đốn và đánh giá tác động tĩnh cũng như tác động động
tiềm tàng của EVFTA. Từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra các các lợi ích, cơ hội và khó khăn,
thách thức của EVFTA đến Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào cơ hội và thách thức
theo thị trường, theo ngành, chi tiết đến sản phẩm trong hai nhóm hàng gồm dược phẩm

14


và may mặc và đưa ra các hàm ý hữu ích, thực tiễn cho cả Chính phủ cũng như doanh
nghiệp Việt Nam.

Nghiêm Xuân Khoát & Laura Mariana CISMAS (2019) cũng đã tập trung phân
tích, đánh giá cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên một số lĩnh vực liên quan đến
các hiệp định thương mại như thương mại hàng hóa; xuất khẩu của Việt Nam sang EU;
Hải quan và tạo thuận lợi thương mại; Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực
vật; Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; Phòng vệ thương mại; Đầu tư; Sở hữu trí
tuệ; Phát triển bền vững. Kết quả chỉ ra, tiềm năng phát triển thương mại, đầu tư và hợp
tác song phương của Việt Nam và EU sau khi ký kết EVFTA là rất lớn. EVFTA sẽ có
tác động tổng hợp với Cộng đồng Kinh tế ASEAN và các FTA khác, qua đó thúc đẩy
đổi mới mơ hình tăng trưởng của Việt Nam, góp phần xây dựng mơi trường kinh doanh
minh bạch, ổn định cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Qua mơ hình trọng lực, Nguyễn Bình Dương (2016) đã phân tích tác động của
EVFTA đối với hiệu quả thương mại và chuyển hướng thương mại giữa Việt Nam và
EU. Kết quả chỉ ra việc giảm thuế quan trong khuôn khổ của FTA sẽ có tác động tích
cực đến thương mại song phương. Trong khi đó, Nguyễn Tuấn Việt, Ngơ Văn Vũ (2019)
đã xem xét các tác động của hiệp định tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
dưới cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Hồng Thu Hằng và cộng sự đã (2018) đã chỉ ra tiềm
năng ngành xuất khẩu may mặc của Việt Nam sang EU với giả định trao đổi thương mại
tự do hoàn toàn. Bài sử dụng mơ hình WITS- SMART và dự đốn lượng xuất khẩu Việt
Nam tăng 42% so với năm cơ sở trong vòng 8 năm tới. Tác động của chuyển hướng
thương mại lớn hơn tác động của các nước tạo lập thương mại, vì vậy Việt Nam sẽ có

lợi hơn những nước không là thành viên của hiệp định EVFTA. Nguyễn Kim Hạnh
(2019) chứng minh rằng việc loại bỏ thuế quan trong lĩnh vực công nghiệp sẽ dẫn
đến mức tăng tiêu dùng của hộ gia đình, gia tăng các yếu tố sản xuất của cả 3 khu vực


nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cũng nghiên cứu về tác động của EVFTA,
Nguyễn Thành Công, Phạm Hồng Nhung (2017) lại cho rằng tuy EVFTA sẽ mang lại
một số thuận lợi nhất định cho đầu tư, xuất khẩu nhưng nó cũng tạo ra khơng ít khó khăn
cho sản xuất trong nước, mang đến nhiều tác động trái chiều cho nền kinh tế Việt Nam.

Với mơ hình cân bằng tổng thể CGE, My Thị Diệu Dương (2020) đã đánh giá
tác động của các hiệp định thương mại tự do tới thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Với
EVFTA, tác giả chứng minh có sự chuyển hướng thương mại mạnh mẽ vì thương mại
song phương giữa Việt Nam và EU có mức tăng trưởng vượt bậc. Ở cấp độ ngành, chỉ
có thực phẩm chế biến, thiết bị vận tải và các lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động
ở Việt Nam chứng kiến sự gia tăng xuất khẩu đáng kể, trong khi các lĩnh vực cịn lại có

15

sự sụt giảm về xuất khẩu. Về hiệu quả đầu tư của EVFTA, kết quả chỉ ra rằng tỷ suất
sinh lợi ngắn hạn của Việt Nam tăng khá nhanh, phần lớn là do giá thuê vốn tăng. Kết
quả cho thấy thêm rằng lợi nhuận thu được từ việc xóa bỏ thuế quan của Việt Nam lớn
hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ các hành động chính sách khác. Với RCEP, tổng
xuất khẩu và nhập khẩu thực tế của Việt Nam đều mở rộng, với tốc độ tăng của tổng
kim ngạch xuất khẩu cao hơn một chút so với tổng nhập khẩu. Kết quả cho thấy bằng
chứng rõ ràng về sự chuyển hướng thương mại sau RCEP, với sự gia tăng nhập khẩu
của Việt Nam từ các thành viên RCEP khác lớn hơn mức tăng tổng nhập khẩu của Việt
Nam cả về tương đối và tuyệt đối. Ngoài ra, Việt Nam được hưởng lợi từ việc mở rộng
xuất khẩu trong hầu hết các lĩnh vực được mơ hình hóa, ngoại trừ một số lĩnh vực nông
nghiệp.

Tiếp tục những nghiên cứu về tác động của RCEP, Nguyễn Tiến Dũng (2016) đã
sử dụng các chỉ số thương mại để phân tích các xu hướng và những thay đổi trong quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác, bao gồm cả tốc độ tăng trưởng và
thay đổi cơ cấu xuất khẩu. Kết quả cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường

RCEP có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế
tạo. Đồng thời, những thay đổi trong cơ cấu thương mại cũng cho thấy tính bổ sung
thương mại lớn và tiềm năng cho việc mở rộng thương mại giữa Việt Nam và các nước
RCEP thời gian tới.

Bùi Thị Hằng Phương (2016) đã phân tích, so sánh thị trường các đối tác xuất
khẩu của Việt Nam trong TPP và RCEP. Kết quả chỉ ra TPP và RCEP giúp Việt Nam
tiếp cận thêm nhiều cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nâng cao vị trí của mình
trong chuỗi giá trị tồn cầu, đồng thời củng cố cố quan hệ thương mại với các nước đối
tác chiến lược lâu năm và tiếp tục mở rộng khai thác các thị trường mới. Bên cạnh đó,
Việt Nam có thể tận dụng lợi thế thành viên của mình để có được những ưu đãi cạnh
tranh so với các đối tác khác. Ngoài ra, sự khác biệt trong tiêu chuẩn thương mại giữa
hai hiệp định cũng mở ra cơ hội để hàng Việt Nam vừa tiếp cận với những thị trường dễ
tính, vừa có cơ hội nâng cao chất lượng, hướng tới những thị trường tiêu chuẩn cao.

Anh & Ngoc (2015) cũng phân tích những ngành tiềm năng ảnh hưởng nhiều
nhất từ RCEP dưới góc độ thị trường nhập khẩu của Việt Nam, rào cản thuế quan, thặng
dư tiêu dùng và lợi ích của các nước đối tác khi xuất khẩu sang Việt Nam. Kết quả khi
phân tích mơ hình SMART cho thấy mức tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và
mức thất thu từ thuế nhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn khi gia nhập vào RCEP.
Tuy nhiên, phân tích chỉ đánh giá tác động đến tăng/ giảm kim ngạch thương mại, chưa
phân tích tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, phúc lợi xã hội hay

16

doanh thu thuế của chính phủ. Dordi & cơng sự (2015) trong khn khổ hỗ trợ Chính
sách thương mại Đầu tư Châu Âu (MUTRAP) qua mơ hình cân bằng tổng thể CGE lại
chứng minh rằng việc tham gia vào RCEP có thể sẽ đem lại cho Việt Nam một vài tác
động tiêu cực do nó làm gia tăng sự cạnh tranh giữa hàng hóa giữa Việt Nam với một
số quốc gia có cơ cấu ngành khá tương đồng.

4.3. Tác động của các hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam

Do vai trò của thuỷ sản đối với thương mại của Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên
cứu đánh giá tác động của các FTA đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Do & Park (2020) đã sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố quyết
định xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy cứ giảm 1% chi
phí xuất khẩu có thể làm tăng khoảng 3,7% giá trị xuất khẩu của các sản phẩm thủy sản.
Phát hiện này rất quan trọng vì hệ thống quản lý xuất khẩu nơng sản của Việt Nam hiện
nay bao gồm nhiều khâu và kéo dài thời gian kiểm tra kiểm dịch động vật, kiểm tra hồ
sơ và thơng quan có thể gây thêm chi phí xuất khẩu. Do đó, các chính sách nhằm giảm
chi phí tuân thủ biên giới và chứng từ đối với xuất khẩu sẽ có ý nghĩa quan trọng trong
việc kích thích xuất khẩu ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Cũng sử dụng mơ
hình trọng lực, Nguyễn Quang Huy & cộng sự (năm) phân tích các yếu tố quyết định
xuất khẩu thủy sản thế giới của Việt Nam từ năm 2000-2018 ở cả cấp tổng hợp và cấp
phân ngành. Các ước tính cho thấy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được xác định bởi
quy mô nền kinh tế và mức thu nhập của các đối tác nhập khẩu. Ở cấp độ tổng hợp,
ASEAN, EU và Bắc Mỹ là những thị trường xuất khẩu thủy sản vô cùng quan trọng của
Việt Nam. Ở cấp độ phân ngành, nghiên cứu chỉ ra việc xuất khẩu các sản phẩm như
thủy sản tươi, ướp lạnh hoặc đơng lạnh có triển vọng khá tốt tại thị trường Bắc Mỹ.
Trong khi đó, các sản phẩm động vật giáp xác, nhuyễn thể và động vật thủy sinh, cá
không xương sống được chứng minh không thu được nhiều lợi ích từ thị trường này. Để
thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thị trường thế giới ở cấp độ tổng thể, Việt
Nam cần tăng cường thiết lập các hiệp định thương mại ưu đãi với các thị trường mục
tiêu nhất định, trong khi ở cấp độ phân ngành, Việt Nam nên có cách tiếp cận năng động
liên quan đến việc lựa chọn điểm đến xuất khẩu của mình.

Duong VT. Ha NT & Masciarelli (2020) sử dụng mơ hình Phân tích mơ phỏng
tồn cầu về chính sách thương mại cấp ngành (mơ hình GSIM) để dự đốn tác động của

CPTPP đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thành viên CPTPP. Kết quả
chỉ ra CPTPP có tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Một trong số
đó là hứa hẹn cho các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam tiếp cận Mexico. Ngoài ra, Việt

17

Nam có lợi thế tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sau khi
CPTPP có hiệu lực, đặc biệt là Giáp xác, động vật thân mềm và các động vật thủy sinh
khơng xương sống khác, nhóm hàng ướp lạnh hoặc đông lạnh. Tuy nhiên, giảm thu thuế
nhập khẩu làm giảm phúc lợi đáng kể của ngành thủy sản Việt Nam.

Đặng Lê Hoa (2015) đã chỉ ra một số cơ hội và thách thức của ngành thủy sản
Việt Nam khi tham gia vào TPP. Về thuận lợi, việc xoá bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và
các chính sách hạn chế thương mại sẽ giúp gia tăng thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam
và các nước thành viên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ việc làm cho nông dân.
(Hiệp hội Doanh Nghiệp TPHCM, 2014). Đây là cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngồi
cũng như cơng nghệ từ các công ty đa quốc gia vào ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ
sản, tạo thêm việc làm (Hiệp hội Doanh Nghiệp TPHCM, 2014), và cơ hội tham gia vào
các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu (Nguyễn Minh Đức, 2015). TPP còn mở ra
cơ hội phát triển bền vững cho ngành thuỷ sản Việt Nam với những thoả thuận về quản
lý bền vững nghề cá, thúc đẩy bảo tồn các loài sinh vật biển quan trọng, chống đánh bắt
trái phép, ngăn chặn và nghiêm cấm một số hình thức trợ cấp có thể dẫn đến việc khai
thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cá (VASEP, 2015). Tuy nhiên vẫn phải chú ý đến một
số thách thức về quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật, sự bảo hộ thương mại, sự cạnh tranh
mạnh mẽ với các nước thành viên.

Ngồi ra cịn một số bài nghiên cứu về các khía cạnh khác của hoạt động xuất
nhập khẩu thủy sản tại Việt Nam, tiêu biểu: Trần Hữu Ái (2015) đã chỉ ra những tác
động tiêu cực của các rào cản thương mại tới hoạt động xuất khẩu thủy sản; Cao Minh
Trí, Nguyễn Lưu Ly Na (2018) cũng đã nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng tới

hiệu quả xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp. Kiều Thanh Nga, Lê Phước Minh
(2020) đưa ra những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển hợp tác thủy sản Việt Nam
và các quốc gia tại Châu Phi - Trung Đông. Đặt trong bối cảnh Covid 19, Dương Ngọc
Hồng (2021) đã phân tích thực trạng ngành thủy sản Việt Nam, từ đó chỉ ra những cơ
hội và thách thức để phát triển chuỗi cung ứng này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA và RCEP đến xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt những nghiên cứu đánh giá tác động của
RCEP.

Nguyễn Tiến Hoàng và Phạm Văn Phúc Tân (2020) đã đánh giá định lượng tác
động của EVFTA đến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thơng qua mơ
hình SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và kịch bản thuế quan cắt
giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực, tác giả chỉ ra rằng tác động tạo lập thương mại lấn

18

át tác động chuyển hướng thương mại khi chiếm khoảng 69% tổng tác động của EVFTA
đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do đó, có sự gia tăng của xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang thị trường EU, ngành thủy sản Việt Nam sẽ đạt được một số lợi ích nhất
định.

Khi nghiên cứu về tác động của RCEP đến ngành thủy sản các nước thành viên,
nhóm tác giả Erokhin, Tianming, Ivolga (2021) cũng chỉ ra ngồi Myanmar, Thái Lan
thì Việt Nam có tỷ trọng các sản phẩm thủy sản cao nhất trong kim ngạch thương mại
của RCEP và được hưởng lợi thế mạnh nhất trong thương mại với các nước xuất khẩu
thủy sản lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể thu
được nhiều lợi nhuận hơn nữa từ thương mại nội khối RCEP bằng cách tăng xuất khẩu
cá tươi, ướp lạnh và đông lạnh và động vật giáp xác, nhuyễn thể và động vật khơng

xương sống thủy sinh trong tồn khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam có xu hướng tăng sự
phụ thuộc vào các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và có thể biến thành
mối đe dọa đối với an ninh lương thực đối với các nước này do xu hướng xuất khẩu các
sản phẩm thủy sản có giá trị cao hơn sang các nền kinh tế phát triển và nhập khẩu các
sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng và chất lượng thấp hơn để tiêu thụ trong nước.

Theo Bộ Công thương (2021), lợi thế so sánh về ngành hàng thủy sản của Việt
Nam tuy thấp hơn so với Myanmar và New Zealand nhưng lại cao hơn nhiều so với các
nước còn lại trong khu vực RCEP, đặc biệt so với một số thành viên lớn như Trung
Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lợi thế so sánh
ngành thủy sản Việt Nam đang giảm dần từ mức cao xuống mức trung bình. Cũng theo
Phạm Ngọc Sơn (2016) ngành Thủy sản Việt Nam cần cải thiện lợi thế so sánh để có đủ
sức tham gia RCEP khi đa số thành viên trong RCEP có cơ cấu và chủng loại xuất khẩu
thủy sản tương đồng với Việt Nam. Theo phân tích từ cục xuất nhập khẩu, Bộ công
thương (2021) cho rằng việc thực thi EVFTA kỳ vọng mang lại nhiều khởi sắc cho
ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt với nhóm ngành chủ lực như: tơm, cá tra, các ngừ.
EVFTA có hiệu lực cũng được chứng minh đã tác động mạnh tới xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam tới các quốc gia EU.

4.4. Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp của đề tài

Việc xem xét tổng quan tài liệu cho thấy nhìn chung, cả ở trong và ngồi nước, đã
có nhiều nghiên cứu chỉ ra được những cơ hội, thách thức, đồng thời phân tích những
tác động xoay quanh các FTA như EVFTA và RCEP. Tuy nhiên, trên thế giới, các vấn
đề liên quan đến xuất khẩu thủy sản, đặc biệt nghiên cứu dưới tác động của EVFTA và
RCEP cịn khá ít và các bài nghiên cứu sử dụng số liệu chưa cập nhật, chủ yếu là số liệu
đến năm 2018.

19



×