Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 ở trường thpt dân tộc nội trú năm bắc, tỉnh luông pha bang lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BOUNTISAK SILILAT

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BOUNTISAK SILILAT

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO

Ngành: LL&PPDH Bộ mơn Lý luận chính trị
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Khương

THÁI NGUYÊN - 2023

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài “Vận dụng phương pháp
thảo luận nhóm trong dạy học mơn Giáo dục cơng dân lớp 12 ở Trường
THPT Dân tộc Nội trú Năm Bắc, tỉnh Lng Pha Bang - Lào” là cơng trình
thuộc quyền sở hữu duy nhất của tôi. Những tài liệu tham khảo được sử dụng
trong đồ án đã được trích dẫn và nêu rõ trong mục Tài liệu tham khảo. Bên cạnh
đó, những kết quả nghiên cứu hồn tồn mang tính chất trung thực, không sao
chép, đạo nhái từ bất kỳ cơng trình nào trước đây.
Nếu những lời cam đoan trên của tôi không chính xác, tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật từ Khoa và Nhà trường.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2023
Tác giả

BOUNTISAK SILILAT

i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành và được bảo vệ trước hội đồng là nhờ vào sự
quan tâm giúp đỡ của Nhà trường, thầy cô và bạn bè. Tôi xin được bày tỏ lòng
biết ơn đến:
- TS. Nguyễn Thị Khương - người hướng dẫn, cô giáo đã dành nhiều thời
gian định hướng, chỉ dẫn tận tình cho tơi trong thời gian tôi học tập ở Việt Nam
cũng như lúc thực hiện luận văn.
- Các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận văn đã có những góp ý

quý báu cho luận văn.
- Các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học Lý luận và phương pháp dạy học
bộ mơn Lý luận chính trị K29 đã giảng dạy để tơi có nền tảng kiến thức thực hiện
luận văn.
- Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh của trường THPT Dân
tộc Nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào đã giúp đỡ trong q trình tơi
giảng dạy và thực nghiệm luận văn.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
ln động viên, khuyến khích và tạo nhiều điều kiện để tơi hồn thành khóa học
ở Việt Nam đúng thời gian.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2023
Tác giả

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học. ........................................................................................ 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
6. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 4

7. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM NĂM BẮC, TỈNH
LUÔNG PHA BANG - LÀO ............................................................................ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở ngoài nước CHDCND Lào ..................................... 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nước CHDCND Lào ..................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học mơn Giáo dục cơng dân lớp 12 ................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm và hình thức của phương pháp thảo luận nhóm..................... 10
1.2.2. Vai trị của phương pháp thảo luận nhóm ............................................... 16
1.2.3. Quy trình vận dụng PP LTN trong dạy học môn GDCD lớp 12..............19
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy
học mơn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông

iii

Pha Bang - Lào .................................................................................................. 20
1.3.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm môn Giáo dục
công dân lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha
Bang - Lào ......................................................................................................... 20
1.3.2. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông
Pha Bang - Lào .................................................................................................. 24
Kết luận chương 1.............................................................................................. 32
Chương 2: MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ QUY TRÌNH VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI
TRÚ NĂM BẮC, TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO................................ 33

2.1. Yêu cầu của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
mơn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc,tỉnh Lng Pha
Bang - Lào ......................................................................................................... 33
2.2. Quy trình vận dụng PP LTN trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường
THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc,tỉnh Luông Pha Bang - Lào. .......................... 35
2.2.1. Thiết kế kế hoạch dạy học thảo luận nhóm. ............................................ 35
2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học thảo luận nhóm ............................................. 38
Kết luận chương 2.............................................................................................. 42
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THẢO LUẬN NHĨM TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG
DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM BẮC,
TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO ............................................................... 43
3.1. Kế hoạch thực nghiệm ................................................................................ 43
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 43
3.1.2. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm ........................................... 43
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm....................................................................... 43

iv

3.2. Nội dung thực nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học mơn GDCD lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông
Pha Bang - Lào .................................................................................................. 44
3.2.1. Lựa chọn nội dung và thiết kế giáo án thực nghiệm ............................... 44
3.2.2. Các bước tiến hành thực nghiệm ............................................................. 72
3.3. Đánh giá hoạt động thực nghiệm................................................................ 73
3.3.1. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................ 73
3.3.2. Kết luận thực nghiệm .............................................................................. 77
Kết luận chương 3.............................................................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 79
1. Kết luận.......................................................................................................... 79

2. Khuyến nghị................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82
PHẦN PHỤ LỤC

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt Từ viết tắt Từ ngữ đầy đủ
1
2 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
3
4 GDCD Giáo dục công dân
5
6 GV Giáo viên
7
8 HS Học sinh
9
10 NXB Nhà xuất bản
11
PP Phương pháp

PP TLN Phương pháp thảo luận nhóm

PPDH Phương pháp dạy học

SGK Sách giáo khoa

THPT Trung học phổ thông


TLN Thảo luận nhóm

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chương trình GDCD lớp 12 của trường THPT Dân tộc nội trú

Năm Bắc ............................................................................................ 22
Bảng 1.2. Nhận thức của GV và HS về vai trò của môn GDCD trong chương

trình Giáo dục phổ thông...................................................................25
Bảng 1.3. Các phương pháp giáo viên sử dụng khi dạy học môn GDCD

lớp 12 .......................................................................................26
Bảng 1.4. Nhận thức của HS về mức độ quan trọng của PPTLN trong dạy

học môn GDCD ................................................................................. 27
Bảng 1.5. Nhận thức của học sinh về mức độ sử dụng PPLTN của GV...........28
Bảng 1.6. Mức độ hứng thú trong học tập của HS khi học môn GDCD .......... 29
Bảng 3.1. Điểm khảo sát môn GDCD lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú

Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào .............................................. 72
Bảng 3.2. Sự “hứng thú” học tập của HS trong giờ học có PP TLN ................ 74
Bảng 3.3. Điểm kiểm tra 1 tiết môn GDCD giữa lớp TN và ĐC trường THPT

Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào ..................... 76

v

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Rất nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã rất chú trọng tới việc
đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Từ thực tế dạy
học và giáo dục của GV cũng chứng tỏ việc đổi mới PPDH có là yếu tố tất yếu
và đặc biệt quan trọng đối với hoạt động dạy và học ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào hiện nay.

Mơn GDCD cấp THPT nói chung và mơn GDCD lớp 12 nói riêng đang
được giảng dạy có vị trí và chỗ đứng quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc
dân ở Lào. Nhà nước đã dành 68 tiết cho môn GDCD lớp 12 này đủ thấy tầm
quan trọng của nó trong việc đào tạo, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước cho thế hệ trẻ. Vấn đề ở đây là việc GV và
HS dạy và học thế nào để xứng đáng với tầm quan trọng của môn học.

Để nâng cao chất lượng, thúc đẩy tinh thần học tập của HS trước hết giáo
viên phải là người đi đầu trong công cuộc đổi mới PPDH. Sự phát triển của khoa
học công nghệ ngày nay không cho phép GV dạy học theo kiểu đọc - chép mà
cần phải có những phương pháp hiện đại hơn, tích cực hơn, chú trọng hơn đến
hình thành và phát triển khơng chỉ sự thích thú, hứng khởi, ham học ở người học
mà còn là phẩm chất, năng lực, nhân cách người học.

Trong hàng loạt các phương pháp hiện đại được giảng dạy phổ biến hiện
nay thì PPDH bằng hình thức TLN cịn gọi là PP TLN được GV chú ý và sử dụng
khá nhiều trên phạm vi tồn quốc bởi tính hữu ích của nó. Đa số GV sử dụng
PPDH này đều cho rằng nếu biết sử dụng hợp lý thì giờ học khơng căng thẳng,
học sinh có tâm trạng thoải mái, các kỹ năng xã hội như: ngôn ngữ, giao tiếp,
hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của người học được nâng lên... Đồng thời phát triển
tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức và điều
chỉnh hành vi... Từ đó hình thành, phát triển và rèn luyện những kỹ năng sống

cho HS.

1

Trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào được
thành lập cách đây đã lâu. Hòa vào không khí đổi mới giáo dục của cả nước, Nhà
trường đã thúc đẩy các hoạt động dạy và học tại trường, đạt được các thành cơng
nhất định. Mơn GDCD nói chung và môn GDCD lớp 12 được giảng dạy trong
Nhà trường bởi các GV phẩm chất đạo đức cũng như chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Các thầy cô thường áp dụng PPDH mới để giúp học sinh yêu quý môn học. Tuy
nhiên, khơng phải GV nào cũng có thể sử dụng tốt các PPDH hiện đại. Chẳng hạn
với PP TLN, khi sử dụng không chỉ đòi hỏi các thao tác chuẩn của GV và kinh
nghiệm tổ chức lớp học mà đòi hỏi GV phải biết khích lệ HS tham gia thảo luận,
đóng góp ý kiến với nhóm. Những khó khăn đó khiến GV e dè khi sử dụng PP
thảo luận nhóm. Mơn GDCD lớp 12 đang được giảng dạy ở các trường phổ thơng
của Lào có chương trình tương đương với chương trình mơn Giáo dục cơng dân ở
Việt Nam. Việc học tập ở Việt Nam thời gian qua đã giúp tôi có được cái nhìn
tồn diện về PP TLN được giảng dạy ở bậc THPT, tôi tin rằng những kinh nghiệm
và quá trình học tập ở Việt Nam sẽ giúp đồng nghiệp dạy môn GDCD ở Lào thực
hiện tốt PPDH TLN vào dạy học để phát triển năng lực cho học sinh.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn Giáo dục công dân lớp 12
ở Trường THPT Dân tộc Nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là từ việc nghiên cứu cơ sở khoa học, điều tra, khảo
sát tình hình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD

lớp 12 ở trường THPT Dân tộc Nội trú Năm Bắc, tỉnh Lng Pha Bang - Lào, đề
tài đề xuất quy trình và thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu
quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD
lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào.

2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học về việc vận dụng phương pháp thảo

luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú
Năm Bắc,tỉnh Luông Pha Bang - Lào.

- Phân tích việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
mơn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha
Bang - Lào.

- Đề xuất và thực nghiệm quy trình thực hiện vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú
Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp TLN trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân
tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: dạy học môn GDCD lớp 12.
Về địa bàn: Trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha
Bang - Lào.

Thời gian: năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023.
4. Giả thuyết khoa học
- Phương pháp TLN là phương pháp dạy học tích cực, sẽ phát triển kỹ
năng, kiến thức, năng lực cho người học. Nếu việc dạy học môn GDCD lớp 12
ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào được tiến
hành theo phương pháp này và theo đúng quy trình đã đề xuất trong luận văn sẽ
phát triển được một số năng lực như hợp tác, phản biện, giao tiếp… cho người
học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường THPT Dân tộc
nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang- Lào.

3

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên các cơ sở lý luận sau:
- Các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
- Những nghiên cứu về lý luận về dạy học và các phương pháp dạy học
hiện đại trong và ngoài nước.
- Kế thừa các cơng trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài.
- Nội dung chương trình mơn học Giáo dục cơng dân lớp 12 ở trường THPT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
+ Đối chiếu, so sánh.
+ Phương pháp lịch sử và logic.
+ Phương pháp thống kê.
+ Liên hệ thực tế.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp nghiên cứu hồ sơ sư phạm.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp phỏng vấn.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc phát triển các năng lực
cho học sinh trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú
Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào.

4

Đề tài giúp cho giáo viên dạy bộ môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân
tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào có thêm cơ sở khoa học và quy
trình dạy học bằng PPDH theo nhóm để phát triển năng lực người học.

Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên đại học, học viên cao học
quan tâm, nghiên cứu PPDH bộ mơn GDCD, Giáo dục Chính trị.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài gồm 3 chương 7 tiết.

Chương 1: Cơ sở khoa học của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học mơn GDCD lớp 12 ở trường Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông
Pha Bang - Lào.

Chương: Một số yêu cầu và quy trình vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh

Luông Pha Bang - Lào.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học GDCD lớp 12 ở trường Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha
Bang - Lào.

5

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THẢO LUẬN NHĨM TRONG DẠY HỌC MƠN GDCD LỚP 12

Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM NĂM BẮC,
TỈNH LUÔNG PHA BANG - LÀO

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở ngoài nước CHDCND Lào

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy học thảo luận
nhóm, như các nghiên cứu sau đây:

- “Dạy học theo nhóm nhỏ, lý thuyết nghiên cứu và thực hành” của Robert
Slavin; “Các phương pháp dạy học hiệu quả” của Robert J. Marzand, Debra
J.Pickering, Jane E.Pollock (Nguyễn Hồng Vân dịch), Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam; “Quản lý hiệu quả lớp học” của Robert J. Marzano (Phạm Trần Long
dịch), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam… Các công trình này đều đề khẳng định
ở các góc độ khác nhau về nội dung, vai trò, ý nghĩa của phương pháp dạy học
theo nhóm trong dạy học nói chung.

- “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”: cơng trình đưa ra

quan niệm về phương pháp thảo luận nhóm là: “phương pháp dạy học trong đó
nhóm lớn (lớp học) chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong
lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung
của mình về vấn đề đó” [21, tr.223].

- “Giáo dục Đại học phương pháp dạy và học” quan niệm về thảo luận
nhóm là: “một sự trao đổi ý tưởng, quan điểm, nhận thức giữa các học viên và
GV để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt động đào
tạo ” [22, tr.43].

- “Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học môn giáo dục
công dân lớp 10 ở trường THPT Thành phố Thái Ngun”: cơng trình này cho
rằng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm, mà thực chất là thảo luận

6

nhóm trong dạy học mơn GDCD ở lớp 10 trong Thành phố Thái Nguyên giúp
hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh như: "Rèn luyện khả năng nhận
thức, tư duy sâu sắc cho học sinh; rèn luyện năng lực phân tích tình huống; rèn
luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày; rèn luyện kỹ năng xã hội; tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS được nâng cao...” [27]

- “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học GDCD lớp 10 ở
các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”: Luận văn này đã “nghiên
cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học GDCD 10; thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm vào
dạy học mơn GDCD lớp 10 ở các trường THPT ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên; trình bày một yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả vận dụng phương
pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn GDCD lớp 10 ở các trường THPT ở huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” [31]


Một số luận văn thạc sỹ khác của các tác giả Nguyễn Thị Sen với “Vận
dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn giáo dục cơng dân phần
“công dân với đạo đức” ở trường Trung học phổ thông Hồng Quang tỉnh Yên
Bái”; Nguyễn Văn Dũng với “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học phần “Công dân với kinh tế” môn GDCD ở trường THPT Cát Hải - Hải
Phòng”; luận văn của Đặng Thị Thúy với “Vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học mơn GDCD phần “Cơng dân với việc hình thành thể giới
quan, phương pháp luận khoa học” ở trường Yên Mô A tỉnh Ninh Bình”… cũng
đã phân tích làm rõ cơ sở khoa học của vận dụng phương pháp thảo luận nhóm;
đề xuất quy trình và thực nghiệm sư phạm tính khả thi, hiệu quả của vận dụng
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD ở các trường phổ thông
của Việt Nam.

Ở Việt Nam cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí về
vận dụng PP TLN trong dạy học mơn GDCD như: “Sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT”, đăng trên tạp chí Giáo dục

7

số 306 năm 2013 (tác giả Bùi Thị Thanh Huyền”;“Dạy học hợp tác - phương thức
dạy học theo định hướng phát triển năng lực”, của tác giả Nguyễn Thị Khương
đăng trên Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 143, số 13/1
năm 2015; Trần Thị Mai Phương, “Dạy học GDCD theo phương pháp tích cực”,
Hà Nội, 2007; Nguyễn Thị Toan, “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
dạy học mơn GDCD ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 312, 2013; Nguyễn
Thị Sen, “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD phần
“Cơng dân với đạo đức” ở trường THPT Hồng Quí tỉnh Yên Bái”, Luận văn Thạc
sỹ khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009; Nguyễn Văn Dũng, “Vận
dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “Cơng dân với kinh tế”

môn GDCD ở trường THPT Cát Hải - Hải Phòng”, Luận văn Thạc sỹ khoa học
Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010... Các bài viết này đã phân tích những
lý do cần thiết phải áp dụng PP TLN, dạy học hợp tác nhóm vào dạy học mơn
GDCD; nêu các điều kiện để vận dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm;
đề xuất quy trình và thực nghiệm việc vận dụng phương pháp dạy học nhóm trong
dạy học mơn GDCD cho học sinh THPT ở các trường phổ thông ở Việt Nam.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở trong nước CHDCND Lào

Những năm gần đây Chính phủ nước CHDCND Lào đã có nhiều chương
trình cải cách giáo dục giúp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước thời kì đổi mới. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ
Giáo dục và Thể thao Lào đã tập trung cải thiện cơ cấu giáo dục, củng cố ngành
giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo về lý luận chính trị cho
giáo viên và các nhà quản lý giáo dục các cấp. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực cũng được áp dụng trong các nhà trường ở Lào. Trong
đó, phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học cũng đã được giáo viên sử dụng.

Liên quan đến đề tài luận văn, ở Lào có một số nhà nghiên cứu đã nghiên
cứu về phương pháp thảo nhóm trong dạy học mơn Giáo dục công dân cụ thể
như sau:

8

Tác giả Nang Kham Keothongkhoun (2020-2021) trong Khóa luận đại học
khoa học Giáo dục chính trị, trường Đại học Sụ Pha Nụ Vơng đã nghiên cứu và
chỉ ra những kết quả đạt được khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong
dạy học mơn Giáo dục cơng dân lớp 10 bài “Tự hồn thiện bản thân” tại trường
THPT Mương Khải, tỉnh Luông Pha Bang - Lào.

Tác giả Nang Kayson Khamphong (2020-2021) trong Khóa luận đại học

khoa học Giáo dục chính trị, trường Đại học Sụ Pha Nụ Vông đã nghiên cứu kết
quả của học sinh khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (committee work
method) trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 11 bài “Chính sách tài ngun
và bảo vệ mơi trường ” tại trường THPT Hôi Hỏi, huyện Năm Bắc, tỉnh Luông
Pha Bang - Lào.

Như vậy, các cơng trình đã có đã nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, với
cách tiếp cận, ở các quy mơ to nhỏ, các cấp học, các trình độ học khác nhau đã bàn
luận khá kỹ về thảo luận nhóm và việc áp dụng phương pháp này vào dạy học.Song,
việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường
THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào với mục đích góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như giúp học sinh hứng thú hơn khi học môn
GDCD cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cơng phu. Bằng
nghiên cứu của mình, tác giả hướng vào những nội dung chính sau:

- Hệ thống hóa lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học mơn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc, tỉnh
Luông Pha Bang - Lào.

- Phân tích việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
mơn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú Năm Bắc,tỉnh Luông Pha
Bang - Lào.

- Đề xuất và thực nghiệm quy trình thực hiện vận dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học mơn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dân tộc nội trú
Năm Bắc, tỉnh Luông Pha Bang - Lào.

9

1.2. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong

dạy học mơn Giáo dục cơng dân lớp 12
1.2.1. Khái niệm và hình thức của phương pháp thảo luận nhóm

* Khái niệm
Trong giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, phương pháp dạy học là
con đường để người dạy đạt được mục đích dạy học đề ra.
Thời cổ đại, các nhà triết học ở phương Tây đã khéo léo sử dụng thuật ngữ
“phương pháp” vào trong các cơng trình nghiên cứu của mình. Lúc đó phương
pháp được hiểu là thủ thuật, thủ đoạn, cách thức, con đường, phương tiện đạt
mục đích. Ngày nay, khoa học phát triển, người ta nhìn nhận phương pháp ở
nhiều ngành khoa học khác nhau với ý nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung
phương pháp vẫn được hiểu là cách thức để con người đạt mục đích. Phương
pháp trở thành đặc trưng quan trọng chi phối đến kết quả, sự thành bại của con
người trong nhận thức và thực tiễn.
Trong giáo dục, khái niệm dạy học được đưa ra bởi nhiều ý kiến khác nhau
của các nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy, khái niệm này được hiểu là một q trình
mà trong đó giáo viên sử dụng những phương pháp đặc thù tác động vào học
sinh, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của kiến thức, từ đó hình thành kỹ năng,
năng lực, phẩm chất cho học sinh. Nhà nghiên cứu Lâm Quang Thiệp cho rằng
"dạy học là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ
năng và hình thành hoặc thay đổi những tình cảm, thái độ” [30]. Trong dạy học,
nếu người giáo viên không áp dụng phương pháp dạy học không đúng, người
học không những không hiểu bài, không thấu hiểu nội dung bài học mà các phẩm
chất, năng lực, kỹ năng cũng sẽ khơng có và q trình dạy học của giáo viên sẽ
thất bại. Như vậy, việc đề xuất hay vận dụng một phương pháp mới trong dạy
học, đối với giáo viên mà nói, đóng vai trò quan trọng, nó thúc đẩy sự ra đời của
một kết quả tốt trong dạy học. Nói cách khác, có phương pháp dạy học tốt, mục

10


tiêu dạy học sẽ thành cơng. Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn luận
về thế nào là “Phương pháp dạy học”:

“Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết
các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học” [10, tr.46].

“Phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa giáo viên và học sinh
để cho học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo” [16, tr.22].

“Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối
hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trị tự giác, tích cực tự
lực đạt tới mục đích dạy học” [9, tr.45].

“Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của
giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trị chủ
đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học” [35,
tr.204].

“Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của
giáo viên và học sinh, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm
giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ
năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo” [37, tr.102-103].

Từ các khái niệm trên có thể hiểu Phương pháp dạy học là cách thức mà
người giáo viên thực hiện để truyền đạt kiến thức, thông qua đó phát triển các
năng lực, phẩm chất cho học sinh của mình.

Trong dạy học môn Giáo dục công dân ở cấp THPT, giáo viên có thể vận
dụng đa dạng các phương pháp dạy học khác nhau, trong đó có phương pháp
thảo luận nhóm.


Từ điển Tiếng Việt của Việt Nam, tác giả Hồng Phê cho rằng: “Nhóm là
tập hợp một số ít người hoặc sự vật được hình thành theo những nguyên tắc nhất
định… tụ tập với nhau để cùng làm một việc” [25, tr.179].

Nhóm trong dạy học được hiểu là một hoạt động học tập mà ở đó giáo viên
hình thành các các nhóm học sinh dựa trên sở thích, tính cách, mục tiêu dạy học

11


×