Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường thpt tỉnh xay nhạ bu ly, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BOUALOY ONTA

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG
DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH XAY NHẠ BU LY,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BOUALOY ONTA

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG
DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH XAY NHẠ BU LY,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Ngành: LL&PPDH Bộ mơn Lý luận chính trị
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU TOÀN



THÁI NGUYÊN - 2023

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Boualoy ONTA xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu
của tơi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Toàn. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả khảo sát thu thập từ các nguồn khác nhau. Nếu phát hiện có
bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng
cũng như kết quả luận văn của mình.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2023
Tác giả

BOUALOY ONTA

i

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn
GDCD ở các trường THPT tỉnh Xay Nhạ Bu Ly, nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào” là nội dung mà em đã nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau
thời gian theo học tại Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm Đại học
Thái Nguyên. Trong quá trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn, em đã nhận
được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cơ, anh chị đồng nghiệp, gia đình và
bạn bè. Để luận văn thành công, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với:


Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên
đã tạo môi trường học tập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho tôi những kiến thức
và kỹ năng bổ ích giúp tơi có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện luận văn.

Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Hữu Toàn là người thầy tâm huyết,
đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài. Thầy đã có những trao đổi và góp ý để em có thể hồn thành tốt đề tài
nghiên cứu này.

Thầy, cơ phản biện những người đã góp ý chân thành, thẳng thắn để
chúng tơi hồn thành luận văn tốt hơn.

Sở Giáo dục và Thể thao, Trường THPT Xay Nhạ Bu Ly - THPT Na Tác
- THPT Xôn Phau đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình thu nhập dữ liệu, khảo sát và thực nghiệm để có thơng tin hữu ích cho
luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln động viên và tạo điều
kiện tốt nhất để tơi có thể nỗ lực hồn thành tốt.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2023
Tác giả

BOUALOY ONTA

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................... 2
4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................. 3
6. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 3
7. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................. 4
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 4
1.1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngồi ................................................. 4
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu trong nước ................................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận chung của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học môn GDCD ở trường THPT......................................................... 7
1.2.1. Khái niệm................................................................................................... 7
1.2.2. Các hình thức thảo luận nhóm ................................................................. 14
1.3. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD ở
trường THPT...................................................................................................... 15
1.3.1. Khái quát chương trình GDCD ở trường THPT ..................................... 15
1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm ................... 18

iii

1.3.3. Một số nguyên tắc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy

học Giáo dục cơng dân ...................................................................................... 20
Kết luận chương 1.............................................................................................. 24
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP THẢO LUẬN NHĨM TRONG DẠY HỌC MƠN GDCD LỚP
11 Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH XAY NHẠ BU LY .............................. 25
2.1. Khái quát đặc điểm các trường THPT ở huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh
Xay Nhạ Bu Ly .................................................................................................. 25
2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn
GDCD lớp 11 ở các trường THPT huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly .. 29
2.2.1. Thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn
GDCD ở các trường THPT huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly ........... 29
2.2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng và sự cần thiết của việc nâng cao
hiệu quả vận dụng PP TLN trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 11 ở
các trường THPT huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly ....................... 38
2.3. Xây dựng quy trình vận dụng PP TLN trong dạy học mơn GDCD lớp
11 ở các trường THPT huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly............... 41
2.3.1. Lập kế hoạch vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
mơn GDCD lớp 11 ở các trường THPT huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay
Nhạ Bu Ly.......................................................................................................... 41
2.3.2. Xác định nội dung dạy học ...................................................................... 42
2.3.3. Quy trình thiết kế bài dạy thảo luận nhóm .............................................. 43
2.3.4. Thực hiện bài giảng trên lớp theo phương pháp thảo luận nhóm ........... 46
2.4. Điều kiện để thực hiện quy trình vận dụng PP TLN trong dạy học môn
GDCD lớp 11 ở các trường THPT huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly .. 49
2.4.1. Điều kiện đối với giáo viên ..................................................................... 49
2.4.2. Điều kiện đối với học sinh....................................................................... 51
2.4.3. Điều kiện đối với các cấp quản lý ........................................................... 51
2.4.4. Điều kiện về cơ sở vật chất...................................................................... 52

iv


Kết luận chương 2.............................................................................................. 53
Chương 3: THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 11 Ở CÁC
TRƯỜNG THPT TỈNH XAY NHẠ BU LY ................................................. 54
3.1. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 54
3.1.1. Kế hoạch thực hiện .................................................................................. 54
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 56
3.1.3. Quy trình thực nghiệm............................................................................. 58
3.1.4. Kết quả thực nghiệm và trưng cầu ý kiến................................................ 58
3.1.5. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ................................................. 69
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng phương pháp
thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD lớp 11 ở các trường THPT
huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly .................................................... 70
3.2.1. Nhận diện, xóa bỏ các rào cản của đổi mới phương pháp dạy học nói
chung và phương pháp thảo luận nhóm nói riêng ............................................. 70
3.2.2. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh .......................... 71
3.2.3. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học ........................................................................... 72
3.2.4. GV cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học và hình thức dạy học ....... 73
3.2.5. Tăng cường bồi dưỡng GV thông qua sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học............................................................................................. 73
Kết luận chương 3.............................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 76
1. Kết luận......................................................................................................... 76
2. Một số kiến nghị ............................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 78
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Các chữ viết tắt Viết đầy đủ
1
2 CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
3
4 ĐC Đối chứng
5
6 GDCD Giáo dục công dân
7
8 GV Giáo viên
9
10 HS Học sinh
11
12 NXB Nhà xuất bản
13
14 PP Phương pháp
15
16 PP TLN Phương pháp thảo luận nhóm
17
PPDH Phương pháp dạy học

SL Số lượng

STT Số thứ tự

THPT Trung học phổ thông


THPT Trung học phổ thông

TL Tỷ lệ

TLN Thảo luận nhóm

TN Thực nghiệm

TS Tổng số

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chương trình mơn GDCD THPT....................................................... 16
Bảng 2.1. Danh sách các trường THPT trong tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.................. 26
Bảng 2.2. HS tự đánh gá về thái độ học tập môn GDCD lớp 11. ..................... 31
Bảng 2.3. Kết quả điều tra về thực trạng nhận thức của GV về sự cần

thiết của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn
GDCD lớp 11. ................................................................................... 31
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá của GV về mục đích sử dụng PP TLN trong dạy
học môn GDCD lớp 11...................................................................... 32
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá của GV và HS về mức độ sử dụng các PP dạy
học đối với môn GDCD lớp 11 ......................................................... 34
Bảng 2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng PP TLN trong dạy học môn GDCD
lớp 11 ................................................................................................. 35
Bảng 2.7. Kỹ năng chia nhóm của GV khi dạy môn GDCD theo phương
pháp thảo luận nhóm ......................................................................... 36
Bảng 2.8. Kết quả tìm hiểu những khó khăn khi vận dụng PP TLN trong

dạy học môn GDCD .......................................................................... 37
Bảng 3.1 Các lớp thực nghiệm và đối chứng .................................................... 56
Bảng 3.2: Điểm điều tra đầu năm môn GDCD giữa lớp TN và ĐC ở trường
THPT Xay Nhạ Bu Ly....................................................................... 59
Bảng 3.3: Điểm khảo sát đầu năm môn GDCD giữa lớp TN và ĐC trường
THPT Xôn Phau ................................................................................ 59
Bảng 3.4: Điểm điều tra đầu năm môn GDCD giữa lớp TN và ĐC ở trường
THPT Na Tác..................................................................................... 60
Bảng 3.5. Kết quả mức độ hiểu bài của HS lớp TN và lớp ĐC về môn học
GDCD lớp 11 ở một số trường THPT trên huyện Xay Nhạ Bu Ly,
tỉnh Xay Nhạ Bu Ly........................................................................... 62

v

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú với quá trình học tập của HS
sau khi TN ......................................................................................... 63

Bảng 3.7: Mức độ cảm nhận của HS về giờ học môn GDCD khi sử dụng
PP TLN .............................................................................................. 64

Bảng3.8: Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giúp HS rèn luyện các
kỹ năng .............................................................................................. 64

Bảng 3.9: Mức độ ghi nhớ kiến thức của HS trong giờ học giữa lớp TN sử
GV sử dụng PPTLN và lớp ĐC GV sử dụng PPDH khác. ............... 65

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về mức độ mong muốn tiếp tục được học PP
TLN trong chương trình GDCD lớp 11 của HS lớp TN. .................. 66

Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra 1 tiết của học sinh lớp TN ................................... 67

Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra 1 tiết của HS lớp ĐC ........................................... 68

vi

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ khi Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được giải phóng ngày

02/12/1975, Đảng và Nhà nước đã coi giáo dục là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước, qua đó Bộ Giáo dục
và Thể thao Lào cũng đã đề ra mục tiêu tổng thể của chiến lược phát triển giáo
dục và thể thao đến năm 2025 phải phát triển hệ thống giáo dục để tạo ra nguồn
nhân lực có ý thức, kỹ năng, đạo đức, lòng yêu nước, lương thiện, kỷ luật, sức
khỏe và tinh thần tốt, đồn kết tồn dân tộc, thích rèn luyện học tập... để trở
thành một lực lượng lao động có chất lượng và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
đang phát triển vững mạnh. Tích cực đào tạo cho hệ thống quản lý giáo dục ở
các cấp để đảm bảo việc quản lý và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả cao.
Vậy Bộ Giáo dục và Thể thao Lào rất trú trọng tới việc giáo dục và đổi mới
phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục của Lào.

Để thực hiện được mục tiêu trên, trước hết phải đào tạo và bồi dưỡng
phương pháp dạy học cho GV giảng dạy và đặc biệt hơn nữa là các mơn học trong
chương trình THPT nói chung và mơn GDCD nói riêng đang được giảng dạy có
vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục của Lào. Môn GDCD là một môn
khoa học xã hội đào tạo người lao động có tư duy, có tri thức, năng lực sáng tạo,
có đạo đức để thực hiện tốt trong xã hội. Vì vậy GV ở các trường THPT tỉnh Xay
Nhạ Bu Ly phải có cách giảng dạy mơn học này một cách hợp lý và hiệu quả,
không ngừng đổi mới phương pháp để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.


Trên thực tế ở các trường THPT trên tỉnh Xay Nhạ Bu Ly GV cũng đã
được sử dụng nhiều PPDH như phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn
đề, thảo luận nhóm… để dạy học nhưng kết quả đã nhận được chưa cao. Đối
với PP TLN nếu GV biết cách sử dụng sẽ làm cho HS hiểu bài nhiều hơn.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mơn GDCD ở các trường
THPT tỉnh Xay Nhạ Bu Ly, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm
luận văn tốt nghiệp của mình.

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát, điều tra thực
trạng việc vận dụng PP TLN trong dạy học, đề xuất một số giải pháp nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học môn GDCD ở các trường THPT tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1. Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về việc vận dụng PP TLN trong dạy
học môn GDCD ở các trường THPT tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.

2. Phân tích việc vận dụng PP TLN trong dạy học môn GDCD ở các
trường THPT tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.

3. Thực nghiệm quy trình vận PP TLN trong dạy học mơn GDCD.
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh ở các trường THPT tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
GV dạy môn GDCD và HS ở các trường THPT, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly
(trường THPT Xay Nhạ Bu Ly - THPT Na Tác - THPT Xôn Phau).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về cơ sở lí luận: Nghiên cứu về khái niệm và quy trình vận dụng PP TLN.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu về thực trang của việc vận dụng PP TLN và
thực nghiêm sư phạm.
4. Giả thuyết nghiên cứu
PP TLN là phương pháp dạy học tích cực, sẽ phát triển, kỹ năng, kiến thức,
năng lực cho người học và việc vận dụng PP TLN dạy học môn GDCD ở các
trường THPT trên tỉnh Xay Nhạ Bu Ly sẽ tiến hành đúng quy trình đã đề xuất
trong luận văn sẽ phát triển một số năng lực như hợp tác, phản biện, giao tiếp...cho
người học, góp phần nâng cao chất lượng ạy học môn GDCD ở các trường THPT
trên tỉnh Xay Nhạ Bu Ly- Lào.

2

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
+ Phương pháp lịch sử - lôgic.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thống kê toán học.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

6. Những đóng góp mới của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới PP dạy học

của GV và HS trong dạy học môn GDCD ở các trường THPT trên địa bản tỉnh
Xay Nhạ Bu Ly.

- Đề tài còn giúp cho GV dạy học và HS học tập môn GDCD ở trưởng
THPT trên địa bản tỉnh Xay Nhạ Bu Ly và đề tài còn là tài liệu tham khảo cho
SV đại học, học viên cao học quan tâm.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục thì nội dung đề tài gồm có 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học mơn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng và quy trình vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 11 ở các trường THPT tỉnh
Xay Nhạ Bu Ly.

Chương 3: Thực nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng
phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 11 ở
các trường THPT tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.

3

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP

THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN

GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu nước ngồi

Trên thế giới này có rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu về
việc đổi mới PPDH nói chung và PP TLN nói riêng, đề xuất những giải pháp
học theo nhóm để đặt được kết quả cao, sau đây là những nhà nghiên cứu khoa
học đã nghiên cứu về PP TLN:

A. Jakiel - nhà giáo dục Ba Lan lỗi lạc với cuốn sách “Học tập theo
nhóm ở trường học”, tác giả đã trình bày về hình thức học mới trong hoạt động
dạy học đó chính là: “Học tập theo nhóm ở trường học".

Casinet - Roger, vào năm 1949 đã đề xuất các PP làm việc tự do theo
nhóm: “Làm việc theo nhóm có nghĩa là sinh viên phải tìm tòi, phải thực hiện
một cuộc khảo cứu hay quan sát, phải cố gắng phân tích, tìm hiểu, diễn đàn,
phải thành lập theo phiếu và sắp xếp những phiếu này, phải đóng góp sự tin
tưởng của mình cho cơng việc của nhóm”.

Năm 1909, Robert Vlavin đã viết rằng “học tập hợp tác, có thể thay đổi
cách nhìn của giới trẻ và khiến HS dễ chấp nhận kết quả học tập của mình hơn”.

Năm 1916, John Dewey trong cơng trình “Dân chủ và giáo dục”, tác giả
khẳng định “lớp học phải phản ánh được xã hội rộng lớn là phải là một phịng
thí nghiệm cho ciệc học và cuộc sống thực tế ”.

Ở Việt Nam, cũng có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và nghiên cứu về
đổi mới PPDH và dạy học theo nhóm mơn GDCD ở các trường THPT, nội
dung cơ bản như sau:


Tác giả Lê Văn Tạc với bài viết "Một số vấn đề về cơ sở lý luận học hợp
tác nhóm", Tạp chí Giáo dục, số 81 (3/2004). Các khái niệm về dạy học hợp

4

tác, cơ sở lý luận của dạy học hợp tác cũng như các bước thực hiện dạy học
hợp tác đã được tác giả khái quát trong bài viết này.

Tác giả Trần Bá Hoành, trong bài viết "Những đặc trưng của phương
pháp tích cực" trên Tạp chí Giáo dục số 32 (6/2002) có nêu : "Từ dạy học thụ
động sang dạy học tích cực giảng viên khơng cịn đóng vai trị đơn thuần là
người truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo
nhóm để họ tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức,
kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình".

Tác giả Ngô Thị Thu Dung, năm 2022 cũng đã phân tích khái quát về
"Một số vấn đề lý luận và kỹ năng dạy học theo nhóm của học sinh".

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, năm 2022 cũng nêu ra những đặc điểm,
cách thức của việc "Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức
thảo luận nhóm".

Tác giả Trần Thị Bích Hà, năm 2006, trong cơng trình nghiên cứu “Một số
thay đổi về học hợp tác ở trường phổ thông”, cũng đã chỉ ra được những thay đổi
trong tổ chức dạy học nhóm ở các nhà trường. Tác giả Trần Ngọc Lan với bài
viết “Kỹ thuật chia nhóm và điều khiển nhóm học tập hợp tác trong dạy học toán
ở tiểu học”, bước đầu đã khái quát về các kĩ thuật chia nhóm cho học sinh.

Năm 2010, tác giả Trần Bá Hoành đã xuất bản ấn phẩm “Đổi mới

phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”.

Năm 2010, tác giả Nguyễn Văn Hồng đã xuất bản ấn phẩm “Dạy học
hợp tác - nhóm”.

Ngồi ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả về việc sử dụng
PP TLN trong dạy học ở các trường THPT.

Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu có những cơng trình
về vấn đề PP TLN để vận dụng vào hoạt động giảng dạy.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu trong nước

Đảng và chính phủ Lào coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, có nhiệm
vụ phát triển nguồn nhân lực góp phần quan trọng vào “chiến lược bảo vệ và

5

xây dựng tổ quốc”. Giáo dục là quá trình học tập, giảng dạy nhằm xây dựng
con người trưởng thành, “có phẩm chất, có đạo đức, có tri thức, có kỹ năng
sáng tạo”. Trong những năm vừa qua, Đảng và chính phủ Lào rất chú trọng
đến việc đổi mới PP dạy học và nhấn mạnh cho nhà nghiên cứu phải nghiên
cứu về PP dạy học nhiều hơn nữa. Có thể kể đến các nghiên cứu khoa học về
việc “vận dụng PP dạy học và dạy học theo nhóm” ở Lào như:

- Tác giá Phasith KEOKHADY (2017) “Vận dụng phương pháp thuyết
trình tích cực trong dạy học mơn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư Phạm
Đông Khăm Xạng, thủ đô Viêng Chăn”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Sư
Phạm Đại học Thái Ngun. Theo tác giả: “Trong q trình dạy học mơn Lý
luận chính trị, muốn có bài thuyết trình có sức thuyết phục, GV phải tạo ra tình
huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là tình huống nảy sinh mâu thuẫn giữa

một bên là chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với một bên là những tri
thức kỹ năng và phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết, để tạo
ra cho mình có hiểu biết về nó và cách hiểu giải quyết tình huống”.

- Tác giả Nang Manyphone MANYVANH (2018-2019) nghiên cứu về
kết quả học tập của học sinh khi sử dụng PP TLN “trong dạy học môn GDCD
lớp 10 phần Nghĩa vụ và đạo đức” tại trường THPT Sốp Chép, huyện Pak
Xeng, tỉnh Luông Pha Bang, Khóa luận đại học, Đại học Sụ Pha Nụ Vông.

- Tác giả Bounthanome SILIMANOTHAM (2020) “Vận dụng tình
huống trong dạy học mơn chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khai,
tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Luận văn thạc sĩ,
trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Ngun. Trong cơng trình này, tác giả
đã nghiên cứu về lý luận, thực trạng đề xuất quy trình vận dụng PP tình huống
trong dạy học mơn chính trị ở Lào.

- Tác giả Nang Kham KEOTHONGKHUN (2020-2021) nghiên cứu về
kết quả học tập của học sinh khi sử dụng PP TLN trong dạy học “môn giáo dục
công dân lớp 10 bài Tự hoàn thiện bản thân” tại trường THPT Mương Khải,

6

tỉnh Luông Pha Bang. Tác giả Nang Kayson KHAMPHONG (2020-2021)
nghiên cứu kết quả của học sinh khi sử dụng PP TLN “trong dạy học mơn
GDCD lớp 11 bài Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” tại trường
THPT Hôi Hỏi, huyện Năm Bác, tỉnh Luông Pha Bang. Tác giả Thao
Chanhthany và Nang Ketsakhone (2017-2018) nghiên cứu về kết quả sau khi
sử dụng PP TLN trong dạy học phần “Tự phát triển hoàn thành bản thân” tại
trường THPT Na Nhao, huyện Xay Nhạ Bu Ly, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly. Các cơng
trình nghiên cứu này đều là Khóa luận đại học của trường Đại học Sụ Pha Nụ

Vơng. Trong đó, các tác giả đều ít nhiều bàn đến cách thức tiến hành việc sử PP
TLN trong dạy học môn GDCD ở Lào.

Trong những năm qua ở Lào cũng có nhiều nghiên cứu về PP và PP DH
theo nhóm trong dạy học mơn GDCD, chủ yếu là khóa luận của sinh viên đại
học. Điều này cũng cho thấy, việc đổi mới PPDH và PP TLN rất được quan
tâm và chú trọng trong quá trình tiến hành đổi mới giáo dục ở Lào.
1.2. Cơ sở lý luận chung của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học mơn GDCD ở trường THPT
1.2.1. Khái niệm

- Phương pháp và phương pháp dạy học
Phương pháp
Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “Methodos”- là
con đường đi tới một cái gì đó; là cách thức đạt tới mục đích. Nhà triết học Phran
-xi Bê cơn coi phương pháp như ngọn đèn soi đường cho người lữ hành đi trong
đêm tối. Theo ông: “Phương pháp là con đường, cách thức đi đến chân lý”.
Theo từ điển của Lào, PP là “con đường, phương tiện để đạt tới mục đích”.
Theo ơng Vanhkhone cho rằng “Phương pháp là q trình để hồn thành
một nhiệm vụ, với tập hợp bao gồm các lý thuyết và các cách thức có tính hệ
thống, được sử dụng để tiến hành một hoạt động cụ thể”.
Tác giả Tôda Páplốp coi: “Phương pháp khoa học là những quy luật nội
tại của sự vận động của tư duy, với tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế

7

giới khách quan, hay là những quy luật khách quan được “chuyển” và “dịch”
trong ý thức của con người và được sử dụng một cách có ý thức, có hệ thống
như là phương tiện để giải thích và cải biến thế giới”.


Từ điển Triết học cho rằng: “Phương pháp theo nghĩa chung nhất là cách
thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định” [11,
tr.458].

Tác giả Phạm Viết Vượng đã chia phương pháp thành các bậc:
“Bậc 1: Phương pháp là hệ thống các quan điểm, các cách tiếp cận đối
tượng được sử dụng cho một loại công việc. Cách tiếp cận đối tượng khác nhau
sẽ đem lại hiệu quả công việc khác nhau.
Bậc 2: Phương pháp là hệ quy trình, để tiến hành một loại cơng việc ta
cần lựa chọn một quy trình với các bước đi ngắn nhất để đem lại hiêu quả tốt
nhất (quy trình tối ưu).
Bậc 3: Phương pháp là hệ thống các thao tác biện pháp cụ thể được sử
dụng để tiến hành công việc. Phương pháp là cách làm với các thao tác cụ thể”.
[31, tr.64-68; 176].
Trên cơ sở đó, tác giả đã định nghĩa: “Phương pháp là tổ hợp các cách
thức mà chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng hoạt động nhằm biến đổi
đối tượng theo mục đích đã xác định”[31, tr.64-68; 176].
“Phương pháp còn được hiểu là tồn bộ những cách thức với tính chất là
một hệ thống nguyên tắc xuất phát từ những quy luật tồn tại và vận động của
đối tượng khách thể đã được nhận thức, để định hướng và điều chỉnh hoạt động
nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người, nhằm tác động vào đối
tượng khách thể để thực hiện mục đích đã định” [19, tr.35].
Từ những nhận định trên, theo chúng tôi phương pháp được hiểu “là
cách thức, là con đường, là phương tiện để đạt tới mục đích”. Theo đó, phương
pháp vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Trong dạy học,
phương pháp là cách thức để giáo viên chuyển tải, hướng dẫn người học thực
hiện các nội dung học tập nhất định.

8


Phương pháp dạy học
Dạy - học là quá trình truyền thụ tri thức, kinh nghiệm của bản thân cho
người học nhằm cho người học bộc lộ khả năng tư duy, khả năng tiếp thu kiến
thức của mình, rèn luyện năng lực, kỹ năng, kỹ xảo cho người học và nhằm cho
người học cũng như người dạy đạt được kết quả như mong muốn.
Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức dạy học của giáo viên, là quá
trình, cách làm việc giữa giáo viên và học sinh, nhờ phương pháp dạy học đó
người giáo viên giảng dạy, truyền đạt lại nội dung kiến thức của bài học cho người
học và góp phần hình thành cho người học tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực,
kỹ năng, kỹ xảo trong học tập, trong quá trình lĩnh hội kiến thức của bản thân.
Nhà nghiên cứu Lào ông Sesavanh cho rằng “Phương pháp dạy học là
cách thức sử dụng các nguồn lực trong hoạt động dạy học”.
Rattana Singhakun (2003) đã đưa ra ý nghĩa của phương pháp dạy học
rằng: PP dạy học là một kế hoạch hoạt động dạy học được tổ chức một cách có
hệ thống bằng cách lập kế hoạch sắp xếp các yếu tố và nhiệm vụ dạy học với
một mục tiêu cụ thể nhằm cho HS hiểu bài hơn.
Joyce và Well (1992) khẳng định dạy học là một kế hoạch hoặc mơ hình mà
chúng ta có thể sử dụng để giảng dạy trực tiếp trong lớp học hoặc giảng dạy trong
các nhóm nhỏ để quản lý việc giảng dạy bao gồm sách hoặc băng ghi âm, chương
trình máy tính và các khóa học mơn học. mỗi trong số đó sẽ cung cấp hướng dẫn
trong việc thiết kế dạy học giúp học sinh đạt được các mục tiêu khác nhau….
Tác giả Phonesava và Manichan cho rằng: phương pháp có nghĩa là sắp
xếp tình huống, hoạt động có kế hoạch để việc học của học sinh diễn ra dễ
dàng, kể cả việc học được tổ chức theo nhiều cách hoặc tổ chức các hoạt động
khác để gây ra việc học. Phương pháp dạy học là các quá trình khác nhau được
thực hiện để dạy học sinh nhằm gây ra việc học - dạy có hiệu quả về mặt nhận
biết, thơng hiểu, thái độ và các mặt khác. Đây là một loạt các phương pháp
được sưu tầm để nhập kiến thức và hiểu nó dễ dàng hơn trong học tập.

9


Bản chất của dạy học là “q trình xử lý, chuyển giao thơng tin tri thức
của người dạy và quá trình thu nhận, xử lý thơng tin của người học. Tính hiệu
quả của q trình này khơng những phụ thuộc vào chất lượng của thông tin mà
quan trọng là phụ thuộc vào phương pháp thực hiện hoạt động đó".

Từ quan điểm “dạy học là quá trình thống nhất biện chứng giữa hoạt
động dạy và hoạt động học”, các nhà giáo dục học cho rằng, PPDH bao gồm cả
PP học tập và PP giảng dạy. Cụ thể:

Cấp độ rộng nhất, “phương pháp dạy học là những quan điểm, tư tưởng
về tổ chức dạy học, là cách thức triển khai của một hệ thống dạy học đa tầng,
đa diện cho một bậc học, cấp học, ngành học, phương thức học”.

Cấp độ thứ hai, “phương pháp dạy học là chiến lược và mơ hình dạy học,
là cách thức triển khai một quá trình dạy học cụ thể diễn ra trong một không
gian, thời gian nhất định và được tạo bởi mục tiêu, nội dung dạy học, các hoạt
động dạy học và kết quả dạy học”.

Cấp độ thứ ba, “phương pháp dạy học là những cách thức tiến hành hoạt
động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã
được xác định”.

Nhóm tác giả Kazansky - Narazova khi nghiên cứu về PPDH, tác giả
cũng chỉ ra bản chất “phương pháp dạy học là cách thức làm việc của GV và
HS giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo”.

Tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường lại hiểu: “Phương pháp dạy
học là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những môi
trường dạy học được tổ chức, nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thái độ, phát

triển năng lực và phẩm chất”.

Vậy có thể nói rằng PPDH có vai trị quan trọng trong q trình tổ chức
dạy và học. Ở Lào có rất nhiều PPDH như:

PP thuyết trình, trình diễn, TLN, nêu vấn đề, đàm thoại, thực nghiệm,
đóng vai, PP dạy học lấy HS làm trung tâm, PP DH điều tra… trong đó, PP

10


×