Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý thành viên của trung tâm mã số, mã vạch quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN ĐĂNG KHOA

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN CỦA
TRUNG TÂM MÃ SỐ, MÃ VẠCH QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2023

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN ĐĂNG KHOA

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN CỦA
TRUNG TÂM MÃ SỐ, MÃ VẠCH QUỐC GIA

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thu Hương

THÁI NGUYÊN - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Đăng Khoa

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến
nay tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề
tài: “Quản lý thành viên của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc Gia”.

Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa
Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái
Ngun đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thu Hương người đã
định hướng, chỉ bảo và hết lịng tận tụy, dìu dắt tơi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.


Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan và các đơn vị liên quan đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu khoa học để tơi hồn thiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn
Trần Đăng Khoa

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ........................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÀNH

VIÊN MÃ SỐ MÃ VẠCH CỦA TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH
QUỐC GIA .............................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thành viên MSMV của Trung tâm mã số mã
vạch quốc gia............................................................................................. 5
1.1.1. Khái quát về mã số mã vạch và Trung tâm mã số mã vạch quốc gia ..... 5
1.1.2. Quản lý thành viên mã số mã vạch của Trung tâm mã số mã vạch quốc gia... 7
1.1.3. Nội dung quản lý thành viên MSMV của Trung tâm mã số mã vạch
quốc gia ..................................................................................................... 8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thành viên MSMV của Trung tâm
MSMV Quốc gia ..................................................................................... 11
1.2.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 11
1.2.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 15
1.3. Kinh nghiệm quản lý thành viên MSMV của một số quốc gia và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................................... 18
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý MSMV tại Trung quốc....................................... 19
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý MSMV tại Singapore ......................................... 21

iv

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý MSMV tại Úc..................................................... 23
1.3.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý MSMV ở Việt Nam .......................... 24
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 27
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết.............................................. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 27
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu.................................................... 30
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 30

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 31
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÀNH VIÊN MÃ SỐ MÃ VẠCH

CỦA TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA.............................33
3.1. Giới thiệu chung về Trung tâm MSMV Quốc gia ................................... 33
3.1.1. Sự ra đời của Trung tâm MSMV Quốc gia........................................... 33
3.1.2. Chức năng của Trung tâm MSMV quốc gia ......................................... 33
3.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 34
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý thành viên mã số mã vạch của Trung tâm

MSMV Quốc gia ..................................................................................... 36
3.2.1. Mô tả mẫu điều tra ................................................................................ 36
3.2.2. Thực trạng về xây dựng chiến lược phát triển hoạt động MSMVQG .. 37
3.2.3. Thực trạng quản lý thành viên MSMV của Trung tâm MSMV Quốc gia. 39
3.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thành viên MSMV của

Trung tâm MSMV Quốc gia ................................................................... 56
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THÀNH

VIÊN MÃ SỐ MÃ VẠCH CỦA TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH
QUỐC GIA ............................................................................................ 65
4.1. Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ phát triển Trung tâm MSMV Quốc
gia đến năm 2030 .................................................................................... 65
4.1.1. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 65
4.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển...................................................... 66
4.2. Một số giải pháp....................................................................................... 67
4.2.1. Xây dựng, ban hành và phổ biến tiêu chuẩn văn bản pháp luật liên
quan tới MSMV ...................................................................................... 67
4.2.2. Phát triển số lượng thành viên .............................................................. 69


v

4.2.3. Nghiên cứu phát triển các giải pháp trên nền tảng hệ thống công nghệ
và ứng dụng CNTT trong quản lý hệ thống MSMV............................... 71

4.2.4. Các giải pháp khác ................................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83

vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Họ và tên: Trần Đăng Khoa

Lớp: Cao học Quản lý Kinh tế Khoá 16

Cán bộ hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thu Hương

Tên đề tài: Quản lý thành viên của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia

Tóm tắt:

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện quản lý thành viên mã số mã vạch

(MSMV) của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia, luận văn đi sâu nghiên cứu


đánh giá thực trạng quản lý thành viên MSMV của Trung tâm MSMV Quốc

gia để thấy được những điểm mạnh, đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém

và bất cập trong quản lý thành viên MSMV tại Việt Nam. Từ đó luận văn đưa

ra định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thành viên

MSMV của Trung tâm MSMV Quốc gia đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời

gian tới.

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin

EPCGlobal Cơ quan toàn cầu về mã điện tử sản phẩm

GDSN Mạng đồng bộ hóa dữ liệu tồn cầu

KH&CN Khoa học và Cơng nghệ

MSMV Mã số mã vạch

VNPC Ứng dụng quản lý dữ liệu quốc gia

TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Mô tả khảo sát thành viên MSMV ...................................................................... 36
Bảng 3.2. Tình hình phát triển thành viên của GS1 Việt Nam ............................................ 44
Bảng 3.3. Tình hình thu phí duy trì sử dụng MSMV hàng năm .......................................... 47

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổ chức MSMV Trung Quốc ......................................... 20
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổ chức MSMV Việt Nam........................................35
Hình 3.2: Thống kê số lượt, phổ biến các văn bản pháp luật về MSMV giai đoạn 2020-2022 .. 41
Hình 3.3: Thống kê số lượt đào tạo về MSMV giai đoạn 2020-2022........................................... 42

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Sáu tỉ tiếng “bíp” mỗi ngày của máy quét mã số mã vạch (MSMV) là
con số khẳng định công nghệ MSMV là một phần thiết thực của cuộc sống con
người trên tồn thế giới. Cơng nghệ MSMV đem lại cuộc cách mạng cho việc
giao thương, mua bán hàng hóa được thực hiện tự động, giảm bớt đáng kể hoạt
động thủ công và quan trọng hơn nó giúp cho cơng tác quản lý trong chuỗi cung
ứng được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu trao đổi
hàng hóa có quy mơ lớn và lưu thông hàng trên trường quốc tế. Công nghệ
MSMV không chỉ dừng lại ở những ứng dụng trong chuỗi cung ứng mà nhờ

những tính năng ưu việt, chúng đang được đa ngành áp dụng như: y tế, hải
quan, logistic, nông nghiệp… để giải quyết các vấn đề như: truy tìm nguồn gốc,
triệu hồi sản phẩm, thống kê và xác định thuế, trao đổi dữ liệu điện tử…

Để MSMV là một ngôn ngữ thương mại tồn cầu, có giá trị và được hiểu
giống nhau ở bất kỳ đâu trên toàn thế giới, một nguyên tắc quan trọng và xuyên
suốt hệ thống phải được phải đảm bảo đó là tính đơn nhất và tồn vẹn của hệ
thống mã. Để thực hiện điều này, đối với tổ chức MSMV quốc tế phải xây dựng
và ban hành các tiêu chuẩn về MSMV có tính chính xác, tính đồng thuận và độ
khả thi ứng dụng cao trên toàn cầu; đối với phạm vi quốc gia, các tổ chức
MSMV quốc gia thành viên phải có trách nhiệm cấp, hướng dẫn và giám sát áp
dụng mã theo đúng tiêu chuẩn của tổ chức MSMV quốc tế. Bên cạnh nguyên
tắc cốt lõi nêu trên, các tổ chức MSMV quốc gia cịn có trách nhiệm quản lý,
phổ biến và tư vấn áp dụng các giải pháp của hệ thống để đem lại các chuỗi giá
trị cho người áp dụng tại địa phương.

Trung tâm MSMV Quốc gia, như nhiều tổ chức MSMV quốc gia khác,
hiện đang tập trung nỗ lực mạnh mẽ vào việc đưa cơng nghệ truy xuất nguồn
gốc vào các quy trình sản xuất và quản lý lưu thơng hàng hóa tại Việt Nam.
Mục tiêu là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam,
giúp các doanh nghiệp đưa các sản phẩm dễ dàng tham gia vào chuỗi cung ứng

2

quốc tế, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại và tận dụng lợi thế
cạnh tranh mà việc tuân thủ tiêu chuẩn của hệ thống MSMV mang lại.

Tuy nhiên, việc triển khai các nghiên cứu cụ thể về việc địa phương hóa
các giải pháp quốc tế và việc áp dụng chúng trong thực tế ở Việt Nam vẫn đang
diễn ra chậm chạp. Đặc biệt, việc ứng dụng các dịch vụ mới của hệ thống GS1

vào các ngành kinh tế tại Việt Nam, như Y tế, Hải quan, Logistics, ngành thủy
sản, rau sạch vẫn chưa thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả. Việc thiếu đi sự
triển khai sâu rộng các giải pháp và công nghệ của hệ thống GS1 cũng là một hạn
chế lớn đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sản phẩm, một trong
những yếu tố chủ chốt để phát triển các dịch vụ giá trị thặng dư cho người sử
dụng, cũng đang gặp phải nhiều khó khăn và chưa được thực hiện đầy đủ. Việc
này cần được đánh giá và đầu tư một cách nghiêm túc để đảm bảo rằng tiềm
năng của hệ thống truy xuất nguồn gốc được tối ưu hóa và ứng dụng một cách
toàn diện trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. (Trích từ báo
cáo tổng kết TT MSMV năm 2022).

Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý thành
viên của Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý thành viên mã số mã
vạch của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia trong giai đoạn 2022 - 2025, tầm
nhìn 2030.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện quản lý thành viên MSMV
của Trung tâm MSMV Quốc gia.

- Đánh giá thực trạng quản lý thành viên mã số mã vạch của Trung tâm
MSMV Quốc gia.

3


- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thành viên MSMV của Trung tâm
MSMV Quốc gia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thành viên mã số mã
vạch của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Phạm vi không gian: nghiên cứu quản lý thành viên
của Trung tâm MSMV Quốc gia (Việt Nam).

Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu tập chung vào quy trình quản
lý thành viên MSMV của Trung tâm MSMV Quốc gia. Thành viên của MSMV
là các doanh nghiệp đã đăng kí mã số mã vạch tại Trung tâm MSMV Quốc gia.

Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp phân tích thực trạng được sử dụng chủ
yếu từ năm 2020 đến 2022 và số liệu sơ cấp trong năm 2023.
4. Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và
thực tiễn, luận văn có những đóng góp sau:
4.1. Về lý luận

Luận văn tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản
lý thành viên của Trung tâm MSMV Quốc gia, luận giải những vấn đề thực tiễn
ảnh hưởng tới quản lý và phát triển thành viên của Trung tâm.
4.2. Về thực tiễn


- Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thành viên mã số
mã vạch của Trung tâm MSMV Quốc gia;

- Luận giải và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thành viên MSMV
của Trung tâm MSMV Quốc gia.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn cịn gồm có 4 chương:

4

Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thành viên MSMV của
Trung tâm MSMV quốc gia.

Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 - Thực trạng quản lý thành viên MSMV của Trung tâm MSMV
Quốc gia.
Chương 4 - Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thành viên MSMV của
Trung tâm MSMV Quốc gia.

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÀNH VIÊN MÃ SỐ
MÃ VẠCH CỦA TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thành viên MSMV của Trung tâm mã số mã
vạch quốc gia
1.1.1. Khái quát về mã số mã vạch và Trung tâm mã số mã vạch quốc gia

1.1.1.1. Khái quát về mã số mã vạch

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 15/VBHN-BKHCN của Bộ Khoa
học Công nghệ về việc ban hành “quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã
số mã vạch” theo đó “Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các
khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy qt có thể đọc được.” Cịn
“Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.”

Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã
vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt. Mã vạch thể hiện
các thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn
chất lượng đăng ký, thơng tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra...

Theo định nghĩa của GS1, Mã số mã vạch là một công nghệ phân định
và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC - Auto Identification and Data Capture). Mã
số là một dãy các ký tự và số được gán cho đối tượng cần quản lý để phân định
đơn nhất đối tượng cần quản lý. Mã vạch là một dạng công cụ mang dữ liệu, ở
đó dữ liệu được mã hóa theo một quy tắc nhất định có thể dưới dạng vạch hoặc
dạng ma trận... để máy quét có thể đọc được.

Thế giới đã thống nhất chuẩn hóa hệ thống mã vạch tồn cầu với tên gọi
GS1 vào tháng 2 năm 2005. GS1 Việt Nam là thành viên chính thức của GS1
quốc tế và được cấp đầu mã số quốc gia là 893. Đây là tổ chức quản lý mã số
mã vạch của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Ý nghĩa:
Mã số mã vạch theo GS1 có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý
thông tin và theo dõi hàng hóa, giúp tạo ra một hệ thống chuẩn quốc tế để xác

6


định và truy xuất thông tin về sản phẩm. Dưới đây là ba ý nghĩa quan trọng của
mã số mã vạch:

Định danh sản phẩm: Mã số mã vạch GS1 giúp xác định một cách duy
nhất và rõ ràng từng sản phẩm hoặc đơn vị hàng hóa. Điều này giúp loại bỏ sự
nhầm lẫn và đảm bảo tính chính xác trong quản lý hàng hóa, từ sản xuất đến
phân phối.

Theo dõi và quản lý hàng hóa: GS1 mã vạch cho phép theo dõi di chuyển
của hàng hóa trong chuỗi cung ứng từ nguồn gốc đến người tiêu dùng. Điều
này giúp tăng cường quản lý tồn kho, phát hiện nhanh lỗi sản xuất hoặc các vấn
đề liên quan đến an toàn thực phẩm và sản phẩm.

Tăng tính hiệu quả và tương tác: Mã số mã vạch GS1 tạo điều kiện
thuận lợi cho sự tương tác tự động giữa các hệ thống thơng tin, giúp tối ưu
hóa các quy trình kinh doanh và làm giảm thiểu lỗi nhập liệu. Điều này cải
thiện hiệu suất và tiết kiệm thời gian trong giao dịch thương mại và quản lý
thông tin sản phẩm.
1.1.1.2. Khái quát về tổ chức mã số mã vạch quốc gia

Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng tham gia EAN quốc tế nhằm đưa công nghệ mã số mã vạch
(MSMV) vào ứng dụng ở nước ta. Từ 2005, EAN quốc tế đã đổi tên thành
GS1 với mục tiêu mới hướng tới một giải pháp toàn cầu (One Global
Solution), một hệ thống toàn cầu (One Global System) và một tiêu chuẩn toàn
cầu (One Global Standard).

Từ năm 2005, theo yêu cầu chung về đổi mới tên và cơ cấu, nội dung
hoạt động của tổ chức, EAN Việt Nam được đổi tên thành GS1 Việt Nam

và nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức cũng như bổ sung các nội dung hoạt
động, để phù hợp với mục tiêu toàn cầu của Tổ chức GS1 quốc tế. Việc
thực hiện nhiệm vụ này cũng là một trong các nội dung của việc hoạt động
đổi mới nêu trên.

7

Từ đó đến nay, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chỉ đạo
Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam nay là Viện Tiêu chuẩn Chất
lượng Việt Nam tích cực triển khai việc ứng dụng công nghệ MSMV vào Việt
Nam và quản lý thống nhất hoạt động MSMV. Căn cứ theo Quyết định
08/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng, ngày 22/4/2019 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng đã ban hành quyết định số 689/QĐ-TĐC về việc ban hành Điều lệ Tổ
chức và hoạt động của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia với mục tiêu thúc
đẩy mạnh hoạt động mã số mã vạch trên tất cả các lịnh vực đáp ứng với nhu
cầu của xã hội cũng như hịa nhập với sự phát triển của tồn cầu.
1.1.2. Quản lý thành viên mã số mã vạch của Trung tâm mã số mã vạch quốc gia
1.1.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo góc độ nhìn
nhận của người nghiên cứu ví dụ: quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm
đảm bảo sự hồn thành cơng việc qua những nỗ lực của người khác; quản lý là
cơng tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự cùng
chung một tổ chức; quản lý là bao gồm các hoạt động có phối hợp để định
hướng và kiểm soát một tổ chức; quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo
phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm.

Tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng có thể hiểu thuật ngữ quản

lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị
quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,
các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động
của môi trường.

Từ đó, có thể hiểu quản lý thành viên MSMV như sau: quản lý thành viên
MSMV của Tổ chức MSMV Việt Nam là tổ hợp các công việc, biện pháp thực thi
quản lý của Trung tâm MSMV Quốc gia đối với hoạt động MSMV nhằm đáp ứng

8

đầy đủ nghĩa vụ của một tổ chức MSMV quốc gia thành viên đối với tổ chức
MSMV quốc tế, đồng thời đạt được các nội dung quản lý do Nhà nước giao.
1.1.2.2. Chức năng của các thành viên trong Trung tâm MSMV Quốc gia

Các đối tượng được xem xét là thành viên của Trung tâm MSMV Quốc gia
là các doanh nghiệp đã đăng kí MSMV tại Trung tâm và được cấp đầu mã 893.

Sử dụng và quản lý mã số mã vạch: Các doanh nghiệp phải sử dụng và quản
lý các mã số mã vạch một cách chính xác, đảm bảo rằng thơng tin được gắn kết
với mã số mã vạch là chính xác và đầy đủ.

Gắn kết thông tin sản phẩm: Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng thông tin chi
tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ được gắn kết chính xác với mã số mã vạch
tương ứng, đảm bảo sự minh bạch và tin cậy trong chuỗi cung ứng.

Bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn: Các doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn
được quy định bởi tổ chức quản lý mã số mã vạch quốc gia, đảm bảo rằng việc sử
dụng mã số mã vạch của họ đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể.


Thực hiện các biện pháp bảo mật: Để đảm bảo tính an tồn và tin cậy của
mã số mã vạch, các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp,
ngăn chặn việc sử dụng trái phép hoặc giả mạo mã số mã vạch.
1.1.3. Nội dung quản lý thành viên MSMV của Trung tâm mã số mã vạch
quốc gia
1.1.3.1. Nội dung quản lý thành viên MSMV theo yêu cầu của tổ chức MSMV
quốc tế

Theo yêu cầu của Tổ chức MSMV quốc tế, Trung tâm MSMV Quốc gia
phải thực hiện các nội dung quản lý sau để đảm bảo tính thống nhất và phát
triển ứng dụng của hệ thống:

- Quy hoạch nguồn mã từ tiền tố mã quốc gia và triển khai việc cấp mã
số cho các doanh nghiệp theo đúng quy định của tổ chức MSMV quốc tế. Để
đảm bảo các nguồn mã quốc gia được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định;
dễ dàng quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Mỗi

9

sản phẩm chỉ mang một mã vạch duy nhất mà không bao giờ thay đổi. Đối với
mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm tồn cầu loại thơng dụng nhất hiện nay
tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc
từ trái sang phải theo thứ tự sau:

Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 Quốc
tế cấp cho Việt Nam;

Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh
nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;


Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật
phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;

Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số
đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).

Bởi vậy để đảm bảo uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp, việc sử dụng
mã số mã vạch là một biện pháp phân biệt sản phẩm, cũng như tạo lòng tin của
người tiêu dùng.

- Quản lý thống nhất thông tin các doanh nghiệp đăng ký sử dụng
MSMV. Việc các doanh nghiệp đăng ký MSMV giúp cho hoạt động quản lý
thông tin của các doanh nghiệp về thông tin doanh nghiệp, thông tin sản xuất
sản phẩm đảm bảo thống nhất trên toàn hệ thống truy xuất nguồn gốc và đảm
bảo quyền lợi cho nhà sản xuất.

- Phổ biến và hướng dẫn triển khai áp dụng các tiêu chuẩn và giải pháp
của hệ thống với người sử dụng ở địa phương. Triển khai công tác phổ biến,
hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn và giải pháp giúp cho doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận các thông tin về mã số mã vạch của sản phẩm hàng hóa, từ đó có thể
xây dựng các giải pháp về quản lý sản phẩm hàng hóa, thực hiện đúng theo tiêu
chuẩn truy xuất nguồn gốc thơng tin sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp
luật trong nước cũng như các quy định chung của GS1.

- Tham gia góp ý và xây dựng tiêu chuẩn của hệ thống


×