Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Kiến thức thực hành tuân thủ điều trị arv và một số yếu tố liên quan của người bệnh hiv aids tại bệnh viện đa khoa thành phố cần thơ năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN VĂN ĐỨC
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH

HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội – Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN VĂN ĐỨC
Mã HV: C01640

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH

HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ
CẦN THƠ NĂM 2023

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG

MÃ SỐ: 8.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ BÌNH

Hà Nội – Năm 2023

Thư viện ĐH Thăng Long

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS TS Lê Thị Bình, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đức

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
tập thể, cá nhân, bạn bè, gia đình và các nhà khoa học trong ngành.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:

- Ban giám hiệu Trường Đại học Thăng Long.
- Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
- Tôi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS.
Lê Thị Bình đã dành cho tơi tất cả sự hướng dẫn tận tình, động viên tơi trong
thời gian nghiên cứu, học tập để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Quí đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa thành
phố Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ tơi trong q trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô, bạn bè đã động viên giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và hoàn thành luận văn.


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đức

Thư viện ĐH Thăng Long

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3

1.1. Đại cương về HIV/AIDS và điều trị bằng thuốc kháng virus.................... 3
1.1.1. Đại cương về HIV/AIDS..................................................................... 3
1.1.2. Điều trị bằng thuốc kháng virus ......................................................... 4
1.1.3. Đánh giá tuân thủ điều trị ARV .......................................................... 6
1.2. Một số học thuyết điều dưỡng liên quan đến nghiên cứu ...................... 7

1.3. Tổng quan về kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ARV của người
nhiễm HIV/AIDS ........................................................................................ 8

1.3.1. Tổng quan về kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm
HIV/AIDS .......................................................................................... 9

1.3.2. Tổng quan về thực hành tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm
HIV/AIDS........................................................................................... 10

1.3.3. Công cụ đánh giá tuân thủ điều trị ARV ........................................... 13
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm


HIV/AIDS ................................................................................................... 14
1.4.1. Hỗ trợ tuân thủ điều trị ...................................................................... 14
1.4.2. Yếu tố về hành vi .............................................................................. 15
1.4.3. Yếu tố về sức khỏe, nhận thức .......................................................... 15
1.4.4. Yếu tố cảm xúc, tâm lý...................................................................... 15
1.4.5. Yếu tố kinh tế, xã hội ........................................................................ 16
1.4.6. Yếu tố khác........................................................................................ 17
1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị

thuốc ARV của người nhiễm HIV/AIDS .................................................. 18
1.5.1. Trên thế giới ...................................................................................... 18
1.5.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 19
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu.................................................................. 20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 21
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ................................................................ 21
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 22
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.4.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................... 22
2.4.2. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu ......... 23
2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị..... 30
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ................................................ 31
2.5.1. Công cụ thu thập dữ liệu ................................................................... 31
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu ............................................ 31
2.6. Cách đánh giá – cho điểm kiến thức về tuân thủ điều trị ARV ................ 32
2.7. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................. 35

2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................................................ 35
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 36

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng ................................................................. 38
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng điều trị ARV khi bị nhiễm HIV ........ 38
3.1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu......... 42
3.1.3. Thực hành tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu ............ 47
3.1.4. Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, cộng tác viên.. 50
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị . 53
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tuân thủ điều trị ............... 53
3.2.2. Một số yếu tố liên quan với thực hành tuân thủ điều trị.................... 56

Chương 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 59
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 59
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu điều trị ARV khi bị nhiễm HIV. 59

Thư viện ĐH Thăng Long

4.1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu......... 61
4.1.3. Thực hành tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu ............ 64
4.1.4. Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, cộng tác viên.... 68
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị . 70
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về tuân thủ điều trị ............... 70
4.2.2. Một số yếu tố liên quan với thực hành tuân thủ điều trị.................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thời điểm bắt đầu điều trị ARV ................................................................ 5
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ tuan thủ khi uống thuốc ARV ....................................... 7
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 39
Bảng 3.2. Người sống chung của ĐTNC.................................................................. 39
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp .................................... 40
Bảng 3.4. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu .......................................... 40
Bảng 3.5. Phân bố thời gian nhiễm và thời gian điều trị HIV của ĐTNC..................... 41
Bảng 3.6. Nội dung ĐTNC được tập huấn trước điều trị ARV ............................... 42
Bảng 3.7. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thuốc ARV ............................... 42
Bảng 3.8. Kiến thức của ĐTNC về thời gian điều trị và cách uống thuốc .................... 42
Bảng 3.9. Kiến thức của ĐTNC về tuân thủ điều trị ............................................... 43
Bảng 3.10. Kiến thức của ĐTNC về không tuân thủ điều trị .................................. 44
Bảng 3.11. Kiến thức của ĐTNC về tác dụng phụ thuốc ARV ............................... 45
Bảng 3.12. Kiến thức của ĐTNC về hậu quả không tuân thủ điều trị ..................... 46
Bảng 3.13. Kiến thức về biện pháp hỗ trợ việc tuân thủ điều trị.............................. 46
Bảng 3.14. Kiến thức chung về tuân thủ điều trị ARV ........................................... 46
Bảng 3.15. Phác đồ ARV đang sử dụng của ĐTNC ................................................ 47
Bảng 3.16. Thực hành về uống thuốc của ĐTNC ................................................... 47
Bảng 3.17. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc của ĐTNC ......................................... 48
Bảng 3.18. Biện pháp xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc ARV.......................... 48
Bảng 3.19. Quên thuốc trong tháng của ĐTNC ....................................................... 49
Bảng 3.20. Lý do không tuân thủ ............................................................................ 49
Bảng 3.21. Thực hành chung về tuân thủ điều trị ARV .......................................... 50
Bảng 3.22. Người thân chăm sóc, hỗ trợ cho ĐTNC ............................................... 50
Bảng 3.23. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của người thân ........................................... 50
Bảng 3.24. Sự hỗ trợ của cán bộ y tế xã/phường .................................................... 51
Bảng 3.25. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của CBYT xã/phường ................................ 51
Bảng 3.26. Được sự hỗ trợ bởi đồng đẳng viên ....................................................... 51


Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.27. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc của đồng đẳng viên ................................... 52
Bảng 3.28. Tham gia câu lạc bộ người nhiễm HIV.................................................. 53
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thông tin chung với kiến thức TTĐT ..................... 53
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thông tin về xã hội với kiến thức TTĐT ................... 54
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa thời gian bệnh với kiến thức TTĐT........................ 54
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tham gia tập huấn với kiến thức TTĐT...................... 55
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa hỗ trợ hoạt động của người thân, đồng đẳng viên, CT

viên với kiến thức TTĐT ........................................................................ 55
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa thông tin chung với thực hành TTĐT..................... 56
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa thông tin về xã hội với thực hành TTĐT ..................... 56
Bảng 3.36.Mối liên quan giữa thời gian bệnh với thực hành TTĐT........................ 57
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa tham gia tập huấn với thực hành TTĐT ....................... 57
Bảng 3.38. Mối liên quan giữa hỗ trợ hoạt động của người thân, đồng đẳng, CBYT

với thực hành TTĐT ............................................................................... 58
Bảng 3.39. Mối liên quan giữa kiến thức TTĐT với thực hành TTĐT.................... 58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giới của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 38
Biểu đồ 3.2: Tuổi của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 38
Biểu đồ 3.3: Tham gia tập huấn trước điều trị ARV ............................................... 41
Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung về tuân thủ thời gian dùng thuốc ............................. 44
Biểu đồ 3.5: Hoạt động CS, hỗ trợ của người thân, đồng đẳng viên, CT viên......... 52

Thư viện ĐH Thăng Long


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Người bệnh nhiễm HIV/AIDS đã đặt ra thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng
và phát triển trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 39,0 triệu
người đang sống chung với HIV vào cuối năm 2022. Tại khu vực Đông Nam Á, ước
tính có khoảng 3,9 triệu người đang sống chung với HIV vào năm 2022, trong đó
81% biết tình trạng của mình, 65% đang được điều trị và 61% đã ức chế tải lượng
virus. Ước tính có khoảng 2,6 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút vào
năm 2022. Chiến lược ngành y tế toàn cầu về HIV giai đoạn 2022-2030 của
WHO nhằm giảm số ca nhiễm HIV từ 1,5 triệu người vào năm 2020 xuống còn
335.000 người vào năm 2030 và giảm số ca tử vong từ 680.000 người vào năm 2020
xuống dưới 240.000 người vào năm 2030 [50]. Tại Việt Nam, theo UNAIDS sau gần
20 năm thực hiện chương trình điều trị ARV và mở rộng dự phịng đã dự phịng cho
khoảng 400 nghìn ca khơng bị lây nhiễm và 160 nghìn ca (tích lũy) tránh khỏi tử vong
do AIDS. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hương (2023) có 78,2% tuân thủ
(TT) điều trị cao, 16% tuân thủ điều trị trung bình, 5,9% tuân thủ điều trị thấp [15],
của Lê Tấn Đạt (2022) tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV tốt chiếm 82,1% [9]. Của Đỗ Thiện
Tâm (2022) có tỷ lệ TT là 78,3% [23]. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa đảm bảo
tính bền vững và vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát bởi nhiễm trùng cơ hội
như nấm họng, thực quản (22,3%), Zona (3,7%); hạch (5,0%); lao (13,0%); herpes
(4,7%) [22], gây tăng tỷ lệ tử vong cao [4], do đó, việc điều trị ARV sẽ ức chế vi rút
từ đó tăng số tế bào CD4, giúp giảm nhiễm trùng cơ hội, tăng tỷ lệ và thời gian sống
của người bệnh. Thuốc kháng vi rút HIV (Antiretroviral – ARV) đã giúp người nhiễm
HIV được duy trì cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài và làm việc có hiệu quả trong cộng
đồng nếu người nhiễm tuân thủ điều trị thuốc ARV. Bởi ARV có tác dụng ức chế sự
nhân lên của vi rút, duy trì nồng độ vi rút trong máu ở mức thấp nhất có thể. Hiện
nay, phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ART) là phương pháp hiệu quả
duy nhất để kiểm soát lượng vi-rút trong cơ thể người bệnh và giúp ngăn ngừa sự lây
truyền sang người khác, nhằm giúp người nhiễm HIV và những người có nguy cơ

cao tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài và hiệu quả.
Việc người nhiễm HIV tuân thủ điều trị không dễ dàng và chịu ảnh hưởng của

2
nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố thuộc về bệnh nhân, tình trạng bệnh, phác đồ điều trị,
quan hệ giữa bệnh nhân với nhân viên y tế và cơ sở điều trị. Câu hỏi đặt ra tại bệnh
viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đang quản lý điều trị số người nhiễm HIV/AIDS
như thế nào? Người nhiễm đang điều trị ngoại trú có tn thủ dùng thuốc ARV
khơng? và tỷ lệ tuân thủ là bao nhiêu ?. Đó là lý do đề tài“Kiến thức, thực hành tuân
thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của người bệnh HIV/AIDS tại Bệnh
viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023”. Được tiến hành với mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ARV của người
nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2023

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tuân thủ điều
trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm
2023

Thư viện ĐH Thăng Long

3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về HIV/AIDS và điều trị bằng thuốc kháng virus
1.1.1. Đại cương về HIV/AIDS
1.1.1.1. Định nghĩa


HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus”
là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống
lại các tác nhân gây bệnh.

AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency
Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu
hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong [3], [4].
1.1.1.2. Dịch tễ học

Theo WHO thống kê, trên toàn cầu năm 2022 ước tính có khoảng 39,0 triệu
(33,1–45,7 triệu) người đang sống chung với HIV; 1,5 triệu (1,2–2,1 triệu) trẻ em (0–
14 tuổi). 1,3 triệu (1,0–1,7 triệu) người nhiễm HIV vào năm 2022. Kể từ năm 2010,
số người nhiễm HIV đã giảm 38%, từ 2,1 triệu (1,6–2,8 triệu). 130 000 (90 000–210
000) trẻ em nhiễm HIV vào năm 2022. Vào năm 2022, 630 000 (480 000–880 000)
người chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV trên toàn cầu. Kể từ năm 2010, số
ca tử vong liên quan đến HIV đã giảm 51%, từ 1,3 triệu (970.000–1,8 triệu). Dịch
HIV toàn cầu đã cướp đi sinh mạng của ít hơn 69% vào năm 2022 kể từ đỉnh điểm
năm 2004. HIV tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu, cướp đi
sinh mạng của 40,4 triệu (32,9–51,3 triệu) cho đến nay. Có 29,8 triệu người nhiễm
HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút trên toàn cầu. Trong số những người
nhiễm HIV vào năm 2022, 86% (73–>98%) biết tình trạng của mình, 76% (65–89%)
đang được điều trị và 71% (60–83%) đã ức chế được tải lượng vi rút [50].

Khu vực Đông Nam Á, ước tính có khoảng 3,9 triệu (3,4–4,6 triệu) người đang
sống chung với HIV vào năm 2022, trong đó 81% (70–94%) biết tình trạng của mình,
65% (57–76%) đang được điều trị và 61% (53–71 %) đã ức chế tải lượng virus. Ước
tính có khoảng 2,6 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút vào năm 2022.

4


Ước tính có khoảng 110.000 (85.000–160.000) người nhiễm HIV vào năm 2022; và
số người nhiễm HIV ở mọi lứa tuổi giảm xuống 0,06 (0,04–0,08) trên 1000 dân số
không nhiễm bệnh vào năm 2022 từ 0,12 (0,09–0,16) vào năm 2010. 85.000 (62.000–
120.000) tử vong được cho là do các nguyên nhân liên quan đến HIV vào năm 2022,
giảm 63,4% so với năm 2010 [50].

Tại Việt Nam, năm 2020, tổng số ca mắc hiện mắc HIV/AIDS năm 2020 là
322.897 người; tỷ lệ mắc HIV/100.000 dân là 12.131; số đang điều trị ARV đến hết
năm 2020 là 155.973 người [6].

Tại Cần Thơ, lũy tích đến 30/6/2022, số người nhiễm phát hiện được là hơn
7.000 người; trong đó, gần 4.500 người cịn sống, tử vong gần 2.600 người. Đặc biệt,
số người nhiễm HIV mới phát hiện được trong những năm gần đây tiếp tục tăng. Nam
giới chiếm 95,7% trên tổng số ca nhiễm HIV mới được phát hiện và hầu hết đều do
quan hệ đồng giới nam khơng an tồn. Số người nhiễm HIV tập trung từ 16 - 49 tuổi.
Những năm gần đây, nhóm tuổi trẻ từ 16 - 25 tuổi nhiễm HIV có dấu hiệu gia tăng,
gần 20% là học sinh, sinh viên. Theo thống kê chỉ có 30% người nhiễm trong cộng
đồng được xác định, còn lại 70% chưa xét nghiệm HIV [6].
1.1.2. Điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV)
1.1.2.1. Mục đích điều trị

- Ức chế tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể;
- Phục hồi hệ thống miễn dịch [3], [4].
1.1.2.2. Lợi ích của điều trị
- Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV;
- Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn
chích); dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Khi người bệnh điều trị ARV đạt
tải lượng HIV < 200 bản sao/mL và tuân thủ điều trị sẽ không làm lây truyền HIV
cho bạn tình qua đường tình dục (K=K) [3], [4].
1.1.2.3. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị ARV ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV;
- Phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV;
- Đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày, liên tục, suốt đời [3], [4].

Thư viện ĐH Thăng Long

5

1.1.2.4. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV

- Tất cả người nhiễm HIV không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng, số lượng tế

bào CD4.

- Trẻ dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm NAT lần một dương tính hoặc

có kháng thể kháng HIV dương tính đồng thời có biểu hiện bệnh HIV tiến triển.

Ngừng điều trị ARV khi trẻ được xác định không nhiễm HIV [3], [4].

1.1.2.5. Thời điểm bắt đầu điều trị ARV

Điều trị ARV càng sớm càng tốt ngay khi người nhiễm HIV có kết quả xét

nghiệm HIV dương tính, được đánh giá tình trạng lâm sàng và sẵn sàng điều trị ARV

[3], [4].

Bảng 1.1. Thời điểm bắt đầu điều trị ARV [3], [4].


Đối tượng, tính trạng lâm sàng Thời điểm bắt đầu điều trị ARV

Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi khơng có Điều trị ARV trong cùng ngày có kết

triệu chứng của bệnh lao quả xét nghiệm HIV dương tính (gọi là

điều trị ARV trong ngày) sau khi đánh

giá lâm sàng và sẵn sàng điều trị ARV

Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi nghi ngờ Điều trị ARV trong ngày sau khi đánh

mắc bệnh lao (trừ trường hợp nghi ngờ giá lâm sàng. Thực hiện ngay chẩn

lao màng não) đốn lao trong vịng 7 ngày sau khi bắt

đầu điều trị ARV. Điều trị bệnh lao nếu

người bệnh được chẩn đoán mắc lao

Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi đang điều Bắt đầu điều trị ARV càng sớm càng
trị bệnh lao (bao gồm cả lao đa kháng tốt trong vòng hai tuần sau bắt đầu điều
thuốc) trị lao với bất kỳ số lượng tế bào CD4
nào
Người nhiễm HIV mọi lứa tuổi bị lao Trì hỗn điều trị ARV ít nhất 4 tuần và
màng não xác định bằng lâm sàng hoặc bắt đầu điều trị ARV trong vòng từ 4
xét nghiệm đến 8 tuần sau khi bắt đầu điều trị lao

6


màng não. Nên điều trị bổ sung

corticosteroid cho các trường hợp lao

màng não

Người nhiễm HIV được chẩn đoán mắc Điều trị lao trước, sau đó điều trị ARV

bệnh lao nhưng chưa được điều trị ARV trong vòng hai tuần đầu của điều trị lao

và chưa được điều trị lao

Người nhiễm HIV bị viêm màng não do Điều trị ARV sau 4–6 tuần điều trị

cryptococcus cryptococcus.

Người nhiễm HIV bị mắc bệnh nấm Điều trị ARV cần được bắt đầu càng

histoplasma sớm càng tốt ở những người bị bệnh

histoplasma lan tỏa nếu không nghi ngờ

hoặc đã loại trừ tổn thương hệ thần kinh

trung ương

1.1.2.6. Các điểm cần lưu ý trong những tháng đầu điều trị ARV
- Tỷ lệ tử vong thường cao nhất trong ba tháng đầu điều trị ARV đặc biệt ở

người bệnh HIV tiến triển, có các bệnh đồng nhiễm và/hoặc các bệnh đi kèm, thiếu

máu nặng, suy mòn hoặc suy dinh dưỡng nặng. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ người
bệnh trong thời gian này.

- Việc cải thiện về lâm sàng, miễn dịch, tải lượng HIV đạt được ngưỡng ức
chế phụ thuộc vào sự tuân thủ điều trị ARV, bệnh nhiễm trùng cơ hội và /hoặc hội
chứng viêm phục hồi miễn dịch, các tác dụng khơng mong muốn và độc tính của
thuốc [3], [4].

- Tuân thủ kém trong giai đoạn này cũng có liên quan đến nguy cơ thất bại
điều trị sớm và phát triển kháng thuốc.

1.1.3. Đánh giá tuân thủ điều trị ARV
1.1.3.1. Mục tiêu của việc duy trì tuân thủ điều trị

- Đảm bảo hiệu quả điều trị;

Thư viện ĐH Thăng Long

7

- Giảm nguy cơ xuất hiện HIV kháng thuốc ARV và thất bại điều trị;

- Giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác [3], [4].

1.1.3.2. Đánh giá tuân thủ điều trị

- Đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm đánh giá uống thuốc đúng theo chỉ định,

tái khám và xét nghiệm đúng hẹn.


- Đánh giá sự tuân thủ điều trị: thực hiện trong tất cả các lần người bệnh đến

tái khám dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của người bệnh, sổ tự ghi, báo cáo

của người hỗ trợ điều trị, kết quả xét nghiệm tải lượng HIV.

- Trường hợp người bệnh không đến khám, lĩnh thuốc đúng hẹn: cơ sở y tế

liên hệ với người bệnh qua điện thoại hoặc mạng lưới đồng đẳng viên/người hỗ trợ

điều trị hoặc nhân viên y tế xã, phường, thôn bản.

- Đánh giá mức độ TTĐT theo bảng 1.2. Nếu người bệnh tn thủ điều trị khơng

tốt, cần tìm hiểu lý do, đưa ra các giải pháp, giúp người bệnh tuân thủ điều trị [3], [4].

Bảng 1.2. Đánh giá mức độ tuan thủ khi uống thuốc ARV [3], [4].

Số liều thuốc mỗi ngày Mức độ tuân Số liều thuốc

thủ điều trị quên trong tháng

Uống 1 liều ARV mỗi Tốt 1

ngày Không tốt ≥ 2

Uống 2 liều ARV mỗi Tốt 1-3

ngày Không tốt ≥ 4


1.2. Một số học thuyết điều dưỡng liên quan đến nghiên cứu
Dorothea Orem’s xác định việc chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc

người bệnh tự chăm sóc. Orem khẳng định việc tự chăm sóc của người bệnh cần được
hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời
sống của họ vẫn cịn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng cao.

Mục tiêu của Học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc.
Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát
triển đến khi người bệnh tự làm lấy tất cả (Orem, 2001). Bà đã đưa ra 3 mức độ có
thể tự chăm sóc:

8

- Phụ thuộc hoàn tồn: người bệnh khơng có khả năng tự chăm sóc, theo dõi
và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình phải nhờ vào điều dưỡng hoặc người
chăm sóc trực tiếp cho họ.

- Phụ thuộc một phần: chăm sóc hỗ trợ khi người bệnh bị hạn chế về việc tự chăm
sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ.

- Không cần phụ thuộc: người bệnh tự mình hồn tồn chăm sóc, điều dưỡng
hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm.

Liên quan của Học thuyết Orem’s với người điều dưỡng, với đồng đẳng viên, đó
là phải tư vấn, hướng dẫn, chỉ dẫn cho họ có kiến thức và thực hành liên quan đến đã
nhiễm HIV/AIDS. Chỉ dẫn cho họ cách thức để tự họ chăm sóc họ hàng ngày như ăn,
uống, ngủ nghỉ, và cách phòng lây nhiễm cho người thân

Dorothea Orem’s đã định nghĩa Điều dưỡng là “Hành động hỗ trợ người khác,

cung cấp và quản lý việc tự chăm sóc để duy trì hoặc cải thiện hoạt động của con
người ở mức độ hiệu quả.” Ý nghĩa là tập trung vào khả năng tự chăm sóc bản thân của
mỗi cá nhân sau khi được hướng dẫn. Và được định nghĩa là “việc thực hành các hoạt
động mà các cá nhân bắt đầu và thực hiện để duy trì cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc.
Tự chăm sóc, việc này giúp duy trì tính tồn vẹn của cấu trúc và chức năng của con người
và góp phần vào sự phát triển của con người. Tự chăm sóc bản thân được thông qua việc
tiếp xúc và giao tiếp giữa các cá nhân. Khả năng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc
bản thân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố điều kiện cơ bản như: tuổi, giới tính, tình trạng phát
triển, tình trạng sức khỏe, định hướng văn hóa xã hội, các yếu tố hệ thống chăm sóc sức
khỏe, cách sống, yếu tố môi trường, trang thiết bị. Nhu cầu tự chăm sóc được định nghĩa
là lý do mà các hoạt động tự chăm sóc diễn ra.

Nhu cầu tự chăm sóc bản thân được phân loại thành ba yêu cầu: nhu cầu tự
chăm sóc chung (nước uống, thức ăn..), nhu cầu tự chăm sóc nâng cao (như làm đẹp,
cơng việc..), và những hành động chăm sóc cụ thể(một số hành vị tự chăm sóc trong
một vài trường hợp cụ thể như tìm sự giúp đỡ khi cân thiết. Năm 2017 Bộ Y tế Việt Nam
cũng đưa ra “Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm HIV tài liệu dành cho điều dưỡng và
hướng dẫn điều trị, hướng dẫn về cách theo dõi tình trạng bệnh, lên kế hoạch chăm sóc
và chăm sóc bệnh nhân HIV.
1.3. Tổng quan về kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm

Thư viện ĐH Thăng Long

9

HIV/AIDS
1.3.1. Tổng quan về kiến thức về tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm
HIV/AIDS
1.3.1.1. Trên thế giới


Năm 2017, một khảo sát ở Abuja ghi nhận điểm kiến thức trung bình là 16,7
và 75,5% trong số người tham gia nghiên cứu có kiến thức tốt [31]. Ở Nepal, khoảng
80,7% có kiến thức đầy đủ (điểm >50% được cho là có kiến thức đầy đủ về tuân thủ
điều trị ARV). Kỳ thị liên quan đến ARV chỉ có 4,2%. Nhiều người (59,3%) cho rằng
ART không kéo dài tuổi thọ. Khoảng 26,7% cho rằng điều trị ARV có tác dụng ức
chế sức mạnh của HIV nhưng không chữa khỏi bệnh. Đa số (58,2%) cho rằng điều trị
ARV làm giảm tải lượng virus HIV và tăng số lượng tế bào CD4 (53,9%), thiếu liều làm
giảm hiệu quả điều trị (53,3%). Hầu hết (67,3%) cho rằng điều trị ARV có thể ngăn ngừa
thành cơng lây truyền HIV từ mẹ sang con và dường như đã nhận ra tầm quan trọng của
việc tuân thủ điều trị ARV (77,6%) [47]. Nghiên cứu cho rằng điều trị ARV có thể ngăn
ngừa thành công lây truyền HIV từ mẹ sang con ở nghiên cứu khác là Raberahona et al.
(61,5%) và Nachega et al. (89,5%) [41], [45].
1.3.1.2. Tại Việt Nam

Đánh giá kiến thức của người nhiễm HIV/AIDS về trầm cảm tại 2 phòng khám
ngoại trú tỉnh Thái Bình năm 2019, bệnh nhân HIV/AIDS người lớn ≥ 18 tuổi đang
điều trị ARV. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã từng được nghe ít nhất 1 lần về bệnh
trầm cảm chiếm tỷ lệ khá cao (92,8%); 36,5% số đối tượng nghiên cứu biết được từ
4/6 biểu hiện của cả 2 giai đoạn khởi phát và tồn phát của bệnh; Chỉ có 31,6% người
bệnh kể được 2-3 trong số 3 nhóm ngun nhân chính; Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu
có kiến thức đạt về trầm cảm chiếm tỷ lệ 69,7% [19]. Đoàn Thị Kim Phượng [20]
nghiên cứu về sự tuân thủ điều trị ARV ở người nhiễm HIV tại thành phố Cần Thơ
năm 2017-2018, ghi nhận kiến thức tuân thủ điều trị tăng từ 75,9% lên 78,5%
(p>0,05).

Lê Thị Bích Liên và Lê Thị Bình (2014), ghi nhận kiến thức, thực hành trong
điều trị ARV như sau: kiến thức về thời gian điều trị ARV chỉ một thời gian chiếm
0,7%; điều trị khi thấy hết triệu chứng chiếm 1,9%; điều trị đến khi cơ thể khỏe lên

10


chiếm 1,9%; điều trị suốt đời chiếm 95,5%, 100% biết cách uống ARV 2 lần/ngày và
khoảng cách uống giữa 2 lần là 12 tiếng. Kiến thức về uống đúng thuốc chiếm 95,2%;
98,1% có kiến thức uống đúng số lượng; 98,9% có kiến thức uống đúng thời gian, kiến
thức về hậu quả không tuân thủ điều trị chiếm 86,5% biết không ngăn chặn được sự tăng
lên của viruss HIV, 825 biết khả năng chống đỡ bệnh tật kém, 50,6% kháng thuốc, 48%
tăng chi phí điều trị, 32% hạn chế cơ hội điều trị trong tương lai 32%. Kiến thức về biện
pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị chiếm 98,5%. Kiến thức về tác dụng phụ chiếm 98,9%;
1,1% không biết về biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị [17].
1.3.2. Tổng quan về thực hành tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS
1.3.2.1. Trên thế giới

Ở Vùng Đông Gojjam, Tây Bắc Ethiopia (2019) [49], tỷ lệ tuân thủ tốt (điểm
tuân thủ ≥95%) gồm 396 người chiếm 51,8% với khoảng tin cậy 95% là 48,5%–
55,4%. Mức độ tuân thủ phân bố như sau: 12 (1,6%) có tỷ lệ tuân thủ dưới 70%, 17
(2,2%) có tỷ lệ tuân thủ là 70–79,99%, 164 (21,4%) có tỷ lệ tuân thủ là 80–89,99%,
176 (23%) có tỷ lệ tuân thủ là 90–94,99%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở khu vực Tây
Bắc Ethiopia là 88,2% (năm 2018) [40], Đông Bắc Ethiopia chiếm 71,8% (năm 2019)
[38], Bắc Ethiopia chiếm 74,6% (năm 2019) [36], Tây Nam Ethiopia chiếm 83,3%
(năm 2021) [28], Bệnh viện chuyên khoa Nekemte, Oromia, Ethiopia chiếm 81%
(năm 202020) [33], Indonesia chiếm 84,16% (năm 2019) [48], ở Benishangul-
Gumuz, Ethiopia chiếm 54,3% (năm 2020) [44].

Tại Nigeria (năm 2017) [31], mức độ tuân thủ tốt (≥95) chiếm 82,3%. Trong
đó, có 47 người (16,5%) gặp khó khăn trong việc nhớ uống thuốc, trong khi 20 người
(7,04%) thường ngừng dùng thuốc khi họ cảm thấy tốt hơn. 11 người (3,87%) cũng
cho biết họ ngừng dùng thuốc khi cảm thấy nặng hơn do tác dụng phụ và 31 người
(10,92%) đã bỏ lỡ ít nhất một liều ARV trong 3 ngày qua trước khi phỏng vấn.

Mbuwir Charlotte Bongfen (2021) [29], nghiên cứu đo lường sự tuân thủ điều

trị ARV được xác định thông qua việc tự báo cáo những viên thuốc bị bỏ lỡ gần đây
nhất. Sự tuân thủ tự báo cáo được đo lường dựa trên việc thu hồi 30 ngày. Nó được
tính bằng tỷ lệ số thuốc được uống với số lượng quy định trong vòng 30 ngày. Ví dụ,
một bệnh nhân uống một viên mỗi ngày có thể đã bỏ lỡ 2 viên trong 30 ngày qua, do

Thư viện ĐH Thăng Long


×