Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Vai trò bộ đội biên phòng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền tây nam việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 222 trang )

0

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các số liệu, kết luận trình bày trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Quốc Khánh

1

MỤC LỤCC LỤC LỤCC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11


1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở

nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11

1.2. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở

trong nước liên quan đến đề tài luận án 15

1.3. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và

những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ BỘ ĐỘI

BIÊN PHỊNG TRONG ỨNG PHĨ VỚI CÁC THÁCH

THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở KHU VỰC

BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TÂY NAM VIỆT NAM 33

2.1. Quan niệm an ninh phi truyền thống và Bộ đội Biên phòng 33
ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu

2

vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam
2.2. Quan niệm, biểu hiện vai trò và các yếu tố quy định vai

trị Bộ đội Biên phịng trong ứng phó với các thách thức


an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây

Nam Việt Nam 63

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ BỘ ĐỘI BIÊN
Chương 3 PHÒNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC AN

NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI

ĐẤT LIỀN TÂY NAM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ

ĐẶT RA HIỆN NAY 86

3.1. Thành tựu và hạn chế thực hiện vai trò Bộ đội Biên phịng

trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở

khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay 86

3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế thực hiện vai trò Bộ đội
Biên phịng trong ứng phó với các thách thức an ninh phi

truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt

Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay 108

Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ BỘ

ĐỘI BIÊN PHỊNG TRONG ỨNG PHĨ VỚI CÁC


THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở

KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN TÂY NAM VIỆT

NAM HIỆN NAY 126

4.1. Yêu cầu phát huy vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng 126

3

phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu

vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay
4.2. Giải pháp phát huy vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng

phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu

vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay 134

KẾT LUẬN 166

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170

PHỤ LỤC 186

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

01. An ninh biên giới ANBG
02. An ninh quốc gia ANQG
03. An ninh phi truyền thống ANPTT
04. An ninh truyền thống ANTT
05. Biên giới quốc gia BGQG
06. Bộ đội Biên phòng BĐBP
07. Khu vực biên giới KVBG

5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hiện nay thế giới đã và đang xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp, đe dọa
đến hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của nhân loại cũng như tất cả
các quốc gia dân tộc. Bên cạnh mối đe dọa về quân sự (ANTT), các vấn đề
ANPTT đang tồn tại và tạo những thách thức mới, đe dọa đến an ninh con
người, an ninh quốc gia như: khủng bố, biến đổi khí hậu, bn bán ma túy,
buôn bán phụ nữ và trẻ em, di cư xuyên biên giới, tội phạm mạng , dịch
bệnh... Các thách thức, đe dọa đó, nếu khơng được kiểm sốt, xử lý, ứng phó
hiệu quả thì nó ngày càng tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, sự
phát triển, tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, các thách thức
ANPTT ngày càng hiện hữu rõ nét hơn, tác động và ảnh hưởng mạnh với
phạm vi rộng, đe dọa trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có quốc
phịng, an ninh. Chính vì vậy, việc nhận diện và chủ động ứng phó với các
thách thức ANPTT là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, hệ

thống chính trị, lực lượng vũ trang và tồn dân ta.
Khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam có vị trí chiến lược quan
trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại. Ngồi những
thách thức thuộc lĩnh vực ANTT, các mối đe dọa ANPTT ở khu vực này như:
buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia, nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm mơi trường, cạn kiệt nguồn nước,
biến đổi khí hậu…đã và đang có diễn biến phức tạp, gia tăng tạo ra những thách
thức, tác động trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an
ninh biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Do đó, việc chủ động, sẵn sàng ứng
phó hiệu quả với các thách thức ANPTT ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam là
một nhiệm vụ quan trọng và là trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp, của
tồn dân và tồn qn, trong đó BĐBP có vai trị đặc biệt quan trọng.
Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng nòng cốt,
chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, KVBG. Bộ đội Biên phòng

6

hoạt động trong KVBG, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc
tham gia ký kết. Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu của BĐBP là quản lý, bảo vệ
biên giới, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới,
cơng trình biên giới, cửa khẩu, Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020 quy
định: BĐBP là lực lượng có vai trị quan trọng trực tiếp tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục cho nhân dân KVBG về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước trong ứng phó với các thách thức ANPTT;
tham mưu, phối hợp, tham gia ứng phó với thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh và
các thách thức đến từ vấn đề kinh tế, xã hội; lực lượng nòng cốt, chuyên trách
trong đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, tội phạm
khủng bố, xuất nhập cảnh trái phép; tiến hành hợp tác quốc tế về biên phịng
trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở khu vực biên giới.


Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các lực lượng BĐBP mà trực
tiếp là BĐBP các tỉnh biên giới đất liền phía Tây Nam đã thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở KVBG và
cả nước. Tuy nhiên, vai trò BĐBP các tỉnh biên giới đất liền Tây Nam Việt
Nam trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG vẫn còn tồn tại
những hạn chế, bất cập, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về ANPTT; công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chỉ huy BĐBP, cấp ủy
chính quyền địa phương về ứng phó với các thách thức ANPTT có nội dung
chưa kịp thời; công tác đấu tranh với các loại tội phạm, tham gia phịng chống
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phịng chống dịch bệnh... có lúc, có nơi hiệu quả
chưa cao. Những hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vai trị BĐBP
trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền phía Tây Nam.

Những năm tới, các thách thức ANPTT sẽ cịn tiếp tục diễn biến phức
tạp, khó lường ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của xã hội, đất nước

7

nói chung, KVBG đất liền phía Tây Nam nói riêng. Những năm qua, đã khá
nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về các vấn đề ANPTT và hoạt động của
BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG. Tuy nhiên cách
tiếp cận về ANPTT và vai trị của BĐBP trong ứng phó với các thách thức
ANPTT ở KVBG nói chung, ở KVBG đất liền phía Tây Nam nói riêng vẫn cịn
có sự khác biệt, nhất là về vai trò nòng cốt, chuyên trách của BĐBP trong ứng phó
với các thách thức ANPTT ở vấn đề nào; nội dung nào BĐBP tham mưu, phối
hợp, tham gia ứng phó và mở rộng hợp tác quốc tế với lực lượng biên phòng các
nước láng giềng trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG ra sao...

Những vấn đề trên đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bổ
sung phát triển lý luận để có cách nhìn tổng quan về ANPTT và vai trị của BĐBP
trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền phía Tây Nam. Vì
vậy, đề tài luận án “Vai trò Bộ đội Biên phòng trong ứng phó với các thách thức
an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện
nay” dưới góc độ chính trị - xã hội của ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn
đề có tính cấp thiết cả về lý luận, thực tiễn.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò
BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt
Nam, đề xuất yêu cầu và giải pháp chủ yếu phát huy vai trị BĐBP trong ứng phó
với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò BĐBP trong ứng phó với các
thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam.
Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách
thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân thực
trạng và một số vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết hiện nay.

8

Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò
BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam
Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trị BĐBP trong ứng phó với các thách

thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án tập trung nghiên cứu
vai trị BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây
Nam Việt Nam trên các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ứng phó với các thách thức
ANPTT; tham mưu, phối hợp, tham gia ứng phó với các thảm họa, sự cố thiên
tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, di dịch cư tự do; đấu tranh với các loại tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, xuất nhập cảnh trái phép; thực hiện hợp tác
quốc tế về biên phịng trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất
liền Tây Nam Việt Nam.
Về không gian: điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu hoạt động
của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây
Nam Việt Nam, trực tiếp là BĐBP 10 tỉnh biên giới đất liền Việt Nam -
Campuchia gồm: BĐBP tỉnh Kon Tum, BĐBP tỉnh Gia Lai, BĐBP tỉnh Đắk
Nông, BĐBP tỉnh Đắk Lắk, BĐBP tỉnh Bình Phước, BĐBP tỉnh Tây Ninh,
BĐBP tỉnh Long An, BĐBP tỉnh An Giang, BĐBP tỉnh Đồng Tháp, BĐBP
tỉnh Kiên Giang.
Về thời gian: Các số liệu được khai thác, tổng hợp từ các đơn vị có liên
quan, tập trung khảo sát các đơn vị BĐBP từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đường lối, quan

9

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ biên giới quốc gia, phịng, chống, ứng phó với các thách thức ANPTT

trong tình hình mới.

Cơ sở thực tiễn
Hoạt động của BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở
KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam thông qua các báo cáo tổng kết của Bộ
Tư lệnh BĐBP, Bộ chỉ huy BĐBP các tỉnh biên giới đất liền Tây Nam Việt
Nam và thông qua điều tra, khảo sát thực tế cũng như thực tiễn công tác
của tác giả luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên
ngành như: phương pháp lịch sử và logíc; quy nạp và diễn dịch; phân tích và
tổng hợp; thống kê và so sánh, phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học.
Phương pháp lịch sử và logic: sử dụng trong nhiều nội dung nghiên
cứu của Luận án, nhưng tập trung luận giải quan niệm và phân tích các yếu tố
quy định đến thực hiện vai trị BĐBP trong ứng phó với các thách thức
ANPTT ở khu vực biên giới đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh: sử dụng xuyên
suốt quá trình nghiên cứu Luận án, từ khi hình thành đến khi hồn thiện.
Phương pháp chuyên gia: giúp tác giả có được những ý kiến tham khảo
và định hướng từ các chun gia trình độ cao và có kinh nghiệm, hiểu biết sâu
sắc về những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của đề tài.
Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực
trạng thực hiện vai trị BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT hiện
nay. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Địa bàn điều tra: cán
bộ, chiến sỹ BĐBP; cán bộ xã phường, thị trấn KVBG các tỉnh biên giới đất

10


liền Tây Nam Việt Nam (Tây Ninh, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum). Số
phiếu điều tra: 600; Phương pháp phân tích, xử lý số liệu dựa trên cơ sở thống
kê toán học trên máy tính bằng chương trình phổ biến: Excel.

5. Những đóng góp mới của luận án
Đưa ra quan niệm BĐBP ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền
thống, vai trị BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT, phân tích,
luận giải nội dung biểu hiện vai trị BĐBP trong ứng phó với các thách thức
an ninh phi truyền thống và các yếu tố quy định thực hiện vai trị BĐBP trong
ứng phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam.
Xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò BĐBP trong ứng
phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay.
Đưa ra những yêu cầu, giải pháp chủ yếu phát huy vai trị BĐBP trong ứng
phó với các thách thức ANPTT ở KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, bổ sung và phát
triển lý luận về vai trò BĐBP trong ứng phó với các thách thức ANPTT ở
KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh
đạo, chỉ huy BĐBP các cấp đề ra những chủ trương, kế hoạch và giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện nhiệm vụ ứng phó với các thách thức ANPTT, bảo vệ chủ quyền,
an ninh KVBG đất liền Tây Nam Việt Nam hiện nay. Luận án có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan ở
các học viện, nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các cơng
trình khoa học của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước
ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về an ninh phi truyền
thống, thách thức an ninh phi truyền thống

Alan Dupont (2001), “Transnational Threats, East Asian Imperilled-
Transnational Challenges to Security” (Các mối đe dọa xuyên quốc gia, Đông
Nam Á những thách thức xuyên quốc gia đối với an ninh) [166]. Trên quan điểm
của chủ nghĩa tự do, tác giả cho rằng, ANPTT là những thách thức xuyên quốc
gia, lan tỏa nhanh và khó dự đoán, uy hiếp đến sự ổn định của quốc gia, khu
vực, toàn cầu. ANPTT là một loại đe dọa, uy hiếp mới đang xuất hiện từ các lĩnh
vực phi quân sự như kinh tế, môi trường, tài nguyên, dân số, dịch bệnh, di dân tự
do, biến đổi khí hậu tạo ra những thách thức mới đến với an ninh quốc gia.

Các tác giả Trung Quốc, Chu Phong (2004): “Giải thích An ninh phi truyền
thống”[121]; Hà Trọng Nghĩa (2004), “Tổng thuật hội thảo về An ninh phi truyền
thống và Trung Quốc” [119]; Phó Dũng (2007), “An ninh phi truyền thống và
Trung Quốc” [57]; Giả Hải Quân (2009), “Biểu hiện của vấn đề an ninh phi
truyền thống ở Trung Quốc hiện nay và các chính sách ứng phó”[134], cho
rằng, ANPTT là sự hồn thiện, tái cấu trúc lại nội hàm khái niệm an ninh,
là sự mở rộng và phát triển của ANTT trên hai lĩnh vực an ninh và chủ thể
an ninh. Vấn đề ANPTT có thể khái qt trên các khía cạnh như: các tương
tác an ninh “xuyên quốc gia”, các đe dọa nảy sinh từ trong nước, các thách

thức bắt nguồn từ các nhân tố “phi nhà nước”, “phi quân sự”, các vấn đề an
ninh mà con người phải đối mặt nhằm duy trì sự phát triển bền vững của
chính mình, các vấn đề xã hội phát sinh trong một quốc gia có ảnh hưởng
đến quốc gia khác hoặc các khu vực khác.

Lục Trung Vĩ (2005), Bàn về an ninh phi truyền thống, (On non-
traditional security) [159]. Tác giả cho rằng: thời đại thay đổi nên khái niệm

12

an ninh quốc gia cần được bổ sung, mở rộng bao hàm cả ANTT và ANPTT.
An ninh phi truyền thống với đặc điểm nổi bật là vừa mang tính chất bạo lực và
phi bạo lực; xuyên quốc gia; uy hiếp đối với sinh mệnh, đời sống của công dân
các nước và an ninh nhân loại; các vấn đề ANPTT ln có sự ảnh hưởng lẫn
nhau, được tích lũy tiềm tàng, dần dần hình thành, “trực tiếp ảnh hưởng, thậm
chí uy hiếp đến sự phát triển, ổn định, và an ninh của nước mình, nước khác,
thậm chí là khu vực và tồn cầu” [159, tr.25].

Lưu Tĩnh Ba (2006), Chiến lược an ninh quốc gia Trung Quốc đầu thế kỷ
XXI [38]. Theo tác giả, những nội dung mới của ANQG khơng cịn giới hạn
trong lĩnh vực chính trị, qn sự truyền thống bởi hàng loạt các vấn đề quốc tế
mang tính tồn cầu nhằm vào phạm vi an ninh quốc gia như: Chủ nghĩa khủng
bố, vũ khí hạt nhân, buôn lậu ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, di dân bất hợp
pháp, hoạt động cướp biển, các căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng và có
“những đặc điểm như tính đa dạng, tính tác động lẫn nhau, tính xuyên quốc gia
và tính tổng hợp, mức độ nguy hại khơng thể lường hết được” [38, tr.522]. Các
mối đe dọa mà ANQG đang đối mặt ngày càng đa dạng hóa, ANTT và ANPTT
đan xen nhau và có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện nhất định.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Từ Tiêu Phong, Phan Nhất Hoa, Vương Gia

Lệ (2006), Khái luận an ninh phi truyền thống [132], cho rằng, ANPTT là một
khái niệm có tính động, thể hiện sự biến đổi và mở rộng của thực trạng an ninh
và lý luận về an ninh, mà tính chất cơ bản của nó là an ninh phi quân sự vũ lực.
ANPTT là chỉ tất cả các uy hiếp đến sự sinh tồn bắt nguồn từ các nhân tố phi
quân sự, vũ lực. Những uy hiếp và nguy cơ được hình thành cùng với q trình
tồn cầu hóa và sự thay đổi cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh, phát sinh từ
rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường đe dọa
trực tiếp đến sự sinh tồn và phát triển của các quốc gia và xã hội loài người.

Niklas Swanstrom (2010), “Traditional and Non-Traditional Security
Threats in Central Asian: Connecting the New and the Old” (Các mối đe dọa an
ninh truyền thống và phi truyền thống ở Trung Á: Kết nối Mới và Cũ) [168].

13

Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ và những đe dọa ANTT và ANPTT ở
Trung Á, tác giả khuyến cáo cần khắc phục sự khác biệt về nhận thức giữa các
mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống, an ninh “cứng” và “mềm” và cách
chuyển hóa giữa chúng. Các vấn đề thách thức, đe dọa an ninh trong khu vực
Trung Á có xu hướng gia tăng, tạo ra một vịng luẩn quẩn trong bảo đảm an ninh
của các quốc gia Trung Á và “tước đi bất kỳ cơ hội phát triển bền vững nào của
con người ở một số khu vực Trung Á” [168, tr.37].

Hitoshi Nasu (2011), “The Expanded Conception of Security and
International Law: Challenges to the UN Collective Security System”
(Khái niệm mở rộng về an ninh và luật quốc tế: Những thách thức đối với
hệ thống an ninh quốc tế của Liên hợp quốc)[167]. Theo tác giả, các vấn đề
về an ninh quốc tế phát sinh sau chiến tranh lạnh được đặt ra bởi các mối lo
ngại về an ninh xuyên quốc gia, vai trò của các chủ thể phi nhà nước và sự
hạn chế của các thỏa thuận quốc tế hiện có trong ứng phó với sự biến đổi

an ninh của an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh năng lượng, an
ninh lương thực, an ninh y tế. Các tác động và thách thức của các mối đe
dọa an ninh đối với luật pháp quốc tế vẫn chưa được xem xét đầy đủ đặt ra
vấn đề cần có sự cân bằng trong thực hiện nghĩa vụ, tuân thủ luật pháp
quốc tế và lợi ích của các quốc gia.

Shahar Hameiri và Lee Jones (2013), “The Politics and Governance of
Non - Traditional Security”(Chính trị và quản trị an ninh phi truyền thống)
[170]. Tác giả nhận định: Các vấn đề của ANPTT không chỉ đơn giản là việc
xác định rõ các mối đe dọa mới mà điều cần thiết đặt ra các thách thức năng
lực, nhận thức của nhà nước, đòi hỏi phải gia tăng các hình thức quản lý nhà
nước để bảo vệ an ninh trước các uy hiếp của các vấn đề ANPTT. Trong thực
tiễn đa phần các hợp tác ứng phó với các thách thức ANPTT chuyển biến rất
chậm và dường như chỉ dừng lại ở các hội nghị, các tuyên bố chung, chưa có
cơ chế thúc đẩy các quốc gia tham gia có trách nhiệm thực hiện. Đặc biệt là
“cách thức quản trị liên quan đến an ninh phi truyền thống không chỉ liên quan

14

đến vấn đề cụ thể mà còn liên quan đến bộ máy được giao nhiệm vụ giải quyết
chúng”[170, tr.466], đồng thời phải có sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia
trong quản trị ANPTT.

1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến Bộ đội
Biên phịng ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống

Mao Chấn Phát (1995), Bàn về Biên phòng [120]. Tác giả cho rằng,
biên phòng là phòng tuyến đầu tiên bảo vệ lợi ích vĩnh cửu của quốc gia và
trong tương lai. “Cơng năng biên phịng khơng chỉ hạn chế ở những hành vi
phòng vệ quân sự đối với biên giới, mà cịn phải có những “biện pháp đồng bộ”

được sử dụng để bảo vệ lợi ích chính trị và kinh tế của quốc gia” [120, tr.5]. Vì
vậy, về nhận thức lý luận, vấn đề biên phòng của thời kỳ mới là cần xây
dựng và làm rõ khái niệm biên phòng với nội hàm và ngoại diên mới “vượt
khỏi tầm nhìn truyền thống “giữ cửa biên” và đứng trên góc độ càng rộng
hơn, càng cao hơn để quan sát vấn đề biên phịng, thì có thể nhận thức sâu
sắc và rất mới về biên phòng trong thời kỳ mới” [120, tr.14].

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2006), Chiến lược bảo vệ biên giới
quốc gia, vùng nước nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế
và tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đó của Liên bang Nga giai đoạn
2001 - 2005 [29] nhấn mạnh vai trò, nguyên tắc cơ bản bảo vệ BGQG là các
hành động của các binh đoàn, binh đội, phân đội và cơ quan lực lượng Biên
phòng kết hợp chặt chẽ với các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp hành chính -
pháp luật và thứ tự tăng cường trên các hướng quan trọng, tích cực huy động
quần chúng nhân dân các dân tộc tham gia bảo vệ biên giới; tiến hành các
hình thức kiểm sốt nhà nước trước những nguy cơ, thách thức phi quân sự
đối với lợi ích quốc gia của Liên bang Nga. Chiến lược xác định bảo vệ biên
giới phải bằng tổng hợp các biện pháp cả về chính trị, luật pháp, ngoại giao,
kinh tế, quốc phòng, an ninh trong điều kiện ngày càng mở rộng hợp tác
quốc tế, phát triển các mối quan hệ khu vực và giao lưu của các công dân
ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động qua lại, ra vào biên giới bất hợp pháp.

15

M.Taylor Fravel (2007), “Boder Potection: Chinas Boder Force
Doctrine and Structure” (Bảo vệ biên giới: Học thuyết và cơ cấu lực lượng
biên phòng của Trung Quốc) [171]. Tác giả phân tích và đánh giá chiến lược
quốc phịng của Trung Quốc, trong đó khái niệm “biên phịng” theo tư duy
quốc phịng của Trung Quốc hiện nay khơng chỉ là bảo vệ biên giới chống
hành động xâm lược từ bên ngồi mà cịn bao gồm cả bảo đảm sự ổn định

chính trị bên trong của các vùng biên giới của Trung Quốc, đặc biệt là khơng
để xảy ra tình trạng mất ổn định do vấn đề sắc tộc.

Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (2012), “National Border Patrol
Strategy from 2012 to 2016” (Chiến lược Tuần tra biên giới quốc gia từ 2012-
2016) [55], đề cập mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ biên giới trên đất liền
của lực lượng tuần tra biên giới Mỹ “được tiến hành mọi biện pháp nghiệp vụ
để kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng xâm
nhập, bảo vệ an toàn biên giới quốc gia và đảm bảo an ninh quốc gia của nước
Mỹ trên biên giới giáp Mexico và Canada” [55, tr.19]. Trong quản lý, bảo vệ
biên giới, lực lượng chuyên trách cần phải tiến hành mọi biện pháp để bảo đảm
tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia và bảo tồn lợi ích quốc gia.

1.2. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước
liên quan đến đề tài luận án

1.2.1. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về an ninh phi truyền
thống và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống

Nguyễn Văn Hưởng (2007), Một số vấn đề về an ninh Quốc gia trong
bối cảnh tồn cầu hóa [80]. Tác giả nhận định, ANQG, sự tồn vẹn của lãnh thổ
khơng chỉ bao hàm sự tồn vẹn về địa giới hành chính mà cịn là các loại hình
“biên giới mềm”. Bảo vệ ANQG và giữ gìn trật tự an tồn xã hội trước những vấn
đề mới đặt ra như an ninh kinh tế; an ninh thơng tin, an ninh tài chính, do đó cần
chủ động dự phịng, đối phó với các loại hình hiểm họa đến ANQG và tại mọi
loại hình biên giới, cả bên trong lẫn bên ngoài với các phương thức tác chiến đa
dạng linh hoạt đặc biệt là phương thức phi vũ trang. Theo tác giả, đối chọi với các

16


loại hình đe dọa mới, chỉ có tư duy qn sự thơi chưa đủ, mà cịn phải có cái nhìn
tồn cục, vừa sâu sát để phân biệt đâu là khuyết điểm của ta, đâu là sự phá hoại
của địch, “là hành động xâm lược nấp sau các vấn đề văn hóa, kinh tế, ngoại giao,
du lịch, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền hay thiên tai, dịch bệnh” [80, tr.68].

Phạm Bình Minh (Chủ biên, 2010), Cục diện thế giới đến năm 2020
[103]. Trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, khoa học cơng nghệ,
xu thế tăng cường sức mạnh quân sự của thế giới và khu vực trong bối cảnh
tồn cầu hóa, cho rằng các thách thức an ninh trên phạm vi toàn cầu như sự
phổ biến các loại vũ khí hủy diệt lớn, chủ nghĩa ly khai là các yếu tố thúc đẩy
nhiều nước phát triển sức mạnh quân sự. Đặc biệt các thách thức ANPTT như
thiên tai, dịch bệnh, thảm họa môi trường sinh thái, tội phạm xuyên quốc gia
ngày càng trở nên quan trọng đối với các quốc gia. Với nhận định trên, tác giả
cho rằng “Quân đội các nước ngày càng có vai trị quan trọng trong đối phó
với các thách thức an ninh phi truyền thống. Cùng với việc điều chỉnh chức
năng, nhiều nước đã thay đổi đường lối xây dựng và tổ chức quân đội cho phù
hợp với các thách thức an ninh phi truyền thống” [103, tr.179].

Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung và Đoàn Minh Huấn (Đồng chủ biên,
2015), An ninh phi truyền thống - những vấn đề lý luận và thực tiễn [141] cho
rằng, sự xuất hiện hoặc gia tăng các thách thức của ANPTT là do tác động của
tồn cầu hóa, cách mạng khoa học cơng nghệ, trật tự thế giới mới; những mâu
thuẫn dân tộc tôn giáo trỗi dậy trong điều kiện mới; sự tự do hóa nền kinh tế,
hình thành kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt; cách
mạng công nghệ thông tin phát triển mạnh bị các tổ chức tội phạm khai thác, sử
dụng; tồn cầu hóa làm gia tăng nhiều thách thức ở phạm vi tồn cầu. Từ đó,
các tác giả đưa ra giải pháp chủ yếu ứng phó với thách thức ANPTT ở Việt
Nam cần huy động nhiều nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị và tồn xã hội với những phương thức hồn tồn khác với ANTT,
trong đó đặc biệt chú trọng vai trò nòng cốt là lực lượng vũ trang, trực tiếp là công

an nhân dân và quân đội nhân dân.

17

Đàm Trọng Tùng (2015), Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước
mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015 [142]. Tác
giả cho rằng, bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước các mối đe dọa
ANPTT là yêu cầu cấp thiết, khách quan của các quốc gia dân tộc trên thế
giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa. Do
vậy, đối phó với các mối đe dọa của ANPTT là trách nhiệm các chủ thể,
các lực lượng và toàn dân, đặc biệt là vai trò của các lực lượng trong đấu
tranh phi vũ trang.

Vũ Văn Hiền, Bùi Đình Bơn (Đồng chủ biên, 2016 ), Bức tranh thế giới
đương đại [86], đối với vấn đề ANPTT, cho rằng: ANPTT là một loại “an ninh
mới” xuất hiện ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Theo các tác giả, ANPTT nhấn
mạnh một quan niệm về an ninh rộng rãi hơn ngoài thực thể quốc gia về mặt địa
lý và chính trị như an ninh khu vực, an ninh toàn cầu và an ninh con người.
Những thách thức ANPTT, về lâu dài sẽ “làm xói mịn quyền lực nhà nước, làm
cho nhiều mặt hoạt động và đời sống con người trở nên kém an toàn, từ an tồn về
kinh tế, tài chính đến an tồn văn hóa, xã hội, mơi trường, an tồn chính trị” [86,
tr.263]. Để bảo vệ ANQG “phải ln ln chủ động phịng ngừa, chủ động tiến
cơng, phải lấy chủ động phịng ngừa là chính, kết hợp tốt phịng ngừa xã hội với
phịng ngừa nghiệp vụ” [86, tr.322].

Trịnh Tiến Việt (Chủ biên, 2017), Pháp luật hình sự Việt Nam
trước thách thức an ninh phi truyền thống [160]. Tiếp cận từ góc độ khoa
học hình sự làm trọng tâm và kết hợp với khoa học an ninh, tội phạm học,
tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về pháp luật hình sự Việt
Nam trước thách thức ANPTT, đặc biệt là với một số tội phạm phi truyền

thống. Tác giả nhận định sự phát triển, ứng phó của quy định pháp luật
hình sự nước ta trước thách thức ANPTT và tình hình một số tội phạm
ANPTT với đặc trưng là tính xuyên quốc gia. Do vậy, địi hỏi phải có các
giải pháp đặc biệt bảo đảm thực thi nhằm giải quyết hiệu quả các loại tội
phạm an ninh phi truyền thống.

18

Tô Lâm và Nguyễn Xuân Yêm (Tổng chủ biên, 2017), An ninh phi
truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế [106]. Từ góc độ an ninh, cuốn sách
bao quát khá toàn diện các vấn đề ANPTT. Các tác giả cho rằng: tư duy mới về
an ninh quốc gia và nhận diện ANPTT là các mối đe dọa và các nguy cơ, thách
thức mang tính tồn cầu; ANPTT ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế có
ảnh hưởng trực tiếp tới cơng tác bảo vệ ANQG và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Nhận diện đúng mối đe dọa của ANPTT mới có phương hướng, giải pháp nhằm
ứng phó với các nguy cơ, thách thức ANPTT ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Phương Hoa (Chủ biên, 2018), Một số vấn đề an ninh phi
truyền thống ở khu vực biên giới Việt - Trung [92]. Tác giả đưa ra những vấn đề
lý luận và thực tiễn liên quan đến ANPTT ở biên giới Việt - Trung từ năm 2008
đến nay, tác giả đưa ra sáu vấn đề ANPTT dựa trên ba khía cạnh thực trạng,
nguyên nhân và tác động của ANPTT. Trong đó, có vấn đề đã xuất hiện và tồn
tại từ lâu, có vấn đề mới phát sinh, diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia
tăng; có vấn đề mang tính hai chiều, có vấn đề chủ yếu mang tính một chiều;
mức độ nghiêm trọng, tình hình phát triển của các vấn đề tỉ lệ thuận với mức độ
phát triển giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như giữa địa
phương biên giới hai nước.

Lưu Thúy Hồng (2021), Vấn đề an ninh phi truyền thống trong quan hệ
quốc tế hiện nay [94]. Cuốn sách gồm 4 chương, nghiên cứu một số vấn đề

ANPTT trên ba góc độ tiếp cận: cấp độ cá nhân, cấp độ quốc và cấp độ hệ thống.
Tác giả đi sâu phân tích thực trạng, những tác động, những hậu quả và hướng giải
quyết vấn đề ANPTT ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng diễn
biến khó lường, các nguy cơ ANTT và ANPTT đan xen và chuyển hóa phức tạp.
Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm ứng phó với những tác động của yếu
tố ANPTT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong thúc đẩy quan
hệ song phương, tăng cường quan hệ đa phương với các quốc gia để giải quyết
các vấn đề ANPTT, “là cơ sở định hình cho một mơ hình hợp tác về an ninh, an
ninh phi truyền thống cho tương lai” [94, tr.270].

19

Tô Lâm (Chủ biên, 2021), Những điểm mới về an ninh quốc gia trong
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng [107], quan niệm bảo đảm ANQG, trật tự an
tồn xã hội khơng chỉ được hiểu là trạng thái vững vàng ổn định của một chủ
thể chính trị độc lập, có chủ quyền trong quan hệ quốc tế mà còn bao hàm cả
sức mạnh tổng hợp và khả năng ứng phó linh hoạt của quốc gia trước các mối
đe dọa bên trong và bên ngoài nhằm bảo đảm trạng thái vững vàng, ổn định
của quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tư duy về phạm vi, mục tiêu bảo vệ
ANQG khơng bó hẹp trong các vấn đề an ninh chính trị, qn sự truyền thống,
mà cịn bao qt cả những vấn đề ANPTT. Đặt ra yêu cầu có sự chuyển đổi về
chất của các cơ quan chức năng để có đủ năng lực nghiên cứu, đánh giá, dự báo
xu hướng phát triển và đề ra cách thức đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả, từ sớm,
từ xa với các đe dọa an ninh, trật tự.

Ngồi các các cơng trình tiêu biểu trên cịn có một số bài báo khoa học
viết về vấn đề ANPTT, nổi lên như:

Nguyễn Vũ Tùng (2008), “Tiếp cận thách thức an ninh phi truyền thống”
[138] cho rằng, ANPTT cần được hiểu trong bối cảnh so sánh với ANTT. Theo

tác giả, ANPTT và ANTT khơng hồn tồn có tính loại trừ nhau và những gì
khơng thuộc ANTT là ANPTT. Do đó, việc xử lý các thách thức an ninh phi
truyền thống khơng tách rời vai trị của nhà nước, trong bất kỳ tình huống nào
nhà nước vẫn đóng vai trị trung tâm.

Nguyễn Trung Kiên (2013), “Một số vấn đề về An ninh phi truyền
thống” [95]. Tác giả cho rằng, khi quan niệm về ANPTT vẫn còn nhiều
tranh luận trong các học giả trên thế giới và hiện nay các nghiên cứu về
ANPTT cả trong và ngồi nước đều đang có xu hướng kéo dài danh sách
các vấn đề an ninh phi truyền thống. Theo tác giả, khi nghiên cứu ANPTT
ở Việt Nam cần có những phương pháp đo lường và ấn định từng mức độ
nghiêm trọng của vấn đề ANPTT, cần thống nhất về nội hàm của quan
niệm này, qua đó, bổ sung cho việc phát triển lý luận an ninh góp phần đảm
bảo vững chắc an ninh quốc gia trong tình hình mới.


×