Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.08 KB, 101 trang )

PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY


MỤC LỤC
Trang
Trang..................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................4
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát huy vai trò nhân tố chủ
quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay”
làm đề tài luận văn của mình.........................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................6
Nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò của nhân tố chủ quan
trong sự nghiệp bảo vệ ANQG là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, chủ đề này từ trước đến nay đã
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học quân sự và dân sự.
Trong những tài liệu mà chúng tôi cập nhật được về mảng đề tài này, có thể
kể đến những công trình nghiên cứu điển hình như sau:...............................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................16
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................16
5. Giả thuyết khoa học.....................................................................................17
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................17
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu......................................................................17
8. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................17
9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn...................................18
10. Cấu trúc của luận văn................................................................................19
Chương 1. PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.....................19
1.1. Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của


con người.........................................................................................................19
1.1.1. Nhân tố chủ quan...................................................................................19
1.1.2. Vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động thực tiễn của con người.......23
Theo quan điểm của triết học MLN, tự nhân tố chủ quan không thể thay đổi
thế giới, muốn thay đổi thế giới phải thông qua thực tiễn của con người.......23
1.2. ANQG và tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ ANQG hiện nay...........31


1.2.1. Khái niệm An Ninh Quốc Gia...............................................................31
1.2.2. Tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ ANQG hiện nay........................36
1.3. Đặc điểm tình hình bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre và sự cần
thiết phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa
bàn tỉnh Bến Tre hiện nay................................................................................42
1.3.1. Đặc điểm tình hình bảo vệ ANQG trên địa bàn Bến Tre hiện nay........42
1.3.2. Sự cần thiết phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ
ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay......................................................50
Chương 2. PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP..............................................55
2.1. Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ
ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay......................................................55
2.1.1. Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan
trong sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay.................55
2.1.2. Những hạn chế của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự
nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay...............................63
2.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự
nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay...............................67
2.2.1. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với sự
nghiệp bảo vệ ANQG ở tỉnh Bến Tre hiện nay...............................................67
2.2.2. Xây dựng lực lượng Công an nhân dân tỉnh Bến Tre trong sạch, vững

mạnh, từng bước hiện đại................................................................................71
2.2.3. Phát huy vai trò quần chúng nhân dân, xây dựng thế trận an ninh nhân
dân trong bảo vệ ANQG ở tỉnh Bến Tre hiện nay...........................................74
2.2.4. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của Công an nhân dân tỉnh, đấu tranh
phòng chống sự lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng
của các lực lượng thù địch...............................................................................79
PHỤ LỤC........................................................................................................87
.........................................................................................................................94


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................95

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những di sản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí
Minh là tài sản tinh thần vô giá đối với cách mạng Việt Nam nói chung
và đối với sự nghiệp bảo vệ ANQG nói riêng. Vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt
qua muôn vàn khó khăn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong
những thành quả vĩ đại của cách mạng dân tộc, nổi bật nhất là toàn
Đảng, toàn dân ta đã bảo vệ được vững chắc ANQG trong mọi tình
huống, dù đất nước trong bối cảnh chiến tranh hay hòa bình, dù đất
nước gặp khó khăn trong điều kiện bị kẻ thù bao vây cấm vận, trong lúc
chính quyền non trẻ cũng như lúc chính quyền vững mạnh như ngày
nay.
Để có được thành quả đó, điều quan trọng hàng đầu trong quá
trình lãnh đạo, Đảng ta đã sớm xác định ANQG là vấn đề hệ trọng gắn
liền với vận mệnh quốc gia dân tộc và coi bảo vệ ANQG là nhiệm vụ
thiêng liêng cao cả của toàn Đảng, toàn dân tộc ta. Kỳ họp thứ VI của

Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật
ANQG, chỉ rõ trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ ANQG, nguyên tắc hoạt
động bảo vệ ANQG. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta cũng xác định nhiệm vụ bảo vệ


ANQG trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, an
ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, tình hình ANQG và trật tự an
toàn xã hội ổn định. Những thành tựu đó đã tạo đà phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội chung của đất nước nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng.
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với
diện tích tự nhiên là 2.360km 2 được hợp thành bởi ba dãy cù lao, đó là
cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh do phù sa của 4 nhánh sông
Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông
Cổ Chiên) nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp Biển Đông với
chiều dài đường biển khoảng 65km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía
Tây và phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển
Đông. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87km
về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An, cách thành phố Cần Thơ
120km. Bến Tre là một tỉnh thuần nông nhưng có vai trò rất quan trọng
về phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại và an ninh quốc
phòng trong vùng kinh tế thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Kinh tế Bến Tre tăng trưởng bình quân 7,3%/năm, thu nhập bình quân
đầu người năm 2016 gấp 1,66 lần năm 2010. Tuy nhiên, Bến Tre vẫn
còn là tỉnh nghèo, trình độ phát triển kinh tế còn thấp. Thu nhập tính
theo đầu người đạt 34,7 triệu đồng/năm, đứng thứ 11/13 tỉnh, thành phố
trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và bằng 50% so bình quân
chung cả nước. Trong năm 2016 tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư
19 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký 3.370,912 tỷ đồng; cấp
mới 2 giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI có vốn đăng ký 15 triệu USD,

đến nay, toàn tỉnh có 142 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký 14.820,7 tỷ đồng và 49 dự án FDI tổng vốn đăng ký 619,15
triệu USD.
Phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre trong những năm tới hứa
hẹn nhiều triển vọng lạc quan, sẽ cùng cả nước tạo ra “đường băng” để
cất cánh thời hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhiều dự án, công trình trọng


điểm, nhất là về hạ tầng kỹ thuật, đã và sẽ được triển khai tại Bến Tre
có liên quan đến sự phát triển của vùng và của cả nước.
Tuy nhiên, trước xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thì bên
cạnh những cơ hội là những thách thức mới đối với sự nghiệp bảo vệ
ANQG. Trong thời gian tới, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu
vực sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường sẽ tác động trực tiếp, nhiều
mặt đến kinh tế trong nước cũng như tỉnh Bến Tre. Trước tình hình đó,
vấn đề ANQG và trật tự an toàn xã hội ở địa bàn tỉnh Bến Tre dự báo
cũng diễn biến hết sức phức tạp. Vì vậy, sự nghiệp bảo vệ ANQG đòi
hỏi cần phải có sự nỗ lực phát huy cao độ vai trò nhân tố chủ quan của
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân cùng
với lực lượng nòng cốt là cán bộ chiến sỹ Công an.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát huy vai trò nhân
tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre
hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò của nhân tố
chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG là vấn đề vô cùng quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, chủ đề này từ
trước đến nay đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học quân sự và dân sự. Trong những tài liệu mà chúng tôi cập nhật được
về mảng đề tài này, có thể kể đến những công trình nghiên cứu điển

hình như sau:
Thứ nhất, nhóm những nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát
huy vai trò nhân tố chủ quan
Phạm Ngọc Minh (2000), trong “Luận văn Tiến sĩ Triết học”: Về
nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn ở nước ta hiện nay (Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội) đã trình bày một cách khái quát về nội hàm các khái
niệm “Nhân tố chủ quan”, “Nhân tố khách quan” và mối quan hệ giữa


chúng cũng như vai trò của từng nhân tố trong thời kỳ cả nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Thông qua đó tác giả cũng nêu lên một số giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan (Đảng, Nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chung, Quân đội, Công an, cũng
như mỗi công dân) ở nước ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước hiện nay.
Nguyễn Văn Ninh (2001), trong Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nhân
tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay (Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh) đã nêu bật vai trò nhân tố chủ quan, mà chủ yếu
là Đảng Cộng sản và Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam trong hoạch
định các chủ trương chính sách định hướng phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
Trong “Luận văn Thạc sỹ triết học” (2006), Những nhân tố chủ
quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh
Phú Thọ hiện nay (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội),
tác giả Đinh Thị Hoa đã làm rõ vai trò của nhân tố chủ quan với việc
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tác giả đồng thời nhấn mạnh
những điều kiện khách quan tác động đến vai trò giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc của nhân tố chủ quan trong giai đoạn hiện nay.

Theo tác giả, nhân tố chủ quan đóng vai trò không nhỏ trong việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mặc dù ở Việt Nam hiện nay
có sự tác động lớn của điều kiện khách quan như xu hướng toàn cầu
hóa, cơ chế kinh tế thị trường (thương mại hóa các hiện tượng, sự kiện,
lễ hội văn hóa) dẫn đến sự bào mòn, mai một bản sắc dân tộc, đặc biệt
đối với một tỉnh đa sắc tộc và giàu bản sắc văn hóa như Phú Thọ.
Thứ hai, nhóm những công trình nghiên cứu về sự tác động của
bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước đến ANQG
Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự (2003) trong chuyên khảo Bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nxb. Quân


đội nhân dân, Hà Nội) đã phác thảo một bức tranh tổng thể về những điều
kiện, hoàn cảnh quốc tế và trong nước tác động đến tình hình ANTT ở nước ta
hiện nay, qua đó gợi ý những giải pháp giải quyết và khắc phục. Theo các tác
gỉả, bảo vệ an ninh Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới là một nhiệm vụ
quan trọng nhưng không kém phần phức tạp do hoàn cảnh quốc tế có nhiều
thay đổi, kỹ thuật quân sự của thế giới, nhất là các nước láng giềng quanh ta
đã tiến bộ, trong khi đó kỹ thuật quân sự Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong bài báo Bảo vệ ANQG Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa đăng
trên “Tạp chí Công An Nhân Dân” (chủ đề an ninh và xã hội), tác giả Hoàng
Tăng Cường (2006), cho rằng, toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược, do
vậy Việt Nam cần nhanh chóng tham gia. Tuy nhiên, toàn cầu hóa, trong đó
có phương diện “Toàn cầu hóa về quân sự”, “Toàn cầu hóa về an ninh” cũng
đang tạo ra những thách thức lớn về ANQG, an toàn lãnh thổ. Trước bối thách
thức đó, hơn bao giờ hết, các chiến sĩ công an - những người đi đầu trong lĩnh
vực giữ gìn an ninh cho Tổ quốc một mặt cần phải nâng vai trò trách nhiệm,
mặt khác phải nâng cao trình độ nghiệp vụ (võ thuật, tin học, ngoại ngữ, kỹ
năng giao tiếp, sự am hiểu luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế, v.v.) để
đối phó với tình hình mới, với những lực lượng thù địch dấu mặt, không tên.

Tác giả Lê Hồng Anh (2006), trong bài báo Nhiệm vụ bảo vệ ANQG,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay, đăng trên “Tạp chí
Công An Nhân Dân”, số tháng 5/2006 đã nêu bật tình hình ANQG Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XXI, cảnh báo những hiểm họa có thể xảy ra về mặt
an toàn trật tự trong bối cảnh việt Nam đang gia nhập làn sóng toàn cầu hóa
cũng như mở cửa với nhiều sân chơi quốc tế. Theo tác giả, khi cách mạng
công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì an ninh mạng càng cần thiết.
Nguyễn Văn Dân trong cuốn Con người và văn hóa Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập, (Nxb. Khoa học xã hội 2009) đã phân tích những
biến đổi về tâm lý và văn hóa ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI có thể tác động lớn đến tình hình chính trị, tư tưởng, từ đó
tạo nên một số biến động xã hội, ảnh hưởng đến ANQG, an toàn xã hội. Theo


tác giả, những giá trị truyền thống như “đa nguyên chính trị”, “dân chủ”,
“nhân quyền” đang được tầng lớp thức nhìn nhân lại theo tiêu chuẩn phương
Tây. Do vậy, lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội cũng cần có
cập nhanh chóng tri thức về các hiện tượng này để có phương pháp đấu tranh
khôn khéo, linh hoạt, mềm dẻo, tránh sự chủ quan, manh động khi không cần
thiết.
Cuốn Xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng trong thì kỳ
mới (Nxb.CTQG 2011) do Lê Minh Vụ và Nguyễn Bá Dương đồng chủ biên
đã đưa ra những dự báo tình hình phức tạp của nước ta về an ninh trong giai
đoạn thực hiện kinh tế thị trường và tham gia làn sóng toàn cầu hóa, từ đó đề
xuất những giải pháp xây dựng lực lượng quân đội vững mạnh để đáp ứng
yêu cầu mới về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội.
Cuốn sách Xây dựng quân đội về chính trị - lý luận và thực tiễn ,
(Nxb. CTQGST 2017) do Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương - Viện trưởng
“Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự” chủ biên đã tập hợp nhiều bài
viết của các nhà ngiên cứu quân sự của viện thuộc các mảng đề tài như: 1)

“Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị”. 2) Công tác Đảng, công tác chính trị - Linh hồn mạch
sống của quân đội”. 3) Đấu tranh phòng chống âm mưu thủ đoạn “phi
chính trị hóa” quân đội. Các bài viết tập trung phân tích bản chất một số
quan điểm “trái chiều” gần đây về vấn đề đòi “phi chính trị hóa” quân đội,
đặt quân đội đứng ở vị trí trung lập - nghĩa là phủ nhận vai trò bảo vệ
Đảng của quân đội. Theo các tác giả, đây thực chất là sự biểu hiện của
chủ nghĩa xét lại, là hạ thấp để đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội, công an.
Thứ ba, nhóm những công trình nghiên cứu về sự nghiệp bảo vệ
ANQG Việt Nam
Để có căn cứ pháp lý trong công tác giữ gìn trật tự ANQG, Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật ANQG số 32/2004/QH11,
ngày 03 tháng 12 năm 2004. Nội dung của Luật căn cứ Hiến Pháp nước


Cộng Hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa
X, kỳ họp thứ 10. Trong Luật ANQG, nhiều quy định, điều khoản về an
ninh quốc gia đã được ghi nhận, hợp pháp hóa thành văn bản quy phạm
pháp luật - đó là những căn cứ pháp lý để nâng cao tinh thần bảo vệ
ANQG của mọi công dân cũng như trừng phạt những tội vi phạm ANQG.
Để giải thích thêm những khái niệm và văn bản quy phạm pháp luật
trong Luật ANQG do Quốc hội ban hành, Nguyễn Viết Sách (2006), đã viết
bài báo Công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng nâng cao ý thức bảo vệ
ANQG theo quy định của Luật ANQG, đăng trên “Tạp chí Công An Nhân
Dân”, (số chuyên đề tháng 1). Trong bài báo này, tác giả khẳng định rằng,
công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật về ANQG là khá quan trọng, giúp
mỗi cán bộ chiến sĩ trong quân đội, công an và mỗi công dân việt Nam hiểu rõ
trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong tình hình

hiện nay, khi vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biển đảo giữa các quốc gia đang trở
nên vô cùng phức tạp.
Hồ Trọng Ngũ (2006), trong bài Quản lý nhà nước về ANQG, đăng trên
“Tạp chí Công An Nhân Dân” (số chuyên đề tháng 1) đã nêu lên một số quy
định về quản lý của Nhà nước Việt Nam về lĩnh vực an ninh. Theo tác giả,
trong nhà nước phong kiến Việt Nam, tội vi phạm ANQG được xếp vào loại
đứng đầu trong “thập ác” (mười tội nghiêm trọng). Ngày nay chúng ta cũng
cần kế thừa quan điểm đó, điều này đã được thể hiện trong “Bộ luật hình sự
Việt Nam”.
Quan điểm đề cao vai trò của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc
bảo vệ an ninh cũng được phản ánh trong các bài báo điển hình: 1) Phạm Đức
Du (2006), Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị kinh tế, xã
hội trong bảo vệ ANQG, “Tạp chí Công An Nhân Dân” (số chuyên đề tháng
1). 2) Phạm Khắc Hiến (2006), Những nguyên tắc hoạt động bảo vệ ANQG,
“Tạp chí Công An Nhân Dân”, (số chuyên đề tháng 1). 3) Trần Thế Quân
(2006), Bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ ANQG, “Tạp chí Chí Công


An Nhân Dân”, (số chuyên đề tháng 1). 4) Trần Minh Thư (2006), Tăng
cường công tác đảm bảo ANQG khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO), “Tạp chí Công An Nhân Dân”. 5) Trần Đại Quang (2006),
Xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ ANQG theo quy định của Luật
ANQG, “Tạp chí Công An Nhân Dân” (số chuyên đề tháng 1). 6) Xã luận “Sự
lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh,
trật tự và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta”, “Tạp chí Công
An Nhân Dân”, số 9/2006.
Đại tướng Lê Hồng Anh “Đảng cộng sản Việt Nam 80 năm xây
dựng và phát triển” (Nxb. Chính trị Quốc Gia Hà Nội 2010), bài viết nêu
lên diễn biến tình hình cùng với những nguy cơ mà Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X đã nêu, đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với vai trò

lãnh đạo của Đảng. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự nghiệp vĩ đại của dân tộc
ta, là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, trong đó lực
lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt. Bảo vệ Tổ quốc cũng là một trong hai
nhiệm vụ chiến lược; là quan điểm cơ bản, xuyên suốt và nhất quán của Đảng
ta trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân giá trị lý luận và
thực tiễn của Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm, do Nxb. Chính trị Quốc gia ấn
hành, 2016. Nội dung tác phẩm gồm 2 phần, phần thứ nhất: Sự cần thiết phải
nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân; đặc biệt ở
phần thứ hai của cuốn sách, tác giả đã dành nhiều thời gian, công sức, tâm
huyết để nói về Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân và sự vận dụng
trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở nước ta hiện nay.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Công an
toàn quốc lần thứ 72 “Công an nhân dân phải là lực lượng nòng cốt giữ vững
ANQG” Lực lượng Công an phải là lực lượng nòng cốt, phối hợp với các Bộ,
ngành, đoàn thể, giữ vững ANQG trong mọi tình huống, đặc biệt Đồng chí
Tổng Bí Thư nhấn mạnh và chỉ đạo, yêu cầu lực lượng Công an nhân dân phải


đề ra giải pháp tích cực phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội
phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm công nghệ cao.
Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND tỉnh Bến Tre, ngày 01/03/2017 về
việc ban hành “Quy chế phối hợp công tác bảo vệ ANQG và đảm bảo trật tự
an toàn xã hội trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch trên địa bàn
tỉnh Bến Tre” quy định về nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm
phối hợp giữa các đơn vị trong lực lượng Công an và cơ quan, tổ chức của
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bảo vệ ANQG và bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội trên địa bàn Bến Tre.
Bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang “Quán triệt thực
hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an

ninh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện nay”
đã nêu lên Đảng ta đặc biệt đề cao vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc; xác định tăng cường quốc phòng, giữ vững ANQG là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân,
trong đó quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Cuốn sách Một số vấn đề về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới của
thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Thắng (Nxb. CTQG 2014) đã đề cập đến một số
vấn đề như: 1) Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.2) Xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong vững mạnh trong thời
kỳ mới. 3) Đấu tranh phòng chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình
của các thế lực thù địch và “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thứ tư, nhóm những nghiên cứu về phát huy vai trò nhân tố chủ quan
trong sự nghiệp bảo vệ ANQG Việt Nam
Vấn đề vai trò “nhân tố chủ quan” và “điều kiện chủ quan” đã được
nhiều nhà khoa học quân sự cũng như dân sự quan tâm nghiên cứu, nhiều bài
viết của các tác giả đăng trên các tạp chí cũng như các luận văn, luận văn
nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu điển
hình như sau:


Cố GS. Lê Hữu Tầng - Viện hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam với bài
viết Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn tác dụng năng động của nhân tố
chủ quan, trong cuốn “Đại hội V, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1984). Bài viết nhấn mạnh vai trò của nhân tố chủ quan và nêu
lên sự cần thiết, yêu cầu của việc phát huy và sử dụng đúng đắn tác dụng năng
động của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Hai bài báo Bàn về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
trong xây dựng CNXH (1989) và Những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất
lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (1991) của TS.
Trần Bảo đăng trên Tạp chí Triết học (số 3 tháng 9/1991) đã khắc họa cho

chúng ta thấy nhân tố chủ quan có vai trò quan trọng như thế nào trong công
cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con
người với tư cách không chỉ là lực lượng lao động hàng đầu của xã hội mà
còn là chủ thể duy nhất bảo vệ ANTQ.
Nhiều luận văn, nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành
Triết học cũng đề cập đến vấn đề phát huy nhân tố chủ quan trong công tác
bảo vệ ANQG, như: 1) Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định hướng XHCN
của nền kinh tế nhiều thành phần của Nguyễn Chí Mỳ (Tạp chí Cộng sản, số
10/5/1997). 2) Một cách tiếp cận về cặp phạm trù “điều kiện khách quan” và
“nhân tố chủ quan”, của Phạm Văn Nhuận (Tạp chí triết học, số 6/1999). 3)
Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn ở nước ta hiện nay (2000), Luận văn Tiến sỹ Triết học của Phạm Hồng
Minh (Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội). 4) Vũ Hữu Phê
(2004), Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị
quyết Đảng ở nước ta hiện nay, “Luận văn Thạc sĩ Triết học” (Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội). Trong bài viết của mình, các tác
giả đều thống nhất ở quan điểm cho rằng, về phương diện triết học, nhân tố
chủ quan và nhân tố (điều kiện) khách quan tác động trong mối quan hệ biện
chứng, quy định lẫn nhau. Trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò “chủ thể”
của nhận thức và hành động, lấy “điều kiện khách quan” làm khách thể nhận
thức và cải tạo. Tuy nhiên tính hiệu quả của công việc cải tạo điều kiện khách


quan phụ thuộc vào trình độ nhận thức, thái độ và lòng nhiệt tình của nhân tố
chủ quan.
Luận văn Tiến sỹ của Nguyễn Hồng Lương (2005) với đề tài: Phát huy
nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội) đã
làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống
chính trị cấp cơ sở, những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò nhân tố
chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở, đồng thời tìm hiểu

thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ
thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó nêu lên phương hướng
và giải pháp để phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ
thống chính trị cấp cơ sở.
Cuốn Học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của V.I.Lênin - Giá trị lịch sử
và hiện thực, do Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự biên soạn (Nxb.
CTQG 2011) đã phân tích quan điểm của Lênin về tính thường xuyên và tất
yếu phải bảo vệ Tổ quốc XHCN trước mọi sự tấn công của thù trong, giặc
ngoài. Trong đó nhấn mạnh quan điểm của Lênin về sự gắn bó mật thiết giữa
tính chính trị và tính quân sự, chống lại mọi quan điểm “phi chính trị hóa”
quân đội.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, với bài viết Biện chứng cái chủ quan và
cái khách quan trong tư tưởng của V.I.Lênin, đăng trên “Tạp chí Lý luận
chính trị” (số 10-2012) đã nêu lên quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về
mối tương quan giữa cái chủ quan và cái khách quan. Phân tích quan điểm
của Lênin về vai trò của nhân tố chủ quan trong lịch sử; về sự tương tác biện
chứng phức tạp giữa cái chủ quan và cái khách quan; sự phân tích sâu sắc của
Lênin về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong quá trình xây
dựng CNXH.
TS. Phan Mạnh Toàn với bài viết Nhân tố chủ quan trong phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay đăng trên “Tạp chí
Lý luận chính trị” (số 5-2016) đã khẳng định: Việc phát huy vai trò của những
nhân tố chủ quan đó là yêu cầu không thể thiếu, bởi nó không chỉ là “bà đỡ”


cho những điều kiện, tiền đề của Kinh tế thị trường định hướng XHCN được
tạo lập mà còn chủ động can thiệp trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách
quan để khắc phục những mặt trái, những khuyết tật của thị trường, bảo đảm
cho việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.

Thứ năm, nhóm công trình phản ánh tình hình an ninh, ghi nhận thành
tích bảo vệ an ninh của lực lượng an ninh tỉnh Bến Tre.
Nhóm công trình này được phản ánh trên Báo điện tử “Tin tức Bến
Tre” - một trong những cổng thông tin điện tử quan trọng của tỉnh. Đây là
những tư liệu quý giá, sinh động mang giá trị thời sự để tác giả luận văn khai
thác những số liệu cụ thể về tình hình an ninh và bảo vệ an ninh của lực lượng
chuyên trách như công an, bộ đội biên phòng.
Các bài: 1) Ngọc Bên, Bộ đội biên phòng 598 thắt chặt tình quân dân
(cập nhật ngày 05/07/2016). 2) Phóng viên P.Y., Bộ đội biên phòng Bến Tre
“Giữ vững kỷ cương, sống có tình thương, đề cao trách nhiệm” (cập nhật
ngày 05/07/2016). 3) Văn Thanh, Những chặng đường vẻ vang của lực lượng
mang quân hàm xanh tính Bến Tre, (cập nhật ngày 02/03/2018) đã nêu bật
tinh thần “đi dân nhớ, ở dân thương”, tinh thần trách nhiệm bảo vệ biên cương
của các chiến sĩ biên phòng đóng trên địa bàn tỉnh, nhờ làm tốt công tác dân
vận mà nhân dân vùng biên giới đã giúp đỡ bộ đội rất nhiều trong đời sống
cũng như trong công tác bảo vệ an ninh biên giới.
Tác giả Hoàng Vũ trong bài Công an tỉnh Bến Tre đón nhận danh hiệu
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, (cập nhật ngày 31/05/2016) đã tổng
kết những thành tích mà công an Bến Tre đạt được trong nhiều thập kỷ, nhờ
đó họ xứng đáng được nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hoàng Đức trong bài Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ
công an tỉnh Bến Tre - nhiều thành tích đóng góp trong xây dựng lực lượng
(cập nhật ngày 14/06/2016) phản ánh công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện
lực lượng công an của tỉnh - một trong những nhiệm vụ trọng yếu quyết định
thành công của sự nghiệp bảo vệ an ninh trên địa bàn tỉnh.


Phó bí thư tỉnh Ủy, chủ tịch UBD tỉnh Bến Tre - Cao Văn Trọng trong
bài Lực lượng công an Bến Tre lập thành tích xuất sắc chào mừng năm hành
động của tỉnh (cập nhật ngày 20/01/2017) biểu dương những thành tích mà

công an tỉnh đã đạt được trong nhiều năm qua, trong đó nổi bật là công tác
bảo vệ an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Kết quả của những công trình nghiên cứu điển hình như chúng tôi
đã nêu trên đây đem lại những giá trị quý báu về mặt lý luận lẫn thực
tiễn cũng như phương pháp luận cho chúng tôi trong quá trình nghiên
cứu. Các tác giả đồng thời đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau của
điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xã hội nói chung để vận
dụng vào giải quyết từng vấn đề cụ thể, trong đó có vấn đề bảo vệ an
ninh quốc phòng đang đặt ra ở việt nam hiện nay.
Nhiều công trình nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề nhiệm vụ,
trách nhiệm quyền hạn cũng như thực chất về việc sự nghiệp bảo vệ bảo
vệ ANQG (ANQG) một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
việt Nam và công pháp Quốc tế. Tuy nhiên, xét về góc độ nhân tố chủ
quan thì ít được các tác giả quan tâm, nhất là vận dụng vào từng đơn vị,
địa phương cụ thể là quy mô cấp tỉnh để đưa ra những quan điểm, giải
pháp phát huy nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG ở Việt
Nam nói chung, ở tỉnh Bến Tre nói riêng hiện nay thì còn chưa được đề
cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của nhân tố chủ quan
trong sự nghiệp bảo vệ ANQG ở Việt nam và ở tỉnh Bến Tre, tìm hiểu
thực trạng phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ
ANQG ở Bến Tre hiện nay, từ đó luận văn nêu lên những giải pháp cơ
bản phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG
trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ
ANQG ở Việt Nam và tỉnh Bến Tre.



Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự
nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay
5. Giả thuyết khoa học
Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước Việt Nam hiện nay. Nếu phát huy tốt vai trò nhân tố chủ quan trong
sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre sẽ góp phần mang lại
hiệu quả to lớn trong việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, thực hiện được
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong tình hình phức tạp hiện
nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung như: nhân tố chủ quan, vai trò
của nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người, ANQG, sự nghiệp bảo
vệ ANQG và an ninh ở tỉnh Bến Tre hiện nay.
- Chỉ ra vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG ở
Việt Nam cũng như sự cần thiết phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong
sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay.
- Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp
bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nhân tố
chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy nhân tố chủ quan trong
sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2006 đến
nay (2018) trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng về
tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Chủ nghĩa


Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát
huy vai trò nhân tố chủ quan, về mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ
quan với điều kiện khách quan. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu khác, như: phân tích và tổng hợp, logic và lịch
sử, thống kê, khái quát hóa, trừu tượng hóa.
9. Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn
- Những luận điểm cơ bản
ANQG hay bảo toàn lãnh thổ là vấn đề cơ bản, hệ trọng của mỗi quốc
gia đã được ghi nhận trong “Hiếp pháp”, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Nhân tố chủ quan có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ
ANQG, thể hiện tính độc lập, tích cực sáng tạo của chủ thể trong bối cảnh
chiến tranh cũng như trong trạng thái hòa bình.
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG trên
địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay là một việc làm vô cùng cần thiết, nhằm góp
phần thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Do vậy, ngoài những lực lượng chuyên trách (quân đội, công an) cần có sự hỗ
trợ của toàn dân.
- Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung cơ bản vai trò
nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG. Chỉ ra sự cần thiết của việc
nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG ở tỉnh
Bến Tre hiện nay. Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong
sự nghiệp bảo vệ ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay. Đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ
ANQG trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong tình hình hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Luận văn hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho

chính quyền các cấp đưa ra các giải pháp thiết thực để phát huy vai trò nhân tố
chủ quan trong giữ gìn ANQG ở tỉnh Bến Tre hiện nay; đồng thời làm tài liệu
nghiên cứu về các lĩnh vực như triết học, chính trị - xã hội, an ninh xã hội.


10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

Chương 1. PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẾN TRE HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.1. Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt
động của con người
1.1.1. Nhân tố chủ quan
“Nhân tố chủ quan” là một trong những khái niệm cơ bản của Triết học
Mác - Lênin (MLN), thường dùng để diễn đạt vấn đề trong mối quan hệ với
khái niệm “Điều kiện khách quan”. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, đây là một
cụm từ ghép, do vậy, để làm rõ nội hàm của khái niệm này, trước hết phải làm
rõ nghĩa hai thuật ngữ (tính từ) “Chủ quan” và (danh từ) “Nhân tố”.
Trong Từ điển tiếng Việt do Quý Lâm và Kim Phượng chủ biên, Viện
ngôn ngữ học Việt Nam phát hành (2014) viết: “Chủ quan là 1) Cái thuộc về
thức, ý chí của con người trong quan hệ đối lập với khách quan. Ví dụ, làm
theo ý muốn chủ quan. 2) a) Cái thuộc về tự bản thân mình, về cái vốn có và
có thể có của bản thân như sự nỗ lực, năng lực chủ quan. b) Việc làm xuất
phát từ ý thức, ý chí của mình mình mà không coi trọng đầy đủ khách quan.
Ví dụ: phương pháp chủ quan, chủ quan khinh địch”. “Nhân tố: một trong
những điều kiện kết hợp với nhau để tạo ra một kết quả. Ví dụ, chuẩn bị kỹ,
có phương pháp khoa học, cố gắng khắc phục khó khăn - đó là những nhân tố

thành công” [37;124 và 455].


Bộ Từ điển Anh - Việt do Viện Ngôn Ngữ học biên soạn (1996) ghi về
mục “Chủ quan” là: “Subjective: 1) Về ý kiến, cảm xúc tồn tại trong đầu,
không phải do những cái bên ngoài tâm trí tạo ra. Ví dụ, nhận thức của chúng
ta về thực tế thường bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan, như sự mệt mỏi
chẳng hạn. 2) Dựa trên sở thích, quan điểm cá nhân. Ví dụ: một nhận xét rất
chủ quan về vở kịch. Một nhà phê bình văn học không nên quá chủ quan
trong cách tiếp cận của mình. 3) Một cách chủ quan. Ví dụ, đừng đánh giá
công việc của cô ta một cách quá chủ quan”. “Factor: sự việc, hoàn cảnh góp
phần tạo ra một kết quả. Ví dụ, những nhân tố môi trường, những nhân tố đã
ảnh hưởng đến quyết định của tôi” [75;1758 và 586].
Cuốn Sổ tay từ Hán - Việt, do các tác giả Phan Văn Các và Lại Cao
Nguyện biên soạn có ghi về mục chủ quan: “Chủ quan:1) Cái thuộc về ý thức,
ý chí của con người. Ví dụ: làm cho cái chủ quan phù hợp với khách quan. 2)
Thuộc về bản thân. Ví dụ: Năng lực chủ quan”. “Nhân tố: 1) Yếu tố cấu thành
sự vật.2) Nguyên nhân hoặc điều kiện quyết định thành bại của sự vật, sự
việc. Ví dụ, nhân tố thắng lợi” [14; 49 và 163].
Dựa trên những căn cứ về phương diện ngôn ngữ học như đã nói trên,
xét về cả gốc Hán - Việt và gốc từ tiếng phương Tây, chúng ta thấy thuật ngữ
“Nhân tố chủ quan” dùng để chỉ những phẩm chất (cả vật chất và tinh thần)
thuộc về con người như sức khỏe, năng lực tư duy, ý chí, tình cảm (cảm xúc)
mà con người sử dụng trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm
cải tạo thế giới (tự nhiên và xã hội). Quan nịệm như vậy của chúng tôi về nội
hàm khái niệm “nhân tố chủ quan” tìm được sự đồng ý của giáo sư viện sĩ
người Nga A.G. Spirkin trong cuốn “Triết học xã hội”: “Mỗi thế hệ mới
không lặp lại một cách đơn giản việc làm của những người trước, mà thực
hiện những nhu cầu và lợi ích riêng của mình, hoàn thành những mục đích
riêng của mình. Hoạt động đa dạng của con người, lao động sống của họ

chính là cái làm nên bản chất của nhân tố chủ quan. Gọi là nhân tố chủ quan
vì nó vạch ra hoạt động của chủ thể lịch sử, tức là của quần chúng, của những
tập đoàn xã hội, giai cấp, đảng phái và con người riêng rẽ. Hoạt động của họ


nhằm duy trì, phát triển hoặc biến đổi xã hội hiện có và biểu hiện ra trong
những hình thức tổ chức khác nhau:chính trị, tư tưởng, hành chính, quản lý,
v.v. Phương thúc biểu hiện của nhân tố chủ quan là thực tiễn mang tính cách
mạng - cải tạo” [70; 31]
Như trên đã nói “nhân tố chủ quan” là toàn bộ hoạt động đa dạng và
lao động sống của con người. Do vậy, không nên đồng nhất khái niệm “nhân
tố chủ quan“ với khái niệm “con người” mà cần có sự phân biệt. Đây là hai
khái niệm mà nội hàm có những điểm giao nhau, cùng phụ thuộc hay có quan
hệ bao hàm lẫn nhau, theo nghĩa con người gia nhập vào nhân tố chủ quan
như là một bộ phận hợp thành. Cơ sở nhân cách - cá nhân trong con người là
tổng thể những chức năng tâm sinh - lý, vai trò xã hội, định hướng giá trị, lý
tưởng, quan niệm sống, trách nhiệm xã hội, tính năng động, tinh thần độc lập
suy nghĩ cá nhân, tức là tổng thể những năng lực sáng tạo cá nhân tạo thành
hiệu quả lao động xã hội của mỗi con người.
Theo quan điểm triết học MLN, con người khi mới sinh ra mới chỉ là
con người dự bị, con người sinh học, con người chỉ trở thành “chủ thể lịch sử”
và bao hàm trong mình những “nhân tố chủ quan” khi gia nhập và sống trong
cộng đồng, con người tự trải nghiệm, con người giao tiếp với đồng loại của
mình. Ban đầu con người học qua gia đình, sau đó đến nhà trường và rộng
hơn là gia nhập cộng đồng dân cư và xã hội. Từ đó con người có bề dày kinh
nghiệm, tạo nên những hiểu biết về thế giới xung quanh. Những hiểu biết này
kết tinh trong con người tạo thành chất liệu sống làm nên bản chất xã hội của
con người. Bản chất xã hội của con người là yếu tố cốt lõi của nhân tố chủ
quan khi con người tham gia vào mọi hoạt động xã hội với tư cách là chủ thể
của lịch sử.

Triết học MLN khẳng định chỉ có con người mới làm nên lịch sử của
mình bằng lao động, sáng tạo khoa học công nghệ và các giá trị tinh thần.
Được định hướng bởi ý thức, bằng sức mạnh cơ bắp của mình, con người đắp
đập, khơi mương, khai sơn phá thạch, quai đê, lấn biển để tạo nên những cánh
đồng phì nhiêu. Cũng chính con người đã xây dựng nên các công trình kiến


trúc trên mặt đất, kiến tạo một “thiên nhiên thứ hai” để thỏa mãn nhu cầu cuộc
sống. Ăngghen trong Biện chứng của tự nhiên đã làm phép so sánh giữa hai
hình thái lịch sử: “Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của
chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay.
Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng
tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết
và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng xa con vật,
hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm
ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” [12; 476].
Trong quá trình sản xuất, con người đã kiến tạo nên các mối quan hệ
xã hội. Đến lượt mình, các quan hệ xã hội như quan hệ sản xuất, quan hệ đạo
đức, quan hệ pháp luật, quan hệ chính trị, quan hệ tôn giáo, quan hệ thẩm mỹ,
v.v. lại hàng ngày, hàng giờ tác động lên con người, làm cho nó phải suy nghĩ
và hành động tuân theo những chuẩn mực, quy tắc chung. Khi làm ra lịch sử
của mình, bản thân con người cũng được trưởng thành, học được những bài
học từ thiên nhiên và xã hội.
Nói về mối quan hệ nhân quả quy định lẫn nhau giữa con người và
hoàn cảnh, Marx viết: “Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng, con người
là sản phẩm của những hoàn cảnh giáo dục… Các học thuyết ấy quên rằng,
chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh” [12; 10].
Do con người là sản phẩm phát triển của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã
hội, nên trong mỗi thời đại khác nhau có những mẫu người với những nhân
cách khác nhau, tạo nên những cá nhân mang dấu ấn thời đại. Thời nguyên

thủy có mẫu người nguyên thủy với thể chất, hình hài, tâm - sinh lý và trình
độ nhận thức, tín ngưỡng khác hẳn so với mẫu người hiện đại. Điều đó khẳng
định rằng, bản chất con người không phải là một cái gì đó đóng kín, mà là
một hệ thống mở, bản chất đó luôn bổ sung và hoàn chỉnh bởi điều kiện tồn
tại của con người (cả điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện xã hội).
Yếu tố cốt lõi của “nhân tố chủ quan” trong con người thể hiện ở chỗ,
con người là một thực thể bao hàm khả năng sáng tạo. Khả năng sáng tạo đó


bắt nguồn từ năng lực tư duy, từ trí tưởng tượng, Marx cho rằng, một con
nhện khéo, một con ong giỏi không thể bằng một thợ dệt vụng, một kiến trúc
sư tồi. Vì trước khi dệt tấm vải, xây ngôi nhà, người thợ dệt và kiến trúc sư đã
phác thảo mô hình sự vật cần làm ở trong đầu, còn hành vi chăng dây, xây tổ
của hai loài vật chỉ mang tính bản năng, ở chúng không có tư duy trừu tượng
[12; 266]. Nhấn mạnh vai trò sáng tạo của con người, Lênin viết: “ý thức con
người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách
quan… Bởi vì thế giới không thỏa mãn con người, và con người quyết định
biến đổi thế giới bằng hành động của mình” [36; 228-229]. Tuy nhiên, con
người tạo ra thế giới khách quan không phải bằng ý thức mà thông qua hành
động “vật hoá” của mình, hành động đó cũng không diễn ra một cách chủ
quan, tuỳ tiện mà trên cơ sở điều kiện vật chất - khách quan cho phép.
1.1.2. Vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động thực tiễn của con
người.
Theo quan điểm của triết học MLN, tự nhân tố chủ quan không thể thay
đổi thế giới, muốn thay đổi thế giới phải thông qua thực tiễn của con người.
Thực tiễn là hoạt động vật chất của con người nhằm cải biến tự nhiên,
xã hội và hoàn thiện bản thân. Thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể
(con người) và khách thể (thế giới bên ngoài) với các phương tiện vật chất
(công cụ, phương tiện) làm trung gian. Trong hoạt động thực tiễn, con người
sử dụng các phương tiện vật chất để tác động vào tự nhiên, vào xã hội nhằm

biến đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu sống của mình, ở đó yếu tố chủ thể,
đối tượng và các phương tiện của thực tiễn đều là thực tại khách quan mà con
người có thể cảm biết được, tức tồn tại bên ngoài ý thức con người.
Thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là
những hoạt động vật chất có hình thức cảm tính, đặc trưng này là cơ sở để
phân biệt với các hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận, hay nói theo thuật
ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người. Theo quan niệm này, nội
hàm của khái niệm thực tiễn bao gồm những nét cơ bản sau:


Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người. Thực tiễn là hoạt
động do con người tiến hành và phục vụ con người, nó làm cho quan hệ giữa
con người với giới tự nhiên trở nên có mục đích, có ý thức. Tính mục đích là
một trong những đặc trưng cơ bản của thực tiễn. Mục đích vừa là nhân tố
kiểm soát bên bên trong của hoạt động thực tiễn vừa là kết quả của quá trình
hoạt động thực tiễn. Khi đặt ra mục đích, con người đã xác định được nhu
cầu, mục tiêu của chính mình cũng như là có nhận thức nhất định đối với sự
vật khách quan, tức là có những kinh nghiệm trước đó làm tiền đề, tích lũy
được những những tri thức nhất định về bản chất, quy luật của bản thân sự vật
khách quan nhờ đó hình thành nên mục đích.
Xác định mục đích thực tiễn tức là quá trình con người đã cải tạo sự vật
trong tư duy (cái cụ thể trong tư duy) trước khi cải tạo chúng trên thực tế
(hiện thực hóa hay vật chất hóa cái tinh thần). Trong ý thức của chủ thể đã
quy định sẵn kết quả của hoạt động thực tiễn trước khi hành động. Vì vậy có
thể nói mục đích chính là ý thức vượt trước của con người đối với sự vật,
phản ánh cái sự vật mà trong thế giới khách quan hiện chưa có.
Tính mục đích của thực tiễn là một trong những căn cứ để phân định sự
khác biệt giữa thực tiễn của con người với hoạt động kiếm ăn mang tính bản
năng của động vật. Động vật cũng tác động tới thế giới khách quan thông qua
quá trình tìm kiếm thức ăn như săn bắt mồi, hái lượm cây trái, nhưng sự tác

động đó là thụ động, theo bản năng, không có mục đích. Và đặc biệt là không
có sự tích trữ của cải nhằm để dành khi đói, khi khan hiếm. Mác từng nói một
cách thật hình ảnh rằng “con nhện làm những động tác giống như động tác
của người thợ dệt…, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn.
Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất
là trước khi xây những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng
chúng ở trong đầu óc của mình rồi” [12; 266-267]
Thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục đích được
đặt ra từ trước. Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nếu
con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với


thế giới bên ngoài và nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp thì con người nhờ hoạt
động thực tiễn là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo
thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, và để làm chủ thế giới. Trong quá
trình hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra được một “thiên nhiên thứ hai”,
một thế giới của văn hóa tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự
tồn tại và phát triển của con người vốn không có sẵn trong tự nhiên như nhà
cửa để ở, quần áo để mặc, phương tiện giao thông để lưu động, vận chuyển,
v.v.. Vì vậy, không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người
không thể tồn tại và phát triển được. Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản
của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên, chủ yếu của mối quan hệ
giữa con người và thế giới.
Thực tiễn là hoạt động có tính lịch sử - xã hội được chuyển giao từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng chỉ ra rằng, xã hội
loài người là bộ phận của giới tự nhiên, sự tương tác của con người với giới tự
nhiên là điều kiện cho sự tồn tại của xã hội. Hoạt động thực tiễn của con
người luôn diễn ra ở trong mối quan hệ xã hội nhất định, cho dù thực tiễn có
là hoạt động cá thể của một con người nhưng con người vẫn phải dựa vào lực
lượng xã hội mới có quan hệ với tự nhiên. Để tiến hành sản xuất, giữa người

và người thường nảy sinh những quan hệ tất yếu vì chỉ trong phạm vi của
những quan hệ xã hội này mới có ảnh hưởng của họ tới tự nhiên và mới có
sản xuất.
Thực tiễn là phương thức tồn tại của con người và động lực phát triển
của xã hội. Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người. Thực tiễn
sáng tạo ra những điều kiện căn bản cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại
và phát triển không ngừng các quan hệ xã hội của con người. Động vật tồn tại
nhờ những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên trên nguyên tắc cộng sinh, chúng
duy trì sự tồn tại thông qua quá trình thích ứng với tự nhiên một cách thụ
động, tiêu cực, phương thức tồn tại của động vật là bản năng sinh học của
chúng. Nếu giới tự nhiên có những thay đổi lớn thì động vật sẽ không thích


×