Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA DOANH NGHIỆP RƯỢU NHO NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 160 trang )

MƠN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA DOANH NGHIỆP
RƯỢU NHO NINH THUẬN

1

1. Lý do nghiên cứu đề tài PHẦN MỞ ĐẦU
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

1. Giới thiệu

Giới thiệu chủ đề và mục tiêu của thuyết trình:

Mục tiêu: giúp các bạn nắm và hiểu rõ hơn về ma trận SWOT trong phân tích, hoạch
định chiến lược kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, phát huy các điểm mạnh.

Tóm tắt ngắn gọn về ma trận SWOT trong vai trò và phân tích chiến lược
Ma trận SWOT và vai trị trong phân tích chiến lược: Phân tích mơ hình ma trận
SWOT giúp doanh nghiệp nhận thức về tình hình hiện tại và mơi trường xung quanh để
lập kế hoạch và hoạch định chiến lược, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thơng
minh hơn và tận dụng cơ hội, đối phó với rủi ro, tận dụng sức mạnh và khắc phục yếu điểm.
▪ SWOT là viết tắt của 4 thành phần cấu thành: Strengths (Điểm mạnh),

Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) là mô
hình được sử dụng phổ biến trong việc phân tích kế hoạch kinh doanh của một


tổ chức, doanh nghiệp.
▪ Ma trận SWOT được thiết kế để thể hiện trực quan những dữ liệu về điểm mạnh-
yếu cũng như cơ hội, thách thức trong bối cảnh thực tế.
▪ Điểm mạnh và điểm yếu là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Đây là những đặc
điểm mang lại lợi thế tương đối (hoặc bất lợi tương ứng) so với đối thủ cạnh
tranh của tổ chức, doanh nghiệp.
▪ Mặt khác, cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài. Cơ hội là các yếu tố
của mơi trường bên ngồi mà doanh nghiệp có thể nắm bắt để cải thiện hiệu suất
kinh doanh như tăng trưởng doanh thu hoặc cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Thách
thức là các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
▪ Phân tích mơ hình SWOT (SWOT Analysis) là một phương pháp quan trọng
trong kế hoạch kinh doanh và quản lý, giúp tổ chức hoặc cá nhân đánh giá tổng
quan về tình hình của họ bằng cách xác định các yếu tố nội bộ (Strengths và
Weaknesses) và yếu tố bên ngoài (Opportunities và Threats) ảnh hưởng đến một
dự án, sản phẩm, tổ chức, hoặc quyết định cụ thể.
▪ Phân tích mơ hình ma trận SWOT giúp doanh nghiệp nhận thức về tình hình
hiện tại và môi trường xung quanh để lập kế hoạch và hoạch định chiến lược, từ
đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn và tận dụng cơ hội, đối
phó với rủi ro, tận dụng sức mạnh và khắc phục yếu điểm.

Ý nghĩa của việc sử dụng mơ hình SWOT:

3

Việc sử dụng mơ hình SWOT có nhiều ý nghĩa quan trọng trong quản lý và kế hoạch
kinh doanh, giúp cải thiện quyết định chiến lược và quản lý tổ chức, giúp tận dụng cơ hội,
đối phó với rủi ro và tối ưu hóa sức mạnh của doanh nghiệp.

o Đánh giá tổng quan: SWOT giúp tổ chức hoặc cá nhân có cái nhìn tổng quan về
tình hình của họ, giúp xem xét các yếu tố nội bộ (sức mạnh và yếu điểm) và yếu

tố bên ngoài (cơ hội và rủi ro) gây ảnh hưởng.

o Xác định điểm mạnh và điểm yếu: SWOT giúp xác định những điểm mạnh và
điểm yếu nội tại của tổ chức hoặc cá nhân, biết được nơi họ đang đứng và những
gì họ có thể tận dụng hoặc cải thiện.

o Tận dụng cơ hội: Bằng việc xác định và đánh giá các cơ hội trong môi trường,
SWOT giúp tổ chức hoặc cá nhân tìm kiếm những cách để phát triển và mở
rộng.

o Đối phó với rủi ro: SWOT giúp nhận biết và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, có kế
hoạch để đối phó với những thách thức và giảm thiểu tác động tiêu cực.

o Lập kế hoạch chiến lược: SWOT cung cấp cơ sở cho việc phát triển chiến lược.
Dựa trên thơng tin từ phân tích SWOT, người quản lý và nhà kinh doanh có thể
xác định chiến lược để tận dụng sức mạnh và cơ hội, đối phó với điểm yếu và
rủi ro.

o Hỗ trợ ra quyết định: SWOT cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định, giúp
đưa ra lựa chọn có cơ sở và dựa trên dữ liệu, thay vì dựa vào cảm tính hoặc
quyết định đơn thuần dựa trên trực giác.

o Theo dõi và đánh giá: SWOT khơng chỉ hữu ích trong việc lập kế hoạch, mà
còn trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất sau khi chiến lược đã được triển
khai., giúp đo lường tiến trình phát triển và điều chỉnh chiến lược nếu cần.

2. Khái niệm và mô tả ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh

Ý nghĩa ma trận SWOT trong chiến lược kinh doanh


Ma trận SWOT là một cơng cụ phân tích chiến lược quan trọng trong kinh doanh, giúp tổ
chức xác định Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities),
và Mối đe dọa (Threats) liên quan đến hoạt động kinh doanh. Ma trận SWOT dược sử
dụng nhiều trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược và đánh giá đối thủ
cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm,.. Ý nghĩa của ma trận SWOT trong chiến
lược kinh doanh bao gồm:

• Định hình lại vị thế: Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị thế hiện tại của
mình trong mơi trường kinh doanh, từ đó có thể điều chỉnh hoặc phát triển chiến
lược.

4

• Phát hiện lợi thế cạnh tranh: Nó giúp nhận diện các điểm mạnh để tận dụng và các
điểm yếu để khắc phục, nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh.

• Xác định hướng phát triển: Phân tích cơ hội và mối đe dọa giúp doanh nghiệp lập
kế hoạch và định hình hướng đi trong tương lai.

• Hỗ trợ ra quyết định: Cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ việc ra quyết định chiến
lược, từ việc lựa chọn thị trường đến phát triển sản phẩm mới.

Ma trận SWOT cung cấp cái nhìn tồn diện về tổ chức, giúp lãnh đạo và nhà quản lý đưa
ra các quyết định thông minh và chiến lược kinh doanh hiệu quả

Trong trường hợp kinh doanh rượu nho Ninh Thuận thì ma trận SWOT rất thích hợp để áp
dụng. Nó giúp doanh nghiệp có tìm ra được những cơ hội để phát triển, PR sản phẩm; tìm
ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó đưa ra cách

phát triển hay khắc phục tùy theo từng trường hợp. Nói cách khác, nó giúp doanh nghiệp

chỉ ra đâu là nơi tấn công và đâu là nơi cần phòng thủ.

Cách thức xây dựng ma trận Swot, ý nghĩa từng yếu tố trong ma trận

Đầu tiên, để xây dựng ma trận Swot hồn chỉnh thì cần phải:

Xác định mục tiêu:

Định rõ mục tiêu của việc phân tích SWOT. Đối với doanh nghiệp rượu nho Ninh
Thuận, doanh nghiệp dùng SWOT để quyết định chiến lược của mình sao cho phù hợp,
giúp định hướng được mình cần giới thiệu sản phẩm ra sao và nêu ra những điểm mạnh
của mình , thu hút người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu doanh nghiệp, ngành và thị trường:

Nghiên cứu,thu thập dữ liệu về doanh nghiệp và các đơn vị cạnh tranh. Doanh
nghiệp cần thực hiện những nghiên cứu để có được nhiều góc nhìn khác nhau.

Liệt kê các điểm mạnh của doanh nghiệp

Điểm mạnh (Strengths) là những yếu tố nội bộ thể hiện lợi thế của doanh nghiệp,
giúp đạt được mục tiêu và cạnh tranh với các đối thủ. Điểm mạnh có thể bao gồm:

• Thương hiệu mạnh: Sự nhận diện thương hiệu tốt trong mắt khách hàng và thị
trường.

• Cơng nghệ: Sở hữu công nghệ tiên tiến hoặc độc quyền.

• Sản phẩm và dịch vụ: Chất lượng cao, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.


• Nguồn lực tài chính: Sự ổn định và khả năng tài chính để đầu tư và phát triển.

• Nhân sự: Đội ngũ nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm.

5

• Vị trí địa lý: Vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh và tiếp cận khách hàng.

Điểm mạnh giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, phát triển thị phần và tăng trưởng
bền vững.

Đối với doanh nghiệp rượu nho Ninh Thuận

Hương vị độc đáo :

Rượu nho Ninh Thuận nổi tiếng với hương vị đặc trưng, phản ánh tâm tình và bản
sắc của miền đất nắng gió. Đây là kết tinh của những trái nho chín mọng, được lên men tự
nhiên mà không cần thêm men ngoại lai. Hương vị của rượu nho Ninh Thuận thường ngọt
thanh, nồng nàn, giữ trọn vẹn vị ngọt tự nhiên của nho. Rượu có màu đỏ nâu hoặc xanh,
tùy thuộc vào loại nho sử dụng trong quá trình sản xuất. Do nho được chọn lọc kĩ càng từ
những vườn nho tốt nhất vùng nên hương vị cũng khác biệt đáng kể

Nồng độ cồn cao:

Nồng độ cồn của rượu nho Ninh Thuận có thể đạt đến 8.5 độ. Đây là mức độ cồn
nhẹ so với các loại rượu vang thông thường, nhưng vẫn đủ để tạo ra hương vị đặc trưng và
cảm giác ấm áp khi thưởng thức. Rượu nho Ninh Thuận không chỉ nổi tiếng với hương vị
độc đáo mà còn được biết đến với những lợi ích sức khỏe như tăng cường sức đề kháng,
hỗ trợ hệ tiêu hóa, và tốt cho làn da.


Màu sắc đẹp mắt:

Rượu nho Ninh Thuận nổi tiếng với màu sắc đẹp mắt và hương vị đậm đà. Có hai
loại chính là rượu nho đỏ và rượu nho xanh. Rượu nho đỏ có màu đỏ nâu, trong khi rượu
nho xanh có màu xanh đẹp mắt. Cả hai đều được lên men tự nhiên từ nho và đường cát
trắng, giữ trọn vẹn hương vị thơm ngọt của nho tự nhiên. Đặc biệt, rượu nho Ninh Thuận
càng để lâu sẽ càng ngon, màu rượu sẽ trở nên đậm hơn và bắt mắt hơn.

Giá thành hợp lý:

Giá của rượu nho Ninh Thuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian ủ, loại nho,
và quy cách đóng gói. VD như:

Rượu Nho chai nhựa có giá khoảng 90.000đ/chai 800ml, thích hợp cho mua dùng

Rượu Nho chai thủy tinh có giá khoảng 120.000đ/chai 750ml, đóng chai đẹp thích
hợp mua làm quà

Giá rượu vang nho Ninh Thuận trên thị trường giao động từ 80.000đ đến 5.000.000đ
một chai, tùy thuộc vào thời gian ủ, nồng độ, nguyên liệu, và dụng cụ ủ.

Rượu nho Ninh Thuận có giá 100.000 vnđ/chai thủy tinh 750ml.

6

Rượu nho ngâm Ninh Thuận có giá bán lẻ niêm yết 95.000 đ/lít.

Chính vì sự đa dạng này nên người tiêu dùng có thể lựa chọn loại rượu phù hợp với túi tiền
của mình.


Chất lượng đảm bảo: rượu được làm từ 100% nho Ninh Thuận và không chứa chất bảo
quản

Sản xuất truyền thống: Quy trình sản xuất rượu nho Ninh Thuận khá đơn giản và truyền
thống, bao gồm:

Chọn nho: Chọn những quả nho trịn, khơng bị hư hay nát.

Rửa sạch: Rửa nho với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.

Ngâm nho: Ngắt quả nho ra khỏi cành và ngâm với tỉ lệ 3kg nho : 1kg đường.

Ủ lên men: Bịt kín thùng và ủ khoảng vài tháng để nho lên men

Quá trình này chỉ dựa vào sự lên men tự nhien giữa nho và đường, tạo ra rượu nho nguyên
chất với hương vị đậm đà. Ngồi ra thì song song với quá trình sản xuất truyền thống, việc
xác định thời gian thu hoạch nho cũng như chăm sóc kĩ cũng thực sự rất quan trọng. Và
đây cũng chính là điểm tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp.

Thương hiệu uy tín:

Cam kết 100% chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với tiêu chí khách hàng đề ra và
sẵn sàng giải quyết vấn đề nếu sản phẩm có lỗi hoặc khơng chất lượng như được giới thiệu

Thị phần:

Dù đã có tên tuổi trong ngành sản xuất rượu nho, nhưng còn rất nhiều tiềm năng
phát triển của rượu nho Ninh Thuận. Quá trình nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật mới giúp
cải thiện chất lượng sản phẩm và sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ.


Liệt kê những điểm yếu của doanh nghiệp:

Weaknesses ( Điểm yếu): là những yếu tố tiêu cực làm giảm đi điểm mạnh, là những điều
cần phải cải thiện để có thể cạnh tranh.

Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc làm chưa tốt. Nếu cảm thấy
lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dị lại những kế hoạch mình làm,
nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Điểm yếu là
những vấn đề đang tồn tại bên trong tổ chức mà chúng cản trợ trên con đường đạt được
mục tiêu. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn sẽ trả lời được câu hỏi
Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

7

Việc tìm ra điểm yếu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn, đưa ra chính sách phù
hợp với xu thế hiện tại.
*Doanh nghiệp rượu nho Ninh Thuận
Thị trường cạnh tranh gay gắt: Thị trường rượu nho đang ngày càng cạnh tranh với sự
xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn và nhỏ. Do đó, doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép
từ việc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả và phân phối.
Hạn chế về quy mô sản xuất: Doanh nghiệp rượu nho Ninh Thuận có thể gặp khó khăn
trong việc mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Vấn đề về tiếp cận thị trường: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị
trường mới hoặc mở rộng thị trường do sự đầu tư vào chi phí quảng cáo và marketing
không hiệu quả.
Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất rượu nho là
nho, và sự biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nho sản xuất,
đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề về hệ thống phân phối: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập và
duy trì một hệ thống phân phối hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu

Liệt kê các cơ hội tiềm năng

• Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngồi tác động thuận lợi, tích
cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh
trên thị trường. Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán hàng trên các
mạng xã hội như Tiktok, nhu cầu khách hàng ngày càng cao,...

8

Đối với sản phẩm rượu nho Ninh Thuận
Cơ hội phát triển trong nước và xuất khẩu ra thị trường của sản phẩm rượu nho
Ninh Thuận
Thị trường trong nước:

• Nhờ thu nhập bình qn đầu người tăng cao, người Việt Nam
ngày càng quan tâm đến việc thưởng thức rượu vang. Tầng lớp
trung lưu của Việt Nam chiếm 15%, với dân số gần 100 triệu
người, dự kiến sẽ tăng lên 36 triệu người vào năm 2030 - mang
đến nhiều khả năng hơn để tăng mức tiêu thụ rượu vang. Nhu
cầu về sản phẩm rượu vang có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và chất lượng ngày càng cao. Với những
điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, truyền thống canh
tác người dân Ninh Thuận đã mang đến một loại trái cây với
hương vị đặc trưng, phù hợp để sản xuất rượu vang. Từ đó rượu
nho Ninh Thuận đã có mặt trên thị trường và đã được nhiều giải
thưởng trong nước và quốc tế.

Ví dụ một thương hiệu rươu nho Ninh Thuân khá thành công
trên thị trường là Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ
Homi.


9

❖ Thành tựu của thương hiệu vang nho HOMI –
tên khai sinh là Mỹ Hòa
✓ Nhận được chỉ dẫn địa lý bảo hộ cho thương hiệu
“rượu mật nho Mỹ Hòa” vào năm 2008.
✓ Vinh dự đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao Phù Hợp Tiêu Chuẩn vào năm 2010.
✓ Được bình chọn “Sản Phẩm Công Nghiệp Nông
Thôn Tiêu Biểu Cấp Tỉnh” vào năm 2011.
✓ Đạt danh hiệu Thực Phẩm Việt Vì Sức Khỏe
Người Việt từ năm 2012.
✓ Vinh dự được UBND tỉnh Long An trao tặng
danh hiệu “Hàng Nơng Nghiệp Tiêu Biểu khu vực Phía
Nam” vào năm 2014.
✓ Được chứng nhận từ Bộ Khoa Học và Công
Nghệ tỉnh Ninh Thuận từ năm 2017.
Thị trường xuất khẩu:
Năm 2020, thị trường rượu vang Việt Nam đạt doanh số tổng cộng 1,3 triệu thùng,
trị giá 171 triệu USD, được xếp hạng là thị trường rượu vang lớn thứ 46 thế giới. Mặc dù
thị trường đã trải qua sự suy giảm vào năm 2020 do đại dịch nhưng được dự đoán sẽ sớm
phục hồi.
Công ty nghiên cứu rượu quốc tế IWSR dự báo Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
(CAGR) cho rượu vang Việt Nam là 6% từ năm 2020 đến năm 2025, và phân khúc cao cấp
dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 6% và 7% mỗi năm.
Thị trường rượu vang tăng cường toàn cầu dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR là 5,01%
trong 5 năm tới.
Thị trường rượu vang tăng cường đặc biệt được thúc đẩy bởi xu hướng tiêu thụ rượu
ngày càng tăng ở các nước đang phát triển. Nhu cầu rượu vang bùng nổ trên toàn cầu, tạo

nên luồng gió mới đầy hứa hẹn cho rượu vang Ninh Thuận vươn xa, chinh phục các thị
trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và khu vực ASEAN.
Rượu nho Ninh Thuận - Nâng niu sức khỏe từ trái tim thiên nhiên
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia
đình. Thị trường thực phẩm lành mạnh đã được hình thành rõ ràng khi người tiêu dùng chủ
động tìm kiếm các sản phẩm có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất của họ. Nghiên
cứu cũng cho thấy sự tiện lợi khơng cịn là ưu tiên hàng đầu nữa, 70% người tiêu dùng ưu
tiên các sản phẩm lành mạnh hơn là sự tiện lợi. Nắm bắt được xu hướng đó Rượu nho Ninh
Thuận đã có định hướng tầm nhìn cho việc đưa cảm nhận và sức khỏe của người tiêu dùng
lên hàng đầu. Doanh nghiệp đã kiến tạo ra dòng sản phẩm hữu cơ đã được người tiêu dùng
cực kỳ ưa chuộng và mang lại giá trị cao cho sức khỏe người dùng.

10

Rượu nho Ninh Thuận nguyên chất với nguyên liệu tự nhiên trong rượu nho Ninh
Thuận nguyên chất và quá trình lên men sẽ khiến rượu nho chứa nhiều acid amin, khoáng
chất và vitamin, là thực phẩm dinh dưỡng để hấp thụ bổ sung tốt nhất cho cơ thể. Các chất
này trong nho có thể hấp thụ một cách trực tiếp vào cơ thể. Vì vậy thường xun uống rượu
nho sẽ có tác dụng phịng chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Rượu nho Ninh Thuận cịn có
tác dụng tốt cho tiêu hóa, chống lão hóa làm đẹp, phịng chống bệnh ung thư, giảm béo, lợi
tiểu,…
Liệt kê những thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải

⚫ Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng tác
động tiêu cực đến doanh nghiệp. Chẳng hạn như nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh
tranh nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục,...

Thị trường tiêu thụ hạn hẹp
Thị trường tiêu thụ rượu nho Ninh Thuận chủ yếu tập trung ở thị trường nội địa,


chưa được xuất khẩu rộng rãi ra thị trường quốc tế. Hiện sản lượng nho trên địa bàn tỉnh
trung bình mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 26.000 tấn nho tươi. Ngồi ra, cịn có
các sản phẩm chế biến từnho như: ô mai nho, nho sấy dẻo, nho sấy khô, Siro nho, rượu
vang nho, nước ép nho,…. đã thâm nhập vào thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh, đến các siêu
thị lớn trên cả nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh….
Mức độ cạnh tranh cao

Thị trường rượu vang tại Việt Nam được đánh giá là một thị trường có mức độ cạnh
tranh cao. Đây sẽ là một thách thức lớn của rượu nho Ninh Thuận. Hơn nữa, điều khiến
cho doanh nghiệp có thể rơi vào thế yếu hơn đó chính là vấn đề về thương hiệu. Nho Ninh
Thuận nói chung và rượu nho Ninh Thuận nói riêng chưa có thương hiệu mạnh trên thị
trường. Nhìn chung, người Việt có xu hướng chuộng rượu ngoại hơn so với rượu nội địa.
Tuy thâm nhập vào thị trường Việt Nam chậm hơn nhiều so với các nước khác nhưng rượu
nhập khẩu từ Tây Ban Nha được coi là đối thủ nặng kí của các thương hiệu rượu nhập khẩu
khác và rượu nội địa.
Cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế của rượu nho Ninh Thuận

Những sản phẩm thay thế rượu nho Ninh Thuận có thể kể đến là rượu vang Đà Lạt,
rượu vang Phan Thiết,…hay các sản phẩm rượu vang nhập khẩu khác. Với thương hiệu
chưa quá nổi tiếng trên thị trường rượu vang, rượu nho Ninh Thuận có nguy cơ lớn bị thay
thế bởi các sản phẩm rượu nội địa nổi tiếng hơn. Với điểm đặc biệt của mình là so với các
dịng khác là rượu vang Đà Lạt khơng được làm hoàn toàn từ nho. Vang Đà Lạt được lên
men từ nho kết hợp thêm với một số loại trái cây đặc trưng của mảnh đất cao nguyên Lâm
Đồng như mận, dâu tằm chín mọng…có thể là sản phẩm được chọn thay thế hàng đầu rượu
nho Ninh Thuận.
Thiết lập các ưu tiên từ SWOT

11

là sử dụng kết quả từ phân tích SWOT để xác định những hành động cần thiết và quan

trọng nhất mà doanh nghiệp cần thực hiện. Phân tích SWOT là một công cụ quản lý chiến
lược, giúp doanh nghiệp nhận diện được Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội), và Threats (Thách thức).
Sau khi xác định được các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thiết lập thứ tự ưu tiên cho các hành
động dựa trên mức độ quan trọng và khả năng tác động đến mục tiêu kinh doanh. Mục đích
là để tận dụng tối đa điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu, nắm bắt cơ hội và chuẩn bị đối phó
với thách thức
Phát triển một chiến lược để giải quyết vấn đề trong SWOT
Sau khi đã hoàn thành việc phân tích cả 4 yếu tố trong mơ hình SWOT, ở bước cuối cùng,
doanh nghiệp nên xác định được chiến lược phù hợp dựa vào phân tích SWOT của mình.
Một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể tham khảo dựa vào mơ hình SWOT có thể được
kể đến như sau:

Chiến lược S – O (Strength – Opportunity) là chiến lược sử dụng điểm mạnh để khai thác
cơ hội, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đây là chiến lược được ưu tiên sử dụng hàng đầu bởi nếu biết cách vận dụng tối đa
điểm mạnh thì cơ hội thành cơng sẽ rất cao mà khơng tốn nhiều cơng sức. Doanh nghiệp
có thể coi chiến lược S-O tương đương với chiến lược phát triển ngắn hạn của mình.

Ta có thể lấy ví dụ về điểm mạnh của 1 nhà hàng chay ở trung tâm thành phố. Những
điểm mạnh của nhà hàng này có thể được kể đến như:

• Vị trí đắc địa (trung tâm thành phố)
• Cơ sở vật chất hiện đại
• Độ nhận diện thương hiệu cao
• Thực đơn đa dạng, mới mẻ, sáng tạo
• Giá tiền phù hợp với chất lượng

Những cơ hội mà nhà hàng này có thể tận dụng được là:


• Nhu cầu với đồ ăn chay của khách hàng ngày càng tăng
• Sự phát triển của các ứng dụng giao hàng online như Now, Baemin, Foody,…

Khi phân tích được điểm mạnh cũng như cơ hội theo chiến lược S-O, chủ nhà hàng
có thể sử dụng chiến lược phát triển thị trường và mở thêm 1 chi nhánh mới của nhà hàng
để phục vụ nhu cầu với đồ ăn chay của khách hàng tăng, tận dụng điểm mạnh là thực đơn

12

nhà hàng đa dạng, giá tiền phù hợp và có vị trí ở trung tâm thành phố, có nhiều khu chung
cư và văn phòng.
Chiến lược W-O

Chiến lược W-O (Weakness – Opportunity) là chiến lược dùng điểm yếu để khai
thác, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc khắc phục điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tiêu hao nhiều nguồn
lực để tận dụng cơ hội. Đơi khi, khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã khơng cịn. Vì vậy,
doanh nghiệp cần phải lưu ý và phân tích kỹ trước khi áp dụng. Chiến lược W-O tương
đương với chiến lược phát triển trung hạn của doanh nghiệp.

Vẫn là ví dụ về nhà hàng chay, ở đây, những điểm yếu mà nhà hàng chay này có thể
cần được khắc phục là:

• Chi phí cịn cao so với đối thủ
• Diện tích nhà hàng cịn nhỏ
• Chưa thực hiện bán online qua các kênh giao hàng đồ ăn

Để tận dụng cơ hội với sự phát triển của các ứng dụng giao hàng online, chủ nhà hàng có

thể khắc phục điểm yếu bằng cách kết hợp giữa hình thức offline (bán trực tiếp) và online
(bán qua các app giao đồ ăn) để mở rộng thị trường, tăng doanh thu bán hàng.
Chiến lược S-T
Chiến lược S-T (Strength – Threat) là chiến lược sử dụng những điểm mạnh để hạn chế,
phịng tránh nguy cơ. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo cho hoạt động của doanh
nghiệp được diễn ra ổn định, phát triển.
Ta cũng có thế lấy ví dụ về những rủi ro mà nhà hàng chay phải đối mặt như:

• Tỉ lệ cạnh tranh cao
• Nhiều đối thủ gia nhập thị trường
• Chi phí ngun vật liệu cao
• Các nhà cung cấp không đáng tin cậy

Với nhà hàng chay này, đối thủ cạnh tranh nhiều là mối lo ngại lớn nhất ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Để có thể hạn chế rủi ro, chủ nhà hàng có thể đưa
ra chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dựa vào thế mạnh là thực đơn của nhà hàng phong
phú, đa dạng và mới mẻ hơn so với đối thủ. Nhà hàng có thể phát triển thực đơn thêm để
bắt kịp xu hướng.
Chiến lược W-T

Chiến lược W-T (Weakness – Threat) là chiến lược khắc phục những điểm yếu để
hạn chế các rủi ro. Với chiến lược này, doanh nghiệp cần phải vừa khắc phục điểm yếu,
vừa phải dự đoán rủi ro có thể xảy ra nhằm phịng tránh nguy cơ, gây thiệt hại lớn về tài
chính.

13

Quay trở lại ví dụ về nhà hàng chay, để giảm thiểu rủi ro bằng cách khắc phục điểm yếu,
nhà hàng này có thể sử dụng chiến lược hội nhập về phía sau để khắc phục được điểm yếu
là chi phí cao so với đối thủ và hạn chế được rủi ro từ phía các nhà cung cấp khơng đáng

tin cậy.
Chiến lược hội nhập về phía sau đặc biệt thích hợp trong trường hợp nhà cung cấp hiện tại
của doanh nghiệp ở mức giá cao, không đáng tin cậy hoặc khơng đáp ứng được các u
cầu nhất định.

3. Phân tích SWOT
Thực hiện Phân tích SWOT và giải thích cách xác định vị trí của doanh nghiệp
trên ma trận SWOT

**Strengths (Sức mạnh):***

1. Vị trí địa lý thuận lợi: Ninh Thuận nổi tiếng với vùng đất khí hậu khơ nắng, thích hợp
cho việc trồng nho và sản xuất rượu.

2. Nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức vững về ngành nghề rượu nho.

3. Chất lượng rượu nho cao

Rượu nho Ninh Thuận được đánh giá cao về hương vị và chất lượng.

Cùng với phát triển giống nho ăn tươi, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh nghiên cứu, chọn
tạo nhiều giống nho rượu mới có tiềm năng năng suất và chất lượng cao để đưa vào sản
xuất, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ ngành chế biến, nhằm tạo bước đột phá mới cho
thương hiệu nho Ninh Thuận.

3. Sự đa dạng về loại nho: Sự đa dạng về loại nho ( nho đỏ Red Cardinal (chiếm khoảng
80% diện tích nho hiện nay) và nho xanh NH 01- 48) giúp doanh nghiệp tạo ra các sản
phẩm độc đáo và phong phú.

4. Rượu nho Ninh Thuận có thương hiệu lâu đời và uy tín trong ngành cơng nghiệp rượu

nước.

5. Hương vị độc đáo

Rượu nho Ninh Thuận được xem là kết tinh hội tụ những phong vị mộc mạc và tự nhiên
của đất trời. Tuy gọi là rượu nhưng thực chất loại thức uống này được lên men tự nhiên từ
nho và đường cát trắng. Do đó, Rượu nho Ninh Thuận giữ trọn được hương vị thơm ngọt
của những trái nho tự nhiên và không bị pha trộn bất kỳ loại men nào.

6. Giá thành hợp lý

14

Rượu nho Ninh Thuận có giá 100.000 vnđ/chai thủy tinh 750ml. Chỉ với vài chục ngàn,
mọi người có được chai rượu vang được làm từ nho tươi, lên men tự nhiên, thơm ngon
đúng chuẩn đặc sản Ninh Thuận.

***Weaknesses (Yếu điểm):***

1. Hạn chế về quảng cáo và tiếp thị: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận
thị trường lớn hơn do thiếu nguồn lực cho quảng cáo và tiếp thị.

2. Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu: Sự phụ thuộc vào nguồn nho tại Ninh Thuận có thể
gây ra rủi ro khi có biến động về nguồn cung.

3.Sự cạnh tranh khốc liệt từ các vùng nho khác, đặc biệt là các vùng trồng nho nổi tiếng
như Đà Lạt, Phan Rang.

4. Yếu tố chuỗi cung ứng và tiêu thụ chưa được quản lý hiệu quả, ảnh hưởng đến chất
lượng và giá trị sản phẩm.


5. Áp lực từ các sản phẩm thay thế: rượu vang từ các vùng khác, rượu tiêu biểu có thể kể
đến như rượu vang Đà Lạt, rượu vang Phan Rang, rượu vang Ninh Thuận từ nho hồng,
rượu vang Sơn La hay các loại rượu vang nhập khẩu từ nước ngồi và cũng có thể thử các
loại rượu trái cây tự nhiên khác như rượu nhãn, rượu mơ, hoặc rượu dừa.

***Opportunities (Cơ hội):***

1. Mở rộng thị trường xuất khẩu: Doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường
xuất khẩu để tăng doanh số.

2. Tăng cường quảng cáo trực tuyến: Sử dụng kênh quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách
hàng mới và tạo lập thương hiệu.

3. Xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ và sạch: Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội từ xu
hướng người tiêu dùng chăm sóc sức khỏe và ưa chuộng sản phẩm sạch, hữu cơ.

4. Mở rộng thị trường: Có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ ra các khu vực, quốc gia khác.

5. Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam về phát triển ngành công
nghiệp rượu nước.

- Hỗ trợ về hạ tầng: Chính phủ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành công nghiệp rượu nước.

- Khuyến khích nghiên cứu và phát triển: Chính phủ đề xuất các chính sách để hỗ trợ các
doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất rượu
nước.

15


- Thúc đẩy xuất khẩu: Chính phủ cung cấp hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp
xuất khẩu rượu nước để mở rộng thị trường tiêu thụ

***Threats (Rủi ro):***

1. Cạnh tranh từ các doanh nghiệp rượu nho khác: Sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh
nghiệp cùng ngành có thể đe dọa thị phần của doanh nghiệp.

2. Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến chất lượng và mùa vụ của rượu
nho, gây khó khăn cho sản xuất.

3. Các kỹ thuật sản xuất rượu mới và sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm rượu nhập
khẩu có thể đe dọa thị phần của rượu nho Ninh Thuận.

4. Thay đổi về quy định và thuế: Thay đổi trong chính sách, quy định hoặc thuế có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

*** Dựa trên phân tích SWOT này, doanh nghiệp rượu nho Ninh Thuận có thể xác
định các hướng đi như:

- Tăng cường tiếp cận thị trường quốc tế thông qua việc phát triển hệ thống phân phối hoặc
hợp tác với đối tác có uy tín.

- Tận dụng nguồn lực nội bộ để tối đa hóa lợi thế về nguồn nguyên liệu và nhân lực để
giảm chi phí sản xuất.

- Cần cải thiện quản lý và quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng và an toàn phẩm nho.

- Tận dụng nguồn nguyên liệu chất lượng để sản xuất rượu nho cao cấp và độc đáo, từ đó

tạo ra lợi thế cạnh tranh.

- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng hóa dịng sản
phẩm và nắm bắt nhu cầu của thị trường.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu để giảm thiểu ảnh hưởng từ cạnh tranh nội địa và mở rộng
cơ hội kinh doanh.

- Đầu tư vào chiến lược marketing và quảng cáo để tăng cường sự nhận diện của thương
hiệu và thu hút khách hàng.

4. Áp dụng chiến lược

Dựa trên kết quả phân tích ma trận SWOT, sau đây là các chiến lược mà doanh
nghiệp của mình đã đề xuất:

- Xây dựng thương hiệu mạnh

+ Chiến lược cụ thể

16

• Xác định những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải qua
thương hiệu.

• Xây dựng tầm nhìn chiến lược cho thương hiệu, hướng đến mục tiêu trở
thành thương hiệu rượu nho hàng đầu Việt Nam.

• Xây dựng logo, slogan và bộ nhận diện thương hiệu. Áp dụng bộ nhận
diện thương hiệu vào tất cả các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, website, kênh

truyền thông của doanh nghiệp.

• Tăng cường quảng bá thương hiệu trên các trên các phương tiện truyền
thơng.

+ Lợi ích:

• Nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Giúp khách hàng dễ
dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu.

• Tạo dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng.

• Tăng doanh thu và lợi nhuận. Thu hút khách hàng mới, giữ chân khách
hàng cũ.

• Tăng giá trị doanh nghiệp: Một thương hiệu mạnh có thể giúp tăng giá trị
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và mở rộng
kinh doanh.

+ Rủi ro

• Chi phí cho việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, quảng bá thương
hiệu khá cao.

• Thị trường cạnh tranh gay gắt, Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới với
chiến lược thương hiệu hiệu quả hơn.

• Khách hàng có thể khơng quan tâm đến thương hiệu

• Rủi ro về sản phẩm lỗi.


- Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

+ Chiến lược cụ thể

• Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

• Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến để nâng cao chất
lượng rượu nho.

• Thành lập phịng nghiên cứu và phát triển riêng trong doanh nghiệp.

17

• Tuyển dụng các nhân viên có trình độ chuyên môn cao về nghiên cứu và
phát triển.

• Phát triển các sản phẩm rượu nho mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị
trường.

+ Lợi ích

• Nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm mới,
đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và tạo sự khác biệt so với các đối
thủ cạnh tranh.

• Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.

• Nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.


• Doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ cạnh tranh
thông qua việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến và sản xuất ra các
sản phẩm chất lượng cao.

+ Rủi ro

• Chi phí đầu tư vào nghiên cứu cao.

• Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân các
nhà nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao.

• Nhu cầu của thị trường thay đổi nhanh chóng →sản phẩm mới của doanh
nghiệp có thể khơng được khách hàng chấp nhận.

• Canh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành.

-Nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Chiến lược cụ thể

• Đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại. Cải tiến quy trình sản xuất rượu
nho, áp dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hoá.

• Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

• Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm bao gồm: Kiểm tra chất lượng
nguyên liệu đầu vào, Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản
xuất, Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đưa ra thị trường.

+ Lợi ích

• Chất lượng sản phẩm được nâng cao →Tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường.

18

• Tăng doanh thu bán hàng →Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

• Đáp ứng nhu cầu ngay càng cao của người tiêu dùng về rượu nho chất
lượng cao.

+ Rủi ro

• Việc đầu tư vào cơng nghệ, thiết bị, máy móc hiện đại, đào tạo nhân lực
và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi nguồn vốn lớn →Chị phí đầu
tư cao.

• Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn
để thực hiện chiến lược này.

• Chất lượng và giá cả nguyên liệu nho có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
như thời tiết, dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

5. Kết luận và hỏi đáp

Phát triển bền vững ngành sản xuất rượu nho Ninh Thuận:

Ngành sản xuất rượu vang Ninh Thuận sở hữu nhiều điểm mạnh như: khí hậu
và thổ nhưỡng phù hợp cho trồng nho, hương vị độc đáo, giá thành cạnh tranh và
tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với một số điểm yếu
như: chất lượng sản phẩm chưa ổn định, công nghệ sản xuất lạc hậu, thương hiệu

chưa mạnh và hoạt động marketing yếu. Bên cạnh đó, cơ hội phát triển của ngành là
nhu cầu tiêu dùng rượu vang tăng, thị trường xuất khẩu rộng mở, chính sách hỗ trợ
của chính phủ và cơ hội hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, ngành cũng phải đối mặt với
thách thức như sự cạnh tranh gay gắt, hàng giả, hàng nhái và biến đổi khí hậu.

Để phát triển bền vững, ngành sản xuất rượu vang Ninh Thuận cần tập trung
vào nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư vào công nghệ sản xuất, kiểm
soát chất lượng chặt chẽ, đào tạo nhân lực và nghiên cứu phát triển giống nho phù
hợp. Xây dựng thương hiệu mạnh là yếu tố quan trọng để cạnh tranh trên thị trường,
bao gồm quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu dựa trên điểm độc đáo, tham gia
hội chợ triển lãm và tổ chức degustation. Phát triển thị trường tiêu thụ là nhiệm vụ
quan trọng, bao gồm mở rộng kênh phân phối, phát triển thị trường xuất khẩu và
khuyến khích tiêu dùng. Nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt để tồn tại
trong thị trường, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng
lực quản lý và hợp tác quốc tế.

Ngồi ra, cần lưu ý đến biến đổi khí hậu và vấn đề hàng giả, hàng nhái. Biến
đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nho, do vậy cần có biện pháp

19

thích ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu. Hàng giả, hàng nhái là vấn đề nhức nhối
cần được kiểm tra chất lượng sản phẩm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Với những giải pháp và lưu ý trên, hy vọng rằng ngành sản xuất rượu vang
Ninh Thuận sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai, góp phần vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khẳng định vị thế trên thị trường quốc
tế.

TRẢ LỜI CÂU HỎI DO THẦY ĐƯA RA


Tại sao việc áp dụng ma trận SWOT quan trọng đối với doanh nghiệp trong
bối cảnh hiện nay?

1. Hiểu rõ điểm mạnh và yếu điểm:

− Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh và điểm
yếu của mình. Điều này giúp tập trung phát triển và cải thiện hiệu suất làm
việc.

− Điểm mạnh là những gì doanh nghiệp làm tốt, cịn điểm yếu là những khía
cạnh cần cải thiện.

2. Tìm kiếm cơ hội và đối phó với rủi ro:

− Ma trận SWOT giúp xác định cơ hội và nguy cơ tiềm năng.

− Cơ hội là những xu hướng, thay đổi trong môi trường kinh doanh mà doanh
nghiệp có thể tận dụng.

− Nguy cơ là những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
3. Xây dựng chiến lược và kế hoạch:

− Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn và tận
dụng cơ hội, đối phó với rủi ro.

− Dựa trên phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phù hợp
với tình hình hiện tại và tương lai.

4. Đánh giá đối thủ cạnh tranh:


− Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá đối thủ cạnh tranh bằng cách so
sánh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của họ.

20


×