Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự trên báo thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ NGỌC ÁNH

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ PHĨNG SỰ
TRÊN BÁO THANH NIÊN

Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020

Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN ANH

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn –
PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh cùng các thầy cô trong Khoa đã tận tình giúp
đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành đề án này.

Bình Định, ngày 20 tháng 10 năm 2023
Học viên thực hiện

Phan Thị Ngọc Ánh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Bố cục đề án ............................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG .............................. 7
1.1. Giới thiệu chung về ngôn ngữ................................................................. 7
1.2. Ngơn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản .............................................. 8

1.2.1. Khái niệm ngơn ngữ báo chí............................................................. 8
1.2.2. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí. ............................................................. 9
1.3. Phóng sự................................................................................................ 12
1.3.1. Khái niệm phóng sự ........................................................................ 12
1.3.2. Đặc điểm của phóng sự................................................................... 13
1.3.3. Sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại tiêu biểu trong nhóm
kí báo chí ................................................................................................... 16
1.4. Báo Thanh Niên .................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 20
CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA NGƠN NGỮ PHĨNG SỰ TRÊN BÁO
THANH NIÊN ............................................................................................... 21
2.1. Ngơn ngữ tít phóng sự .......................................................................... 21
2.1.1. Tít bình luận .................................................................................... 23
2.1.2 Tít xác nhận...................................................................................... 25
2.1.3. Tít gợi cảm ...................................................................................... 27
2.1.4. Tít giật gân ...................................................................................... 29
2.1.5. Tít câu hỏi ....................................................................................... 31

2.2. Ngơn ngữ Sapơ phóng sự...................................................................... 33
2.2.1. Sapô nêu sự việc dẫn chứng............................................................ 34
2.2.2. Sapô kể chuyện ............................................................................... 36
2.2.3. Sapô nêu cảm giác và suy nghĩ riêng tư của tác giả ....................... 38

2.2.4. Sapơ tóm tắt .................................................................................... 39

2.3. Ngơn ngữ trong nội dung tác phẩm phóng sự ...................................... 41
2.3.1. Ngơn ngữ giàu hình ảnh.................................................................. 41
2.3.2. Ngôn ngữ miêu tả sinh động........................................................... 43
2.3.3. Ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn ......................................................... 46
2.3.4. Ngơn ngữ bình luận thuyết phục .................................................... 48
2.3.5. Ngôn ngữ mang cái tôi trần thuật của tác giả ................................. 52
2.3.6. Ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép linh hoạt ................................ 55
2.3.7. Sử dụng câu văn thuộc mọi kiểu loại, cấu trúc............................... 57
2.3.8. Sử dụng từ địa phương, từ lóng, vay mượn tiếng nước ngồi........ 59

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 62
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ĐỐI VỚI NGƠN NGỮ PHĨNG SỰ TRÊN BÁO THANH NIÊN..... 63
3.1. Một số hạn chế ...................................................................................... 63

3.1.1. Lạm dụng tiếng nước ngoài ............................................................ 63
3.1.2. Hạn chế ở cách sử dụng chất liệu văn chương ............................... 65
3.1.3. Sử dụng câu văn quá dài, cấu trúc phức tạp ................................... 66
3.2. Một số giải pháp khắc phục hạn chế..................................................... 69
3.2.1. Tránh lạm dụng tiếng nước ngoài................................................... 69
3.2.2. Sử dụng chất liệu văn chương quen thuộc...................................... 70
3.2.3. Tránh sử dụng kiểu câu dài, cấu trúc phức tạp ............................... 71
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phóng sự là một thể loại nằm trong nhóm kí báo chí. Ngay từ khi mới ra

đời đã thu hút được nhiều sự quan tâm của rất nhiều độc giả. Cho đến nay trong
thời buổi cạnh tranh có rất nhiều thể loại mới ra đời nhưng khơng vì thế phóng
sự kém phần hấp dẫn.

Nằm trong thể kí báo chí với những ưu thế như khả năng cơ động, linh
hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực, phóng sự có khả năng đem đến
cho công chúng những nét tươi mới của hiện thực, những thơng tin đáng tin
cậy. Đối với báo chí, phóng sự tạo ra một không gian sáng tạo giúp tác giả có
thể thơng tin thời sự một cách sinh động, hấp dẫn.

Bên cạnh nội dung phong phú, hình thức thể hiện cũng là yếu tố quan trọng
góp phần tạo nên tính hấp dẫn của tác phẩm phóng sự đó chính là ngơn ngữ.
Ngơn ngữ các thể loại kí nói chung, phóng sự nói riêng mang tính tổng hợp
nhiều loại ngơn ngữ khác nhau. Ở đó, ngơn ngữ vừa mang đặc điểm phong cách
báo chí vừa mang phong cách nghệ thuật nên giàu hình ảnh và có sức biểu cảm.
Với sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa ngơn ngữ báo chí và các phong cách
ngơn ngữ khác, tác phẩm phóng sự tạo điều kiện cho người viết trình bày và
thẩm định hiện thực một cách linh hoạt, mang đậm hơi thở cuộc sống.

Xuất phát từ sự quan tâm đến quá trình vận động và phát triển của nền báo
chí Việt Nam, từ tình cảm của bạn đọc nói chung, của chúng tơi nói riêng với
thể loại này, chúng tơi muốn đi sâu nghiên cứu một phương diện trong tác phẩm

phóng sự đó là về mặt ngơn ngữ với đề tài: “Đặc điểm ngơn ngữ phóng sự trên
báo Thanh Niên”.

Báo Thanh Niên là một trang báo lớn, có nhiều đóng góp đối với nền báo
chí Việt Nam. Qua những tác phẩm báo chí chất lượng, trong đó có nhiều bài
phóng sự hấp dẫn, báo Thanh Niên đã và đang có vai trị quan trọng, đóng góp
khơng nhỏ đối với sự phát triển của nền báo chí nước nhà. Hy vọng những kết
quả chúng tơi nghiên cứu được sẽ là cơ sở để khẳng định thêm giá trị của những

2

bài phóng sự trên báo Thanh Niên.
2. Mục đích nghiên cứu

Với đề án “Đặc điểm ngơn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên”, chúng tơi
nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về nghệ thuật sử dụng ngơn từ ở thể loại phóng
sự dưới góc độ ngơn ngữ học theo cấu trúc của một bài phóng sự. Cấu trúc đó
gồm: ngơn ngữ tít, ngơn ngữ Sapơ và ngơn ngữ trong nội dung của thể loại
phóng sự trên báo Thanh Niên. Kết quả nghiên cứu sẽ đem đến một cái nhìn cụ
thể và sâu sắc hơn về đặc điểm ngơn ngữ của thể loại phóng sự vốn đã thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc.

Báo chí nói chung và phóng sự nói riêng đang ngày càng khẳng định vai
trị thiết yếu của mình trong cuộc sống. Nhịp sống hiện đại với sự bùng nổ của
công nghệ thông tin, những bài báo online luôn đáp ứng được yêu cầu tiếp cận
thông tin nhanh, tiện lợi đối với độc giả. Đóng góp vào sự tiện ích này, có đóng
góp khơng nhỏ của báo Thanh Niên online. Với kết quả nghiên cứu, chúng tơi
hy vọng góp thêm cách hiểu về ngơn ngữ báo chí nói chung và ngơn ngữ thể
loại phóng sự nói riêng trên báo Thanh Niên online. Kết quả nghiên cứu cịn có
thể làm tài liệu tham khảo cho cơng việc dạy học ngơn ngữ báo chí, làm tài liệu

tham khảo cho những ai nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí.
3. Lịch sử vấn đề

Là thể loại cơ bản của nhóm kí báo chí, ngay từ khi mới ra đời phóng sự
đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Chúng tơi thấy rằng các cơng
trình nghiên cứu, bài viết về thể loại phóng sự khá phong phú. Tuy nhiên,
nghiên cứu về thể loại này về ngơn ngữ nhìn từ góc độ cấu trúc của tác phẩm
phóng sự cịn khá khiêm tốn. Chúng tơi xin trình bày một số ý kiến, nhận định
có liên quan trực tiếp đến đề án.

Tác giả Đức Dũng trong cuốn Phóng sự báo chí hiện đại khi đề cập đến
đặc điểm hình thức của phóng sự, ơng có viết: “Phóng sự báo chí gây ấn tượng
với cơng chúng trước hết là ở khả năng phản ánh hiện thực của nó. Tuy nhiên,
yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của phóng sự chính là việc trình bày sự thật với một
bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và giọng điệu riêng của tác giả

3

trước sự thật”. Từ đó ơng khẳng định: “Lối thơng tin khách quan, khô khan hay
thông tin định hướng bằng lí lẽ như các thể loại báo chí chính luận có những
hạn chế riêng. Phóng sự đã khắc phục được những điểm yếu này bằng thông
tin thời sự qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc, có
thể tác động khơng chỉ vào lý trí của người đọc mà cịn có thể đến với họ bằng
sự đồng cảm của trái tim, đồng điệu về nhân cách” [4, 24].

Trên tạp chí Ngơn ngữ và đời sống số 8/2005, tác giả Hồng Anh đã có
bài viết với tựa đề Sự hấp dẫn của ngơn ngữ trong phóng sự. Ở đó, tác giả đã
chỉ ra sự hấp dẫn được thể hiện qua 5 yếu tố: 1. Giàu tính biểu cảm; 2. Sự kết
hợp nhuần nhuyễn các bút pháp tả-thuật-bình; 3. Có giọng điệu gần gũi với văn
kể; 4. Đa thanh, đa tầng; 5. Sử dụng câu văn ở mọi kiểu loại cấu trúc. Đến cuối

bài, tác giả có viết: “Như vậy, có thể khẳng định, ngơn sự phóng sự hết sức đa
dạng và phong phú về hình thức thể hiện. Nói một cách hình ảnh, nó giống như
một bức tranh rộng lớn, phức tạp về bố cục với muôn vàn các chi tiết và vô số
những màu sắc”. Tác giả đã chỉ ra được những điểm cốt lõi trong ngơn ngữ
phóng sự. Tuy đã chia thành từng đề mục cụ thể nhưng nhìn chung cách trình
bày cịn rất khái qt, sơ lược.

Trong Viết báo như thế nào? tác giả Đức Dũng khi đề cập đến bốn tiêu chí
của phóng sự đã chỉ rõ một trong bốn tiêu chí của phóng sự đó là: “phóng sự
báo chỉ được trình bày bằng ngơn ngữ giàu hình ảnh, bút pháp sinh động, giọng
điệu trần thuật linh động”. Tác giả chỉ rõ, ở thể loại này người viết “có thể sử
dụng tồn bộ những thủ pháp ngôn ngữ cần thiết để tạo ra những giọng điệu
của chính mình. Phóng sự có thể có rất nhiều giọng điệu phong phú, thể hiện
những sắc thái tình cảm khác nhau: nghiêm túc, sơi nổi, lắng đọng, giễu cợt,
châm biếm, xót xa thương cảm, đầy tinh thần trách nhiệm. Tất nhiên, giọng
điệu trong mỗi bài phóng sự phụ thuộc trực tiếp vào nội dung của những vấn
đề và sự kiện mà nó phản ánh” [5, 179].

Còn với tác giả Dương Xn Sơn, khi nhìn nhận về ngơn ngữ của phóng
sự tác giả đã khẳng định: “ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để biểu hiện chủ
đề tư tưởng của một bài phóng sự”. Tác giả cũng chỉ rõ: “trong phóng sự, người

4

viết có thể sử dụng ngơn ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung ngay
cả tiếng địa phương hoặc ngôn ngữ cổ cũng như các thuật ngữ khoa học, nhưng
khơng vì thế mà tác giả sử dụng tùy tiện, thiếu chọn lọc, làm đảo lộn quy luật
ngữ pháp của ngôn ngữ hoặc làm lu mờ mất phong cách của dân tộc” [16, 61].
Trong bài viết này, Dương Xuân Sơn cũng đã đề cập đến các thành phần ngơn
ngữ trong phóng sự. Theo tác giả, trong phóng sự có hai thành phần ngơn ngữ,

đó là: ngơn ngữ tác giả và ngơn ngữ nhân vật. Trong đó ngơn ngữ tác giả được
tác giả lý giải: “cái tôi - tác giả là người dẫn truyện, người trình bày, lý giải;
người khâu nối những dữ kiện mà tác phẩm đề cập với cơng chúng tiếp nhận
ln ln có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm”
và “trên cơ sở đặc điểm của các thể loại khác, tác giả có thể tạo ra cho tác phẩm
phóng sự của mình một hình hài khác lạ để trình bảy một cách trung thực, xác
thực về hiện thực dưới hình thức sinh động, hấp dẫn nhất”. Cịn ngơn ngữ nhân
vật đó là ngơn ngữ “thường xuất hiện xen kẽ với cái tôi trần thuật của tác giả”
[16, 62].

Có thể nói, thể loại phóng sự đã dành nhiều được sự quan tâm, chú ý của
độc giả lẫn giới nghiên cứu phê bình. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác
giả và bạn đọc trên cả nước, kết hợp với việc khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm
phóng sự trên báo Thanh Niên, chúng tơi đưa ra những kết quả nghiên cứu của
mình về đặc điểm của ngôn ngữ trong thể loại này. Hy vọng đề án này sẽ góp
phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm của một phương diện trong thể loại phóng sự
trên một trang báo cụ thể đó là báo Thanh Niên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phóng sự là một thể loại hết sức phong phú và đa dạng, không chỉ về chủ
đề, đề tài mà còn đa dạng về cách thức phản ánh. Trong phạm vi của đề án này,
chúng tôi nghiên cứu về đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng ở thể loại phóng
sự trên báo Thanh Niên. Cụ thể đó là các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh
Niên online được đăng tải ở trang web: trong khoảng thời
gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023 với 292 bài phóng sự.

Để làm sáng tỏ “Đặc điểm ngơn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên”,

5


chúng tơi tìm hiểu lý luận chung về ngơn ngữ, những đặc điểm của ngơn ngữ
báo chí nói chung, sau đó nghiên cứu phân tích đặc điểm của ngơn ngữ được
sử dụng trong thể loại phóng sự. Đây sẽ là cơ sở để có thể khẳng định: nghệ
thuật sử dụng ngôn từ là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành cơng của một tác
phẩm phóng sự.
5. Nội dung nghiên cứu

Trong đề án này, chúng tôi đã triển khai các nội dung sau:
Thứ nhất, chúng tôi hệ thống hóa lý thuyết về ngơn ngữ, ngơn ngữ báo
chí, thể loại phóng sự; so sánh sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại
tiêu biểu trong nhóm kí báo chí như kí chân dung, kí chính luận, ghi nhanh.
Ngồi ra chúng tơi cũng đã nêu một số thơng tin chính về q trình hình thành
và phát triển của báo Thanh Niên.
Thứ hai, từ nền tảng lý thuyết nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và
phân loại những biểu hiện cụ thể của ngơn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên
theo cấu trúc tác phẩm báo chí: Tít, Sapơ và nội dung tác phẩm.
Thứ ba, từ sự phân loại các dạng biểu hiện trên, chúng tôi tiến hành phân
tích để thấy được vai trị của ngơn ngữ tít phóng sự, của ngơn ngữ Sapơ phóng
sự và ngơn ngữ trong nội dung phóng sự. Ngồi ra, đề án còn chỉ ra một số hạn
chế trong việc sử dụng ngơn ngữ ở thể loại phóng sự trên báo Thanh Niên. Từ
đó, chúng tơi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng ngôn
ngữ trong thể loại phóng sự.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề án này chúng tôi đã vận dụng những thủ pháp và phương
pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Phương pháp khảo sát, thống kê. Trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh
Niên online đã được đăng tải thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, để
lấy đó làm minh chứng cho đặc điểm của ngôn ngữ thể loại phóng sự.
Thứ hai: Phương pháp so sánh, đối chiếu. Trong quá trình nghiên cứu,

chúng tơi tiến hành so sánh ngơn ngữ của phóng sự với ngôn ngữ của các thể

6

loại báo chí khác. Chính từ những khác biệt đó càng làm nổi bật nét độc đáo,
hấp dẫn trong ngôn ngữ phóng sự.

Thứ ba: Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp này được chúng
tơi sử dụng nhằm phân tích chỉ ra đặc điểm cụ thể về việc sử dụng ngôn ngữ
trong thể loại phóng sự ở báo Thanh Niên. Từ đó rút ra những kết luận có tính
khái qt về đặc điểm ngơn ngữ thể của thể loại này.
7. Bố cục đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
đề án có kết cấu 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết chung
Ở chương này, chúng tơi đã trình bày khái quát một số nội dung: giới thiệu
chung về ngôn ngữ; khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, thể loại phóng
sự; sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại tiêu biểu trong nhóm kí báo
chí như kí chân dung, kí chính luận và ghi nhanh. Sau đó giới thiệu sơ lược về
q trình hình thành và phát triển của báo Thanh Niên.
Chương 2: Biểu hiện của ngôn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên
Ở chương này, chúng tơi đã trình bày cụ thể những kết quả nghiên cứu về
các đặc điểm của ngơn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên theo cấu trúc tác
phẩm của bài báo gồm: tít, Sapơ, nội dung tác phẩm.
Chương 3: Một số hạn chế và giải pháp của ngôn ngữ phóng sự trên báo
Thanh Niên
Trong chương này, chúng tơi đã phân tích để chỉ ra một số hạn chế của
ngơn ngữ phóng sự trên báo Thanh Niên như: hạn chế về việc lạm dụng tiếng

nước ngoài, việc sử dụng chất liệu văn chương chưa phù hợp, sử dụng câu văn
dài với cấu trúc phức tạp. Từ đó, chúng tơi đề xuất một số giải pháp để khắc
phục các hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của ngơn ngữ phóng sự.

7

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG

1.1. Giới thiệu chung về ngôn ngữ
Mac – Anghen đã chứng minh rằng: ngôn ngữ là sản phẩm được tạo thành

từ một loại vật chất đặc biệt là bộ óc của con người. Đây chính là ranh giới của
sự khác biệt giữa ngơn ngữ lồi người với ngơn ngữ của các lồi động vật có
khả năng tổ chức cao như lồi ong, lồi kiến. Cịn theo Noam Chomsky – người
khởi xướng ngơn ngữ tạo sinh thì khẳng định: khả năng sử dụng ngôn ngữ là
một đặc điểm quyết định phân biệt con người với động vật. Ngôn ngữ của loài
người khác với các hệ thống giao tiếp (hiểu theo nghĩa thơng báo) của lồi vật
trước hết ở chỗ nó là cơng cụ để diễn đạt kết quả của tư duy và phục vụ cho tư
duy tự do. Trong các hệ thống giao tiếp khác ở loài vật bị gắn chặt với kích
thích và phản xạ từ thế giới bên ngoài, bị gắn liền với cái đang xảy ra khi con
vật phát tín hiệu thì ngơn ngữ của lồi người thốt khỏi tất cả những ràng buộc
đó. Ngơn ngữ của con người chẳng những biểu hiện cái đang xảy ra mà còn thể
hiện cái đã xảy ra và cả cái chưa hề có, cả những kết quả xây dựng bằng trí tuệ,
bởi tư duy, chỉ tồn tại trong tư duy.

Ra đời từ lao động, trở thành phương tiện để giao tiếp, công cụ để tư duy,
ngơn ngữ đã gắn bó chặt chẽ với xã hội lồi người. Tuy nhiên khơng đơn thuần
chỉ mang bản chất xã hội, ngơn ngữ cịn là một hiện tượng xã hội đặc biệt.

Trong các hiện tượng xã hội, chủ nghĩa Mac phân biệt cơ sở hạ tầng và

kiến trúc thượng tầng. Với ngôn ngữ, nó khơng thuộc kiến trúc thượng tầng
cũng chẳng nằm ở cơ sở hạ tầng. Tất cả các hiện tượng xã hội khác khi quan
niệm thay đổi, khi kiến trúc thượng tầng thay đổi thì chúng cũng thay đổi nhưng
với ngơn ngữ thì khơng vì thế mà thay đổi. Chính vì thế ngơn ngữ khơng phụ
thuộc vào kiến trúc thượng tầng. Các hiện tượng xã hội khác đều mang tính giai
cấp nhưng với ngơn ngữ thì khơng, vì nó phục vụ cho lợi ích của mọi giai cấp.
Theo Marr “Ngơn ngữ cũng mang tính giai cấp vì mỗi tầng lớp khác nhau lại
có cách sử dụng ngơn ngữ khác nhau”. Thực ra việc sử dụng ngôn ngữ là tùy
thuộc vào ý thức cá nhân và môi trường giao tiếp cho nên khơng thể coi đó là

8

tính giai cấp của ngơn ngữ.
Ngoài ra, nếu các hiện tượng xã hội khác phát triển theo quy luật đột biến,

biến đổi theo các cuộc cách mạng thì ngơn ngữ cũng phát triển nhưng là phát
triển theo quy luật kế thừa, từ từ và không đột biến. Điều này khác với các hiện
tượng xã hội khác quan hệ với kiến trúc thượng tầng là quan hệ giản đơn, ngơn
ngữ thì trực tiếp chỉ đạo và đời sống.

Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học đã định nghĩa về ngôn
ngữ như sau: “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu phát sinh tự nhiên, phát triển
có quy luật và mang đặc trưng xã hội”. Có thể nói định nghĩa này đã thể hiện
rất rõ những đặc trưng cơ bản nhất của ngơn ngữ.
1.2. Ngơn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ báo chí

Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ đặc trưng của q trình truyền tải thơng tin
báo chí. Báo chí bao gồm nhiều thể loại: tin tức, tường thuật, phóng sự, phỏng
vấn, bình luận... mỗi thể loại lại có những u cầu ngơn ngữ riêng, phù hợp với

đặc điểm truyền thông của thể loại. Do vậy ngơn ngữ báo chí một mặt được
hiểu như là sự tổng thể các ngôn ngữ, thể loại. Sự đa dạng của thể loại dẫn tới
sự đa dạng của ngơn ngữ báo chí.

Mặt khác, khái niệm ngơn ngữ báo chí được xác lập chủ yếu trong sự khu
biệt với khái niệm ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ đời sống tự nhiên. Trong
tương quan so sánh đó, nếu đặc trưng của ngơn ngữ văn học là tính nghệ thuật
và hiệu quả thẩm mỹ, thì đặc trưng của ngơn ngữ báo chí là tính chính xác, hàm
súc khách quan và hiệu quả truyền thơng tối ưu.

Theo PGS.TS Dương Văn Quảng: “ngơn ngữ báo chí là một hiện tượng
xã hội và đối tượng của nó (người đọc) đơi khi được nhìn nhận như là một mục
tiêu” cần đạt tới. Người làm báo ln tìm cách thuyết phục và lơi cuốn người
đọc bằng cách lồng vào văn bản một ý thức hệ tư tưởng, định hướng dư luận,
đưa ra những cách xử thế khác nhau và cuối cùng là tạo ra ở người đọc một thái
độ mà người làm báo mong muốn” [15, 38].

Theo tác giả Nguyễn Tri Niên: “ngơn ngữ báo chí là một khái niệm nghiệp

9

vụ, tương đương với khái niệm tin, phóng sự, phỏng vấn. Ngơn ngữ báo chí
phải đáp ứng những địi hỏi của nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu biết do vậy
cần dựa trên những nhận thức cơ sở như: nhận thức về chính trị, nhận thức về
tiếng mẹ đẻ, nhận thức về vốn kiến thức” [14, 10].

Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn ngơn ngữ báo chí chính là ngơn
ngữ được sử dụng ở lĩnh vực báo chí.
1.2.2. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí


Tác giả Hồng Anh cho rằng: “nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí
là có tính chất sự kiện. Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngơn ngữ báo chí một
loạt tính chất cụ thể như: tính chính xác, tính cụ thể, tính đại chúng, tính ngắn gọn,
tính định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm, tính khn mẫu” [2, 16].

Theo tác giả Nguyễn Tri Niên, đặc điểm ngơn ngữ báo chí gồm: “Cách tiếp
cận hiện thực đặc thù: siêu ngơn ngữ; đặc điểm loại hình những mối quan hệ”
[14, 48].

Siêu ngôn ngữ là cách diễn đạt phù hợp với từng hồn cảnh, từng đối
tượng. Đó là phương thức diễn đạt thường trực của nhà báo. Hay nói cách khác,
ngơn ngữ trong tác phẩm báo chí là siêu ngơn ngữ. Siêu ngơn ngữ giúp nhà báo
phản ánh trung thực, chính xác và đảm bảo yêu cầu thông tin.

Với nhà báo, siêu ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào vốn kiến thức. Vốn kiến
thức giúp nhà báo hình thành siêu ngơn ngữ một cách dễ dàng và nhanh chóng,
nghĩa là xác định cách diễn đạt, cấu trúc diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Dù cùng là một
hiện tượng, một sự vật nhưng bối cảnh mà sự vật, hiện tượng đó xuất hiện thì
khơng lần nào giống lần nào. Bởi vậy ngơn ngữ khơng thể nào chỉ có một cách
diễn đạt. Hơn thế, một sự kiện nào đó xuất hiện trong cuộc sống mà nhà báo phản
ánh bao giờ cũng là hệ quả của một sự vận động và thuộc một bối cảnh nhất định.
Bởi vậy, muốn nhận dạng được sự kiện đó và có ngay cách diễn đạt phủ hợp nhà
báo phải nhờ vào vốn kiến thức sâu rộng của mình.

Đặc điểm loại hình có ba đặc điểm: ngơn ngữ sự kiện, ngơn ngữ định
lượng, ngơn ngữ của độ khơng chính xác.

Ngôn ngữ sự kiện là đặc điểm loại hình quan trọng nhất của ngơn ngữ báo

10


chí. Đó là ngơn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh. Nếu
trong văn học nhà văn sử dụng ngơn ngữ hình tượng dựa trên phép hư cấu để
phản ánh thì với báo chí, ngược lại, nhà báo chỉ được quyền nói cái thật mà độc
giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sống xung quanh
họ. Chính vì vậy, nếu nhà văn có quyền tưởng tượng, có quyền tạo ra những gì
mình muốn, hình tượng nghệ thuật hồn tồn là sản phẩm chủ quan của nhà văn
thì với nhà báo, khơng được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật. Đồng thời
cái thật đó mình phải phản ánh ở ngun dạng chứ không được thêm bớt hay tô
vẽ. Sự thêm bớt hay tô vẽ vào cái thật của cuộc đời chỉ khiến tác phẩm báo chí
kém sức thuyết phục. Một khi chúng ta tơn trọng cái có thật, cái ngun dạng thì
ít nhất chúng ta mới thể hiện được là người quan sát trung thực các sự kiện và là
người phản ánh các dư luận của xã hội.

Ngồi ngơn ngữ sự kiện, báo chí cịn có ngơn ngữ định lượng. Ngơn ngữ
báo chỉ coi trọng lượng sự kiện. Chính lượng sự kiện sẽ khái quát hiện thực của
tác phẩm. Ngôn ngữ sự kiện chỉ được khẳng định ở lượng sự kiện. Tính chất,
bản chất, khuynh hướng của sự kiện tất thảy đều qua lượng sự kiện mà có. Độ
tin cậy của tin bài đều do lượng sự kiện ấn định. Lượng sự kiện cấp cho nhà
báo những cách diễn đạt mới độc đáo và đầy lượng thông tin.

Cuối cùng là ngôn ngữ của độ không xác định. Đó là ngơn ngữ của cách
diễn đạt gợi sự liên tưởng, sự chú ý, kích thích sự tìm hiểu và tạo ra sự suy nghĩ
khơng dứt trong lịng người đọc, người xem. Đó cũng là ngơn ngữ của cách
diễn đạt hạn chế tối đa khả năng đoán trước của người đọc. Ngồi ra, cấu trúc
mở trong tác phẩm báo chí, tạo cho tác phẩm báo chí có sức sống vượt thời
gian. Ngôn ngữ của độ không xác định là sự đồng hành với cấu trúc mở.

Ngơn ngữ báo chí ln thể hiện đồng thời một trong ba mối quan hệ: quan
hệ phản ánh, quan hệ đối xứng, quan hệ liên tưởng.


Trong ba mối quan hệ trên thì quan hệ phản ánh là quan hệ bao trùm, mang
tính bắt buộc. Quan hệ này thông qua hai quan hệ đối xứng và liên tưởng để thực
hiện chức năng phản ánh. Đây là quan hệ tạo được sự trùng hợp giữa mô hình
hiện thực với mã ngơn ngữ trong tác phẩm báo chí. Quan hệ phản ánh địi hỏi

11

tin, bài bao giờ cũng phải trung thực chính xác, khơng mâu thuẫn.
Quan hệ đối xứng là quan hệ tạo ra sự hài hòa, đối xứng hoặc đối lập giữa

mơ hình hiện thực với mã ngơn ngữ trong tác phẩm báo chí. Đây là một sự cụ
thể hóa quan hệ phản ánh.

Quan hệ liên tưởng cũng phụ thuộc vào hai quan hệ trên. Nếu phản ánh
đúng, đối xứng đúng thì liên tưởng đúng và ngược lại. Quan hệ liên tưởng là
quan hệ tác động hai chiều: chiều nhà báo và chiều người nhận tin. Đối với nhà
báo thì đây là những chuẩn mực để lựa chọn câu chữ, cách diễn đạt, cấu trúc
tin, bài thế nào để hướng sự liên tưởng của độc giả, khán giả, theo chủ đích của
mình, khơng tạo ra những liên tưởng có hại cho bài báo. Đối với người nhận
tin, quan hệ này có tác dụng như một người kiểm tra nhà báo. Bằng vốn sống,
vốn kiến thức của mình, người nhận tin bao giờ cũng dựng những mơ hình thực
để đối chiếu với mã ngơn ngữ trong tin bài. Q trình đối chiếu liên tục ấy là
cơ sở hình thành những liên tưởng nơi họ [14, 9].

Về đặc điểm của ngơn ngữ báo chí ngồi Nguyễn Tri Niên cịn có rất nhiều
tác giả cũng đưa ra nhận định của mình.

Tác giả Đinh Trọng Lạc, sau khi nêu rõ các đặc trưng của phong cách báo
chí (như tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn) đã chỉ ra các “đặc điểm của

ngơn ngữ báo chí thuộc các phương diện như từ vựng, cú pháp, kết cấu’’ [13,
98]. Thực ra phần lớn mới chỉ là các đặc điểm của một vài thể loại báo chí cụ
thể, vì chúng chưa đủ tầm khái quát để có thể khắc họa diện mạo của cả một
phong cách ngôn ngữ trong sự đối sánh với các phong cách ngôn ngữ khác.

Tác giả Hữu Đạt cho rằng các đặc điểm về ngơn ngữ của phong cách báo
chí bao gồm: 1. Chức năng thông báo, 2. Chức năng hưởng dẫn dư luận, 3.
Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, 4.Tính chiến đấu mạnh mẽ, 5.Tính
thẩm mỹ và giáo dục, 6.Tính hấp dẫn và thuyết phục, 7.Tính ngắn gọn và biểu
cảm, 8. Đặc điểm về cách dùng từ ngữ (gồm cách dùng từ ngữ và cách dùng
các khung biểu cảm) [8, 224].

Như vậy, về đặc điểm của ngơn ngữ báo chí cịn có nhiều nhận định khác
nhau. Tùy vào từng góc độ, cách nhìn nhận vấn đề mà các tác giả có những

12

cách lí giải khác nhau về đặc điểm của ngơn ngữ báo chí. Tuy chưa có sự thống
nhất, nhưng tất cả đã chứng tỏ ngơn ngữ báo chí cũng có những đặc điểm, đặc
trưng riêng làm nên phong cách của thể loại này hoàn toàn khác với phong cách
của các thể loại khác.
1.3. Phóng sự
1.3.1. Khái niệm phóng sự

Khái niệm phóng sự lần đầu tiên đã được người Anh sử dụng với ý nghĩa
để chỉ sự mơ tả những đám cháy, những trận lụt, những kì họp quốc hội hoặc
những cuộc chiến tranh. Sau đó ít lâu, trên báo chí Pháp, phóng sự cũng xuất
hiện với tư cách là bài viết về quá trình điều tra của phóng viên đối với những
con người, sự việc chứa dựng nhiều bí ẩn như cảnh sống trong tù hoặc của
những kẻ ngồi vịng pháp luật.


Ra đời từ thế kỉ XIX, do địi hỏi thơng tin của một xã hội công nghiệp, trải
qua mấy trăm năm với bao thăng trầm, cho đến nay quan niệm về thể loại phóng
sự vẫn chưa phải đã hồn tồn thống nhất. Trên thực tế, vẫn có nhiều ý kiến
xoay quanh thể loại văn học - báo chí xung kích này.

Nhà văn, nhà báo Mỹ Mactuên xem phóng là “sự ghi lại một cách đơn giản
và máy móc về những con người và sự kiện, không bao hàm yếu tố sáng tạo”.

Giáo sư Pơ-rơ-min khoa báo chí trường đại học Lơ-mơ-nơ-xốp lại cho rằng
phóng sự là một cách đặc biệt để thông tin về một sự việc như sự việc đó diễn
ra trước mắt người viết. Thực chất phóng sự là đưa tin về hoạt động của con
người nghĩa là trước hết phải nêu được những hoạt động của con người.

Trong cuốn sách Các thể kí báo chí, tác giả Đức Dũng cho rằng: “phóng
sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những
sự kiện, con người tình huống điển hình thơng qua cái tơi trần thuật vừa tỉnh
táo, vừa lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học” [6, 60]. Quan
niệm này nhấn mạnh vai trò của người viết qua việc thẩm định hiện thực một
cách chân thực và có cảm xúc.

Theo tác giả Dương Xuân Sơn: “phóng sự là một thể loại báo chí, phản
ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có

13

liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương
pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định. Trong
phóng sự vai trị cái tơi trần thuật – nhân chứng khách quan là rất quan trọng”.
Quan niệm này ngoài khẳng định “phóng sự là một thể loại báo chí, phản ảnh

sự việc, sự kiện, con người với những việc làm và hành động của họ trong quá
trình phát sinh, phát triển” còn đặc biệt nhấn mạnh đến bút pháp được sử dụng
trong phóng sự. Đó là “bút pháp văn học như tả, bình, thuật và các biện pháp
tu từ, ngơn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm nhân vật ở mức độ nhất
định"[16, 68].

Chúng tơi cho rằng, định nghĩa về phóng sự của Dương Xuân Sơn là một
định nghĩa khái quát nhất về thể loại này.
1.3.2. Đặc điểm của phóng sự

Phóng sự báo chí hiện đại ở nước ta hiện đang có sự giao thoa, chuyển hóa
một cách mạnh mẽ cùng các thể loại khác. Quá trình này đã tạo ra một số dạng
phóng sự báo chí có hình thức và nội dung rất linh hoạt. Theo tác giả Đức Dũng,
phóng sự được chia làm 5 dạng [4, 25].

Thứ nhất: dạng phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống
Phóng sự báo chí có nhiệm vụ phản ánh về những sự thật chứa đựng mâu
thuẫn trong đời sống. Những mâu thuẫn này có thể xuất hiện từ chính bản thân
các sự kiện của đời sống nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng là những vấn đề
nổi bật có sức thu hút sự quan tâm của công chúng.
Như vậy cùng với các thể loại khác, phóng sự báo chí có nhiệm vụ phản
ánh và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề của đời sống, và trong một mức độ
nào đó, phóng sự đã giao thoa với những thể loại này. Đặc điểm dễ nhận thấy
nhất trong quá trình giao thoa đó là vấn đề trở thành nội dung trung tâm của tác
phẩm phóng sự. Tất nhiên, đó phải là những vấn đề tiêu biểu, xác thực và đáp
ứng nhu cầu thông tin thời sự. Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện lớn,
những tình huống nổi bật nhưng những vấn đề dạng phóng sự này đề cập vẫn
có thể có sức lay động rất lớn từ những vấn đề có tầm bao quát rộng lớn đến
những vấn đề có phạm vi nhỏ hơn trong đời sống hàng ngày.


14

Thứ hai: dạng phóng sự chân dung
Là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại kí chân dung. Thể loại
này có nhiệm vụ phản ánh về những con người tiêu biểu trong đời sống. Con
người trong dạng phóng sự này có thể là cá nhân nhưng cũng có thể là tập thể.
Tính chất kí chân dung trong dạng này thể hiện ở việc lấy con người làm
đối tượng chủ yếu để phản ánh, cịn những đặc điểm của phóng sự cũng được
bộc lộ rõ ở những hình thức và trong cách thức tái hiện chân dung đó. Điều này
được biểu hiện ở các tít phụ, ở những chi tiết sống động, ở bối cảnh và nhất là
ở năng lực khái quát và các góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật
trần thuật.
Phóng sự chân dung có thể phản ánh cả chân dung cá nhân và chân dung
tập thể. Bao giờ nó cũng tìm đến chi tiết, sự kiện khi nhân vật của tác phẩm
trong một bối cảnh điển hình nào đó có thể tự thân các chi tiết sự kiện ấy bộc
lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật.
Bằng khắc họa rõ nét bối cảnh sống, chiến đấu, lao động, học tập của nhân
vật, tác phẩm phóng sự chân dung đã cho phép độc giả có được ý niệm rõ rệt
về cuộc sống rộng lớn xung quanh nhân vật đang trong thế vận động phát triển
của nó. Đó là một bức tranh sinh động vừa có tính khái quát, vừa chi tiết, cụ
thể.
Thứ ba: dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự
Trong quá trình vận động và phát triển, cuộc sống ln xảy ra hàng loạt
sự kiện với những tính chất và tầm quan trọng khác nhau. Trong đó, một số sự
kiện có thể trở thành đề tài cho phóng sự báo chí. Trong trường hợp này, tác
phẩm phóng sự có thể giao thoa với các thể loại có năng lực phản ánh sự kiện
như tường thuật, ghi nhanh hoặc thông tấn. Biểu hiện cụ thể của sự giao thoa
này là sự kiện sẽ trở thành nội dung trung tâm trong các tác phẩm phóng sự.
Trong tác phẩm phóng sự, sự kiện phải bám sát hiện thực đời sống, để
phản ánh sự kiện trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của nó. Nhiệm vụ

chủ yếu của một phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh động quang cảnh,
hiện trạng của sự kiện trong tồn bộ dáng vẻ có thực của nó. Điều đáng chú ý

15

là trong dạng phóng sự này, một số yếu tố thuộc về hình thức thể hiện của thể
loại của phóng sự nói chung (như ngơn từ, ngữ điệu, bút pháp, địi hỏi giàu hình
ảnh, đậm chất văn học hơn) có phần bị hạn chế, không thực sự sinh động như
trong các dạng phóng sự khác.

Thứ tư: dạng phóng sự điều tra
Phóng sự điều tra là một dạng kết hợp giữa phóng sự báo chí với thể loại
điều tra. Một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại điều tra là phải trả lời
được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Cách trả lời của điều tra là thông
qua một hệ thống những bằng chứng xác thực và tiêu biểu.
Sự kết hợp giữa phóng sự và điều tra thường diễn ra theo ngun tắc: tính
chất phóng sự được thể hiện ở những yếu tố thuộc về hình thức của tác phẩm
như ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu, sự xuất hiện của nhân vật trần thuật. Còn
đặc điểm thể loại của điều tra thì được thể hiện chủ yếu trong việc huy động
những chi tiết, số liệu, dữ kiện nhằm xây dựng một hệ thống các luận cứ nhằm
làm sáng tỏ cái logic bên trong thể hiện bản chất của sự thật mà tác phẩm đề
cập, trả lời được câu hỏi mà cuộc sống đặt ra.
Trong những bài phóng sự điều tra, hình thức phóng sự có thể giúp tác giả
trình bày những vấn đề gai góc, căng thẳng một cách mềm mại, linh hoạt. Dạng
bài này thường được sử dụng trong trường hợp khi đứng trước những sự kiện,
tình huống, hiện trạng nào đó vẫn đang cịn những câu hỏi chưa được trả lời
hoặc có nhiều cách trả lời khác nhau.
Thứ năm: Dạng phóng sự phản ánh những hồn cảnh, hiện trạng
Trong thực tế đời sống báo chí nước ta cịn khá phổ biến một dạng phóng
sự phản ánh về những hồn cảnh, hiện trạng của đời sống mà không nhất thiết

phải đề cập đến mâu thuẫn hay trả lời câu hỏi.
Tất nhiên, với tư cách là những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự, dạng
phóng sự này vẫn phải có nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp cho công
chúng những thông tin mới mẻ, lí thú và bổ ích. Nó phải giúp cho người đọc
những kiến thức xác thực, cụ thể và sinh động về đời sống xung quanh họ. Nói
cách khác nó phải giúp cho công chúng những kiến thức cần thiết để suy nghĩ,

16

nhận thức và hành động.
Raxum Gamzatop đã từng nói “đừng cho tơi đề tài, hãy cho tơi đơi mắt”,

đơi mắt để nhìn rõ vấn đề những sự kiện đang diễn ra quanh chúng ta. Dù ở
dạng nào thì chúng cũng đều nằm trong thể loại phóng sự, chịu sự chi phối về
quy luật loại thể. Đó là phản ánh đúng sự thực, nghĩa là những vấn đề mà phóng
sự nói chung các dạng phóng sự nói riêng đề cập đến phải được bắt nguồn từ
cuộc sống, lấy chất liệu từ cuộc sống. Phóng viên phải là người tìm hiểu sâu
sắc và chính xác các vấn đề đó mà phải cung cấp cho người đọc những thông
tin xác thực nhất, đầy đủ nhất.
1.3.3. Sự khác nhau giữa phóng sự và một số thể loại tiêu biểu trong nhóm
kí báo chí

Nếu so sánh với tin là thể loại có khả năng thơng tin nhanh trên diện rộng
và có sức mạnh của điểm chót thì phóng sự có ưu thế hơn trong việc trình bày
một cách sâu sắc, tỉ mỉ về sự phát sinh, phát triển của sự kiện khiến cơng chúng
có thể hình dung một cách đầy đủ như thể họ đang được tận mắt chứng kiến.
Tin thỏa mãn công chúng bởi những thơng báo nóng bỏng nhất, bao qt nhất
của sự kiện, cịn phóng sự lại đáp ứng nhu cầu hiểu biết một cách đầy đủ trong
quá trình diễn biển của sự kiện ở những vấn đề hoặc những khía cạnh quan
trọng nhất của sự kiện đó. Tất nhiên, khơng phải bất cứ sự kiện nào cũng có thể

viết được phóng sự. Nhiều sự kiện được coi là điển hình, tiêu biểu nhưng không
đủ bề dày hoặc không được công chúng quan tâm, khơng có những câu hỏi
nhức nhối cần được trả lời thì khơng thể viết được phóng sự. Trong thực tế
cũng như thể kí văn học, kí báo chí nói chung và phóng sự nói riêng thường
gắn liền với những thời điểm mà ở đó đời sống của xã hội đang có những
chuyển biến mạnh mẽ.

Ngồi ra, trong tin khơng có cái tơi của tác giả mà chỉ có thơng tin sự kiện,
cịn trong phóng sự cái tơi của tác giả chiếm vai trị chủ đạo. Tác giả của tin
khơng thể lồng ghép cảm xúc của mình, trong khi đó cảm xúc của tác giả trong
phóng sự lại là yếu tố tạo ra sắc riêng cho mọi tác giả.

Ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa tin và phóng sự bởi chúng


×