Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGÔ TẤN LỢI

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bình Định - Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGÔ TẤN LỢI

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 8140114

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. TRẦN QUỐC TUẤN
2. TS. NGUYỄN LÊ HÀ

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong đề án là trung thực và đúng với khảo sát trên
thực tế. Kết quả của đề án chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác.

Học viên

Ngô Tấn Lợi

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau những năm tháng cố gắng học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành
được đề án thạc sĩ. Tơi luôn ghi nhận những sự chỉ bảo, hỗ trợ và giúp đỡ kịp
thời, nhiệt tình của những người bên cạnh mình. Nhân đây tơi xin chân thành
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ.

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Quốc Tuấn,
TS. Nguyễn Lê Hà, những người đã nhiệt tình, tận tâm dìu dắt, ân cần chỉ
dạy, động viên, hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành
đề án này.

Tiếp theo, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trường, q thầy cơ Phịng đào tạo Sau đại học và quý thầy cô giảng viên
trường Đại học Quy Nhơn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tơi hồn thành tốt việc học tập tại trường.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn đế tập thể lớp Quản lý giáo dục khóa 24B đã
cùng tơi đi qua những ngày tháng học tập miệt mài, cùng chia sẻ niềm vui nỗi

buồn và động viên tôi vượt qua những khó khăn, vất vả để hồn thành đề án
này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè và gia đình đã nhiệt
tình ủng hộ, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành đề án./.

Bình Định, tháng 10 năm 2023
Học viên

Ngô Tấn Lợi

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………. 1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………………. 3
4. Giả thuyết khoa học…………………………………………………. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….. 3
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 3
7. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………. 5
8. Cấu trúc đề án……………………………………………………….. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XHHGD Ở

TRƯỜNG THCS………………………………………………………... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề…………………………………...... 6
1.2. Khái niệm chính của đề án………………………………………... 10

1.2.1. Xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục……………………………….. 10
1.2.2. Quản lý công tác XHHGD…………………………………….. 12
1.3. Lý luận về công tác XHHGD ở trường THCS……………………. 13
1.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa của công tác XHHGD……………………… 13
1.3.2. Những hạn chế, tiêu cực cần tránh trong công tác xã hội hóa
giáo dục…………………………………………………………………. 13
1.3.3. Nội dung cơ bản của công tác XHHGD……………………….. 14
1.4. Lý luận về quản lý công tác XHHGD ở trường THCS…………… 18
1.4.1. Mục tiêu quản lý công tác XHHGD ở trường THCS………….. 18
1.4.2. Phương thức quản lý công tác XHHGD ở trường THCS……… 19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác XHHGD ở trường
THCS……………………………………………………………………. 25
1.5.1. Các yếu tố khách quan…………………………………………. 25
1.5.2. Các yếu tố chủ quan…………………………………………… 26

iv

Tiểu kết chương 1……………………………………………………….. 29
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XHHGD Ở CÁC
TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH…………… 31
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng………………………………………. 31

2.1.1. Mục tiêu khảo sát……………………………………………… 31
2.1.2. Nội dung khảo sát……………………………………………… 31
2.1.3. Đối tượng khảo sát…………………………………………….. 32
2.1.4. Phương pháp khảo sát…………………………………………. 32

2.1.5. Địa bàn và phạm vi khảo sát…………………………………... 32
2.1.6. Công cụ khảo sát………………………………………………. 32
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THCS huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định…………………………………………………….. 33
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Tây Sơn, tỉnh Bình
Định……………………………………………………………………... 33
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định… 33
2.2.3. Khái quát tình hình giáo dục trung học cơ sở huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định……………………………………................................... 34
2.3. Thực trạng về cơng tác XHHGD ở các trường THCS huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định……………………………………………………... 36
2.3.1. Mục tiêu của công tác XHHGD……………………………. 36
2.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD………….. 37
2.3.3. Nội dung cơ bản của công tác XHHGD……………………. 38
2.4. Thực trạng quản lý công tác XHHGD dục ở các trường THCS
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…………………………………………. 42
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện công tác XHHGD ở
các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định……………………... 42
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác XHHGD ở các trường
THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…………………………………. 45
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD ở các trường
THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…………………………………. 47
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả công tác XHHGD ở các
trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định………………………….. 49

v

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác XHHGD ở
các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định……………………... 52


2.5.1. Yếu tố khách quan……………………………………………... 52
2.5.2. Yếu tố chủ quan………………………………………………... 53
2.6. Đánh giá chung về quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…………………………………………. 54
2.6.1. Ưu điểm………………………………………………………... 54
2.6.2. Hạn chế………………………………………………………… 55
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế……………………………… 56
Tiểu kết chương 2……………………………………………………….. 57
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XHHGD Ở CÁC
TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH…………… 59
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp…………………………………….. 59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý……………………………… 59
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học……………………………. 59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn…………………………….. 59
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả…………………………….. 60
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi………………………………. 60
3.2. Biện pháp quản lý công tác XHHGD……………………………... 61
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XHHGD…... 61
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện công tác
XHHGD…………………………………………………………………. 63
3.2.3. Đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực trong tổ chức thực
hiện công tác XHHGD………………………………………………….. 66
3.2.4. Tăng cường sự chỉ đạo, giám sát trong q trình thực hiện
cơng tác XHHGD……………………………………………………….. 68
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, đánh giá và công khai kết quả
công tác XHHGD……………………………………………………….. 70
3.2.6. Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ cơng tác XHHGD….. 72
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp……. 74
3.3.1. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp………………………………………………………………... 74

vi

3.3.2. Mục tiêu khảo nghiệm…………………………………………. 74
3.3.3. Đối tượng, nội dung khảo nghiệm……………………………... 74
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm…………………………………………... 75
Tiểu kết chương 3……………………………………………………….. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………... 81
1. Kết luận……………………………………………………………... 81
1.1. Về lý luận………………………………………………………... 81
1.2. Về thực tiễn……………………………………………………… 82
2. Khuyến nghị………………………………………………………… 83
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đạo tạo Bình Định……………………... 83
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Tây Sơn……………………….. 83
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn………………………… 84
2.4. Đối với các trường THCS trên địa bàn………………………….. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….. 86
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (Bản sao)

vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ
CBQL Cán bộ quản lý
CMHS Cha mẹ học sinh
CSGD Cơ sở giáo dục
CSVC Cơ sở vật chất

ĐTB Điểm trung bình
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
LLXH Lực lượng xã hội
QLGD Quản lý giáo dục
THCS Trung học cơ sở
XHH Xã hội hóa
XHHGD Xã hội hóa giáo dục

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô phát triển giáo dục THCS huyện Tây

Sơn……………………………………………………………………….. 34

Bảng 2.2. Kết quả rèn luyện/xếp loại hạnh kiểm cuối năm học cấp 3

THCS trong 2 năm gần đây……………………………………………… 34

Bảng 2.3. Kết quả học tập/xếp loại học lực cuối năm học cấp 3

THCS trong 2 năm gần đây…………………………………………….... 34

Bảng 2.4. Cở sở vật chất các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh 3

Bình Định………………………………………………………………... 35


Bảng 2.5. Kết quả trưng cầu ý kiến về mục tiêu của công tác 3

XHHGD………………………………………………………………….. 36

Bảng 2.6. Kết quả trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng của công 3

tác XHHGD…………………………………………………………….... 37

Bảng 2.7. Thực trạng huy động các nguồn lực XHHGD của hiệu 3

trưởng các trường THCS thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định………... 38

Bảng 2.8. Thực trạng về mức độ thực hiện và hiệu quả của các lực

lượng tham gia vào công tác XHHGD ở các trường THCS thuộc huyện 4

Tây Sơn, tỉnh Bình Định………………………………………………… 41

Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện công tác

XHHGD của hiệu trưởng các trường THCS thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh 4

Bình Định………………………………………………………………... 42

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác XHHGD của 4

hiệu trưởng các trường THCS thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…... 45

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD của 4


hiệu trưởng các trường THCS thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…... 48

Bảng 2.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD của 5

hiệu trưởng các trường THCS thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…... 50

Bảng 2.13. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan ảnh

hưởng đến kết quả quản lí cơng tác XHHGD của hiệu trưởng các trường 5

THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định………………………………….. 52

Bảng 2.14. Mức độ tác động của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng 5

đến kết quả quản lí cơng tác XHHGD của hiệu trưởng các trường THCS 53

ix

huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định…………………………………………..

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 7

đề xuất…………………………………………………………………… 75

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề 8

xuất………………………………………………………………………. 77

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ tịch Hồ

Chí Minh ln được Đảng và Nhà nước ta tiếp thu và vận dụng vào quá trình
xây dựng và phát triển nền giáo dục của đất nước. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa VII nhấn mạnh: “Huy động toàn xã hội làm giáo
dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự
quản lý của Nhà nước” [4]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII tiếp tục nhấn mạnh: “Giáo dục - đào tạo là sự
nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học
thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chǎm lo cho
giáo dục. Các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đồn thể nhân
dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm
góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực,
vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo” [5].

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các văn bản được
ban hành nhằm chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách đẩy mạnh xã hội
hóa các hoạt động GD&ĐT, tạo hành lang pháp lí thuận lợi, ưu đãi, khuyến
khích đầu tư phát triển giáo dục. Nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục được các ngành,
các địa phương quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả nhất
định. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định: XHHGD
được đẩy mạnh; chủ trương đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người đã
được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo và nhận được sự ủng hộ của
toàn xã hội. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả đạt được còn thấp so với yêu cầu
đặt ra. Do đó, cần phải đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham
gia đóng góp của tồn xã hội; đẩy mạnh XHHGD [6]. Như vậy, XHHGD là
một trong những nhiệm vụ chính trị mà tồn Đảng, tồn dân phải có trách nhiệm


2

thực hiện để đáp ứng mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế hiện nay.

Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là một huyện trung du. Tuy đời sống
kinh tế của nhân dân đang ngày càng được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn cịn
nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng cịn yếu kém, cơ sở vật chất trường lớp cũng
như các điều kiện phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn, nguồn lực đầu tư cho giáo
dục của địa phương vẫn rất hạn chế. Quy mơ trường lớp nhỏ, ít HS, chất lượng
giáo dục cịn thấp so với một số huyện khác trong tỉnh. Theo báo cáo hằng năm
của Phịng GD&ĐT huyện Tây Sơn, cơng tác XHHGD, huy động các nguồn
lực trong nhân dân để đầu tư cho giáo dục được các trường quan tâm triển khai
thực hiện nhưng hiệu quả còn nhiều hạn chế. Do vậy, CSVC trường lớp cũng
như các điều kiện phục vụ giảng dạy vẫn còn thiếu thốn, nguồn lực đầu tư cho
giáo dục của địa phương chưa cao.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ngồi nguồn lực sẵn có được đầu tư từ
ngân sách nhà nước, các trường THCS huyện Tây Sơn cần đẩy mạnh việc thực
hiện đồng bộ các giải pháp về XHHGD nhằm huy động tối đa nguồn lực của
các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước đầu tư phát triển GD&ĐT, tạo ra mơi
trường giáo dục lành mạnh, bổ sung trang thiết bị, phương tiện, CSVC đảm bảo
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng phong trào học
tập sâu rộng, góp phần nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài ở địa phương.

Xuất phát từ những lí do và thực tế nêu trên, việc nghiên cứu đề tài
“Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện

Tây Sơn, tỉnh Bình Định” là cấp thiết để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
cơng tác XHHGD ở các trường THCS.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên

3

cứu, đề án đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
công tác XHHGD ở các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, việc quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS đã đạt được
những kết quả nhất định; tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít hạn chế, bất cập. Nếu xây
dựng được cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng quản lý công tác XHHGD
một cách khoa học thì có thể đề xuất được các biện pháp một cách hợp lí, góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, khái quát cơ sở lý luận về quản lý công tác XHHGD ở các
trường THCS.


- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các
trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD ở các
trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề án sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hóa lí thuyết có liên quan về nội dung quản lí cơng tác XHHGD ở trường
THCS từ các văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo;
từ sách, báo, tạp chí, tập san chuyên ngành; các kỉ yếu hội thảo, hội nghị và các

4

văn bản khác có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề án, định hướng
cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và q trình điều tra thực tiễn.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Nhằm thu thập thông tin, số liệu
về thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định.

Mục đích điều tra: Thu thập dữ liệu từ ý kiến đánh giá của đối tượng
điều tra nhằm đưa ra đánh giá một cách khách quan và tồn diện hoạt động
quản lí cơng tác XHHGD ở các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để khảo sát tính cần
thiết và khả thi của các biện pháp do đề án đề xuất.


Nội dung điều tra: Khảo sát thực trạng hoạt động quản lí cơng tác
XHHGD tại các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Điều tra các yếu tố thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lí cơng tác
XHHGD tại các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí công tác
XHHGD tại các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Đối tượng điều tra:
Phiếu hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên, cha
mẹ học sinh của các trường THCS và cán bộ lãnh đạo địa phương thuộc thị trấn
Phú Phong, xã Tây Giang, Bình Nghi, Tây Giang, Bình Tân, Vĩnh An, Bình
Thành, Tây Phú, Tây Bình, Tây Vinh, Bình Hịa thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định.
Phiếu hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các
biện pháp đề xuất của cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn các trường THCS
trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
6.3. Phương pháp thống kê tốn học
- Mục đích: Xử lí các thơng tin định lượng và thơng tin định tính thu thập

5

được để xây dựng các luận cứ và khái quát thực trạng quản lí công tác XHHGD
ở các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

- Nội dung:
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số
liệu thu thập được, tính các tham số thống kê đặc trưng mà tác giả cần làm cơ

sở đưa ra kết luận.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023.
- Địa điểm nghiên cứu: Các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung trong
quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
8. Cấu trúc đề án
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề án được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục ở trường
trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Chương 3: Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường
trung học cơ sở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các nước trên thế giới sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau với các nội

dung ít nhiều khác nhau để chỉ việc huy động các tổ chức, cá nhân tham gia
vào các hoạt động giáo dục như sự huy động, sự tham gia, tư nhân hóa, sự phân
quyền, còn ở Việt Nam thường dùng từ XHH (socialization). Từ yêu cầu và
hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà họ thực hiện các nội dung, hình thức khác nhau.

Tuy nhiên, nét chung ở các nước là đều khẳng định sự cần thiết có sự tham gia
của xã hội vào phát triển giáo dục [24].

Nhiều nghiên cứu, bài viết của các chuyên gia, các giáo sư trên khắp thế
giới cho ta thấy tổng quan về mơ hình huy động trách nhiệm, sự tham gia của
cộng đồng vào phát triển giáo dục. Rất nhiều các bài viết về mơ hình trên được
đăng tải trên mạng internet giúp chúng ta có thể nghiên cứu để thấy được các
chương trình, chính sách giáo dục khác nhau ở các nước trên thế giới thể hiện
sự chuyển giao trách nhiệm đầu tư cho giáo dục của nhà nước sang các tổ chức,
cá nhân.

Theo Clive R. Belfield và Henry M. Levin, ở các nước Mĩ, Hà Lan, Đan
Mạch, Bỉ, Phi-lip-pin, Anh, giáo dục được cung cấp hoặc tài trợ bởi các tổ chức,
cá nhân [29]. Tác giả Mitsue Uemura trong bài viết “Sự tham gia của cộng
đồng vào giáo dục: Chúng ta biết những gì ?” (Community Participation in
Education: What do we know ?) cho rằng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những
cách khác nhau mà cộng đồng tham gia vào giáo dục, cung cấp các kênh cụ thể
mà qua đó, cộng đồng tham gia vào giáo dục trẻ em [30].

7

Cùng với những bài viết của các tác giả nước ngoài, nhiều nhà nghiên
cứu của Việt Nam cũng nghiên cứu về cách thức thực hiện XHHGD của các
quốc gia như Võ Tấn Quang, Bùi Minh Hiền, Nguyễn Minh Phương,...

Theo Võ Tấn Quang, Ấn Độ gắn vấn đề huy động xã hội cùng tham gia
giáo dục với phát triển nông thôn, tập trung vào đào tạo nghề, tìm việc làm với
nâng cao trình độ văn hóa phổ thơng. Cịn Indonesia đặc biệt quan tâm giáo dục
phi chính quy với sự tham gia của cộng đồng, một hình thức tham gia của xã
hội là lập “Quỹ học tập” để lo việc học cho thanh thiếu niên và người lớn [24].


Theo Nguyễn Minh Phương, Hàn Quốc thực hiện mơ hình phát triển giáo
dục dựa trên ngun tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước và nhân dân, trong đó
chi phí tư nhân cho giáo dục cao hơn chi phí cơng. Chính phủ và địa phương
tài trợ ngân sách cho các trường tư, đồng thời tăng cường quyền tự chủ tài chính
cho họ. Ngồi nguồn tài trợ của chính phủ trung ương và địa phương, các trường
tư ở Hàn Quốc huy động nguồn tài chính chủ yếu là lệ phí nhập học và học phí.
Đối với các trường cơng ở địa phương, chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho
các địa phương, cơ sở GD&ĐT thu hút các thành phần xã hội, các tầng lớp nhân
dân, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư tài chính, xây dựng CSVC, trang thiết
bị cũng như trí lực vào phát triển cải cách giáo dục [23].

Thái Lan thực hiện nhiều hình thức huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ
tài chính cho mục đích phát triển giáo dục. Ngồi việc nhà nước và các cơ quan
hành chính địa phương được ủy quyền để thu các khoản thuế giáo dục để tổ
chức các hoạt động giáo dục thì tất cả mọi tổ chức, cá nhân như đội ngũ giáo
viên, người quản lí trong các cơ sở giáo dục, tổ chức tư nhân, gia đình, cộng
đồng, cơ quan hành chính địa phương, cơ quan chuyên môn, tổ chức tôn giáo,
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác đều được khuyến khích tham gia đóng
góp nguồn lực cho giáo dục bằng hình thức tài trợ tài sản và các nguồn lực khác
cho các tổ chức giáo dục, nhằm chia sẻ những chi phí hợp lí và cần thiết trong
hoạt động giáo dục. Để khuyến khích, động viên các cá nhân, tổ chức trên tham

8

gia tài trợ nguồn lực cho giáo dục, nhà nước và các cơ quan hành chính hỗ trợ,
miễn, giảm cho họ các mức thuế phù hợp và cần thiết theo quy định của pháp
luật [24].

Ở Nhật Bản, khi thực hiện XHHGD, nhà nước đưa ra chính sách “khơng

để trẻ em nào trong gia đình và khơng để gia đình nào trong cộng đồng khơng
được giáo dục” [14]. Nhà nước Nhật Bản xây dựng hệ thống chính sách
XHHGD như: “Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Hiện nay, nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục của Nhật Bản chiếm 6,8%
GDP. Các trường tư cũng được nhà nước cấp 10% ngân sách” [14]. Ngồi ra,
giáo dục cịn nhận được đầu tư từ ngân sách địa phương, từ các doanh nghiệp,
công ty, từ đóng góp của người học. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cịn chú
trọng tăng cường giáo dục gia đình và cộng đồng nhằm giúp nâng cao chất
lượng giáo dục, giúp HS phát triển tình cảm và ý thức xã hội [23].

Ở Trung Quốc, từ những năm 1980, chiến lược “khoa giáo hưng quốc”
được thực hiện, đây là khởi đầu của phong trào XHHGD một cách mạnh mẽ ở
nước này. Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi cả nước phấn đấu vì một nền
giáo dục mới. Phong trào XHHGD được người dân hưởng ứng với hàng loạt
các trường tư thục, các trung tâm đào tạo, liên kết đào tạo ngồi cơng lập ra
đời. Từ khi thông tư của Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành yêu cầu Bộ Giáo
dục từng bước đẩy nhanh công tác XHH với công tác giáo dục ở các cấp vào
năm 2000 thì tỉ lệ trường ngồi cơng lập so với trường công lập đều tăng dần
theo các năm. Cụ thể năm 2006, tỉ lệ trường sơ trung (tương đương THCS)
ngồi cơng lập ở Trung Quốc chiếm 6,61% nhưng đến năm 2008 tăng lên
7,67%, tăng hơn 1% chỉ trong 2 năm [23].

Ở Hoa Kỳ, ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, Hiến pháp đã quy định
việc trưng thu thuế giáo dục, trách nhiệm huy động ngân sách cho giáo dục là
thuộc về ủy ban giáo dục bang, quận. Nhà nước chi 10%, còn 90% ngân sách

9

giáo dục là do bang và địa phương đảm trách. Ngồi ra, có khoản 20% các cơ sở
giáo dục do các tập đồn cơng nghiệp, công ty, quỹ tư nhân tài trợ [14].


Tại Việt Nam, mục tiêu GD&ĐT là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực
và đào tạo nhân tài. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, quan
điểm “xã hội hóa” trở thành một trong những quan điểm lớn để hoạch định hệ
thống các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Các vấn đề chính sách
xã hội đều giải quyết theo tinh thần XHH. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng
thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các
cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.

Đến Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đề ra nhiệm vụ: “Từng bước hoàn thiện
hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời
và xây dựng xã hội học tập; thực hiện cơ chế thị trường và đẩy mạnh XHH đối
với cung cấp các dịch vụ công” [7].

Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2019,
tại Điều 16, khi đề cập đến XHH sự nghiệp giáo dục, cũng cho rằng: “Phát
triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn
dân” [27].

Từ những chủ trương và chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta về
XHHGD, các học giả trong nước đã có nhiều nghiên cứu, bài viết về lĩnh vực
này như Phạm Minh Hạc, Võ Tấn Quang, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị
Thu Hương, Cao Thu Hằng và nhiều tác giả khác.

Theo Phạm Minh Hạc: “XHH công tác giáo dục là một tư tưởng chiến
lược, một bộ phận của đường lối chiến lược, một con đường phát triển giáo
dục của nước ta” [8]. Phạm Thị Thu Hương khẳng định: “Để đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì địi hỏi cần
thiết phải có nhiều yếu tố khác nhau, trong đó XHHGD là một yếu tố hàng đầu”
[16]. Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Phạm Thị Thu Hương đã chỉ ra



×