Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quản lý quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 86 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LƯU MINH HIẾU

QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đình Hiền

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các
kết quả nghiên cứu và các kết luận trong đề án là trung thực, không sao chép từ bất
kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả đề án

Lưu Minh Hiếu

iii



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện Đề án Thạc sĩ Quản lý kinh tế với đề tài
“Quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định” tơi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, giảng viên và lãnh đạo các
khoa, các phịng ban của Trường Đại học Quy Nhơn. Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành về những sự giúp đỡ đó.

Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đình Hiền –
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn, người đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý
để tơi hồn thành Đề án này.

Nội dung Đề án đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế mà cụ thể là
lĩnh vực quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đây là một vấn
đề khá mới mẻ, phạm vi tương đối rộng và cần được nghiên cứu và giải quyết
trong thời gian dài. Do đó, Đề án khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tơi
rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giảng viên trong
Trường và các q vị có quan tâm để Đề án được hồn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH ............................................................................viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................viiii
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................viiiii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ VÌ
NGƯỜI NGHÈO .......................................................................................................... 7
1.1. Một số vấn đề chung về quản lý Quỹ Vì người nghèo ..................................... 7
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................... 7
1.1.2. Nguyên tắc quản lý Quỹ vì người nghèo ....................................................... 11
1.1.3. Cơng cụ quản lý Quỹ vì người nghèo............................................................ 12
1.2. Nội dung quản lý Quỹ Vì người nghèo........................................................... 13
1.2.1. Bộ máy quản lý Quỹ vì người nghèo ............................................................ 13
1.2.2. Quản lý thu Quỹ Vì người nghèo .................................................................. 14
1.2.3. Quản lý chi Quỹ Vì người nghèo .................................................................. 16
1.2.4. Kiểm tra, giám sát quản lý Quỹ vì người nghèo ............................................ 17
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Quỹ Vì người nghèo .................... 18
1.3.1. Chính sách của Nhà nước ............................................................................. 18
1.3.2. Chuẩn quy định hộ nghèo ............................................................................. 19
1.3.3. Hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Vận
động Quỹ vì người nghèo các cấp........................................................................... 21
1.4. Kinh nghiệm quản lý Quỹ Vì người nghèo ở một số địa phương và bài học
đối với tỉnh Bình Định ........................................................................................... 21

v


1.4.1. Kinh nghiệm quản lý Quỹ Vì người nghèo ở một số địa phương................... 21
1.4.2. Bài học đối với tỉnh Bình Định ..................................................................... 24

Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH............................................................................................ 26

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định ................................... 26
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên..................................................................... 26
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ......................................................................... 28

2.2. Quá trình hình thành và triển khai thực hiện cơng tác quản lý Quỹ vì người
nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định........................................................................ 30
2.2.1. Chính sách của tỉnh đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo ............................ 30
2.2.2. Sự ra đời và hoạt động của Quỹ vì người nghèo tỉnh Bình Định ................... 33

2.3. Thực trạng quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định (giai
đoạn 2018 – 2022)................................................................................................... 37
2.3.1. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý Quỹ vì người nghèo tỉnh Bình Định.... 37
2.3.2. Quản lý thu Quỹ vì người nghèo................................................................... 38
2.3.3. Quản lý chi Quỹ vì người nghèo ................................................................... 41
2.3.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát ........................................................................ 49

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình
Định (giai đoạn 2018 – 2022) ................................................................................. 50
2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................................ 50
2.4.2 Những hạn chế, tồn tại................................................................................... 52

Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI ............................ 54

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn
tỉnh Bình Định........................................................................................................ 54
3.1.1. Quan điểm, định hướng về phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định. ......................................................................... 54
3.1.2. Mục tiêu quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định ................ 55

3.2. Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh
Bình Định ............................................................................................................... 55

3.2.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai
thực hiện ................................................................................................................ 55
3.2.2. Tăng cường cơng tác phổ biến tun truyền về các chính sách của Nhà nước về
Quỹ vì người nghèo................................................................................................ 58

vi

3.2.3. Tăng cường huy động Quỹ vì người nghèo ................................................... 60
3.2.4. Tăng cường cơng tác quản lý thu, chi Quỹ vì người nghèo ........................... 62
3.2.5. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra ..................................................... 62
3.2.6. Giải pháp hồn thiện cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện quản lý Quỹ vì
người nghèo ........................................................................................................... 64
3.2.7. Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ............................................. 66
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 70
1. Kết luận .............................................................................................................. 70
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 71
2.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................. 71

2.2. Kiến nghị với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ....................................... 73
2.3. Kiến nghị với Ban Quản lý Quỹ vì người nghèo tỉnh Bình Định ...................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 75

vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH

Sơ đồ 2.1 Bộ máy Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Bình Định .........38

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thu Quỹ vì người nghèo tỉnh giai đoạn 2018 - 2022…………...…39
Bảng 2.2 Thu Quỹ Vì người nghèo các cấp giai đoạn 2018 - 2022.....................40
Bảng 2.3 Chi Quỹ vì người nghèo tỉnh giai đoạn 2018 - 2022……………....42
Bảng 2.4 Chi xây dựng nhà Đại đoàn kết giai đoạn 2018 - 2022…………....43
Bảng 2.5 Chi hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2018 - 2022……………...44
Bảng 2.6 Chi giúp khám, chữa bệnh giai đoạn 2018 - 2022……………...…45
Bảng 2.7 Chi giúp học sinh học tập giai đoạn 2018 - 2022……………...…..45
Bảng 2.8 Chi hỗ trợ khác, giai đoạn 2018 - 2022………………………..…..46

viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Xóa đói giảm nghèo
1 XĐGN Mặt trận Tổ quốc

Hội đồng nhân dân
2 MTTQ Ủy ban nhân dân
Chính trị xã hội
3 HĐND Kinh tế - Xã hội
Dân tộc thiểu số
4 UBND Nhà xuất bản
Nghiên cứu khoa học
5 CT-XH Khu công nghiệp
Tổng sản phẩm bình quân đầu người
6 KT-XH

7 DTTS

8 NXB

9 NCKH

10 KCN

11 GRDP

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đói nghèo là một vấn đề xã hội bức xúc của cả thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng; trên thế giới hiện nay có tới ¼ dân số đang sống trong tình trạng
đói nghèo; hàng triệu người khơng có cơ hội được hưởng những thành quả văn

minh tiến bộ của lồi người, đói nghèo gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối
với phát triển kinh tế xã hội, tàn phá môi trường sinh thái. Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln ln chăm lo đến đời sống Nhân dân, Người nói: “Chính sách của
Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống Nhân dân. Nếu dân
đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân
dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi” và “Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của
Đảng và Chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách
của ta dù có hay mấy thì cũng khơng thực hiện được” [9,trg.572].

Trong hơn 30 năm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà
nước đã đề ra các chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tạo động
lực phát triển đất nước; bên cạnh việc phấn đấu cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, Đảng và Nhà nước đã và đang đặc biệt quan tâm đến cơng tác xóa đói giảm
nghèo tồn diện, có những chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội cho người nghèo thốt
khỏi cảnh nghèo đói, từng bước xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Triển khai
đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững. Đổi mới thực chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính
sách hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho khơng, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên
tự thốt nghèo” [3, trg.22] .

Bình Định là một trong năm tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có
vị trí chiến lược tại khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, nhờ phát huy hiệu quả
những tiềm năng, lợi thế, trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
Bình Định đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả rất quan

2

trọng. Tồn tỉnh có 8 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố với 159 xã, phường, thị trấn;

có 440.590 hộ/1.580.419 người; tỷ lệ nghèo đa chiều 9,04% với 39.827 hộ, trong
đó tổng số hộ nghèo 19.805 hộ, chiếm tỷ lệ 4,5% và tổng số hộ cận nghèo 20.022
hộ, chiếm tỷ lệ 4,54% (số liệu điều tra hộ nghèo cuối năm 2022).

Thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đồn thể trên địa
bàn tỉnh Bình Định luôn dành nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo bền vững.
Trong đó, tích cực vận động và phát huy hiệu quả Quỹ vì người nghèo là một trong
những điểm nhấn nổi bật của công tác giảm nghèo tỉnh Bình Định. Với phương
châm “Khơng để ai ở lại phía sau”, từ khi thành lập đến nay, Quỹ vì người nghèo
các cấp trên địa bàn tỉnh đã vận động được hàng trăm tỷ đồng, từ đó đã có nhiều
hoạt động cụ thể nhằm chăm lo, giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt là các hộ
đồng bào đân tộc thiểu số góp phần hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, phát triển
kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác quản lý Quỹ vì người nghèo cịn
nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn. Vậy làm thế nào để nâng cao và hồn thiện cơng
tác quản lý Quỹ vì người nghèo các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định?

Xuất phát từ thực tiễn trên, tơi đã chọn đề tài “Quản lý Quỹ vì người nghèo
trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu để làm đề án thạc sĩ, với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào cơng cuộc xố đói, giảm nghèo của
tỉnh thơng qua cơng tác quản lý Quỹ vì người nghèo tỉnh Bình Định.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, vấn đề đói
nghèo vẫn ln thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết trên các
báo, tạp chí, nhiều luận văn, các đề tài khoa học và các cơng trình dưới dạng tham
khảo như:


Trong sách chun khảo “Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và
giải pháp” của PGS.TS Lê Quốc Lý chủ biên, xuất bản năm 2012: đã nêu một số
lý luận về xóa đói, giảm nghèo; những chủ trương, đường lối của Đảng và chính

3

sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo; thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; một
số chương trình xóa đỏi giảm nghèo điển hình của Việt Nam; định hướng và mục
tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới… Đây là cuốn sách bổ
sung luận cứ cho cơng tác hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo, trong đó
bước đầu có đề cập đến Quỹ vì người nghèo ở Việt Nam. [10]

Bài viết ”Chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: thực trạng và định
hướng hoàn thiện” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn đã nêu lên thực trạng nghèo ở
Việt Nam là một nước đói nghèo nhất thế giới và các chính sách giảm nghèo ở
nước ta, định hướng giảm nghèo một cách đồng bộ, hiệu quả. [11]

Bài viết “Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn”
của PGS.TS Đặng Nguyên Anh, đã nói lên thực trạng đói nghèo là một trong
những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như
mỗi quốc gia. Người nghèo khơng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như
việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thơng tin… đó là lý do khiến họ có cơ hội
thốt nghèo [1].

Một số chuyên khảo về vấn đề này cũng rất đáng chú ý như: TS. Lê Xuân Bá,
TS. Chu Tiến Quang, TS. Nguyễn Hữu Tiến, TS. Lê Xn Bình: “Nghèo đói và
xố đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001 [4] đã đề cập
đến lý luận và thực tiễn giảm nghèo ở Việt Nam, tuy nhiên chưa đề cập sâu về Quỹ
vì người nghèo.


TS. Đàm Hữu Đắc và TS. Nguyễn Hải Hữu (đồng chủ biên): “Những định
hướng chiến lược của chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn
2006 - 2010”, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2004 [7]. Các cơng trình nêu trên
đã phân tích khá rõ về thực trạng và nguyên nhân đói nghèo, định hướng và các
giải pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo ở nước ta.

Cơng trình “Quản lý Nhà nước về cơng tác giảm nghèo đối với đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”, luận văn thạc sĩ hành chính cơng của
Trần Thị Diễm Thúy, năm 2013: đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói
giảm nghèo; cơng tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;

4

đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra phương hướng, giải pháp
để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh [22].

Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính cơng của Dương Mạnh Huy: “Thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai”, học
viện hành chính quốc gia, năm 2013, đã đi sâu phân tích đánh giá những kết quả
đạt được, nêu những nội dung của giảm nghèo và sự cần thiết phải giảm nghèo,
những tồn tại hạn chế để tìm ra các nguyên nhân cơ bản của hạn chế để từ đó có
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo [8].

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của Trần Thị Phương Tân: “Giải pháp tăng
cường quản lý, sử dụng Quỹ Vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú thọ”,
Đại học Thủy Lợi, năm 2019, đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm
nghèo; cơng tác quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo trên địa bàn huyện Hạ
Hịa, tỉnh Phú Thọ; đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra phương
hướng, giải pháp để nâng cao cơng tác quản lý Quỹ Vì người nghèo [23].


Dù có rất nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu, tuy nhiên đa số chỉ mới đề cập
đến lý luận về xóa đói, giảm nghèo, quan niệm về nghèo, đói ở Việt Nam và các
chính sách của Nhà nước về giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và các địa phương
nói riêng. Chưa có cơng trình nào nghiên cứu, đánh giá cơng tác quản lý Quỹ vì
người nghèo trong tham gia xóa đói, giảm nghèo của MTTQ và các đồn thể chính
trị - xã hội thơng qua các mơ hình, cách làm thiết thực, hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Bình Định.

Do đó, tơi đã chọn nghiên cứu đề tài về “Quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa
bàn tỉnh Bình Định” để đánh giá thực trạng, tìm ra những tồn tại, hạn chế của
chương trình, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt
động của Quỹ vì người nghèo, góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định,
phát hiện các nguyên nhân chính làm hạn chế đến việc quản lý Quỹ Vì người

5

nghèo để từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, thực hiện tốt cơng
tác quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Về thời gian: Các tài liệu và số liệu để nghiên cứu được thu thập từ các

nguồn khác nhau trong giai đoạn 2018 - 2022 và đề xuất các giải pháp cho những
năm tiếp theo.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề án nghiên cứu về thực trạng, những thành công, hạn chế và nguyên nhân
trong công tác quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định
giai đoạn 2018 - 2022. Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo của
tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề án được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ Vì người nghèo.
Chương 2: Thực trạng quản lý Quỹ Vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình
Định.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý Quỹ Vì người nghèo trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước
về xóa đói, giảm nghèo.
Để giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề án, tác giả đã sử

6

dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng
để thực hiện và hoàn thiện đề án theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Trong đề án chủ yếu sử dụng tài liệu thứ cấp. Đây là những tài liệu, số liệu thu
thập đã được công bố trên các tạp chí, tài liệu khoa học, sách chuyên khảo, đề tài
NCKH, dự án, các văn bản pháp quy của nhà nước từ Trung ương đến địa phương,
các báo cáo của UBND, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Bình Định, có liên quan đến

đề tài nghiên cứu của đề án. Dựa vào những tài liệu, số liệu thu thập được, đề án sẽ
làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cũng như thực trạng công tác quản lý Quỹ
vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để làm rõ và làm nổi bật các nội dung
nghiên cứu. Với phương pháp này, từ các số liệu, tư liệu thu thập được, đề án so
sánh những kết quả thực hiện được qua các năm trong một thời kỳ, nhằm làm rõ sự
thay đổi hoặc sự phù hợp trong công tác quản lý, sử dụng Quỹ Vì người nghèo trên
địa bàn tỉnh Bình Định.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng để làm rõ thực trạng công
tác quản lý, sử dụng Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời,
khái quát những kết quả đạt được, những hạn chế và đặc biệt làm rõ những nguyên
nhân của hạn chế. Từ đó đưa ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng cơng tác quản lý Quỹ vì người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định.

7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO

1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý Quỹ Vì người nghèo
1.1.1. Khái niệm
(1) Khái niệm về nghèo:
Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 định nghĩa: “Nghèo là tình
trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của
con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát tiển xã hội tổ chức tại Copenhagen

- Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau:
“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD) mỗi ngày
cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua sản phẩm thiết yếu tồn tại”.
Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới WB (World bank):
Ngưỡng nghèo là mốc mà nếu cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập nằm dưới
mốc này thì bị coi là nghèo. Ngưỡng nghèo là yếu tố chính yếu để quy định thành
phần nghèo của một quốc gia. Theo WB thì đói nghèo là những hộ khơng có khả
năng chi trả cho số hàng hóa lương thực của mình đủ cung cấp 2.100 calori mỗi
người mỗi ngày.
Tóm lại những quan niệm về đói nghèo nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh
chủ yếu của người nghèo đó là: Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng dân cư; Khơng được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu
dành cho con người;Thiếu cơ hội lựa chọn và tham gia vào quá trình phát triển của
cộng đồng.
(2) Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo:
Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tổi thiểu và thu

8

nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng
cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất
để duy trì cuộc sống.

Giảm nghèo là giúp bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống từng bước
thốt khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng
người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư
nghèo lên mức sống cao hơn. Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này: Nếu giảm
nghèo đạt được mục tiêu thì đồng thời cũng xóa được đói, Do vậy thực chất giảm
nghèo và xóa đói là đồng nghĩa.


Xố đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát
triển con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Ngay từ những ngày đầu tiên của
chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vấn đề xố đói giảm nghèo vào danh
mục những cơng việc bức xúc của chính phủ cần làm ngay. Do đó thấy được vai
trị quan trọng của xố đói giảm nghèo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nói rằng xố đói giảm nghèo có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội góp phần khắc phục hậu quả tiêu cực
của phân hoá giàu nghèo. Nếu để xảy ra tình trạng trên, gây mất ổn định chính trị
xã hội, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Khơng giải quyết thành cơng về vấn đề
xố đói giảm nghèo sẽ không thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội và như
vậy mục tiêu phát triển bền vững của CNXH cũng không thể thực hiện được.

Xố đói giảm nghèo góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để
bảo vệ mơi trường sinh thái. Xố đói giảm nghèo góp phần mở rộng cơ hội lựa
chọn cho cá nhân nhất là nhóm người nghèo nói chung và đồng bào các dân tộc
thiểu số ở miền núi nơi có điều kiện sống cực kỳ khó khăn, nâng cao năng lực cá
nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất
lượng cuộc sống. Mặt khác xố đói giảm nghèo tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát
triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng cách và sự chênh lệch quá mức về mức
sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng bào các
dân tộc thiểu số với đồng bào kinh.

9

Xoá đói giảm nghèo tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn, từng
bước thực hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu sản xuất lẫn khâu phân phối
kết quả sản xuất cho mọi người, nhất là nhóm người nghèo.


Xố đói giảm nghèo tạo cơ hội cho người nghèo nhất là đồng bào dân tộc
thiểu số cư trú ở miền núi có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục,
chăm sóc sức khoẻ và hưởng thụ các hoạt động văn hoá…

(3) Khái niệm về giảm nghèo bền vững:

Giảm nghèo bền vững có thể được hiểu là quá trình thực hiện cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần cho người nghèo hướng tới nâng cao năng lực tự thốt
nghèo và khơng rơi trở lại trạng thái nghèo của người dân.

Giảm nghèo bền vững ngoài việc bảo đảm hoàn thành các mục tiêu giảm
nghèo đã định trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Cần hướng đến việc khắc phục
một cách có hiệu quả nhất những bất cập, hạn chế trong giảm nghèo để tránh tình
trạng tái nghèo, cải thiện ở mức tốt nhất thu nhập và điều kiện sống của người
nghèo. Từng bước giúp họ có thể tự vươn lên một cách vững vàng thơng qua việc
họ có các điều kiện và cơ hội khai thác các nguồn lực xã hội cơ bản để phát triển.
Đồng thời, hướng tới việc nắm bắt các xu hướng tác động đến chất lượng giảm
nghèo để có cách thức bảo đảm tính bền vững cho thành quả giảm nghèo.

Từ nhận thức nêu trên, có thể cụ thể hố quan niệm giảm nghèo bền vững trên
các khía cạnh sau:

Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm
theo từng năm, từng giai đoạn.

Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là các điều
kiện sống cơ bản về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở, và người nghèo
cũng được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản.

Người nghèo có được nhiều hơn các cơ hội để vươn lên tự thoát nghèo và

phát triển thơng qua hệ thống các chủ trương, chính sách giảm nghèo đồng bộ và
có tính khả thi của Đảng và Nhà nước.

10

Giảm nghèo bền vững là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp
cận với 5 nội dung cơ bản đó là: y tế, giáo dục, điều kiện sống, việc làm và tiếp cận
thơng tin. Chỉ có thể giảm nghèo một cách bền vững khi chúng ta giải quyết được
vấn đề trên, giúp cho người nghèo có nhiều cơ hội được tiếp cận với văn hóa, xã
hội, thơng tin và nâng cao đời sống vật chất.

Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một trong những nội dung của quá
trình phát triển bền vững. Bởi vậy, giảm nghèo bền vững thực sự cần thiết và có
ảnh hưởng nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

(4) Khái niệm về Quỹ Vì người nghèo:

Tại Quyết định số 901/QĐ-TMTW-BTT, ngày 25/9/2011 của Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định ban hành Quy chế xây dựng,
quản lý và sử dụng “Quỹ Vì người nghèo”, khẳng định:

“Quỹ Vì người nghèo được hình thành trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng
hộ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ hoạt động khơng vì mục đích lợi
nhuận mà áp dụng hình thức trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn mực
của Nhà nước công bố từng thời kỳ” [24, trg.2].

Quỹ Vì người nghèo được thành lập ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố),
huyện (quận, thị xã), xã (phường, thị trấn). Ở mỗi cấp có Ban vận động xây dựng,
quản lý và điều hành “Quỹ vì người nghèo” gọi chung là Ban vận động Quỹ. Ban
vận động Quỹ các cấp chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ.


Quỹ Vì người nghèo có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác XĐGN, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả của sự phân hóa
giàu nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện cải thiện đời sống, tăng thu
nhập, được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như: học tập, khám chữa bệnh, tiếp cận
với thông tin, khoa học cơng nghệ, khoa học kỹ thuật; góp phần đảm bảo an ninh
trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái…

Trong những năm qua từ nguồn Quỹ Vì người nghèo đã hỗ trợ tích cực cho
chương trình xố đói giảm nghèo như hỗ trợ các hộ nghèo đang ở nhà dột nát có
điều kiện cải thiện nhà ở, làm nhà "Đại đoàn kết"; xây dựng nhà "Mái ấm cho

11

người nghèo nơi biên giới"; xây dựng các cơng trình dân sinh như: Lớp học cắm
bản, xây dựng nhà Văn hố; hỗ trợ người nghèo đón Tết; hỗ trợ vốn sản xuất cho
hộ nghèo; hỗ trợ học sinh nghèo sinh viên được đến trưởng, làm đường giao thông
nông thôn, đường giao thông liên bản, liên xã,...

Giúp cho người nghèo được mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân nhất là
những người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có điều
kiện sống cực kỳ khó khăn, nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự
lựa chọn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giữa dân tộc thiểu số và đồng bào kinh.

Từ sự hỗ trợ của quỹ vì người nghèo, sự vào cuộc của Ủy ban MTTQ Việt
Nam các cấp và các tổ chức thành viên, cơng tác xố đói giảm nghèo của tỉnh từng
bước được quan tâm, đầu tư và triển khai có hiệu quả, tình hình kinh tế - xã hội có
bước phát triển khá, mức sống và thu nhập của các hộ nghèo ngày càng được nâng
lên rõ rệt về mọi mặt.


1.1.2. Nguyên tắc quản lý Quỹ vì người nghèo

Để quá trình quản lý Quỹ vì người nghèo dạtđược hiệu quả cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:

- Quỹ nhằm hỗ trợ người nghèo thốt nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu
giảm nghèo bền vững. Hoạt động của Quỹ khơng vì mục đích lợi nhuận. Hoạt
động của Quỹ theo nguyên tắc tất cả nguồn thu từ vận động của Quỹ đều dành hỗ
trợ các đối tượng: Người nghèo, hộ nghèo; Người cận nghèo, hộ cận nghèo; Người
có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất; Cộng
đồng nghèo. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thành lập và hoạt
động của Quỹ để thu lợi và hoạt động bất hợp pháp.

- Các khoản thu ủng hộ của Quỹ (nếu có ngoại tệ thì quy đổi sang VNĐ), hết
ngày 31/12 hàng năm phải chuyển về tài khoản tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp để
sử dụng theo quy chế Quỹ.

- Ban vận động cấp trên trực tiếp có quyền điều tiết số tiền huy động được từ
nơi có nguồn thu cao của Quỹ cấp dưới sang nơi có nguồn thu thấp. Việc điều


×