Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện trường đại học quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ THU THẢO

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐỀ ÁN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bình Định – Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM THỊ THU THẢO

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Ngành Quản lý Giáo dục
Mã số : 8140114

Người hướng dẫn: 1. TS. MAI XUÂN MIÊN
2. PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Mai Xuân Miên, PGS.TS. Võ Nguyên Du. Các


kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề án là trung thực và chưa từng
được ai cống bố trong bất kỳ cơng trình nào khác và thơng tin trích dẫn trong
đề án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Phạm Thị Thu Thảo

ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học Xã hội và
Nhân văn Trường Đại học Quy Nhơn, và quý thầy cơ giáo đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Mai Xuân Miên, PGS.TS.
Võ Nguyên Du, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn, góp ý,
động viên và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề án này.
Xin cảm ơn Ban giám đốc và chuyên viên Thư viện Trường Đại học
Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi được tham gia khóa học cũng
như cung cấp số liệu và tư vấn khoa học cho tơi hồn thành đề án này.
Mặc dù tơi đã có nhiều nỗ lực, tâm huyết và cố gắng đầu tư để hoàn
thành đề án nhưng chắc chắn đề án khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế
nhất định. Tôi rất mong nhận được lời nhận xét, góp ý của hội đồng khoa học,
q thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !

Bình Định, tháng 10 năm 2023
Học viên


Phạm Thị Thu Thảo

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu:.........................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..........................................................4
7.3. Phương pháp bổ trợ .............................................................................................5
8. Cấu trúc đề án................................................................................................ 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC............................... 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................6
1.2. Các khái niệm chính của đề án ...........................................................................9
1.2.1. Thư viện và quản lý thư viện .................................................................. 9
1.2.1.1. Khái niệm Thư viện ............................................................................. 9
1.2.1.2. Khái niệm “quản lý thư viện” ............................................................ 11
1.2.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin ........................ 12
1.2.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin .......................................................... 12

1.2.2.2. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin.......................................... 13
1.2.3. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ................................................. 14
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại học ........................15
1.3.1. Vai trị của ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động thư viện ... 15
1.3.2. Nội dung của ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại
học ................................................................................................................... 17

iv

1.4. Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện trường đại
học .............................................................................................................................25
1.4.1. Cơ sở pháp lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện
trường đại học ................................................................................................. 25
1.4.2. Tổ chức nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng của cán bộ thư viện về
chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin .............................................. 26
1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thư viện ........................ 28
1.4.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông trong công tác bổ sung tài liệu .... 30
1.4.5. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài liệu ... 30
1.4.6. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác số hóa tài liệu . 31
1.4.7. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bạn đọc, lưu
thông tài liệu và tra cứu trực tuyến ................................................................. 32
1.4.8. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kho tài
liệu ................................................................................................................... 34
1.4.9. Quản lý các điều kiện hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động thư viện................................................................................................... 35
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thư
viện trường đại học ...................................................................................................36
1.5.1. Những yếu tố khách quan ................................................................... 36
1.5.2. Những yếu tố chủ quan....................................................................... 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ............. 39
2.1. Khái quát tổ chức nghiên cứu thực trạng .........................................................39
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 39
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 39
2.1.3. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 39
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu và cách xử lý kết quả ................................... 39
2.1.5. Thời gian khảo sát ................................................................................. 40
2.2. Khái quát Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn ..............................................40
2.2.1. Vài nét về Trường Đại học Quy Nhơn.................................................. 40
2.2.2. Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn.................................................... 41
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy
Nhơn ..........................................................................................................................45
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, viên chức và sinh viên về ứng

v

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Thư viện ............................... 45
2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị cơng nghệ thơng tin........................ 45
2.3.3. Thực trạng về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán
bộ thư viện....................................................................................................... 51
2.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động Thư
viện .................................................................................................................. 53
2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại
học Quy Nhơn...........................................................................................................58
2.4.1. Thực trạng quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng ứng dụng
cơng nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ thư viện ........................................... 58
2.4.2. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin thư
viện .................................................................................................................. 60
2.4.3. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bổ
sung tài liệu ..................................................................................................... 63

2.4.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý
tài liệu .............................................................................................................. 64
2.4.5. Thực trạng quản lý ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác số hóa
tài liệu .............................................................................................................. 64
2.4.6. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệt hông tin trong công tác bạn
đọc và lưu thông tài liệu .................................................................................. 65
2.4.7. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tra
cứu trực tuyến.................................................................................................. 66
2.4.8. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý kho tài liệu................................................................................................... 66
2.4.9. Thực trạng quản lý đảm bảo điều kiện cho ứng dụng công nghệ thông
tin trong các hoạt động của Thư viện.............................................................. 67
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư
viện Trường Đại học Quy Nhơn ..............................................................................68
2.5.1. Ưu điểm................................................................................................. 68
2.5.2. Hạn chế.................................................................................................. 69
2.5.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 70
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 70
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN ............................ 72
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................................................................72

vi

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ........................................................ 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................ 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả ........................................... 73
3.2. Các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại
học Quy Nhơn...........................................................................................................73

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, trình độ, kĩ năng chun mơn nghiệp
vụ và ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ thư viện ................. 73
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược ứng dụng công nghệ thông
tin trong Thư viện............................................................................................ 77
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ, trang thiết bị kỹ
thuật thư viện................................................................................................... 79
3.2.4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động nghiệp vụ thư viện .......................................................... 81
3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
quản lý và văn phòng của thư viện.................................................................. 84
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện ................................................ 87
3.2.7. Biện pháp 7: Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ quản
lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện............................ 89
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp................................92
3.3.1. Mục tiêu khảo nghiệm ........................................................................... 92
3.3.2. Đối tượng, nội dung khảo nghiệm......................................................... 92
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 99
1. Kết luận ....................................................................................................... 99
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 100
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.................................................................... 100
2.2. Đối với Trường Đại học Quy Nhơn............................................................... 100
2.3. Đối với Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn............................................... 101

Từ viết tắt vii
CB
CBQL DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBTV Từ viết đầy đủ
CNTT Cán bộ

CSDL Cán bộ quản lý
CSVT Cán bộ thư viện
ĐHQN
GV Công nghệ thông tin
SV Cơ sở dữ liệu
Cơ sở vật chất

Đại học Quy Nhơn
Giảng viên
Sinh viên

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, CBTV, GV, SV
về sự cần thiết phải thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của Thư viện
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất - thiết bị CNTT của Thư
viện
Bảng 2.3: Trình độ đào tạo của cán bộ Thư viện
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác bổ
sung tài liệu
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác xử lí
tài liệu
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào cơng tác số hóa
tài liệu
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản
lý bạn đọc, lưu thông tài liệu và tra cứu trực tuyến
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản
lý kho tài liệu
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ

năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ thư viện
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý cơ sở hạ tầng, thiết bị CNTT
Bảng 2.11: Thống kê lược độc giả và lượt tài liệu qua các năm
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong
công tác bổ sung tài liệu
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong
cơng tác xử lí tài liệu

ix

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong
cơng tác số hóa tài liệu
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong
công tác bạn đọc và lưu thông tài liệu
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong
công tác tra cứu trực tuyến
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý kho tài liệu
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý đảm bảo điều kiện cho ứng
dụng CNTT trong các hoạt động của Thư viện
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ

trên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thơng tin (CNTT). Có thể nói, thơng tin tri thức
trở thành nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến sự phát triển và
làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại.
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học cũng như công tác quản lý. Cùng với đổi
mới phương thức đào tạo, việc đổi mới hoạt động của thư viện tại trường đại
học có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong thời gian qua, thư viện các nước trên thế giới, trong khu vực và
Việt Nam đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào tổ chức và hoạt động của mình.
Tuy trình độ ứng dụng CNTT vào tổ chức và hoạt động giữa các thư viện có
những mức độ khác nhau nhưng đều có mong muốn sử dụng CNTT để xây
dựng mơ hình thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo phục vụ nhu cầu
thông tin ngày càng tốt hơn. Việc ứng dụng CNTT đã mang lại những thay
đổi mạnh mẽ trong cách thức điều hành, lưu trữ, thu thập và phổ biến thông
tin đối với thư viện. Có thể thấy, CNTT làm thay đổi phương thức quản lý,
truy cập, sử dụng và truyền tải thông tin.

Việc xây dựng và phát triển ngành Thư viện đã và đang được Đảng và
Nhà nước quan tâm. Luật Thư viện ra đời năm 2019 (Số 46/2019/QH14) mở
ra hướng phát triển mới cho ngành Thư viện. Các vấn đề về phát triển thư
viện số, hiện đại hóa thư viện được làm rõ trong Điều 32 như: việc chia sẻ,
dùng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; xây dựng, tổ chức, bảo
quản, khai thác tài nguyên thông tin số, phát triển số hóa tài liệu, quản trị thư
viện số và tự động hóa thư viện; tạo lập và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ

2

thư viện hiện đại; nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, hệ

thống dẫn liệu lớn, điện toán đám mây, truy cập mở và thành tựu khoa học,
công nghệ mới hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thế giới trong hoạt
động thư viện.

Để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của các nước trên thế giới về
chuyển đổi số, ngày 18/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
677/QĐ/TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” và
đến ngày 30/6/2020, ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg về phê duyệt
chương trình chuyển đổi số quốc gia đến quốc năm 2030. Trên cơ sở đó, để
từng bước xây dựng và hiện đại hóa nền thư viện quốc gia, Bộ Văn hóa Thể
dục Thể thao trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/QĐ-
TTg, ngày 11/02/2021 về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư
viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu: “Ứng dụng
mạnh mẽ, tồn diện CNTT, nhất là cơng nghệ số nhằm nâng cao năng lực học
động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm
cung ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm,
sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học
tập”.

Trong những năm qua, quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động tại
Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn (ĐHQN) có những bước tiến đáng kể về
trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện… Do
vậy, nhu cầu thông tin của cán bộ, giảng viên và người học cơ bản được đáp
ứng. Tuy nhiên, quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như tổ chức
hoạt động tại Thư viện Trường ĐHQN còn những hạn chế nhất định nên chưa
đạt được kết quả như mong muốn. Thực tiễn này cho thấy, ứng dụng CNTT
tại Thư viện Trường ĐHQN trong thời gian tới sẽ còn nhiều thách thức bởi
các công nghệ luôn thay đổi, nhất là nhu cầu của người dùng sử dụng thông

3


tin từ nguồn số hóa ngày càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý
ứng dụng CNTT trong Thư viện của Trường là một yêu cầu cấp thiết.

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Quản lý ứng
dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn” với
mong muốn nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
ứng dụng CNTT vào công tác Thư viện Trường một cách phù hợp, nhằm đạt
hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT tại Thư viện
Trường ĐHQN, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT
tại Thư viện Trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà
trường.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:

Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Trường Đại học
Quy Nhơn.
4. Giả thuyết khoa học

Hiện tại, công tác quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường
ĐHQN chưa đều và hiệu quả chưa cao. Nếu xây dựng được cơ sở lý luận hợp
lý, khoa học và khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý ứng dụng CNTT
tại Thư viện Trường ĐHQN thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý có

cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
thư viện và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của

4

Trường ĐHQN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý ứng dụng CNTT tại
thư viện trường đại học.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản
lý ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện
Trường ĐHQN.
6. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng
CNTT tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn.

- Về khách thể khảo sát: cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và
người học Trường Đại học Quy Nhơn

- Về thời gian khảo sát: trong hai năm học 2021 - 2022, 2022 -
2023.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận


Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu
liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT
tại thư viện trường đại học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát nhằm thu thập thơng tin, từ đó khái qt, rút
ra những nhận định về ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường ĐHQN

- Phương pháp điều tra bằng các phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin,
xử lý số liệu khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý hoạt động này

5

tại Thư viện Trường ĐHQN
- Phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm nhằm thu thập thơng tin, tìm

hiểu, phân tích sản phẩm của hoạt động ứng dụng CNTT tại Thư viện
Trường Đại học Quy Nhơn.

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm quản lý ứng dụng
CNTT tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn.
7.3. Phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê tốn học và các cơng thức tính tốn
trong Excel để thống kê, xử lý số liệu điều tra, khảo sát.
8. Cấu trúc đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
tại thư viện trường đại học

Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại
Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn

Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tại Thư
viện Trường Đại học Quy Nhơn

6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, UNESCO đã chính thức đưa ra
vấn đề ứng dụng CNTT vào giáo dục và cơng tác quản lý thành chương trình
hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, đồng thời dự báo: CNTT sẽ
làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI.

Trên thế giới, máy tính xuất hiện vào cuối năm 40 của thế kỷ XX.
Năm 1943-1944, hai vị giáo sư đến từ đại học Pennsylvania của Mỹ, John
Mauchly và J. Presper Eckert, đã hợp tác tạo ra thiết bị tích phân và tính tốn
số học điện tử hay còn gọi là ENIAC (Electronic Numerical Integrator and
Calculator). Đây được xem là máy vi tính điện tử đầu tiên và là ơng tổ của
máy tính hiện đại. Sau này 10 năm một thế hệ máy tính mới xuất hiện, hồn
thiện hơn, cả về kích cỡ lẫn tiện ích. Máy tính sau đó được ứng dụng vào

cơng tác thư viện từ những năm 50. Ban đầu chỉ để quản lý cơng tác bổ sung
tài liệu, tài chính, tạo lập cơ sở dữ liệu thư mục của thư viện.

Các công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT tại thư viện trên thế giới
bắt đầu từ những năm 1960. Đầu tiên, các hệ thống thông tin trực tuyến và
truyền thông dữ liệu được phát triển để cho phép các thư viện và các cơ quan
tài liệu trao đổi thơng tin. Sau đó, các hệ thống quản lý thư viện được phát
triển, bao gồm các hệ thống thông tin thư viện và các hệ thống quản lý tài liệu
số.

Những năm 1970, các thư viện bắt đầu sử dụng máy tính để quản lý
tài liệu, tiếp đó là việc phát triển các cơ sở dữ liệu thư viện và các hệ thống
truy cập thông tin. Cùng với việc ứng dụng các thiết bị viễn thông vào công
tác thư viện, các CSDL của từng thư viện riêng biệt đã được kết nối với nhau,

7

khai thác lẫn nhau. Việc làm này tạo nên các loại mạng khác nhau: LAN,
WAN.

Những năm 1980, các công nghệ mới như mạng máy tính và các phần
mềm quản lý tài liệu được phát triển và sử dụng trong các thư viện.

Những năm 1990, các thư viện bắt đầu sử dụng các hệ thống thư viện
số và các ứng dụng web. Các hệ thống này cho phép người dùng truy cập tài
liệu trực tuyến và tìm kiếm thơng tin từ xa. Trong những năm 2000, các cơng
nghệ như kỹ thuật số hóa và chuẩn hóa dữ liệu được sử dụng để tạo ra các thư
viện số chất lượng cao và phát triển các dịch vụ thư viện trực tuyến.

Cùng với sư ứng dụng các thiết bị viễn thông vào công tác thư viện,

các CSDL của từng thư viện riêng biệt đã được kết nối với nhau, khai thác lẫn
nhau.

Những năm 2010, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và học sâu
(deep learning) được sử dụng trong các hệ thống truy cập thông tin và quản lý
tài liệu. Các thư viện cũng bắt đầu sử dụng các nền tảng trực tuyến như
Facebook và Twitter để tương tác với người dùng và cung cấp thông tin thư
viện.

Ở Việt Nam, trước những năm 1990, công nghệ thông tin chưa phát
triển mạnh mẽ, và các thư viện thường sử dụng các hệ thống thủ công để quản
lý tài liệu và thơng tin. Khi đó thơng tin được lưu trữ trong các bộ sưu tập
sách và bảng chép tay. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, một số thư viện lớn đã
bắt đầu xây dựng các hệ thống thông tin tài liệu sơ khai, đã có những cố gắng
đầu tiên ứng dụng CNTT vào công tác thư viện, chủ yếu để tạo lập cơ sở dữ
liệu thư mục về vốn tài liệu của thư viện.

Từ năm 1992, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã triển khai quy trình xử
lý nghiệp vụ cho hệ thống thư viện công cộng bằng phần mềm CDS/ISIS.

8

Thời điểm đó, một số thư viện trường đại học cũng dùng CDS/ISIS (điển hình
là Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ).

Đầu những năm 2000, nước ta đã xây dựng hệ thống quản lý thư viện
tự động. CNTT được áp dụng mạnh mẽ trong việc tạo ra các hệ thống phần
mềm quản lý thư viện tự động. Các chức năng của hệ thống này bao gồm
quản lý thông tin sách, quản lý độc giả, quản lý mượn/trả sách, cung cấp
thông tin trực tuyến và tìm kiếm tài liệu.


Trong giai đoạn hiện nay, cơng nghệ thơng tin đã được tích hợp sâu
vào hoạt động thư viện tại Việt Nam, phát triển thư viện số và dịch vụ trực
tuyến. Công nghệ thông tin đã cho phép tạo ra các thư viện số, nơi người
dùng có thể truy cập các tài liệu kỹ thuật số như sách điện tử, bài báo, báo cáo
nghiên cứu qua internet. Ngồi ra, dịch vụ trực tuyến như tìm kiếm, yêu cầu
mượn sách trực tuyến và gia hạn thẻ thư viện đã được phổ biến.

Từ trước đến nay, có nhiều tác giả nghiên cứu về ứng dụng CNTT tại
các trung tâm, thư viện ở trường đại học và cao đẳng trong cả nước với nhiều
góc độ khác nhau. Có thể kể đến, cơng trình tiêu biểu như sau:

Nguyễn Văn Hùng (1995), Ứng dụng tin học trong các cơ quan thông
tin, thư viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, Hà Nội). Đề tài đã làm rõ ý nghĩa, thực trạng và đề ra các giải pháp ứng
dụng tin học trong các cơ quan thông tin, thư viện ở thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thị Hạnh (2005), Hoạt động tổ chức, quản lý Thư viện trường Đại
học Luật Hà Nội trong điều kiện ứng dụng công nghệ thơng tin (Trường Đại
học Văn hố Hà Nội, Hà Nội). Cơng trình đã làm nổi bật hoạt động tổ chức,
quản lý và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng hoạt động tại Thư viên
Trường Đại học Luật Hà Nội.

Đỗ Tiến Vượng (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm

9

Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải: thực trạng và giải pháp,
(Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội). Với cơng trình này, tác giả đã hệ
thống được những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải

pháp ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông
Vận tải.

Nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến
vấn đề ứng dụng CNTT trong công tác thơng tin - thư viện như: Lê Minh
Hồng (2007), “Thiết kế và xây dựng trang Web cho Thư viện đại học”, Tạp
chí Thư viện Việt Nam, số 3; Thư viện thành phố Cần Thơ, Thực trạng ứng
dụng công nghệ thông tin tại Thư viện thành phố Cần Thơ (Kỷ yếu hội nghị,
hội thảo về thư viện); Phan Thị Hà Thanh, Ứng dụng công nghệ thông tin và
thách thức của thư viện đại học trong bối cảnh chuyển đổi số, (Kỷ yếu hội
nghị, hội thảo về thư viện…)

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu được trích dẫn ở trên nhằm mục
đích nghiên cứu khảo sát và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt
động thư viện. Việc nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT tại Thư viện trường
Đại học Quy Nhơn, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trong giai
đoạn hiện nay là đòi hỏi khách quan nhưng vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào đề cập đến. Vì vậy chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề án “Ứng
dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học Quy Nhơn” nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo của Nhà trường.

1.2. Các khái niệm chính của đề án
1.2.1. Thư viện và quản lý thư viện

1.2.1.1. Khái niệm Thư viện

Thư viện xuất hiện từ khi lồi người có chữ viết và tồn tại để đáp ứng



×