Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tiểu luận tài chính tiền tệ nghiên cứu các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.39 KB, 33 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

NGHIÊN CỨU CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tính
Trần Doanh Anh
Lớp: Nguyễn Thị Mai
Khoa: Nguyễn Thị Huyền
Đỗ Thị Thu Hiền
Đỗ Dương Quỳnh Chi
Nguyễn Mạnh Hòa
Chất lượng cao Kế toán tổng hợp
Việt – Anh 1 K63
Đào tạo Quốc tế
HÀ NỘI – 2023

lOMoARcPSD|9242611

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Nguyệt Hằng - giáo viên
bộ môn đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với đề tài và tận tình giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện bài làm. Bên cạnh đó, tài liệu mơn học và những thơng tin trên
internet cũng chính là những nguồn hỗ trợ đắt giá cung cấp cho lượng kiến thức, thông
tin chuẩn xác, cần thiết để hoàn thành bài. Việc thiếu kinh nghiệm trong làm bài luận
cũng là một khó khăn đối với em chắc chắn sẽ khó tránh khỏi việc xuất hiện những sai


sót. Mong cơ thơng cảm cho những sai sót khơng đáng có của em. Một lần nữa, em xin
trân trọng cảm ơn bất kì sự quan tâm nào đến bài luận này. Xin chúc cơ sức khoẻ, bình
n, an lành.

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu...................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
1.5 Bố cục của đề tài....................................................................................................2
PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH.........................4
2.1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính (Financial crisis)......................................4
2.2. Dấu hiệu nhận dạng khủng hoảng tài chính........................................................4
2.3. Các loại khủng hoảng tài chính............................................................................5
2.4. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính....................................................................8
2.5. Hậu quả của khủng hoảng tài chính.....................................................................9
PHẦN 3: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH KHỐC LIỆT TRÊN
THẾ GIỚI..........................................................................................................14
I. Khủng hoảng tín dụng 1772...................................................................................14
II. Đại khủng hoảng 1929-1939.................................................................................15
III. Cú sốc giá dầu OPEC 1973.................................................................................16
IV. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997..................................................................20
V. Khủng hoảng tài chính năm 2008.........................................................................25
PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM THIỆT
HẠI DO TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GÂY RA CHO VIỆT
NAM....................................................................................................................29

KẾT LUẬN........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................33

lOMoARcPSD|9242611

1.1. Lý do nghiên cứu PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Khủng hoảng tài chính là một trong những thách thức hàng đầu với các quốc

gia. Những cuộc khủng hoảng tài chính đã cuốn theo rất nhiều quốc gia vào vịng xốy
của nó, gây ra rất nhiều tác động mạnh mẽ đến kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi quốc
gia, mỗi khu vực.

Đến nay, mặc dù một số cuộc khủng hoảng tài chính lớn đã qua đi nhưng di
chứng để lại vẫn đang âm ỉ tác động và nguy cơ xuất hiện những cuộc khủng hoảng
khác là không tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về
khủng hoảng, về tác động sâu rộng cũng như những bài học kinh nghiệm quý giá mà
nó mang lại, nhóm chúng tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Khủng hoảng tài
chính”. Đề tài đi sâu vào một số khái niệm cơ bản về khủng hoảng tài chính và nguyên
nhân, diễn biến cũng như tác động của một số cuộc khủng hoảng tài chính tiêu biểu
đến Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều
lĩnh vực tài chính (tín dụng bảo hiểm, chứng khốn) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận
nay. Nó là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2009.
Thơng qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với
nhiều nước cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn
tới những đồ vỡ tài chính, suy thối kinh tế suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở
nhiều nước trên thế giá.


Theo quan điểm của nhóm về đề tài thảo luận, đây là một đề tài hay có tính thời
sự, được rất nhiều người quan tâm. Song với đề tài thảo luận này thì đây là một đề tài
rộng và sâu vì nó mang tính bao quát về nền kinh tế thái giới và nền kinh tế Việt Nam
Với những kiến thúc đã được học, bài thảo luận của nhóm nói một cách bao quá về

lOMoARcPSD|9242611

nguyên nhân, diễn biến tác động và các giải pháp nhằm vượt qua khủng hoảng của các
quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

Khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2009 bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ
thống ngân hàng tình trạng đói tín dụng tình trạng sụt giá chứng khốn và mất giá tiền
tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giá. Vậy cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên của thế
kỷ 21 xuất phát từ đâu? Điều gì đáng để chúng ta tìm hiểu trong q trình xây dựng và
hồn thiện hệ thống tài chính. Sau đây nhóm đi vào thảo luận các vấn đề trên.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Các quốc gia, khu vực trên thế giới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1997 đến nay
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (tại bản)

1.5 Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 4 phần chính:
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU bao gồm các nội dung sau đây:
1.1. Lý do nghiên cứu
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Bố cục của đề tài

PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
2.1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính (Financial crisis)
2.2. Dấu hiệu nhận dạng khủng hoảng tài chính
2.3. Các loại khủng hoảng tài chính
2.4. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính
2.5. Hậu quả của khủng hoảng tài chính

lOMoARcPSD|9242611

PHẦN 3: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH KHỐC LIỆT TRÊN
THẾ GIỚI
I. Khủng hoảng tín dụng 1772
II. Đại khủng hoảng 1929-1939
III. Cú sốc giá dầu OPEC 1973
IV. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM
THIỆT HẠI DO TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GÂY RA
CHO VIỆT NAM

lOMoARcPSD|9242611

PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được sử dụng khá phổ biến nhằm mơ tả các
tình huống, ở đó các định chế tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần lớn giá
trị của chúng. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính có
liên quan đến sự hoảng loạn ngân hàng, và nhiều sự suy thoái kinh tế có liên quan đến
sự hoảng loạn này. Một số tình huống khác thường được gọi là khủng hoảng tài chính
như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bóng giá tài sản tài
chính, khủng hoảng tiền tệ, và sự vỡ nợ quốc gia. 1 Khủng hoảng tài chính là kết quả
trực tiếp của một sự mất mát phúc lợi “giấy”; chúng không phải là kết quả trực tiếp

của sự thay đổi trong nền kinh tế thực trừ khi hệ quả của nó là một sự suy thoái hoặc
khủng hoảng kinh tế tiếp theo sau.
2.1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính (Financial crisis)
Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được sử dụng khá phổ biến nhằm mơ tả các
tình huống, ở đó các định chế tài chính hoặc các tài sản tài chính mất đi phần lớn giá
trị của chúng. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính có
liên quan đến sự hoảng loạn ngân hàng và nhiều sự suy thối kinh tế có liên quan đến
sự khủng hoảng này. Một số tình huống khác thường được gọi là khủng hoảng tài
chính như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu và sự nổ tung của các bong bóng giá tài
sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ và sự vỡ nợ quốc gia.
Khủng hoảng tài chính: trạng thái sụt giảm mạnh trong ngắn hạn về giá trị của
các tài sản tài chính, các tổ chức tài chính, và sự đổ vỡ của hệ thống tài chính.
2.2. Dấu hiệu nhận dạng khủng hoảng tài chính
Có thể nhận dạng tình trạng khủng hoảng tài chính thông qua các dấu hiệu cơ
bản như sau:

- Người gửi tiền vào ngân hàng tuy nhiên các ngân hàng không thể hồn trả
được khoản tiền gửi đó.

- Những khách hàng vay vốn từ ngân hàng, kể cả khách vay vốn tiềm năng
cũng khơng thể hồn trả khoản vay đầy đủ.

- Chính phủ khơng thể tiếp tục áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

lOMoARcPSD|9242611

- Tình trạng tài chính đã bị tự do hố.
- Hệ thống ngân hàng trong nước bị yếu kém và suy thoái.
- Thế chế giám sát tài chính trong nước cũng bị suy giảm.


2.3. Các loại khủng hoảng tài chính
2.3.1. Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis)

Khủng hoảng tiền tệ, còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay khủng
hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một
cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải
bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng
lớn dự trữ hối đối.
a. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất

Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thứ nhất được P.Krugman (1979) xây dựng và giải
thích các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong điều kiện tỷ giá cố định bị các hoạt
động đầu cơ tấn cơng. Mơ hình này xảy ra ở một số nước có nền tảng kinh tế vĩ mô
quá yếu kém, ngân sách thâm hụt trầm trọng, cung tiền tăng quá mức (có thể do Chính
phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách) khiến lạm phát gia tăng dẫn đến cán cân
vãng lai thâm hụt trầm trọng.

Giải pháp:

lOMoARcPSD|9242611

Trước nguy cơ đồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ phải liên tục can thiệp bằng
cách bán ngoại tệ ra thị trường để duy trì tỷ giá cố định. Khi lượng dự trữ ngoại hối
giảm xuống một mức thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn cơng mang tính đầu cơ bắt
đầu xảy ra, cùng với các điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mơ q yếu kém và thậm chí là
sự gia tăng căng thẳng về chính trị và xã hội, đến một thời điểm nào đó, Chính phủ
buộc phải chấm dứt chế độ tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm cho đồng
nội tệ bị mất giá liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Mơ hình này được thể hiện rõ
nhất trong các cuộc khủng hoảng ở một số nước châu Mĩ La Tinh trong thập niên 80.
b. Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế giới thứ hai (Mơ hình kỳ vọng xoay vịng)


Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thứ hai được Obstfeld (1994 và 1995) xây dựng.
Khủng hoảng dạng này còn được gọi là khủng hoảng tự phát sinh (self-fulfilling
crisis), có thể xảy ra ở những nước có mức độ yếu kém về tài chính và vĩ mơ vừa phải,
song cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố định của Chính phủ bị suy yếu do các biện pháp
bảo vệ tỷ giá quá tốn kém (chẳng hạn do thắt chặt tiền tệ, lãi suất bị đẩy lên cao, gây
tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm). Trước tín hiệu đó, các nhà đầu
cơ có thể bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ.

Giải pháp:
Những sức ép này buộc Chính phủ buộc phải khơng có cách nào khác là phải từ
bỏ chế độ tỷ giá cố định để thực thi chính sách tiền tệ mở rộng trước những cuộc tấn

lOMoARcPSD|9242611

công quy mô của giới đầu cơ tiền tệ, và hậu quả là khủng hoảng bùng phát. Biến thể
khác của mơ hình khủng hoảng tiền tệ thứ hai xuất phát từ tình trạng thơng tin khơng
hồn hảo và mất đối xứng. Trong điều kiện một hoặc một số ngân hàng có “vấn đề”,
tình trạng này dẫn đến hành vi “bầy đàn”, gây hoảng loạn tài chính và rốt cuộc dẫn đến
khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Mơ hình này có thể thấy trong cuộc khủng hoảng của
hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System) năm 1992-1993.

c.Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thế giới thứ ba

Mơ hình khủng hoảng tiền tệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno (1999) xây dựng,
giải thích cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế
(Balance of Payment). Khủng hoảng tài khoản vốn thường dẫn đến khủng hoảng
“kép”: khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng.Việc tự do điều kiện tự do hoá
cán cân vốn, một lượng vốn ngắn hạn với tỷ trọng quá lớn (lớn hơn nhiều dự trữ ngoại
hối) đã đổ vào nền kinh tế. Bảng cân đối tài sản của các công ty cũng như của hệ thống

ngân hàng – tài chính xấu đi một cách trầm trọng khi đồng nội tệ mất giá và một lượng
vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài bị rút ra đột ngột, tài sản ròng của các ngân
hàng bị sụt giảm, dẫn đến tín dụng càng bị thắt chặt và bảng cân đối tài sản của các
ngân hàng càng tồi tệ hơn. Q trình tác động vịng xốy và cộng hưởng này gây nên

lOMoARcPSD|9242611

khủng hoảng bùng phát trong một thời gian rất ngắn và đẩy các nền kinh tế ngập sâu
vào vịng suy thối. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997-1998 được coi
là ví dụ điển hình của mơ hình khủng hoảng tiền tệ thứ ba.
2.3.2. Khủng hoảng ngân hàng (Banking crisis)

Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân
hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút
tiền sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể
dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của
mình, trừ khi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng
gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên khơng
lan rộng nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự
thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra
khủng hoảng kinh tế.
2.3.3. Khủng hoảng kép (Twin crisis)

Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng
xảy ra đồng thời với nhau.
2.4. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính
2.4.1. Lãi suất tăng cao

Các cá nhân và công ty với các dự án mạo hiểm rủi ro cao lại là những người
sẵn sàng trả mức lãi suất cao. Nếu lãi suất thị trường nhạy cảm tăng theo nhu cầu tín

dụng tăng hoặc do cung tiền giảm, làm cho những người có rủi ro tín dụng tốt sẽ
khơng cịn tha thiết vay vốn nữa, trong khi đó, những người có rủi ro tín dụng xấu vẫn
mong muốn được vay.

Do lựa chọn đối nghịch tăng lên, khiến cho ngân hàng khơng cịn muốn cho vay
nữa. Sự giảm sút mạnh trong tín dụng dẫn đến sự giảm sút mạnh trong đầu tư và hoạt
động kinh tế vĩ mô.
2.4.2. Gia tăng sự bất ổn

Sự bất ổn đột ngột trên thị trường tài chính (có thể do sự sụp đổ của một tổ chức
tài chính hay phi tài chính trụ cột nào đó), dấu hiệu của suy thối kinh tế hay sự sụp đổ
của thị trường cổ phiếu, càng làm cho ngân hàng khó khăn hơn trong việc sàng lọc

lOMoARcPSD|9242611

khách hàng vay vốn. Kết quả là ngân hàng khơng cịn khả năng giải quyết được vấn đề
lựa chọn đối nghịch nữa, dẫn đến hạn chế cho vay, làm suy giảm tín dụng, đầu tư và
hoạt động kinh tế vĩ mô.
2.4.3. Ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu lên bảng cân đối kế toán

Trạng thái bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh thực trạng về vấn
đề thông tin bất cân xứng trong hệ thống tài chính. Một sự giảm sút nghiêm trọng trên
thị trường cổ phiếu là nhân tố làm cho bảng cân đối của doanh nghiệp trở nên xấu đi.
Ngược lại, sự xấu đi của bảng cân đối có thể làm gia tăng vấn đề lựa chọn đối nghịch
và rủi ro đạo đức, kích thích khủng hoảng tài chính xảy ra. Sự giảm sút của thị trường
cổ phiếu giảm làm giảm vốn chủ sở hữu của các công ty. Vốn chủ sở hữu của các công
ty giảm, khiến cho các ngân hàng khơng cịn sẵn sàng cho vay, bởi vì vốn chủ sở hữu
vốn là một chiếc đệm, có vai trị như tài sản bảo đảm tiền vay. Khi giá trị bảo đảm
giảm, khiến cho ngân hàng khơng cịn được bảo vệ tốt nữa, dẫn đến khả năng tổn thất
tín dụng là hiện hữu.

2.4.4. Các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng

Các ngân hàng đóng vai trị quan trọng trên các thị trường tài chính, bởi vì
chúng hoạt động hiệu quả trong việc sản xuất và xử lí thơng tin, làm cơ sở cho việc gia
tăng đầu tư hiệu quả trong nền kinh tế. Trạng thái bảng cân đối tài sản của ngân hàng
có tác động quan trọng đến việc cho vay. Nếu bảng cân đối của ngân hàng trở nên xấu
đi (vốn chủ sở hữu giảm đáng kể), thì nguồn vốn cho vay trở nên hạn hẹp, dẫn đến
giảm sút tín dụng. Hậu quả là đầu tư giảm, nền kinh tế đình trệ.
2.4.5. Thâm hụt ngân sách chính phủ

Ở các nước mới nổi, nếu thâm hụt ngân sách chính phủ trầm trọng, sẽ làm phát
sinh tâm lí lo sợ về khả năng vỡ nợ của chính phủ. Kết quả là chính phủ gặp khó khăn
trong việc phát hành trái phiếu cho cơng chúng, chính phủ quay sang ép các ngân hàng
mua. Nếu giá trái phiếu chính phủ giảm, làm cho bảng cân đối tài sản ngân hàng trở
nên xấu đi, dẫn đến giảm sút trong cho vay của ngân hàng. Mối lo sợ chính phủ vỡ nợ
cũng có thể là tác nhân của khủng hoảng ngoại hối, khi giá trị đồng nội tệ giảm đột
ngột do các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi quốc gia.
2.5. Hậu quả của khủng hoảng tài chính

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

2.5.1. Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu có tác động đến các
hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng

Dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu,
các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng của mỗi quốc gia đều sụt giảm
mạnh, dẫn tới nguy cơ suy thối kinh tế của mỗi nước. Thậm chí, nhiều nước
lâm vào tình trạng phá sản cấp quốc gia.


Biểu hiện của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu thường là gây
ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, các cân đối vĩ mô bị phá vỡ, đồng tiền mất
giá, tỷ giá hối đoái biến động đột biến theo hướng phá giá, lạm phát cao và phi mã
xuất hiện, gánh nặng nợ công tăng nhanh, thị trường chứng khoán sụp đổ, tài sản ở cá
nước bị giảm giá mạnh, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng và các định chế tài chính phá
sản, tình trạng mất việc làm và thất nghiệp tăng cao, hàng triệu người bị lâm vào cảnh
đói nghèo, rối loạn và xung đột xã hội nảy sinh, bạo loạn và chiến tranh xuất hiện.

Có thể thấy, các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã
gây ra những hậu quả vơ cùng kinh hồng. Cuộc khủng hoảng và suy thối kinh tế
tồn cầu giai đoạn 1929 - 1933 đã đẻ ra chủ nghĩa phát-xít trong thập niên 30 của thế
kỷ XX và là nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc. Hậu
quả của cuộc khủng hoảng này và của Chiến tranh thế giới thứ hai là nhiều chế độ đã
bị sụp đổ, nhiều nền kinh tế đã bị tan rã. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997 - 1998 bắt đầu từ Thái Lan đã dẫn đến sự sụp đổ của một số nền kinh tế và một
vài chế độ chính trị. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài
chính này là In-đơ-nê-xi-a, Hàn Quốc và Thái Lan. Bên cạnh những tác động tàn phá
đến các nền kinh tế của các nước, khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1997 - 1998 đã dẫn
tới xung đột xã hội, mất ổn định chính trị ở một số nước mà đỉnh điểm của nó là sự ra
đi của Tổng thống Xu-hác tô (Suharto) ở In-đô-nê-xi-a và Thủ tướng Chao-va-lít I-
oong-chai-i-út ở Thái Lan. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan và phong trào ly khai phát
triển mạnh ở In đơ-nê-xi-a khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu. Cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xuất phát từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn của
Mỹ năm 2007, mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ những chính sách tín dụng dễ dãi
của các ngân hàng và tổ chức đầu tư bất động sản, thông qua mối quan hệ kinh doanh
chằng chịt của hệ thống ngân hàng thời đại tồn cầu hố. Cuộc khủng hoảng này đã

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

xuất hiện khi hàng loạt các định chế tài chính lớn lần lượt sụp đổ, nhất là sự phá sản
của Ngân hàng Lehman Brothers. Đây là ngân hàng mà chỉ một năm trước đó cịn
được đánh giá là ngân hàng đầu tư bất động sản tốt nhất nước Mỹ. Sau Ngân hàng
Lehman Brothers là các ngân hàng lớn khác, như Bradford and Bingley (Anh), Hypo
Real Estate (Đức), Fortis (Bỉ), Dexia (Pháp), Yamamoto Life (Nhật Bản)... Năm 2008,
22 ngân hàng thương mại ở Mỹ phá sản (trong đó đứng đầu danh sách những thể chế
tài chính xấu số này là Washington Mutual với tổng tài sản 307 tỷ USD). Riêng quý
III-2008 có 171 ngân hàng nằm trong danh sách “có vấn đề”, mức cao nhất kể từ năm
1995.

Bản chất của các cuộc khủng hoảng đã được các nhà kinh tế hệ thống lại, như:
Khủng hoảng cơ cấu (1929 - 1933) thể hiện trên các mặt như đầu tư quá nhiều, quá tập
trung vào lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán; Khủng hoảng hàng hóa
(1973-1975) là khủng hoảng năng lượng và lương thực, thực phẩm; Khủng hoảng thể
chế quản lý kinh tế - tài chính thể hiện ở việc sự điều tiết của nhà nước bị giảm dần và
quản lý nhà nước lỏng lẻo. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khủng
hoảng là: nhiều hoạt động của các định chế tài chính ngân hàng và định chế tài chính
phi ngân hàng đã vượt tầm kiểm soát của nhà nước, sự ra đời, vận hành thiếu kiểm
soát các định chế trung gian trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động đầu cơ quốc tế
không được quản lý, thị trường tự do tuyệt đối được khuyến khích, nhà nước hầu như
bng lỏng sự quản lý, điều tiết đối với thị trường...
2.5.2. Khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu có tác động phức
tạp đến an ninh, quốc phòng và bảo vệ quốc gia.

Thứ nhất, nguồn lực kinh tế bị giảm sút, tiềm lực an ninh, quốc phịng của
khơng ít quốc gia bị thu hẹp.

Khi khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu diễn ra, các quốc gia

khó tránh khỏi bị ảnh hưởng tác động của nó, nhiều quốc gia cũng lâm vào khủng
hoảng và chịu tổn thất nặng nề. Khi lâm vào tình trạng khủng hoảng, các quốc gia
thường gặp phải tình trạng vốn bị chuyển ồ ạt ra bên ngồi, đầu tư giảm sút mạnh,
nền kinh tế hầu như bị tê liệt. Các tổ chức kinh tế khơng có khả năng và điều kiện
để vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Niềm tin thị trường bị mất, giá trị tài sản
của cá nhân và tổ chức, kể cả của nhà nước giảm sút nghiêm trọng.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Hậu quả của nó là các định chế tài chính và doanh nghiệp sụp đổ, phá sản,
nhà nước phải dành một lượng tài chính để can thiệp vào nền kinh tế; nhiều vấn đề
xã hội phức tạp xuất hiện đòi hỏi phải được giải quyết, các khoản nợ bỗng chốc
tăng cao, trong khi nền kinh tế không tăng trưởng hoặc tăng trưởng thấp đã làm cho
tiềm lực kinh tế của các nước này bị cạn kiệt. Khi nguồn lực kinh tế bị cạn kiệt thì
nguồn lực cho quốc phòng, an ninh cũng giảm theo. Các nhu cầu trang bị khí tài sẽ
khơng được đáp ứng, các nguồn lực để nuôi quân bị cắt giảm, các hoạt động quốc
phòng - an ninh bị thu hẹp.

Bên cạnh những hệ lụy trên, nhiều quốc gia còn phải chịu gánh nặng nợ công
tăng đột biến, nên mọi nguồn lực chỉ còn tập trung vào trả nợ và giải quyết
những vấn đề phát sinh, khơng cịn khả năng lo cho quốc phịng - an ninh. Từ đây
khả năng tác chiến bảo đảm an ninh - quốc phịng và bảo vệ đất nước gặp khó
khăn một cách rõ nét và sẽ giảm sút. Khi tiềm lực tài chính và nguồn lực an ninh,
quốc phịng bị giảm sút thì nguy cơ đe dọa sự tồn vẹn lãnh thổ sẽ hiện hữu nếu có
dã tâm xâm lược từ bên ngồi. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế
tồn cầu sẽ làm cho các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngồi và nội
lực kinh tế thấp sẽ bị ảnh hưởng khi phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc của
các nước mạnh hơn và của các tổ chức tài chính quốc tế.

Ví dụ, để hỗ trợ hệ thống tài chính tồn cầu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay
Ngân hàng Thế giới (WB) đã thiết lập hoạt động và các chương trình cho vay khẩn
cấp trị giá nhiều tỷ USD. Các quốc gia mạnh hơn và các tổ chức tài chính quốc tế
thường đưa ra các điều kiện ràng buộc phức tạp đối với khoản vay, trong đó có việc
cho phép các nước và các tổ chức quốc tế can thiệp sâu không chỉ vào q trình
hoạch định chính sách vĩ mơ mà cả vấn đề an ninh - quốc phòng và bảo vệ tổ quốc
của các nước có nền kinh tế phụ thuộc. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính
Đơng Nam Á năm 1997, Chính phủ In-đơ-nê-xi-a, Thái Lan,... đã chịu tác động của
IMF. Bên cạnh đó, một số nước lớn muốn nhân cơ hội khủng hoảng tài chính và
suy thối kinh tế của các nước nhỏ để ràng buộc các nước nhỏ hơn phải phụ thuộc
vào mình nhiều hơn trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao và có khi
cả lãnh thổ.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Thứ hai, xã hội biến đổi phức tạp làm cho sức mạnh an ninh- quốc phòng bị
giảm sút.

Trước thực tế tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn
cầu đã đưa đến sự phá sản của các doanh nghiệp, ngân hàng, đời sống của người
dân bị giảm sút, tình trạng khơng có việc làm tăng nhanh và thất nghiệp tăng đột
biến. Khi giá cả tăng cao, đồng lương và thu nhập của người dân không bảo đảm
cho cuộc sống của họ và nhiều người khơng có thu nhập lâm vào cảnh cùng cực thì
tất yếu sinh ra biến loạn. Xã hội biến loạn sẽ kéo theo biểu tình, bãi cơng, trộm cắp
xuất hiện, gây rối sẽ phát triển..., đe dọa đến sự an bình của xã hội. Gặp phải hồn
cảnh này, khơng ít chính trị gia đứng đầu nhà nước phải từ chức, các chính phủ phải ra
đi và có trường hợp cả một chính thể, bộ máy cầm quyền bị thay đổi. Khi chính thể
cầm quyền sụp đổ thì lực lượng quốc phịng - an ninh cũng từ đó xáo trộn, sức chiến

đấu vì thế giảm sút nghiêm trọng, khả năng bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ
đất nước bị yếu đi đáng kể. Đồng thời, khi trong nước rối ren, thù trong xuất hiện thì
giặc ngồi sẽ có cơ hội nhịm ngó nên sự tồn vẹn lãnh thổ rất dễ bị xâm phạm, chủ
quyền quốc gia bị lung lay. Thực tế cho thấy, nước lớn sẽ rất dễ xâm lược lãnh thổ của
nước nhỏ hơn khi nước đó phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ khủng hoảng tài chính
và suy thối kinh tế đã diễn ra trên thế giới. Nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ đối
với những nước nhỏ là luôn hiện hữu.

Thứ ba, rối loạn toàn cầu, xung đột xảy ra nhiều nơi sẽ tác động mạnh đến an
ninh - quốc phòng và bảo vệ tổ quốc của mỗi nước.

Thực tế các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu cho thấy,
trong và sau mỗi cuộc khủng hoảng đã diễn ra sự bất ổn chính trị ở nhiều nước và
xung đột vũ trang ở nhiều khu vực trên thế giới. Sự lây lan của các cuộc xung đột vũ
trang ở các khu vực kéo theo sự sụt giảm và đổ bể của nền kinh tế thế giới. Khi kinh tế
tồn cầu sụt giảm thì các quốc gia đều bị ảnh hưởng (vì hiện nay đã tồn cầu hóa rất
cao, khơng có một nền kinh tế nào có thể biệt lập mà phát triển được, đồng thời cũng
khơng có nền kinh tế nào có thể tránh được tác động khi có biến động của nền kinh tế
thế giới). Điều này tác động rất lớn đến các nước về vấn đề an ninh - quốc phòng và
bảo vệ tổ quốc.

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Thứ tư, khủng bố và di chuyển dân cư làm cho quốc phòng, an ninh của nhiều
quốc gia bị đe dọa.

Hoạt động khủng bố ngày một lan rộng cùng với làn sóng người tị nạn đến từ
Xy-ri dường như là một đại họa đối với châu Âu và tác động không tốt đến cả thế giới.

Khi khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế lên cao thì hành vi phạm tội càng trở
nên cực đoan, các tổ chức khủng bố sẽ hoạt động tàn bạo hơn và làn sóng tị nạn sẽ
tăng mạnh hơn làm cho tình hình của các quốc gia có người tị nạn và hoạt động khủng
bố hoành hành càng trở nên phức tạp. Với lý do đó, chi phí cho an ninh, quốc phòng
của các nước phải tăng đột biến mới mong bảo đảm được trật tự.

PHẦN 3: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH KHỐC LIỆT TRÊN
THẾ GIỚI

- Khủng hoảng tín dụng 1772
- Đại khủng hoảng 1929-1939
- Cú sốc giá dầu OPEC
- Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
- Khủng hoảng tài chính 2008
I. Khủng hoảng tín dụng 1772
I.1. Nguyên nhân

Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ London và nhanh chóng lan sang phần còn
lại của châu Âu. Vào giữa những năm 1760, Đế quốc Anh trở nên vơ cùng giàu có nhờ
khối lượng tài sản từ các nước thuộc địa và hoạt động thương mại. Điều này tạo ra một
làn sóng lạc quan quá mức, dẫn đến thời kỳ mở rộng tín dụng nhanh chóng của nhiều
ngân hàng Anh. Nhưng sự quá độ này đã kết thúc đột ngột vào ngày 8 tháng 6 năm
1772, khi Alexander Fordyce, một trong những đối tác của các ngân hàng Anh Neal,
James, Fordyce, and Down, đã bỏ trốn sang Pháp nhằm thoát nợ. Tin tức nhanh chóng
lan truyền và gây ra sự khủng hoảng tột độ tại ngân hàng ở Anh, khi các chủ nợ bắt
đầu xếp hàng dài yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức. Cuộc khủng hoảng sau đó nhanh
chóng lan rộng sang Scotland, Hà Lan, các khu vực khác của hâu Âu và các thuộc địa
của Anh - Mỹ. Các nhà sử học đã tuyên bố rằng hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

này là một trong những yếu tố then chốt làm bùng bổ cuộc biểu tình Tiệc trà Boston và
Cách mạng Mỹ.
I.2. Diễn biến

Từ năm 1760 đến năm 1770, vương triều Anh trở nên vô cùng giàu có. Các
ngân hàng nước này “mát tay” trong việc cho vay tín dụng. Tuy nhiên, năm 1772,
Alexander Fordyce - một trong những đối tác của ngân hàng Neal, James, Fordyce, và
Down - mang theo khoản nợ chưa thanh toán chạy trốn sang Pháp.

Các ngân hàng Anh trở nên hỗn loạn khi tin tức này bắt đầu lan nhanh. Các chủ
nợ đứng chật kín trước của ngân hàng địi rút tiền. Khủng hoảng lan nhanh đến
Scotland, Hà Lan, nhiều vùng khác ở châu Âu và các thuộc địa khu vực châu Mỹ của
Anh.
I.3. Tác động đến nền kinh tế

Sự việc này đã tạo nên sự hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng của Anh thời kỳ
đó. Các chủ nợ nhanh chóng rút tiền khỏi ngân hàng, tạo nên một cuộc khủng hoảng
tín dụng. Sau đó, cuộc khủng hoảng này nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan,
nhiều vùng ở Châu Âu và các thuộc địa của Anh tại Châu Mỹ.
II. Đại khủng hoảng 1929-1939
II.1. Nguyên nhân

Hoa Kỳ là nước được hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho 2 phe tham chiến, cách
xa chiến trường. Nền kinh tế bước vào thời kỳ phồn vinh bậc nhất thế giới. Thế nhưng,
khi phố Wall sụp đổ, nước Mỹ đã rơi vào kỳ khủng hoảng trầm trọng.

Các nhà tài chính thế giới đổ lỗi rằng cuộc khủng hoảng thế giới là do thị

trường chứng khoán Mỹ sụp đổ một cách bất ngờ. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong
những hậu quả tất yếu của việc chạy đua sản xuất tư bản.

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 chủ yếu do sự tham lam
của nền móng tư bản. Các nước tư bản chạy đua sản xuất hàng hóa ồ ạt, dẫn đến lượng
cầu ít hơn cung, giá trị hàng hố bị giảm sút, giảm phát tăng cao.

Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế học còn cho rằng nguyên nhân gây ra khủng
hoảng là do nợ. Chính phủ các nước khó thu hồi nợ, giảm phát nợ và tình trạng nợ nần

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

chồng chất giữa các nước.
II.2. Diễn biến
- Trước thời kỳ đại khủng hoảng

Đây được coi là thời kỳ phồn thịnh nhất của các nước tư bản. Bao gồm khối liên
minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Bởi các nước này có số lượng thuộc địa lớn, các mẫu quốc
hưởng lợi từ khai thác tài nguyên và tiêu thụ hàng hố. Bên cạnh đó, Mỹ là đất nước
được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh. Khi cách xa chiến trường, bán vũ khí và
hàng hố cho 2 phe tham chiến. Nền kinh tế Mỹ được đánh giá là anh cả thế giới vào
trước khi phố Wall sụp đổ.
- Đại khủng hoảng 1929

Tháng 9/1929, cả thế giới chấn động khi thị trường chứng khoán Mỹ bất ngờ
sụp đổ. Tất cả các nền kinh tế trọng điểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sản lượng cơng
nghiệp bị giảm sút 50% vì trì trệ. Sản xuất gang thép giảm 75%, ô tô giảm 90%. Hàng
loạt xí nghiệp lớn phá sản, nơng dân thất thu nghèo khổ. Mâu thuẫn sắc tộc, giai cấp

trầm trọng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 ở Mĩ nhanh chóng lan sang các nước
khác. Tại nước Anh, sản lượng gang thép giảm sút 50% vào năm 1931. Ngành thương
nghiệp sụt giảm nặng nề. Nước Đức đến năm 1930 cũng bị sụt giảm sản lượng công
nghiệp một cách nghiêm trọng. Pháp kéo dài khủng hoảng từ năm 1930 – 1936, sụt
giảm công nghiệp 30%. Và nông nghiệp giảm 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.
II.3. Tác động đến nền kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 thực chất xuất phát từ sự tham lam vô
độ của chế độ đế quốc và thực dân dẫn đến cảnh người dân khốn cùng, nghèo đói.
Buộc họ phải đứng lên đấu tranh giành lại sự sống và quyền con người. Đó cũng là
khởi nguồn cho chiến tranh thế giới mới bùng nổ.
III. Cú sốc giá dầu OPEC 1973
III.1. Nguyên nhân

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu khi các nước thành viên OPEC trả đũa Hoa Kỳ
khi Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Israel trong Chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ tư. Các
nước OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, đột ngột ngừng xuất khẩu dầu sang Mỹ và các

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

đồng minh. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt dầu nghiêm trọng và giá dầu tăng vọt
nghiêm trọng, đồng thời dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ và nhiều nước phát
triển khác. Điểm độc đáo của cuộc khủng hoảng sau đó là sự xuất hiện đồng thời của
lạm phát rất cao (do giá năng lượng tăng đột biến) và tình trạng trì trệ kinh tế (do
khủng hoảng kinh tế). Do đó, các nhà kinh tế gọi thời kỳ này là thời kỳ “lạm phát đình
trệ” (đình trệ cộng với lạm phát), và phải mất vài năm sản lượng mới phục hồi và lạm

phát giảm xuống mức trước khủng hoảng.
III.2. Diễn biến và tác động ( />383UOxo )

IV. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997

IV.1. Nguyên nhân

IV.1.1. Nguyên nhân bên trong

a. Thực hiện chế độ tỷ giá hối đối khơng linh hoạt

Nhiều nước mới nổi ở châu Á đã gắn đồng tiền của mình với đồng đơla Mỹ và
đồng thời thực hiện chính sách nới lỏng việc kiểm sốt trao đổi bn bán ngoại tệ bằng
cách cho phép người dân trong nước thực hiện các khoản vay bằng đồng USD Mỹ và
người nước ngồi bn bán đồng nội tệ khá tự do. Việc này nhằm khuyến khích kinh
tế phát triển cao từ khía cạnh tài chính bằng cách khuyến khích dịng chảy tư bản bên
ngoài vào và tạo ra các cơ hội đầu tư nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngồi. Tuy
nhiên, dịng chảy tư bản lớn vào khu vực đã tạo ra sự chênh lệch tỷ giá hối đoái.

b. Dựa quá nhiều vào nợ - đặc biệt là nợ ngắn hạn

Các nước Đông Nam Á là những nước xuất khẩu lớn bao gồm cả hàng chế tạo
và có thể dễ dàng bù đắp cho nợ nước ngoài lớn. Tuy nhiên là chỉ có thu nhập từ xuất
khẩu thì chưa đủ để trả nợ đặc biệt là vào những năm đầu thập kỷ 90 xuất khẩu của
các nước này gặp khó khăn do thị trường đã bão hoà sức cạnh tranh giảm. Khi dự trữ
ngoại tệ không đủ lớn để trả nợ gốc và lãi đến hạn thì các nước này đã tuyên bố tình
trạng khủng hoảng cần sự giúp đỡ quốc tế.

c. Sự hình thành bong bóng kinh tế


Downloaded by tran quang ()


×