Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lịch sử đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.09 KB, 5 trang )

1. Anh, chị hãy trình bày những thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến
nay).

Trả lời:

- Thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm
1986 đến nay):

+ Về kinh tế, nổi bật nhất là kinh tế tăng trưởng khá, thực lực của nền kinh tế tăng lên;
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm sốt; tăng trưởng kinh tế được duy trì
hợp lí và được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới.
Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có
thu nhập trung bình. Mặc dù năm cuối nhiệm kỳ khóa XII, đại dịch Covid-19 và thiên tai,
bão lũ nghiêm trọng liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền Trung, tác động nặng nề tới mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 vẫn
đạt 6%/năm; quy mơ nền kinh tế và thu nhập bình qn đầu người tăng lên. Năm 2020,
GDP đạt 271,2 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.779 USD. Chất lượng tăng
trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011-2015 lên
khoảng 6%/năm giai đoạn 2016-2020.

+ Văn hóa, xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng; bảo đảm cơ bản an sinh xã hội,
tiếp tục cải thiện chính sách tiền lương, mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt trên
90%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 3%, hoàn thành các mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

+ Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; quan
hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Chủ động
tham gia xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể chế đa phương, khu vực và
toàn cầu; xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các
đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác khác.



- Ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay):

Trước khi đổi mới (năm 1986), do những sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa
xã hội và quản lý kinh tế, đất nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng: tốc độ tăng trưởng
kinh tế thấp, lạm phát phi mã lên tới 774,7%, hiệu quả đầu tư hạn chế, đời sống nhân dân
khó khăn,… Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất,
đặc biệt trong phân phối, lưu thông. Đồng thời, đặc điểm “tách rời việc trả công lao động
với số lượng và chất lượng lao động”1, kết hợp với nguyên tắc “phân phối theo lao động”
đã làm cho chế độ phân phối mang tính bình qn, do đó khơng kích thích người lao
động, triệt tiêu động lực kinh tế.

Từ cuối năm 1986, nước ta thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội
chủ nghĩa. Sự nghiệp đổi mới của nước ta từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành

1 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.63

tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng,
Nhà nước và nhân dân. Đổi mới là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự
nghiệp cách mạng to lớn của tồn Đảng, tồn dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã
có những bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể,
nền kinh tế hội nhập sâu rộng, khẳng định vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc
tế. Mặc dù, cơng cuộc đổi mới có nhiều khó khăn, nhưng đã cho thấy đây là sự lựa chọn
sáng suốt, đáp ứng được những yêu cầu cấp bách của tình hình nước ta, phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là
phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.


- Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất
nước (từ năm 1986 đến nay):

+ Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, tồn
diện, đồng bộ, thường xun cả về chính trị, tư tưởng đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên
định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng
cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên
tắc xây Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà
nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm sốt
chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phịng, chống suy thối, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Cơng tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán
bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương theo phương châm chức vụ càng cao
càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương.

+ Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực
hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

+ Ba là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính
trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù
hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; kịp
thời tháo gỡ các điểm nghẽn; đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với phát huy
sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ đi đơi với giữ vững kỷ cương;
coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế;
tạo đột phá để phát triển.


+ Bốn là, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hòa giữa
kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn
hóa, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường và đảm bảo định hướng xã hội chủ
nghĩa; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập tự
chủ với hội nhập quốc tế.

+ Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, khơng để bị động, bất
ngờ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước;
chủ động tích cực hội nhập quốc tế tồn diện và sâu rộng; xử lý đúng đắn, linh hoạt mối
quan hệ với các nước lớn và nước láng giềng; khai thác sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

2. Phân tích nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới (1986 –
nay). Từ vấn đề lịch sử trên, bạn có thể rút ra bài học gì cho cuộc sống của bản
thân?

Trả lời:

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định đưa đến thắng lợi của
công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến nay). Trước tình hình khủng hoảng nghiêm trọng
của đất nước (trước năm 1986), Đảng ta đã có quyết định sáng suốt, kịp thời; đó được
xem như là bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta
đã giữ gìn vai trị lãnh đạo duy nhất, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo, có
đường lối, chính sách phù hợp với quy luật và thực tiễn Việt Nam, phát huy được sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng hợp tác quốc tế. Đảng, Nhà nước chủ
trương thực hiện nhất quán và lâu dài nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
coi đây là mơ hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình

thức phân phối, chủ yếu phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời
phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và
phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta ln tăng
cường sức mạnh quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị, giữ vững độc lập chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn
diện, sâu rộng; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; giữ vững mơi trường hịa
bình, ổn định, khơng ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Nhờ những
chính sách, đường lối sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Qua đó, ta có thể hoàn toàn đặt niềm tin vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với những đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.

- Trong bất cứ thời đại nào, sinh viên là lực lượng xã hội quan trọng, là nguồn lực chủ
yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ phát triển, là lực lượng to lớn
trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo hướng xã hội chủ nghĩa. Hiểu được vai trò
và tầm quan trọng của sinh viên trong thời đại hiện nay, từ vấn đề lịch sử trên, là một sinh
viên hiện đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi rút ra cho mình những bài học sau:

+ Trước hết, sinh viên cần rèn luyện tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, xây dựng lối sống
lành mạnh, nâng cao phẩm chất chính trị trong sáng; bồi đắp lý tưởng cách mạng và lòng

yêu nước; đặt sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước; học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Thứ hai, sinh viên cần nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa,
chun mơn, khoa học, kỹ thuật, tay nghề, kỹ năng sống, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động; học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, học suốt đời; đồng thời
nâng cao trình độ ngoại ngữ để trở thành cơng dân tồn cầu, hội nhập quốc tế; giao lưu
hợp tác với phương châm “hòa nhập chứ khơng hịa tan”, giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc.


+ Thứ ba, sinh viên cần xây dựng lối sống gương mẫu, tích cực tham gia vào các hoạt
động xây dựng Đoàn, Hội, Đảng và Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và
phát huy những thế mạnh của bản thâm, góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước.

+ Thứ tư, sinh viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội;
luôn là lực lượng đi đầu trong công tác xây dựng xã hội lành mạnh, bảo vệ môi trường,
đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên
cần chủ động tham gia giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách và tồn cầu như: phịng
chống thiên tai và biến đổi khí hậu, ngăn chặn tệ nạn xã hội, bảo vệ hịa bình, chống
chiến tranh, khủng bố, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo,…

+ Cuối cùng, trong thời đại hiện nay, tuy đất nước hòa bình, đời sống nhân dân ổn
định, nhưng các thế hệ thù địch vẫn luôn âm mưu, đe dọa tấn công, chống phá Đảng và
Nhà nước, đặc biệt khi Internet và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó,
sinh viên cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên định với lập trường chính trị và lịng u
nước sâu sắc, phòng chống và sẵn sàng tố giác, làm thất bại mọi âm mưu của các đối
tượng có hành vi chống phá, xuyên tạc chính trị.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là một q trình nỗ lực khơng ngừng
của tồn Đảng, tồn dân và toàn quân ta. Với những đường lối đổi mới sáng suốt và kịp
thời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã vượt qua khó khăn, đạt được những
thành tựu to lớn, bước vào giai đoạn phát triển mới trên con đường xây dựng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập tồn cầu. Mục tiêu trong giai
đoạn mới đã đặt ra những yêu cầu đối với sinh viên – thế hệ chủ nhân tương lai của đất
nước. Mỗi sinh viên cần ra sức học tập, rèn luyện và trau dồi về mọi mặt, vun đắp và bồi
dưỡng tư tưởng chính trị và lòng yêu nước son sắc để là thế hệ xứng đáng trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội, 1987.

2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2022.

3. />cong-su-nghiep-doi-moi-7434

4. />moi-thang-loi-660520

5. />ve-to-quoc-hien-nay/


×