Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.6 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

__________

BÀI TẬP LỚN

Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI: Phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác –Lênin về

chủ nghĩa xã hội
Phân tích và đánh giá một mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực

Họ và tên SV: Đỗ Hồng Vy
Lớp chuyên ngành: TCDN CLC 62B

Mã SV: 11208510

.
HÀ NỘI, NĂM 2021

Mục lục

Lời mở đầu
Nội dung đề tài
I/ Lý luận về chủ nghĩa xã hội

1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa
2. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa
3. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
II/ Thực tiễn về mơ hình chủ nghĩa xã hội


1. Sự ra đời của mô hình chủ nghĩa xã hội Xơ-viết
2. Xây dựng mơ hình chủ nghĩa xã hội Xơ-viết

a. Về kinh tế
b. Về chính trị
c. Về tư tưởng
3. Sự sụp đổ của mơ hình Xơ-viết
4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây
dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
Kết luận
Tài liệu nghiên cứu

1

Lời mở đầu

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết vĩ đại trong hệ
thống các quan điểm về sự phát triển của xã hội. Nó chỉ ra được những quy
luật cơ bản trong sự vận động và phát triển của xã hội với 5 hình thái: Cộng
sản nguyên thủy; Chiếm hữu nô lệ; Phong kiến; Tư bản chủ nghĩa; Cộng
sản chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa được coi là mơ hình tiên tiến nhất mà xã
hội lồi người đang cố gắng xây dựng. Trong q trình xây dựng mỗi hình
thái đều có q trình q độ để xã hội thích ứng với hình thái mới. Trong
các đề tài lí luận của Mác, ơng đã đề cập đến chủ nghĩa xã hội với vai trị là
thời kì quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên cộng sản chủ nghĩa. Luận điểm này
cũng được Lênin bảo vệ xuyên suốt q trình hoạt động cách mạng của
ơng.

Chủ nghĩa xã hội có vai trị tất yếu trong quá trình xây dựng Cộng sản
chủ nghĩa. Nó chính là giai đoạn đầu của hình thái cộng sản chủ nghĩa, là

bước đệm để chuyển tiếp lên hình thái xã hội tiên tiến nhất hiện nay. Liên
Xô là mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tàu cho các nước noi theo.
Mơ hình đã để lại bài học to lớn cho các nước kế thừa trong quá trình quá
độ.

Vì vậy, đề tài “Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã
hội và phân tích đánh giá về một mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực” là đề
tài cấp thiết, cần được nghiên cứu.

2

Nội dung đề tài

I/ Lý luận về chủ nghĩa xã hội
Có thể nói, C. Mác và Lênin là những người tiên phong trong phong

trào chủ nghĩa xã hội. Các bài học, lý luận về CNXH có thể tìm thấy đầy đủ
nhất trong các quan điểm của Mác và Lênin về CNXH.

1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa
CNXH có thể tiếp cận trên một số góc độ như: phong trào thực tiễn;

trào lưu tư tưởng; khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ; và
chế độ xã hội tốt đẹp. Trong các lí luận của Mác – Lênin, CNXH thường
được nhắc tới với vai trò là một chế dộ xã hội giai đoạn thấp của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Sự vận động tiến lên các hình thái kinh tế - xã hội là tự nhiên và tất
yếu trong lịch sử. Trong mỗi bước phát triển đi lên của từng hình thái đều
tồn tại thời kì quá độ. Trong quá trình nghiên cứu, C. Mác và Ăngghen đã.

chỉ ra hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. phát triển từ thấp. đến
cao, từ chủ nghĩa xã hội. đến cộng sản chủ nghĩa. Điều đó càng được khẳng
định chắc chắn bởi Lênin “Về lý luận, khơng thể nghi ngờ gì được rằng giữa
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kì q độ nhất định”.

Thời kì này kế thừa mạnh mẽ các yếu tố kinh tế, đạo đức, tinh thần từ
nền chủ nghĩa tư sản, đồng thời cũng là bước chuyển biến về mặt chính trị
với nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Lênin đã chỉ ra rằng
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải có thời gian lâu dài. Điều này
cũng đã được chứng minh thực tế từ sự phát triển của Liên Xô – một quốc
gia trải qua các cuộc chiến tranh thế giới với thời kì phát triển vượt trội khi

3

xây dựng chủ nghĩa xã hội, và sự sụp đổ khi không xác định được phương
hướng phát triển đúng đắn.

Xét cả về thực tiễn và lý luận, thời kì quá độ lên cộng sản chủ nghĩa là
một giai đoạn lâu dài, cần có một thời kì quá độ nhất định – chủ nghĩa xã
hội. Đó là thời kì để cải biến từ xã hội này sang xã hội kia, từ tư bản chủ
nghĩa lên cộng sản chủ nghĩa.

2. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội
C. Mác đi sâu vào tìm hiểu về quy luật vận động đi lên của các hình

thái kinh tế - xã hội, đặc biệt là hình thái tư bản chủ nghĩa, qua đó, đưa ra
các. dự đốn về sự ra đời và phát triển. của hình thái mới – cộng sản chủ
nghĩa. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sự ra đời. của chủ nghĩa xã hội cần dựa
trên hai. yếu. tố chính là kinh tế và chính trị - xã hội.


Về kinh tế, chủ nghĩa tư bản góp một phần không nhỏ trong sự. phát
triển của xã hội. Các phát triển vượt trội của lực lượng sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã góp phần tạo nên nền đại cơng nghiệp. Khi lực lượng. sản xuất phát
triển đến một mức độ nhất định, nó đã xâm phạm. đến lợi ích trong quan hệ
sản xuất. Các quan hệ. này đượca xây dựng dựa trên. chế độa tư hữu về tư liệu
sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Khi mẫu thuẫn. giữa lực lượng sản. xuất
và. quan hệ. sản xuất trở nên gay gắt, cần phải có một cuộc cách mạng nhằm
xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập xã hội phù hợp với lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất lúc bấy giờ.

Về chính trị - xã hội, sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất bị đẩy lên càng cao, càng thể hiện rõ mâu thuẫn giữa giai cấp công
nhân và giai cấp tư sản. C. Mác và Lênin đã chỉ ra: khi quan hệ sản xuất
không thể theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất và trở thành xiềng
xích thì khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng.

4

Các mâu thuẫn. trong xã hội. thúc đẩy giai cấp công nhân trưởng thành
nhanh chóng về chất và lượng, trở thành đại diện cho lực lượng sản xuất tiên
tiến. Giai đoạn này, giai cấp cơng nhân có được tính kỉ luật, tính tổ chức cao
và có tinh thần cách mạng triệt để.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp
công nhân chính là tiền đề, điều kiện ra đời của hinh thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, để chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng
sản cần có cuộc cách mạng vơ sản hay chính là cách mang xã hội chủ nghĩa
được thực hiện bởi giai cấp công nhân. Cuộc cách mạng được thực hiện
bằng con đường bạo lực, lật dổ sự thống trị của tư bản chủ nghĩa, thành lập
nhà nước chuyên chính vơ sản. Tùy vào từng hồn cảnh lịch sử, cuộc cách

mạng có thể thực hiện trong hịa bình nhưng đó là điều rất hiếm hoi trong
hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Điều này cũng được thể hiện rõ qua Cách mạng tháng 8 năm 1945 tại
Việt Nam. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Giai cấp công nhân
khi ấy phải chịu sự áp bức, bóc lột từ thuộc dân Pháp. Họ đã có một quãng
thời gian dài để chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị với sự chuyển biến về
mặt tư tưởng từ phong trào công nhân Ba son. Trải qua 15 năm chuẩn bị về
mạt tư tưởng, chính trị, nắm bắt thời cơ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản và nhà nước, nhân dân đứng lên đấu tranh cuộc Cách mạng tháng 8, mở
ra kỷ nguyên đọc lập, tự do cho dân tộc; lật đổ ách thống trị của Thực dân
Pháp và phát xít Nhật; kết thúc thời kì thống trị của chế độ phong kiến. Từ
đây, Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội.

3. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

5

Mỗi thời kì đều có những đặc trưng, bản chất riêng. Thơng qua các dự
đoán của C. Mác và Ăngghen, cùng với quan điểm của Lênin, các đặc trưng
của giai đoạn đầu dần lộ diện. Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn này
phản ánh bản chất. và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội từng bước được bộc
lộ đầy đủ theo quá trình phát triển của xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn
diện. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người bởi
“sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển ự do của tất cả mọi
người” – theo C. Mác và Ăngghen. Sự khác biệt lớn nhất. giữa chủ nghĩa xã

hội với các. hình thái kinh tế - xã hội ở thời kì trước là được thể. hiện tính
nhân văn, nhân đạo của hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến nhất – giải phóng
giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, con người. được làm chủ
tồn tại xã hội của chính mình. Xóa bỏ. chế độ chiếm hữu. nơ lệ chính là xóa
bỏ. tính đổi kháng. giai cấp, xóa bỏ. tình trạng bóc lột, áp bức giai cấp, giải
phóng. giai cấp một cách triệt để. Một khi tình trạng. người áp bức người bị
xóa bỏ, ắt. tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng được xóa bỏ. Đặc
trưng này cũng đã được áp dụng. triệt để trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội Việt Nam. Xuyên suốt phong trào cách mạng, việc đánh đế quốc,
đánh phong kiến luôn được đề lên hàng đầu. Việc giải phóng con người
chính là yếu tố cốt lõi để xã hộ có thể phát triển tồn diện.

Chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ.Đặc trưng
này thể hiện rõ thuộc tính bản chất xã hội thời kì này. Chủ nghĩa xã hội. là xã
hội. do con người và vì con người. Giai cấp. cơng nhân, với vai trị là lãnh
đạo. của cuộc cách mạng vơ sản, ngày càng thể hiện rõ quyền làm chủ, thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – xóa bỏ. xã hội tư bản chủ

6

nghĩa, xây dựng. xã hội chủ nghĩa. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, giai cấp vơ
sản đóng vai trị quan trọng trong xây dựng hình thái xã hội mới, chỉ có giai
cấp vơ sản lãnh đạo mới có thể dẫn tới sự thành công.

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Tựu chung lại,
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người trên cơ sở điều kiện
kinh tế - xã hội phát triển. Xét đến cùng, sự phát triển. kinh tế của chủ nghĩa
xã hội dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại cùng với quan hệ sản xuất dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chế độ tư hữu. đã là một phần đặc

trưng của tư bản chủ nghĩa, vì thế khơng thể loại bỏ ngay. Vì vậy, phải thiết
lập. một chế độ cao hơn chủ nghĩa tư bản nhằm củng cố, hoàn thiện, bảo đảm
thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Đồng thời, Lênin cũng chỉ ra tính
kế thừa về kiến trúc hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa tư bản
đối với các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Đặc
trưng này đã được Việt Nam áp dụng trong thời kì Đổi mới, quyết định
phương hướng kinh tế đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Với nền định hướng này, nước ta có thể học hỏi, kế thừa các thành
tựu mà nhân loại đã dạt được, nhưng vẫn giữ được bản chất của chủ nghĩa xã
hội.

Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp cơng
nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.Đặc
trưng này đại diện cho phương diện chính trị của xã hội chủ nghĩa. Theo
Lênin, chuyên chính cách mạng của giai cấp vơ sản là một chính quyền do
giai cấp vơ sản giành được và duy trì bằng bạo lực đối với gia cấp tư sản.
Nhà nước vô sản ấy phải mang bản chất của giai cấp công nhân, lãnh đạo

7

toàn xã hội về mọi măt, đảm bảo quyền và lợi ích cho nhân dân lao động.
Cũng trong chính nhà nước đó, nhân dân được tham gia vào quản lí xã hội,
đảm bảo quyền lợi của chính họ. Tại Việt Nam, đặc trưng này được áp dụng
một cách triệt để, người dân được tham gia vào quyết định bộ má nhà nước
cũng như đưa ra ý kiến trong các quyết sách quan trọng.

Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy
những gí trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Chủ nghĩa xã
hội dựa trên hai yếu tố cơ bản là kinh tế, chính trị nhưng văn hóa lại là nền

tảng tinh thần của xã hội. Theo Lênin, nền văn hóa vơ sản là chìa khóa giải
quyết mọi vấn đề từ kinh tế, chính trị đến xã hội, con người. Ơng tin vào
những con người cộng sản sẽ làm giàu trí thức bằng các tri thức, văn hó vốn
có của nhân loại. Một xã hội tiên tiến chỉ hồn thiện khi nó chứa đựng
những kho tàng trí thức của nhân loại. Trong quá trình xây dựng xã hội mới,
con người phải biết kế thừa những giá trị văn hóa dân tốc và tinh hoa nhân
loại, dồng thời, phải biết xóa bỏ những tư tưởng sai trái để làm đẹp truyền
thống và con người, tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa tốt đẹp.

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đồn kết giữa các dân tốc và có
quan hệ hữu nghĩ, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. C. Mác và
Ăngghen cho rằng “ xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân
tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xóa bỏ”. Dựa trên quan điểm đó, Lênin
đã viết trong Cương lĩnh chính trị về giải quyết các vấn đề dân tộc: cộng
đồng dân tộc, giai cấp bình đẳng, đoàn kết và hợp tác trên cơ sở hữu nghị.
Bảo đảm bình đẳng, đồn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hợp tác, hữu
nghị với nhân dân các nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội góp phần xây
dựng thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

II/ Thực tiễn về mơ hình chủ nghĩa xã hội

8

Là mơ hình chủ nghĩa. xã hội hoàn chỉnh. đầu tiên, tồn tại gần 74 năm,
mơ hình. Xơ-viết đạt được nhiều. thành tựu to lớn và để. lại nhiều bài học. cho
các nước. tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1. Sự ra đời của mơ hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết
Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, tình hình. chính trị. nước Nga trở


nên. phức tạp khi tồn tại. song song hai chính quyền. là Chính phủ lâm thời tư
sản và Xơ-viết. Hai chính quyền. này đại diện cho hai giai cấp đối lập: một
bên đại diện. cho giai cấp tư sản, một bên đại diện. cho công nhân và binh sĩ.
Như vậy, lợi ích của hai giai cấp này xung đột với nhau nên khơng thể cùng
tồn tại. Trước tình hình đó, Lênin cùng với Đảng Bơn-sê-vích đã quyết định
thực hiện cuộc cách mạng vơ sản, lật đỏ chính quyền tư sản chủ nghĩa, xây
dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội.

Tháng 4/ 1917, Lênin đã về nước. và trực tiếp lãnh đạo cuộc cách
mạng. Cách mạng tháng Mười Nga. chính thức bùng nổ vào ngày 6/11/1917,
khi có tiếng súng. báo hiệu từ chiến hạm Rạng Đơng với cuộc. biểu tình tấn
cơng. vào Cung điện Mùa Đông của quần chúng nhân dân. Cuộc Cách mạng
nhanh chóng. giành thắng lợi, chính quyền Xơ-viết cơng, nơng, binh đầu tiên
trên thế giới ra đời dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bơn-sê-vích. Đến
ngày 8/11/1917, Lênin được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga
Xô-viết.

Mơ hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xơ-viết, có thể nói, chính là
khn mẫu. cho những lí luận của Lênin. Nước Nga. lúc bấy giờ đã. trải qua
nhà nước tư sản. với sự phát triển. về quan hệ và lực lượng. sản xuất, xuất
hiện. các mâu thuẫn về giai cấp, đáp ứng đủ yếu tố kinh tế, chính trị để xây
dựng. nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lênin, nhà lãnh tụ. của giai cấp vô sản Nga

9

nói riêng và giai cấp vơ sản thế giới nói chung, thay mặt. giai cấp. cơng nhân.
giành lấy chính quyền, thành lập nhà nước vô sản.

2. Xây dựng mơ hình chủ nghĩa xã hội Xơ-viết
Các chính sách, thành tựu của mơ hình Xơ-viết có thể chia theo ba


phương diện: kinh tế, chính trị và văn hóa – tư tưởng.
a. Về kinh tế

Khi xây dựng nhà nước theo mơ hình Xơ-viết, Liên Xơ chủ trương
xây dựng. nền kinh tế nhà nước. phi cạnh tranh, tập trung. hóa, kế. hoạch hóa
cao độ ở cấp vi mơ và vĩ mô, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với nền kinh tế thị
trường này, mơ hình Xơ-viết tn theo nghiêm ngặt những đặc trưng của chủ
nghĩa xã hội. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh “Cơ sở vật chất duy nhất của
chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại cơng nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo
cả nơng nghiệp”

Lúc bấy giờ, Liên Xô vừa trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh như
Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự nhăm nhe của các nước tư bản và cả nội
chiến. Điều đó khiến tình hình. kinh tế. của Liên Xơ trở nên khó khăn. Sự
khác biệt. về hình thái. xã hội khiến Liên Xơ bị cơ lập. Vì vậy, với các nguồn
lực có sẵn, nhà nước Xô-viết chủ trương. phát triển nền công nghiệp nặng,
giải quyết các vấn đề giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, đồng thời xây
dựng kết cấu hạ tầng. Trong thời kì Xơ-viết, hàng loạt hệ thống. liên lạc được
hồn thiện, thành lập các cơng trình văn hóa, thiết lập hệ thống y tế và giáo
dục miễn phí, phổ cập giáo dục cho tất cả mọi người. Sự bất cập của nền
kinh tế nhà nước nhanh chóng được nhận ra. Năm 1921, chính sách Kinh tế
mới được đề ra, mở rộng thị trương, cho phép đầu tư nước ngoài vào Nga.
Nhờ vậy, thúc đẩy năng suất lao động của nhân dân.

10

Nhà nước Xô-viết đặc biệt chú trọng đối với ngành khoa học. Các
khoản đầu tư cho khoa học trong thời kì 1921-1930 tăng đến 30%, và trong
suốt thời gian tồn tại của Xô-viết, số vốn đầu tư chiếm 3-3,5% GDP. Liên

Xô đã đầu tư mạnh mẹ vào ngành này, vượt qua cả các nước tư bản phát
triển, nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng hóa của các nước trên thế giới.
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc
quyền của Mĩ. Liên Xô đã đi đầu trong nền công nghiệp vũ trụ và hạt nhân.

Hình thức thể chế. kinh tế Xô-viết vẫn tồn tại một số bất cập. Thiết
lập nền kinh. tế nhà nước phi cạnh tranh, nghĩa là mọi hình thức. sở hữu tư
nhân bị loại bỏ, tồn bộ nền kinh tế chế độ công hữu với hai hình thức: tồn
dân và tập thể. Nền kinh tế của Liên Xô tuy phát triển lớn mạnh nhưng
không bền vững. Nền kinh tế thay đổi q đột ngột, khơng có đủ thời gian và
địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển. Sự thụt lùi của lực lượng sản xuất
chứng tỏ trình độ xã hội hóa chưa đủ, khó có thể thiết lập được chế độ cơng
hữu. Thời kì này, chế độ công hữu được thiết lập nhờ tỷ trọng áp đảo trong
kinh tế là thành phần nhà nước với các nhà máy xí nghiệp trong cơng nghiệp
và nơng trường quốc doanh. Do đó, khơng thể thiết lập được thể chế quản lý,
kiểm sốt có hiệu quả, lãng phí tư liệu sản xuất và của cải xã hội. Bên cạnh
đó, động lực để con người hoạt động và làm việc chính là những lợi ích cá
nhân ấy. Vì vậy, việc xóa bỏ sở hữu tư nhân hay lợi ích tư nhân đồng nghĩa
với việc làm chậm lại quá trình phát triển của đất nước.

Những năm 1945-1950 đánh dấu sự phục hồi nhanh chóng của Liên
Xô sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Chỉ trong vịng 5 năm, Liên Xơ đã tăng
73% mức sản lượng công nghiệp. Trong 20 năm tiếp theo, nhà nước Xô-viết
thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn, trở thành cường quốc
công nghiệp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mĩ.

11

Đến những năm 70 thế kỉ 20, do khủng hoảng năng lượng thế giới
cùng với sự chậm trễ trong sửa đổi, Liên Xô lâm vào khủng hoảng. Lúc bấy

giờ, nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường một cách vội vã, thiếu sự
điều tiết của nhà nước, làm rối loạn kinh tế.

Nhìn chung, trong 74 năm tồn tại dưới mơ hình Xơ-viết, thu nhập
quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85%
của Mỹ. Thành tựu của Liên Xô là sự phát triển thần kì mà khơng quốc gia
nào có thể đạt được trong thời gian ngắn như vậy.

b. Về chính trị

Nước Nga là nhà nước Chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới. Nhà
nước Xô-viết được biết đến với cái tên Liên bang Xô-viết hay cịn gọi là
Liên Xơ, bao gồm 15 nước cộng hịa, trong đó có cả Nga. Là một mơ hình
nhà nước chủ nghĩa xã hội điển hình, Liên Xơ tn theo nghiêm ngặt thể chế
chính trị của mơ hình xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc tập trung dân chủ, là
công cụ đắc lực để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân. Chính quyền
Liên Xô đảm bảo lợi ích cho nhân dân bằng cách tổ chức hội họp, học chữ
quốc ngữ, tự do tham gia các đoàn thể cách mạng...

Tuy nhiên, với mơ hình và cách tổ chức bộ máy nhà nước, chính trị
Liên Xơ. bị bao trùm bởi Đảng Cộng sản. Trên thực tế, Đảng được quy. định
bới hiến pháp, không do. dân bầu và được đảm bảo. quyền lực nhờ hệ. thống
các cấp chính quyền theo sự chỉ định của Đảng. Có thể nói, ở Liên Xơ, Đảng
nắm giữ quyền lực rất lớn. Bằng cách này, nhà nước. có thể đảm bảo được
quyền lực tuyệt đối. Mặt trái của hình thức này chính. là nạn quan liêu. Bộ
máy chính quyền được phân quá nhiều tầng lớp, khó có thể quản lí nhất
quán, làm việc kém hiệu quả.

12


Đến năm 1980, quản lí của chính quyền Liên Xơ ngày càng kém hiệu
quả. Những bất cập trong bộ máy chính quyền đã làm trì trệ, làm chậm sự
phát triển nền kinh tế của Liên Xơ. Trong lịng nhân dân nhà nước Xơ-viết
dần hình thành sự bất mãn. Năm 1985, Gorbachov – lãnh tụ Liên Xơ đã thực
hiện cuộc cái cách chính trị, giảm bớt quyền lực của Đảng trong việc quản lí
nhà nước, hàng loạt các tổ chức. được phép thành lập. Vơ hình chung, Liên
Xơ đã đi. lệch khỏi mơ hình chủ nghĩa xã hội.

Hình thức tổ chức của Liên Xơ phù hợp trong thời kì chiến tranh và
mới xây dựng. đất nước, khi cần sự quản lí tập trung. Khi nền kinh tế Liên
Xô đã ổn định, nhà nước đã bỏ qua sự phát triển tự giác của cá nhân, làm
cho tình hình chính trị bất ổn.

c. Về văn hóa – tư tưởng

Nhà nước Xô-viết dưới sự lãnh đạo của Lênin, nhanh chóng nhận ra
sự cần thiết của học thức, xóa đói giảm nghèo. Khi Liên Xơ bước vào thời kì
xây dựng, ¾ dân số mù chữ. Hàng loạt trung tâm văn hóa, giáo dục được
dựng lên. Trong vịng 20 năm, Liên Xơ đã xóa bỏ được nạn mù chữ.

Thời kì này cũng đánh dấu sự bùng nổ trong nền văn học của Liên Xô
với sự xuất hiện của các cây bút lớn như Aleksandr Pushkin, Lev Tolstoy,
Fyodor Dostoyevsky – những biểu tượng của nền văn học cổ điển. Song,
phong cách sáng tác của các nhà văn, nghệ sĩ cũng bị ảnh hưởng bởi tình
hình chính trị của nhà nước Xơ-viết.

Vào những năm 1920, các cơng đồn. do nhà nước quản lí được thành
lập, thay thế cho hiệp. hội các nhà văn và nhạc sĩ; chính phủ cũng tiếp quản
báo in, đóng cửa. các nhà hát và xưởng vẽ nghệ thuật. Hành động này được
đặt ra để thắt chặt. việc quản lí tài liệu, khơng để .tồn tại. bất cứ ấn phẩm, tác

phẩm phản chính trị và xã hội. Chính điều này đã kìm hãm sự phát sáng tạo

13

và phát triển của văn hóa – nghệ thuật nước nhà. Các tác phẩm nghệ thuật
dần được định hướng là công cụ tuyên truyền và tôn vinh Đảng Cộng sản.

Không thể phủ nhận những nỗ lực của Liên Xơ trong việc xóa đói,
giảm nghèo. Tuy nhiên, nhà nước đẫ quá chú trọng, đề cao vai trò của Đảng,
đi lệch với định hướng xã hội chủ nghĩa, kiểm soát người dân nghiêm ngặt.

3. Sự sụp đổ của mơ hình Xơ-viết
Liên Xô đạt được nhiều thành tựu rực rõ trong quá trình xây dựng,

phát triển theo mơ hình chủ nghĩa xã hội Xơ-viết. Song, đây là nhà nước ra
đời sau. Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc nội chiến, cùng với sự bao vây
của các đế quốc tư bản. Đến những năm 1980, các nước đế quốc. đặt ra chiến
lược “diễn biến hịa bình” với mục tiêu đánh đổ các nước xã hội chủ nghĩa.

Trong tình cảnh. chủ nghĩa xã hội vẫn còn yếu. thế hơn so với chủ
nghĩa tư bản, Liên Xô đã đẩy. nhanh. quá trình xây dựng. nhà nước, khiến sự
phát triển khơng bền vững. Bên cạnh đó, các sai lầm. trong xây dựng, thiết
lập Đảng Cộng sản. trong quá trình quá độ đã hình thành một tổ chức quan
liêu. Chính vì những yếu kém trong quản lí bộ máy nhà nước, Liên Xơ đã
chậm sửa đổi, không bắt kịp với tiến bộ của khoa học kĩ thuật thế giới, dẫn
đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Những cải tổ sai lầm của Gobachev đã giáng một địn mạnh vào Liên
Xơ – vốn đã mất dần sự tin tưởng vào xã hội chủ nghĩa của người dân.
Phương án cải tổ đã xâm phạm nghiêm trọng các đặc trưng của chủ nghĩa xã

hội. Ngày 25/12/1991, khi Gobachev từ chức Tổng thống, Liên Xơ chính
thức sụp đổ, kết thúc sự tồn tại và phát triển kéo dài 74 năm của nhà nước
Xô-viết.

4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa

14

Dù chỉ tồn tại 74 năm nhưng Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực
rỡ, là mơ hình cho Việt Nam nói riêng và các nước xây dựng chủ nghĩa xã
hội nói riêng noi theo.

Từ chính sách Kinh tế mới, có thể nhận thấy rằng, nền kinh tế khơng
thể thiết lập một cách nhanh chóng mà cần thời gian để tạo bước chuyển
mình, để thị trường thích nghi. Việt Nam đã từng mắc sai lầm khi chậm thay
đổi hình thức bao cấp sau chiến tranh, khiến cho nền kinh tế chậm phát triển.
Nền kinh tế tiên iến nhất khơng có nghĩa là nền kinh tế phát triển nhất. Xã
hội phát triển không phải chỉ cần xóa bỏ sở hữu tư nhân, xác lập chế độ
coonng hữu, mà là phải thực hiện từng bước, thích nghi với xã hội mới.
Nước ta đã nhanh chóng thực hiện nền kinh tế thị trường với cơ cấu nhiều
thành phần, khơi dậy động lực làm việc cho nhân dân. Tuy nhiên, nước ta
vẫn giữ vững lập trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà chính sách Đổi mới, Việt Nam mở rộng giao thương, mở cửa thị
trường, giao lưu với các nước. Nhờ vậy, nước ta tiếp thu được các thành tựu
khoa học-kĩ thuật thế giới. Trong quá trình giao lưu với các nước, Việt Nam
dần bù đắp các thành tựu của tư bản chủ nghĩa mà nước ta đã bỏ qua trong
quá trình quá độ.


Điều quan trọng khi xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa chính là
ln giữ vững được định hướng của nhà nước vơ sản. Các chính sách của
nhà nước Việt Nam ln thể hiện đúng đắn vai trò của nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Từ sự sụp đổ của mơ hình Xơ-viết có thể nhận thấy tầm quan trọng
của bộ máy nhà nước và quyền lợi của nhân dân. Tại Việt Nam, người dân
luôn được đảm bảo công bằng về quyền và nghĩa vụ, được tham gia vào
cơng tác quản lí nhà nước, người dân cũng tực tiếp bầu quốc hội – nơi lắng
nghe và tiếp nhận ý kiến nhân dân để kịp thời xử lí. Trong những năm gần

15

đây, nước ta luôn cố gắng tinh gọn bộ máy chính trị, chống tham nhũng,
chống quan liêu, đảm bảo nhà nước công bằng, dân chủ, văn minh.

Kết luận
Tiến lên. hình thái cộng sản chủ nghĩa. là lịch sử tất yếu của thế giới.
Để làm được điều đó, tất yếu. các nước phải tiến vào thời kì chủ nghĩa xã
hội, để xã hội. thích ứng với những chuyển biến về văn hóa, xã hội.
Thời kì chủ nghĩa xã hội là thời kì của nhân dân lao động, dân chủ,
bình đẳng. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là do dân và vì dân. Mọi đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội đều hướng tới nhà nước vơ sản, khơng cịn đấu tranh
giai cấp. Là một xã hội cấp tiến, các nước cần có sự chuẩn bị rõ ràng cho sự
chuyển biến xã hội. Để có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công cần
thực hiện từng bước để xã hội cũ thích nghi với xã hội mới, xây dựng nhà
nước ổn định.
Nhà nước với mơ hình Xơ-viết chính là mơ hình điển hình để các
nước xây dựng chủ nghĩa xã hội noi theo.

16


Tài liệu nghiên cứu

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2019). Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
(dùng cho bậc đại học khơng chun lí luận chính trị)

2. Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2018. Mơ hình chủ nghĩa xã hội Xôviết
- Một giải pháp thực hiện "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" trong thế
kỷ XX.

3. Wikipedia. Liên Xô /> %C3%B4

17


×