Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 161 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Khách Sạn – Du Lịch

------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NĂM HỌC:2022-2023

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Sinh viên thực hiện: LỚP: K57B3KD
HOÀNG THU THỦY LỚP: K57B3KD
NGUYỄN THỊ KIM ANH LỚP: K57B3KD
TĂNG THỊ THANH THẢO LỚP: K57B3KD
CAO PHƯƠNG YẾN VY

Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐỖ THỊ THU HUYỀN
i

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp chúng em kiểm nghiệm những kiến thức
mình đã học, mở rộng thêm kiến thức, được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ mà đây còn
là bước tập dượt đầu tiên của mỗi sinh viên trước khi viết khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn
thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm em cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
được tạo điều kiện từ mọi phía.
Nhân đây nhóm em xin được tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ts. Đỗ Thị Thu
Huyền - Giảng viên khoa Khách sạn - Du lịch, TrườngĐại học Thương Mại đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn nhóm em trong quá trình lựa chọn, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Đồng thời nhóm cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể Thao và
Du Lịch tỉnh Nam Định, cộng đồng địa phương đã không ngần ngại chia sẻ ý kiến và


cung cấp thông tin, số liệu tạo điều kiện cho nhóm chúng em hồn thành đề tài nghiên
cứu này.
Cuối cùng nhóm em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Khách
sạn - Du lịch cùng toàn thể Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương Mại và gia đình,
bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên đồng hành với nhóm em trong q trình
học tập và nghiên cứu.
Do đây là lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, trong khn
khổ thời gian có hạn nên bài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong các thầy, cơ giáo cùng bạn bè quan tâm, đóng góp ý kiến để đề tài nghiên
cứu ngày càng hồn chỉnh hơn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 2 năm 2023

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ........................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
3.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 4

3.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch ................................ 4
3.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của Nam Định ....... 5
3.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch văn hóa .................. 7
3.4. Kết luận................................................................................................................7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 11
5.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ..................................................................... 11
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................11

5.2.1. Với dữ liệu thứ cấp ..................................................................................... 11
5.2.2 Với dữ liệu sơ cấp........................................................................................11
5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 13
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA .................................................................................................................... 15
1.1. Khái luận về Du lịch và Du lịch văn hoá........................................................... 15
1.1.1. Khái luận về Du lịch ................................................................................... 15
1.1.2. Khái luận về Du lịch văn hoá ..................................................................... 19
1.2. Phát triển du lịch văn hóa .................................................................................. 23
1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch văn hóa.......................................................... 23
1.2.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa...........................................................24
1.2.3. Nội dung phát triển ..................................................................................... 29
1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hoá .................... 35
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra về phát triển du lịch văn hoá ............. 37
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ..................................................... 37

iii

1.4.2. Bài học rút ra về phát triển du lịch văn hóa cho tỉnh Nam Định................42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH
NAM ĐỊNH .................................................................................................................. 45

2.1. Giới thiệu khái quát về du lịch tỉnh Nam Định ................................................. 45

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định .................................... 45
2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Nam Định..............................................52
2.1.3. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Nam Định..................................................54
2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa tỉnh Nam Định ............ 56

2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định ................. 61
2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật về du lịch văn hóa tỉnh Nam Định........................61
2.2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định..................................................63
2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch văn hóa tỉnh Nam Định........................................69
2.2.4. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa tỉnh Nam Định ...................................... 71
2.2.5. Chính sách phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định ............................... 74
2.2.6. Tuyên truyền, quảng bá du lịch hóa tỉnh Nam Định .................................. 75

2.3. Kiểm định độ tin cậy và mức độ quan trọng của nội dung phát triển du lịch văn
hóa tại tỉnh Nam Định .............................................................................................. 76

2.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha .... 76
2.3.2. Phân tích nhân tố EFA................................................................................78
2.3.3. Tương quan Pearson và quy hồi tuyến tính bội..........................................81
2.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định ..... 85
2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định....94
2.5.1. Thành công và nguyên nhân ....................................................................... 94
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân.............................................................................97
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 101
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁP TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA TẠI TỈNH NAM ĐỊNH .................................................................................... 102
3.1. Phương hướng, mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định
................................................................................................................................ 102
3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch Nam Định ............................................ 102
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa Nam Định ........................................104

3.1.3. Phương hướng, quan điểm phát triển du lịch văn hóa Nam Định............105
3.2. Nhóm các giải pháp về phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định ................. 108

iv

3.2.1. Nhóm giải pháp về điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định.109
3.2.2. Nhóm giải pháp về nội dung phát triển du lịch văn hóa Nam Định.........110
3.2.3. Nhóm giải pháp về yếu tố môi trường chủ quan và khách quan .............. 119
3.3. Một số kiến nghị phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định ........................... 123
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .......................................................................... 123
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành ........................................................... 123
3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Nam Định ........................... 124
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 126
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 129
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 132

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Biểu đồ:

Biểu đồ 1:Dân số trung bình phân bố theo huyện, thành phố năm 2020 ..................... 49
Biểu đồ 2: Tăng trưởng kinh tế Tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2020 ....................... 50
Bảng:

Bảng 1:Bảng thống kê lượng khách du lịch Nam Định giai đoạn năm 2019- năm 2022
...................................................................................................................................... 58
Bảng 2:Bảng thống kê doanh thu từ du lịch Nam Định giai đoạn năm 2019- năm 2022

...................................................................................................................................... 60
Bảng 3:Bảng tổng hợp và so sánh cơ sở kinh doanh du lịch của tỉnh Nam Định năm
2021 và năm 2022.........................................................................................................63
Bảng 4:Bảng số lượng di sản văn hóa Tỉnh Nam Định được công nhận giai đoạn
2011- 2020 .................................................................................................................... 68
Bảng 5:Bảng số lượng lao động hoạt động trong ngành du lịch giai đoạn năm 2019-
2021 .............................................................................................................................. 69
Bảng 6: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo các điều kiện phát du lịch văn
hóa của tỉnh Nam Định ................................................................................................. 78
Bảng 7:Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 78
Bảng 8:Bảng tính giá trị trung bình của các nhân tố đại diện ...................................... 81
Bảng 9:Mức độ tác động của các thang đo đến phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam
Định .............................................................................................................................. 84

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Định nghĩa
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
CSVCKTDL Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Tổng sản phẩm trên địa bàn
GRDP Tổng bình quân trên đầu người
GDP Văn hóa, thể thao và du lịch
VH, TT và DL Bảo vệ môi trường
BVMT Tài nguyên & Môi trường
TN & MT Văn hóa- Thể thao
VH-TT Trung học cở sở
THCS Ban chấp hành
BCH Cơ sở hạ tầng

CSHT Cơ sở vật chất
CSVC Cơ sở vật chất- Kĩ thuật
CSVC- KT Tài nguyên du lịch
TNDL Phát triển du lịch
PTDL Du lịch văn hóa
DLVH Phát triển du lịch văn hóa
PTDLVH Du lịch
DL Văn hóa
VH Đồng bằng sông Hồng
ĐBSH Quốc lộ
QL Ủy ban nhân dân
UBND Thể dục thể thao
TDTT

vii

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Du lịch là nền cơng nghiệp khơng khói có vai trị quan trọng trong sự phát triển
kinh tế quốc gia, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều đất nước. Ở nhiều Quốc
gia du lịch đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập hàng năm, đặc biệt tại Việt
Nam du lịch được đánh giá là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước chú
trọng đầu tư, khơng ngừng phát triển và đóng góp rất lớn vào nền kinh tế đất nước. Du
lịch phát triển hỗ trợ các ngành giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng, bảo hiểm, dịch
vụ tài chính, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngoài ra ngành du lịch phát triển mang lại
thị trường tiêu thụ văn hóa rộng lớn, thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế
quốc dân. Ngành du lịch giúp tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động, đặc biệt là lao động
nữ. Ở các vùng cao, ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân nông
thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực xã hội, nâng cao mức sống. Kinh tế du lịch

đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước, tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn
việc làm trực tiếp. Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành Du lịch đạt tốc độ tăng
trưởng cao 22,7%. Thành tựu và nỗ lực của của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh
giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc
gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam cũng
đạt nhiều giải thưởng danh giá mang tầm vóc châu lục và thế giới.

Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 đã gây hệ luỵ, ảnh hưởng
tiêu cực đến các ngành kinh tế trên phạm vi tồn cầu, trong đó có ngành du lịch. Ngành
du lịch của Việt Nam nói riêng cũng đã bị đình trệ, khơng chỉ ảnh hưởng đến kinh tế,
nguồn doanh thu, GDP của nước nhà mà còn làm giảm sút số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực trong nghành. Vì thế Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển ngành này qua các
cách thức phù hợp với bối cảnh mới. Bên cạnh hành động của Trung ương thì các địa
phương cũng cùng phối hợp, mở cửa du lịch, đồng thời có những chính sách quản lý,
phát triển điểm đến, bổ sung và đầu tư vào dịch vụ du lịch để thu hút du khách. Một
trong những yếu tố cần khai thác đó chính là nét văn hóa địa phương mang tính đặc
trưng, truyền thống và lịch sử. Trải nghiệm du lịch văn hóa là nét đặc sắc, là khía cạnh
mới lạ trong nền du lịch Việt Nam. Đất nước ta có nền văn hóa phong phú, tài nguyên
nhân văn dồi dào được thể hiện qua di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó cịn có nét tín ngưỡng, thờ cúng và
các cơng trình kiến trúc mang dấu ấn sự kiện lịch sử. Phát triển DLVH vừa giữ gìn được
bản sắc dân tộc, vừa thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ngành du lịch dựa trên những tài

1

nguyên có sẵn. Tổ chức UNESCO định nghĩa: “Các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng
tạo, sản xuất và khai thác các nội dung có bản chất phi vật thể và văn hóa. Các ngành
cơng nghiệp văn hóa bao gồm ngành in ấn, xuất bản, đa phương tiện, nghe nhìn, ghi
âm, điện ảnh, thủ công và thiết kế. Một số nước khác, các ngành cơng nghiệp văn hóa
bao gồm kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, thể thao, sản xuất nhạc cụ,

quảng cáo và du lịch văn hóa”. Gần đây, phát triển du lịch văn hóa được Chính phủ xác
định là một trong những ngành cơng nghiệp văn hóa từ nay đến năm 2030. Phát triển
du lịch thành ngành cơng nghiệp văn hóa sẽ biến các thành quả sáng tạo văn hóa Việt
Nam thành hàng hóa thỏa mãn nhu cầu văn hóa đa dạng của khách du lịch.

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ (đồng bằng Sơng Hồng)
giáp biển và có nhiều dịng sơng chảy qua. Điều quan trọng hơn cả, nơi đây có dịng
lịch sử trải dài từ thời tiền sử đến thời kì độc lập. Nam định là một vùng đất giàu bản
sắc văn hóa với nhiều lễ hội truyền thống. Nam Định hiện có gần 4.000 di tích lịch sử
văn hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc tiêu biểu như: Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ,
chùa Keo Hành Thiện, cầu Ngói, chùa Lương, cột cờ Nam Định. Ngồi ra, cịn có các
di tích lịch sử văn hóa gắn với các danh nhân như: Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, Trạng
lường Lương Thế Vinh, nhà thơ Tú Xương, nhà lưu niệm Nguyễn Bính, khu lưu niệm
cố Tổng Bí thư Trường Chinh…Cùng với các di tích lịch sử văn hóa, Nam Định cịn có
trên 70 làng nghề với các ngành nghề và sản phẩm truyền thống như nghề chạm khảm
gỗ, sơn mài, đúc đồng, mây tre đan, trồng cây cảnh. Nam Định còn bảo tồn được những
di sản văn hóa, tiêu biểu gắn với hơn 100 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm,
nhiều lễ hội với nét độc đáo riêng, có sức hút du khách gần xa về dự hội như: Lễ hội
Phủ Dầy, lễ hội Đền Trần, lễ khai ấn đầu năm, hội chợ Viềng…Về di sản ở Nam Định,
đặc trưng là di sản văn hóa và thế mạnh là du lịch tâm linh. Trải qua hàng nghìn năm
lịch sử, những cái đọng lại của tỉnh Nam Định là những di sản về văn hóa, giống như
dịng sơng trở phù sa, bồi đắp lại và hiện tại tích tụ tại Nam Định có nhiều cơng trình
văn hóa có giá trị đặc biệt là những di tích thời Lý, Trần, Lê. Hiện tại với những người
nghiên cứu thì những di sản này có giá trị to lớn. Trong tương lai, nếu di sản đó được
khai thác sẽ có tác động lớn về văn hóa xã hội của tỉnh. Đến với Nam Định, du khách
đến với vùng văn hoá ẩm thực đặc trưng với những món ăn, những đặc sản nổi tiếng
làm nên thương hiệu cho vùng đất Thành Nam như phở Nam Định, bánh cuốn làng
Kênh, bánh gai bà Thi, kẹo lạc Sìu Châu, nem nắm Giao Thuỷ, gạo tám xoan Xuân Đài
(Xuân Trường)…Hơn nữa, Nam Định cách Hà Nội khoảng 100 km. Cung đường từ Hà
Nội về Nam Định đẹp, thuận lợi và hiện đại, nên du khách có thể đi bằng tàu hỏa, ô tô

hay xe gắn máy. Bên cạnh những thuận lợi về tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng thì

2

nền du lịch văn hóa tại Nam Định cịn nhiều hạn chế, chưa có định hướng rõ ràng, vẫn
cịn những bất cập chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Các chính sách
khai thác tài nguyên du lịch văn hóa chưa đạt hiệu quả cao, dịch vụ du lịch nghèo nàn,
quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng cao của du khách.
Thêm nữa các cơ sở hạ tầng, lưu trú và ăn uống chưa được mở rộng, chưa có tính phục
vụ cao, khó có thể đáp ứng được những hoạt động đi kèm, bổ sung khi đi du lịch của
du khách. Nguyên nhân dẫn đến nền du lịch văn hóa chưa phát triển như vậy là do Nam
Định chưa có chính sách định hướng bài bản khai thác tài nguyên du lịch sẵn có một
cách hợp lý và tổng thể, vì vậy chưa phát hiện ra nguồn lực trọng điểm, điểm đến trọng
tâm. Vấn đề cần giải quyết là tìm ra những nét văn hóa, nhân văn tiêu biểu nhất có tính
đại diện, đặc trưng, có ý nghĩa và có sức lan tỏa rộng rãi để tập trung tạo dựng, phát
triển, xúc tiến…để trở thành biểu tượng mang nét riêng của Nam Định. Từ đó phát triển
nền du lịch văn hóa nói riêng và nền du lịch của tỉnh nói chung, góp phần thúc đẩy kinh
tế của đất nước.

Dựa trên những luận cứ vừa nêu ra, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài:
“Phát triển nền du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định” để tiến hành nghiên cứu với
mong muốn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi góp phần phát triển
du lịch văn hóa với những điểm đến ấn tượng tại Nam Định trong thời gian tới.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hố của tỉnh
Nam Định. Từ đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển
du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết được mục tiêu của nghiên cứu đề ra, nhiệm

vụ của đề tài bao gồm:

Một là, hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về du lịch, DLVH, PTDLVH; làm
rõ các điều kiện, nội dung, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn
hóa, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trong nước và nước ngồi, rút
ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định.

Hai là, phân tích thực trạng, nội dung phát triển DLVH của tỉnh Nam Định, cũng
như làm rõ các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa của tỉnh
Nam Định.

Bà là, đề xuất phương hướng, giải pháp cũng như kiến nghị nhằm phát triển du
lịch văn hóa của tỉnh Nam Định.

3

3.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
3.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch
Nguyễn Thanh Tùng, Trương Trí Thơng (2019), Nghiên cứu phát triển du lịch
homestay vùng ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, nghiên cứu này phân tích những tiềm năng du lịch homestay ở huyện An
Biên, tỉnh Kiên Giang; từ đó đưa ra một số định hướng về mơ hình homestay và giải
pháp nhằm khắc phục những khó khăn để phát triển du lịch homestay tại địa bàn một
cách hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới và hướng tới sự phát triển bền vững.

Hà Nam Khánh Giao, Huỳnh Diệp Trâm Anh (2010), Phát triển du lịch tỉnh Đồng
Nai, nghiên cứu đã đưa ra những nội dung cần phân tích, làm rõ để phát triển du lịch
tỉnh Đồng Nai, bao gồm 8 nội dung sau: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch
nhân văn, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, điều kiện địa phương, điểm du lịch, năng lực

phục vụ, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ.

Trịnh Thị Phan (2019), Nghiên cứu phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội, nghiên cứu đưa ra những cơ sở khoa học và những nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển du lịch, thực trạng phát triển du lịch để từ đó đưa ra đánh giá,
đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch.

Hà Nam Khánh Giao, Huỳnh Diệp Trâm Anh (2014), Thực trạng và một số giải
pháp phát triển Đồng Nai, Tạp chí Kinh tế - Kĩ thuật, nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích SWOT kết hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA), tương quan hồi quy, sử
dụng phần mềm SPSS 16.0 để tìm ra các nhân tố tác động đến việc phát triển du lịch
của tỉnh. Kết quả cho thấy có 6 nhóm nhân tố tác động đến việc thu hút khách du lịch
đến Đồng Nai là: tài nguyên du lịch nhân văn, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ du
lịch, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch và thái độ người dân, đểm thu hút du lịch. Từ đó,
các giải pháp được đề xuất với tỉnh Đồng Nai nhằm phát triển du lịch.

Khoa Du lịch - Đại học Huế (2019), Phát triển du lịch giáo dục ở Thừa Thiên Huế,
Tạp chí Khoa học, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm
trọng tâm và phương pháp phân tích ma trận SWOT, nghiên cứu tiến hành phân tích,
đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch giáo
dục ở Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch giáo dục tại tỉnh
nhà.

4

Võ Thị Ngọc Hiền (2020), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ven
biển Phú Yên và định hướng phát triển du lịch, Tạp chí Khoa học Đại học Mở - Thành
phố Hồ Chí Minh, bài báo trình bày đặc điểm các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên ven
biển và bước đầu đánh giá để thấy được các mức độ thuận lợi của một số điểm tài
nguyên cho phát triển du lịch và đưa ra một số đề xuất để khai thác các giá trị của các

điểm tài nguyên du lịch này cho phát triển du lịch Phú Yên.

Nguyễn Thị Bích Liên, Chu Thành Huy (2020), Nghiên cứu hiện trạng phát triển
du lịch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Trường Đại học Khoa học – Đại học
Thái Nguyên, nghiên cứu thực trạng khai thác tài nguyên du lịch, hiện trạng khai thác
tuyến, điểm, sản phẩm và các hoạt động du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật phát triển du
lịch, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch. Từ đó, tác giả đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu của du lịch tại thị xã Đồng Triều; định hướng các giải pháp để phát triển du lịch tại
địa phương, nhằm đưa thị xã Đông Triều trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách
trong nước và quốc tế.

Vũ Hương Giang, Nguyễn Thành Trung, Ngô Thị Phương Thu (2022), Những yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát triển điểm đến du lịch thơng minh (nghiên cứu điển hình tại
thành phố Hà Nội), Trường Đại học Mở Hà Nội, nghiên cứu đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu tại bàn, thống kê toán học và điều tra khảo sát để thu thập thơng tin,
số liệu, sau đó đưa vào xử lý và kiểm định thang đo qua phần mềm SPSS 20.0. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển điểm đến du lịch
thông minh là thành phố Hà Nội bao gồm: Tài nguyên du lịch; Nguồn nhân lực; Công
nghệ thông tin và Truyền thông, Sự đổi mới sáng tạo và công tác quản lý điểm điến
được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng. Theo đó, tài nguyên du lịch
là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển du lịch thông minh tại thành
phố Hà Nội. Từ đây, một số đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn nhằm phát triển du
lịch thông minh tại thành phố Hà Nội đã được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển du
lịch Hà Nội thông qua các yếu tố ảnh hưởng.

3.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của Nam Định
Vũ Thị Hòa (2013), Phát triển du lịch hướng bền vững tại tỉnh Nam Định, Trường
Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã phân tích, đánh giá những điều kiện phát
triển du lịch của tỉnh Nam Định về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó
khăn của tỉnh Nam Định trong phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững, từ đó

đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Nam
Định nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tiềm năng du lịch, đảm bảo sự đóng

5

góp của ngành Du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như khai
thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường.

Trần Thị Diễm Hằng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam
Định, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã tổng hợp cơ sở lý luận và thực
tiễn để phát triển du lịch văn hóa, thực trạng phát triển du lịch văn hóa từ đó đánh giá
kết quả đã đạt được, hạn chế chưa khắc phục được và giải pháp đẩy mạnh phát triển
hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Nam Định.

Nguyễn Thị Thu Duyên (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Nam Định, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã tổng hợp cơ sở lý
luận về du lịch văn hóa tâm linh cũng như nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng
du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định, đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, góp phần đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế trọng điểm gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa tâm linh của tỉnh.

Trần Thị Lan (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven
biển Nam Định, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã đánh giá tiềm năng
các điều kiện có liên quan và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, xác định
những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và nguyên nhân ở
vùng ven biển Nam Định, trình bày định hướng và giải pháp phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh Nam Định.


Phạm Xuân Hậu và Nguyễn Thị Diễm Tuyết (2015), Phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại khu RAMSAR Xuân Thủy (Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định), Tạp chí
khoa học đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày những ưu thế của khu
Ramsar Xuân Thủy và việc khai thác những ưu thế này nhằm phát triển du lịch sinh thái
bền vững trong hiện tại và tương lại.

Hoàng Thúy Mỵ (2015), Xúc tiến du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
đến thị trường khách InBound, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn đã đánh
giá thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tại vườn quốc gia Xuân Thủy trong những năm
gần đây và hiệu quả của các hoạt động xúc tiến trên từ đó đề xuất giải pháp nhằm xây
dựng hoạt động xúc tiến và phát triển du lịch tại vườn quốc gia Xuân Thủy, phát triển
du lịch sinh thái theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.

6

3.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch văn hóa
Nguyễn Thị Huyền (2007), Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Phát triển du lịch văn hóa

tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc đã đưa ra những yếu tố cần thiết để phát triển du
lịch văn hóa tại tiểu vùng Tây Bắc như sau: Các điểm tham quan và sản phẩm du lịch
văn hóa tiêu biểu; Những tour DLVH tiêu biểu; Vấn đề quản lý và kinh doanh du lịch
vùng Tây Bắc; Nguồn nhân lực du lịch vùng; CSHT VÀ CSVC - KT du lịch; Một số
kết quả kinh doanh DL.

Đặng Thanh Nhường (2013), Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Nghiên cứu phát triển du
lịch văn hóa tỉnh Điện Biên nghiên cứu này phân tích các nội dung để phát triển du lịch
tại tỉnh Điện Biên bao gồm: Thị trường khách DLVH ở Điện Biên; CSVC – KT của
DLVH; Sản phẩm DLVH tỉnh Điện Biên; Các tuyến điểm DLVH tiêu biểu ở Điện Biên;
Nhân lực DLVH tỉnh Điện Biên; Tuyên truyền, quảng bá DLVH; Tổ chức, quản lý
DLVH; Tác động của DL đối với các di sản VH.


Vũ Thị Phương Nhung (2014), Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Nghiên cứu phát triển
du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam cũng đã đưa ra các nội dung cần nghiên cứu để phát triển
du lịch văn hóa tỉnh Hà Nam như sau: Thực trạng thị trường khách du lịch; Cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của DLVH; Sản phẩm DLVH; Các điểm tuyến DLVH tiêu biểu; Liên kết
vùng các sản phẩm DLVH tiêu biểu; Tuyên truyền, quảng bá DLVH; Tổ chức, quản lý
DLVH; Bảo tồn di sản văn hóa trong DL; Hoạt động DL cộng đồng; Nhân lực DL văn
hóa.

Đồn Thị Thơng, Đỗ Thị Ngoan (2020), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát
triển du lịch văn hố huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Sư Phạm - Đại
học Đà Nẵng, nghiên cứu đưa ra các nội dung cần nghiên cứu để phát triển du lịch văn
hóa tỉnh Hà Nam như sau: CSVC- KT du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch văn
hóa chủ yếu, nhân lực DLVH, tuyên truyền, quảng bá DLVH.

3.4. Kết luận
Nghiên cứu kế thừa những kinh nghiệm phân tích các nội dung từ các nghiên cứu
đi trước về du lịch, du lịch tỉnh Nam Định và du lịch văn hóa. Do nhận thấy được thị
trường, mơi trường kinh doanh du lịch tại Việt Nam có những đặc điểm riêng nên đã
lựa chọn tham khảo các nghiên cứu trong nước để có thể phân tích các đặc điểm của
nền du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa quốc gia và địa phương một cách chính xác và
mang tính đặc trưng dân tộc. Nghiên cứu tham khảo các nội dung đã được phân tích từ
các nghiên cứu đi trước, xem xét và lựa chọn các nội dung có thể áp dụng cho tỉnh Nam
Định, phù hợp với nền du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, những điều mà Nam Định đang

7

có. Cụ thể, nghiên cứu kế thừa các nội dung sau: CSVC – KT về DLVH, sản phẩm
DLVH, nguồn nhân lực phục vụ DLVH, tổ chức và quản lý DLVH, tuyên truyền và
quảng bá du lịch văn hóa. Nghiên cứu đã phân tích rõ ràng từng nội dung đã được kế

thừa trong các bài nghiên cứu đi trước.

Nghiên cứu đã đưa ra những nội dung phát triển du lịch văn hóa mới mẻ và chưa
có so với các bài nghiên cứu trước đó. Những nội dung ấy phù hợp với tình hình thực
tế phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, những điều mà Nam Định đang cần có,
phù hợp với nền du lịch quốc gia. Nghiên cứu phân tích những nội dung đáng chú ý cần
phải phát triển để xây dựng nền du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng của tỉnh
ngày càng có chỗ đứng vững chắc của riêng mình. Đó đều là những nội dung quan trọng
đáp ứng tính bền vững của du lịch mà du lịch văn hóa là một phần của nó.

Như vậy, nghiên cứu vừa có tính kế thừa vừa mang tính mới, khơng trùng lập với
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đó. Qua đó, nghiên cứu “Phát triển du lịch văn
hóa của tỉnh Nam Định” khẳng định không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu đi trước
nào về ý tưởng, đề tài và nội dung phân tích.

Tổng hợp và thừa kế từ những cơng nghiên cứu đã có, nhóm tác giả đề xuất bảng
thang đo như sau:

Tên biến Mã hóa Thang đo Nguồn
độc lập CSVC1 Biến quan sát
Cơ sở vật CSVC2 Vu, D. V., Tran, G. N.,
chất – kĩ CSVC3 Cơ sở kinh doanh du lịch văn Nguyen, H. T. T., &
thuật CSVC4 hóa có chất lượng tốt Nguyen, C. V. (2020).
Cơ sở kinh doanh lưu trú có Factors affecting
chất lượng tốt sustainable tourism
Cơ sở kinh doanh ăn uống có development in Ba Ria-
chất lượng tốt Vung tau, vietnam. The
Cơ sở vui chơi, giải trí thỏa Journal of Asian Finance,
mãn được nhu cầu của quý Economics and Business,
khách 7(9), 561-572.

Vu, D. V., Tran, G. N.,
Sản phẩm SPDL1 Lễ hội truyền thống đặc sắc tại Nguyen, H. T. T., &
du lịch SPDL2 Nam Định Nguyen, C. V. (2020).
văn hóa Các giá trị văn hóa dân gian, Factors affecting
nếp sống đồng ruộng, vườn

8

tỉnh Nam SPDL3 tược, trang phục truyền thống sustainable tourism
Định đặc sắc development in Ba Ria-
SPDL4 Các giá trị kiến trúc nghệ thuật Vung tau, vietnam. The
Nguồn NNL1 tại Nam Định độc đáo Journal of Asian Finance,
nhân lực Economics and Business,
du lịch NNL2 Các giá trị cách mạng, lịch sử 7(9), 561-572.
văn hóa NNL3 tại Nam Định được lưu trữ tốt
tỉnh Nam Số lượng lao động du lịch qua Vu, D. V., Tran, G. N.,
Định TT1 đào tạo, có trình độ vẫn cịn ít, Nguyen, H. T. T., &
TT2 lao động chưa qua đào tạo còn Nguyen, C. V. (2020).
Tuyên TT3 nhiều Factors affecting
truyền, TCQL1 Trình đồ ngoại ngữ của đội ngũ sustainable tourism
quảng bá TCQL2 lao động còn hạn chế development in Ba Ria-
du lịch TCQL3 Kinh nghiệm đội ngũ nhân Vung tau, vietnam. The
văn hóa viên du lịch còn hạn chế Journal of Asian Finance,
tỉnh Nam Economics and Business,
Định Tỉnh đã có chính sách tuyên 7(9), 561-572.
truyền quảng bá du lịch rất tốt Bhatia, A.K. (2002).
Tổ chức, Tôi biết đến du lịch Nam Định Tourism development:
quản lý qua các chương trình, hoạt Principles and pratices.
du lịch động do Ngành Du lịch tổ chức Sterling Publishers Pvt.Ltd
văn hóa Du lịch Nam Định được quảng

tỉnh Nam bá nhiều qua các trang mạng Bhatia, A.K. (2002).
Định xã hội. Tourism development:
Các khu du lịch được quản lý Principles and pratices.
theo quy định của pháp luật Sterling Publishers Pvt.Ltd
Các cơ quan có thẩm quyền
thực hiện bảo vệ, tôn tạo và
phát triển tài nguyên du lịch
Cơ quan chính quyền của tỉnh
cũng rất chăm lo cho sự phát
triển du lịch văn hóa của tỉnh

9

Chính TCQL4 Du lịch tại tỉnh có sự tổ chức Adu-Ampong, E. A., &
sách phát CSPT1 rất hợp lý Kimbu, A. N. (Eds.).
triển du Chính phủ có những nghị (2020). Sustainable tourism
lịch văn CSPT2 quyết, nghị định phù hợp với policy and planning in
hóa tỉnh CSPT3 tình hình phát triển du lịch của Africa. Routledge.
Nam DLVH1 Tỉnh
Định DLVH2 Các quyết định của Chính phủ Vu, D. V., Tran, G. N.,
DLVH3 và Bộ là phù hợp Nguyen, H. T. T., &
Du lịch Tỉnh đã có những chính sách Nguyen, C. V. (2020).
văn hóa hỗ trợ phát triển du lịch Factors affecting
Du lịch văn hóa tỉnh Nam Định sustainable tourism
phát triển tốt development in Ba Ria-
Du lịch văn hóa tỉnh Nam Định Vung tau, vietnam. The
phát triển chậm Journal of Asian Finance,
Du lịch văn hóa tỉnh Nam Định Economics and Business,
không phát triển 7(9), 561-572.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa
của tỉnh Nam Định.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định,
trong đó tập trung làm rõ các điều kiện, nội dung và tiêu chí phát triển, đề xuất khung
nghiên cứu với các điều kiện phát triển, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển
du lịch văn hóa tại Nam Định
Đề tài cũng tiến hành kiểm định khung nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch
văn hóa để làm tăng độ tin cậy và làm rõ tầm quan trọng của các điều kiện đến phát
triển mơ hình du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định, để từ đó xác định được các giải pháp
nhằm góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa tại tỉnh.

10

- Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn
2017 - 2020; số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2019 - 2022. Các giải pháp,
kiến nghị được đề xuất đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

- Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu
các cách tiếp cận và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định


- Phương pháp tổng hợp thống kê, so sánh, quy nạp: các phương pháp này sử dụng
chủ yếu trong việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm, phân tích thực trạng phát triển du
lịch văn hóa tỉnh Nam Định, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị để nâng cao phát
triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định.

- Phương pháp chuyên gia: chủ yếu thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với các
chuyên gia, lãnh đạo địa phương về những nội dung liên quan đến đề tài.

Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Do vậy, khi sử dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ hỗ trợ nhau trong việc làm sáng tỏ các vấn đề
lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.

5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.1. Với dữ liệu thứ cấp
Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: các văn bản, quy định, chính
sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương có liên quan đến khu du lịch văn hóa; số
liệu thực tế từ các cơ quan quản lý du lịch của ngành Du lịch, cơ quan quản lý địa
phương cũng như các doanh nghiệp du lịch. Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm cũng
đã tiến hành việc thu thập, tổng hợp, và xử lý thơng tin từ việc tìm hiểu nghiên cứu tài
liệu, các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận án có liên quan đến đề tài.

5.2.2 Với dữ liệu sơ cấp
Nhóm thu thập được các dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với
đại diện cơ quan quản lý địa phương về du lịch văn hóa tỉnh Nam Định và phương pháp
điều tra xã hội học với các doanh nghiệp, khách du lịch đến du lịch Nam Định.

- Phương pháp phỏng vấn sâu (Nghiên cứu định tính)

11


Để làm rõ thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, nhóm nghiên cứu
đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia là đại diện cơ quan quản lý
du lịch tỉnh Nam Định.

Do yêu cầu về hạn chế tiếp xúc nên nhóm nghiên cứu lựa chọn cách phỏng vấn
qua điện thoại. Thời gian phỏng vấn từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023, mỗi buổi phỏng
vấn tiến hành trong khoảng 20 – 30 phút.

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề chính: 1) Những điều kiện ảnh hưởng
đến phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định (ảnh hưởng tích cực, tiêu cực). 2)
Những nội dung tác động đến phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định (tác động
tích cực, tiêu cực). 3) Những giải pháp đã và đang được thực hiện để hạn chế những
khó khăn. 4) Các kiến nghị và giải pháp bổ sung để nâng cao phát triển du lịch văn hóa
của tỉnh.

Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn được sắp
xếp, phân loại để phục vụ cho q trình phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến
nghiên cứu yếu tố phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định được trình bày trong đề
tài này.

- Phương pháp điều tra xã hội học (Nghiên cứu định lượng)

Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát dành cho các doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch tại Nam Định, dân địa phương tỉnh, và khách
du lịch đã đến du lịch tại Nam Định.

Thời gian thực hiện từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023

Thiết kế phiếu khảo sát căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài. Để đánh giá các

thông tin dữ liệu trong phiếu khảo sát, bài luận sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.

Phiếu khảo sát được thiết kế làm 2 phần: Phần I các thông tin chung về đối tượng
được khảo sát. Phần II tập trung vào nội dung phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nam
Định. Nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng đảm bảo được mục
tiêu của nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do dịch bệnh phức tạp và liên tục chuyển
biến xấu đã tác động mạnh mẽ tới ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa Nam Định
nói riêng, thời gian qua số lượng các doanh nghiệp trong ngành phải đóng cửa ngày
càng nhiều, số lượng khách du lịch có tụt giảm và giai đoạn sau năm 2022 du lịch dần
được phục hồi . Vì vậy, việc xác định và đảm bảo lượng mẫu cho nghiên cứu có một số

12

khó khăn. Nhóm nghiên cứu đã thảo luận và thống nhất cách xác định kích thước của
mẫu dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis). Cụ thể, theo Hair và các tác giả (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng
EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số biến quan sát là 5:1, nghĩa là biến đo lường cần tối
thiểu 5 quan sát. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát đủ điều kiện
cần thiết, biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Công
thức chọn mẫu là: n=5*x (x: số biến quan sát)

Cách thức khảo sát: Nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu khảo sát thơng qua
hình thức gửi phiếu Online. Trong đó số phiếu phát ra là 144 phiếu, số phiếu thu về là
144 phiếu. Số phiếu hoàn toàn đủ điều kiện phân tích.

5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để hệ thống hóa các yếu tố nội dung
ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tỉnh Nam Định


- Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử
dụng để đánh giá chất lượng của thang đo xây dựng; phản ánh mức độ tương quan giữa
các biến trong mỗi nhóm nhân tố (Hair và cộng sự, 1995). Bên cạnh đó, hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha sẽ xác định được các đo lường có liên kết với nhau khơng. Thang đo
được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có tổng thể lớn
hơn 0,6; (2) Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Nunnally
và Bernstein, 1994).

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: để khám phá nhân tố tác động thực sự, phân
tích nhân tố EFA - Exploratory Factor Analysis là tên chung của một nhóm các thủ tục
được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ, tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này thuộc nhóm phân
tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau; giúp rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F
(Fsố Cronbach’s Alpha và loại các biến rác, kỹ thuật EFA được thực hiện nhằm đánh giá
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Nói cách khác, EFA giúp sắp xếp lại
thang đo thành nhiều tập (các biến cùng một tập là giá trị hội tụ, việc chia các tập khác
nhau là giá trị phân biệt). Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính
của các nhân tố với các biến quan sát. Cụ thể các hệ số được quy định như sau:

KMO: 0,5≤KMO≤1: Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu và ngược lại
KMO≤0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu (Hồng
Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008).

13


×