Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thỏa ước lao động tập thể trong quan hệ lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.9 KB, 7 trang )

8.2 Thỏa ước lao động tập thể

8.2.1 Khái niệm

Khái niệm:

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao
động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng
lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
( Khoản 1 điều 73 BLLĐ)

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân A có tổ chức một buổi thương lượng tập
thể về các điều kiện lao động với tập thể nhân viên trong doanh nghiệp
bao gồm giờ giấc làm việc, chế tài khi vi phạm nội quy doanh nghiệp…
Sau buổi thương lượng, X là chủ doanh nghiệp và đại diện tập thể nhân
viên trong doanh nghiệp cùng nhau ký kết một văn bản ghi nhận tất cả
các điều kiện đã thương lượng trong buổi hợp nói trên. Văn bản này
chính là thỏa ước lao động tập thể.

Thỏa ước thường được thực hiện giữa đại diện của tập thể người lao
động và đại diện của người sử dụng lao động. Ở Việt Nam, đại diện của
tập thể người lao động là Ban Chấp hành Cơng đồn đối với những nơi
có trên 50% nhân viên của doanh nghiệp là cơng đồn viên. Nếu cơng
đồn khơng thu hút được trên 50% số nhân viên của doanh nghiệp thì
cần bầu thêm người đại diện của những người lao động khơng phải là
đồn viên của Cơng đồn. Ở những nơi khơng có tổ chức Cơng đồn thì
ban đại diện cần có ít nhất ba người do tập thể lao động bầu ra và được
cơ quan lao động cấp tỉnh công nhận. Đại diện của người sử dụng lao
động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người do Giám đóc doanh nghiệp
ủy quyền. Số lượng đại diện tham gia thương lượng của mỗi bên ngang
nhau và do hai bên thỏa thuận. Lưu ý, theo quy định, Thỏa ước Lao


động không áp dụng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà

nước.

Bản chất

Thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của
mọi người làm công ăn lương, được thơng qua người đại diện của mình
là cơng đồn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc
biệt là những điều kiện có lợi cho người lao động so với những quy định
của pháp luật lao động. Thông qua thỏa ước lao động tập thể, sẽ thống
nhất hóa được chế độ lao động, công việc trong cùng một doanh nghiệp,
một vùng, một ngành, có tác dụng làm giảm đi các cạnh tranh khơng
chính đáng.

Về bản chất pháp lý, thỏa ước lao động tập thể vừa có tính chất là một
hợp đồng, vừa có tính chất là một văn bản có tính pháp quy.

Là một hợp đồng vì thỏa ước lao động tập thể được giao kết dựa trên sự
thỏa thuận của các bên dưới hình thức một văn bản viết.

Có tính chất pháp quy vì nó khơng chỉ bắt buộc thực hiện đối với các
thành viên ký kết, mà còn đối với cả những bên khơng cùng tham gia ký
kết hoặc thậm chí không thuộc tổ chức của các bên (như công nhân
không phải là đồn viên cơng đồn hoặc cơng đồn viên nhưng không
tham gia thảo luận ký kết) vẫn phải thực hiện theo quy định của thỏa
ước. Mặt khác tính chất pháp quy của thỏa ước lao động tập thể còn thể
hiện ở chỗ sau khi ký kết, thỏa ước lao động tập thể phải được đăng ký
tại cơ quan lao động có thẩm quyền mới phát sinh hiệu lực, nếu thỏa ước
lao động tập thể đã có hiệu lực rồi thì mọi quy định và thỏa thuận khác

trong doanh nghiệp khơng được trái với thỏa ước trừ những thỏa thuận
có lợi hơn cho người lao động.

Các loại thoả ước lao động tập thể

Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động năm 2019, thỏa
ước lao động tập thể bao gồm: (1) thỏa ước lao động tập thể doanh
nghiệp; (2) thỏa ước lao động tập thể ngành; (3) thỏa ước lao động tập
thể có nhiều doanh nghiệp và (4) các loại thỏa ước lao động tập thể
khác.

+ Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp:
Trước khi ký kết vào thỏa ước lao động, các bên sẽ tiến hành đàm phán
những nội dung trong thỏa ước lao động tập thể và soạn thảo thành dự
thảo thỏa ước lao động tập thể rồi tiến hành lấy ý kiến của toàn bộ người
lao động trong doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50%
người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với
người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp.
+ Thỏa ước lao động tập thể ngành:
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, toàn bộ thành viên ban lãnh
đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham
gia thương lượng.
Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng
số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ
người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham
gia thỏa ước lao động tập thể.
+ Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp:

Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, tồn bộ người
lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành
viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh
nghiệp tham gia thương lượng. Những doanh nghiệp có trên 50% số
người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước
lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng
đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của doanh
nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.

8.2.2 Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể ở Việt Nam
Theo quy định của Bộ Luật Lao động, nội dung chủ yếu của Thỏa ước
Lao động tập thể ở Việt Nam bao gồm các điều khoản sau:

 Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho người lao
động : Quy định thang lương, bảng lương theo quy định của pháp
luật; tiền lương tối thiểu; lương tháng, lương ngày; xét năng lương
trước thời hạn, xét nâng bậc lương; các loại phụ cấp lương; nguyên
tắc trả lương, thời gian trả lương hàng tháng; thanh toán tiền nghỉ
hàng năm, tiền đi lại ; tiền lương trả cho giờ làm thêm;các tiền
thưởng và các nguyên tắc chi thưởng

 Việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động: Trong suốt thời
gian quan hệ lao động thì người sử dụng phải đảm bảo việc làm
cho người lao động; các biện pháp bảo đảm công việc; các trường
hợp chấm dứt hợp đồng lao động; chế độ trợ cấp thôi việc; trợ cấp
thôi việc , trợ cấp mất việc; công tác đào tạo, quy trình đào tao….

 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi: các quy định về thời giờ làm việc
trong ngày, trong tuần; thời giờ nghỉ ngơi; ngày nghỉ hàng tuần,

ngày hàng năm; nghỉ phép, ngày nghỉ việc riêng hưởng nguyên
lương;ngày nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương….

 Bảo hiểm xã hội: các quy định mức đóng chế độ bảo hiểm xã hội;
trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động, có quy định về mua
bảo hiểm tai nạn 24/24 cho người lao động…

 Điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động. Trong điều kiện
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đây là vấn đề cần được quan
tâm đặc biệt. Do mức sống thấp nên người lao động thường quan
tâm đến tổng thu nhập khi đi làm mà ít chú ý đến điều kiện làm
việc. Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực
hiện, điều kiện lao động ở Việt Nam cần được cải thiện nhiều.

Ngoài ra tùy tình hình cụ thể của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập
thể có thể thêm những nội dung khác mà hai bên thấy cần như: khen
thưởng và kỷ luật lao đông, hiếu hỉ, sinh nhật của người lao động và các
vấn đề khác nếu có.

8.2.3 Q trình ký kết Thỏa ước Lao động tập thể

Việc kí kết thỏa thuận được tiến hành theo trình tự bốn bước sau:

 Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng

Thông thường, đại diện của người lao động sẽ đưa ra yêu cầu
trước, đại diện của bên sử dụng lao động sẽ đặt câu hỏi để làm sáng tỏ
các vấn đề và đánh giá tầm quan trọng của mỗi yêu cầu. Các nguyên tắc
và thủ tục ký kết trong suốt quá trình thỏa thuận cũng nên được thơng
qua trong lần chính thức đầu tiên của hai bên. Khi phân tích các yêu cầu

hai bên tham gia ký kết cần chú ý phân biệt:

- Có những yêu cầu có tầm quan trọng đặc biệt, nhất thiết phải đạt
được

- Có những yêu cầu mong đợi, nhưng không nhất thiết phải đạt được
- Có những yêu cầu chỉ sử dụng để mặc cả.
 Tiến hành thương lượng, trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội

dung của mỗi bên

Hai bên cần kiểm tra, phân tích kỹ bản danh sách yêu cầu của đại diện
phía bên kia. Phạm vi trong đó mỗi bên có thể chấp nhận thỏa thuận
là vùng thỏa mãn. Mỗi bên đại diện thường đặt ra một số giới hạn
trong thỏa thuận. Khi các yêu cầu, quyền lợi của mỗi bên không quá
mâu thuẫn, cách biệt, hai bên có thể mau chóng đạt được sự thỏa
thuận ngay. Tuy nhiên, đơi khi cần có hội đồng tạm thời của cả hai
bên làm việc, nghiên cứu vấn đề và cố gắng đưa ra các phng án có
thể chấp nhận được.

 Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Thỏa ước và có thể tham
khảo ý kiến của Liên đoàn Lao động.

 Các bên hoàn thiện dự thảo thỏa ước tập thể và tiến hành ký kết
sau khi đại diện của hai bên nhất trí.

Thỏa ước Lao động sẽ bị vô hiệu nếu nội dung thỏa ước trái với
pháp luật, hoặc người ký không đúng thẩm quyền, hoặc không đúng
trình tự ký kết, hoặc khơng đăng ký ở cơ quan lao động có thẩm
quyền


8.2.4 Các chiến lược áp dụng trong Thỏa ước Lao động

Các bên tham gia ký kết Thỏa ước Lao động có thể áp dụng nhiều chiến
lược khác nhau nhằm mặc cả và đạt được mục đích thỏa ước. Các chiến
lược này có thể phân thành hai loại: chiến lược phân biệt và chiến lược
phối hợp.

Chiến lược phân biệt được áp dụng trong những tình huống xung đột,
hai bên đại diện đều đấu tranh quyết liệt nhằm đạt được phần lợi ích lớn
nhất. Trong những tình huống như vậy, giữa hai bên có quan hệ thắng
thua, đơi khi các bên tham dự phải dùng đến mọi thủ đoạn, kể cả dọa
dẫm, che dấu thông tin, lừa gạt để đạt được mục đích. Chiến lược phối
hợp được áp dụng khi hai bên đều nhất trí phối hợp giải quyết các vấn đề
trong thỏa ước. Hai bên cùng nghiên cứu vấn đề và cùng cố gắng đạt
được các giải pháp chung có lợi nhất. Kết quả cuối cùng không được coi
là số cố định cho mỗi bên mà là các biến số có thể thay đổi, cả hai bên
đều có thể tăng thêm phần lợi ích trong suốt q trình hợp tác làm việc.
Ngồi ra, trong những tình huống đặc biệt khi doanh nghiệp phải vật lộn
với những khó khăn về tài chính, có nguy cơ phải đóng cửa hoặc phải sa
thải hàng loạt cơng nhân, có nguy cơ phải đóng cửa hoặc sa thải hàng
loạt cơng nhân, giữa đại diện cơng đồn và lãnh đạo có thể áp dụng hình
thức thỏa ước nhượng bộ. Cơng đồn nhất trí để tạm thời giảm lương
của cơng nhân nhằm cứu giúp tình trạng khó khăn về tài chính hoặc để
cho cơng nhân khỏi bị nghỉ việc. Các thỏa ước nhượng bộ có tác dụng
nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, các chế độ lương bổng, đãi
ngộ cho công nhân lại được khôi phục như cũ hoặc có thể nâng cao hơn,
ngồi ra cơng nhân có thể được hưởng thêm một phần lợi trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiêp theo hình thức chia lời.




×