Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.51 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Triết Học
  

TIỂU LUẬN MÔN

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI

GIÁ TRỊ VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VÀO THỰC

TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: TS. CAO XUÂN LONG

Học viên thực hiện : ĐỖ THỊ THÙY DUNG

Mã số học viên : 20822900104

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

2

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

PHẦN NỘI DUNG 4



CHƯƠNG 1. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH 4

1.1. Giá trị lý luận của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh 4

1.2. Giá trị thực tiễn của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh 10

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ

MINH VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY 12

2.1. Bối cảnh và điều kiện mới của thời đại hiện nay 12

2.1.1. Đặc điểm tình hình quốc tế 12

2.1.2. Đặc điểm tình hình trong nước 14

2.2. Vận dụng của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam

hiện nay 16

2.2.1. Vận dụng tư tưởng về thế giới quan và phương pháp luận của

Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam hiện nay 16

2.2.2. Vận dụng tư tưởng về nhân sinh quan của Hồ Chí Minh vào

thực tiễn Việt Nam hiện nay 19

2.2.3. Vận dụng tư tưởng về chính trị-xã hội của Hồ Chí Minh vào


thực tiễn Việt Nam hiện nay 24

KẾT LUẬN 27

3

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hồ Chí Minh là nhân vật đánh dấu bước ngoặc trong lịch sử triết học
Việt Nam: đưa triết học Mác-Lênin từ phương Tây vào nền triết học Việt Nam
vốn chịu ảnh hưởng đậm nét bởi các học thuyết thuần túy phương Đông như
Phật giáo, Đạo giáo... và đặc biệt là Nho giáo. Sự khai mở này của Hồ Chí Minh
đã mang đến cho Việt Nam thời bấy giờ một lối đi trước khủng hoảng lý luận
trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Không chỉ về mặt lý luận, triết học Hồ Chí
Minh có ý nghĩa thực tiễn to lớn khi việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là yếu tố then chốt mang lại thắng lợi cho cuộc đấu tranh của dân tộc, chấm dứt
chế độ phong kiến, mở ra thời kỳ hoàn toàn mới cho lịch sử Việt Nam.

Tuy đã hoàn thành sứ mệnh làm nền tảng cho cuộc giải phóng dân tộc
khỏi Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ như đã được chứng minh trong lịch sử, tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh vẫn khơng ngừng bộc lộ giá trị của mình ở thời
kỳ xây dựng đất nước hiện nay. Qua các kỳ Đại hội Đảng, triết học Hồ Chí
Minh vẫn ln là kim chỉ nam cho mọi chính sách, đường lối phát triển đất
nước. Trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh
tế thị trường mạnh mẽ như hiện nay, hiểu rõ và vận dụng tốt tư tưởng triết học
Hồ Chí Minh sẽ là cơ sở để định hướng cho các hoạt động thực tiễn, góp phần
phịng tránh được những đường lối, chính sách sai lệch, không hiệu quả đối với
thực tiễn xã hội. Do vậy, nghiên cứu “giá trị và sự vận dụng tư tưởng triết học
Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam hiện nay” là một yêu cầu hoàn toàn cấp
thiết.


4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH
1.1. Giá trị lý luận của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là nền tảng, vũ khí lý luận cho con
đường cách mạng ở Việt Nam, giúp Việt Nam tìm ra định hướng đúng đắn cho
sự phát triển của đất nước. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với cơ sở là thế
giới quan và phương pháp luận của triết học Mác, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai
trò chủ đạo của quần chúng nhân dân trong sự vận động lịch sử xã hội, để từ
đó vạch chính xác mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Thực trạng đất nước bị
mất chủ quyền và các hệ tư tưởng thống trị từ lâu đời như Nho giáo gặp bất lực
trước các vấn đề thời đại đã tạo tiền đề cho nhiều luồng tư tưởng triết học hình
thành và phát triển, trong đó có thể kể đến tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Nguyễn An Ninh... Bối cảnh này buộc Việt Nam phải lựa chọn
được một con đường đúng đắn và phù hợp, có như vậy mới có thể thực hiện
được tiến trình cách mạng của đất nước và đi đến được thắng lợi. Giữa hoàn
cảnh lịch sử như vậy, tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh như một luồng sáng
mở ra cho dân tộc Việt Nam trong cảnh tối tăm mù mịt nhìn thấy chân lý, thấy
được con đường thốt khỏi cảnh nơ lệ, lầm than.

Bằng ngôn ngữ gần gũi, phù hợp với từng đối tượng, Hồ Chí Minh đã
đưa triết học Mác là một trường phái triết học hiện đại Tây phương đến gần
hơn với dân tộc Việt Nam vốn chỉ biết đến các hệ tư tưởng Á Đơng. Hồ Chí
Minh đã mượn các khái niệm trong Đạo giáo, Phật giáo để diễn giải lại hệ thống
quan điểm của chủ nghĩa Mác. Do vậy, triết học Hồ Chí Minh không phải là
sự rập khuôn của chủ nghĩa Mác Tây phương, mà đó là kết quả từ q trình

chọn lọc, so sánh, hệ thống lại các tư tưởng của chủ nghĩa Mác sao cho phù

5

hợp với nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ. Nhờ vậy, chủ
nghĩa Mác mới có thể đến được với người Việt và trở thành nền tảng lý luận
cho các hoạt động thực tiễn cách mạng.

Không chỉ dừng lại ở thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc mà ở thời kỳ
hịa bình và xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh cũng
vẫn mang giá trị định hướng lý luận to lớn. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu
tồn cầu, đất nước ta có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều luồng tư tưởng, nhiều
quan điểm triết học, chính trị phong phú, đa chiều. Điều đó một mặt giúp tư
tưởng Việt Nam có dịp va chạm để từ đó vỡ ra những so sánh, chắt lọc xem
đâu là tư tưởng có giá trị cho thực tế của chính mình, nhưng mặt khác đó lại là
nguy cơ khiến đường hướng phát triển của đất nước bị lung lay, chệch hướng.
Trước tình hình đó, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh – với vai trị là hệ thống tư
tưởng nền tảng cho chính trị Việt Nam – mang ý nghĩa to lớn để định hướng
cho mọi hoạt động chính trị. Bằng quan niệm độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định
với định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó vạch ra những lý luận cho tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, lý luận, tư tưởng... có tính thống nhất.

Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa tư tưởng
của chủ nghĩa Mác-Lênin lên tầm cao mới khi bàn về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Triết học Mác được hình thành từ điều kiện lịch sử là sự phủ sóng của
chủ nghĩa tư bản và sự mở rộng của hệ thống thuộc địa. Tuy nhiên, tại thời điểm
đó, các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vẫn chưa có điều kiện phát triển. Vì
thế, Mác và Ăngghen tiên đốn rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa có khả năng
sẽ nổ ra trước tiên và đồng loạt ở các nước tư bản phát triển nhất, nơi những

tiền đề vật chất của chủ nghĩa xã hội đã đạt đến độ chín muồi, bởi ở đó chủ
nghĩa tư bản đã chuẩn bị sẵn đất, chủ nghĩa xã hội chỉ còn gieo hạt giống và gặt

6

hái nữa mà thôi. Mảnh đất chủ nghĩa tư bản chuẩn bị cho chủ nghĩa xã hội chính
là nền đại cơng nghiệp đã phát triển đến trình độ cao và cùng với đó là giai cấp
cơng nhân đã trưởng thành có kỷ luật tự giác cao, có trình độ, năng lực đáp ứng
nền sản xuất vật chất đại công nghiệp phát triển. Do vậy, theo Mác và Ăngghen,
vận mệnh loài người, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phần lớn
phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát
triển.

Đến lượt mình, Hồ Chí Minh phát triển các quan điểm về chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam trong sự gắn liền với tình hình thực tế mà Việt Nam đang phải
gánh chịu. Ở đó, Hồ Chí Minh trực tiếp trả lời hai câu hỏi:

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
Thứ hai, phải làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Đối với câu hỏi thứ nhất, “chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?”, Hồ Chí
Minh đã đưa ra rất nhiều cách định nghĩa như “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho
dân giàu nước mạnh”, “Chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người ăn no mặc ấm,
sung sướng, tự do”, “Chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng hưởng. Những người già yếu hoặc
tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”, “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc,
chủ nghĩa xã hội là trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời
hạnh phúc”, “Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được áo ấm cơm no, nhà ở tử
tế, được học hành”, “Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc ngày
càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”, “Chủ nghĩa xã hội là

mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no mặc ấm và có nhà ở
sạch sẽ”… Nói tóm lại, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh chính
là xã hội do nhân dân lao động làm chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân,

7

là xã hội dân giàu, nước mạnh, một xã hội luôn chăm lo đến lợi ích vật chất và
lợi ích tinh thần của mỗi người, là nơi kết hợp hài hịa giữa lợi ích cá nhân với
tập thể và lợi ích xã hội, nơi giải quyết thỏa đáng giữa cống hiến và hưởng thụ,
nơi mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của mọi người, và hạt nhân lãnh đạo của xã hội ấy là đảng cộng sản – đảng của
giai cấp công nhân dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin.

Khi trả lời cho câu hỏi “Làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?”,
Hồ Chí Minh đã xác định những mục tiêu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nội
dung cơ bản của những mục tiêu ấy là:

- Phải xây dựng cho được Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân,
do dân và vì dân.

- Phải xây dựng một nền kinh tế công-nông nghiệp tiên tiến hiện
đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến hiện đại, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa
ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời
sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Phải xây dựng ngay lập tức và đi trước một bước là nền văn hóa
mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Phải thực hiện ngay nguyên tắc “làm tùy sức hưởng theo lao
động”, đồng thời thiết lập quỹ phúc lợi công cộng để điều tiết thu nhập cho toàn

dân.

- Phải lấy của dân, tài dân, sức dân mà làm lợi cho dân.
Ngồi ra Hồ Chí Minh cịn chỉ ra các động lực để tiến lên Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, đó là quan tâm đến việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội...
kích thích tính tích cực của người lao động, đồng thời nâng cao khả năng và
trình độ quản lý của nhà nước. Động lực con người với tư cách là con người
cộng đồng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đó là đại đồn kết toàn dân tộc. Động lực

8

con người với tư cách là con người cá nhân, Hồ Chí Minh khẳng định đó là con
người mới xã hội chủ nghĩa. Người cũng nhấn mạnh, cần phải quan tâm tới văn
hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ
nghĩa xã hội.

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định cần căn
cứ vào lịch sử cụ thể từng nước để xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam, đó là thời kỳ quá độ từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, hơn nữa còn
là một nước thuộc địa nửa phong kiến để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà
khơng kinh qua con đường tư bản chủ nghĩa. Vì thế, đây là một q trình lâu
dài và vơ cùng gian khó. Hồ Chí Minh chỉ rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội là cuộc
đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài, thế nên cần có sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng và sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Thông qua tư tưởng
này cùng với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh
khơng chỉ trung thành mà cịn vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin trong điều kiện thực tế của Việt Nam, đưa lý luận quá độ gián tiếp lên
chủ nghĩa xã hội theo hình thức thứ hai của Lênin vào thực tế.

Có thể thấy, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh có nhiều khác

biệt so với tư tưởng của Mác và Ăngghen. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ được tương
lai của chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa, là điều mà Mác và Ăngghen chưa
có cơ hội nghiên cứu và bàn đến. Tư tưởng về của Hồ Chí Minh đã giúp chủ
nghĩa Mác từ những lý luận khái quát, tổng thể thành một bức tranh rõ nét, cụ
thể hướng về thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
khơng chỉ có giá trị với các mạng Việt Nam lúc bấy giờ mà còn là sự cổ vũ,
động viên to lớn cho cách mạng giải phóng dân tộc trên tồn thế giới. Hồ Chí

9

Minh khẳng định cách mạng vô sản là con đường duy nhất cho cách mạng Việt
Nam. Người đã gắn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của các nước thuộc
địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc. Cụ thể, Hồ Chí Minh cho rằng:

“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản
ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vơ sản ở các thuộc địa. Nếu
người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người
ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái cái vịi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô
sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”.

Quan điểm này của Hồ Chí Minh đã bổ sung và góp phần làm hồn thiện
chủ nghĩa Mác trong hoàn cảnh mới của thế giới. Người đã gắn cách mạng giải
phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ nghĩa, mang lại sự giải phóng triệt để
cho con người Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội chính
là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, là đóng góp vĩ đại nhất của Hồ
Chí Minh cho sự nghiệp cách mạng thế giới.

Ngoài ra, trong vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đề

cao dân tộc nhưng không hạ thấp yếu tố giai cấp. Hồ Chí Minh nhận thức rõ
vai trị, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc. Người
khẳng định:

“Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai
cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai
cấp bị áp bức ở thuộc địa”, và “Ngày mà hàng trăm nhân dân châu Á bị tàn sát
và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lịng tham
khơng đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một
trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có
thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng
hồn tồn”. “Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa nếu được tiến hành một

10

cách chủ động, sáng tạo có thể giành thắng lợi trước và giúp đỡ cách mạng vơ
sản ở chính quốc” là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận thực tiễn và lý
luận to lớn, là một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận về chủ nghĩa Mác-
Lênin của Hồ Chí Minh. Luận điểm này đã được sự thắng lợi của phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc trên tồn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng
minh là hoàn toàn đúng đắn.

1.2. Giá trị thực tiễn của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
Thực tiễn Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tồn
tại hai vấn đề nổi bật. Thứ nhất, đó là chính sách cai trị hà khắc của thực dân
Pháp, và thứ hai là vấn đề mâu thuẫn giai cấp trong chính nội tại dân tộc Việt
Nam. Đứng trước tình hình này, rất nhiều khuynh hướng cải cách và khuynh
hướng cách mạng khác nhau đã xuất hiện nhưng vẫn chưa có một học thuyết
nào phù hợp với tình hình chung của đất nước.


Trong bối cảnh đó, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh đã ra đời và soi sáng
con đường cách mạng dân tộc, làm nền tảng lý luận cho hoạt động thực tiễn
của cách mạng. Xác định được con đường giải phóng dân tộc thơng qua cách
mạng vơ sản chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm
được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, giải quyết được tình
trạng khủng khoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng
diễn ra đầu thế kỷ XX và mở ra phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt
Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng cho các đường lối chiến lược
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thơng qua đó, Việt Nam từ một xứ thuộc địa
nửa phong kiến đã trở thành quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường
xã hội chủ nghĩa. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người
làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo,

11

kém phát triển để bước sang đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng
quan hệ quốc tế rộng rãi, vươn đến vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực
và trên thế giới.

12

CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VÀO

THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Bối cảnh và điều kiện mới của thời đại hiện nay
2.1.1. Đặc điểm tình hình quốc tế
Trong thời đại hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng

với q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng khách quan.
Xu hướng này thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm
thay đổi toàn diện đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Việc đổi mới cơng
nghệ diễn ra nhanh chóng tạo nên nguy cơ tụt hậu to lớn nếu ta không thể nắm
bắt kịp xu thế này, song đó cũng là điều kiện cho các nước đi sau – trong đó có
Việt Nam – thực hiện những bước phát triển rút ngắn thông qua tận dụng các
thành quả phát triển của nhân loại.

Cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện nay có những biểu hiện cơ
bản. Trước tiên, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ đã khẳng
định tính đúng đắn của C. Mác trong việc dự báo khoa học sẽ trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ với hai
đặc trưng cơ bản là xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Sản phẩm mà thời đại
này sản xuất ra ngày càng phản ánh sự kết tinh từ chất xám, từ trí tuệ chứ không
phải chủ yếu từ cơ bắp.

Việc liên kết, hợp tác, toàn cầu hoá một cách mạnh mẽ với và đa dạng
đang trở thành một xu hướng tất yếu. Tồn cầu hố một mặt sẽ tạo ra cơ hội
phát triển nhanh hơn cho tất cả các quốc gia, nhưng mặt khác, toàn cầu hóa lại
tạo điều kiện để các nước tư bản phát triển, tập đồn tài chính và tập đồn kinh
tế xun quốc gia thao túng các mặt kinh tế, chính trị, xã hội... Quá trình liên
kết, hợp tác song phương, đa phương thực chất là một cuộc cạnh tranh để tồn

13

tại và phát triển, nhưng đồng thời đó cũng là q trình vừa hợp tác vừa đấu
tranh.

Tình hình chính trị trên thế giới có sự thay đổi lớn, cục diện chính trị thế
giới có những thay đổi căn bản. Thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều

biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Ở đó, các nước lớn đều tiến
hành điều chỉnh chiến lược của mình sao cho vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh
tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích, gây ra tình
hình phức tạp tại nhiều quốc gia, khu vực. Chiến tranh lạnh đã kết thúc gần ba
mươi năm nhưng nền hồ bình thế giới vẫn đang đứng trước những thách thức
lớn như chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế. Đó là
những âm mưu và hành động của các thế lực phản động can thiệp thô bạo đối
với độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhiều nước trên thế giới, bất chấp
luật pháp quốc tế và những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Thế giới đang diễn
ra hai tình hình tưởng như mâu thuẫn nhau nhưng lại thống nhất trong một
chỉnh thể: đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Các vấn đề này tồn tại gay
gắt, phức tạp với nhiều hình thức. Tuy vậy, nhìn chung thế giới cũng đang diễn
ra một quá trình hợp tác trong xu thế tồn cầu hố.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại nắm giữ và sử dụng được nhanh các thành tựu
của khoa học-công nghệ hiện đại, tiếp tục tự điều chỉnh để khắc phục những
mâu thuẫn vốn có. Các nước trong khu vực Đơng Nam Á, Châu Á-Thái Bình
Dương, trong đó có Việt Nam, là những khu vực phát triển năng động của thế
giới nhưng sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây
mất ổn định. Các quốc gia độc lập cũng đang có sự phân hóa mạnh mẽ về nhiều
mặt, buộc họ phải đứng trước sự lựa chọn và quyết định con đường phát triển
của mình.

14

Có thể thấy, tình hình quốc tế hiện nay có nhiều đặc điểm mới ảnh hưởng
sâu sắc đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Trong xu hướng
tồn cầu hóa, đi kèm với đó là hàng loạt những vấn đề phức tạp, mang tính vĩ
mơ, địi hỏi cần có sự nỗ lực hợp tác từ nhiều quốc gia, khu vực để giải quyết.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tồn cầu hóa về kinh tế, hịa bình, hợp tác và phát

triển đang trở thành một xu thế lớn. Đó sẽ là lợi thế do thời đại ngày nay mang
lại mà các quốc gia đang phát triển như Việt Nam rất cần phải nắm bắt được.

2.1.2. Đặc điểm tình hình trong nước
Sau ba mươi năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,
mang ý nghĩa lịch sử đánh dấu sự phát triển về mọi mặt của Đảng, nhà nước và
nhân dân ta vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
“Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và nhìn lại ba
mưới năm đổi mới” tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã nêu được
những điểm tiến bộ của nước ta trong quá trình đổi mới như sau: nền kinh tế
vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh
tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm sốt; tăng trưởng kinh tế được
duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước.
Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá
chiến lược được tập trung thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục
và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố, xã hội, y tế có bước phát triển. An
sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của
nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh
được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hồ bình, ổn định.
Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy
tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và

15
sức mạnh đại đoàn kết tồn dân tộc tiếp tục được phát huy. Cơng tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.

Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Việt Nam hiện có những đặc điểm
sau:


Một là, chúng ta thu được nhiều thành tựu vĩ đại, thoát ra khỏi khủng
hoảng kinh tế-xã hội, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhân dân ta với Nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa, sẵn sàng
là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và
phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tình hình chính trị ổn định, tình
hình xã hội tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện. Vị thế Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế,
cho phép phấn đấu đến 2020 về cơ bản Việt Nam là một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.

Hai là, đất nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là nạn tụt
hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và quan liêu, xa dân,
diễn biến hịa bình do kẻ thù gây ra. Các thách thức này vẫn đang tồn tại và có
nhiều diễn biến phức tạp.

Vấn đề sống còn của nhà nước ta là phải nắm bắt được cơ hội, vượt qua
được thách thức, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tiếp tục vươn lên mạnh
mẽ, vững vàng trước mọi sóng gió quốc tế hay khu vực. Điều đó khơng thể nào
khác là phải nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc
biệt là tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, từ đó có thể vận dụng sáng tạo các tư
tưởng này vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay.

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)


×