Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 125 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y - DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN XN HỒ </b>

<b>NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HĨA </b>

<b>Ở PHỤ NỮ MÃN KINH DƯỚI 60 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<i><b>Thái Nguyên, năm 2023 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y - DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN XUÂN HOÀ </b>

<b>NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA </b>

<b>Ở PHỤ NỮ MÃN KINH DƯỚI 60 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN</b>

<b>Chuyên ngành: Nội khoa </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình.

Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Tiến sĩ Lương Thị Hương Loan và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Kim Liên là hai người thầy tâm huyết đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, động viên khích lệ, dành thời gian trao đổi và định hướng cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Ban Giám đốc, Khoa Nội - Nội tiết, Khoa Nội - Tim mạch, Khoa Lão khoa - Bảo vệ sức khoẻ và các Khoa, phòng của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo – Bộ phận sau đại học, Phòng Quản lý khoa học và quan hệ quốc tế, Trung tâm Y học Gia đình, Bộ môn Nội, các Bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Y – Dược - Đại học Thái Nguyên.

Tôi cũng xin cảm ơn tới những bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu này.

Cuối cùng tôi xin được trân trọng biết ơn gia đình, q đồng nghiệp đã khơng ngừng động viên, là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn.

<b>TÁC GIẢ </b>

<b>Nguyễn Xuân Hồ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lương Thị Hương Loan và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Kim Liên. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một luận văn nào khác.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

<i>Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2023 </i>

<b>Tác giả </b>

<b>Nguyễn Xuân Hoà </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ADA <i><sup>(American Diabetes Association) Hiệp hội đái tháo đường </sup></i> Hoa Kỳ

đường quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

LDL-C <i><sup>(Low density lipoprotein cholesterol) Cholesterol của </sup></i> lipoprotein tỷ trọng thấp

<i>mỡ liên quan chuyển hóa </i>

<i>do rượu </i>

NCEP-ATP III

<i>(The National Cholesterol Education Program: Adult Treatment Panel-III) Chương trình giáo dục quốc gia về </i>

cholesterol- Bảng điều trị dành cho người trưởng thành lần 3

Mạch máu quốc gia

<i>cứu về sức khỏe phụ nữ trên toàn quốc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1 </b>

<b>Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>

1.1. Tổng quan về hội chứng chuyển hóa ... 3

1.1.1. Khái niệm Hội chứng chuyển hoá ... 3

1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa ... 3

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn hội chứng chuyển hóa ... 9

1.1.4. Hậu quả của hội chứng chuyển hóa ... 14

1.2. Mãn kinh, rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh ... . 15

1.2.1. Mãn kinh ... 15

1.2.2. Rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh ... 15

1.3. Liên quan hội chứng chuyển hóa và mãn kinh ... 18

1.3.1. Mãn kinh và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá ... 18

1.3.2. Mãn kinh và tần xuất xuất hiện các thành tố của hội chứng chuyển hóa ... 19

1.3.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở phụ nữ mãn kinh ... 20

1.4. Một số nghiên cứu phụ nữ mãn kinh và hội chứng chuyển hóa ... 27

1.4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hoá ... 27

1.4.2. Đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng hội chứng chuyển hoá phụ nữ mãn kinh ... 29

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 32 </b>

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 32

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ... 32

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ... 33

2.1.3. Thời gian nghiên cứu ... 33

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 33

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 33

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.4. Nội dung nghiên cứu ... 40

2.5. Phương pháp xử lý số liệu ... 41

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ... 41

2.7. Sai số và hạn chế sai số ... 42

2.8. Hạn chế của nghiên cứu ... 43

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 44 </b>

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ... 44

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 44

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ... 45

3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ... 47

3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu. ... 53

3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến béo bụng ... 53

3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ... 55

3.2.3.Một số yếu tố liên quan tăng glucose máu ... 57

3.2.4.Một số yếu tố liên quan tới rối loạn lipid máu ... 59

3.2.5.Mối liên quan giữa số lượng thành tố của hội chứng chuyển hoá và đặc điểm của bệnh nhân ... 63

<b>CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ... 69 </b>

4.1.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ... 69

4.1.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 69

4.1.2.Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ... 70

4.1.3.Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4.2.1.Một số yếu tố liên quan đến béo bụng ... 79

4.2.2.Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ... 81

4.2.3.Một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu ... 83

<b>KẾT LUẬN ... 88 </b>

<b>KHUYẾN NGHỊ ... 90 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... </b>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ... </b>

<b>BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ... </b>

<b>BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ... </b>

<b>DANH SÁCH BỆNH NHÂN ... </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Sơ đồ 1.1. Hội chứng X: Tập hợp các bất thường chuyển hóa liên quan đến đề

kháng insulin ... 3

Sơ đồ 1.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa ... 4

Sơ đồ 1.3. Hormone sinh dục và tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh ... 23

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ... 42

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ... 44

Biểu đồ 3.2. Phân bố huyết áp của đối tượng nghiên cứu ... 46

Biểu đồ 3.3. Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu ... 46

Biểu đồ 3.4. Phân bố tỉ số Vịng bụng/vịng mơng ... 47

Biểu đồ 3.5. Phân bố tỉ lệ chỉ số cholesterol của đối tượng nghiên cứu ... 47

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đề kháng Insulin của đối tượng nghiên cứu ... 48

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nông độ Estradiol và hs-CRP ... 49

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ cách kết hợp thành 3 thành tố hội chứng chuyển hoá ... 51

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ cách kết hợp thành 4 thành tố hội chứng chuyển hoá ... 52

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bảng 1.1. Trị số đánh giá vòng bụng theo chủng tộc ... 11 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ... 44 Bảng 3.2. Tiền sử của đối tượng nghiên cứu ... 45 Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .. 45 Bảng 3.4. Đặc điểm chỉ số estradiol máu và hs-CRP ở đối tượng nghiên cứu ... 48

<small>Bảng 3.5. Giá trị tứ phân vị các thành tố của hội chứng chuyển hoá ... 49 </small>

Bảng 3.6. Tần suất xuất hiện các yếu tố chẩn đoán hội chứng chuyển hoá .. 50 Bảng 3.7. Tỷ lệ các thành tố cấu thành hội chứng chuyển hóa ... 51 Bảng 3.8. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với vòng bụng ... 53 Bảng 3.9. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với vòng bụng ... 54 Bảng 3.10. Liên quan giữa đặc điểm chỉ số nhân trắc với huyết áp tâm trương . 55 Bảng 3.11. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với huyết áp tâm trương 56 Bảng 3.12. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với tăng glucose máu lúc đói .... 57 Bảng 3.13. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với tăng glucose máu lúc đói ... 58 Bảng 3.14. Liên quan giữa đặc điểm chỉ số nhân trắc với tăng triglycerid ... 59 Bảng 3.15. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với triglycerid ... 60 Bảng 3.16. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với giảm HDL-C ... 61 Bảng 3.17. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với giảm HDL-C ... 62 Bảng 3.18. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với số lượng thành tố 4 và 5 của hội chứng chuyển ho ... á 63

Bảng 3.19. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với số lượng thành tố 3 và 5 của hội chứng chuyển hoá ... 64

Bảng 3.20. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với số lượng thành tố 3 và 4 của hội chứng chuyển hoá ... 65

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với số lượng thành tố 5 và 3 của hội chứng chuyển hoá ... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Bước vào tuổi mãn kinh, người phụ nữ sẽ đối diện với sự thay đổi tâm sinh lý và rất nhiều triệu chứng đa dạng làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống trong giai đoạn này như rối loạn vận mạch và nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, lỗng xương, bệnh Alzheimer… [22], [108].

Hội chứng chuyển hóa, cịn được gọi là Hội chứng X, Hội chứng kháng insulin hoặc Hội chứng rối loạn chuyển hóa, là một tình trạng phổ biến khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường típ 2. Hội chứng là tập hợp của các yếu tố nguy cơ như béo phì trung tâm, huyết áp cao, tăng đường huyết, rối loạn dung nạp glucose, tăng triglycerid máu cũng như nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao thấp [76]. Người ta ước tính rằng khoảng 20–25% dân số thế giới mắc hội chứng chuyển hóa và có nguy cơ tử vong vì đau tim hoặc đột quỵ cao gấp ba lần so với những người không mắc hội chứng này [27]. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do hội chứng chuyển hóa dường như đặc biệt cao ở phụ nữ với ước tính rằng một nửa số biến cố tim mạch ở phụ nữ có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Nguyên nhân của hội chứng không được xác định rõ ràng, nhưng nó có liên quan đến béo phì nội tạng. Do đó, lý thuyết về sự thay đổi chuyển hóa ở thời kỳ mãn kinh và tăng béo bụng do giảm sản xuất estrogen là một trong những giả thuyết được sử dụng để giải thích tỷ lệ mắc hội chứng tăng lên trong thời kỳ này [77].

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019 thì tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ tử vong do nguyên nhân tim mạch tăng dần theo mức tuổi [123]. Mặt khác tuổi thọ trung bình của nữ giới cao hơn so với nam giới (75,6 tuổi ở nữ và 70,8 tuổi ở nam) [124]. Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ dao động từ 45-55 tuổi. Ở Việt Nam tuổi mãn kinh trung bình là 52 ± 3,27 tuổi [17]. Như vậy

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

người phụ nữ phải sống trong thời gian mãn kinh khoảng 1/3 cuộc đời trong tình trạng thiếu hụt estradiol.

Tỷ lệ mắc hội chứng rất khác nhau ở các quần thể khác nhau, do lượng estradiol trong máu giảm dẫn đến tái phân bổ lại chất béo trong cơ thể, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng từ 30% lên 70% sau khi điều chỉnh theo tuổi, BMI, hoạt động thể lực [64], [108]. Các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ sau mãn kinh cao, dao động từ 32,6% đến 41,5% [79]. Sự thiếu hụt Estradiol trong thời kỳ mãn kinh cũng gây rối loạn chuyển hóa lipid với tỷ lệ 35,7% trong đó tăng cholesterol toàn phần, tăng lipoprotein tỷ trọng thấp, tăng triglycerid kèm theo giảm lipoprotein tỷ trọng cao, tỷ lệ HDL/LDL giảm [106], [117]. Chính sự rối loạn này làm xuất hiện hội chứng chuyển hóa. Mặt khác, phụ nữ mãn kinh mắc hội chứng chuyển hóa với ba thành tố có tỷ lệ cao nhất chủ yếu là béo bụng, giảm lipoprotein tỷ trọng cao, giảm đường huyết lúc đói [36], [79].

Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về tình trạng mãn kinh trên các đối tượng khác nhau như quần thể dân số, đái tháo đường típ 2, tăng huyết áp, lỗng xương…cũng có nghiên cứu tập trung tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng mãn kinh với sự xuất hiện của hội chứng chuyển hóa nói chung, các thành tố của hội chứng chuyển hóa nói riêng ở phụ nữ mãn kinh và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hoá nhưng chưa cụ thể về nhóm đối tượng dưới 60 tuổi. Xuất phát từ thực tiễn

<i><b>trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở phụ </b></i>

<i><b>nữ mãn kinh dưới 60 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với hai </b></i>

mục tiêu:

<i>1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. </i>

<i>2. Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương 1. </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về hội chứng chuyển hóa </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm Hội chứng chuyển hố </b></i>

Hội chứng chuyển hóa, cịn được gọi là Hội chứng X, Hội chứng kháng insulin hoặc Hội chứng rối loạn chuyển hóa, là một tình trạng phổ biến khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường típ 2. Hội chứng là tập hợp của các yếu tố nguy cơ như béo phì trung tâm, huyết áp cao, tăng đường huyết, rối loạn dung nạp glucose, tăng triglycerid máu cũng như nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao thấp [76].

HCCH là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thế kỷ XXI này. Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF), HCCH là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai đại dịch lớn đó là bệnh tim mạch và ĐTĐ típ 2, ảnh hưởng đến chất lượng sống con người và tốn kém đáng kể ngân sách y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới [76].

<i><b>Sơ đồ 1.1. Hội chứng X: Tập hợp các bất thường chuyển hóa liên quan đến đề kháng insulin (Reaven đề xuất 1988) [97] <small>65</small>. </b></i>

<i><b>1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa </b></i>

Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố tạo nên HCCH còn chưa được thống nhất, tuy vậy có 2 cơ chế chủ yếu gây ra HCCH là kháng insulin và béo phì trung tâm (béo bụng) đã được tất cả các tác giả công nhận. Các yếu tố ảnh hưởng độc lập liên quan đến sự hình thành HCCH bao gồm: Sự bất thường về

<b><small>Kháng insulin </small></b>

<small>Tăng huyết áp Tăng glucose máu </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>Sơ đồ 1.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa [2]. </b></i>

<i>1.1.2.1. Béo phì trung tâm (béo bụng) </i>

Trong các thể béo phì, béo phì trung tâm có liên quan chặt chẽ đến HCCH. Các mô mỡ dư thừa ở vùng bụng là nguồn phóng thích vào tuần hồn các acid béo khơng ester hóa, các cytokin. Hầu hết yếu tố này đã làm tăng đề kháng insulin, tăng tạo khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển [101]. Các cytokine của tổ chức mỡ bao gồm:

dinh dưỡng, mô mỡ dưới da tiết leptin nhiều hơn mơ mỡ nội tạng. Leptin có tác dụng làm giảm acid béo nội bào và dự trữ triglycerid có hiệu quả trong đề kháng insulin, cải thiện glucose nội mơi vì thế ảnh hưởng trên chức năng tế bào beta [101], [110].

những chất từ mô mỡ cần cho việc sản xuất enzym của ASP, một protein có tác dụng lên chuyển hóa cả glucose và lipid. Cả adipsin lẫn ASP đều gia tăng trong béo phì, đề kháng insulin, rối loạn lipid. ASP thúc đẩy hấp thu acid béo, giảm tiêu mỡ và phóng thích acid béo khơng ester hóa từ tế bào mỡ. ASP

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

cũng gia tăng vận chuyển glucose vào tế bào mỡ và tăng tiết insulin từ tế bào beta tụy dưới sự kích thích của glucose [110].

dụng chống lại tăng glucose máu, chống lại hiện tượng viêm và chống xơ vữa do ức chế một số quá trình bao gồm sự biểu thị phân tử bám dính, sự bám dính của bạch cầu đơn nhân lên bề mặt tế bào nội mạc mạch máu, thực bào LDL-C oxy hóa bởi đại thực bào tạo thành tế bào bọt và tăng sinh, di chuyển tế bào cơ trơn thành mạch. Nồng độ adiponectin cao trong máu và xuất phát chủ yếu từ mô mỡ dưới da hơn là mỡ nội tạng. Adiponectin tương quan nghịch với đề kháng insulin và tình trạng viêm. Ở người béo phì do TNF alpha tiết nhiều gây ức chế tổng hợp adiponectin [101], [110].

đó có sự đối vận với các tác dụng của insulin và có thể liên kết béo phì đến ĐTĐ. Resistin được tiết từ mô mỡ nội tạng gấp 15 lần so với tại lớp mỡ dưới da .

đệm. TNF alpha được tiết ra ở mô mỡ dưới da nhiều hơn mỡ nội tạng. TNF alpha có tác dụng gây suy mịn chứng tỏ nó có vai trị trong điều chỉnh năng lượng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy TNF alpha có vai trị trong bệnh sinh béo phì và đề kháng insulin. Tại gan, TNF alpha giúp trình diện gen làm giảm sử dụng glucose và oxy hóa acid béo trong khi gia tăng tổng hợp cholesterol và acid béo [101], [110].

<small>- </small> Interleukin 6 (IL-6): IL-6 là một loại cytokin dẫn xuất từ tế bào mỡ liên quan đến béo phì và kháng insulin. Thụ thể IL-6 cũng tương đồng với thụ thể leptin. Ở mô mỡ IL-6 và thụ thể của nó được tìm thấy ở tế bào mỡ và chất gian bào của mô mỡ. IL-6 được tiết ra ở mô mỡ nội tạng gấp 2 đến 3 lần so với lượng tiết ra ở mô mỡ dưới da. IL-6 tương quan chặt chẽ với mức độ béo phì, giảm dung nạp glucose và đề kháng insulin [101], [110].

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>- </small> Monocyte chemoattractant protein-1 (MCP-1): Tế bào mỡ và tế bào mạch máu đệm tiết ra MCP-1. MCP-1 tăng rõ ở những người béo phì có thể góp phần gây các rối loạn chuyển hóa. Các rối loạn này đi liền với béo phì và đề kháng insulin. MCP-1 góp phần trực tiếp vào sự đề kháng insulin do rối loạn phosphoryl hóa tyrosine của thụ thể insulin kích thích bởi insulin và thu nhận glucose kích thích bởi insulin tại tế bào mỡ và rối loạn tân sinh tế bào mỡ.

hóa plasminogen-1. PAI-1 được tiết ra từ mô mỡ nội tạng nhiều hơn mô mỡ dưới da. Gia tăng PAI-1 có thể góp phần gây HCCH, ĐTĐ típ 2 và bệnh tim mạch .

thường liên quan đến hệ thống renin-angiotensin tổ chức qua trung gian trương lực mạch máu, tiết aldosteron và tái hấp thu muối, nước. Angiotensin được tiết chủ yếu ở mô mỡ nội tạng hơn là dưới da và tương quan chặt chẽ với mức độ béo phì. Ngồi tác dụng co mạch, angiotensin kích thích tân sinh glucose và thối biến glycogen và ức chế thu nhận glucose do insulin. RAS mơ mỡ có khả năng gây THA, liên kết giữa béo phì và THA, hoạt động của các protein [101].

<i>1.1.2.2. Kháng insulin </i>

Kháng insulin là tình trạng khơng dung nạp insulin của các tế bào cơ quan đích, làm giảm hoặc mất tác dụng của insulin để đưa glucose và bên trong tế bào tạo ra năng lượng, dẫn đến glucose máu tăng lên. Kháng insulin có vai trị then chốt trong sinh bệnh học của HCCH [96], [101].

Tác động chính của insulin là ở cơ vân, mơ mỡ, gan và có thể là hệ thống thần kinh trung ương. Ở cơ vân, insulin tăng vận chuyển glucose, tăng oxy hóa glucose và tăng tổng hợp glucose, ức chế phân hủy các protein và lipid. Ở mơ mỡ, insulin tăng chuyển hóa glucose, tăng oxy hóa glucose và tăng tổng

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hợp glucose, ức chế phân hủy các protein và lipid. Ở gan, insulin ức chế phân hủy glycogen, kích thích tạo mỡ và tiết VLDL-C. Kháng insulin cùng với chuỗi chuyển hóa của nó gồm tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa lipid, THA. Đây đều là những nguy cơ tiềm tàng; đặc biệt với các bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu ngoại vi gây tỉ lệ tử vong cao [2], [96]. Nhiều nghiên cứu cịn chứng minh rằng hiện tượng kháng insulin ở mơ cơ vân xảy ra rõ rệt khi nồng độ acid béo khơng este hóa tăng cao trong máu; khi nồng độ acid béo khơng este hóa tăng đến mức độ nhất định cịn gây ra tích tụ mỡ ở gan [2].

Người ta cũng biết rằng kháng insulin khơng phải là ngun nhân gây ra béo phì nhưng kháng insulin có vai trị quan trọng trong bệnh sinh gây ra béo phì [2], [96]. Kháng insulin tăng song hành với tăng tỉ lệ mỡ cơ thể. Đa số

sau ăn và giảm độ nhạy cảm với insulin ở mơ đích. Với một số quốc gia châu

nhanh sự tăng tạo ra các LDL-C, các triglycerid làm tăng sản phẩm tạo glucose ở gan; hình thành và thúc đẩy quá trình kháng insulin ở gan. Cuối cùng cũng chính insulin bằng nhiều cơ chế khác nhau đã góp phần làm THA [2].

Béo phì nội tạng sẽ góp phần làm đề kháng insulin nhiều hơn béo phì dưới da vì quá trình phân giải mỡ nội tạng làm tăng cung cấp acid béo tự do cho gan thơng qua tuần hồn lách. Tăng acid béo tự do dẫn đến tăng tổng hợp triglycerid và sản xuất apolipoprotein B có chứa lipoprotein tỷ trọng rất thấp ở gan. Tăng LDL-C và giảm HDL-C là những tác động gián tiếp của kháng insulin gây ra do chuyển hóa lipid ở gan. Mơ mỡ nội tạng có hoạt động trao đổi chất nhiều hơn và tổng hợp lượng protein bài tiết có hoạt tính sinh học cao hơn như chất ức chế hoạt hóa plasminogen, yếu tố tăng trưởng tế bào biểu bì cơ trơn [101].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng độc lập trong hội chứng chuyển hóa </i>

Q trình viêm trong HCCH: HCCH có đặc điểm là tình trạng tăng phản ứng viêm. Trong HCCH, những yếu tố dẫn đến tình trạng viêm là mô mỡ, các sản phẩm sau cùng của q trình glycat hóa và CD 40 ligand. Tình trạng viêm này làm tăng tốc độ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân HCCH gây nguy cơ bệnh lý tim mạch. Viêm đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý không lây nhiễm và các chỉ điểm viêm khác nhau gia tăng ở bệnh nhân mắc HCCH. Mặc dù vai trò của các chỉ điểm trong viêm đóng vai trị ngun nhân hay khơng thì viêm trong HCCH vẫn đang còn gây tranh cãi. Trong viêm có sự gia tăng các chất chỉ điểm như TNF alpha, IL-6 và CRP đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của HCCH [101].

tố môi trường. Những phát hiện của Stride và Hattersley năm 2002; Mein năm 2004; Farooqui và Orahilly năm 2005 đã nói lên tính phức tạp, đa dạng của các tổn thương gen trong HCCH [2]. Dự án GEMS (Genetic epidemiology of the metabolic syndrome) là một nghiên cứu đa trung tâm nhằm phát hiện cơ sở di truyền của HCCH. Nghiên cứu này đã phát hiện gene cathepsin S ở mô mỡ và có liên quan đến BMI, nồng độ cathepsin S và triglycerid huyết thanh. Nghiên cứu của Brown AE, Walker về di truyền của đề kháng insulin và HCCH. Nghiên cứu này đã phát hiện rs1208 có liên quan đến rối loạn glucose máu đói, triglycerid, cholesterol huyết thanh và gia tăng nguy cơ của bệnh mạch vành [34]. Nghiên cứu của Behdokht Fathi Dizaji về di truyền của HCCH cho thấy đột biến ở các gen LMNA và PPARG có liên quan đến tăng glucose máu, rối loạn lipid và THA [103].

lập với insulin. Đây là hormon có vai trị rất quan trọng trong chuyển hóa carbohydrat, lipid. Vì thế người ta cho rằng nó có thể là yếu tố chịu trách nhiệm chính về những bất thường của HCCH. Nhiều bằng chứng khoa học đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cho thấy tình trạng thiếu hụt hormon tăng trưởng dẫn đến tình trạng béo phì trung tâm, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng bệnh lý tim mạch [2]. Bên cạnh đó, yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-I) lưu hành trong tuần hoàn dưới dạng gắn với protein là chủ yếu và có nhiều dạng trong đó có dạng hoạt động giống như insulin, thấy hầu hết ở cơ vân, cơ tim và mô mỡ [2].

hoặc bệnh mạch vành tỉ lệ mắc HCCH cao hơn đáng kể so với dân số chung. Nhiều nghiên cứu cho thấy những đối tượng mắc bệnh tâm thần đặc biệt là tâm thần phân liệt, tỉ lệ mắc HCCH cao hơn quần thể nói chung. Tỉ lệ hiện mắc HCCH ở những người mắc HIV cao hơn so với quần thể nói chung do sử dụng thuốc kháng virus trong quá trình điều trị [2].

<i><b>1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa </b></i>

Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau về HCCH như tiêu chuẩn của TCYTTG năm 1998, của Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol (2001), của IDF (2005) và đồng thuận của IDF; Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ/NHLBI; WHF; IAS và IASO năm 2009.

<i>1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1998 </i>

Trong tiêu chí của TCYTTG kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính, vậy đây là tiêu chuẩn bắt buộc. Do kháng insulin khó xác định trên lâm sàng nên có thể chấp nhận một số bằng chứng gián tiếp như rối loạn dung nạp glucose, rối loạn glucose máu lúc đói, ĐTĐ típ 2 hoặc giảm sử dụng glucose qua nghiệm pháp hãm đẳng glucose - tăng insulin máu [26], [101], [102].

Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của TCYTTG 1998 như sau:

- Rối loạn glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose hoặc ĐTĐ típ 2 hoặc kháng insulin. Kèm ≥ 2 tiêu chuẩn sau:

- Tỉ lệ vịng bụng/ vịng mơng: > 0,9 đối với nam và > 0,85 đối với nữ và

(người châu Á).

- THA: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Rối loạn chuyển hóa lipid: Triglycerid ≥ 1,7 mmol/L (150 mg/dL) và/ hoặc HDL-C < 0,9 mmol/L (35 mg/dL) ở nam, < 1,0 mmol/L (39 mg/dL) ở nữ.

- Microalbumin niệu dương tính ≥ 20 µg/phút hoặc tỉ số albumin/ creatinin ≥ 30 mg/g.

<i>1.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP-ATP III thuộc Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia của Hoa Kỳ năm 2001 </i>

Tiêu chuẩn của NCEP-ATP III không cần bằng chứng của kháng insulin do việc đánh giá trực tiếp kháng insulin thường khó và khơng được chuẩn hóa. Chẩn đốn chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng để áp dụng [29]:

- Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/L (110 mg/dL). - Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.

- Triglycerid máu ≥ 1,7 mmol/L (150 mg/dL).

- HDL-C máu < 1,03 mmol/L (40 mg/dL) ở nam; < 1,29 mmol/L (50mg/dL) ở nữ.

- Béo phì trung tâm: Vòng bụng > 102 cm (với nam); > 88 cm (với nữ). Để xác định có HCCH phải có từ 3 tiêu chuẩn trở lên.

So sánh hai tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của TCYTTG 1998 và của NCEP-ATP III 2001 có 3 vấn đề cần nhấn mạnh. Thứ nhất, một số tiêu chuẩn khơng rõ ràng hoặc khơng hồn chỉnh như tiền sử tăng huyết áp, tiền sử rối loạn glucose máu đói. Thứ hai, hai định nghĩa có những tiêu chuẩn khác nhau. Thứ ba, cơ sở đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đốn nói trên là các thành tố của HCCH có liên quan đến kháng insulin; nhưng thực tế không phải tất cả bệnh nhân mắc HCCH đều có kháng insulin [69].

<i>1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn của Liên đồn Đái tháo đường Quốc tế năm 2005 </i>

Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) thì khơng u cầu có hiện diện của kháng insulin, song lại nhấn mạnh vai trò của tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

chu vi vòng bụng là một tiêu chuẩn quan trọng và bắt buộc [27].

- Béo phì trung tâm (béo bụng): tùy thuộc vào từng quốc gia (Bảng 1.1). Các tiêu chí khác:

- Tăng triglycerid máu: ≥ 1,7 mmol/L (150 mg/dL) hoặc đã có điều trị đặc hiệu rối loạn lipid này.

- Giảm HDL-C máu: Nam < 1,03 mmol/L (40 mg/dL); nữ < 1,29 mmol/L (50 mg/dL) hoặc đã có điều trị đặc hiệu rối loạn lipid này.

- Huyết áp tăng: Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg hoặc đã điều trị các thuốc hạ huyết áp.

- Glucose máu lúc đói tăng ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL) hoặc đã được chẩn đốn ĐTĐ típ 2 trước đó.

Chẩn đốn HCCH khi có tiêu chuẩn béo phì trung tâm cộng với ít nhất 2 tiêu chuẩn của các tiêu chí khác.

<b>Bảng 1.1. Trị số đánh giá vịng bụng theo chủng tộc [4] </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

* Riêng ở Mỹ vẫn sử dụng tiêu chuẩn theo ATP III, nam vòng bụng lớn khi trên 102 cm, nữ vòng bụng lớn khi trên 88 cm.

** Số liệu lấy từ những người châu Á gốc Ấn Độ.

*** Chỉ sử dụng tạm thời trong khi chờ số liệu chính thức.

Tiêu chuẩn IDF 2005 tương tự như tiêu chuẩn NCEP-ATP 2001 nhưng có một số điểm khác biệt sau [29]:

- Tiêu chuẩn vòng bụng: Giá trị cắt của vòng bụng cho người Mỹ gốc Á giảm xuống ≥ 90 cm ở nam và ≥ 80 cm ở nữ.

- Tất cả tiêu chuẩn về huyết áp, triglycerid máu, HDL-C máu và glucose máu đều được xem là thỏa mãn nếu đang được điều trị các bất thường đó.

- Tiêu chuẩn huyết áp chỉ cần thỏa mãn một trong hai trị số huyết áp.Glucose máu lúc đói tăng ≥ 5,6 mmol/L (100 mg/dL), hoặc trước đây đã được chẩn đốn bệnh ĐTĐ típ 2.

Tất cả các tổ chức nói trên đều thống nhất các giá trị triglycerid máu, HDL-C máu, huyết áp và glucose máu lúc đói như các tiêu chuẩn của IDF 2005. Riêng tiêu chuẩn vòng bụng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa và mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể xác định giá trị ngưỡng của vịng bụng cho riêng mình [28].

<i>1.1.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán của HCCH dựa trên tuyên bố đồng thuận của IDF, AHA/NHLBI, WHF, IAS, IASO năm 2009 </i>

Năm 2009, Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF), Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA)/ Viện tim, phổi và máu quốc gia (NHLBI), Liên đoàn tim mạch thế giới (WHF), Hội xơ vữa động mạch quốc tế (IAS) và Hiệp hội nghiên cứu béo phì quốc tế (IASO) đã tổ chức một cuộc thảo luận để giải quyết những khác biệt về định nghĩa HCCH. Tất cả đều thống nhất béo phì trung tâm khơng nên là điều kiện tiên quyết để chẩn đốn mà nó là 1 trong 5 tiêu chí. Do đó, sự hiện diện của 3 trong 5 yếu tố nguy cơ bất kỳ là đủ để chẩn đoán HCCH [39]:

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Béo phì trung tâm: Tùy thuộc vào từng quốc gia (Bảng 1.1).

- Tăng triglycerid máu: ≥ 1,7 mmol/L (150 mg/dl), hoặc đang điều trị thuốc giảm triglyceride.

- Giảm HDL cholesterol máu: < 1,03 mmol/l (40 mg/dl) ở nam giới và < 1,29mmol/l (50mg/dl) ở nữ giới hoặc đang điều trị thuốc làm tăng HDL-C.

- Huyết áp tăng: Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85mm Hg, hoặc đã được chẩn đoán và điều trị THA trước đây.

- Glucose máu lúc đói tăng ≥ 5,6 mmol/l (100 mg/dl), hoặc trước đây đã được chẩn đốn bệnh ĐTĐ típ 2.

Có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán HCCH. Trong tiêu chí của WHO kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính. Tuy nhiên, kháng insulin khó xác định trên lâm sàng [26], [101], [102]. Tiêu chuẩn của NCEP-ATP III không cần bằng chứng của kháng insulin và lý do là việc đánh giá trực tiếp kháng insulin thường khó và khơng được chuẩn hóa. Chẩn đốn chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng để áp dụng [29]. Theo tiêu chuẩn IDF 2005 thì khơng u cầu có hiện diện của kháng insulin, song lại nhấn mạnh vai trò của tăng chu vi vòng bụng là một tiêu chuẩn quan trọng và bắt buộc [27]. Năm 2009, Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF), Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA)/ Viện tim, phổi và máu quốc gia (NHLBI), Liên đoàn tim mạch thế giới (WHF), Hội xơ vữa động mạch quốc tế (IAS) và Hiệp hội nghiên cứu béo phì quốc tế (IASO) đã tổ chức một cuộc thảo luận để giải quyết những khác biệt về định nghĩa HCCH. Tất cả đều thống nhất béo phì trung tâm (béo bụng) khơng nên là điều kiện tiên quyết để chẩn đốn mà nó là 1 trong 5 tiêu chí. Do đó, sự hiện diện của 3 trong 5 yếu tố nguy cơ bất kỳ là đủ để chẩn đoán HCCH [28].

Chúng tơi sử dụng tiêu chuẩn vàng để chẩn đốn HCCH của PNMK dựa theo tuyên bố đồng thuận của IDF, AHA/ NHLBI, WHF, IAS, IASO năm 2009 [28]. Đây là tiêu chuẩn cập nhật, dễ áp dụng và tránh bỏ sót những người mắc bệnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>1.1.4. Hậu quả của hội chứng chuyển hóa </b></i>

HCCH làm tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này. Các thành phần của HCCH đều là các yếu tố nguy cơ tim mạch, do đó HCCH được dự báo làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng như các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các thành phần của HCCH thường xuất hiện cùng với nhau, mỗi yếu tố nguy cơ đơn lẻ lại có tác động qua lại với nhau làm thúc đẩy nguy cơ chung của HCCH tăng lên một cách đáng kể. HCCH làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 lần so với người không mắc HCCH. Khi kết hợp với nhau các thành phần của HCCH có thể có tác dụng cộng hưởng với nhau, chúng sẽ thúc đẩy tình trạng sinh xơ vữa rất mạnh dẫn đến hình thành và phát triển các mảng vữa xơ trong lịng mạch, từ đó gây nên những biến cố tim mạch, như béo phì làm tăng đề kháng insulin, ĐTĐ típ 2 và tăng huyết áp. Cả ĐTĐ típ 2 và THA đều được biết là các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và quá trình xơ vữa động mạch nói chung.

Mặc dù HCCH chỉ mới được đề cập trong thời gian gần đây nhưng căn cứ theo những hậu quả và di chứng của nó đủ cho thấy vấn đề HCCH trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một bệnh nhân mắc HCCH sẽ phải gánh chịu các bệnh lý về tim mạch và nội tiết như: THA, ĐTĐ...

Có ý kiến cho rằng HCCH đã chứa sẵn các yếu tố nguy cơ tim mạch như: THA, rối loạn chuyển hóa lipid theo kiểu xơ xữa động mạch. Gần đây các nghiên cứu, báo cáo nguy cơ tim mạch tăng từ 2 - 4 lần ở các bệnh nhân có HCCH theo tiêu chí của WHO, ngay cả khi khơng có ĐTĐ hoặc rối loạn dung nạp glucose. Nguy cơ tim mạch càng gia tăng nếu bệnh nhân mắc HCCH có ĐTĐ, khơng dừng lại ở các biến chứng về tim mạch như tai biến mạch máu não, đột quỵ... những bệnh nhân mắc HCCH sẽ có nguy cơ rất cao

<b>gặp phải các biến chứng đa cơ quan do bệnh lý ĐTĐ gây ra. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.2. Mãn kinh, rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh </b>

<i><b>1.2.1. Mãn kinh </b></i>

<i>1.2.1.1. Khái niệm mãn kinh </i>

Mãn kinh là ngừng hành kinh do ngừng các hoạt động cơ bản của buồng trứng. Do khơng cịn nang nỗn phát triển nên không sản xuất các nội tiết sinh dục, niêm mạc tử cung không dày, không bong nên không còn hành kinh [22]. Mãn kinh là thời điểm 12 tháng sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ, đánh dấu sự ngừng vĩnh viễn của chức năng buồng trứng [116]. Đây là một quá trình sinh lý tự nhiên và mở ra một giai đoạn mới, tuy nhiên diễn biến sớm hay muộn tùy từng cá thể.

<i>1.2.1.2. Chẩn đoán mãn kinh </i>

Chủ yếu dựa vào lâm sàng, nếu một phụ nữ từ trước vẫn có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng nhưng tự nhiên ngừng trong 12 tháng liên tiếp [22], [121].

Phụ nữ dưới 40 tuổi nhưng khơng có kinh trong 12 tháng liên tiếp hoặc phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung nhưng có dấu hiệu của mãn kinh thì cần làm thêm xét nghiệm định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên: nếu FSH ≥ 40 mIU/ml, Estradiol ≤ 50 pg/mL [22], [121].

<i>1.2.1.3. Tuổi mãn kinh </i>

Tuổi mãn kinh trung bình trên thế giới dao động từ 45-55 tuổi [17]. Khoảng 92,4% phụ nữ bắt đầu mãn kinh từ 40-55 tuổi [20]. Ở Việt Nam tuổi mãn kinh trung bình quanh 52 tuổi [17], [22], như ở Hải phòng là 49 tuổi [1], ở Huế là 49 ± 3 tuổi [20]. Mãn kinh sớm xảy ra khi phụ nữ dưới 40 tuổi, còn sau 55 tuổi là mãn kinh muộn.

Mặc dù khi tuổi dậy thì xảy ra sớm thì cũng khơng ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh trung bình [19].

<i><b>1.2.2. Rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh </b></i>

<i>1.2.2.1. Thay đổi nội tiết ở thời kỳ quanh mãn kinh và mãn kinh </i>

<i> Thay đổi nội tiết quanh mãn kinh </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Trong chu kỳ kinh, lượng estradiol huyết thanh cao nhất vào giữa chu kỳ và thấp nhất vào trước hành kinh. Thời gian quanh mãn kinh chia làm 2 giai đoạn sớm và muộn tùy chu kỳ kinh đều hay không đều, các nang noãn ở buồng trứng trở nên khơng đáp ứng với kích thích của hormon tuyến n, nó xảy ra từ từ hàng năm trời dẫn đến giảm và mất chức năng buồng trứng, biểu hiện là chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ phóng nỗn trở nên khơng đều tương ứng với đó là lượng estrogen huyết thanh giảm dần đến mức thấp nhất [6].

Buồng trứng thay đổi rất nhiều từ sơ sinh đến mãn kinh. Số lượng noãn sơ cấp cao nhất là của thai nhi, vào khoảng tuần lễ thứ 20 thai kỳ ( Khoảng 7 triệu nang noãn nguyên thủy). Số noãn giảm dần từ khi sinh, đến khi dậy thì cịn khoảng 300.000 nỗn. Trong suốt q trình sinh sản người phụ nữ chỉ có khoảng 400 nỗn phát triển tới chín và phóng nỗn hàng tháng. Từ năm 35 tuổi trở đi số noãn giảm nhanh và đến khi mãn kinh cịn khoảng 1000 nỗn đang trong quá trình teo đi. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi, sự sinh sản khó khăn vì buồng trứng dự trữ và chất lượng kém trong nhiều năm trước mãn kinh mặc dù hành kinh đêu hàng tháng [6], [16], [19].

Những năm trên 35 tuổi, Inhibin trong pha tăng trưởng nang noãn đã giảm, làm cho FSH tăng dần. Tổng hợp estrogen giảm muộn hơn, vào khoảng 6 tháng trước khi mãn kinh. Androgen cũng giảm, nhưng chậm hơn. Tế bào hạt nang nỗn cịn tiết ra activin để kích thích thụ thể FSH hoạt động. FSH tăng thì activin cũng tăng, kích thích nang phát triển to hơn, nhưng chỉ là phần chứa dịch nang, cịn nỗn lại teo đi làm giảm chất lượng của các nang nỗn cịn lại. Các nội tiết sinh dục cịn kích thích các nhân tế bào thần kinh vùng hạ đồi ở đáy não tổng hợp các opioids nội sinh. Tóm lại, những thay đổi về nội tiết quanh mãn kinh bao gồm: inhibin giảm, FSH tăng, activin tăng, estrogen nhất là estradiol giảm (nguồn gốc từ tế bào hạt nang noãn), androgen giảm nhưng chậm hơn estrogen, nang noãn tại buồng trứng không phát triển, vượt trội, trưởng thành, và phóng nỗn nên hồng thể khơng được thành lập do đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

khơng tổng hợp được estradiol [16], [19], [60].

<i> Thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh </i>

Điểm nổi bật và quan trọng nhất tại thời kỳ này là sự giảm rõ rệt estradiol (E2) và estrone (E1), trong đó E2 giảm nhiều hơn do buồng trứng khơng cịn hoạt động nên không tiết E2. Nguồn cung cấp chủ yếu từ androstenedione (tiền chất của testosterone) được tổng hợp tại tuyến thượng thận, sau đó đến các mơ ngoại vi (da, mỡ) qua q trình thơm hóa thành E1, một phần E1 được chuyển thành E2. Nồng độ E2 trong máu trung bình là 35 pg/mL và trong huyết thanh chỉ còn khoảng 10-25 pg/mL. Nồng độ E1 khoảng 30 pg/mL và cao hơn ở cá thể béo phì [16], [44].

<i>1.2.2.2. Mãn kinh và bệnh lý tim mạch </i>

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ mãn kinh cao đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh mắc HCCH và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các nguyên nhân [64]. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim mạch là do xơ vữa mạch máu, đặc biệt là xơ vữa động mạch nhất là động mạch vành. Yếu tố nguy cơ đa dạng gồm: béo phì, tăng lipoprotein “xấu”, tăng huyết áp, đái tháo đường, sự thiếu hụt estrogen khi mãn kinh…do đó khơng có sự cách biệt về tỷ lệ giữa nam và nữ ở tuổi mãn kinh vì giai đoạn này lượng estrogen trong máu của phụ nữ mãn kinh giảm dần [16].

Estrogen làm tăng nitric acid và các enzyme gây giãn mạch, giảm enzyme Angiotensin-converting gây co mạch. Thụ thể estrogen có nhiều ở thành mạch, chủ yếu là ERβ, giúp kiểm soát được các thay đổi bất lợi cho tim mạch, ngồi ra cịn duy trì nồng độ HDL cao và LDL thấp nên khi estrogen giảm sẽ làm đảo ngược quá trình trên cùng với sự tương tác lẫn nhau của các chất chuyển hóa tạo điều kiện gây nên xơ vữa mạch máu. Khi các mảng xơ vữa khơng cịn bám chắc vào thành mạch, nó sẽ bong ra và di chuyển gây các tai biến nghiêm trọng [16], [107].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>1.3. Liên quan hội chứng chuyển hóa và mãn kinh </b>

<i><b>1.3.1. Mãn kinh và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá </b></i>

Mãn kinh là sự suy kiệt của buồng trứng. Vào thời điểm mãn kinh, ở buồng trứng số nang trứng nguyên thủy cịn rất ít, việc đáp ứng của buồng trứng với sự kích thích của FSH và LH giảm đi dẫn đến lượng estrogen giảm dần đến mức thấp nhất . Sự thiếu hụt estrogen của phụ nữ ở giai đoạn này phối hợp với sự xuất hiện của nhiều thành phần của HCCH như gây tăng LDL, tăng TG, tăng sdLDL, giảm HDL, tăng glucose máu và tăng insulin máu [98]. Mặt khác khi estrogen giảm xuống PNMK thường bị béo trung tâm có nghĩa là chuyển từ béo hình quả lê sang béo hình quả táo. So với với những phụ nữ béo hình quả lê, những phụ nữ béo hình quả táo có nồng độ estradiol cao hơn, điều này chứng tỏ các emzym chuyển các hormone sinh dục được phân bố khác nhau ở mô mỡ nội tạng và mô mỡ dưới da [61].

Sự chuyển tiếp từ tiền mãn kinh sang mãn kinh phối hợp với nhiều đặc điểm của HCCH. Mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên hơn 60% sau khi đã điều chỉnh theo tuổi, BMI, hoạt động thể lực [64]. Tỷ lệ mắc các thành tố của HCCH cũng khác nhau như tăng huyết áp là 58%, vòng bụng là 42%, nồng độ TG là 40% [82]. Tỷ lệ VXĐM trước 40 tuổi rất thấp, nhưng khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, tần suất mắc các bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều và đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở nữ trên toàn thế giới. Nghiên cứu ở Framingham và một số nghiên cứu khác cho thấy PNMK có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao gấp 2 lần phụ nữ tuổi sinh sản. PNMK có sử dụng liệu pháp estrogen thay thế thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm xuống bằng phụ nữ trước mãn kinh.

Mãn kinh là một yếu tố nguy cơ quan trọng của HCCH, hầu hết các thành tố của HCCH hóa đều thay đổi xấu đi sau khi mãn kinh [94]. Sự xuất hiện HCCH trong thời kỳ mãn kinh, làm cho hệ mạch bị tổn thương, kèm theo sự giảm estrogen trong giai đoạn này làm giảm đi những tác động có lợi lên

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

lipid máu như hiệu quả giảm CT, LDL-C, tăng HDL-C và ngăn cản oxy hóa LDL-C. Nhiều nghiên cứu đã làm rõ vấn đề này như nghiên cứu so sánh các thành phần của chuyển hóa lipid giữa hai nhóm PNMK và tiền mãn kinh của S. Reddy Kilim và S.R. Chandala (2013) cho thấy rằng, ở nhóm PNMK có giảm HDL-C, tăng CT, TG, LDL-C. Chính sự thay đổi của các thành phần của lipid là nguy cơ cao dẫn tới các bệnh lý về tim mạch. Và nghiên cứu nhấn mạnh rằng nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này do giảm hormone sinh dục estrogen, đặc biệt ở PNMK [98]. Trong thời kỳ mãn kinh cịn có sự tăng rõ rệt tỷ lệ mỡ ở các vùng trên và trung tâm của cơ thể, giảm tỷ lệ mỡ ở vùng thấp của cơ thể. Sử dụng estrogen sẽ làm đảo ngược những thay đổi này và tái phân bố lại mỡ sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành cho PNMK. Nhưng liều lượng, loại estrogen và cách sử dụng cũng như thời gian bắt đầu sử dụng nội tiết tố thay thế ở PNMK như thế nào thì cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ vấn đề này.

Ở PNMK mắc HCCH có nồng độ estradiol, testosterone và FAI (Free Androgen Index) cao hơn và SHBG (Sex Hormone Binding Globulin) thấp hơn nhóm phụ nữ không mắc HCCH. FAI có liên quan đến glucose máu,

SHBG có tương quan với vòng bụng, HDL-C và glucose máu [64]. Testosterone có tương quan thuận với huyết áp và glucose máu lúc đói [55].

Theo một nghiên cứu trong nước, PNMK có nồng độ estradiol huyết thanh có tứ phân vị cao nhất (≥ 19,79 pg/mL) có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 1,46 lần so với nhóm có nồng độ estradiol huyết thanh có tứ phân vị thấp (13,88 pg/mL), nhưng theo tác giả thì sự gia tăng nồng độ testosterol huyết thanh ở PNMK hồn tồn khơng có giá trị dự báo nguy cơ mắc HCCH .

<i><b>1.3.2. Mãn kinh và tần xuất xuất hiện các thành tố của hội chứng chuyển hóa </b></i>

Estrogen làm tích tụ chất béo dưới da đùi và mông, khi estrogen giảm xuống, phụ nữ mãn kinh thường bị béo trung tâm. Mãn kinh dường như

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

không phải là nguyên nhân độc lập làm tăng cân. Hiện tượng tăng cân khi mãn kinh thường liên quan đến lão hóa nhiều hơn . Sự giảm đột ngột nồng độ estrogen cũng là nguyên nhân tăng huyết áp [94].

Khi mãn kinh xuất hiện nhiều đặc điểm của HCCH nhưng nhiều nghiên cứu cho kết quả không phù hợp nhau. Nhiều nghiên cứu khẳng định có mối liên quan giữa estradiol và các thành tố HCCH như tăng huyết áp, glucose máu lúc đói, vịng bụng . Theo Lê Văn Chi (2010) lấy tiêu chuẩn IDF 2006 nghiên cứu PNMK mắc HCCH, ngồi tiêu chuẩn bắt buộc phải có là vịng bụng lớn thì tăng TG chiếm tỷ lệ cao nhất (83,6%), tiếp sau là THA (81,3%), giảm HDL-C máu (63,6%) và thấp nhất là tăng glucose máu lúc đói (18,1%) [3].

Các nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ các thành tố của HCCH có sự khác nhau đáng kể có lẽ vì tiêu chuẩn áp dụng để chẩn đoán HCCH khác nhau. Nhưng có một đặc điểm chung là ở phụ nữ tuổi trung niên cũng đã có những bất thường về chuyển hóa và phân bố mỡ nội tạng, và tần suất xuất hiện các thành tố HCCH đều cao hơn so với phụ nữ tiền mãn kinh. Cơ chế gây ra các rối loạn do chịu ảnh hưởng của tuổi và sự giảm nồng độ estrogen huyết thanh.

Tóm lại vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có nhiều thay đổi về hình thái và chức năng. Những thay đổi này là sự xuất hiện các thành tố của HCCH như: tăng bề dày lớp mỡ dưới da bụng (vòng bụng ≥ 80cm), THA, tăng nồng độ TG, giảm HDL-C, và glucose máu tăng... Sự xuất hiện những thay đổi này làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Cần lưu ý rằng HCCH cũng làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đã bị bệnh tim hoặc bệnh ĐTĐ típ 2 và cả ở những người có glucose máu bình thường hay

<b>rối loạn dung nạp glucose máu lúc đói. </b>

<i><b>1.3.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở phụ nữ mãn kinh </b></i>

<i>1.3.3.1. Rối loạn lipid </i>

Trong giai đoạn mãn kinh xuất hiện nhiều rối loạn chuyển hóa lipid khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhau do thay đổi nội tiết tố như giảm nồng độ estrogen và tăng nồng độ Androgen trong tuần hoàn [106]. Sự giảm nồng độ estrogen gây tăng mỡ nội tạng, dẫn tới sự gia tăng đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần (CT), nồng độ triglycerid (TG), nồng độ LDL-C, giảm HDL-C trong huyết thanh [106], [117]. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu ở phụ nữ tiền mãn kinh và cao hơn nữa ở phụ nữ mãn kinh [30]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng CT và TG bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kỳ tiền mãn kinh và tăng nhanh hơn khi mãn kinh [21]. Trong khi nồng độ LDL-C tăng lên nhanh chóng thì HDL-C giảm từ từ theo năm mãn kinh và LDL dày đặc nhỏ (sd-LDL) chiếm tỷ lệ 10% ở thời kỳ tiền mãn kinh nhưng tăng lên khi mãn kinh, đây được cho là yếu tố dẫn đến nguy cơ xơ vữa mạch máu [30], [80]. Nghiên cứu của Ai Masumi và cộng sự (2010) ghi nhận rằng phụ nữ sau mãn kinh có nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid, CT/HDL-C, Non-HDL-C, nồng độ LDL-C, LDL-C trực tiếp và sdLDL-C cao

M. L. Fernandez và cộng sự (2016) đã nghiên cứu 100 phụ nữ tiền mãn kinh và 88 phụ nữ mãn kinh cho kết quả nồng độ HDL-C ở phụ nữ mãn kinh cao hơn nồng độ HDL-C ở phụ nữ tiền mãn kinh lần lượt là 51,7 ± 14,9 mg/dL và 46,7 ± 10,07 mg/dL (p< 0,01) [48]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Tuyết Ngân và Phạm Hùng Lực (2008) tại Cần Thơ tỷ lệ tăng nồng độ CT, TG, LDL-C ở phụ nữ mãn kinh cao hơn phụ nữ tiền mãn kinh [15].

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy việc sử dụng liệu pháp hormon thay thế cũng làm giảm nồng độ CT, TG, LDL-C huyết thanh [18], [30], [106] .

<i>1.3.3.2. Rối loạn sự phân bố mỡ </i>

<i><b> Béo phì và thừa cân có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim </b></i>

mạch và chuyển hóa [47]. Ở PNMK do sự giảm nồng độ estrogen dẫn đến sự thay đổi về phân bố mỡ trong cơ thể: tăng tích tụ mỡ ở bụng và mỡ nội tạng, vòng bụng lớn, CT, LDL-C và apo B, huyết áp và glucose máu lúc đói cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

hơn so với phụ nữ trẻ [25]. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp khơng có tăng trọng lượng, cơ thể ở tuổi mãn kinh vẫn có sự thay đổi phân bố mỡ. S. Ho (2010) và X. He (2018) đã chỉ ra rằng mãn kinh là một quá trình chuyển đổi làm tăng tích tụ mỡ ở bụng, làm tăng tỷ lệ vịng bụng (VB) và vịng mơng (VM) [59], [61]. Thời kỳ này lượng estradiol bị suy giảm đáng kể, là nguyên nhân gây ra sự tích tụ lắng đọng mơ mỡ dưới da ở mơng và đùi. Bên cạnh đó, béo phì dạng nam gây kháng insulin nội bào dẫn đến gia tăng nồng độ insulin. Ở nữ giới, béo phì dạng nam làm tăng tiết androgen. Gia tăng nồng độ androgen có thể đóng vai trị sinh bệnh trong hội chứng đề kháng insulin. Béo phì dạng nam thường dẫn đến các biến chứng về chuyển hóa ĐTĐ típ 2, bệnh gout, bệnh tim, THA, bệnh túi mật và ung thư vú [35]. Sự gia tăng nội tiết tố androgen còn là nguyên nhân gây tích tụ mơ mỡ dưới da bụng. Tăng mỡ trung tâm này liên quan đến gia tăng các bệnh tim mạch và chuyển hóa [71].

Tích tụ mỡ quanh tim hiện được coi là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Nó được cho là có hại hơn mỡ nội tạng ở bụng vì nó gây viêm cục bộ và làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh mạch vành. Một phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Phụ nữ trên toàn quốc (SWAN) cho thấy khối lượng chất béo tim mạch tăng lên khi mức estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh. Đây vẫn là một phát hiện quan trọng ngay cả khi được điều chỉnh theo hiệp biến [45].

<i>1.3.3.3. Tăng huyết áp </i>

<b>Tăng huyết áp (THA) thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng. </b>

THA cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh và tử vong tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh [94]. Ở PNMK do suy giảm hoạt động của buồng trứng làm buồng trứng giảm khả năng đáp ứng với kích thích của LH và FSH dẫn đến giảm lượng estrogen là tác nhân thay đổi về tinh thần, thể lực, dinh dưỡng, tuần hoàn, vận động… Từ đó tăng nguy cơ cao của loãng xương, thay đổi tâm lý, rối loạn vận mạch, rối loạn lipid máu…nhất là THA [23], [62]. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng PNMK có nguy cơ THA cao hơn rất nhiều so với phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh [14], [15]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở PNMK là cao:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

chiếm 60% nữ giới sau mãn kinh, ở Mỹ 75% phụ nữ trên 60 tuổi, và 25% phụ nữ trên toàn thế giới [75], [113]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Đoàn Thị Tuyết Ngân và Phạm Hùng Lực (2008) tỷ lệ THA ở PNMK là 50% [15]. Tỷ lệ THA biến chứng bệnh tim mạch ở phụ nữ mãn kinh cao hơn ở nam giới cùng độ tuổi [31]. Nhiều cơ chế khác nhau đã được cho là có vai trị nhất định. Có bằng chứng cho thấy những thay đổi về tỷ lệ Estrogen/Androgen làm tăng nội tiết tố androgen, kích hoạt hệ thống Renin-Angiotensin và Endothelin, kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, HCCH và béo phì, viêm nhiễm, tăng Eicosanoids co mạch, lo âu và trầm cảm, có thể cơ chế bệnh sinh quan trọng của THA sau mãn kinh. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng bệnh THA ở phụ nữ già ít được kiểm soát tốt hơn ở nam giới đã già, nhưng lý do cho sự khác biệt giới tính này khơng rõ ràng. THA sau mãn kinh có thể do đa yếu tố [125].

Tăng huyết áp ở PNMK có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố, M. Coylewright đã đưa ra sơ đồ giải thích như sau:

<i><b>Sơ đồ 1.3. Hormone sinh dục và tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh có sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục, giảm tỷ lệ Estrogen/Androgen gây ra rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, bên cạnh đó gây tăng trọng lượng cơ thể (BMI), tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng tiết renin và angiotensin II. Tất cả các rối loạn này thường xuyên xuất hiện ở PNMK và là nguyên nhân dẫn đến THA ở đối tượng này [38].

Warsy A (2012) cho thấy có mối liên quan giữa mãn kinh và THA ở PNMK và PNTMK: ở PNMK có THA tâm thu và tâm trương cao hơn so PNTMK tương ứng (37,5% so với 4,3%) và (28,13% so với 7,4%) [118].

<i>1.3.3.4. Kháng insulin </i>

Insulin là một loại hormone quan trọng có chức năng điều hịa sự trao đổi chất của tế bào ở nhiều mô trong cơ thể con người. Đề kháng insulin được định nghĩa là sự giảm phản ứng của mô đối với sự kích thích insulin, do đó, kháng insulin được đặc trưng bởi các khiếm khuyết trong quá trình hấp thu và oxy hóa glucose, giảm tổng hợp glycogen và ở mức độ thấp hơn là khả năng ngăn chặn q trình oxy hóa lipid [88]. Insulin kích thích sự hấp thu glucose ở cơ xương và tế bào mỡ, thúc đẩy tổng hợp glycogen trong cơ xương, ức chế sản xuất glucose ở gan và ức chế sự phân giải lipid trong tế bào mỡ .

Kháng insulin là một dấu hiệu của HCCH, làm suy giảm phản ứng mạch máu và tăng nguy cơ tim mạch [66]. Sự tham gia của đề kháng insulin và rối loạn chức năng nội mô trong các rối loạn bệnh lý góp phần làm suy giảm q trình giãn mạch phụ thuộc oxit nitric, sự hấp thu glucose của tế bào, tăng cường oxy hóa và phản ứng viêm, cuối cùng dẫn đến xơ vữa động mạch [66].

Đánh giá sự đề kháng insulin người ta thường đo insulin lúc đói, đo gián tiếp bằng chỉ số HOMA-IR. Đề kháng insulin có thể liên quan đến sự gia tăng nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Đề kháng insulin trong HCCH có cơ chế phức tạp, tác động qua lại giữa béo phì trung tâm và đề kháng insulin. Những đặc điểm quan trọng của cơ chế sinh bệnh là: Đề kháng insulin có thể liên kết với bệnh mạch vành, rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch, biểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hiện chính yếu tam chứng đó là làm giảm HDL-C phối hợp với tăng TG và phân tử sdLDL, THA thường xảy ra ở người đề kháng insulin. Tình trạng tiền viêm với chất chỉ điểm CRP và tiền huyết khối với tăng nồng độ plasminogen activator inhibitor (PAI-1) và fibrinogen huyết tương [66].

M. D. Schmiegelow và cộng sự (2015) nghiên cứu 15.288 phụ nữ khơng có tiền sử bệnh tim mạch, rung nhĩ, hoặc đái tháo đường tại thời điểm ban đầu từ năm 1993-1998 kết luận rằng đề kháng insulin có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch sau khi điều chỉnh theo tuổi và chủng tộc/dân tộc với tỷ lệ nguy cơ (khoảng tin cậy 95% CI) trên mỗi lần tăng gấp đôi insulin là 1,21 (CI: 1,12-1,31), trong khi HOMA-IR là 1,19 (CI: 1,11-1,28) [105].

<i>1.3.3.5. Rối loạn glucose máu lúc đói </i>

Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG) là một rối loạn đường huyết, nó được cho là dấu hiệu chẩn đốn ĐTĐ típ 2. Các rối loạn thời kỳ mãn kinh được chứng minh làm tăng mức IFG đặc trưng bởi tình trạng béo phì và kháng insulin. Tăng IFG cũng là một tiêu chuẩn quan trọng trọng chẩn đoán HCCH [89]. Tiền tiểu đường, được đặc trưng bởi rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose lúc đói (IFG), được định nghĩa là một giai đoạn trung gian của tăng đường huyết trước bệnh ĐTĐ. IFG được coi là có mối liên quan chặt chẽ với HCCH và kháng insulin [100]. Việc được chẩn đoán tiền ĐTĐ bằng IFG một hoặc nhiều lần trong 4 năm đều có mối liên quan tích cực với nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và độc lập với các yếu tố nguy cơ tim mạch như hút thuốc, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp [73].

Ở PNMK nguy cơ bị ĐTĐ típ 2 có thể do ảnh hưởng của tuổi mãn kinh (mãn kinh càng sớm thì nguy cơ ĐTĐ típ 2 càng cao). Các nhà khoa học của Trường Đại học Y khoa Rotterdam, Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu về độ tuổi mãn kinh tự nhiên của phụ nữ và ảnh hưởng của nó đến nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ típ 2 trên 3,639 phụ nữ sau mãn kinh, phân ra thành 4 nhóm: mãn kinh rất sớm (< 40 tuổi), sớm (40-44 tuổi), bình thường (45-55 tuổi) và mãn

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

kinh muộn (> 55 tuổi), theo dõi 9,2 năm. Kết quả ghi nhận: ở PNMK rất sớm nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 gấp 3,7 lần so với PNMK muộn (95%CI: 1,8-7,5), nhóm PNMK sớm nguy cơ gấp 2,4 lần (96%CI: 1.0-2,8) [84].

A. M. Kanaya và cộng sự (2005) nghiên cứu 2763 phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh mạch vành cho thấy tăng IFG làm tăng tỷ lệ ĐTĐ típ 2 ở PNMK nhưng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch thứ phát trên những phụ nữ này [70].

Tăng IFG ở PNMK không mắc ĐTĐ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong diến biến nhanh và nghiêm trọng hơn [72].

<i>1.3.3.6. Tăng hs-CRP </i>

C-reactive protein (CRP), là protein phản ứng quan trọng nhất của con người trong pha cấp của quá trình viêm, thuộc thành phần nhóm pentraxin. CRP được coi như là một dấu ấn viêm liên quan đến VXĐM và các bệnh tim mạch [126]. Năm 2004, hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cùng với trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh (CDC) đã khuyến cáo về nồng độ CRP tăng cao trong máu liên quan chặt chẽ với mức độ rủi ro mắc các bệnh tim mạch. Nếu nồng độ CRP trong máu trên 10 mg/L thì gần như đây là hậu quả của bệnh nhiễm trùng hay là một bệnh lý nào khác, như vậy nó khơng có lợi ích trong đánh giá nguy cơ tim mạch [32].

Các yếu tố PAI-1 (plasminogen activator inhibitor-1), TPA (Tissue plasminogen activator) và CRP có vai trị quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh tim mạch. Ở PNMK, nồng độ PAI-1 và TPA cao hơn phụ nữ tiền mãn kinh. Điều này có nghĩa thiếu hụt estrogen, tăng béo phì trung tâm có liên quan tăng hình thành rối loạn đơng máu. Người ta cho rằng PAI-1 có tương quan thuận với hàm lượng mỡ bụng và TG huyết tương, mức PAI-1 cao ở PNMK có thể là một dấu hiệu chỉ điểm có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. R.H. Yu (2010), tìm hiểu mối liên quan giữa CRP và mảng vữa xơ tiền lâm sàng ở PNMK có và khơng có hội chứng chuyển hóa, cho thấy: CRP

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

có liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hóa và các thành phần của hội chứng chuyển hóa, phụ nữ có nồng độ CRP ít nhất 1,0 - 3,0 mg/L tần xuất xuất hiện mảng vữa xơ cao hơn so với phụ nữ có nồng độ CRP nhỏ hơn 0,5 mg/L [126]. Võ Bảo Dũng và cộng sự năm 2013, “Nghiên cứu sự liên quan giữa hs-CRP, đề kháng insulin với đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2” nhận thấy: bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ngay từ khi mới phát hiện bệnh đã có suy giảm chức năng nội mạc so với người khỏe mạnh. Rối loạn chức năng nội mạc có liên quan đến viêm mức độ thấp [7].

Yếu tố viêm là có vai trị quan trọng trong bệnh sinh VXĐM. Mối liên quan giữa viêm và rối loạn chức năng nội mạc góp phần chứng minh giả thuyết “Đáp ứng tổn thương” mà ở đó viêm làm tổn thương nội mạc, gây rối loạn chức năng nội mạc và khởi đầu cho tiến trình VXĐM [7], [126].

<b>1.4. Một số nghiên cứu phụ nữ mãn kinh và hội chứng chuyển hóa </b>

<i><b>1.4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hố </b></i>

<i><b>1.4.1.1. Nghiên cứu trong nước </b></i>

Trương Văn Đạt và cộng sự (2015), “Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh khám tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cà Mau”, cho thấy tần suất xuất hiện các thành tố HCCH (theo ATP III): Tăng TG chiếm 34,1%, tăng HDL-C chiếm 30,2%, THA chiếm 21,8%, tăng glucose máu chiếm 21,4%. Tỷ lệ số lượng các thành tố của HCCH: 3, 4 và 5 thành tố chiếm tỷ lệ lần lượt là: 73,8%, 23,8% và 2,4%.

Nguyễn Văn Hương (2014), “ Một số đặc điểm lâm sàng và sinh hóa của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh sống ở miền Trung khám định kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh” đã ghi nhận ở PNMK, THA chiếm (52,08%), ĐTĐ (30,25%), tăng TG (47,92%) và giảm HDL-C (8,33%), đều tăng cao hơn so với phụ nữ tiền mãn kinh [11].

</div>

×