Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Báo cáo cấp giấy phép môi trường của cơ sở bệnh viện đa khoa an việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.23 MB, 135 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ... 4

1.1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH An Việt Thăng Long ... 4

1.2. Tên cơ sở: Bệnh viện đa khoa An Việt ... 4

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở ... 6

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở ... 6

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở ... 6

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở:... 13

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở ... 13

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có)... 22

Địa điểm thực hiện dự án: ... 22

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG ... 24

2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có): ... 24

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có): ... 24

Chương III. KẾT QUẢ HỒN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ... 25

3.1. Cơng trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có): ... 25

3.1.1. Thu gom, thốt nước mưa: ... 25

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải: ... 25

3.1.3. Xử lý nước thải: ... 26

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có): ... 31

3.3. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, CTNH ... 36

3.4. Cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có); ... 39

3.5. Phương án phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường: ... 40

3.6. Cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường khác (nếu có): ... 42

3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Kế hoạch bảo vệ môi trường): ... 43

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ... 44

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: ... 44

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có): ... 45

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):... 45

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MƠI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ... 46

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải. ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ... 50 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm cơng trình xử lý chất thải: ... 50 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật. ... 51 6.2.1. Chương trình quan trắc mơi trường định kỳ: ... 51 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: ... 52 6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở. ... 52 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm. ... 52 Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ ... 53 Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ... 54 PHỤ LỤC BÁO CÁO... 55

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 1. Công suất hoạt động của bệnh viện từ 2020 đến nay ... 6

Bảng 5. Khối lượng và quy mơ các hạng mục cơng trình của bệnh viện ... 6

Bảng 2. Bảng thống kê nguyên, nhiên vật liệu sử dụng của bệnh viện ... 13

Bảng 3. Bảng thống kê hóa chất sử dụng của bệnh viện ... 14

Bảng 4. Bảng thống kê nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện trong năm 2023 ... 15

Bảng 6. Thông số các bể trong Trạm XLNT ... 31

Bảng 7. Thiết bị lắp đặt cho HTXLNT ... 31

Bảng 8. Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên tại Bệnh viện An Việt ... 37

Bảng 9. Các sự cố xảy ra và cách phòng ngừa đối với trạm XLNT ... 40

Bảng 10. Sự cố về điện ... 41

Bảng 11. Những thay đổi so với Kế hoạch BVMT đã được phê duyệt ... 43

Bảng 12. Bảng thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn ... 44

Bảng 13. Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải của cơ sở năm 2023 ... 46

Bảng 14. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường khơng khí xung quanh của cơ sở năm 2023... 48

<b>DANH MỤC HÌNH </b> Hình 1. Vị trí bệnh viện An Việt ... 23

Hình 2. Sơ đồ thu gom nước thải bệnh viện An Việt ... 26

Hình 3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Việt ... 27

Hình 5. Kho chứa chất thải nguy hại ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1.1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH An Việt Thăng Long </b>

<b>- Địa chỉ: Thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. </b>

- Đại diện: Bà Nguyễn Thị Hoài An Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại: 024 6262 8628

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106026086 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 01/11/2012, thay đổi lần thứ 7 ngày 23/08/2023.

- Văn bản chấp thuận thành lập Bệnh viện số: 5636/UBND-VX ngày 12/8/2015 của UBND Thành phố Hà Nội.

<b>1.2. Tên cơ sở: </b>

<b>- Tên cơ sở: Bệnh viện đa khoa An Việt </b>

- Địa điểm cơ sở: Số 1E Trường Chinh, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư đã được Công ty TNHH An Việt Thăng Long phân bổ, đầu tư cho Bệnh viện đa khoa An Việt đến tháng 12/2023 là 42 tỷ đồng. Bệnh viện đa khoa An Việt có quy mơ tương đương thuộc nhóm C theo Luật đầu tư công.

- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường môi trường: Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án là UBND quận Thanh Xuân.

Bệnh viện đa khoa An Việt được thành lập ngày tháng 8/2015 (theo Văn bản chấp thuận thành lập Bệnh viện số: 5636/UBND-VX ngày 12/8/2015 của UBND Thành phố Hà Nội).

Ngày 23/10/2015, Bệnh viện đa khoa An Việt đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường tại Giấy xác nhận số 52/GXN-STNMT-CCMT ngày 23/10/2015 với quy mơ là 31 giường bệnh, cơng trình xử lý chất thải chính là trạm XLNT cơng suất 30m<small>3</small>/ngày.đêm.

Bệnh viện đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 165/GP-UBND ngày 07/5/2019.

Qua 08 năm xây dựng và phát triển, cùng với sự đóng góp cơng sức của nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên của Bệnh viện và sự đầu tư về cơ sở vật chất của Công ty cổ phần An Việt Thăng Long, ngày 14/3/2019, Bệnh viện được Bộ Y tế xếp hạng là Bệnh viện Đa khoa hạng III (tại Quyết định số 970/QĐ-BYT ngày 13/4/2019 của Bộ Y tế).

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Bệnh viện đa khoa An Việt được xây dựng trên khu đất có diện tích 450,4 m<small>2</small>

(Khu đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Bệnh viện đa khoa An Việt đã xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung năm 2015 với công suất thiết kế 30m<small>3</small>/ngày đêm. Khối lượng nước sạch sử dụng trung bình của bệnh viện năm 2023 là 19m<small>3</small>/ngày đêm. Quy mô hoạt động của bệnh viện từ khi được thành lạp đến nay không thay đổi (31 giường bệnh). Tuy nhiên sau gần 8 năm vận hành Trạm xử lý nước thải đã xuống cấp.

Qúy III/2023, Bệnh viện đa khoa An Việt đã tiến hành cải tạo lại Trạm xử lý nước thải, đồng thời tiến hành thay thế một số máy móc thiết bị, lắp đặt bổ sung các bể xử lý nước thải, nâng công suất thiết kế tối đa của Trạm xử lý nước thải từ 30m<small>3</small>/ngày đêm lên 50m<small>3</small>/ngày đêm để đảm bảo hoạt động ổn định khi xảy ra các tình huống đặc biệt khi số lượng bệnh nhân tăng vọt (như khi có dịch bệnh, tiếp nhận thêm bệnh nhân theo phân luồng của Bộ y tế...).

Tháng 11/2023 công tác cải tạo nâng cấp Trạm xử lý nước thải đã hoàn thành, bệnh viện đã đưa Trạm xử lý nước thải sau cải tạo nâng cấp vào vận hành ổn định. Công nghệ xử lý nước thải sau cải tạo nâng cấp không thay đổi so với công nghệ đã được xác nhận tại Bản đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận năm 2015. Cơng nghệ xử lý chính vẫn là xử lý hiếu khí- thiếu khí. Ngoài ra Bệnh viện bổ sung thêm bể xử lý hóa lý đối với nước thải y tế và nước thải giặt là, thay thiết bị khử trùng Ozon bằng khử trùng sử dụng hóa chất Clorin (hoạt động ổn định hơn). Bổ sung thêm cụm xử lý khí thải, mùi hơi phát sinh do hoạt động của Trạm xử lý nước thải.

- Bệnh viện đa khoa An Việt đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường tại Giấy xác nhận số 52/GXN-STNMT-CCMT ngày 23/10/2015 với quy mô là 31 giường bệnh. Quy mô hoạt động của Bệnh viện đến nay không thay đổi. Tổng vốn Bệnh viện có quy mô loại C theo Luật Đầu tư công, Bệnh viện thuộc mục số 2 -Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Theo quy định tại khoản 4, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của Bệnh viện đa khoa An Việt thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân.

<b>- Các văn bản pháp luật của việc thực hiện báo cáo đề xuất xin cấp Giấy </b>

<b>phép môi trường: </b>

<b>+ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã </b>

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022;

+ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

+ Thơng tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

<b>1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở </b>

<b>1.3.1.1. Công suất hoạt động của cơ sở </b>

<b>Bệnh viện đa khoa An Việt có quy mơ cơng suất là: 31 giường bệnh. </b>

Ngồi bệnh viện chính tại mặt đường 1 E Trường Trinh, Bệnh viện còn 01 phòng khám đa khoa tại khu vực mặt sau. Phòng khám là một hạng mục cơng trình nằm trong khối Nhà chính của bệnh viện và khơng tách rời khỏi hoạt động của Bệnh viện.

Công suất hoạt động của Bệnh viện từ năm 2020 tới nay như sau:

<b>Bả ng 1. Công suất hoạt động của bệnh viện từ 2020 đến nay </b>

<b>Năm <sup>Số giường </sup><sub>bệnh </sub><sup>Số lượt bệnh nhân điều trị </sup><sub>nội trú </sub><sup>Số lượng khám chữa </sup><sub>bệnh ngoại trú </sub></b>

Nguồn: Bệnh viện đa khoa An Việt

<b>1.3.1.2. Quy mô các hạng mục cơng trình khám, chữa bệnh của bệnh viện: </b>

Quy mơ các hạng mục cơng trình của Bệnh viện được thể hiện qua bảng sau:

<b>Bả ng 2. Khối lượng và quy mơ các hạng mục cơng trình của bệnh viện </b>

Phòng khám thường tai mũi họng Phòng khám giáo sư tai mũi họng Phòng khám răng hàm mặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Phòng thăm dò chức năng (đo thính lực, đo lưu huyết não) Phòng đo điện tim, đo điện não đồ

Phòng nội soi tiêu hóa

Khu kỹ thuật và các phịng ban chức năng quản lý Bệnh viện

<b>1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở </b>

Bệnh viện đa khoa An Việt không thực hiện hoạt động sản xuất, chỉ thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

các chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo quá trình khám chữa bệnh thuận tiện nhất, đảm bảo không có sự chồng chéo trong phân luồng khám chữa bệnh, giao thông, thu gom chất thải để tránh lây nhiễm chéo.

<b>Hình 1. 1. Quy trình khám bệnh nội trú, ngoại trú của Bệnh viện </b>

<i>a. Khối điều trị ngoại trú </i>

Khoa khám bệnh được bố trí theo quy trình 1 chiều, theo hướng dẫn áp dụng yêu cầu thiết kế bệnh viện của Bộ Y tế. Có đủ thiết bị y tế và biên chế nhân sự phục vụ bệnh nhân, trước khi đến khám và điều trị ở các chuyên khoa khác, các phòng khám chuyên khoa gồm nội khoa, ngoại khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, truyền nhiễm,... theo cơ cấu phòng đã quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Các loại chất thải phát sinh từ khoa chủ yếu là: nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ và nhân viên khoa, nước thải y tế, chất thải rắn thông thường và chất thải y tế.

<b>Hình 1. 2. Sơ đồ dây chuyền cơng năng khoa điều trị ngoại trú </b>

<i>b. Khối điều trị nội trú: </i>

Quy trình hoạt động khám bệnh tại khoa điều trị nội trú và các khoa khác cũng thực hiện quy trình trình khám chữa bệnh tương tự như sau:

- Tiếp đón người bệnh vào khoa: Tiếp nhận người bệnh vào khoa, kiểm tra hồ sơ bệnh án, ký nhận với bên bàn giao và hướng dẫn làm thủ tục vào viện, bảo hiểm y tế, ký quỹ.

- Tiếp nhận người bệnh tại giường: Nhận định đánh giá tình trạng người bệnh, cân nặng, chiều cao,...Hướng dẫn người bệnh và người nhà thực hiện nội quy bệnh viện, người bệnh, biết sử dụng các trang thiết bị và giải đáp ý kiến thắc mắc của bệnh nhân (nếu có).

- Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc: Tiến hành lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch khi cần; Thực hiện theo y lệnh của bác sĩ; Thực hiện các ghi chép phiếu thăm dị và chăm sóc sức khỏe của điều dưỡng đầy đủ; Hoàn thiện các ghi chép của điều dưỡng, dán, lưu và chỉ định kết quả xét nghiệm tại hồ sơ bệnh án.

- Theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị: Hàng ngày, bác sĩ điều trị theo dõi diễn biến của bệnh, ra y lệnh bổ sung. Nếu sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện chưa có chẩn đốn xác định hoặc trong quá trình điều trị gặp khó khăn, bác sĩ điều trị đề xuất hội chuẩn. Trường hợp người bệnh cần thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, bác sĩ giải thích các lợi ích, nguy cơ của phương pháp và thống nhất ý kiến với người nhà và bệnh nhân trước khi thực hiện theo quy định của bệnh viện và lưu trong hồ sơ

Nước thải sinh hoạt, nước thải y

tế, chất thải y tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Chuẩn bị cho người bệnh chuyển viện hoặc chuyển khoa: Khi tình trạng người bệnh đã ổn định, thông báo cho điều dưỡng chăm sóc và điều dưỡng hành chính kế hoạch cho người bệnh ra viện, chuyển viện và chuyển khoa trước 24 giờ (trừ trường hợp đặc biệt), những y lệnh cần thực hiện trước khi người bệnh ra viện.

- Điều dưỡng chăm sóc: Thơng báo cho người bệnh hoặc gia đình bệnh nhân thời gian ra viện, chuyển viện, chuyển khoa trước 24 giờ (trừ trường hợp đặc biệt, hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc và theo dõi tại nhà.

- Cho người bệnh ra viện: Tiến hành cho người bệnh ra viện, chuyển viện, chuyển khoa theo Quy trình thủ tục thanh toán cho người bệnh, ra viện; Khi người bệnh tử vong thì thực hiện theo đúng quy chế cho người bệnh tử vong.

→ Các loại chất thải phát sinh từ khối này bao gồm: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ, nhân viên khoa, người thân bệnh nhân; Nước thải y tế, chất thải rắn thơng thường, chất thải y tế.

Ngồi 02 khối chức năng khám chữa bệnh chính như trên, Bệnh viện cịn các Khoa, phịng hỗ trợ cơng tác khám, chữa bệnh sau đây:

<i>* Chẩn đốn hình ảnh: </i>

Bệnh nhân sau khi được nhận hồ sơ chỉ định của bác sĩ điều trị tại các khoa khám khác nộp hồ sơ vào khoa. Sau khi nộp hồ sơ, bệnh nhân được chờ thứ tự để vào phòng X-Quang (kỹ thuật số) hoặc vào phòng siêu âm. Tại đây, các kỹ thuật viên và bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-Quang hoặc siêu âm. Sau 15 - 30 phút thì nhận kết quả và trở lại gặp bác sĩ điều trị ban đầu.

→ Các loại chất thải phát sinh tại khối này bao gồm: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ, nhân viên khoa, người thân bệnh nhân; Rác thải y tế.

Hiện tại, kỹ thuật chụp X-Quang là công nghệ kỹ thuật số hiện đại, không thực hiện tráng, rửa phim nên không phát sinh nước thải nhiễm xạ tại khoa này.

<i>* Phẫu thuật, gây mê hồi sức: </i>

- Bộ phận gây mê và dụng cụ:

+ Tiếp nhận người bệnh vào buồng tiền phẫu, kiểm tra hồ sơ bệnh án trước khi đưa vào buồng phẫu thuật.

+ Kiểm tra việc chuẩn bị cho người bệnh trước khi phẫu thuật.

+ Chuẩn bị đầy đủ thuốc men, phương tiện gây tê, gây mê, dụng cụ, vật dụng tiêu hao phục vụ phẫu thuật cho người bệnh.

+ Sát khuẩn vùng sẽ phẫu thuật, chú ý những bộ phận đối xứng của cơ thể người bệnh, kiểm tra cẩn thận, đánh dấu rõ ràng để tránh phẫu thuật nhầm vị trí.

+ Sau cuộc phẫu thuật phải kiểm tra thuốc, dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu theo cơ số

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đã sử dụng.

+ Nếu phát hiện thiếu phải báo ngay cho phẫu thuật viên để tránh tình trạng sót dụng cụ, gạc trong cơ thể người bệnh.

+ Không bỏ dở cuộc phẫu thuật khi chưa được sự đồng ý của phẫu thuật viên. + Theo dõi, chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật, phát hiện có diễn biến gì bất thường báo cáo ngay cho bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên xử lý kịp thời.

+ Sau mỗi cuộc phẫu thuật phải vệ sinh dụng cụ, máy móc, trang thiết bị... Ghi các chi tiết có liên quan vào phiếu chăm sóc, lên sổ nhận thuốc, dụng cụ tiêu hao bổ sung để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật khác.

- Dụng cụ phẫu thuật được ngâm rửa sơ bộ, sau đó nhân viên của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ thu gom để đưa về khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Tại đây, nhân viên khoa sẽ tiến hành khử khuẩn và đóng gói theo quy định.

- Bộ phận hồi tỉnh:

+ Nhận người bệnh từ bộ phận gây mê chuyển đến. Kiểm tra người bệnh, hồ sơ bệnh án, thuốc, cận lâm sàng và chăm sóc người bệnh.

+ Kiểm tra các phương tiện sẵn sàng cấp cứu để phục vụ người bệnh.

+ Kiểm tra răng miệng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh các ống thông cho người bệnh. + Theo dõi sát người bệnh, dấu hiệu sinh tồn và báo cáo kịp thời tình trạng của người bệnh cho bác sĩ điều trị.

+ Thực hiện tất cả các y lệnh của bác sĩ cho người bệnh kịp thời và đúng giờ. + Ghi chép đầy đủ, trung thực vào phiếu theo dõi, chăm sóc, truyền máu, truyền dịch,... + Nhận kết quả cận lâm sàng và dán vào hồ sơ quy định.

+ Vệ sinh, xử lý, bảo quản dụng cụ, máy móc, trang thiết bị gói hấp hàng ngày và định kỳ.

<i>* Cấp cứu hồi sức: </i>

- Tiếp nhận và phân loại: Khi có người bệnh được đưa vào bệnh viện, nhân viên y tế ngay lập tức tiếp nhận người bệnh, đánh giá sơ bộ tình trạng và phân loại mức độ cấp cứu. Mời bác sĩ thăm khám người bệnh.

- Đánh giá tình trạng người bệnh và xử trí: nhân viên y tế xử lý cấp cứu theo mức độ được phân loại, tuân thủ theo hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị, quy trình kỹ thuật chun mơn đã được phê duyệt khi xử trí cấp cứu.

- Làm các thủ tục hành chính: Sau khi tình trạng người bệnh đã ổn định, nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân hoàn thiện các thủ tục hành chính để khám/nhập viện/lưu lại theo dõi, không gây phiền hà cho người bệnh và

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

người nhà bệnh nhân.

- Khám và ra y lệnh, thực hiện y lệnh: Bác sĩ tiếp tục khám, chẩn đoán và ra y lệnh điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Bác sĩ cung cấp thông tin cho người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra. Điều dưỡng thực hiện các y lệnh của bác sĩ và theo dõi chăm sóc người bệnh theo mức độ bệnh, ghi chép đầy đủ thông tin vào các biểu mẫu theo quy định và nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý bệnh.

Theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh. Điều dưỡng tiếp tục theo dõi và đánh giá lại tình trạng người bệnh và báo cáo bác sĩ quyết định: chuyển bệnh nhân điều trị nội trú lên tuyến trên hoặc phẫu thuật hoặc cho về nhà (tùy thuộc vào trình trạng bệnh lý). Hướng dẫn người bệnh và lưu hồ sơ bệnh án.

<i>* Khu Dược: </i>

Bác sĩ điều trị cho y lệnh thuốc điều trị sau đó điều dưỡng nhận thuốc. Lãnh đạo đơn vị kiểm tra phê duyệt, sau đó khoa dược duyệt phiếu lĩnh dịch vụ sử dụng thuốc theo quy định của khoa. Căn cứ trên lịch phát thuốc của Khoa dược, điều dưỡng phụ trách đi nhận thuốc tại Khoa dược. Sau đó, điều dưỡng in báo cáo nhận thuốc của người bệnh theo nhóm. Điều dưỡng nhận thuốc đối chiếu và phát thuốc cho điều dưỡng nhóm theo báo cáo nhận thuốc của nhóm.

→ Các loại chất thải phát sinh từ khoa chủ yếu là: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ, nhân viên khoa; chất thải y tế.

<i>* Thăm dò chức năng: </i>

Bệnh nhân sau khi được nhận hồ sơ chỉ định của bác sĩ điều trị tại các khoa khám nộp hồ sơ vào khoa. Sau khi nộp hồ sơ, bệnh nhân chờ đến số thứ tự vào phòng thăm dò. Tại đây, các kỹ thuật viên/bác sĩ sẽ thực hiện thăm dò chức năng theo phiếu chỉ định. Sau 15 - 30 phút thì nhận kết quả và trở lại gặp bác sĩ điều trị ban đầu.

Các loại chất thải phát sinh từ khoa chủ yếu là: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ, nhân viên khoa; chất thải y tế.

<i>* Khu Xét nghiệm: </i>

- Hoạt động lấy, bảo quản, vận chuyển và nhận bệnh phẩm của Khoa xét nghiệm. + Thực hiện xây dựng quy trình và hướng dẫn lấy, bảo quản, vận chuyển, nhận bệnh phẩm cấp cứu và thường quy định đúng quy cách cho các khoa lâm sàng trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt.

+ Tổ chức tiếp nhận bệnh phẩm do điều dưỡng, bác sĩ lâm sàng lấy, bảo quản bệnh phẩm theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Bệnh phẩm kèm theo phiếu yêu cầu xét nghiệm có ghi đủ các mục quy định và có chữ ký của bác sĩ điều trị. Việc vận

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chuyển bệnh phẩm được đảm bảo an toàn sinh học. - Thực hiện các kỹ thuật và trả kết quả xét nghiệm.

+ Tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật, ưu tiên các xét nghiệm trong trường hợp cấp cứu và tính đặc thù của xét nghiệm được làm kịp thời.

+ Trước khi trả kết quả xét nghiệm, Trưởng khoa hoặc cán bộ được phân công kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và ký kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay cho kỹ thuật viên trưởng hoặc Trưởng khoa để đối chiếu với lâm sàng, khi cần phải xét nghiệm lại.

Các loại chất thải phát sinh từ khoa chủ yếu là: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ và nhân viên khoa; Nước thải y tế từ quá trình phân tích, rửa thiết bị, dụng cụ; Chất thải y tế chủ yếu là mẫu bệnh phẩm.

<i>* Nội soi – thăm dò chức năng: </i>

Bệnh nhân sau khi được nhận hồ sơ chỉ định của bác sĩ điều trị tại các khoa khám khác nộp hồ sơ vào khoa. Sau khi nộp hồ sơ bệnh nhân chờ đến lượt nội soi. Tại đây, các kỹ thuật viên/bác sĩ sẽ thực hiện nội soi theo phiếu chỉ định. Sau 30 - 45 phút thì nhận kết quả và trở lại gặp bác sĩ điều trị ban đầu.

→ Các loại chất thải phát sinh chủ yếu là: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ và nhân viên khoa; Nước thải y tế; Chất thải y tế.

<b>1.3.3. Sản phẩm của cơ sở: </b>

Bệnh viện đa khoa An Việt không phải là cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh mà là cơ sở hoạt động các dịch vụ khám, chữa bệnh. Do đó, sản phẩm chính trong q trình hoạt động của Bệnh viện là các phiếu kết quả khám chữa bệnh đi kèm theo là các hồ sơ bệnh án trong tồn bộ q trình khám, chữa bệnh đối với từng bệnh nhân.

<b>1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở </b>

<b>a. Nguyên, nhiên vật liệu </b>

Bệnh viện đa khoa An Việt là cơ sở khám chữa bệnh nên nên nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu là vật tư y tế, thuốc... với nhu cầu sử dụng được thống kê theo bảng sau:

<b>Bả ng 3. Bảng thống kê nguyên, nhiên vật liệu sử dụng của bệnh viện </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

4 Các loại thuốc dung dịch uống <sup>Chai/năm </sup> <sup>4.100 </sup> 5 Vật tư y tế (bông băng, kim tiêm, dây chuyền dịch…) <sup>Kg/năm </sup> <sup>150 </sup>

Nguồn: Bệnh viện đa khoa An Việt

<b>b. Hóa chất </b>

Nhu cầu sử dụng hóa chất của bệnh viện chủ yếu cho mục đích xử lý nước thải, tẩy rửa, diệt khuẩn và phịng thí nghiệm. Nhu cầu sử dụng hóa chất của Bệnh viện đa khoa An Việt được thể hiện trong bảng sau:

<b>Bả ng 4. Bảng thống kê hóa chất sử dụng của bệnh viện </b>

<i><b>I Hóa chất phịng thí nghiệm </b></i>

<i><b>II Hóa chất tẩy rửa/ khử trùng </b></i>

Nguồn: Bệnh viện đa khoa An Việt

<b>c. Nhu cầu sử dụng điện, nước, nhiên liệu </b>

<b> Nhu cầu sử dụng điện: </b>

Nguồn cung cấp điện của cơ sở từ điện lực của thành phố Hà Nội cấp cho trạm biến áp của bệnh viện.

Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở trung bình khoảng 45.000 kWh/tháng.

<b> Nhu cầu sử dụng nước: </b>

Nguồn cung cấp nước của cơ sở từ Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội. Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở được thống kê theo bảng sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Bả ng 5. Bảng thống kê nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện trong năm 2023 Tháng/năm 2022 Lưu lượng m³/tháng Lưu lượng m³/ngày </b>

Nguồn: Bệnh viện đa khoa An Việt Như vậy nhu cầu sử dụng nước lớn nhất của bệnh viện là 25,2 m³/ngày đêm.

<b>Lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất tại bệnh viện tương đương khoảng 25,2 </b>

<b>m³/ngày đêm (lưu lượng nước thải tính bằng 100% lượng nước cấp). d. Danh mục các máy móc, thiết bị của Bệnh viện: </b>

<i>* Danh mục máy móc thiết bị của Khu phòng khám đa khoa An Việt: </i>

<small>4 Máy siêu âm chẩn đoán </small>

<small>6 Máy siêu âm xách tay 2D Midray </small> <sup>Trung </sup><small>Quốc </small> <sup>2018 </sup> <sup>2018 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>11 Giường cáng Việt </small>

<small>14 Dàn nội soi Tai mũi họng Medtech Quốc </small><sup>Hàn </sup> <sup>2015 </sup> <sup>2016 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup> <small>15 Máy đo loãng xương Osteosys quốc </small><sup>Hàn </sup> <sup>2016 </sup> <sup>2016 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>3 Hệ thống XQ làm nhũ ảnh Nhật </small>

<small>4 Đầu dò Linear dùng cho máy siêu âm </small>

<small>6 Máy siêu âm xách tay 2D Midray </small> <sup>Trung </sup><small>Quốc </small> <sup>2018 </sup> <sup>2018 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

<small>7 </small> <sup>Máy siêu âm dopper màu </sup>

<small>8 </small> <sup>Máy siêu âm xách tay 2D </sup>

<small>Trung </small>

<small>9 Máy XN sinh hóa tự động khơng bao gồm điện giải </small>

<small>Máy phân tích huyết học tự động hồn tồn 20 thông số 3 thành phần bạch cầu </small>

<small>Sysmex Nhật </small>

<small>Bản </small> <sup>2014-</sup><small>2015 </small> <sup>2016 </sup> <small>mới 1 </small>

<small>14 Máy XN điện giải 5 thông </small>

<small>16 Máy đo đường huyết </small>

<small>18 Máy ly tâm ống máu 40 lỗ </small> <sup>Eppendorf-</sup><sub>Đức </sub> <small>Mỹ 2016 2017 mới 1 </small>

<small>Máy xét nghiệm nước tiểu (đo 11 thông số, công suất </small>

<small>Máy xét nghiệm sinh hóa tự động (khơng bao gồm khối điện giải ISE) </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>23 Máy xét nghiệm miễn dịch </small>

<small>Trung </small>

<small>Sciemfic </small>

<small>Hàn </small>

<small>28 Hệ thống phẫu thuật nội soi </small>

<small>33 Máy cắt nạo xoang XPS </small>

<small>34 Kính hiển vi phẫu thuật </small>

<small>35 Camera truyền hình cho </small>

<small>37 Bộ dụng cụ nội soi buồng tử </small>

<small>38 Máy phá rung tim tự động CU Medical Quốc </small><sup>Hàn </sup> <sup>2018 </sup> <sup>2019 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

<small>47 Máy theo dõi bệnh nhân 7 </small>

<small>Phần </small>

<small>50 Máy làm ấm dịch truyền Elltec Nhật </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>51 Nồi hấp tiệt trùng 80L Quốc </small><sup>Hàn </sup> <sup>2019 </sup> <sup>2020 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup> <small>52 Mũi khoan kim cương 1.2 </small>

<small>57 Cần nâng và bơm thuốc tử </small>

<small>59 </small> <sup>Dây Pipole + Pipole dùng </sup><small>nhiều lần </small> <sup> </sup>

<small>Trung </small>

<small>61 Bộ đặt nội khí quản ricter </small>

<small>67 Đèn cực tím 90cm di động </small> <sup>Trung </sup><small>Quốc </small> <sup>2016 </sup> <sup>2016 </sup> <sup>mới </sup> <sup>5 </sup>

<small>69 Mask thanh quản dùng </small>

<small>70 Mask thanh quản dùng </small>

<small>71 </small> <sup>Mask thanh quản dùng </sup><small>nhiều lần số 3 </small> <sup>LMA </sup> <sup>Anh </sup> <sup>2018 </sup> <sup>2019 </sup> <sup>mới </sup> <sup>5 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>76 Kéo vi phẫu cắt u hạ họng </small> <sup>Paskista</sup>

<small>86 Bộ dây gây mê người lớn Karl Storz Đức 2016 2016 mới 2 </small>

<small>93 Dàn nội soi Tai mũi họng Medtech Quốc </small><sup>Hàn </sup> <sup>2018 </sup> <sup>2018 </sup> <sup>mới </sup> <sup>2 </sup>

<small>95 Ghế chữa răng gắn với dụng </small>

<small>98 Máy điện não 18 kênh KTS CONTEC </small> <sup>Trung </sup><small>Quốc </small> <sup>2015 </sup> <sup>2016 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>103 Máy nghe tim thai </small> <sup>Trung </sup><small>Quốc </small> <sup>2016 </sup> <sup>2016 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup> <small>104 Máy đo thính lực chẩn đoán </small> <sup>SIEMENS/ </sup>

<small>108 Máy truyền dịch chạy điện Melsugen </small><sup>B.Braun </sup>

<small>117 Tủ cấy vô trùng SH Scientific Quốc </small><sup>Hàn </sup> <sup>2017 </sup> <sup>2018 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

<small>118 Thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể </small> <sup>Trung tâm </sup><small>cơng nghệ </small>

<small>124 Máy gây mê kèm thở có bộ theo dõi nồng độ khí mê </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>132 Máy theo dõi bệnh nhân 5 </small>

<small>thông số Mindray Bio </small><sup>Shenzhen </sup>

<small>Bồn rửa tay vô trùng cho PTV (1 vòi inox, lấy nước tự động, lấy xà phòng tự động) </small>

<small>YUIN </small> <sup>LD Hàn </sup><small>Quốc </small> <sup>2022 </sup> <sup>2023 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

<small>136 </small>

<small>Bồn rửa tay vô trùng cho PTV (2 vòi inox, lấy nước chuyển đổi ATS tự động </small>

<small>FG Wilson Quốc </small><sup>Anh </sup> <sup>2009 </sup> <sup>2016 </sup> <sup>mới </sup> <sup>1 </sup>

<b>1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có) 1.5.1. Địa điểm thực hiện của cơ sở: </b>

Công ty TNHH An Việt Thăng Long đã thuê tòa nhà văn phòng gồm 8 tầng nổi và 1 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 3.700 m² (450,3m<small>2</small>/tầng) tại địa chỉ số 1E đường Trường Chinh, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội để hoạt động Bệnh viện với quy mô 31 giường bệnh. Bệnh viện An Việt có vị trí tương

<i>đối như sau: </i>

- Phía Bắc giáp với với khu dân cư.

- Phía Đơng giáp với đường Trường Chinh. - Phía Nam viện giáp với khu dân cư.

- Phía Tây giáp với khu dân cư.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Hình 1. Vị trí bệnh viện An Việt 1.5.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội tại khu vực cơ sở: </b>

Bệnh viện An Việt nằm thuộc địa giới hành chính phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Phường Phương Liệt có diện tích 93,84 ha (0,94 km²), dân số năm 2022 là 25.817 người, mật độ dân số đạt 27.511 người/km².

Phường Phương Liệt có địa giới hành chính:

+ Phía đông giáp phường Đồng Tâm thuộc quận Hai Bà Trưng và phường Giáp Bát thuộc quận Hoàng Mai.

+ Phía tây giáp phường Khương Mai.

+ Phía nam và tây nam giáp phường Định Công và phường Thịnh Liệt thuộc quận Hoàng Mai

+ Phía bắc giáp phường Phương Mai thuộc quận Đống Đa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG </b>

<b>2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có): </b>

Hiện tại, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 274/QĐ_TTg ngày 18/2/2020 về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhưng chưa phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; và tại thành phố Hà Nội cũng chưa phê duyệt quy hoạch môi trường tỉnh, phân vùng môi trường. Vì vậy, chưa có dữ liệu để đánh giá sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

<b>2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của mơi trường (nếu có): </b>

Nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở là hệ thống cống thoát nước chung trên phố Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội và nước thải của cơ sở được xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, K=1,2 trước khi xả thải. Vì vậy, khơng gây ảnh hưởng gì tới sức chịu tải của môi trường.

Bệnh viện đa khoa An Việt đã được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 165/GP-UBND ngày 07/05/2019.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ </b>

<b>3.1. Cơng trình, biện pháp thốt nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có): 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa: </b>

Nước mưa từ mái của bệnh viện được thu vào máng xối và thu gom vào đường ống DN110 rồi theo đường ống đứng DN110 chảy về chố ga tại tầng 1 và chảy vào cống thoát nước của thành phố trên mặt đường Trường Chinh, phía trước cửa bệnh viện.

<b>3.1.2. Thu gom, thoát nước thải: </b>

Tại Bệnh viện đa khoa An Việt phát sinh các nguồn nước thải là: - Nước thải sinh hoạt (nước rửa tay, tắm, căng tin);

- Nước thải y tế (nước thải vệ sinh dụng cụ y tế, tiểu phẫu, vệ sinh dụng cụ xét nghiệm...);

- Nước thải giặt (giặt khăn mặt các loại; không bao gồm giặt quần áo, chăn, ga.... do đã thuê dịch vụ giặt là công nghiệp);

<i><b>Ghi chú: Bệnh viện khơng phát sinh nước thải phóng xạ (nước thải rửa phim X – </b></i>

quang) do tại bệnh viện sử dụng công nghệ X-quang khô.

<b> Hệ thống thu gom, thoát nước thải </b>

- Nước thải phát sinh từ khu phịng thí nghiệm, khu tiểu phẫu, nước thoát sàn, lavabor được dẫn theo đường ống đứng D90 về bồn xử lý hóa lý, sau đó chảy sang Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đặt tại tầng hầm.

- Nước thải xí, tiểu được thu theo đường ống đứng D110 về bể tự hoại (đặt ngầm dưới sàn hầm B1) để xử lý sơ bộ trước khi chảy sang bể gom của Hệ tống xử lý nước thải tập trung.

- Nước thải khu vực căng tin (tầng 8) được thu gom bằng đường ống dứng D90 chảy về bể thu gom của trạm xử lý nước thải tập trung (do căng tin chủ yếu là đồ ăn nhanh, đồ uống nhanh, khơng có hoạt động nấu ăn công nghiệp nên nước thải chứa hàm lượng chất béo, mỡ rất nhỏ, không cần xử lý tách mỡ trước khi thu gom vào Hệ thống xử lý nước thải tập trung.

<b>- Lưu lượng nước thải phát sinh trung bình của bệnh viện khoảng 19 m³/ngày </b>

<b>đêm, lớn nhất khoảng 25,2 m³/ngày đêm. </b>

- Các loại nước thải của bệnh viện được xử lý sơ bộ tại bồm xử lý hóa lý, bể tự hoại, sau đó thu gom về Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 50m³/ngày để xử lý tiếp.

Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, K=1,2 sẽ được bơm bằng đường ống PVC D60 lên hố ga thoát nước ở phía sau

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

bệnh viện và thoát ra cống thoát nước chung của thành phố .

- Bệnh viện có 01 vị trí xả nước thải. Tọa độ vị trí điểm xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000):

<b>X: 2.322.077; Y: 587.359 </b>

Hệ thống XLNT được xây dựng trong tầng hầm của bệnh viện. Diện tích khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải khoảng 35 m².

Sơ đồ thu gom nước thải của bệnh viện hiện nay như sau:

<b>Hình 2. Sơ đồ thu gom nước thải bệnh viện An Việt </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Việt</b>

<b>Hình 3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Việt </b>

<b>a. Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải: </b>

<b> Bể tự hoại: </b>

Bể tự hoại có tác dụng lắng các chất rắn dễ lắng, giảm nồng độ các chất ô nhiễm trước khi vào các công đoạn xử lý sau và phân hủy kỵ khí các chất ơ nhiễm.

Nước thải từ đường ống thu gom chảy vào ngăn thứ 1 của bể (ngăn chứa). Tại đây, dưới tác động của các vi sinh vật m khí, các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy mạch dài được thủy phân thành các chất ô nhiễm hữu cơ mạch ngắn, dễ phân hủy. Từ ngăn chứa, nước thải theo đường ống dẫn qua ngăn lắng 1, ngăn lắng 2 của bể tự hoại để loại bỏ 1 phần các chất ô nhiễm và các cặn rắn lơ lửng có trong nước thải. Phần nước đã xử lý sơ bộ theo đường ống chảy ra ngoài về Hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơng trình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b> Bồn xử lý hóa chất: </b>

Nước thải y tế (từ chậu rửa, có chứa yếu tố lây nhiễm, nước rửa từ các máy xét nghiệm) và nước giặt là có chứa chất tẩy rửa và tác nhân lây nhiễm được xử lý bằng hóa chất trước khi được xử lý tiếp tại cụm xử lý sinh học.

Bồn xử lý hóa chất sử dụng hóa chất NaOH (dạng bột tan chậm) để trung hòa nước y tế.

<b> Bể thu gom điều hòa: </b>

Vị trí: Điểm tiếp nhận, thu gom tập trung các loại nước thải của cơ sở bao gồm cả nước thải sinh hoạt xử lý sơ bộ qua bể tự hoại.

Chức năng: Bể điều hịa có chức năng ổn định về nồng độ và lưu lượng nước thải, đồng thời xử lý một phần các chất ô nhiễm hữu cơ nhờ hệ thống sục khí thơ dưới đáy bể. Hiệu quả xử lý của bể điều hòa đạt khoảng 15% đối với nồng độ BOD. Từ bể điều hịa nước thải được bơm sang bể thiếu khí.

<b> Bể thiếu khí: </b>

Vị trí: Đặt sau bể thu gom điều hịa và trước bể hiếu khí sinh học.

Tại bể thiếu khí sẽ diễn ra quá trình phân hủy các chất ơ nhiễm chứa N, P và các hợp chất ô nhiễm khác với hiệu suất xử lý khoảng 40 – 50%, các chất ô nhiễm chứa N có thể lên tới 50 - 60%. Với điều kiện hoạt động thiếu oxy (hàm lượng DO trong bể 0,2 -0,5 mg/l); quá trình phân hủy chất ô nhiễm diễn ra như sau:

Ammonium chuyển thành Nitrit được thực hiện bởi Nitrosomonas: NH4+ + 1,5O2 → NO2- + 2H+ + H2O

Nitrit được chuyển thành Nitrat được thực hiện bởi loài Nitrobacter: NO2- + 0,5 O2 → NO3-

Quá trình khử Nitrat sẽ diễn ra theo phản ứng:

4NO3- + 4H+ + 5Chữu cơ → 5CO2 + 5N2 + 2H2O

Bể thiếu khí được bổ sung cụm bơm bổ sung dinh dưỡng có tác dụng cung cấp bổ sung nguồn cacbon vào bể trong trường hợp nồng độ nước thải đầu vào có sự mất cân bằng dinh dưỡng giữa hàm lượng C:N:P, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ vi sinh trong bể.

Nước thải sau khi qua bể thiếu khí đã giảm nồng độ ơ nhiễm khoảng 60% đối với các chất hữu cơ sẽ theo đường ống chảy sang bể hiếu khí MBBR.

<b> Bể hiếu khí sinh học: </b>

Vị trí: Đặt sau bể thiếu khí và trước bể lắng.

Bể hiếu khí có sử dụng giá thể sinh học MBBR (dạng cầu), bể được cấp khí liên tục 24/24h thơng qua hệ thống phân phối khí mịn để duy trì hàm lượng oxy hịa tan trong nước DO = 2 – 4 mg/l nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hiếu khí phát triển. Trong bể được bố trí đệm vi sinh MBBR để vi sinh bán dính trên đệm, tăng khả năng hấp thụ chất ơ nhiễm hịa tan trong nước từ đó tăng cường hiệu quả xử lý nước thải.

Tại bể hiếu khí diễn ra q trình phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ và Nitơ. Bên cạnh đó, trong bể cũng diễn ra quá trình nitrit, nitrat hóa của nhóm vi sinh vật Nitrosomonas, Nitrobacter để oxy hóa amoni (NH4+) trong nước thải thành nitrit, nitrat (NO2-, NO3-). Hiệu suất xử lý của bể hiếu khí đạt 70%- 90%, nước thải sau khi xử lý ở bể hiếu khí được dẫn sang bể lắng.

Oxy được cung cấp bằng máy thổi khí và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí có kích thước nhỏ hơn 10µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp ơ xy cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ như BOD, COD.

<b> Bể lắng: </b>

Tại bể lắng nước được phân phối vào ống lắng trung tâm đặt giữa bể, bùn lắng xuống đáy bể (hình nón), các cặn được tách hoàn toàn khỏi nước trước khi thu nước tại máng thu nước răng cưa xung quanh thành bể, đưa sang bể khử trùng. Khả năng loại bỏ bùn của bể lắng ra khỏi nước đạt khoảng 90% - 95%. Phần bùn lắng tại đáy bể theo độ dốc của đáy bể tự chảy vào vị trí khu vực hố thu bùn tại tâm bể. Tại hố thu bùn được bố trí bơm bùn tuần hồn để tuần hồn lại bùn hoạt tính về lại bể thiếu khí.

Bùn dư được hút định kỳ bằng xe hút bùn chuyên dụng, chuyển đi xử lý với tần xuất 2-3 tháng/lần.

<b> Bể lọc nổi: </b>

Vị trí: Đặt sau bể lắng.

Nước thải sau bể lắng được dẫn sang bể lọc, dòng thải được phân phối theo chiều từ dưới lên. Nhờ lớp vật liệu lọc là cát và trọng lực của bông cặn, hỗn hợp thải được phân ly thành ba pha riêng biệt (pha bùn cặn, pha huyền phù và pha nước trong). Phần nước trong phía trên được máng thu đưa sang thiết bị khử trùng, bơng cặn có tỉ trọng lớn lắng xuống đáy bể. Bể lọc có chức năng loại bỏ TSS và các chất ô nhiễm trong nước thải.

<b> Thiết bị khử trùng Clorin: </b>

Nước thải sau bể lọc được dẫn sang thiết bị khử trùng sử dụng dung dịch khử trùng Clo.

Clorin dạng bột được pha trong bồn chứa hóa chất, bơm định lượng hóa chất bơm hóa chất khử trùng vào hộp khử trùng, pha trộn với nước thải sau bể lọc nổi.

Hàm lượng hóa chất Clo được tính tốn để đảm bảo khả năng khử trùng vi khuẩn đồng thời không làm hàm lượng Clo dư trong nước thải quá cao, gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của nguồn tiếp nhận nước thải.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, k=1,2 được bơm lên hố ga ngồi nhà và thốt vào hệ thống thốt nước chung của thành phố

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>b. Danh mục thông số kỹ thuật các bể và thiết bị </b>

<b>TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Số lượng Xuất xứ </b>

2 Máy thổi khí <sub>Lưu lượng: 120m³/h </sub>

3 Vật liệu mang vi sinh (cho

Việt Nam 4 Hệ thống đường ống nước,

ống khí và van điều khiển

Nguồn: Bệnh viện đa khoa An Việt

<b>c. Lượng hóa chất sử dụng cho hệ thống XLNT </b>

Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện sử dụng hóa chất khử trùng Clorin (dạng bột), hóa chất được pha thành dung dịch và bơm vào đường ống thoát nước thải của Trạm xử lý nước thải ra môi trường.

Khối lượng hóa chất sử dụng phục thuộc lưu lượng nước thải, tuy nhiên khối lượng sử dụng ổn định, trung bình là 5 kg/tháng. Khối lượng này được chia và đóng thành các gói nhỏ, mỗi gói pha đủ 01 thùng chứa hóa chất khử trùng loại 200 lít.

<b>3.2. Cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: </b>

Cơ sở có phát sinh khí thải do hoạt động từ các nguồn sau đây:

- Khí thải (hơi hóa chất bay hơi) phát sinh từ hoạt động của các máy móc tại Phịng phân tích;

- Khí thải (chứa Bụi CO, C02, NOx, Sox, Hydrocabon) phát sinh từ máy phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

điện dự phịng;

- Khí thải có mùi hơi phát sinh từ hoạt động của Trạm xử lý nước thải tập trung tại tầng hầm.

Để giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do khí thải, mùi phát sinh trong quá trình hoạt động, Bệnh viện đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sau:

<i><b>a. Giảm thiểu ô nhiễm mơi trường khơng khí từ hoạt động khám chữa bệnh: </b></i>

Để giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động khám chữa bệnh, Bệnh viện đã áp dụng các biện pháp sau:

- Tăng cường công tác vệ sinh bệnh viện, lau chùi, cọ rửa những nơi thường phát sinh mùi hôi.

- Thường xuyên vệ sinh khu vực điều trị nội trú và khu vực khám bệnh, phun các chất sát khuẩn tại các nhà vệ sinh.

- Các phòng khám, điều trị, chuẩn đốn có hệ thống cửa sổ, hệ thống thơng khí đồng bộ và được thiết kế đảm bảo số lần trao đổi khơng khí tự nhiên và nhân tạo theo các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.

- Đối với khoa lây và các phòng xét nghiệm, kho hoá chất, dược phẩm được lắp đặt hệ thống thơng khí theo đúng quy định.

- Dụng cụ y tế nhiễm khuẩn sau khi sử dụng xong phải được ngâm vào dung dịch tẩy uế trước khi loại bỏ hoặc dùng lại. Khử trùng, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hóa chất đảm bảo quy định, đủ thời gian, đúng nồng độ hoặc đúng nhiệt độ.

<i><b>b. Biện pháp giảm thiểu tác động do các vi sinh vật gây bệnh: </b></i>

- Đối với các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm sẽ được điều trị cách ly tại khoa truyền nhiễm, bố trí cách xa các khu vực nhà kỹ thuật nghiệp vụ, nội trú.

- Dụng cụ y tế nhiễm khuẩn sau khi dùng xong đều được xử lý nhiễm khuẩn và hấp tiệt trùng trước khi loại bỏ hoặc dùng lại. Khử trùng, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hóa chất đều đảm bảo đúng quy định, đủ thời gian, đúng nồng độ hoặc đúng nhiệt độ;

- Thường xuyên vệ sinh các phòng khám chữa bệnh, các phòng xét nghiệm, phòng phẫu thuật để tránh tích tụ khí độc cũng như vi sinh vật gây bệnh lây lan trong môi trường;

- Thu gom rác thải thường xuyên từ các vị trí phát sinh, khu lưu trữ chất thải rắn để tránh tích tụ, phát tán mùi hơi, vi khuẩn gây bệnh. Các chất thải y tế lây nhiễm được hấp diệt khuẩn trước khi bàn giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.

<i><b>c. Biện pháp giảm thiểu phịng ngừa bức xạ trong chuẩn đốn hình ảnh: </b></i>

Để giảm thiểu tác hại của bức xạ tại các khu vực chuẩn đốn hình ảnh, bệnh viện đã áp dụng các giải pháp sau:

- Tường các phòng chụp bằng tia bức xạ được trát vữa xi măng và batit cát để hấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thụ tia xạ, ngoài ra được gia cố thêm lớp Chì oxit (PbO) dày 2-3m để phịng chống tia bức xạ thốt ra mơi trường bên ngồi;

- Cửa chắn tia bức xạ tại các phịng chụp Xquang được bọc vật liệu cản tia bức xạ

<i>(chì lá, cao su chì....); cửa đóng mở nhẹ nhàng, đảm bảo kín khơng để lọt tia xạ khi </i>

chiếu, chụp. Ngoài ra, phòng chu ̣p còn có hệ thống đèn hiệu, biển cảnh báo bức xạ ở ngang tầm mắt và mặt phía bên ngồi phịng;

<i>- Thiết bị X-Quang can thiệp được gắn các tấm che chắn cao su chì (dày >0,5mm) </i>

lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn treo trên trần để sử dụng cho mục đích bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh;

- Các thiết bị chiếu xạ, thiết bị X-Quang được quản lý, vận hành theo đúng quy trình và được kiểm định thường xuyên.

<i><b>d. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi do các loại hóa chất bay hơi và máy xét nghiệm: </b></i>

Hơi hóa chất, dung mơi bay hơi, chất tẩy rửa, chất khử trùng,... phát sinh từ các khu vực phòng khám, điều trị, phòng thanh trùng, phịng xét nghiệm,…được kiểm sốt ở mức cho phép bằng cách trang bị hệ thống quạt và hệ thống thơng gió hoạt động liên tục, đảm bảo lưu thơng và trao đổi khí với bên ngồi.

Tại khu vực phòng mổ bố trí thiết bị xử lý khơng khí đạt về nhiệt độ và độ ẩm theo quy định phòng mổ. Sau đó sử dụng các bộ lọc gió tiêu chuẩn cao để lọc bụi đạt yêu cầu về độ sạch.

Khu vực vệ sinh thiết kế hệ thống gió thải. Tất cả các khu vệ sinh được sử dụng hệ thống hút gió thải cơ học.

Phịng phân tích được lắp đặt hệ thống quạt hút, tại các chụp hút có lắp đặt màng lọc than hoạt tính để hấp thụ hơi dung môi. Màng lọc được định kỳ thay thế để đảm bảo hiệu quả lọc khơng khí.

Bố trí nhân viên phục vụ công tác vệ sinh Bệnh viện, lau, rửa thường xuyên những nơi phát sinh mùi hôi như: nhà vệ sinh, sàn nhà, khu vực phòng mổ, phẫu thuật, khu vực phòng thu rác, phòng chứa đồ bẩn, kho chứa hóa chất thường xuyên được dọn dẹp,...

<i><b>e. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khơng khí, bụi từ phương tiện giao thơng: </b></i>

Để giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí, bụi từ phương tiện giao thông, bệnh viện đã áp

- Duy trì diện tích các chậu, bồn cây xanh bên trong bệnh viện, khu vực tuyến đường nội bộ, khu vực khuôn viên dự án chắn bụi, điều hịa vi khí hậu và tạo cảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

quan cho bệnh viện.

- Bố trí khu vực đỗ xe riêng biệt và khu vực đỗ xe cứu thương gần cổng ra vào, đảm bảo thuận lợi cho việc di chuyển xe được nhanh chóng.

- Bãi đỗ xe được bố trí ngay trong tầng hầm, cửa tầng hầm ngay cạnh cổng ra vào nên khá thuận tiện. Bệnh viện nghiêm cấm các phương tiện giao thông đi lại trong khuôn viên của Bệnh viện.

<b>Đánh giá biện pháp cơng trình: </b>

Qua kết quả khảo sát và qua kết quả quan trắc định kỳ chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực bệnh viện cho thấy: Hiện nay các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi và khí thải của Bệnh viện đang áp dụng là hữu hiệu và đảm bảo một khuôn viên bệnh viện xanh, sạch. Bệnh viện sẽ tiếp tục duy trì, thực hiện các biện pháp giảm thiểu trên.

<i><b>f. Biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí từ máy phát điện dự phịng: </b></i>

Bệnh viện có trang bị 01 máy phát điện dự phịng, máy phát điện khơng hoạt động thường xuyên mà chỉ hoạt động khi có sự cố mất điện. Thông số kỹ thuật của máy phát điện như sau:

- Hãng sản xuất: FG WILSON

- Cơng suất trung bình/cực đại: 250 kVA/275 kVA - Động cơ: 1500 V/P

- Điện áp: 3 phase, 230/400V/50Hz

- Mức tiêu thụ nhiên liệu dầu diesel: 42,6 lít/giờ (tại cơng suất 250kVA), mức tiêu thụ nhiên liệu điều chỉnh theo công suất phát điện.

Máy phát điện của Bệnh viện sử dụng động cơ diesel đời cao, có ưu điểm tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa q trình đốt cháy giảm chi phí vận hành. Động cơ phát sinh ít khí thải, khí thải sinh ra tuân thủ các tiêu chuẩn Euro 2. Thiết kế giảm xóc tối ưu, bộ tăng áp và bộ tản nhiệt tốc độ thấp đã dẫn đến tiếng ồn vận hành của máy phát điện thấp hơn 70dBA.

Để đảm bảo hoạt động của máy phát điện dự phịng khơng ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, máy phát điện dự phòng được đặt trong phòng riêng, cách xa khu vực khám chữa bệnh.

* Biện pháp giảm thiểu mùi từ máy phát điện dự phòng: + Máy phát điện được để cách xa khu vực khám chữa bệnh. + Được đặt ở sân sau trong khu vực riêng của Bệnh viện. + Khu vực đặt máy phát điện thống khí, rộng rãi. * Hệ thống giảm âm của máy phát điện dự phòng:

Hiện tại, máy phát điện của Bệnh viện đã được trang bị lớp vỏ cách âm bên ngoài, vỏ cách âm giúp giảm tiếng ồn khi máy phát điện hoạt động, bảo vệ máy tránh

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

các tác nhân từ môi trường xung quanh như bụi, nước mưa,… - Cấu tạo:

+ Vỏ ngoài được làm bằng chất liệu thép dày khoảng 2mm, sơn tĩnh điện, có lớp cách âm, cách nhiệt, thiết kế phù hợp với thời tiết khí hậu nhiệt đới.

+ Có lớp cách âm bằng sợi thủy tinh, mút cách âm.

+ Được thiết kế thêm các lam gió để đảm bảo lưu lượng gió ra – vào, giúp máy khơng bị nóng khi hoạt động lâu.

+ Có cửa khóa chốt an tồn và cửa sổ kính để dễ dàng quan sát bảng điều khiển.

<i><b>g. Biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí từ khu vực căng tin: </b></i>

Để giảm thiểu ô nhiễm khơng khí từ nhà ăn, Bệnh viện đang áp dụng các biện pháp sau:

+ Bệnh viện đã lắp đặt hệ thống hút mùi tại khu vực căng tin của Bệnh viện để giảm thiểu mùi.

+ Chất thải phát sinh tại khu vực đun nấu của căng tin được thu gom thường xuyên và đưa về khu lưu giữ tạm thời chất thải của Bệnh viện với tần suất tối thiểu 3 lần/ngày để không làm phát sinh mùi tại khu vực căng tin.

<i><b>h. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mùi từ hệ thống xử lý nước thải: </b></i>

Đối với khí thải phát sinh từ các bể xử lý nước thải: Trạm xử lý nước thải được lắp đặt các đường ống thu mùi phía trên mỗi bể xử lý, các đường ống được đấu nối qua bộ xử lý mùi sử dụng công nghệ khử mùi Ozone.

Thiết bị Ozone được lắp đặt trên đường ống thoát mùi tổng của Trạm xử lý, dịng khí Ozone được sản xuất tại máy Ozone được bơm vào đường ống thoát mùi. Bên trong đường ống diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ gây mùi bởi nguyên tử Oxy được tạo ra do quá trình phân tách của phân tử Ozone, O3 phân tách thành O2 + O.

Ngun tử Oxy có tính oxy hóa rất mạnh, sẽ oxy hóa và khử hầu hết các chất khí gây ơ nhiễm và mùi hơi thốt ra từ q trình xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý mùi bằng máy Ozone hoạt động đồng bộ với quá trình vận hành của Trạm xử lý nước thải tập trung.

Để đảm bảo hiệu quả xử lý mùi phát sinh từ Trạm xử lý nước thải, giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ hệ thống thu gom và xử lý nước thải, Bệnh viện đã thực hiện cơng tác bảo trì thiết bị Ozone cũng như vệ sinh khu vực đặt trạm Xử lý nước thải:

- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu vực trạm xử lý nước thải.

- Định kỳ 03 tháng tiến hành nạo vét, khơi thông rãnh thoát nước, hố ga tránh hiện tượng ùn ứ nước thải ra các vị trí xung quanh gây ra mùi hơi khó chịu.

- Vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, ghi nhật ký đầy đủ, kiểm tra thiết bị thường xuyên để sớm phát hiện sự cố (nếu có).

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Định kỳ phun hóa chất khử khuẩn khu vực Bệnh viện và khu vực xử lý nước để tránh phát sinh mùi.

<b>3.3. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, Chất thải nguy hại: </b>

<b>3.3.1. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: a. Các nguồn phát sinh chất thải thông thường của Bệnh viện: </b>

Hoạt động của Bệnh viện phát sinh các nguồn chất thải rắn thông thường sau đây: -

Khối lượng chất thải sinh hoạt tại bệnh viện trung bình khoảng 4m³/tháng (tương đương khoảng 1.680 kg/tháng).

<b>b. Cơng trình thu gom và lưu giữ chất thải thông thường: </b>

<i><b>Thu gom chất thải tại bệnh viện </b></i>

- Nguyên tắc thu gom chất thải: dựa vào nguồn phát sinh, thành phần tính chất, phế thải của bệnh viện; Mỗi loại chất thải phải được thu gom riêng vào các dụng cụ thu gom theo mỗi mầu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải:

+ Màu vàng: đựng chất thải lây nhiễm; + Màu xanh: đựng chất thải thông thường; + Màu đen: đựng chất thải nguy hại; + Màu trắng: đựng chất thải tái chế;

- Tại mỗi khoa, phòng của bệnh viện đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, và túi đựng chất thải y tế theo màu quy định.

- Vận chuyển chất thải trong bệnh viện: Bệnh viện quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải - thông thường 1 ngày một lần hoặc khi cần. Không vận chuyển chất thải qua các khu chăm sóc người bệnh và khu vực sạch khác. Phương tiện vận chuyển chất thải phải chuyên dùng và phải được cọ rửa, tẩy uế ngay sau khi vận chuyển chất thải; Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Tất cả rác thải thu gom được vận chuyển về kho tập kết chất thải của bệnh viện tại tầng hầm.

<i><b>Lưu giữ chất thải thông thường tại bệnh viện </b></i>

- Đối với chất thải sinh hoạt: Bố trí 02 thùng nhựa dung tích 120 lít/thùng để lưu chứa chất thải sinh hoạt của bệnh viện. Thùng chứa chất thải được đặt tại tầng hầm. Hàng ngày, nhân viên vệ sinh của bệnh viện sẽ thu gom rác sinh hoạt từ căng tin và các tầng về tập trung tại đây trước khi bàn giao cho đơn vị vận chuyển tới nơi xử lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Đối với chất thải thông thường khác: Bố trí 02 thùng nhựa dung tích 120 lít/thùng để lưu chứa chất thải sinh hoạt của bệnh viện. Thùng chứa chất thải được đặt tại tầng hầm. Hàng ngày, nhân viên vệ sinh của bệnh viện sẽ thu gom rác sinh hoạt từ căng tin và các tầng về tập trung tại đây trước khi bàn giao cho đơn vị vận chuyển tới nơi xử lý. Khối lượng chất thải sinh hoạt tại bệnh viện trung bình khoảng 4m³/tháng (tương đương khoảng 1.680 kg/tháng).

<b>3.3.2. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: </b>

<b>a. Các nguồn phát sinh chất thải thông thường của Bệnh viện: Khối lượng CTNH, chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện </b>

Bệnh viện đa khoa An Việt đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH số 01.001587.T ngày 10/11/2015. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tế phát sinh chủ yếu là chất thải y tế lây nhiễm và bao bì nhiễm thành phần nguy hại.

Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên tại Bệnh viện đa khoa An Việt được thống kê năm 2022, 2023 như sau:

<b>Bả ng 8. Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên tại Bệnh viện An Việt </b>

Năm 2022 Chất thải y tế lây nhiễm 13 01 01 10.603 Bao bì chứa hoặc nhiễm

Năm 2023 Chất thải y tế lây nhiễm 13 01 01 16.673 Bao bì chứa hoặc nhiễm

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa An Việt

<b>b. Cơng trình thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại: </b>

- Đối với rác thải nguy hại, lây nhiễm:

+ Chất thải y tế lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn): Bệnh viện bố trí các thùng chứa CTNH riêng biệt, trên mỗi thùng có dán nhãn CTNH, dung tích mỗi thùng chứa là 120 lít.

+ Đối với chất thải nguy hại khác: Các chất thải nguy hại khác như hộp mực ion thải,

Bệnh viện bố trí 01 kho chứa chất thải nguy hại y tế dưới tầng hầm. Kho có vách ngăn riêng biệt, có sàn bê tơng chống thấm và cửa kho có dán biển cảnh báo theo quy định. Diện tích kho chứa khoảng 10m². Trung bình từ 1-2 ngày, đơn vị vận chuyển có

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

chức năng sẽ tới thu gom và đem CTNH y tế này đi xử lý.

<b>Vận chuyển và xử lý chất rắn thải tại bệnh viện </b>

- Đối với chất thải sinh hoạt: Sau khi được thu gom vào thùng dung tích 120 lít và lưu chứa tạm thời tại tầng hầm thì hằng ngày sẽ có xe rác của đơn vị thu gom là Hợp tác xã Thành Công tới vận chuyển đem đi xử lý (Bệnh viện đã ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2023 số 32/PL/2023/HĐKT-HTXTC ngày 31/12/2023 giữa Công ty TNHH An Việt Thăng Long và Hợp tác xã Thành Công).

- Đối với Chất thải nguy hại, chất thải y tế lây nhiễm:

Chất thải nguy hại và chất thải y tế lây nhiễm (gọi chung là chất thải nguy hại) được thu gom từ các khoa, phòng bệnh vào kho chứa chất thải nguy hại chung tại tầng hầm Tòa nhà. Bên trong kho chứa chất thải nguy hại được bố trí các thùng chứa chất thải có nắp đậy, mỗi thùng chứa một loại chất thải.

Chất thải y tế nguy hại được định kỳ 02 ngày/lần chuyển giao cho Đơn vị thu gom, xử lý là Công ty cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 – Urenco 13 (Bệnh viện đã ký Hợp đồng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế nguy hại số 000007/2023/HĐYTBV ngày 31/12/2022). Quá trình chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị vận chuyển xử lý được ghi Biên bản bàn giao chất thải và chứng từ chất thải nguy hại theo quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Hi</b><i><b>̀nh 4. Kho chứa chất thải nguy hại </b></i>

<b>3.4. Cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: </b>

Hoạt động của Bệnh viện đa khoa An Việt phát sinh tiếng ồn, độ rung từ các nguồn sau đây:

- Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện giao thông vận tải ra vào bệnh viện (xe cứu thương; ô tô xe máy của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; ô tô xe máy của cán bộ nhân viên bệnh viện.

- Tiếng ồn, độ phát sinh từ hoạt động của Trạm xử lý nước thải tập trung tại tầng hầm.

- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của Máy phát điện dự phòng.

Để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung trong quá trình vận hành, Bệnh viện An Việt đã thực hiện các biện pháp sau:

- Bố trí khu vực để xe ở dưới tầng hầm và ngay cổng ra vào Bệnh viện. Không cho các phương tiện lưu thông trong khuôn viên Bệnh viện ngoại trừ xe cứu thương và các xe chuyên dụng khác.

- Phân công nhân viên vệ sinh duy trì việc chăm sóc các chậu cây xanh, cảnh quan trong khuôn viên Bệnh viện.

- Lắp đặt biển báo nhắc nhở, hạn chế tiếng ồn trong các khu vực khám chữa bệnh và khu điều trị nội trú của Bệnh viện.

</div>

×