I.
Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều
biến chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia
cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội
cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa
ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Nhiều
quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ và có
nhu cầu đầu tư nước ngoài.Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những
sự thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những
biến đổi khác trong chính trị, xã hội. Tất cả đem lại cho thời đại một sắc màu
riêng.
Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước thiếu vốn có nhu cầu đầu tư lớn.
Vì vậy đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay
đối với không chỉ những nước phát triển mà còn quan trọng đối với những nước
đang phát triển. Các nước đang phát triển có thể tận dụng mọi nguồn lực của thế
giới, tiếp thu được những tinh tuý của nhân loại, những cống hiến và những phát
minh vĩ đại của các bậc thế hệ đi trước, nhằm đi tắt đón đầu trên con đuờng phát
triển và thu hẹp đầu tư nước ngoài dần khoảng cách với các nước đi trước. Khi đó
đầu tư nước ngoài có vai trò như một phương tiện đắc lực để thực hiện chủ
trương trên, là một quốc gia đang trưởng thành và phát triển đồng thời đang tiến
hành công nghiệp hoá hiện đại hoá, Việt Nam cần huy động tối đa mọi nguồn
1
lực. Đối với Việt Nam đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đầu
tư xây đầu tư nước ngoài dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng
cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh cầu hàng hoá.
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển
mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển.Trong bối cảnh đó, xu
hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính
phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đầu tư
trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn găp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ
hai phía.
Với mong muốn vận dụng kiến thức để tìm hiểu thực trạng của vấn đề đầu tư
trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam nên chúng em
chọn đề tài: “ !"#$%!&'
(#$)”.
2
II. *!
Chương 1: Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
1. Khái niệm
2. Vai trò
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Các vấn đề còn tồn động trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam những năm trước.
Chương 3: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay.
1. Tình hình kinh tế trên Thế Giới và Việt Nam trong năm 2012
2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bốn tháng đầu năm 2012.
2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành.
2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức.
2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác.
2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương.
2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng.
3. Một số dự án lớn tính đến tháng 5/2012.
Chương 4: Dự báo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai.
III. +,+
Lí do chọn đề tài ………………………………………………………….1
Nội dung chính ……………………………………………………………… 2
Chương 1… …………………………………………………………………5
Chương 2…………………………………………………………………… 11
Chương 3 ……………………………………………………….……………15
3
Chương 4.…………………………………………………………………….47
Kết luận … …………………………………………………………………66
/0
12304
56..789.:;<1=9>:2:.?
2@10A8.BC/.D
1. 5E#%
Ðầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
4
Ðầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
%FG: FDI là một hình thức đầu tư quốc tế đặc trưng bởi quá trình
di chuyển tư bản từ nước này qua nước khác. FDI được hiểu là hoạt động kinh
doanh, một dạng kinh doanh quan hệ kinh tế có quan hệ quốc tế.
H': là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài
để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và
những mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định.
%FIJ: Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác
biệt ở sự khác biệt quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên
tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở sự di chuyển tư bản bắt
buộc phải vượt qua tầm kiểm soát quốc gia.
Vì vậy, FDI là hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở quá trình di
chuyển tư bản giữa các quốc gia chủ yếu là do các pháp nhân và thể nhân thực
hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào
quá trình đầu tư.
Một số nhà lý luận khác lại cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài về thực
chất là hình thức kéo dài "chu kỳ tuổi thọ sản xuất", "chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật" và
"nội bộ hoá di chuyển kĩ thuật". Bản chất kỹ thuật của đầu tư trực tiếp nước ngoài
là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà lý luận. Tuy còn có sự
khác nhau về cơ sở nghiên cứu, về phương pháp phân tích và đối tượng xem
xét… Nhưng quan điểm của các nhà lý luận gặp nhau ở chỗ: trong nền kinh
tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất kinh doanh đã buộc
nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn phương thứcđầu tư trực tiếp ra nước ngoài như
là điều kiện tồn tại và phát triển của mình.
2. $K
5
Đầu tư quốc tế (FDI) và yêu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa đang diễn
ra mạnh mẽ. Với những đặc điểm của mình FDI đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế đối với cả nước nhập khẩu đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy
các nước này gia tăng liên kết nhằm duy trì nhịp độ liên tiếp của nước mình. FDI
có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ một quốc gia nào trên
thế giới, đem lại một hơi thở mới cho nền kinh tế thế giới, mở cửa cho sự toàn
cầu hóa lan rộng khắp thế giới.
Bổ sung nguồn vốn trong nước. Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân
tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó
cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn
có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Nguồn vốn này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước nay, có nhiều tiềm năng
về lao động, tài nguyên thiên nhiên nhưng do trình độ sản xuất còn thấp kém, cơ
sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu nên chưa có điều kiện khai thác các tiềm năng ấy.
Các nước này chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo bằng
cách tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao và
ổn định. Để thực hiện được việc này cần nhiều vốn đầu tư. Trong điều kiện hiện
nay, khi mà trên thế giới có nhiều nước nắm trong tay một khối lượng vốn khổng
lồ và nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thì đó là cơ hội của các nước đang phát triển
có thể tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển đầu tư kinh tế.
Ở nhiều nước đang phát triển, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ đáng kể
trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, trong đó có một số nước hoàn toàn
dựa vào vốn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt và ở giai đoạn đầu của sự phát triển
kinh tế. Để đánh giá vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta có thể
xem tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tổng sản phẩm quốc dân, ở một số
nước đã thực hiện khá thành công chiến lược vốn đầu tu nước ngoài, có tỷ lệ
FDI/GNP trung bình khoảng 10% như: Braxin 11.1%, Comlumbia 15.8%,
Venexuela 10%, Hong Kong 15.2%, Indonexia 10.9%. Một số nước tích cực thu
6
hút vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao hơn 20% như Argentina 20.9%, Malaysia
26.6%, đặc biệt Singapo có tỷ lệ rất cao 65.3%.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lýTrong một số trường hợp, vốn cho
tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt
lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có
được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một
nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty
này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút
đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầuKhi thu hút FDI từ các công ty đa
quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả
các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham
gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ
có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất
khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân côngVì một trong những mục đích
của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu
nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào
tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các
kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước
đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội
ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông
thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được
bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
7
Nguồn thu ngân sách lớnĐối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với
nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn
thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp
ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
3. 1ELJ !
M4 Phân theo bản chất đầu tư
o Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua
sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
làm tăng khối lượng đầu tư vào.
o Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể
đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có
vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối
lượng đầu tư vào.
3.2 Phân theo tính chất dòng vốn
8
o Vốn chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu
doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có
quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
o Vốn tái đầu tư doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
o Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ giữa các chi nhánh hay công ty con trong
cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
MN Phân theo động cơ của nhà đầu tư
o Vốn tìm kiếm tài nguyên: đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém
về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.
Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu
ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác
các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm
tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh
tranh.
o Vốn tìm kiếm hiệu quả: đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh
doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các
yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt
bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí v.v
o Vốn tìm kiếm thị trường: đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc
giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư
này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với
9
các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các
thị trường khu vực và toàn cầu.
1230N
161OP1<:Q-0
:;A0:2:;R1:.?2@10A8.
S0T:;2@1
1. Hệ thống, pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu
nhất quán.
Trong 25 năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài
nói riêng không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên,
trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động chưa thực sự đồng bộ,
rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau
trong quá trình áp dụng ở các cấp.
2. Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn.
Tuy các chính sách ưu đãi của ta thường xuyên được rà soát sửa đổi, bổ sung
nhưng còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa
bàn cần thu hút đầu tư. Ví dụ: chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong lĩnh vực
công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chưa có sự khác biệt, đủ sức hấp dẫn so với
các ngành khác; chính sách ưu đãi vào những địa bàn cần thu hút đầu tư còn dàn
trải giữa các địa bàn khác trong cả nước hoặc có khác thì cũng chưa nổi trội, chưa
có tính đột phá. Bởi lẽ, trong 63 tỉnh/thành phố thì hầu hết tỉnh/thành phố nào
cũng có địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn đầu tư nước ngoài phát
huy hiệu quả.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, mặc dù đã được đầu tư nhiều trong những
năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu
10
của nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển,
hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp.
4. Hạn chế về nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp,
nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao
động của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trước, nhưng trong thời gian gần
đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút đầu tư nước ngoài các dự án sử dụng
công nghệ cao, hiện đại. Trong một nghiên cứu mới đây do Cục Đầu tư nước
ngoài phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tiến
hành, thì 32% các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thiếu công nhân lành nghề là
nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho họ không sử dụng hết công suất. Vì vậy,
lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp của Việt Nam đang giảm dần.
5. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển chậm, chưa đáp ứng được
nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài. Do đó, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện đầu
vào, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chưa
đáp ứng được yêu cầu về việc hình thành chuỗi giá trị.
6. Chưa thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.
Việc phân cấp cho UBND các địa phương và Ban quản lý Khu Công Nghiệp–
Khu Chế Xuất trong quản lý đầu tư nước ngoài là chủ trương đúng đắn, tạo thế
chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong
công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi
kèm với luật pháp chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ; năng lực của
các cơ quan được phân cấp phải được nâng cao; công tác báo cáo, cung cấp thông
tin của địa phương lên trung ương phải kịp thời; công tác thanh, kiểm tra và xử lý
vi phạm phải được thực hiện triệt để; tăng cường sự phối hợp hàng ngang và
11
hàng dọc giữa các cơ quan quản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa
cơ quan quản lý ở Trung ương với cơ quan quản lý ở địa phương.
Nhưng, trên thực tế, những công tác này chưa được thực hiện tốt trong thời gian
qua, đồng thời có hiện tượng một số địa phương trong quá trình xử lý còn thiên
về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài, vì lợi ích địa phương mà bỏ
qua lợi ích tổng thể quốc gia. Điều này, đã có những ảnh hưởng không tốt đến
các cân đối tổng thể của nền kinh tế, ví dụ, có địa phương cấp phép nhiều dự án
thép, xi măng làm mất cân đối nguồn cung cấp điện và gây ô nhiễm môi trường.
7. Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo về môi
trường của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
Thời gian qua, công tác này tuy đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế. Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định
về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài chưa
chấp hành tốt các quy định này, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường, sinh
thái, ảnh hưởng lâu dài tới đời sống của người dân và làm xấu hình ảnh của đầu
tư nước ngoài.
8. Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả.
Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư đã có nhiều cải tiến, được
tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài bằng các hình
thức đa dạng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến
đầu tư còn giàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực
trọng điểm; chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện
đúng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng
đối tác.
Việt Nam đã bước sang nhóm các nước thu nhập trung bình thấp, nền kinh tế
đang đứng trước những nhu cầu phát triển mới. Để đạt được mục được những
mục tiêu phát triển mới, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020.
12
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020 khẳng định, khu vực FDI
là một thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển lâu dài và bình đẳng với
các thành phần kinh tế khác. Theo đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài cần tập
trung vào một số lĩnh vực ưu tiên. Đó là, chọn lọc các dự án có công nghệ hiện
đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực; các
ngành, lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng
tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, như công nghệ cao, cơ khí,
công nghệ thông tin và truyền thông, dược, công nghiệp sinh học; công nghiệp
môi trường và các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu
mới Những dự án tiết kiệm nhiên liệu, không sử dụng nhiều lao động giá rẻ
cũng sẽ được ưu tiên.
13
1230U
:VV:2:;R1:.?2@10A8.
8A.7:9.79W
4M:LLGX! "#$%!Y%NZ4N
1.1 Trên thế giới:
Nếu như coi 2010 là năm thành công ngoài mong đợi của con tàu kinh tế thế giới
với mức tăng trưởng GDP gần 5%, thì năm 2011 là năm thất bại. Sau 12 tháng,
"con tàu kinh tế" đã không về đích khi hầu hết các định chế tài chính thế giới hạ
dự báo tăng trưởng 2011 xuống còn khoảng 3%, thấp hơn so với mức 3,6% trước
đó.
Kinh tế thế giới năm 2012 cũng không khá hơn so với năm 2011
Trong bản báo cáo Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng năm 2012, các nhà
kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm tới là rất thấp và cảnh báo
rằng các nền kinh tế phát triển đang trên bờ của sự suy thoái vì 4 yếu tố: Tình
trạng nợ công trầm trọng, hệ thống ngân hàng mong manh, nhu cầu gắn kết lỏng
lẻo và bị tê liệt trong chính sách. Khủng hoảng nợ công đã đẩy nhiều nước đến
bờ vực phá sản, thậm chí đe dọa đẩy thế giới vào vòng xoáy của một cuộc suy
thoái mới tồi tệ hơn và phải mất ít nhất 5-10 năm mới có thể phục hồi. Cuộc
khủng hoảng nợ này, nói cách khác, là một cuộc khủng hoảng lòng tin về nợ nhà
nước và củng cố hệ thống tài chính, dự báo sẽ tiếp diễn trong 2012.
Chuyên gia Nigel Gault từ HIS Global Insight cũng cho rằng, “tình hình khối
đồng tiền chung châu Âu sẽ là mối đe dọa lớn nhất đến kinh tế thế giới, nó là sự
kết hợp giữa nguy cơ suy thoái với khủng hoảng tài chính khu vực này. Trong
trường hợp tồi tệ nhất, khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể xảy ra như năm
2008”.
14
Dưới đây là một vài dự báo kinh tế đáng chú ý trong năm 2012 do giới phân tích
quốc tế đưa ra từ giữa tháng 12/2011 tới nay:
• 5[\E!
Nhiều chuyên gia dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng từ 2,3% - 3% trong năm
2012 so với mức dự kiến 2% năm 2011. Các chỉ số việc làm và chế xuất ở Mỹ
cho thấy tăng trưởng quý 4/2011 sẽ trên 3%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 18
tháng. Thị trường lao động đã có dấu hiệu ổn định với tỉ lệ thất nghiệp 8,6%
trong tháng 11/2011. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của hãng tin AP đối với
hơn 30 nhà kinh tế tư nhân, doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế từ 14-20/12 cho
thấy, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong 2012 nếu không bị chệch đường
do những biến động tại châu Âu. Cụ thể, những người được hỏi ý kiến đều dự
đoán kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng 2,4% trong 2012. Mối đe dọa lớn là cuộc khủng
hoảng nợ của châu Âu có nguy cơ gây ra tình trạng đóng băng tín dụng toàn cầu
như đã từng tác động tới Phố Wall hồi cuối năm 2008. Ông Maki cho rằng, cú
sốc đối với kinh tế Mỹ có thể sẽ không nguy hiểm như vậy nếu GDP của Mỹ có
thể tăng trưởng mạnh hơn, từ 4-5%. Nhưng nếu tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 2-
3%, thì một cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn có thể khiến việc tạo việc làm mới
chững lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
• Y%H)]\'I^!_
Theo chuyên gia kinh tế Oliver Roth, 2012 sẽ là năm quan trọng đối với đồng
Euro và tương lai của nó phụ thuộc vào cả châu Âu. “ Dù Italy hay nước nào đó
không còn sử dụng Euro và chỉ còn một số nước duy trì đồng tiền này, thì tương
lai của nó vẫn không phải là vấn đề của riêng Italy hay nhóm nhỏ đó”. Thực tế là,
17 nước thành viên khu vực đồng Euro (Eurozone) đã bước vào năm 2012 với
những trở ngại lớn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công. Trong quý
I/2012, Italy sẽ phải vay mượn thêm để thanh toán 72 tỷ Euro nợ và tiền lãi, trong
15
khi Tây Ban Nha dự kiến phát hành 25 tỷ Euro trái phiếu. Nếu các đợt phát hành
trái phiếu này diễn ra suôn sẻ, với các mức lãi suất có thể chấp nhận được, những
lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone có thể sẽ dịu bớt. Ngược lại sẽ
gây lo ngại về nguy cơ vỡ nợ công, điều sẽ làm tê liệt hệ thống ngân hàng, nhấn
chìm các nền kinh tế và có thể khiến liên minh tiền tệ gồm 17 thành viên tan rã.
Những khó khăn của Italy và Tây Ban Nha có thể còn nhiều thêm nếu khủng
hoảng nợ công đẩy toàn bộ Eurozone vào một cuộc suy thoái. Các nhà kinh tế
của Ernst & Young dự đoán khu vực này sẽ rơi vào suy thoái nhẹ trong nửa đầu
năm tới và tăng trưởng chỉ 0,1% cả năm, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 10% trong
vài năm.
Về kinh tế Đức, trả lời phỏng vấn ngày 2/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này
Wolfgang Schaeuble nói rằng, năm 2012 có thể sẽ còn tồi tệ hơn 2011, nhưng
nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức sẽ có thể trụ vững trước tình cảnh đó. Ông
Schaeuble nói: "Năm 2012 có lẽ sẽ khó khăn hơn năm 2011 nhưng kinh tế Đức
vẫn trong trạng thái tốt". Cũng trong thông điệp đầu năm gửi tới người dân ngày
2/1, Thủ tướng Anh David Cameron thừa nhận nước Anh đang đứng trước một
năm nhiều khó khăn về kinh tế và không miễn dịch được với khủng hoảng nợ
công châu Âu.
• 1`6a6%(,b%E
Châu Á vẫn được dự báo là sẽ giữ vai trò thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Khó khăn
của châu Âu có thể kéo kinh tế toàn cầu sụt giảm vào đầu năm 2012, song tăng
trưởng tại châu Á và Trung Quốc sẽ kéo mọi thứ trở lại quỹ đạo vào cuối
năm. Chính các nền kinh tế phát triển cũng đang ngày càng nhận ra sự thật là sức
mạnh kinh tế đang dịch chuyển sang phía Đông, khi mà phương Tây đang phải
vật lộn với sức ép về tín dụng, kinh tế suy thoái và niềm tin của người tiêu dùng
đổ vỡ. Theo ngân hàng này, sức mạnh nổi lên của thế giới đang phát triển thể
hiện rõ với xu thế mở rộng nhanh của tầng lớp trung lưu, đầu tư cơ sở hạ tầng gia
16
tăng và mối liên kết chặt chẽ giữa các hành lang thương mại mới kết nối châu Á,
châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin.
Trung Quốc sẽ tiến gần đến vị trí của Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Và
đồng Nhân dân tệ sẽ sớm cùng với USD trở thành đồng tiền toàn cầu. Tại Ấn Độ,
ngân hàng trung ương đã tạm dừng tăng lãi suất. Chỉ số giá Trung Quốc đã vượt
mục tiêu kìm hãm của chính phủ.
Lạm phát tiếp tục làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng, đúng lúc các nền
kinh tế châu Á đang cần nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng do xuất khẩu
suy yếu. Tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings, ước lượng lạm phát năm
2012 của các nền kinh tế mới nổi châu Á từ 4,7% lên 4,9%.
Từ Thái Lan tới Indonesia và Malaysia, ngân hàng trung ương đã tiến hành cắt
giảm lãi suất hoặc giữ lãi suất không đổi để bảo vệ nền kinh tế khỏi ảnh hưởng
dây chuyền từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo dài.
1.2 Tại Việt Nam
Năm 2012 nền kinh tế Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn cả về tăng trưởng
và ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Nghị quyết của Chính phủ đối với việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
trong năm 2012 thì lạm phát năm 2012 ở nước ta là 9%, tăng trưởng GDP từ 6-
6,5%, bội chi ngân sách dưới 4,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu từ
11-12% của tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng tín dụng là 13-15% so với
năm 2011.
Xây dựng là ngành "đóng góp" nhiều nhất vào sự trì trệ của nền kinh tế với mức
tăng trưởng âm 3,9% trong quý I sau thời gian tiền đầu cơ và đầu tư đổ một cách
thái quá vào bất động sản khiến giá bị thổi phồng quá cao.
Lĩnh vực công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phụ thuộc vào vào nguồn tín dụng trong nước để có vốn lưu động và
17
mở rộng sản xuất, kinh doanh. Nông nghiệp luôn là thế mạnh của Việt Nam
nhưng theo World Bank, lĩnh vực mũi nhọn này cũng đang giảm sút.
Ba lĩnh vực bất động sản, ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán sẽ
tiếp tục và gặp phải khó khăn nhất trong năm 2012. Thực tế ở Việt Nam, các
doanh nghiệp bất động sản và các nhà đầu tư bất động sản hầu hết sử dụng vốn
vay. Theo số liệu nghiên cứu của tác giả, có tới khoảng 80% tiền đầu tư của các
doanh nghiệp bất động sản là tiền vay ngân hàng. Năm 2011 là năm lạm phát rất
cao dẫn tới lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất cao,
trung bình khoảng 23%/năm. Các doanh nghiệp bất động sản sử dụng tiền vay
với lãi suất cao như vậy trong điều kiện khan hiếm tiền mặt do thắt chặt tiền tệ
của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho giao dịch bất động sản suy giảm mạnh và
giá bất động sản đi xuống tới 20%. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
thua lỗ, thậm chí phá sản. Tình trạng này sẽ kéo dài sang năm 2012, khi Ngân
hàng Nhà nước và Bộ Tài chính vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ và tài khóa chặt
chẽ nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, đồng nghĩa với
dư địa cho vay đối với lĩnh vực bất động sản không nhiều. Điều này sẽ gây ra
những khó khăn lớn hơn cho lĩnh vực bất động sản vốn dĩ đã rất khó khăn trong
năm 2011. Như vậy, về mặt tổng thể có thể nhận định rằng thị trường bất động
sản vẫn tiếp tục trầm lắng, thậm chí giá bất động sản có thể giảm thêm trong năm
2012. Khi bất động sản trầm lắng và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
thua lỗ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các ngân hàng thương mại. Vì thế, năm 2012
cũng sẽ là một năm hết sức khó khăn đối với các ngân hàng thương mại, thậm chí
còn khó khăn hơn rất nhiều so với năm 2011. Thị trường chứng khoán Việt Nam
có thể đạt đáy trong năm 2012
Ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạnh nền kinh tế nói trên:
18
• Trước hết, đó là lạm phát. Lạm phát của Việt Nam có nhiều nguyên nhân, trong
đó có chính sách tiền tệ, có chính sách tài khóa, nhưng yếu tố quan trọng hơn nữa
là vấn đề quản lý giá. Chúng ta thường nói rằng, giá cả biến động theo quy luật
cung cầu, nếu nhu cầu tăng, giá có thể tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong thời
gian vừa qua, mặc dù đường cung dịch chuyển hướng tăng lên theo đúng quy luật
giá phải giảm, nhưng giá vẫn tăng. Việt Nam có những thế mạnh về nông nghiệp,
về lương thực, thực phẩm nhưng giá cả về mặt lương thực, thực phẩm tăng cao
hơn các nước trong khu vực. Chúng ta có thể thấy một điều bất hợp lý là không
phải thiếu nguồn cung giá sốt, cung tăng dồi dào nhưng giá vẫn sốt, vì vậy, cho
rằng, Chính phủ phải quyết liệt hơn trong quản lý và điều hành giá.
• Thứ hai là vấn đề lãi suất cho vay cao khiến việc vực dậy nền kinh tế nội tại cũng
như sản xuất kinh doanh trong nước càng khó khăn hơn. Nếu không giảm nhanh
được mức lãi suất cho vay mà để tiếp tục ở mức cao như hiện nay, sẽ “giết chết”
doanh nghiệp của chúng ta ngay trên sân nhà.
• Thứ ba là thách thức về độ mở của nền kinh tế chúng ta đã lên đến 166%. Với độ
mở như vậy, Việt Nam rất nhạy cảm với “thời tiết” kinh tế của thế giới. Các nước
ASEAN, sau cuộc khủng hoảng vừa qua, họ đã kéo độ mở xuống như Thái Lan
dưới 100% GDP, Indonesia là 36,7% và Phillipines là 53,6%. Các nước này đều
là các nước xuất siêu mà họ còn phải nỗ lực kéo giảm như vậy, trong khi chúng
ta lại là nước nhập siêu và nhập siêu liên tục trong nhiều năm với mức nhập siêu
rất cao.
NM:LL !"#$%&'E!Y%
NZ4N
Vậy tình hình kinh tế khá bất ổn trên thế giới và Việt Nam nói chung có ảnh
hưởng như thế nào đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam?
19
• :LL0)J!Ia
Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2012 cả nước
có 169 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 3,09 tỷ USD,
bằng 72,6% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 20 tháng 4 năm 2012, có 73 lượt dự
án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 1,16 tỷ USD, bằng
59,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
4 tháng 2012 là 4,26 tỷ USD, bằng 68,5% so với cùng kỳ năm 2011.
• '#a
Biểu đồ về vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2011 và 2012
Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt
Nam trong hai giai đoạn có sự chuyển chênh lệch. Trong 4 tháng đầu năm 2012,
ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,61 tỷ USD,
bằng 99,7% với cùng kỳ năm 2011.
20
Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện
tại, Cục Đầu tư nước ngoài báo cáo sơ bộ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
4 tháng đầu năm 2012 như sau:
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy so với năm 2011, 4 tháng đầu năm 2012
giảm đáng kể về vốn đầu tư hay số dự án
Nguyên nhân của việc giảm:
Chủ yếu là do khách quan.Theo cục này, số liệu thống kê được chốt vào ngày 20
hàng tháng. Do đó,số liệu tháng 1/2012 chỉ tính các dự án cấp giấy chứng nhận
đầu tư và tăng vốn trong 20 ngày đầu và tất nhiên không phản ánh đúng về thu
hút FDI của cả tháng 1/2012.
Thêm vào đó, khoảng thời gian này trùng với Tết Nguyên đán và thời gian nghỉ
tết năm nay dài hơn so với các năm trước, do đó số ngày làm việc của các địa
phương trong tháng 1 cũng bị giảm đáng kể. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến
số lượng giấy chứng nhận đầu tư được cấp phép.
Về nguyên nhân thứ ba, Cục Đầu tư nước ngoài dẫn ví dụ về một dự án rất lớn
được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong tháng1 năm ngoái là dự án Công
ty TNHH sản xuất First Solar Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1 tỷ
21
USD, đưa số thu hút ĐTNN trong tháng 1/2011 lên cao. Trong khi đó, dự án
hoàn tất trong năm 2010 nhưng lại được cấp phép vào tháng 1/2011
Do vậy, theo đánh giá của cơ quan này, nếu so sánh số liệu của tháng 1/2012 với
cùng kỳ năm 2011 sẽ có sự chênh lệch rất lớn và không phán ánh đúng kết quả
thu hút FDI trong tháng 1 năm nay.
Thứ tư, bên cạnh các nguyên do chủ yếu nêu trên còn bởi một số dự án đầu tư đã
hoàn tất thủ tục cấp phép nhưng chủ đầu tư chưa muốn cấp phép ngay mà đợi
sau Tết, sang năm mới Nhâm Thìn mới cấp phép để được nhiều may mắn. Vấn
đề này khá phổ biến ở các nhà đầu tư đến từ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Trung Quốc.
2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 theo ngành
( Tính từ 01/01/2012 đến 20/4/2012)
Trong 4 tháng đầu năm 2012 lĩnh vực công nghiệp chế biến có 82 dự án đầu tư
đăng ký mới và 57 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 2,3 tỷ
USD (chiếm 55,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Lĩnh vực kinh doanh bất động sản
22
đứng thứ 2 với vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,57 tỷ USD (chiếm 36,9%
vốn đầu tư), lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 180 triệu USD (chiếm 4,2%)
Biểu đồ về đầu tư nước ngoài tại VN theo ngành trong
bốn tháng đầu năm 2012
Như vậy, lĩnh vực các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất
là công nghiệp chế biến với 82 dự án, tiếp đến là các hoạt động liên quan đến
kinh doanh bất động sản với chỉ 2 dự án nhưng chiếm số vốn đầu tư lên tới
1.200,1 triệu USD. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực
công nghiệp và xây dựng như: thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất chế biến hàng
23
gia dụng, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ. Trong đó đáng lưu ý là các dự án sản
xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Ngoài ra vốn đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực xây dựng cũng chiếm tỉ lệ cao nhưng có phần giảm sút so với các năm
trước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là sự suy thoái và các vấn đề
bất ổn định tài chính tại các ngân hàng. Trong lĩnh vực xây dựng có sự chuyển
biến theo vùng, một số dự án tại thành phố Hồ Chí Minh không còn ồ ạc như các
năm trước mà có khuynh hướng chuyển sang các vùng thuộc khu vực phía Bắc.
Trong năm 2012, một số doanh nghiệp xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài chịu
những thách thức đáng kể.
Ngược lại các ngành dịch vụ, giải trí ngày càng chiếm nhiều vốn cũng như dự án
đầu tư từ nước ngoài. Các ngành công nghiệp nặng chiếm lượng lớn vốn đầu tư
nước ngoài
Nguyên nhân là do tính chất của từng ngành nghề, ngành sản xuất và phân phối
điện, khí đốt và ngành công nghiệp khai thác mỏ là những ngành công nghiệp
nặng, cần nhiều máy móc công nghệ cao, hiện đại, với sự đầu tư nhiều vốn. Còn
công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động là chủ
yếu, nên không cần phải đầu tư nhiều vốn vào lĩnh vực ngành nghề này.
Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thuỷ sản với 5 dự án, chiếm một tỷ lệ khá
khiêm tốn trong tổng số 169 dự án.
Dịch vụ cũng là ngành thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Tuy nhiên, chỉ với số dự án là 7. Như vậy quy mô trung bình của mỗi dự án là
khá nhỏ. Đặc biệt số dự án lại chủ yếu tập trung trong ngành kinh doanh tài sản
và dịch vụ tư vấn.
Như vậy qua số liệu về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Vịêt Nam tính đến thời điểm 20/04/2012 trên đã cho thấy các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cho dù không có những bước
độ phá hơn năm trước nhưng vẫn theo hướng khả quan.
24
2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 theo hình thức
( Tính từ 01/01/2012 đến 20/4/2012)
Dựa vào bảng thống kê tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 theo hình
thức, ta có thể thấy các công ty có 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế với hơn
149 dự án mới chiếm đến 2.699,3 triệu USD vốn đăng kí. Trong đó đa số là các
công ty có vốn đầu tư từ các nước như Nhật Bản, chiếm đa số với số vốn ưu thế
nhất. Đặc biệt các dự án của các công ty Nhật thuộc về lĩnh vực công nghệ, sản
xuất, xây dựng…đòi hỏi các yếu tố cao về nhân lực.
Tiếp sau đó là các công ty liên doanh với số dự án trong 4 tháng đầu năm là 19.
Tuy số dự án không nhiều nhưng lại chiếm một số vốn đang kí khá cao, đến
1.443,6 triệu USD. Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng (tên viết tắt là
Công ty Phú Mỹ Hưng) được thành lập ngày 19/5/1993, là liên doanh giữa Công
ty TNHH Một Thành Viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (IPC - Việt Nam,
tên cũ là Công ty Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận) và Tập đoàn Central
Trading & Development (CT&D - Đài Loan).
Công ty Liên doanh Xi măng Chinfon - Hải phòng: Nhà máy sản xuất tại Tràng
Kênh, Thuỷ Nguyên - TP.Hải Phòng, công suất 1,4 triệu tấn xi măng/năm.
25