Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng sức khỏe thần của học sinh sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh và một số yếu tố liên quan năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 100 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>PHẠM THỊ HẰNG </b>

<b>THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN </b>

<b>CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2022</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<b>Thái Nguyên – năm 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>PHẠM THỊ HẰNG </b>

<b>THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN </b>

<b>CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ TĨNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2022</b>

<b>Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số chuyên ngành: 8720110 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Phương Lan </b>

<b>Thái Nguyên – năm 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

<b>Tác giả thực hiện </b>

<b>Phạm Thị Hằng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong quá trình hồn thiện luận văn thuộc chương trình đào tạo Thạc sĩ Y học dự phòng tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình.

Để đạt được kết quả ngày hơm nay, trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Phương Lan, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các khoa phịng, các thầy cơ giáo trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình học tập và hồn thành luận văn của mình.

Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết của tôi, những nguời đã cùng chia sẻ những khó khăn và dành cho tơi sự hỗ trợ và những lời chia sẻ quý báu trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.

<i>Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

COVID-19 Coronavirus Disease 2019

DASS Depression, anxiety and stress scale

WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1. Định nghĩa về một số vấn đề sức khỏe tâm thần ... 3

1.1.1. Trầm cảm... 4

1.1.2. Lo âu ... 4

1.1.3. Stress ... 5

1.2. Giới thiệu về thang đo lường DASS 21 của Syd Lovibond và Peter Lovibond ... 5

1.3. Thực trạng một số vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên ... 7

1.3.1. Trên thế giới ... 7

1.3.2. Tại Việt Nam ... 8

1.4. Một số yếu tố liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 16

2.1. Đối tượng nghiên cứu... 16

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ... 16

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 16

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 16

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ... 16

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ... 16

2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ... 17

2.4.1. Chỉ số nghiên cứu ... 17

2.4.2. Định nghĩa biến số ... 18

2.5. Công cụ nghiên cứu... 18

2.6. Quy trình thu thập số liệu ... 19

2.7. Phương pháp phân tích số liệu ... 20

2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ... 20

2.9. Sai số và hạn chế sai số ... 21

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 22

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ... 22

3.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 53

4.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên ... 53

4.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên ... 56

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

PHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo thang điểm DASS 21 ... 19

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 22

Bảng 3.2. Tỷ lệ các rối loạn sức khỏe tâm thần của đối tượng nghiên cứu ... 23

Bảng 3.3. Tỷ lệ các mức độ của các rối loạn sức khỏe tâm thần ở đối tượng nghiên cứu ... 24

Bảng 3.4. Liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với trầm cảm ... 25

Bảng 3.5. Liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với lo âu ... 26

Bảng 3.6. Liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với stress ... 28

Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa các thói quen, hành vi với trầm cảm ... 30

Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa các thói quen, hành vi với lo âu ... 31

Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa các thói quen, hành vi với stress ... 32

Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa đặc điểm tài chính với stress, lo âu và trầm cảm ... 33

Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa đặc điểm tài chính với lo âu ... 34

Bảng 3.12. Mối quan hệ giữa đặc điểm tài chính với stress ... 35

Bảng 3.13. Liên quan giữa các đặc điểm về học tập với trầm cảm ... 36

Bảng 3.14. Liên quan giữa các đặc điểm về học tập với lo âu ... 37

Bảng 3.15. Liên quan giữa các đặc điểm về học tập với stress ... 38

Bảng 3.16. Liên quan giữa các yếu tố gia đình với trầm cảm ... 39

Bảng 3.17. Liên quan giữa các yếu tố gia đình với lo âu ... 40

Bảng 3.18. Liên quan giữa các yếu tố gia đình với stress ... 41

Bảng 3.19. Liên quan giữa các yếu tố xã hội với trầm cảm... 43

Bảng 3.20. Liên quan giữa các yếu tố xã hội với lo âu ... 44

Bảng 3.21. Liên quan giữa các yếu tố xã hội với stress ... 45

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa các yếu tố của dịch bệnh COVID-19 với trầm cảm ... 46

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa các yếu tố của dịch bệnh COVID-19 với lo âu ... 47

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa các yếu tố của dịch bệnh COVID-19 với stress .... 48

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 3.25. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan và trầm cảm ... 49 Bảng 3.26. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan và lo âu ... 50 Bảng 3.27. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan và stress ... 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Stress, lo âu, trầm cảm là những vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp trong cuộc sống. Học sinh, sinh viên có những thay đổi điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội,... kết hợp với đặc điểm tâm lý như bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị stress, trầm cảm, lo âu ở nhóm đối tượng này lại càng cao hơn [8]. Ngày nay khi xã hội càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện và nâng cao, những bệnh lý về tâm thần cũng ngày được phát hiện nhiều hơn. Đặc biệt hiện nay những tác động của đại dịch COVID- 19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của hàng triệu người trên thế giới. Theo liên hợp quốc, Đại dịch Covid-19 đang khiến cho thế giới rơi vào khủng hoảng sức khỏe tinh thần toàn cầu. Ngoài ra Tổng thư ký liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là các rủi ro đối với nhân viên y tế, người già, thanh niên và trẻ vị thành niên. Do vậy, để có thể chăm sóc tồn diện tới sức khỏe của mỗi người ngoài việc chăm lo tới sức khỏe về thể chất thì việc bảo vệ sức khỏe tâm thần cũng vô cùng quan trọng [2].

Sinh viên Y Khoa nói chung được xem là đối tượng có nguy cơ cao đối với trầm cảm [8], [32]. Nguyên nhân là do họ khơng chỉ học lý thuyết trên lớp mà cịn phải thực tập tại bệnh viện với thời gian dày đặc. Điều này khiến cho sinh viên không tránh khỏi căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ dẫn đến tình trạng sức khỏe kém đi [19]. Nghiên cứu tại Malysia năm 2013 trên sinh viên các trường công lập cho kết quả khoảng 23,7% sinh viên bị stress vừa và nặng; 63% sinh viên có dấu hiệu của lo âu ở mức độ vừa, nặng và rất nặng; 39,2% sinh viên có dấu hiệu của trầm cảm ở mức độ vừa, nặng và rất nặng [47]. Theo các nghiên cứu ở sinh viên y khoa tiến hành tại Ai Cập và Malaysia cho thấy tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm lần lượt là 63,6% và 34,9% [46], [52]. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên y khoa. Tại Việt Nam, nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

của Lê Minh Thuận năm 2011 sinh viên cho thấy 77% sinh viên có dấu hiệu của stress, 75% sinh viên có dấu hiệu của lo âu và 75% có dấu hiệu trầm cảm ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng [19]. Theo tác giả Trần Quỳnh Anh nghiên cứu trên 8 trường đại học y của Việt Nam năm 2013, cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên y đa khoa là 43,2% [48]. Một nghiên cứu khác về trầm cảm ở sinh viên Điều Dưỡng Đại học Y dược Thái Nguyên năm 2012 cho thấy 45,6% sinh viên được báo cáo điểm số cho thấy có trầm cảm [37]. Tác giả Nguyễn Thanh Trúc, đã thực hiện khảo sát trên 134 sinh viên đại học năm cuối ngành Dược tại Đồng Nai theo thang đo DASS-21 cho thấy, có 16,4% sinh viên biểu hiện stress, 29,8% sinh viên biểu hiện lo âu và 38,8% sinh viên có biểu hiện trầm cảm [17].

Y văn đã đề cập đến stress, lo âu, trầm cảm của các đối tượng sinh viên hệ đại học, tuy nhiên môi trường và chương trình đào tạo hệ Cao đẳng có nhiều điểm khác biệt so với trình độ đại học nhưng bằng chứng về stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên Y khoa hệ cao đẳng còn hạn chế. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tơi là tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trung cấp, sinh viên cao đẳng như thế nào, yếu tố nào tác động đến các vấn đề sức khỏe tâm thần

<b>của họ. Vậy nên tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sức khỏe thần của học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh và một số yếu tố liên quan năm 2022” với mục tiêu sau đây: </b>

<i><b>1. Mô tả thực trạng một số vấn đề sức khỏe tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm) của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh năm 2022. </b></i>

<i><b>2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. Định nghĩa về một số vấn đề sức khỏe tâm thần </b>

Sức khỏe tâm thần (SKTT) được định nghĩa là một trạng thái của sự khỏe mạnh và hạnh phúc, trong đó mỗi cá nhân nhận ra được tiềm năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có

<i>thể làm việc hiệu quả và thành cơng, đóng góp cho cộng đồng của họ [52]. </i>

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: “Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Sức khỏe tâm thần khơng chỉ là trạng thái khơng có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường” [26].

Như vậy, thực chất SKTT ở cộng đồng là: - Một cuộc sống thật sự thoải mái.

- Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân.

- Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống. - Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ. - Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng (stress) [24].

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng các vấn đề SKTT bao gồm rất nhiều các vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng phong phú. Tuy nhiên, một cách khái quát, những triệu chứng này là sự kết hợp của những suy nghĩ cảm xúc, hành vi lệch lạc và mối quan hệ với người khác lệch lạc, ví dụ như trầm cảm, lo âu, stress đến chậm phát triển và những rối loạn liên quan đến việc lạm dụng chất gây nghiện [24].

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Khi đề cập đến khái niệm các vấn đề SKTT, có một số thuật ngữ hay được sử dụng kèm là rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần. Rối loạn tâm thần là thuật ngữ dùng để chỉ những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc ở mỗi cá nhân và những biểu hiện này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó. Một người có thể có vấn đề về SKTT những chưa chắc đã bị rối loạn tâm thần nếu như vấn đề đó khơng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (gia đình, cơng việc, xã hội,…) [18].

<i><b>1.1.1. Trầm cảm </b></i>

Ai cũng có lúc cảm thấy buồn hoặc thấp thỏm, nhưng những cảm giác này thường trôi qua sau một thời gian ngắn. Trầm cảm (còn được gọi là rối loạn trầm cảm chính hoặc trầm cảm lâm sàng), nó có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách bạn cảm thấy, suy nghĩ và xử lý các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn uống hoặc làm việc. Đây là một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai — bất kể tuổi tác, chủng tộc, thu nhập, văn hóa hoặc giáo dục. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường và tâm lý đóng một vai trị trong bệnh trầm cảm [14].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú hoặc niềm vui, có cảm giác tội lỗi hay tự đánh giá thấp giá trị bản thân, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung [54].

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến. Các triệu chứng của căn bệnh bao gồm: tâm trạng buồn bã kéo dài ít nhất 2 tuần liên tiếp, lòng tự trọng thấp, mất hứng thú với các hoạt động bệnh nhân từng cảm thấy thú vị, hay các hoạt động bình thường cũng dần trở nên khó khăn với bệnh nhân, cảm thấy uể oải thiếu năng lượng, đau nhưng không rõ nguyên nhân [14].

<i><b>1.1.2. Lo âu </b></i>

Lo âu được miêu tả như một cảm giác khó chịu của nỗi sợ hãi mơ hồ hay còn là lo sợ đi kèm với những tình trạng vật lý đặc trưng. Đây là một phản

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

ứng bình thường đối với những mối de dọa nhận thức được của một người với tâm sinh lý bình thường. Trạng thái lo âu là cảnh báo để bản thân có những giải pháp thích hợp đối phó với những tình huống căng thẳng. Trạng thái lo âu liên quan đến sự rối loạn của hệ thống thần kinh tạo nên 2 triệu chứng cơ bản về tinh thần (Ví dụ: lo lắng, sợ hãi, khó tập trung…) và thể chất (Ví dụ: tăng nhịp tim, thở gấp, run rẩy…) [39].

Lo âu sẽ là một vấn đề SKTT (Rối loạn lo âu) khi nó xảy ra mơ hồ, vô lý, không liên quan đến bất kỳ mối đe dọa nào hay là mức độ lo âu không tương xứng với các mối đe dọa và diễn ra trong thời gian dài. Khi đó, lo âu gây trở ngại cho cơng việc, học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ bình thường của cá nhân và được gọi là rối loạn lo âu [39].

<i><b>1.1.3. Stress </b></i>

<i>Stress gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là "kéo căng". Ở người, </i>

căng thẳng thường được mơ tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.

<i>Lúc đầu thuật ngữ stress được sử dụng trong Vật lí học, để chỉ sức nén </i>

mà một loại vật liệu phải chịu đựng. Đến năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật ngữ này trong Sinh lí học, để chỉ các stress cảm xúc. Năm 1935, Ông đi sâu nghiên cứu sự cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các tình huống khó khăn, như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ. Ơng cũng mơ tả các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp.

<b>1.2. Giới thiệu về thang đo lường DASS 21 của Syd Lovibond và Peter Lovibond </b>

Thang đo DASS ban đầu gồm 42 mục dùng để đo lường 3 vấn đề của trạng thái cảm xúc tiêu cực: trầm cảm, lo âu và stress. Trầm cảm đề cập đến mức độ thấp của những ảnh hưởng tích cực như vơ vọng, thiếu năng lượng trong khi đó lo lắng đề cập đến một hỗn hợp của đau khổ nói chung như khó

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

chịu, kích động, khó thư giãn và thiếu kiên nhẫn. yếu tốc thứ 3 xuất hiện trong q trình phân tích, được gọi là stress. Sau này, phiên bản ngắn hơn của thang đo DASS, được gọi là DASS 21 được phát triển bởi Syd Lovibond và Peter Lovibond đã giúp giảm thời gian đánh giá và được dùng rộng rãi trên lâm sàng để đánh giá các triệu chứng ở các mức độ khác nhau của trầm cảm, lo âu và stress. Thang đo DASS 21 được sử dụng bởi các nhà tâm lý học và các bác sĩ thông qua trả lời câu hỏi trên giấy hoặc trả lời những câu hỏi theo cấu trúc sẵn có. Từ năm 1995, khi thang đo DASS 21 được cơng bố, nó được dùng trong rất nhiều loại nghiên cứu.

Thang đo DASS 21 được thiết kế để đo lường những cảm xúc tiêu cực bao gồm trầm cảm, lo âu, stress. Nó là bảng câu hỏi tự đánh giá gồm 21 câu hỏi với 7 câu hỏi cho mỗi loại cảm xúc tiêu cực dựa trên thang đo 4 điểm từ 0 đến 3. Để tính điểm tương đương với thang đo DASS đầy đủ, mỗi thang điểm đánh giá từng loại cảm xúc được nhân với 2. Khi điểm thang đo càng cao, nghĩa là người làm đánh giá có mức độ nghiêm trọng về sự đau khổ trong cảm xúc càng lớn [43].

Có bằng chứng về tính hợp lệ của thang đo DASS để sử dụng trong cả môi trường và cộng đồng ở các quốc gia nói tiếng anh như ÚC, Hoa Kỳ, Canada… Công cụ này đã được dịch và xác nhận bằng các ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Trung, Ý, Tây Ban Nha, Việt Nam … Cả phiên bản tiếng anh và khơng tiếng anh đều có tính nhất qn nội bộ cao ( điểm Cronbach’s alpha > 0.7). Các cuộc nghiên cứu trước đây ở cả các quốc gia nói tiếng anh và khơng nói tiếng anh đều chỉ ra mối tương quan giữa thang đo DASS và các thang đo khác bao gồm thang lo âu, trầm cảm Beck, thang đo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực …[49].

Thang đo DASS 21 được Viện sức khỏe tâm thần quốc gia biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau như lái xe bus, công nhân dệt may... và cũng được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trên đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tượng là học sinh - sinh viên tại Việt Nam. Nghiên cứu của Lê Minh Thuận (2010) và Trần Kim Trang (2011) ở sinh viên trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh đều sử dụng bộ công cụ này [19], [22].

Như vậy, sử dụng DASS 21 để đánh giá thực trạng SKTT ở học sinh, sinh viên là phù hợp và khả thi. Điều này rất quan trọng để làm tăng cường sự quan tâm, chăm sóc về sức khỏe tâm thần cho học sinh - sinh viên đặc biệt là sinh viên y khoa. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ công cụ DASS 21 cho học sinh, sinh viên tự điền và xác định học sinh, sinh viên có biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm.

<b>1.3. Thực trạng một số vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên </b>

<i><b>1.3.1. Trên thế giới </b></i>

Trên thế giới, hàng năm số lượng người mắc rối loạn tâm thần không nhỏ, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cứ trong 4 người thì có một người mắc các rối loạn tâm thần. Khoảng 450 triệu người hiện đang phải sống với các rối loạn tâm thần khiến cho rối loạn tâm thần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và khuyết tật [53].

Theo báo cáo của WHO năm 1998 ước tính trên toàn thế giới tỷ lệ các rối loạn tâm thần chiếm 12% dân số. Tỷ số đóng góp các rối loạn tâm thần vào gánh nặng bệnh tột chung ở các nước phát triển là 23%, còn ở các nước đang phát triển là 11%. Rối loạn tâm thần xếp hàng thử năm trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật tồn cầu, đó là các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, nghiện rượu, rối loạn hành vi, ám ảnh... [24].

Lứa tuổi từ 18-25 tuổi là một trong những nhóm có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm thần. Ở Mỹ, năm 2008, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần ở lứa tuổi từ 18-25 cao hơn 7,4% so với các nhóm tuổi khác. Nghiên cứu của Kessler và cộng sự đã chỉ ra rằng khi đến tuổi 25, 75% những người sẽ mắc các rối loạn tâm thần có những triệu chứng khởi phát đầu tiên [45]. Ở Anh, tổ chức UK Royal College of Psychiatrists đã dự báo rằng mức độ của các vấn đề SKTT

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

của trong sinh viên có xu hướng tăng lên. Tổ chức Nation union of student điều tra trên 1.200 sinh viên Anh và cho thấy rằng có 20% sinh viên cảm thấy họ bị các vấn đề về SKTT [42]. Ở Canada, nghiên cứu trên 30.000 sinh viên cho kết quả 90% sinh viên cảm thấy bị choáng váng bời tất cả những gì họ phải làm trong quá khứ, trong đó, hơn 50% cảm thấy tuyệt vọng, và 60% cảm thấy cơ đơn [29].

Có tới hơn 100 triệu người bị rối loạn SKTT ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Chỉ riêng rối loạn trầm cảm là nguyên nhân gây ra 5,73% gánh nặng bệnh tật ở khu vực này [26].

Tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, thực trạng lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần đang tồn tại với tỷ lệ khá cao, 75% người dân có các triệu chứng rối loạn tâm lý hoặc động kinh không được điều trị [15].

Nghiên cứu của Ayat R.Abdallah tiến hành trên 379 SVYK năm thứ nhất, đại học Menoufiya, Ai Cập, nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress và xác định các yếu tố liên quan, nghiên cứu này sử dụng thang đo DASS-21, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm trong sinh viên là 63,6% và mức độ vừa phải chiếm ưu thế [31].

Nghiên cứu của Shawaz Iqbal, Sandhya Gupta và E. Venkatarao thực hiện tại Viện Khoa học Y khoa ở Bhubaneswar, Orissa, Ấn Độ, nhằm nghiên cứu về stress, lo âu và trầm cảm trong số SVYK chưa tốt nghiệp và mối liên quan với các đặc điểm xã hội - nhân khẩu học, sử dụng thang đo DASS-42. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa số người được hỏi đã bị ảnh hưởng bởi trầm cảm 51,3% (trầm cảm mức độ vừa trở lên là: 36,5%) [38].

<i><b>1.3.2. Tại Việt Nam </b></i>

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học của ngành Tâm thần (năm 2000), điều tra tập trung vào 10 rối loạn tâm thần chủ yếu cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm thần chung chiếm khoảng từ 10 - 15 % dân số, trong đó bệnh tâm thần phân liệt: 0,1%, trầm cảm: 3 - 5%, rối loạn liên quan stress: 4 - 6 % rối

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

loạn hành vi ở thanh thiếu niên 3,7 %, nghiện rượu: 3- 5%, nghiện ma tuý: 0,15 - 1,5%, chậm phát triển tâm thần: 1 - 3% [24].

Theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân [53].

Theo số liệu của Bộ Y tế(BYT) năm 2005, tỷ lệ người dân có vấn đề SKTT ở Việt Nam là 10 – 20%; trong đó tỷ lệ cao nhất ở nhóm 20 – 29 tuổi chiếm 11,8%, sau đó là các nhóm 10 – 19 tuổi và 30 – 39 tuổi [3].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung [25] cho thấy 35% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm, nghĩa là cứ trong 10 sinh viên thì có ít nhất 3 sinh viên có dấu hiệu trầm cảm. Tỷ lệ sinh viên biểu hiện trầm cảm ở các mức độ lo âu nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 16,1%: 13,3%; 3,9% và 1,7%. Tỷ lệ biểu hiện stress ở sinh viên cử nhân y tế công cộng là 34,4%. Mức độ các dấu hiệu stress nhẹ, vừa, nặng và rất nặng xuất hiện ở lần lượt 15,3%: 11,8%: 5,2% và 2,2% sinh viên tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ biểu biện lo âu trong sinh viên y tế công cộng đạt tới 42%.

Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, Lê Thu Huyền cho thấy sinh viên khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với 24,2% [14].

Theo kết quả một nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu của Michael P. Dunne và Trần Quỳnh Anh tiến hành trên 2099 sinh viên hệ Bác sĩ đa khoa Y1,Y3,Y5 tại 8 trường Đại học Y trên toàn quốc năm 2013 cho thấy: tỷ lệ sinh viên mắc các vấn đề tâm thần là 10,8 %. Trong đó nguy cơ bị trầm cảm lên tới 43,2% (23,2% trầm cảm nhẹ và 20% có thể trầm cảm nặng ). Đặc biệt về hành vi tự tử: có 8,7% SV có ý tưởng tự tử; 3,9% lên kế hoạch tự tử và 0,9% cố gắng tự tử. Các SV có cả dấu hiệu trầm cảm và ý tưởng tự tử là 5,8% (119 sinh viên) [48].

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Tác giả Nguyễn Thanh Trúc, đã thực hiện khảo sát trên 134 sinh viên đại học năm cuối ngành Dược tại Đồng Nai theo thang đo DASS21 cho thấy, có 16,4% sinh viên biểu hiện stress, 29,8% sinh viên biểu hiện lo âu và 38,8% sinh viên có biểu hiện trầm cảm [17].

Nghiên cứu thiết kế cắt ngang mơ tả có phân tích trên 443 sinh viên đang theo học tại Khoa Y Dược Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 của Phạm Kế Thuận đã sử dụng thang đánh giá DASS -21 và cho ra kết quả như sau: tỷ lệ stress ở sinh viên Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh là 37,9%. Trong đó các mức độ stress được phân bố lần lượt: tỷ lệ stress nhẹ 12,6%, tỷ lệ stress vừa 9,9%, tỷ lệ stress nặng 11,3% và tỷ lệ stress rất nặng chiếm 4,1% [20].

Trong tổng số 383 sinh viên tham gia nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Anh, có 256 sinh viên có stress (chiếm tỷ lệ 66,84%), tỷ lệ stress ở nam là 63,45%; ở nữ là 68,91%. Theo mức độ stress, tỷ lệ sinh viên bị stress ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 34,46%, mức độ nặng và rất nặng lần lượt là 8,88% và 6,27% [1].

Tác giả Trần Thị Ly thực hiện nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 862 sinh viên chính quy năm cuối thuộc các chuyên ngành tại trường Đại học Y – dược Thái Nguyên năm 2020. Kết quả: tỷ lệ stress ở sinh viên năm cuối là 38,5%, trong đó mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (12,8%), mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 11,7%, mức độ nặng có tỷ lệ là 10,1%, thấp nhất là mức độ rất nặng (3,9%) [12].

Tác giả Nguyễn Tiến Đạt thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1723 sinh viên và sử dụng bộ câu hỏi Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalised Anxiety Disorder – 7 items, GAD-7) để phỏng vấn sinh viên về tình trạng rối loạn lo âu. Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu và một

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

số yếu tố liên quan ở sinh viên năm đầu và năm cuối Đại học Y Hà Nội vào năm học 2018 – 2019. Kết quả cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu là 9,8% [5].

<b>1.4. Một số yếu tố liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên </b>

<i><b>1.4.1. Yếu tố cá nhân </b></i>

Những sinh viên có độ tuổi lớn hơn thường có nguy cơ stress, lo âu và trầm cảm cao hơn. Nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự (2016) đã tiến hành điều tra trên 442 SVYK từ năm 1 đến năm 4 của trường đại học Fayoum, Ai cập và cho thấy stress và lo âu ở mức cao có mối liên quan với các yếu tố tuổi. Những sinh viên trên 20 tuổi có mức độ stress và lo âu cao hơn sinh viên dưới 20 tuổi. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trầm cảm ở mức cao được dự đoán bởi yếu tố tuổi, mức độ trầm cảm ở những sinh viên trên 20 tuổi cao hơn sinh viên ở lứa tuổi nhỏ hơn. Bên cạnh yếu tố tuổi thì nghiên cứu còn cho thấy mức độ stress và lo âu ở nữ giới cao hơn nam giới[50]. Nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trường đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia cho thấy mức độ stress, lo âu và trầm cảm ở nhóm sinh viên trên 20 tuổi cao hơn nhóm sinh viên nhỏ tuổi [34].

Nghiên của Nguyễn Hữu Thụ trên 829 sinh viên từ K50 đến K53 của trường đại học Quốc Gia Hà Nội đã chỉ ra giới tính tác nhân chủ yếu trong nhóm ngun nhân đứng hàng thứ 2 gây nên stress ở sinh viên [18].

Bên cạnh đó, nơi ở của học sinh, sinh viên cũng có mối liên quan đến SKTT, học sinh, sinh viên sống tại gia đình lại có nguy cơ mắc các vấn đề về SKTT cao hơn sinh viên sống xa gia đình. Mặc dù, sinh viên sống cùng với gia đình khơng phải lo lắng về nơi ở hay chi phí sinh hoạt nhưng họ lại phải chịu ảnh hưởng bởi áp lực kỳ vọng học hành từ cha mẹ, họ bị kiểm sốt các chi phí, các hoạt động cá nhân, việc đi lại hàng ngày hơn các sinh viên khơng sống cùng gia đình [30]. Nghiên cứu cắt ngang về một số rối nhiễu tâm lý của

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

sinh viên đai học Y Duợc Thành phố HCM của Lê Minh Thuận năm 2011 thực hiện trên sinh viên năm 1 và năm 2 chỉ ra mức độ stress ở sinh viên sống nhà trọ/ thuê cao gấp 2,52 lần so với sinh viên sống với cha mẹ (KTC95% từ 2,22 - 2,83, p<0,001). Rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên ở nhà trọ và nhà riêng đều cao gấp lần luợt là 1,56 và 1,21 lần so với ở kí túc xá, nguy cơ trầm cảm ở sinh viên ở với gia đình chỉ bằng 0,77 lần so với sinh viên ở ký túc. Rối loạn lo âu ở sinh viên ở nhà trọ và ở nhà riêng cao gấp lần luợt là 1,9 và 1,17 lần sinh viên ở ký túc xá. Sinh viên ở nhà riêng cũng bị stress nhiều hơn sinh viên ở với cha mẹ là 1,31 lần (KTC 95% 1,21-1,41), p<0,001 [19].

Rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và SKTT nói riêng. Đối với vị thành niên, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá như một giải pháp để chế ngự nỗi sợ hãi sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn giữa rượu, bia, thuốc lá và vấn đề SKTT [51].

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 sinh viên sử dụng thang DASS-21 và thang Stressors in Nursing Students của tác giả Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Bích Ngọc được thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020 cho kết quả đa số các yếu tố liên quan đến vấn đề cá nhân, vấn đề tài chính đều làm tăng nguy cơ stress ở sinh viên điều dưỡng [16].

<i><b>1.4.2. Yếu tố gia đình </b></i>

Nhóm ngun nhân về gia đình là nhóm ngun nhân đứng đầu trong gây nên stress ở sinh viên theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ (2009). Trong nhóm nguyên nhân này, thu nhập của gia đình là tác nhân chính ảnh hưởng đến stress sinh viên [18].

Nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự (2016) đã tiến hành điều tra trên 442 sinh viên y khoa từ năm một đến năm 4 của trường đại học Fayoum, Ai cập và cho thấy trầm cảm có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế gia đình thấp [50].

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nghiên cứu của Lu Chen và cộng sự năm 2013 trên trên 5245 sinh viên đại học ở Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc đã cho thấy những sinh viên có gia đình thu nhập thấp có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,3 lần sinh viên có gia đình thu nhập cao [40].

Gia đình có bố mẹ có trình độ học vấn cao thường có khả năng chú ý hơn đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của con cái và họ thường chủ động quan tâm, chia sẻ với con cái. Điều này có thể làm tăng khả năng nhận được hỗ trợ tâm lý từ gia đình cho sinh viên, giảm khả năng xuất hiện các dấu hiệu của stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên. Nghiên cứu của Lu Chen và cộng sự năm 2013 trên trên 5245 sinh viên đại học ở Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc đã cho thấy sinh viên có mẹ với trình độ học vấn thấp có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 1.3 lần so với nhóm sinh viên cịn lại [40].

Nhiều học sinh cho rằng gia đình mình không hạnh phúc, các yếu tố này có liên quan với biểu hiện lo âu và trầm cảm của học sinh [35].

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mối quan hệ với gia đình và lo âu ở sinh viên của Michele M. Carter và cộng sự năm 2001 cho thấy mối quan hệ trái chiều giữa tình trạng lo âu, trầm cảm ở sinh viên và sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Những sinh viên nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ sẽ có ít nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu lo âu và trầm cảm [34]. Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang thực hiện trên 404 sinh viên trường đại học Y Hà Nội thuộc tất cả các ngành và tất cả các năm học đã chỉ ra mối quan hệ gia đình là các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên. Sinh viên thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống cũng nhu học tập với cha mẹ, người thân trong gia đình thì nguy cơ stress chỉ bằng 0,5 lần so với những sinh viên không có sự chia sẻ, tâm sự này với gia đình. Nếu những SV nào thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với gia đình thì nguy cơ stress cao hơn 4,6 lần so với những sinh viên không hay mâu thuẫn với người thân trong gia đình [21].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>1.4.3. Yếu tố học tập </b></i>

Nghiên cứu cắt ngang của Mohamad Saiful Bahri Yusoff và cộng sự về thực trạng và các nguyên nhân của stress trong sinh viên trường đại học Sains Malaysia được tiến hành trên 1058 SVYK của trường đã chỉ ra nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập (bài kiểm tra, bài thi, lượng bài tập nhiều, thiếu thời gian ôn tập, điểm kém, kỳ vọng cao từ bản thân, thiếu các kỹ năng thực tập y khoa, học chậm, khối lượng bài tập nhiều, không hiểu kiến thức được giảng dạy) là nguyên nhân chính gây nên stress [56].

Nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự năm 2008 trên 1617 sinh viên tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra yếu tố học tập là yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm, nhóm ninh viên hài lịng với kết quả học tập của bản thân có điểm trầm cảm, lo âu và stress thấp hơn nhóm sinh viên khơng hài lịng [32].

Khi một sinh viên khơng cảm thấy thích ngành mà mình đang học, hứng thú, động lực của họ trong học tập sẽ luôn ở mức thấp. Kết quả nghiên cứu của Nuram Bayram và cộng sự năm 2008 đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa stress, lo âu và trầm cảm với sự hài lòng về ngành học của sinh viên. Trong nghiên cứu này, những sinh viên y khoa không cảm thấy hài lòng với ngành học của bản thân thường có nguy cơ stress, lo âu và trầm cảm cao hơn nhóm cảm thấy hài lịng, thích thú với ngành học (p<0,05) [32].

Nghiên cứu của Lê Thu Huyền cũng chỉ ra rằng hơn 80% sinh viên cảm thầy căng thẳng vì khối lượng bài vở nhiều, căng thẳng trước mỗi kì thi và việc học thi gây mệt mỏi song chưa thấy được ý nghĩa thống kê [8].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Bích Ngọc được thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng năm 2020 cho kết quả một số yếu tố học tập làm tăng nguy cơ stress ở sinh viên điều dưỡng [16].

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>1.4.4. Yếu tố về xã hội </b></i>

Nghiên cứu trên 87 nữ sinh viên y khoa của Rab và cộng sự năm 2002 cho thấy việc có nhiều bạn hơn làm giảm mức độ trầm cảm và lo âu ở sinh viên [44].

Trong nghiên cứu của Vũ Dũng cũng đã chỉ ra có bạn thân và thường đi chơi với bạn thân là những yếu tố bảo vệ sinh viên trước stress. Những sinh viên có thói quen đi chơi với bạn thân có nguy cơ stress ở mức cao chỉ bằng 1/3 nhóm cịn lại với p<0.01. Nguy cơ stress cao ở nhóm sinh viên khơng có bạn thấn gập 3 lần nhóm có bạn thân với p=0,05 [4].

Nghiên cứu Mohamad Saiful Bahri Yusoff và cộng sự chỉ ra stress và lo âu có mối liên quan chặt chẽ với việc tham gia các hoạt động ngoại khóa (p<0,001) [56].

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Học sinh, sinh viên chính quy hệ trung cấp và cao đẳng, có mặt tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh vào thời điểm thu thập số liệu, từ tháng 6/2022 đến tháng 7/2022.

<i><b>2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn </b></i>

- Tất cả học sinh, sinh viên chính quy hệ trung cấp và cao đẳng đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.

- Có khả năng trả lời phỏng vấn và có mặt tại thời điểm nghiên cứu. - Tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu.

<i><b>2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ </b></i>

- Sinh viên hệ vừa học vừa làm.

- Học sinh, sinh viên không đồng ý tham gia vào nghiên cứu hoặc khơng có mặt tại thời điểm lấy số liệu nghiên cứu.

<b>2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu </b>

- Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh - Thời gian nghiên cứu: 10/2021 đến 10/2022

- Thời gian thu thập số liệu: 6/2022 đến 7/2022

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.3.1. Thiết kế nghiên cứu </b></i>

Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.

<i><b>2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu </b></i>

Chọn mẫu chủ đích: Chọn tồn bộ học sinh, sinh viên đủ tiêu chuẩn và đã có 338 học sinh, sinh viên trả lời câu hỏi nghiên cứu. Trong đó có 289 sinh viên hệ cao đẳng và 49 học sinh hệ trung cấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu </b>

<i><b>2.4.1. Chỉ số nghiên cứu </b></i>

<i><b>* Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1 </b></i>

- Tỷ lệ mức độ stress ở học sinh, sinh viên - Tỷ lệ mức độ lo âu ở học sinh, sinh viên - Tỷ lệ mức độ trầm cảm ở học sinh, sinh viên

<i>* Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2 </i>

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có máy tính phục vụ học tập

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên chọn ngành học theo từng lý do: Tỷ lệ học sinh, sinh viên chọn ngành đang học do quyết định của bản thân hoặc do quyết định của bố mẹ.

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên cảm thấy thích thú với việc học - Tỷ lệ học sinh, sinh viên chứng kiến cha mẹ đánh/cãi nhau

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên từng xảy ra mâu thuẫn với anh chị em trong gia đình

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên thường xuyên chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống và học tập với gia đình

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có người thân trong gia đình đã được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có người yêu tại thời điểm nghiên cứu - Tỷ lệ học sinh, sinh viên có bạn thân tại thời điểm nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên có tham gia câu lạc bộ/nhóm/đồn thể tại trường

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên bị thay đổi công việc(thay đổi thời gian, mất việc làm thêm) do dịch bệnh COVID-19

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên bị thay đổi thời gian học tập: Tỷ lệ học sinh, sinh viên bị thay đổi thời gian học tập do dịch bệnh COVID-19

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>2.4.2. Định nghĩa biến số </b></i>

- Giới tính: Nam, Nữ.

- Hệ: Hệ đào tạo mà học sinh, sinh viên đang theo học (hệ Trung cấp, hệ Cao đẳng)

- Trình độ học vấn: Là cấp học cao nhất mà bố/mẹ của đối tượng đã hồn thành (Khơng đi học; Tiểu học; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông; Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học).

- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp hiện tại của bố/mẹ đối tượng (Nông dân; Công nhân; Buôn bán; Cán bộ/viên chức/NV văn phịng; Hưu trí; Nội trợ, ở nhà).

- Tình trạng tài chính: Tình trạng tài chính tự đánh giá của đối tượng nghiên cứu (Khơng đủ tiền đóng học phí, khơng đủ chi phí sinh hoạt, gần đủ, phải đắn đo khi chi tiêu, đủ)

- Tập thể dục: Sinh viên tập thể dục thường xuyên với tần suất ít nhất 20 phút/ ngày

- Uống rượu/bia: Học sinh, sinh viên sử dụng rượu với tần suất nhiều hơn 1 chén (40ml) trên ngày

- Hình thức cách ly: Học sinh, sinh viên phải thực hiện cách ly theo các hình thức (tập trung, tại nhà) trong thời gian vừa qua.

<b>2.5. Công cụ nghiên cứu </b>

 Đánh giá thực trạng SKTT

- Thang đo DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale 21) là bộ công cụ tự điền gồm 21 tiểu mục chia thành 3 phần, tương ứng với mỗi phần là 7 tiểu mục. Phần DASS Stress gồm các tiểu mục 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18, phần DASS Lo âu gồm các tiểu mục 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20, phần DASS Trầm cảm gồm các tiểu mục 3, 5, 11, 13, 16, 17, 21.

- Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tuỳ mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng: 0 điểm – không đúng chút nào cả, 01 điểm – đúng phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nào, hoặc thỉnh 20 thoảng mới đúng, 02 điểm – đúng phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, 03 điểm – hoàn toàn đúng hoặc hầu hết thời gian là đúng. Khi sử dụng DASS 21 để đo lường, tổng điểm DASS của từng rối loạn được tính bằng cách lấy tổng điểm của 07 tiểu mục nhân đôi sẽ ra kết quả kết luận. Kết quả được đánh giá theo bảng dưới đây:

<b>Bảng 2.1. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo thang điểm DASS 21 </b>

 Đánh giá các yếu tố liên quan đến SKTT

- Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn, các câu hỏi với các lựa chọn cho câu trả lời sẵn, đồng thời cũng có một số câu hỏi giúp các bạn sinh viên tự nói lên câu trả lời của mình, hay gọi là câu hỏi mở.

- Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các biến số nghiên cứu. Sau khi bộ câu hỏi được hoàn thành tiến hành điều tra thử trên một mẫu nhỏ SV nhằm kiểm tra tính phù hợp và logic của bộ câu hỏi trước khi chính thức thu thập số liệu nghiên cứu.

<b>2.6. Quy trình thu thập số liệu </b>

- Thiết kế bộ câu hỏi, thử nghiệm và điều chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp sau đó sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin của sinh viên.

- Trước khi tiến hành phỏng vấn, đối tượng được giải thích rõ mục đích, kết quả điều tra chỉ được dùng để nghiên cứu, hồn tồn giữ bí mật thơng tin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Đề nghị đối tượng tham gia phỏng vấn với tinh thần tự nguyện, hợp tác và trung thực. Đối tượng cũng được thông báo về việc: Không cần ghi tên vào phiếu điều tra để tránh tâm lý e ngại trả lời và bảng câu hỏi được thu hồi ngay sau khi phỏng vấn xong.

- Hướng dẫn sinh viên cách điền vào phiếu điều tra.

- Kiểm tra từng phiếu điều tra, loại bỏ những phiếu sai hoặc điền thiếu. - Phiếu điều tra do nghiên cứu viên chính lưu trữ, bảo quản, nhập và xử lý số liệu.

<b>2.7. Phương pháp phân tích số liệu </b>

Xử lý số liệu: - Thống kê mô tả:

+ Thống kê số lượng, tỷ lệ phần trăm đối với biến số định tính. + Số liệu được trình bày ở dạng bảng hoặc biểu đồ.

- Thống kê phân tích:

+ Sử dụng kiểm định Chi square hoặc kiểm định hiệu chỉnh Fisher cho các biến số định tính và xác định OR và khoảng tin cậy 95%CI, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

+ Phân tích hồi quy logistic đa biến để xem xét mối liên hệ giữa stress, lo âu, trầm cảm với các yếu tố độc lập (các yếu tố độc lập được lựa chọn vào mơ hình đa biến khi kiểm định đơn biến có giá trị p<0,05). Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

<b>2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu </b>

Nghiên cứu này đã được thông qua Hội đồng đạo đức nghiên cứu Y sinh học của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên theo công văn số 1156/ĐHYD – HĐĐĐ ngày 06 tháng 9 năm 2021.

Đối tượng đuợc lựa chọn tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích và nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi nhận đuợc sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

chấp nhận tham gia của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu bất kỳ lúc nào.

<b>2.9. Sai số và hạn chế sai số </b>

- Sai số thông tin :

+ Sai số do điều tra viên: điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sai số khi ghi chép thông tin.

+ Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại, đặc biệt khi hỏi một số thông tin nhạy cảm.

- Sai số trong quá trình nhập liệu. - Cách khắc phục sai số thông tin:

+ Tập huấn kĩ cho các điều tra viên: huấn luyện kỹ điều tra viên về bộ câu hỏi và hướng dẫn học sinh sinh viên điền phiếu.

+ Đối với sai số do đối tượng trả lời: hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo thông tin bằng cách lập lại câu hỏi, nhấn mạnh tính bí mật và quyền riêng tư.

+ Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: giám sát, kiểm tra số liệu tại thực địa.

+ Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Chương 3 </b>

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu </b>

<b>Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=338) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Nhận xét: Trong tổng 338 học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu, nữ chiếm 60,9% so với nam chỉ 39,1%. Chủ yếu là sinh viên hệ cao đẳng (85,5%), sinh viên năm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (58,9%) trong khi sinh viên năm 3 chỉ chiếm 8,6%. Đa số là dân tộc Kinh (64,2%). Hơn một nửa sinh viên theo Tôn giáo chiếm 53,6%. Về nơi ở hiện nay khi đi học, có tới 63,0% sinh viên tham gia nghiên cứu là ở ký túc xá, và chỉ 11,3% là ở nhà riêng. Nghề nghiệp chính của bố và mẹ đa số đều là nông dân lần lượt chiếm 45,3% và

Kết quả bảng trên chỉ ra, trong 338 học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu có 1,8% bị trầm cảm, 8,3% lo âu và stress chiếm tỉ lệ cao nhất 11,8%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Bảng 3.3. Tỷ lệ các mức độ của các rối loạn sức khỏe tâm thần ở đối tượng nghiên cứu (n=338) </b>

Kết quả nghiên cứu cho thấy trầm cảm mức độ nhẹ chiếm 5/6 ca trong khi trầm cảm mức độ vừa chỉ chiếm 1/6 ca. Đa số học sinh,sinh viên lo âu mức độ nhẹ (5,6%), vừa chiếm 2,4% và nặng chỉ chiếm 0,3%. 9,2% học sinh, sinh viên Stress mức độ nhẹ và chỉ 2,7% là stress mức độ vừa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>3.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm chưa tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố về nhân khẩu học của học sinh, sinh viên (p>0,05).

Bảng 3.5. Liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với lo âu

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

(*): Nhóm so sánh, (-): Không áp dụng test thống kê

Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện lo âu, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biêt về tỷ lệ lo âu giữa sinh viên hệ cao đẳng và học sinh hệ trung cấp, ở sinh viên cao đẳng cao hơn học sinh trung cấp (p=0,008). Yếu tố dân tộc và tôn giáo có liên quan đến tỷ lệ lo âu của sinh viên (p<0,05), trong đó tỷ lệ lo âu có sự khác biệt rõ ràng giữa dân tộc kinh và các dân tộc khác (p<0,001). Nghiên cứu chưa đưa ra được bằng chứng về mối liên quan giữa nơi ở, nghề nghiệp của bố, mẹ và tỷ lệ lo âu của học sinh, sinh viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Bảng 3.6. Liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với stress </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

(*): Nhóm so sánh, (-): Khơng áp dụng test thống kê.

Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện stress, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm stress ở học sinh trung cấp lại cao hơn sinh viên cao đẳng (p= 0,01). Tỷ lệ stress ở học sinh, sinh viên các năm có sự khác biệt (p=0,006), học sinh, sinh viên năm nhất có tỷ lệ stress cao nhất. Có sự khác biệt về tỷ lệ stress của học sinh, sinh viên ở nhóm dân tộc, tỷ lệ stress ở nhóm học sinh, sinh viên dân tộc kinh thấp nhóm các dân tộc khác. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa tỷ lệ stress của học sinh, sinh viên và tôn giáo (p<0,05), tỷ lệ stress của học sinh, sinh viên có tơn giáo cao hơn tỷ lệ stress của học sinh, sinh viên không có tơn giáo. Ở các yếu tố nơi ở, nghề nghiệp của bố, mẹ nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan với tỷ lệ stress của học sinh, sinh viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa các thói quen, hành vi với trầm cảm </b>

(*): Nhóm so sánh, (-): Khơng áp dụng test thống kê

Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan nào giữa các yếu tố thuộc nhóm thói quen, hành vi của học sinh, sinh viên với sự xuất hiện dấu hiệu trầm cảm của học sinh, sinh viên(p>0,05).

</div>

×