Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Pháp luật về lao động chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 75 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ </b>

<b>------ </b>

<b>PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN Ngành học: Sư phạm Giáo dục Công dân </b>

<b>Niên khố: 2019 - 2023 </b>

<b>KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Tân Lớp: 19SCD </b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Nhật Tài </b>

<i>Đà Nẵng, tháng 04 năm 2023 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Em xin cam đoan đề tài “Pháp luật về lao động chưa thành niên” là khóa luận tốt nghiệp của em thực hiện trên cơ sở tham khảo tài liệu có chọn lọc, có trích dẫn kỹ càng và đầu tư cẩn thận.

Em xin chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của đề tài này.

<b>Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023 Sinh viên thực hiện </b>

Nguyễn Duy Tân

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hoàn thành đề tài khóa luận, trước hết em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Phan Thị Nhật Tài, là giảng viên hướng dẫn, là người đã tận tâm giúp đỡ em để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Đây là bài khóa luận đánh dấu ngoặc cho quá trình học tập suốt bốn năm đại học nên em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của q thầy cơ để bài khóa luận của em được hồn thiện hơn.

Xin được chân thành cảm ơn!

<b>Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023 Sinh viên thực hiện </b>

Nguyễn Duy Tân

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài ... 1</b>

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 2</b>

<i><b>2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ... 2</b></i>

<i><b>2.2. Các nghiên cứu ở trong nước... 3</b></i>

<b>3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ... 5</b>

<i><b>3.1. Mục tiêu ... 5</b></i>

<i><b>3.2. Nhiệm vụ ... 5</b></i>

<b>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu... 5</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 5</b></i>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN ... 8</b>

<b>1.1. Khái niệm, đặc điểm về lao động chưa thành niên ... 8</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về lao động chưa thành niên ... 8</b></i>

<i><b>1.1.2. Đặc điểm về lao động chưa thành niên ... 12</b></i>

<i>1.1.2.1. Lao động dưới 13 tuổi ... 15</i>

<i>1.1.2.2. Lao động từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi ... 16</i>

<i>1.1.2.3. Lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi ... 18</i>

<b>1.2. Khái quát chung về lao động chưa thành niên... 19</b>

<i><b>1.2.1. Pháp luật lao động chưa thành niên ... 19</b></i>

<i><b>1.2.2. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên ... 20</b></i>

<i><b>1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về lao động chưa thành niên ... 21</b></i>

<b>1.3. Vai trò của lao động chưa thành niên ... 22</b>

<i><b>1.3.1. Đối với bản thân người lao động chưa thành niên ... 22</b></i>

<i><b>1.3.2. Đối với người sử dụng lao động ... 25</b></i>

<i><b>1.3.3. Đối với xã hội ... 27</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ... 30</b>

<b>CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNGCHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ... 31</b>

<b>2.1. Quy định pháp luật về lĩnh vực, ngành nghề đối với lao động chưa thành niên ... 31</b>

<i><b>2.1.1. Quy định của ILO về quy định pháp luật về lĩnh vực, ngành nghề đối với lao động chưa thành niên ... 31</b></i>

<i><b>2.1.2 Quy định của Việt Nam về quy định pháp luật về lĩnh vực, ngành nghề đối với lao động chưa thành niên... 32</b></i>

<b>2.2. Quy định pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với lao động chưa thành niên ... 37</b>

<i><b>2.2.1. Quy định của ILO về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với lao động chưa thành niên ... 37</b></i>

<i><b>2.2.2 Quy định của Việt Nam về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với lao động chưa thành niên ... 38</b></i>

<b>2.3. Quy định pháp luật về giao kết hợp đồng đối với lao động chưa thành </b>

<b>2.4. Quy định pháp luật về tiền lương đối với lao động chưa thành niên ... 41</b>

<i><b>2.4.1. Quy định của ILO về tiền lương đối với lao động chưa thành niên ... 41</b></i>

<i><b>2.4.2. Quy định của Việt Nam về tiền lương đối với lao động chưa thành niên ... 43</b></i>

<b>2.5. Quy định khác ... 44</b>

<i><b>2.5.1. Quy định của ILO ... 44</b></i>

<i><b>2.5.2. Quy định của Việt Nam ... 45</b></i>

<b>2.6. Đánh giá chung thực hiện pháp luật về lao động chưa thành niên ở </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>2.6.2.1. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên 532.6.2.2. Về danh mục các ngành nghề bị cấm sử dụng lao động chưa thành </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>KÍ HIỆU VIẾT TẮT </b>

Hiệp định thương mại tự do

Luật Tiêu chuẩn lao động công bằng.

6 ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế

7 IOE International Organisation of Employers

Tổ chức Quốc tế của Người sử dụng Lao động 8 NĐ - CP Nghị định – Chính phủ

10 TT - BLĐTBXH Thơng tư – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong suốt hành trình tồn tại và phát triển của xã hội, lao động được coi là điều kiện tiên quyết trong suốt quá trình hình thành và phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người được nâng cao hiểu biết về thế giới tự nhiên, nhờ đó con người thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên, giúp con người làm chủ thiên nhiên, biến tài nguyên thiên nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, lao động có ý nghĩa quan trọng với con người và tìm hiểu về nó là cần thiết.

Bên cạnh đó, lao động đối với mỗi quốc gia chính là nền tảng cho hoạt động tạo nên của cải vật chất cho con người, là điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, lao động là khơng thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam cũng vậy. Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý quan trọng; là nơi giao lưu, hội nhập về kinh tế - thương mại của các nước khu vực và thế giới, dẫn đến quá trình lao động sản xuất được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong và ngoài nước.

Trong quá trình hội nhập với quốc tế, Việt Nam cũng đã tham gia trở thành thành viên và kí kết cam kết quốc tế về lao động. Chính tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng ta cũng đã xác định: “Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân”. Đây là minh chứng cho việc Đảng ta nhất quán quan điểm thúc đẩy quyền lợi hợp pháp trong lao động của con người Việt Nam ở giai đoạn mới.

Có thể thấy lao động luôn là vấn đề luôn được quan tâm trong đời sống xã hội. Đặc biệt, lao động chưa thành niên là đối tượng thuộc nhóm lao động yếu thế trong xã hội và có nguy cơ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp trong q trình lao động của mình. Bài khóa luận nhằm đưa ra những lí luận, pháp lý về lao động chưa thành niên để làm rõ vấn đề quyền lợi của người lao động chưa thành niên, đồng thời, nâng cao nhận thức, hành động vì

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đề xuất những kiến nghị nhằm đảm bảo, bảo vệ lao động của người lao động chưa thành niên.

Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về lao động chưa thành niên” để làm rõ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động chưa thành niên, cũng như dựa trên những thực tiễn của lao động chưa thành niên trong cuộc sống để đề xuất những khuyến nghị nhằm đóng góp cho việc bảo đảm, bảo vệ, nâng cao quyền và lợi ích của người lao động chưa thành niên.

<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>

Xét về lĩnh vực lao động và cụ thể là lao động chưa thành niên thì trước đây đã có rất nhiều tác phẩm cũng như cơng trình nghiên cứu trên thế giới và ở trong nước đã đề cập. Chính vì quyền lợi của người lao động chưa thành niên nên nhiều tác giả, nhà nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu và cho ra những tác phẩm, cơng trình có ý nghĩa to lớn.

<i><b>2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài </b></i>

Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu trên thế giới, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Child Labor and the Transition between School and Work” (Lao động trẻ và sự chuyển tiếp giữa trường học và công việc), Sara L. M. Davis, Nxb Palgrave Macmillan (2010). Cuốn sách này tập trung vào tình trạng lao động trẻ ở các quốc gia đang phát triển và những hậu quả xấu cho sức khỏe và tương lai của trẻ em đó.

Thứ hai, tác phẩm “Child Labor and Human Rights”, Brian J. O. Burdekin, Nxb Palgrave Macmillan (2012). Cuốn sách này giải thích mối liên hệ của lao động trẻ liên quan đến các quyền con người và đề xuất những hành động cụ thể để bảo vệ quyền lợi của trẻ em vì thế hệ tương lai.

Thứ ba, tác phẩm “Child Labor: A Global View” David M. Haugen and Susan Musser, Nxb Greenhaven Press (2009). Cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả và chuyên gia khám phá các khía cạnh, vấn đề khác nhau liên quan đến lao động trẻ em trên toàn thế giới. Cuốn sách đề cập đến nhiều chủ đề bao gồm nguyên nhân và hậu quả của lao động trẻ em, nạn bn bán

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

trẻ em, vai trị của tồn cầu hóa trong việc loại bỏ lao động trẻ em, cũng như các hành động và chính sách có thể thực hiện để giải quyết vấn đề này.

Thứ tư, tác phẩm “Global Perspectives on Children's Work and Labour Rights”, Jo Boyden and Manfred Liebel, Nxb Palgrave Macmillan (2017). Cuốn sách bao gồm nhiều chủ đề liên quan đến lao động trẻ em, cung cấp một cái nhìn tồn diện và liên ngành về lao động trẻ em và nhằm cung cấp thơng tin về chính sách, thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của trẻ em trên toàn thế giới.

Thứ năm, tác phẩm “The Routledge Handbook of the History of Global Economic Thought”, Vincent Barnett and Robert W. Dimand, NXb Routledge (2015). Tại chương 35 của cuốn sách đề cập về lao động trẻ em. Chương này có tiêu đề “Child Labour in the History of Global Economic Thought” và nó khám phá quá trình phát triển của lịch sử về thái độ đối xử với lao động trẻ em trong bối cảnh tư tưởng và chính sách kinh tế. Chương này thảo luận nhận thức về lao động trẻ em đã thay đổi như thế nào theo thời gian và các lý thuyết kinh tế đã ảnh hưởng như thế nào đến các chính sách được ban hành để giải quyết vấn đề lao động trẻ em.

<i>Ngồi ra, cịn một số bài viết liên quan đến lao động chưa thành niên như </i>

“Global Estimates of Modern Slavery: Forced Labour and Forced Marriage -

<i>Executive Summary” của ILO; Eliminating child labour – greater engagement </i>

and collaboration needed của UNICEF;… Tất cả các tác phẩm, bài báo liên quan đến lao động trẻ em ở nước ngồi rất đa dạng và chính những tài liệu ấy đã cho tác giả thấy được cái nhìn khách quan của thế giới về lao động chưa thành niên.

<i><b>2.2. Các nghiên cứu ở trong nước </b></i>

Một số tác phẩm tiêu biểu như cuốn sách “Lao động trẻ em và thanh thiếu niên trong sản xuất nông nghiệp”. Đây là tài liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát hành, tập trung vào vấn đề lao động trẻ em và thanh thiếu niên trong lĩnh vực nông nghiệp. Cuốn sách “Lao động trẻ em và thanh thiếu niên trong ngành công nghiệp”. Đây là tài liệu do Bộ Công thương phát hành, tập trung vào vấn đề lao động trẻ em và thanh thiếu niên

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trong lĩnh vực công nghiệp. cuốn sách <small>“Lao động trẻ em trong sản xuất công </small> nghiệp và việc làm” - Trần Phương Thảo. Cuốn sách này tập trung vào vấn đề lao động trẻ em trong sản xuất công nghiệp. Tác giả đưa ra những phân tích sâu sắc về tình trạng lao động trẻ em, những nguyên nhân, tác động và giải pháp để bảo vệ quyền lợi của chúng. Cuốn sách “Lao động trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam” - Nguyễn Đức Nga. Cuốn sách này cung cấp thơng tin tổng quan về tình trạng lao động trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam, bao gồm các yếu tố nguyên nhân, tác động và giải pháp để bảo vệ quyền lợi của họ.

Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến lao động chưa thành niên như “Lao động chưa thành niên ở các nhà máy ở Việt Nam” - Luận văn của thạc sỹ Khoa học Xã hội Trần Thị Thu Trang; “Vai trò của giáo dục trong việc ngăn chặn lao động trẻ em” - Luận văn thạc sỹ Khoa học Xã hội của Nguyễn Thị Khánh Linh; “Tình hình lao động trẻ em tại các nhà máy công nghiệp khu vực Hà Nội và giải pháp khắc phục” - Đề tài nghiên cứu của Đoàn Thị Huyền Trang và Lưu Thị Thanh Hương; “Lao động trẻ em ở vùng nông thôn Việt Nam và vai trò của phụ huynh trong việc ngăn chặn” - Đề tài nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọc Nga; “Chính sách pháp luật về lao động trẻ em tại Việt Nam và những thách thức” - Đề tài nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Huyền; “Lao động trẻ em tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” - Luận văn thạc sỹ Khoa học Xã hội của Nguyễn Hải Yến; Pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên ở Việt Nam - Luận văn của thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Thủy; “Đặc điểm và tình hình hiện tại của lao động chưa thành niên tại Việt Nam” - Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng;…Đều liên quan đến vấn đề quyền lợi của người lao động chưa thành niên.

Đây là những tài liệu q giá giúp tác giả có cái nhìn khách quan, khoa học trong tiếp cận và giải quyết các vấn đề về nghiên cứu đối tượng lao động chưa thành niên tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Mục tiêu </b></i>

Mục tiêu của đề tài nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của lao động chưa thành niên để hiểu rõ những vấn đề pháp lý liên quan về lao động chưa thành niên. Bên cạnh đó, tìm kiếm các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên ở Việt Nam và trên thế giới, cùng với thực tiễn lao động chưa thành niên ở Việt Nam để có cái nhìn tổng quan hơn. Dựa vào cơ sở pháp lý và thực tiễn để đưa ra đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao quyền lợi của người lao động chưa thành niên, nâng cao nhận thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động chưa thành niên trong cuộc sống xã hội.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ </b></i>

Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận sẽ tập trung các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hệ thống các vấn đề lý luận về lao động chưa thành niên để có góc nhìn tổng thể về các vấn đề trong lao động chưa thành niên.

Thứ hai, tìm hiểu cơ sở pháp lý của lao động chưa thành niên, tìm hiểu việc áp dụng pháp luật lao động chưa thành niên trong và ngoài nước qua các nguồn dữ liệu uy tín từ ILO, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,…nhằm đưa ra một số đánh giá về việc thực hiện đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động chưa thành niên.

Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị đúc kết được để góp phần nâng cao điều kiện lao động cho người lao động chưa thành niên tại Việt Nam.

<b>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận này là các quy định pháp luật về lao động chưa thành niên, tập trung ở Bộ luật lao động 2019 và các quy định của ILO.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

Khóa luận nghiên cứu về lý luận và thực tiễn vấn đề pháp luật về lao động chưa thành niên với phạm vi nghiên cứu là các văn bản quy phạm pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Việt Nam hiện hành điều chỉnh có liên quan đến đối tượng lao động chưa thành niên và mở rộng thêm với một số quy định quốc tế liên quan đến lao động chưa thành niên có chọn lọc.

Về mặt thời gian, từ Bộ luật Lao động năm 2012 (Bộ luật lao động 2012 được ban hành) đến nay.

<b>5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Cơ sở lý luận </b></i>

Đề tài được triển khai trên nền tảng hệ thống các giáo trình, sách chuyên khảo, văn bản pháp luật, công ước quốc tế,… về lao động chưa thành niên nhằm tạo tính chính xác cho cơ sở lí luận, cũng như về mặt pháp lý.

Các báo cáo thống kê chính thống từ ILO, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,… để có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về thực tiễn áp dụng pháp luật lao động chưa thành niên.

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

Đề tài nghiên cứu pháp luật về lao động chưa thành niên của khóa luận sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, tổng hợp, khái quát hoá,… qua các hệ thống lý thuyết đã có sẵn ở nội dung chương 1 để có góc nhìn rõ hơn của pháp luật về lao động chưa thành niên ở nội dung chương 1.

Phương pháp thống kê số liệu: Tìm kiếm và tập hợp các thông tin, số liệu về lao động chưa thành niên từ nguồn chính thống của Việt Nam và quốc tế như ILO, Bộ Lao động,… ở nội dung của chương 2 để minh chứng cho cơ sở pháp luật lao động chưa thành niên.

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ những vấn đề phân tích trước đó sẽ tổng hợp lại những những mặt đạt được và những mặt hạn chế để đưa ra một cách nhìn một cách khách quan nhất ở nội dung 2.5 của chương 2. Từ đó, có thể xây dựng được một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên ở Việt Nam cho nội dung 2.6 của chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>6. Bố cục của đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của khóa luận gồm có 2 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về lao động chưa thành niên.

Chương 2: Pháp luật về lao động chưa thành niên và một số giải pháp kiến nghị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. Khái niệm, đặc điểm về lao động chưa thành niên </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về lao động chưa thành niên </b></i>

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lao động là điều kiện cơ bản về sự tồn tại của con người; lao động đã giúp con người đã tách khỏi giới động vật, có thể chế ngự tự nhiên và bắt nó phục vụ lợi ích của mình; qua q trình lao động mà con người biết chế tạo công cụ lao động, phát huy hết khả năng, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để nâng cao năng suất lao động. Tất cả những điều đó đã quyết định sự phát triển, tiến bộ của loài người và của xã hội. Trong xã hội văn minh, các cá nhân thường thể hiện lao động sáng tạo, có kỷ luật, mang tính tự do, tự giác, nghĩa là mỗi người lao động là để cho mình, cho tập thể, cho tồn xã hội.

Theo Bộ luật lao động 1994 cũng đã đề cập đến định nghĩa của lao động

<i>như sau: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”</i><small>1</small>.

<i>Hay theo Wiktionary Từ điển mở, lao động được giải thích “Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội”</i><small>2</small>.

<i>Bên cạnh đó, nhiều định nghĩa khác nhau về lao động như: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại”</i><small>3</small>.

Hay trong giáo trình tâm lý học lao động - Trường Đại học Lao động Xã hội đề cập đến lao động, như là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Thứ nhất, lao động là một hoạt động rất đặc thù của đời sống con người, có vai trị quan trọng trong q trình chuyển hóa từ vượn thành người, ngoài ra lao động cịn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành, phát triển tâm lý người, làm cho tâm lý người có bản chất xã hội, lịch sử. Ph.Ănghen đã chỉ rõ

<i>rằng: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người...lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. </i>

Thứ hai, lao động là một hoạt động thực tiễn, là một loại hoạt động có ý thức, được tiến hành theo một nhiệm vụ xác định và thực hiện một mục đích

<i>đã xác định từ trước. C.Mác đã nêu ra định nghĩa như sau về lao động: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một q trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên...”</i><small>4</small>.

Vậy nên lao động không những là điều kiện cần có cho sự tồn tại và phát triển mà nó cịn giúp con người nâng cao trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên, những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Chúng ta có thể thấy lao động có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và việc hiểu về lao động là một điều cần thiết. Do đó, định nghĩa về lao động rất đa dạng nhưng chung quy lại các khái niệm lao động được hiểu chung là hoạt động của con người tạo ra những sản phẩm về vật chất lẫn tinh thần nhằm phục vụ cho các nhu cầu của con người trong cuộc sống và đóng góp lợi ích cho xã hội. Bên cạnh đó, lao động cịn giúp con người phát triển bản thân một cách toàn diện.

Chúng ta sẽ tìm hiểu một khía cạnh trong lao động, đó chính là lao động chưa thành niên. Các đối tượng lao động có độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi trong bài viết sẽ được sử dụng các từ ngữ thay thế bao gồm trẻ em, người chưa thành niên, người lao động chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam và đồng thời, đối tượng lao động này là nhóm lao động yếu thế trong xã hội cần được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động 2019 đã quy định lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi<small>5</small>. Nếu lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì khơng được làm cơng việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định pháp luật<small>6</small>. Nếu lao động chưa thành niên là người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành<small>7</small>. Nếu người lao động chưa thành niên mà người đó chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định. Như vậy, lao động chưa thành niên ở Việt Nam được hiểu là những đối tượng lao động chưa đủ 18 tuổi và làm những công việc phù hợp với thể lực, trí lực, nhân cách được quy định trong Bộ luật lao động 2019.

Vì độ tuổi của trẻ em cũng nằm trong khoảng tuổi của lao động chưa thành niên nên những đối tượng này cũng được gọi là lao động chưa thành niên. Theo Điều 1 Phần I của Hiệp ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

<i>thì định nghĩa trẻ em như sau: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”</i><small>8</small>.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 1 Chương I của Luật trẻ em năm 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi<small>9</small>. Có thể thấy sự khác biệt về quy định độ tuổi trẻ em của Việt Nam là người dưới 16 tuổi thay vì dưới 18 tuổi như với thế giới.

Bên cạnh đó, cần chú ý trẻ em là đối tượng có độ tuổi dưới 16 tuổi, trong khi lao động chưa thành niên là người có độ tuổi dưới 18 tuổi nên giữa hai đối tượng này vẫn có một khoảng độ tuổi không trùng nhau là từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó, trẻ em tham gia lao động là lao động người chưa thành niên nhưng không phải người chưa thành niên nào cũng đều là trẻ em.

<small> </small>

<small>5 Tại Điều 143 Mục 1 Chương XI của Bộ luật lao động 2019. </small>

<small>6 Tại Điều 147 của Bộ luật lao động 2019.</small>

<small>7 Tại Phụ lục II, Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH. </small>

<small>8 Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 1989. </small>

<small>9 Luật trẻ em 2016, Quốc hội, ban hành ngày 05 tháng 04 năm 2016. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã định nghĩa lao động trẻ em

<i>như sau: “Lao động trẻ em (Child Labour) là công việc khiến trẻ em mất đi tuổi thơ (childhood), tiềm năng (potential) và nhân cách (dignity), đồng thời có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ. Nó đề cập đến cơng việc mà gây nguy hiểm và gây hại cho trẻ em về mặt tinh thần (mentally), thể chất (physically), xã hội (socially) hay đạo đức, nhân phẩm (morally); công việc gây cản trở việc học tập của trẻ em bằng cách tước đi cơ hội đến trường học tập của các em; buộc các em phải nghỉ học sớm; hoặc phải kết hợp việc học tập với làm việc nặng nhọc trong nhiều giờ”</i><small>10</small>.

Trong cuốn sách tranh “Bạn biết gì về lao động trẻ em” của văn phòng

<i>Hà Nội vào ngày 21 tháng 5 năm 2019 đăng trên ILO có đề cập “Lao động trẻ em là tình trạng trẻ em và người chưa thành niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động, cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, nhân cách của trẻ”</i><small>11</small>.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể nói lao động trẻ em là những lao động dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, định nghĩa lao động trẻ em thường được nhắc đến việc sử dụng trẻ em vào các công việc trái với quy định của pháp luật, những cơng việc đó gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em nên định nghĩa lao động trẻ em là người lao động dưới 16 tuổi chưa hồn tồn chính xác, do nó chưa được cơ sở pháp lý nào quy định.

Đồng thời, các hình thức lao động trẻ em tồi tệ cũng có tỉ lệ xảy ra trong các hoạt động kinh tế cao hơn so với trẻ em lao động bằng hình thức làm việc nội trợ của hộ gia đình hoặc cơng việc vặt ở nhà trường (Đây không thuộc nhóm trẻ em hoạt động kinh tế).

Tóm lại, tất cả các định nghĩa về lao động, lao động chưa thành niên, lao động trẻ em được nêu trên nhằm mục đích hiểu cặn kẽ hơn về lao động chưa <small> </small>

<small>10 (Truy cập ngày 14/03/2023). </small>

<small>11 (Truy cập ngày 14/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thành niên và các vấn đề liên quan xoay quanh nó. Dựa trên cơ sở đó để hiểu về lao động chưa thành niên hơn, từ đó, phân tích được các đặc điểm của lao động chưa thành niên một cách hiệu quả.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm về lao động chưa thành niên </b></i>

Lao động là một hoạt động có mục đích nhất định và có sự tham gia của ý thức của con người nhằm tạo ra sản phẩm về vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự hưng thịnh của mỗi quốc gia, cũng như những mặt cần được quan tâm trong lao động. Chúng ta sẽ tập trung đến những đối tượng lao động yếu thế, đặc biệt là lao động chưa thành niên hiện nay.

Vì lao động chưa thành niên cũng thuộc đối tượng lao động nên hầu như có tất cả đặc điểm của lao động, như là:

Đầu tiên, lao động có tính đối tượng. Lao động bao giờ cũng hướng vào đối tượng, đối tượng của lao động được thể hiện rất rõ trong động cơ của lao động. Động cơ có tác dụng thúc đẩy người lao động tích cực hoạt động nhằm tác động vào khách thể để biến đổi nó thành sản phẩm vật chất hoặc tiếp nhận nó và chuyển vào đầu óc của mình để tạo ra cấu trúc tâm lý mới cho mình.

Thứ hai, lao động có tính chủ thể. Lao động luôn do chủ thể thực hiện, chủ thể có thể là một cá nhân, có thể là một nhóm người cùng tương tác với nhau để thực hiện một mục tiêu chung. Do vậy, khi lao động chủ thể đều đưa vào hoạt động những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của riêng mình, làm cho lao động của mỗi cá nhân mang đậm màu sắc chủ thể.

Thứ ba, lao động có tính xã hội. Lao động bao giờ cũng diễn ra trong nhóm xã hội, trong mối quan hệ tương tác giữa cá nhân này và cá nhân khác. Mục đích của lao động hướng vào mục đích có tính xã hội và sản phẩm của lao động làm ra hướng vào việc đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thứ tư, lao động có tính mục đích. Hoạt động lao động nhằm thực hiện một mục đích tự giác, đã xác định từ trước. Mục đích này có liên quan trực tiếp tới động cơ lao động, liên quan đến nhu cầu của từng cá nhân và xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Cuối cùng, lao động có tính gián tiếp. Công cụ lao động, ngơn ngữ và những hình ảnh tâm lý có trong đầu là những phương tiện trung gian để con người tiến hành hoạt động lao động của mình<small>12</small>.

Ngồi đặc điểm của lao động chưa thành niên nói trên, chúng ta cịn cần phải dựa trên hai tiêu chí đó là pháp luật và đặc điểm tâm sinh lý.

Trước tiên sẽ xét trên tiêu chí pháp luật, muốn tham gia vào quan hệ lao động thì người lao động phải có năng lực chủ thể - đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

Về năng lực pháp luật lao động, theo Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết<small>13</small>. Như vậy có thể hiểu, năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng mà pháp luật quy định họ có thể tham gia vào quan hệ trở thành người được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ pháp lý. Do đó, năng lực pháp luật lao động là khả năng pháp luật quy định cá nhân có quyền được làm việc, được trả công và thực hiện nghĩa vụ.

Năng lực pháp luật lao động khác với năng lực pháp luật dân sự ở điểm, năng lực pháp luật lao động không xuất hiện từ khi cá nhân sinh ra mà phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì người đó mới có năng lực pháp luật lao động. Tùy vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà quy định về độ tuổi cá nhân có năng lực pháp luật lao động cũng khác nhau. Bộ luật Lao động của Việt Nam năm 2012 quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có năng lực pháp luật lao động. Cũng như năng lực pháp luật dân sự nói chung, năng lực pháp luật lao động khơng phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà nó được pháp luật quy định và không thể chuyển giao cho người khác<small>14</small>.

<small> </small>

<small>12 Giáo trình tâm lý học lao động, Trường Đại học Lao động - Xã hội </small>

<small>( - Truy cập ngày 14/03/2023). </small>

<small>13 Tại Điều 16 Mục 1 Chương III của Bộ luật dân sự 2015. </small>

<small>14 (Truy cập ngày 15/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Về năng lực hành vi lao động, theo Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự<small>15</small>. Vậy năng lực hành vi lao động của cá nhân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ trực tiếp tham gia vào một quan hệ pháp luật lao động để gánh vác những nghĩa vụ và thực hiện những quyền lợi của người lao động.

Nếu năng lực hành vi dân sự gắn liền với độ tuổi và trạng thái sức khỏe tinh thần của cá nhân, thể hiện trên hai khía cạnh: khả năng giao dịch (năng lực thực hiện các giao dịch) và khả năng gánh chịu trách nhiệm (độc lập chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình) thì năng lực hành vi lao động lại được thể hiện trên hai yếu tố thể lực (điều kiện về sức khỏe có thể thực hiện được một cơng việc nhất định) và trí lực (trình độ chun mơn kỹ thuật). Như vậy, muốn có năng lực hành vi lao động, cá nhân phải trải qua một thời gian phát triển cơ thể và phải có q trình tích lũy kiến thức, kỹ năng lao động<small>16</small>.

Như vậy, năng lực pháp luật lao động là tiền đề, là quyền lao động khách quan của chủ thể, còn năng lực hành vi lao động là hành động thực hiện hóa các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ lao động. Cả hai có mối quan hệ bổ trợ cho nhau tạo nên thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ lao động.

Trong khi lao động con người cũng sử dụng sức mạnh thần kinh, trí não, tâm lý, sức mạnh cơ bắp, thông qua việc sử dụng công cụ lao động, con người tương tác với thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía bản thân mình. Khi xem xét lao động không thể tách rời khỏi các đặc điểm sinh học trong quá trình mà con người lao động. Bởi vì thế, khơng thể khơng xét đến tiêu chí về đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên trong lao động để chúng ta thấy được sự khác biệt giữa lao động chưa thành niên và lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Đối với lao động trưởng thành, họ đã hồn thiện về cơ thể, trí tuệ, tâm lý, nhân cách. Còn lao động chưa thành niên là lao động chưa trưởng thành, chưa có đủ khả năng ổn định về thể chất, tâm lý và năng lực trí tuệ như người trưởng thành nên chính vì lí do đó, họ bị giới hạn về các ngành, lĩnh vực nhất định, thời gian làm việc và có những nguyên tắc, quy định khi sử dụng lao động chưa thành niên.

Theo quy định của Khoản 3 Điều 145 Mục 1 về lao động chưa thành niên trong Bộ luật lao động 2019 và phụ lục II, V ban kèm Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động chưa thành niên thì các ngành nghề, công việc dành cho người lao động chưa thành niên như biểu diễn nghệ thuật, vận động viên thể thao, các nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ cũng như các công việc khác phù hợp cho từng đối tượng có độ tuổi khác nhau như người chưa đủ 13 tuổi, người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Dựa vào cơ sở đó mà đặc điểm sinh học của lao động chưa thành niên được chia ra thành 3 nhóm như sau.

<i>1.1.2.1. Lao động dưới 13 tuổi </i>

Phần này chỉ đề cập đến cấp tiểu học và lớp 6, 7 của cấp trung học cơ sở. Đầu tiên, tuổi nhi đồng (6 - 12 tuổi). Đây là bước chuyển biến khi các em được bước vào trường tiểu học và tạm biệt trường mẫu giáo của mình. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến từ hoạt động chủ yếu là vui chơi sang chủ yếu là học tập là chính.

Về cấu trúc cơ thể, cơ quan hoàn thiện thiện, hệ cơ và xương đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nên các em rất thích các trị chơi vận động như chạy, nhảy, nơ đùa… Tuy nhiên, sức khỏe, hệ xương vẫn yếu hơn rất nhiều so với người lớn nên người sử dụng lao động cần chú ý về thời gian lao động cũng như thể trạng của đối tượng này. Tri giác nhạy bén, tò mò với thế giới xung quanh, trí tưởng tượng phong phú và ở giai đoạn đầu sẽ dựa bằng trực quan, lúc này tư duy vẫn cịn máy móc cùng với khả năng ghi nhớ chưa cao nên trong làm việc có thể bị nhầm lẫn, sai sót.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Về mặt tâm lý, tính cách của trẻ còn đang trong quá trình hình thành, chưa có sự ổn định, những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ bộc lộ một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng. Khả năng kiểm soát cảm xúc còn non nớt, dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, tuy vậy đã có sự trưởng thành hơn so với tuổi mầm non. Vì độ tuổi này có tâm lý tị mị với cuộc sống nên cần có sự định hướng của người lớn để trẻ có thể có hành động đúng đắn. Chính độ tuổi này, trẻ có thể bắt đầu bộc lộ những năng khiếu như thơ, ca, hội họa, thể thao, khoa học, ngoại ngữ,…<small>17</small>

Vì cơ thể vẫn cịn đang trong q trình phát triển và tâm lý của trẻ còn non nớt, chưa ổn định nên những công việc liên quan như nghệ thuật, thể dục, thể thao là những công việc phù hợp với thể lực, trí lực, nhân cách và ít ảnh hưởng tiêu cực người lao động chưa đủ 13 tuổi nhằm giúp trẻ được phát triển một cách tồn diện trong độ tuổi của mình.

<i>1.1.2.2. Lao động từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi </i>

Đối tượng lao động của nhóm tuổi này thuộc lứa tuổi thiếu niên (12 - 14,15 tuổi) và cũng thuộc nhóm học sinh trung học cơ sở.

Về cấu trúc cơ thể, đây là lứa tuổi trong quá trình dậy thì nên cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng khơng đồng đều, có sự chênh lệch giữa nam và nữ về mặt cơ thể. Sự phát triển hệ xương như các tay, xương chân rất phát triển nhưng xương bàn tay dài hơn xương ngón tay, điều này đã gây ra sự mất cân đối của hệ xương khiến hành động thao tác của các em hay lóng ngóng, vụng về, thiếu khéo léo khi làm việc hay làm đổ vỡ. Đặc biệt ở độ tuổi này hệ xương phát triển tốt cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ canxi cho sự phát triển cũng như là các tư thế khi làm việc để tránh ảnh hưởng đến cột sống và phát triển đến chiều cao. Tri giác của học sinh lúc này cũng được phát triển mạnh mẽ, mà các em có khả năng phân tích tổng hợp phức tạp khi quan sát đối tượng nhờ vậy mà đối tượng tri giác được phản ánh một cách sâu sắc hơn tuy nhiên thì khơng phải em nào cũng đạt được trình độ tri giác như nhau,

<small> </small>

<small>17 (Truy cập ngày 15/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

một số em vẫn có tính vội vàng, hấp tấp, thiếu tính hệ thống, thiếu tính tổ chức khi quan sát. Vì vậy cần sự hướng dẫn, quan sát của người sử dụng trong quá trình lao động

Về mặt tâm lý, sự phát triển về tư duy chưa đồng đều nên các em cần được sự hướng dẫn kỹ càng, rõ ràng và đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này khá phức tạp do các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, thường dẫn đến rối loạn hoạt động hệ thần kinh. Do đó các em dễ xúc động, dễ bực tức, phản ứng gay gắt mạnh mẽ và những cơn xúc động. Đây là thời kỳ “ngã ba đường” của sự phát triển, vì vậy cần tạo ra định hướng đúng đắn, thuận lợi để trẻ trở thành một người công dân tốt. Bên cạnh đó tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển, vì các em vừa có tính trẻ em vừa có tính người lớn và có mong muốn tự khẳng định bản thân mình như là người lớn<small>18</small>.

Ngồi chú ý đến thể chất của đối tượng này, người sử dụng lao động còn phải đặc biệt chú ý hơn về tâm lý của độ tuổi này. Vì đây là độ tuổi bồng bột, tập tòi làm người lớn nên người sử dụng lao động cần có những phương pháp hướng dẫn, đào tạo trong lao động phù hợp với sự phát triển tâm lí của trẻ theo hướng tích cực, đáp ứng u cầu cơng việc. Vì độ tuổi này rất nhạy cảm nên không chê bai, la mắng thậm tệ khi những đối tượng này mắc sai lầm mà phải có những cách thức xử lý khéo léo, chun nghiệp.

Chính vì đặc điểm của độ tuổi này mà các công việc như biểu diễn nghệ thuật, vận động viên thể thao, lập trình phần mềm, các nghề truyền thống (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại), các nghề thủ công mỹ nghệ, đan lác làm đồ gia dụng, gói nem, ni tằm, chăn ni gia súc tại nơng trại,… Đây là những công việc phù hợp với thể chất, trí lực, nhân cách của người lao động từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi và đặc biệt không làm thêm giờ hoặc làm vào ban đêm.

<small> </small>

<small>18 Giáo trình tâm lí học giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>1.1.2.3. Lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi </i>

Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì: Thời kì từ 15 - 18 tuổi gọi là tuổi đầu thanh niên và thời kì từ 18 - 25 tuổi là giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên). Như vậy, có thể xác định nhóm lao động này chính là nhóm lao động thuộc tuổi đầu thanh niên.

Về cấu trúc cơ thể, ở độ tuổi này cơ thể đã đạt được sự trưởng thành. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển thể chất êm đềm, hài hòa, cân đối, tuy nhiên vẫn còn kém so với người lớn. Hệ thống xương, cơ phát triển đều, cân đối và khỏe mạnh. Sức mạnh cơ bắp tăng nhanh dễ đạt được thành tích trong thể thao những đặc điểm này làm tăng khả năng làm việc khiến các em trở thành một người lớn một cách khách quan. Các hoạt động trí tuệ và tư duy được phát triển mạnh, khả năng ghi nhớ ngày càng tăng, nhìn chung trí tuệ của thanh niên học sinh đã đạt đến sự trưởng thành.

Về mặt tâm lý, ý thức ở độ tuổi này là người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm chú ý đến mình nên đơi lúc các em có những sự đánh giá chưa đúng đắn, lệch lạc vì các em chỉ chấp nhận những gì mà bản thân cho là hợp lý, là hữu ích, độc lập lựa chọn những phương thức hành vi, hệ giá trị và những chuẩn mực theo quan điểm riêng của mình.

Qua đó chúng ta thấy được tuổi thanh niên học sinh là thời kỳ trưởng thành về mặt công dân, là thời kỳ của tự xác định, của sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội, hình thành các phẩm chất tinh thần của người công dân. Nhân cách được hình thành dưới sự ảnh hưởng của một vị thế hoàn toàn mới trong tập thể nhà trường xã hội, tuy nhiên học sinh trung học phổ thông chưa thể được coi là người lớn hoàn toàn. Trong các lập luận đánh giá quan điểm đối với cuộc sống, đối với tương lai của bọn em vẫn cịn nhiều dấu tích của tuổi thơ nên sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống. Do đó, có thể nói, học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi nằm trong các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành với các

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đặc điểm vừa trẻ em vừa người lớn nhưng những đặc điểm của người lớn đã chiếm ưu thế<small>19</small>.

Vì những đặc điểm của người lớn đã chiếm ưu thế ở đối tượng của nhóm tuổi này nên các công việc như là biểu diễn nghệ thuật, vận động viên thể thao, viết văn viết báo, lập trình phần mềm, các nghề truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ, đan lát, gói nem, đưa tin, bán hàng tận nhà, gia sư, bảo vệ, thu ngân, bán hàng trong siêu thị,...Các công việc được mở rộng hơn hai nhóm độ tuổi trước đó, do cơ thể lúc này đã phát triển toàn diện nên các cơng việc này phù hợp với thể lực, trí lực và nhân cách của người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Ở độ tuổi này người lao động được làm thêm giờ và làm vào ban đêm ở các lĩnh vực công việc như biểu diễn văn nghệ, vận động viên thể thao.

Qua từng nhóm lao động với các độ tuổi khác nhau thì các em lại có những đặc điểm phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách khác nhau và dựa vào các đặc điểm của từng nhóm tuổi mà pháp luật quy định những mức độ công việc cho các lao động chưa thành niên được tham gia là khác nhau, phù hợp với đối tượng đó và đồng thời, các cá nhân sử dụng lao động chưa thành niên phải tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo được nâng cao về thể lực, trí lực, nhân cách để các cá nhân đó được phát triển tồn diện, trở thành một cơng dân có ích cho xã hội, trở thành nguồn lao động chất lượng cho đất nước.

<b>1.2. Khái quát chung về lao động chưa thành niên </b>

<i><b>1.2.1. Pháp luật lao động chưa thành niên </b></i>

Pháp luật lao động chưa thành niên là những quy định về việc sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi tại Việt Nam. Những đối tượng tại độ tuổi này chưa đủ điều kiện lao động và có thể phải đi học hoặc được tham gia các hoạt động giáo dục khác. Chính phủ đã ban hành nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên, bao gồm các quy định về giờ làm việc, mức lương, an toàn và sức khỏe, cũng như các quy định về việc tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên.

<small> </small>

<small>19 Giáo trình tâm lí học giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam cần phải tuân thủ các quy định Nhà nước ban hành để đảm bảo không vi phạm pháp luật lao động chưa thành niên. Ngoài ra, quy định về các nguyên tắc cần thực hiện khi sử dụng lao động chưa thành niên và các hình thức xử lý vi phạm, cùng với việc cấm tuyển dụng lao động chưa thành niên vào các công việc độc hại, nặng nhọc, có tính nguy hiểm cao nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của người chưa thành niên.

Các quy định của pháp luật lao động chưa thành niên đảm bảo một môi trường lao động an toàn, lành mạnh, giúp cho các em phát triển về mặt kỹ năng và kiến thức, đồng thời bảo vệ quyền lợi và đem lại cơ hội cho các em phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách tốt hơn trong tương lai. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định ràng buộc việc sử dụng lao động chưa thành niên phải được quản lý một cách nghiêm ngặt và xử lý nghiêm minh nếu vi phạm dẫn đến tình trạng bị lạm dụng lao động.

<i><b>1.2.2. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên </b></i>

Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên là hệ thống những quy định và quy tắc được đặt ra để bảo vệ quyền lợi của đối tượng lao động dưới 18 tuổi, đồng thời đảm bảo môi trường làm việc an toàn, phù hợp và tránh ảnh hưởng đến quá trình học tập, bảo vệ sức khỏe của lao động chưa thành niên. Các nguyên tắc này được đưa ra trong pháp luật lao động chưa thành niên tại Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên Điều 144 của Bộ luật lao động 2019 đã quy định lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan Nhà nước có

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thẩm quyền yêu cầu. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Bên cạnh đó, việc sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc được hướng dẫn cụ thể tại Chương II của Thơng tư 09/2020/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau:

Thứ nhất, khi giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

Thứ hai, người sử dụng phải bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.

Thứ ba, khi tuyển dụng và sử dụng cần phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng.

Thứ tư, người sử dụng lao động phải bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

<i><b>1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về lao động chưa thành niên </b></i>

Đối tượng điều chỉnh của lao động chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi và chưa đủ điều kiện để lao động tại Việt Nam. Pháp luật lao động chưa thành niên tại Việt Nam quy định rằng các tổ chức, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào các lĩnh vực, ngành nghề được pháp luật lao động quy định và khi làm việc tránh ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển về thể chất, tinh thần và nhân cách.

Bộ luật lao động là nơi quy định các quy tắc, điều kiện và quyền lợi của người lao động. Việc điều chỉnh nội dung của pháp luật lao động chưa thành niên được thực hiện để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại và cũng như phù hợp với các công ước về lao động chưa thành niên mà Việt Nam đã kí kết với các tổ chức quốc tế nhằm tạo ra một môi trường lao động cơng bằng, an tồn, và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động chưa thành niên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>1.3. Vai trò của lao động chưa thành niên </b>

<i><b>1.3.1. Đối với bản thân người lao động chưa thành niên </b></i>

Theo điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2018, cả nước có hơn một triệu (1.031.944) trẻ em 5 - 17 tuổi tham gia lao động, chiếm 5,4% tổng số trẻ em 5 - 17 tuổi và chiếm 58,8% trẻ em 5 - 17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế trong đó gần 59% trẻ em trai và trên 41% là trẻ em gái gần 51,3% nằm trong nhóm tuổi 15 - 17. Trên 84% lao động trẻ em phân bố ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động trẻ em ở khu vực nông thôn là 6,6% cao hơn 2,5 lần so với tỷ lệ lao động trẻ em ở khu vực thành thị (2,6%)<small>20</small>. Qua số liệu thống kê được công bố, đối tượng chưa thành niên tham gia lao động chiếm tỉ lệ khá cao và có thể thấy tỷ lệ tham gia lao động ở nông thôn sớm hơn, nhiều hơn so với thành thị. Do đó, nhu cầu làm việc ở độ tuổi này cũng khá cao.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em tham gia hoạt động kinh tế; trong đó, có 33,3% trẻ em tham gia lao động vì muốn được tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, phụ giúp gia đình; trên 17,9% tham gia lao động với mục đích tạo thu nhập cho hộ gia đình, đóng góp vào thu nhập của hộ và khoảng 6,2% trẻ em tham gia lao động vì mục đích tạo thu nhập cho bản thân. Tuy nhiên cũng có đến hơn 1/3 số trẻ hoạt động kinh tế không xác định được nguyên nhân tham gia lao động<small>21</small>.

Việc lao động từ độ tuổi chưa thành niên đối với thế giới đó là việc làm gây các tác động tiêu cực đến trẻ em, còn ở Việt Nam, hiểu được các đặc thù và nhu cầu làm việc của những đối tượng này mà nước ta ban hành các điều khoản dành cho lao động chưa thành niên trong Bộ luật lao động 2019, nhờ đó quyền và lợi ích hợp pháp và điều kiện làm việc được đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình lao động. Bên cạnh được đảm bảo điều kiện trong quá trình làm việc, lao động đối với người chưa thành niên cịn mang lại nhiều lợi ích, có thể nêu một số lợi ích như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Thứ nhất, lao động chưa thành niên thông qua lao động tạo thu nhập cho bản thân để thỏa mãn mục đích tiêu dùng của bản thân mình. Vì tiêu dùng là yếu tố khiến những đối tượng lao động chưa thành niên tham gia vào quá trình lao động. Đa phần các cá nhân đều có mong muốn mua sắm các sản phẩm nên tiền chính là phương tiện lưu thơng, thanh tốn để thực hiện hóa những nhu cầu, mong muốn của bản thân. Do đó, các đối tượng lao động chưa thành niên tham gia nhiều vào nhữung cơng việc trong xã hội nhằm mục đích kiếm tiền để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân mình.

Thứ hai, tuy Việt Nam là nước đang phát triển nhưng nhiều gia đình có hồn cảnh khó khăn hay các em thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thường mong muốn được đi làm để kiếm tiền phụ giúp cho gia đình. Chính vì những lí do này mà tình trạng lạm dụng, bóc lột sức lao động ở trẻ em xảy ra thường xuyên với tần xuất lớn. Bên cạnh đó, mục đích chính của việc tham gia lao động từ các em đơn giản là mong muốn được chứng tỏ bản thân hay chỉ muốn giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình. Với các công việc được quy định phù hợp với độ tuổi lao động chưa thành niên sẽ là những công việc phù hợp với mong muốn tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình một cách hợp pháp.

Thứ ba, một số em có nhu cầu tìm hiểu các công việc đa dạng với mong muốn được trải nghiệm các cơng việc thú vị, thỏa trí tị mị. Tuy nhiên, pháp luật sẽ có quy định những công việc phù hợp với năng lực và đảm bảo sức khỏe của bản thân lao động chưa thành niên. Chẳng hạn như, tại Phụ lục II, V ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH quy định về các công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi, công việc cho người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi<small>22</small>. Hay tại Khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động 2019 có quy định các cơng việc người dưới 13 tuổi sẽ được làm.

Đa phần các công việc này đã được nghiên cứu, xem xét mức độ phù hợp với các đặc điểm của lao động chưa thành niên. Ngoài việc mở rộng vốn <small> </small>

<small>22 Thông tư 09/2020/TT-BLDTBXH về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động chưa thành niên. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

luyến trải nghiệm cuộc sống của các em, nó cịn mở ra cơ hội để các em tìm thấy những điểm mạnh, năng lực mới phát hiện của bản thân.

Chẳng hạn, khi tham gia vào vận động viên thể thao như bơi lội, đá bóng, chạy bộ,… thì em sẽ có cơ hội để bộc lộ những tài năng thiên bẩm của mình hay khi làm các cơng việc về lập trình phần mềm thì các em phát huy được những khả năng nhạy bén, tư duy tính tốn,…của mình và các em tham gia biểu diễn nghệ thuật cũng vậy, cũng sẽ phát triển được những tài năng ca hát, múa may từ mình. Từ những điều nói trên, các em sẽ tự mình định hướng hay được gia đình hoặc nhà trường định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ,… để tạo những điều kiện tốt nhất cho việc phát triển bản thân.

Đồng thời, thơng qua lao động mà các em cịn được trau dồi, phát triển các phẩm chất đạo đức tốt đẹp như kiên trì, trách nhiệm, yêu thương,…cho bản thân mình. Đặc biệt hơn cả, có những em sống dậy đam mê với các nghề truyền thống, văn hóa tốt đẹp của đất nước khiến các em theo với nghề này.

Đối với danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì cơng việc ở độ tuổi này ngồi những cơng việc như của độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì nó được mở rộng thêm, như là viết văn, viết báo, bán hàng tận nhà, bảo vệ, thu ngân, tham gia dịch vụ bán hàng,…Nói chung đây là các cơng việc này khá phổ biến trong xã hội, hay nói cách khác, là các cơng việc có tỉ lệ xuất nhiều trong xã hội. Chính vì thế, ngồi nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng,… thì mối quan hệ xã hội (như đồng nghiệp, khách hàng,…) của người lao động chưa thành niên được mở rộng hơn nữa.

Qua những điều nêu trên, chúng ta có thể thấy được đối với lao động chưa thành niên, lao động là một phương tiện để phát triển và hoàn thiện cá nhân. Bên cạnh việc tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, lao động chưa thành niên cịn được có những trải nghiệm việc làm thú vị và qua đó cịn được phát triển bản thân về năng lực, nhân cách, tài năng. Nó cho phép các cá nhân được tiếp thu những kỹ năng, kiến thức mới, đam mê, nghề nghiệp,… mới mẻ và mở rộng mối quan hệ xã hội từ các công việc đã tham gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>1.3.2. Đối với người sử dụng lao động </b></i>

Khi sử dụng lao động, đặc biệt là lao động chưa thành niên thì người sử dụng phải chú ý đến điều kiện để thuê và sử dụng lao động, nguyên tắc sử dụng lao động, thời giờ làm việc, tiền lương,… của đối tượng chưa thành niên. Người sử dụng lao động cần nắm những điều này để quá trình đào tạo người chưa thành niên được hiệu quả, phù hợp với cá nhân và đúng với quy định của pháp luật.

Nhiều người có suy nghĩ khi thuê và sử dụng lao động chưa thành niên là một thách thức đối với người sử dụng. Nhưng điều đó khơng hồn tồn chính xác, vì những cơng việc của người lao động chưa thành niên thường là những việc khơng địi hỏi trình độ chuyên môn cao nên khi đào tạo, hướng dẫn người lao động khơng q khó khăn và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên, bản thân người sử dụng lao động cũng phải biết cảm thông, kiên nhẫn, nhiệt tình hướng dẫn cá nhân đó.

Với độ tuổi ham học hỏi, nhanh nhẹn thì người sử dụng lao động sẽ dễ dàng đào tạo, phổ cập kiến thức, kĩ năng để cá nhân biết được nhiệm vụ hồn thành tốt cơng việc. Nhưng người sử dụng cũng lưu ý đến đặc điểm từng độ tuổi để có cách đào tạo, hướng dẫn hợp lý và phù hợp nhất.

Trong xã hội, những công việc, dịch vụ (phải phù hợp với lao động chưa thành niên) mà cần nhiều nguồn nhân lực thì lao động chưa thành niên, chính là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực của người sử dụng lao động. Vì việc tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên vừa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm việc làm của họ mà vừa đáp ứng được sự bù đắp vào vị trí cơng việc của người sử dụng lao động.

Hiện nay, vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến văn hóa của đất nước như các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một và có nguy cơ biến mất thì người lao động chưa thành niên sẽ là một sự lựa chọn tốt để bổ sung nguồn lực và truyền nghề<small>23</small>. Việc khuyến khích người lao động chưa thành niên vào

<small> </small>

<small>23 (Truy cập ngày 16/03/2023). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

các làng nghề như vậy giúp người sử dụng lao động giải quyết một phần của vấn đề “mai một” của các làng nghề truyền thống. Hay lao động chưa thành niên trong các lĩnh vực nghệ thuật, vận động viên thể thao,… người sử dụng nếu tìm thấy được tiềm năng ở một số cá nhân thì họ sẽ đầu tư các điều kiện về vật chất, tinh thần nhằm phát triển người tài cho họ. Nếu may mắn và thành công thì chính nhân tài họ đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, danh vọng cho bản thân người sử dụng lao động.

Việc sử dụng lao động chưa thành niên trong bất kì lĩnh vực nào, dù ít hay nhiều họ cũng mang lại lợi ích kinh tế cho người sử dụng lao động. Tuy không nhiều như người lao động thành niên một phần vì giới hạn về thời gian làm việc nhưng không thể phủ nhận công sức lao động của cá nhân đó. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng lao động đã lợi dụng sự ngây thơ của lao động chưa thành niên vì mục đích giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho bản thân, họ đã không tiếc tay làm các công việc trái với pháp luật như giảm số tiền lương nhận được hay bóc lột sức lao động, tăng giờ làm, lợi dụng để dụ dỗ làm các công việc phi pháp… đối với nhóm đối tượng yếu thế này.

Bên cạnh đó, sẽ có những cơng việc, dịch vụ với mục đích giải quyết các yêu cầu, mong muốn của người sử dụng lao động, chẳng hạn như các công việc: Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa chăn thả gia súc tại nông trại,…Vậy nên những lao động chưa thành niên sẽ là nguồn lực nhằm đáp ứng, giải quyết các nhu cầu của họ.

Cuối cùng, nguồn nhân lực lao động chưa thành niên khá dồi dào trong xã hội nên một người sử dụng lao động đủ thơng minh, khơn khéo thì họ sẽ không tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm các nguồn nhân lực này để giải quyết các vấn đề tìm kiếm lao động cho nơi làm việc của mình. Lao động chưa thành niên là lực lượng lao động khá phổ biển trong xã hội hiện nay, mặc dù các đối tượng này bị giới hạn về nhiều mặt khác nhau như thời gian làm việc, sức khỏe,…nhưng họ vẫn mang lại những lợi ích kinh tế, giải quyết các vấn đề cuộc sống cho người sử dụng lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật đã quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>1.3.3. Đối với xã hội </b></i>

Xã hội lồi người thời kì ngun thủy, lao động đóng vai trị quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ có lao động mà con người được cải thiện về mặt cơ thể (chế tác và sử dụng công cụ lao động khiến bàn tay con người dần linh hoạt, khéo léo hơn; cơ thể cũng thay đổi để thích ứng được với các tư thế lao động khác nhau,…); phát triển tư duy, sáng tạo (Tùy vào mục đích lao động khác nhau mà con người đã suy nghĩ, chế tạo ra những công cụ phù hợp với tính chất cơng việc ấy như săn bắt sẽ có rìu đá, cung tên, lao, trồng trọt thì sẽ có cuốc,…) và nuôi sống bản thân, gia đình đồng thời cũng đóng góp, cống hiến cho xã hội lúc bấy giờ.

Lao động đóng vai trị quan trọng trong xã hội vì nó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó là nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của con người. Chính nhờ con người lao động là trụ cột của nền kinh tế, góp cơng vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo ra thu nhập, của cải cho toàn xã hội. Tuy lao động chưa thành niên bị giới hạn về một số công việc nhưng cá nhân họ vẫn đóng góp nhiều cho xã hội.

Lao động chưa thành niên là tiềm năng lao động, là đại diện cho tương lai của xã hội. Họ là nguồn nhân lực trẻ, có tiềm năng và động lực để phát triển kinh tế và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Đặc biệt, lao động chưa thành niên còn là nguồn nhân lực dồi dào cho các làng nghề truyền thống của nước ta đang ít dần. Nhờ vào lao động chưa thành niên mà các nghề truyền thống của nước ta được giữ gìn, phát huy và phát triển, góp phần bảo tồn những làng nghề truyền thống, xây dựng nên những giá trị văn hóa tốt đẹp trong xã hội hiện nay. Những đóng góp về nghệ thuật hay các nghề thủ công mĩ nghệ cũng không kém cạnh là bao nhiêu. Qua các hoạt động lao động này, trong tương lai, nguồn lao động chưa thành niên là nhân tố góp phần đóng góp thêm những người nghệ nhân cho xã hội và đất nước.

Hoặc tham gia vào các hoạt động vận động viên thể thao, có nhiều lao động chưa thành niên phát huy được tiềm năng thiên bẩm của mình. Điều đó sẽ sẽ là lợi thế, điều kiện để giúp cá nhân đó được các tổ chức phát triển mọi

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

điều kiện để họ được rèn luyện, phát triển và nâng cao năng lực của mình. Chính những cá nhân ưu tú này sẽ là những vận động viên ưu tú đóng góp vào xã hội trong các lĩnh vực thể thao khác nhau như bơi lội, đá bóng, võ thuật, điền kinh,…và tương lai xa hơn, với năng lực vượt trội họ còn có thể là gương mặt đại diện cho đất nước tham gia các sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần như thao như Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games),…

Tiếp tục về vai trò của lao động chưa thành niên, ngồi những đóng góp kinh tế và xã hội trên, họ cịn đóng góp vào việc làm thay đổi và cải thiện các chính sách văn hóa, xã hội. Lao động chưa thành niên thường đem lại những ý tưởng mới và có khả năng phản ánh những thực tế đời sống xung quanh mình. Họ có thể đưa ra các đề xuất phù hợp với nhu cầu của xã hội, giúp cho việc xây dựng và phát triển chính sách kinh tế - xã hội trở nên tốt hơn. Lao động chưa thành niên cũng đóng góp vào sự ổn định và gắn kết xã hội bằng cách tạo ra ý thức cộng đồng và mục đích chung. Nghĩa là nó thúc đẩy hội nhập xã hội, giúp xây dựng cầu nối giữa con người với nhau. Nơi làm việc của cá nhân là một vòng tròn xã hội thu nhỏ và tương tác lẫn nhau, dẫn đến việc hình thành các mạng lưới và mối quan hệ đóng góp tích cực cho xã hội.

Ngoài ra, lao động chưa thành niên cịn có thể truyền đạt các giá trị xã hội cho các thế hệ sau, giúp tạo ra một nền văn hoá và tư tưởng mới. Việc tạo cơ hội để họ thể hiện bản thân, phát triển năng lực, góp phần xây dựng cộng đồng và trưởng thành là rất quan trọng. Lao động chưa thành niên cịn đóng góp vào việc hình thành và phát triển các giá trị xã hội. Những người lao động chưa thành niên thường có lịng nhân ái và sự tận tụy trong cơng việc, đặc biệt là trong các hoạt động tình nguyện và từ thiện. Họ thường tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp đỡ cộng đồng và làm đẹp thế giới xung quanh mình.

Tóm lại, lao động chưa thành niên chính là nguồn lao động dồi dào, có thể giải quyết các vấn đề thiếu nhân lực, nhu cầu dịch vụ của các ngành nghề khác nhau, giúp họ bù đắp được các thiếu hụt trong công việc. Lao động chưa thành niên đã có những đóng góp quan trọng trong xã hội hiện nay, là một phần trong xã hội và góp phần nâng cao sản xuất, dịch vụ nhằm đáp ứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

những nhu cầu của con người trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cũng cần phải đẩy mạnh việc bảo vệ quyền lợi, giáo dục và tạo điều kiện cho họ phát triển, từ đó giúp đẩy nhanh q trình phát triển bền vững của xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 </b>

Lao động chưa thành niên là một phần nằm trong đối tượng lao động, là đối tượng thuộc nhóm yếu thế lao động trong xã hội. Chính vì thế những cá nhân này là đối tượng có nguy cơ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động chưa thành niên thì chúng ta phải hiểu một số vấn đề lý luận chung của lao động chưa thành niên.

Qua những cơ sở lý luận về lao động chưa thành niên của chương 1, chúng ta đã đi tìm hiểu các khái niệm liên quan về lao động chưa thành niên như quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động để có cái nhìn khái qt thêm cho lao động chưa thành niên. Bên cạnh đó, chúng ta đã đi vào khái quát chung về lao động chưa thành niên thông qua các khái niệm, đặc điểm của lao động chưa thành niên để hiểu rõ hơn bản chất của những đối tượng đó. Đồng thời, thấy được tầm quan trọng, những lợi ích mang lại của lao động chưa thành niên đối với chính bản thân họ, đối với người sử dụng lao động và đối với toàn xã hội.

Qua những phân tích trên, lao động chưa thành niên là một phần trong xã hội hiện nay và xuất hiện ở nông thôn lẫn thành thị, hay nói cách khác, lao động chưa thành niên cũng là một phần khơng thiếu trong q trình phát triển của xã hội nhưng bên cạnh đó, phải có những cách thức phù hợp để phát triển hiệu quả nguồn lao động này. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu các lý luận chung về lao động chưa thành niên để có cái nhìn chung, cái nhìn khách quan và có những phương thức giải quyết các vấn đề xung quanh lao động chưa thành niên.

</div>

×