Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hình tượng người anh hùng trong sử thi đăm săn từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 121 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM </b>

<i><b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý </b></i>

<b>THÁI NGUYÊN - 2021 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa cơng bố trong các cơng trình khác. Nếu sai, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thu Huyền </b>

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

<b>Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo hướng dẫn là PGS.TS Ngô Thị Thanh Quý đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình </b>

thực hiện luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, bộ môn Văn học Việt Nam, cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập.

Tơi xin được cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên để tôi có thể hồn thành luận văn.

Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cơ và bạn bè để tơi có thể hồn thiện luận văn.

<i>Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<i><b>Nguyễn Thu Huyền </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 10

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 10

5. Phương pháp nghiên cứu ... 11

6. Đóng góp của luận văn ... 11

7. Cấu trúc của luận văn ... 12

<b>Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ... 13 </b>

1.1. Những vấn đề chung về văn hóa và văn học ... 13

1.1.1. Khái niệm văn hóa ... 13

1.1.2. Khái niệm văn học ... 15

1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ... 16

1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học ... 17

1.2. Đôi nét về văn hóa vùng Tây Nguyên và dân tộc Ê - đê ... 19

1.2.1. Văn hoá vùng Tây Nguyên ... 19

1.1.2. Văn hoá dân tộc Ê - đê... 21

1.3. Đơi nét về sử thi và hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên ... 24

1.3.1. Sử thi ... 24

1.3.2. Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên ... 28

Tiểu kết ... 30

<b>Chương 2. 31BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ VẺ ĐẸP CON NGƯỜI Ê - ĐÊ QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG ĐĂM SĂN ... 31 </b>

2.1. Bản sắc văn hố Ê - đê... 31

2.1.1. Văn hóa vật chất ... 31

2.1.2. Văn hóa tinh thần ... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2. Vẻ đẹp con người ... 46

2.2.1. Con người mạnh mẽ, dũng cảm, có ý thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng ... 46

2.2.2. Con người chăm chỉ lao động, luôn khát khao chinh phục tự nhiên và khẳng định bản thân mình ... 48

2.2.3. Con người u thích sự tự do, phóng khoáng ... 51

Tiểu kết ... 54

<b>Chương 3. <small>NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN HOÁ Ê - ĐÊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG ĐĂM SĂN</small></b> ... 55

3.1. Cách đặt tên nhân vật anh hùng theo cấu trúc “Dam kết hợp với tên” ... 55

3.2. Ngôn ngữ mang tính nguyên hợp ... 56

3.3.2. Thủ pháp phóng đại, cường điệu ... 66

3.4. Những hình ảnh, mơ tip truyện mang tính chất trùng lặp ... 68

Tiểu kết ... 73

<b>KẾT LUẬN ... 74 </b>

<b>DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ... 76 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 77 PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

1.1. Văn hóa là gương mặt đại diện của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới. Nhờ có văn hóa mà chúng ta nhận ra bản sắc riêng, linh hồn riêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Khi nhắc tới văn hóa, chúng ta thường nghĩ tới ẩm thực, kiến trúc, mỹ thuật, điện ảnh,... và sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua văn học. Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hóa, nó khơng chỉ bồi đắp tâm hồn con người mà còn truyền tải, lưu giữ, kiến tạo và nâng văn hóa lên một tầm cao mới. Vì thế, mối quan hệ văn hóa - văn học là mối quan hệ gắn bó khăng khít, bền chặt, khơng thể tách rời.

1.2. Từ đầu thế kỷ XX, tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, hướng nghiên cứu này chưa bị lãng quên mà vẫn còn nở rộ, thu hút rất nhiều người yêu văn chương và văn hóa. Văn học khi được soi rọi từ góc nhìn văn hóa sẽ được khai thác bao quát hơn, sâu sắc hơn. Đặc biệt, khi tìm hiểu tác phầm văn học theo phương thức này sẽ giúp chúng ta nhận ra nét riêng biệt, đặc sắc trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của con người ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc khác nhau.

1.3. Văn hóa vùng Tây Nguyên là một mảnh đất màu mỡ, hấp dẫn biết bao nhà nghiên cứu bởi những điều độc đáo, mới lạ. Trong các di sản văn hóa còn tồn tại đến ngày nay, chúng ta phải kể đến kho tàng sử thi dân gian đồ sộ của đồng bào Tây Nguyên nơi đây. Đây là một thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm, phản ánh một hiện thực rộng lớn đời sống xã hội của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên như: Ê - đê, M’nông, Gia - rai, Ba - na,… Theo giới nghiên cứu, lượng sử thi Tây Nguyên khá đậm đặc, chỉ riêng dân tộc Ê - đê đã có gần

<i>80 tác phẩm, nổi bật là các sử thi: Đăm Săn, Đăm Di, Khinh Jú, Đăm Đơ </i>

<i>Roăn,… Trong đó, sử thi Đăm Săn đã được đưa vào chương trình sách giáo </i>

<i>khoa Ngữ văn 10 (tập một) để giảng dạy với đoạn trích tiêu biểu là Chiến thắng </i>

<i>Mtao - Mxây. Đoạn trích này nói riêng và tồn bộ sử thi Đăm Săn nói chung đã </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

tập trung khắc họa hình tượng nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong công cuộc lao động, chinh phục thiên nhiên; chinh phục tự do và tình yêu cá nhân; chiến đấu với các thế lực thù địch để bảo vệ cộng đồng. Đặc biệt, việc xây dựng hình tượng người anh hùng Đăm Săn mang tính chất lí tưởng ấy đã làm nổi bật bức tranh cuộc sống và phong tục, tập quán đặc sắc của cộng đồng dân tộc Ê - đê so với các dân tộc thiểu số khác trên mảnh đất Tây Nguyên.

1.4. Trong tác phẩm văn học, các nhân vật bao giờ cũng là sản phẩm văn hóa của một thời thể hiện tư tưởng, phẩm chất và kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc, thời đại đó. Khi nhắc đến những đối tượng được văn học phản ánh, chúng ta phải kể đến hình tượng người anh hùng. Đây là một trong những kiểu nhân vật trung tâm của văn học, xuất hiện từ sớm trong các trong loại hình sử thi và trở thành một trong những môtip nhân vật được yêu thích nhất. Đó là nhân vật Asin hiển hách xung trận với những chiến công làm nên vinh quang

<i>cho bản thân và cộng đồng trong sử thi Iliad; hay nhân vật Uy - lít - xơ mưu trí </i>

dũng cảm trong cuộc chiến tranh thành Tơroa và hành trình trở về quê hương

<i>Itac trong sử thi Odyssey của tác giả Hơmerơ; hay hồng tử Rama kiên cường, </i>

anh dũng cứu nàng Sita khỏi quỷ vương Ravana trong sử thi Ramayana của tác giả Valmiki. Những nhân vật này đại diện cho phẩm chất, văn hóa, tư tưởng của con người Hy Lạp, Ấn Độ cổ đại. Và ở Việt Nam, hình tượng người anh hùng xuất hiện trong sử thi sớm nhất đó chính là Đăm Săn. Đăm Săn mang trong mình những phẩm chất, khát vọng, sức mạnh phi thường và thể hiện rõ văn hóa của cộng đồng người Ê - đê. Hình tượng người anh hùng này đã từng được phân tích ở nhiều góc độ khác nhau nhưng được soi rọi từ góc nhìn văn hóa thì chưa có cơng trình nghiên cứu nào cụ thể. Vì thế, nếu tìm hiểu nhân vật góc độ văn hóa thì sẽ nhận thấy rất nhiều điều thú vị.

1.5. Đến nay, đã có những cơng trình nghiên cứu, bài viết tìm hiểu về sử

<i>thi Đăm Săn, về hình tượng người anh hùng Đăm Săn. Tuy nhiên, hướng </i>

nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm này, hình tượng nhân vật này từ góc nhìn văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hóa lại chưa có. Hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thông đang thay đổi theo hướng giảng dạy tập trung vào việc phát triển năng lực của người học. Học sinh không chỉ tiếp nhận những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật nội tại của tác phẩm mà còn cần mở rộng những kiến thức thực tiễn liên quan đến tác phẩm ấy như bối cảnh thời đại, nền văn hóa sinh thành ra tác phẩm ấy. Để từ đó, học sinh vận dụng những hiểu biết của mình vào phân tích, cảm thụ một tác phẩm văn học đạt hiệu quả tốt nhất. Như vậy, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, từ tầm quan trọng của sử thi đối với nền văn học dân gian của nước nhà, từ nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn về nền văn hóa đa dạng của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên đặc biệt là dân tộc Ê - đê thơng qua hình tượng nhân vật văn học điển

<i>hình, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: Hình tượng người anh hùng trong </i>

<i>sử thi Đăm Săn từ góc nhìn văn hóa. </i>

<i><b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu </b></i>

<i><b>2.1. Lịch sử nghiên cứu sử thi Tây Nguyên </b></i>

<i>2.1.1. Giai đoạn từ năm 1927 đến năm 1955 </i>

Sử thi là tài sản quý báu của nền văn học dân gian Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Với những giá trị ấy, sử thi đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, ngay từ đầu thế kỉ XX một số nhà nghiên cứu người Pháp đã bắt tay vào nghiên cứu sử thi Tây Nguyên.

Tháng 5 năm 1927, Lêopôn Xabachiê (Léopold Sabatier) - một công sứ

<i>người Pháp tại Đak Lak đã công bố bản sưu tầm sử thi Đăm Xăn do P. Patxkiê </i>

(P. Pasquier) và nhà văn Rôlăng Đoocgiơlét (Roland Dorgelès) viết lời tựa,

<i>xuất bản tại Pari. Lêopôn Xabachiê cho rằng Đăm Xăn là một bản anh hùng ca: </i>

“Bản khan này hay anh hùng ca này, cùng với nhiều bản khác nữa, là kết quả và là sự thể hiện một thời kì yên ổn, thái bình, phồn vinh và hùng mạnh đang phát triển, mà nhóm tộc người Rađê đã trải qua, sau khi họ di cư từ vùng bờ biển lên vùng cao nguyên miền nam Đơng Dương” [1, tr.140]. Ơng cịn khẳng định: “Bản anh hùng ca cổ của người Ê - đê sẽ không mất đi, câu chuyện đẹp

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đẽ về cuộc sống Đăm Săn, bay lên từ núi rừng Việt Nam, sẽ được biết đến tận châu Âu” [1, tr.9].

<i>Năm 1933, L. Xabachiê công bố lần thứ hai tác phẩm Đăm Xăn, in ở tạp </i>

chí của Viện Viễn đơng bác cổ. Trong lần cơng bố này, “có in tiếng Ê - đê, dịch từng từ, dịch tồn bộ chú thích và giới thiệu. Đây là một cơng trình nghiên cứu cơng phu” [20, tr.65] mà theo GS. Phan Đăng Nhật các sử thi khác ở Việt Nam ít có trường hợp được công bố với sự làm việc kỹ lưỡng như vậy.

<i>Năm 1955, trên tạp chí của Viện Viễn đơng bác cổ, sử thi Đăm Di do nhà </i>

nghiên cứu Đôminich Ăngtômacki (Dominique Antomarchi) sưu tầm và Giócgiơ Cơngđơminát (Georges Condominas) viết lời giới thiệu đã được công

<i>bố. Trong lời giới thiệu, Giócgiơ Cơngđơminát đã khẳng định: “Đăm Xăn và </i>

<i>Đăm Di là anh hùng ca - sử thi” [20, tr.65-66]. </i>

Như vậy, những người Pháp đã đi tiên phong trong việc phát hiện, sưu tầm sử thi Tây Nguyên và giới thiệu các tác phẩm này ra thế giới. Họ đã dịch và công bố với bạn đọc trong, ngoài nước hai sử thi Đăm Xăn và Đăm Di sang tiếng Pháp và tiếng Ê - đê. Thành tựu nghiên cứu ban đầu của họ là xác định được thể loại, quan tâm đến các sử thi ở khía cạnh dân tộc học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu người Pháp vẫn chưa đánh giá đúng mức giá trị sử thi Tây Nguyên với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật dân gian.

<i><b>2.1.2. Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 2000 </b></i>

Mặc dù người Pháp đã sưu tầm được hai bản sử thi quan trọng của người

<i>dân Ê - đê ở vùng Tây Nguyên nhưng họ chưa dịch hai bản sử thi Đăm Xăn và </i>

<i>Đăm Di sang tiếng Việt. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận các tác phẩm </i>

sử thi của những nhà nghiên cứu trong nước. Do đó, vào năm 1957, Đào Tử

<i>Chí đã dịch tác phẩm Đăm Xăn từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, cơng bố trên tạp chí Văn nghệ với tên gọi Bài ca chàng Đăm Săn. Sau đó năm 1959, tác phẩm này </i>

được Nhà xuất bản Văn hóa in thành sách.

Đến năm 1963, việc sưu tầm sử thi của các đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên bắt đầu nở rộ, nhóm tác giả Y Điêng, Y Dung, Kơxo Blêu, Ngọc

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Anh đã sưu tầm và xuất bản tập Trường ca Tây Nguyên. Trong đó, các sử thi được sưu tầm là Xing Nhã, Đăm Di, Đăm Đroăn, Kinh Dú, Y Prao. Đây là </i>

những sử thi của người Ê - đê.

Khi việc sưu tầm sử thi trở nên phổ biến, công việc nghiên cứu sử thi ở nước ta đã được tiến hành. Năm 1982, Võ Quang Nhơn đã bảo vệ luận án tiến

<i>sĩ mang tên Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên và năm 1983 cho ra mắt cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam. </i>

Võ Quang Nhơn đã xác định đặc điểm của thể loại sử thi anh hùng ca về mặt

<i>nội dung và thi pháp. </i>

Năm 1988, Phan Đăng Nhật bảo vệ luận án tiến sĩ tại Bungari với đề tài

<i>Sử thi Ê - đê. Luận án đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng như: nội </i>

dung, chủ đề và quá trình hình thành, đặc điểm cơ bản của sử thi Ê - đê.

Từ năm 1993 đến năm 1997, nhiều sử thi Tây Nguyên mới được sưu tầm

<i>như Chilơkok (dân tộc Ê - đê, năm 1993), Mùa rẫy bon Tiăng (dân tộc Mơ - nông, năm 1996), Giông nghèo tám vợ; Tre Vắt ghen ghét Giông (dân tộc </i>

Bahnar, năm 1996). Cùng với đó, các hội thảo về sử thi Tây Nguyên được tiến hành và có nhiều bài nghiên cứu giá trị như “Sử thi ở Việt Nam” của Đinh Gia Khánh, “Sử thi thần thoại của người Mơ - nông” của Đỗ Hồng Kỳ, “Nhìn lại quá trình sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên trong bối cảnh sử thi Việt Nam” của Phan Đăng Nhật”, “Vùng sử thi Tây Nguyên (một số quan điểm cơ bản)” của Ngô Đức Thịnh,… Những cơng trình trên đã tập trung đánh giá lại tiềm năng và trữ lượng của sử thi Tây Nguyên đồng thời xác định thể loại, loại hình sử thi. Các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng sử thi ở nước ta chủ yếu là sử thi cổ sơ (archaic epic) [6, tr.9].

<i>Năm 1999, cơng trình Vùng sử thi Tây Nguyên của Phan Đăng Nhật khảo </i>

sát sử thi Tây Nguyên dưới góc độ vùng văn hóa. Tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu thuộc tính chung nhất của các sử thi tập trung trên một địa bàn, trong đó có thuộc tính gắn liền với đặc điểm văn hóa, con người Tây Nguyên và phân biệt với các sử thi khác của người Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 1957 đến năm 2000, sử thi Tây Nguyên được sưu tầm, bổ sung, dịch sang tiếng Việt và bắt đầu được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sưu tầm sử thi tiến hành không quy mô và kết quả nghiên cứu chưa nhiều.

<i><b>2.1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay </b></i>

<i> Từ năm 2001 đến năm 2007, Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên </i>

<i>dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên của Trung tâm Khoa học xã hội </i>

và nhân văn quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp triển khai với 8 tỉnh Tây Nguyên và phụ cận. Kết quả sưu tầm một khối lượng lớn sử thi đồ sộ gồm 801 tác phẩm với 5.679 băng ghi âm (độ dài 90 phút). Trong thời gian này đã phiên âm 123 tác phẩm và dịch nghĩa được 115 tác phẩm. Việc phiên âm, dịch nghĩa do các trí thức người dân tộc tiến hành, cơng việc biên tập do các nhà nghiên cứu người Việt đảm nhiệm. Đến năm 2007, đã xuất bản 75 tác phẩm sử thi của các dân tộc Ba - na, M’nông, Ê - đê, Xơ - đăng, Gia - rai, Chăm dưới dạng song ngữ tiếng dân tộc và tiếng phổ thông [6, tr.10].

Năm 1993, Đỗ Hồng Kỳ có bài viết “Cốt truyện và nhân vật trong sử thi mrông của người M’nông”. Trong bài viết này, ông đã đặt vấn đề về kết cấu cốt truyện của sử thi mrông liên quan đến khái niệm sử thi liên hồn. Ngồi ra, cịn có những tác giả khác viết về vấn đề khái niệm sử thi liên hồn như: Tơ Đơng Hải với bài “Những phát hiện mới xung quanh sử thi Nrong” hay Võ Quang Trọng với bài viết “Những phát hiện mới về sử thi Ba - na ở tỉnh Kom Tum”,… Những bài viết này đã mở ra những cuộc bàn luận sôi nổi về nhiều hướng tiếp cận mới về sử thi.

<i> Một số cơng trình lớn khác như Sử thi Tây Nguyên với cuộc sống đương </i>

<i>đại - thực trạng, triển vọng và giải pháp của Phan Đăng Nhật , Một phương thức đưa sử thi Tây Nguyên trở về cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên của </i>

Nguyễn Xuân Kính đã xuất hiện nhằm bảo tồn và phát triển sử thi ở cộng đồng các dân tộc Tây Ngun. Các cơng trình đề cập đến việc quản lí, bảo tồn, phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

triển sử thi trong hiện tại và tương lai mà chưa quan tâm đến việc nghiên cứu sử thi dưới góc độ tác phẩm nghệ thuật.

<i> Năm 2001, chuyên luận Nghiên cứu sử thi Việt Nam của Phan Đăng Nhật </i>

ra đời, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu sử thi ở Việt Nam. Ông cho rằng sử thi ở Việt Nam là “sử thi sống, sử thi dân dã khác với sử thi sách vở” [21, tr.270]. Một số người đồng tình với quan điểm mới của Phan Đăng Nhật nên đã cho ra đời một số tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này như:

<i>Ngô Đức Thịnh với cuốn sách Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên hay Đỗ </i>

Hồng Kỳ với bài viết “Về thể loại sử thi thần thoại ở Tây Nguyên”.

Cuối năm 2013 cho đến nay, đã có rất nhiều chuyên luận nghiên cứu sử

<i>thi đặc sắc. Chẳng hạn chuyên luận Sử thi ot ndrong cấu trúc văn bản và diễn </i>

<i>xướng của Nguyễn Việt Hùng đã nghiên cứu sử thi của người M’nơng bằng lí </i>

thuyết công thức truyền miệng. Hay luận án tiến sĩ của Triệu Văn Thịnh mang

<i>tên Hệ thống nhân vật sử thi M’nơng và vấn đề thể loại có nhiều phát hiện mới về đặc trưng thể loại, hệ thống nhân vật trong sử thi ot ndrong của người </i>

M’nông.

Như vậy, từ năm 2001 đến nay việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên tập trung vào việc xuất bản và giới thiệu các sử thi mới sưu tầm. Điểm nổi bật của các cơng trình nghiên cứu trong thời gian này là vận dụng nhiều phương pháp mới để nghiên cứu sử thi và cho kết quả khả quan. Các nhà nghiên cứu đã có cơng xác định thể loại, đặc điểm nội dung và nghệ thuật, đặc trưng diễn xướng của sử thi. Tất cả cơng trình nghiên cứu ấy làm cho bức tranh sử thi Tây Nguyên thêm phong phú, hấp dẫn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tác phẩm sử thi Tây Nguyên từ góc độ văn hóa thì chưa được chú trọng và thực hiện một cách bài bản, có hệ thống.

<i><b>2.2. Lịch sử nghiên cứu sử thi Đăm Săn </b></i>

<i> Đăm Săn là một tác phẩm sử thi kinh điển của dân tộc Việt Nam ta, nó được xếp ngang hàng với những sử thi tên tuổi trên thế giới như Iliad, Odyssey </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>của Hy Lạp cổ đại hay Mahabharata, Ramayana của Ấn độ cổ đại,... Có thể thấy, sử thi Đăm Săn chiếm vị trí, vai trị quan trọng vơ cùng quan trọng trong </i>

tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Vì thế, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về sử thi này.

<i>Như đã đề cập ở phần Lịch sử nghiên cứu sử thi Tây Ngun, những nhà </i>

nghiên cứu người Pháp đã có cơng lớn trong việc sưu tầm, dịch thuật và công

<i>bố sử thi Đăm Xăn đầu tiên trên thế giới. Sau đó, vào năm 1957, tác giả Đào Tử Chí đã dịch tác phẩm Đăm Xăn từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, cơng bố trên tạp chí Văn nghệ với tên gọi Bài ca chàng Đăm Săn. </i>

<i>Khi sử thi Đăm Săn được dịch ra tiếng Việt, công cuộc nghiên cứu tác </i>

phẩm này được chú ý nhiều hơn vì khơng gặp phải những rào cản về ngơn ngữ.

<i>Chúng ta có thể kể đến một số bài viết, cơng trình nghiên cứu sử thi Đăm Săn từ phương diện nội dung như: Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đăm Săn của Chu Xuân Diên, Một số đặc điểm của sử thi anh hùng qua đoạn chiến thắng Mtao </i>

<i>Mxây (Trích sử thi Đăm Săn - Ê - đê) của Hoàng Minh Đạo, Bài ca chàng Đăm Săn như một tác phẩm anh hùng ca của Hoàng Ngọc Hiến hay chuyên luận Sử thi Ê - đê của Phan Đăng Nhật,... Bên cạnh đó, phương diện nghệ thuật của tác </i>

phẩm cũng được chú trọng tìm hiểu. Khơng chỉ các nhà nghiên cứu mà các sinh

<i>viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng quan tâm đến tác phẩm sử thi này. Chẳng hạn, luận án tiến sĩ Từ ngữ xưng hô trong sử thi Đăm Săn của Phạm Thị Xuân Nga; luận văn thạc sĩ Kết cấu của phương thức so sánh trong sử thi Đăm </i>

<i>Săn của tác giả Lài Thị Vân. Các bài báo “Từ ngữ xưng hô chỉ quan hệ thân tộc </i>

trong sử thi Đăm Săn”, “Đặc điểm từ ngữ chỉ quan hệ xã hội dùng để xưng hô trong sử thi Đăm Săn”, “Từ ngữ xưng hô chuyên dụng trong sử thi Đăm Săn”, “Câu quan hệ so sánh trong sử thi Đăm Săn trên bình diện kết học” đăng trên

<i>tạp chí Ngơn ngữ của Phạm Thị Xuân Nga; bài báo “Phương thức tự sự chủ yếu </i>

của sử thi Đăm Săn” đăng trên tạp chí Văn học dân gian của Đỗ Hồng Kì hay

<i>khóa luận tốt nghiệp Một số đặc điểm thi pháp sử thi qua tác phẩm Đăm Săn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>của Hoàng Long Trọng. Các tác giả trên đã nghiên cứu sử thi Đăm Săn ở </i>

phương diện nội dung và thi pháp nghệ thuật với một số khía cạnh như: cốt truyện, không gian, thời gian, từ ngữ xưng hơ, nhân vật,…

Ngồi ra, cũng có những cơng trình nghiên cứu cách thức giảng dạy sử thi Đăm Săn trong nhà trường sao cho đạt hiệu quả cao, khơi dậy ở học sinh niềm yêu thích sử thi nước nhà và trân trọng những di sản tinh thần của dân tộc.

<i>Điển hình là luận văn thạc sĩ Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Chiến </i>

<i>thắng Mtao - Mxây (Trích sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê - đê) ở lớp 10 THPT </i>

của Nguyễn Thị Toan.

<i><b>2.3. Lịch sử nghiên cứu về hình tượng người anh hùng Đăm Săn </b></i>

Khơng chỉ nghiên cứu nội tại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhiều cơng trình nghiên cứu còn đi sâu vào việc tìm hiểu hình tượng

<i>nhân vật anh hùng Đăm Săn - linh hồn của tác phẩm. Mỗi người nghiên cứu </i>

đều tìm những lối đi riêng cho mình. Tác giả Trần Hữu Nam với khóa luận tốt

<i>nghiệp Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm Săn (Klei Khan Y Đăm </i>

<i>Săn) đã đi sâu phân tích và chứng minh đây là người anh hùng lí tưởng của </i>

cộng đồng Ê - đê với ý thức mãnh liệt địi giải phóng cá nhân; ý thức tự khẳng định mình trước thần linh; có những kì tích lao động, chinh phục thiên nhiên;

<i>chiến đấu, bảo vệ cộng đồng đáng ngưỡng mộ. Trong luận văn thạc sĩ So sánh </i>

<i>hình tượng người anh hùng trong sử thi Ê - đê và sử thi Mnông, tác giả Hà Thị </i>

Thu Hà đã nhắc tới nhân vật Đăm Săn đại diện cho người anh hùng của sử thi Ê - đê để tạo mối liên hệ so sánh với những người anh hùng khác trong sử thi Mnông. Hay tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã viết bài báo “Bài ca chàng Đăm San

<i>như là một tác phẩm anh hùng ca” đăng trên tạp chí Dân tộc học để ngợi ca vẻ </i>

đẹp của người anh hùng này ở các phương diện đặc điểm ngoại hình, tính cách, tâm hồn, cử chỉ, hành động,… theo quan niệm xây dựng người anh hùng cộng đồng của tộc người Ê - đê.

Nhìn chung, đã có những tác giả quan tâm, khai thác sử thi Đăm Săn ở nhiều góc độ và đạt được những kết quả đáng tự hào. Tuy nhiên, nghiên cứu sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>thi Đăm Săn đặc biệt là nghiên cứu về Hình tượng người anh hùng trong sử thi </i>

<i>Đăm Săn từ góc nhìn văn hóa thì chưa có. Nhận thức được vấn đề đó, chúng tơi </i>

mạnh dạn nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp thêm một cái nhìn mới mẻ, nhiều chiều đồng thời khai thác một cách kĩ lưỡng và toàn diện hơn về hình tượng nhân vật trung tâm nổi bật và hấp dẫn này.

<b>3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hình tượng người anh hùng trong sử thi Đăm Săn từ góc nhìn văn hóa.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Đề tài trên được nghiên cứu trong phạm vi: tác phẩm sử thi Đăm Săn của đồng bào dân tộc Ê - đê, trong cuốn sách Bài ca chàng Đăm Săn của tác giả </i>

Linh Nga NiêkĐăm - Y Khem, Y Wang Mlơ Dn Du (2012), Nxb Văn hố dân tộc.

<b>4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>

<i> Tìm hiểu đề tài Hình tượng người anh hùng trong sử thi Đăm Săn từ góc </i>

<i>nhìn văn hóa, chúng tơi hướng đến những mục đích sau: </i>

- Khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trong các sáng tác sử thi. - Chỉ ra vẻ đẹp, sự độc đáo, dấu ấn văn hóa cộng đồng Ê - đê trong việc khắc họa và xây dựng nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong sử thi.

- Đưa đến một cái nhìn mới mẻ về diện mạo người anh hùng Đăm Săn nói riêng và người anh hùng trong sử thi của dân tộc Ê - đê nói chung khi được soi chiếu từ góc độ văn hóa.

<i><b>4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

<b> Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tơi thực hiện các nhiệm vụ sau: </b>

- Nghiên cứu những vấn đề lí luận chung liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu bản sắc văn hoá và vẻ đẹp con người Ê - đê qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Nghiên cứu nghệ thuật biểu hiện văn hoá Ê - đê trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng Đăm Săn.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp những phương pháp nghiên cứu chính sau:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học - văn hoá: sử dụng các phương pháp của các môn khoa học liên ngành để giải mã các phương diện hình thức, nội dung của tác phẩm; nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hoá đương thời đến văn học.

- Phương pháp so sánh văn học: so sánh các tác phẩm sử thi trong và ngoài nước để thấy được nét tương đồng và khác biệt khi nhìn nhận dưới góc độ văn hố.

Ngồi ra, trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tơi cũng sử dụng kết hợp các thao tác khác như: phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp mơ tả,…

<b>6. Đóng góp của luận văn </b>

<i><b>6.1. Về mặt lí luận </b></i>

Luận văn chứng minh sự quan trọng, cần thiết của việc áp dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học, đặc biệt đối với các tác phẩm văn học dân gian như sử thi.

<i><b>6.2.Về mặt thực tiễn </b></i>

<i><b> - Luận văn mang đến một cách tiếp cận mới khi tìm hiểu về hình tượng </b></i>

người anh hùng trong sử thi Đăm Săn. Từ đó, vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy và học các đoạn trích của sử thi Đăm Săn trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thơng.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu khác về các nhân vật văn học khi được soi rọi từ góc nhìn văn hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>7. Cấu trúc của luận văn </b>

<i>Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba </i>

chương, cụ thể là:

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung.

Chương 2: Bản sắc văn hóa và vẻ đẹp con người Ê - đê qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn.

Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện văn hóa Ê - đê trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng Đăm Săn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>Chương 1 </b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Những vấn đề chung về văn hóa và văn học </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm văn hóa </b></i>

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nó liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong khoa học nhân văn, văn hóa là một trong những khái niệm đã tạo nên sự tranh luận hết sức phong phú. Có định nghĩa về văn hóa mang tính chất miêu tả, có định nghĩa mang tính chất lịch sử, có định nghĩa nhấn mạnh vào phương thức ứng xử, khả năng thích ứng của con người với tự nhiên,... Theo thống kê của nhà văn hóa người Mỹ A.L Kroeber và K. Klaxon (tính đến năm 1952) thu thập được 164 các định nghĩa khác nhau về văn hóa trong sách báo phương Tây. Trong cuốn Triết học văn hóa năm 1996, M.S Kagan thu thập được hơn 70 định nghĩa. Số lượng các định nghĩa về văn hóa đó tăng lên theo thời gian. Theo ơng Phan Ngọc đến nay có đến 400 định nghĩa về văn hóa [19, tr.10].

<i> Theo quan niệm của phương Tây “Văn hóa lúc đầu được hiểu là canh </i>

<i>tác, trồng trọt” (cultus). Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng </i>

<i>(cultusagri) và hai là “trồng trọt tinh thần tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm </i>

<i>hồn con người” [19, tr.10]. Như vậy, có thể hiểu văn hóa gắn liền với quá trình </i>

con người tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với quá trình nâng cấp giáo dục đào tạo con người.

Cũng theo quan niệm phương Đông, Khổng Tử đã dùng thuật ngữ “văn” với ý nghĩa là hình thức đẹp đẽ để biểu hiện trong lễ, nhạc, cách cai trị, đặc biệt trong ngôn ngữ, trong giao tiếp và ứng xử của con người với đồng loại. Sau này, “văn” được hiểu là vẻ đẹp, “hóa” là biến đổi và hai chữ “văn hóa” gộp lại là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra. Trong khi quan niệm về văn hóa của người phương Tây thiên về ứng xử với tự nhiên thì quan niệm văn hóa của người phương Đông thiên về ứng xử xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Theo sự phát triển của nhận thức con người, ý nghĩa của từ “văn hóa” đã được mở rộng. Ở thế kỷ XIX, ông tổ của “nhân học văn hóa” E.Tylor đã viết

<i>trong cuốn sách Văn hóa nguyên thủy (1871) ở London với nội dung như sau: </i>

<i>“văn hóa là một tồn thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luận lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác mà con người hoạt động với tư cách là thành viên của xã hội” [19, tr.14]. </i>

Đến đầu thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã đưa ra một khái niệm về văn

<i>hóa mang tính nhân loại cao:“Văn hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các </i>

<i>mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Văn hóa khơng thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà cũng bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng” [19, tr.18]. </i>

<i> Theo Từ điển tiếng Việt (1992), văn hóa được định nghĩa là: “Tổng thể </i>

<i>nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; là những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống tinh thần (tổng quát); là những kiến thức, tri thức khoa học (nói khái qt); là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; là nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau” [36, tr.1079]. </i>

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra một cách hiểu về văn hóa đơn giản

<i>như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng </i>

<i>tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hố là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn” [18, tr.3]. </i>

Như vậy, có nhiều cách định nghĩa về văn hóa, các học giả nhìn chung đều tập trung vào định nghĩa khái niệm văn hóa gắn với con người, văn hóa là

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

sản phẩm do con người sáng tạo ra và con người chính là chủ nhân của những nền văn hóa. Văn hóa trở thành một ý niệm có nội hàm phong phú lôi cuốn sự quan tâm của nhiều học giả ở các dân tộc quốc gia.

Từ những định nghĩa trên về văn hóa, chúng tơi khái quát một cách hiểu về

<i>văn hóa như sau: Văn hóa là hoạt động nhằm biến đổi tự nhiên sẵn có trong thế </i>

<i>giới thành tự nhiên mang dấu ấn con người. Trong q trình đó con người đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mang yếu tố nhân văn. Văn hóa đồng hành với cuộc sống và sự phát triển đi lên của con người và xã hội. </i>

<i><b>1.1.2. Khái niệm văn học </b></i>

<i><b> Theo Wikipedia Bách khoa toàn thư mở “Ở Tây Âu trước thế kỷ XVIII, </b></i>

<i>văn học biểu thị tất cả các cuốn sách và văn bản. Trong thời kỳ lãng mạn, văn học được coi là các tác phẩm viết giàu trí tưởng tượng” và hiện nay “văn học theo theo cách nói chung nhất là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì văn học là dạng văn bản có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm văn học điện tử” [41]. </i>

<i> Trong luận văn thạc sĩ “Truyện ngắn Kim Lân từ góc nhìn văn hố”, tác </i>

giả Tăng Thị Xuân đã giải thích rất cụ thể khái niệm văn học. Văn học theo

<i>nghĩa rộng là thuật ngữ “Gọi chung mọi hành vi ngơn ngữ nói - viết và các tác </i>

<i>phẩm ngơn ngữ. Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào loại chính trị, triết học, tơn giáo” [40, tr.11]. Với nghĩa rộng, ta thấy văn học đồng </i>

nghĩa với văn hố. Cịn văn học theo nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn chương

<i>“một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tác của văn học thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ” [40, tr.12]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Nhìn chung, văn học dù được giải thích theo cách truyền thống hay hiện đại thì chúng ta đều hiểu đây là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, nó bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường của người viết đối với đời sống. Tuy nhiên, hiện thực đời sống ấy được dựng lên từ chất liệu cuộc sống kết hợp với sự sáng tạo của tác giả. Cho nên, văn học chính

<i>là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Văn học nhiều chức năng </i>

nhưng ước chừng có bốn chức năng chính: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giải trí. Đặc biệt, trong chức năng nhận thức nó giúp con người hiểu biết về nhiều mặt của đời sống, nắm bắt được văn hóa vùng miền của những nơi ta chưa đặt chân tới.

<i><b>1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học </b></i>

Văn học cùng với triết học, chính trị, tơn giáo, đạo đức, phong tục tập quán,... là những thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể văn hóa. Trong cơng

<i>trình Mĩ học sáng tạo ngơn từ, tác giả M.Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ </i>

<i>phận không thể tách rời của văn hố. Khơng thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hố một thời đại trong nó tồn tại” [17, tr.329]. Do </i>

đó, văn học chịu sự chi phối trực tiếp từ mơi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc. Trong các tác phẩm văn học ta tìm thấy hình ảnh văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của tác giả. Ta bắt gặp bức tranh văn hóa dân gian trong các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ,.. trong thơ Hồ Xuân Hương. Hay những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc như nghệ thuật pha trà, thú chơi chữ,… được tái hiện trong truyện ngắn và tùy bút của Nguyễn Tuân. Rõ ràng, tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ và cũng là sản phẩm của một thời đại. Nhà văn đắm mình trong khơng khí thời đại và hình thành tư tưởng thẩm mĩ trong các sáng tác văn chương. Do đó, nghiên cứu văn học phải đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá. Văn học ln bộc lộ rõ nét bản chất văn hố của một đất nước, một vùng quê, một dân tộc,… mặc dù người viết có hay không ý thức cần phải truyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tải văn hoá vào sáng tác của mình. Bởi văn học là sự biểu đạt văn hoá một cách hiển nhiên. Đồng thời, văn học còn là phương tiện cất giữ, bảo lưu văn hóa thơng qua ngơn từ nghệ thuật. PGS. TS Trần Lê Bảo cũng đã khẳng định

<i>điều này “Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hoá, chịu sự ảnh </i>

<i>hưởng chi phối trực tiếp của văn hoá mà còn lại một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hố” [2, tr.5]. </i>

Văn học khơng chỉ chịu sự tác động trực tiếp của văn hóa mà ngược lại văn hóa cũng chịu sự tác động trở lại của văn học ở một số phương diện nhất định. Nhờ có văn học, những sắc màu văn hóa được tái hiện một cách sinh động, nhiều chiều, sắc nét không chỉ ở bề mặt - lớp văn hóa dễ nhận biết (phong tục, tập qn, sinh hoạt, các lễ hội,…) mà nó cịn thể hiện ở cả tầng sâu văn hóa qua tính cách, tâm lí cộng đồng. Khơng chỉ vậy, văn hoá của mỗi dân tộc sẽ được “thanh lọc” vì văn học phản ánh văn hóa theo cách rất riêng đó là tơn vinh những giá trị đẹp và phê phán những văn hóa đã lỗi thời, lạc hậu. Từ đó, đời sống văn hóa cộng đồng trở nên tốt đẹp và tích cực hơn.

Tóm lại, giữa văn học và văn hóa ln có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi là một nguồn tài liệu, còn khi nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những dấu ấn văn hóa. Mọi sự biểu hiện của văn học xét đến cùng chính là sự thể hiện của văn hóa. Do vậy việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa đang là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học,... cách tiếp cận văn học bằng văn hóa giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn giá trị tác phẩm nghệ thuật. Những yếu tố văn hóa liên quan đến địa lí, lịch sử, phong tục, tập qn, ngơn ngữ,… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nó cũng góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học.

<i><b>1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học </b></i>

Nghiên cứu văn học đã trải qua quá trình lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu. Vì vậy, có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

quan điểm khác nhau. Chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích “cái biểu đạt” (hình thức) mà bỏ qua “cái được biểu đạt” (nội dung). Những người theo chủ nghĩa xã hội học thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc hiện thực khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng lại có quan niệm tác phẩm văn học nghệ thuật không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực mà chẳng qua chỉ ghi dấu lại những ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực và vì thế nghiên cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn tượng ấy. Có thể thấy, mỗi phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học đều có những thế mạnh cũng như hạn chế riêng, không phương pháp nào ưu việt hoàn toàn. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp đúng đắn, có khả năng bao quát nhiều phương pháp khác sẽ giúp cho người nghiên cứu có được chìa khóa để thành cơng, mở được cánh cửa vào thế giới của tác phẩm. Và một trong số những phương pháp ưu việt, hiệu quả ở thời điểm hiện tại đó là nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa.

Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa học là Mikhail. M. Bakhtin - Giáo sư văn học người Nga thuộc Đại học

<i>Sarask. Bakhtin quan niệm: “Trước hết khoa học nghiên cứu văn học cần phải </i>

<i>gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Khơng thể hiểu nó ngồi cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại mà trong đó nó tồn tại” [17]. Đây </i>

là quan điểm đề cao vai trò của văn hóa trong văn học. Năm 1940, ơng đã viết

<i>một cơng trình để rồi 25 năm sau mới được xuất bản Sáng tác của Francois </i>

<i>Rabelais với văn hóa dân gian thời Trung đại và Phục hưng. Trong cơng trình </i>

này, lần đầu tiên M.Bakhtin dùng quan điểm văn hóa để phân tích tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Rabelais. Những quan điểm của M.Bakhtin đã có tác động rất to lớn tới giới phê bình văn học phương Tây. Và những nhà nghiên cứu văn học cùng có quan điểm coi những phân tích, lý giải của M.Bakhtin là những bước khởi đầu cho một phương pháp mới mẻ và rất có ưu thế đó là tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hố. Ngun tắc của phương pháp này khơng chỉ đi tìm ảnh hưởng của văn hóa đương thời đối với văn học mà còn truy nguyên đến các

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

truyền thống văn hóa xa xưa của cộng đồng. Nghiên cứu tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa học tức là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm.

Một số cơng trình, tài liệu nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hố tiêu

<i>biểu có thể kể đến như Mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và văn hoá học của Nguyễn Văn Hiệu (2006), Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hoá của Đỗ Lại Thuý (2009), Giải mã văn học từ mã văn hoá của Trần Lê Bảo (2011), </i>

<i>Giáo trình văn học dân gian của Vũ Anh Tuấn (chủ biên - 2012), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hố của Lê Ngun Cẩn (2014), Ký hiệu học văn hoá của </i>

<i>IU.M.Lotman (2016), Phương pháp tiếp cận văn hoá trong nghiên cứu và </i>

<i>giảng dạy văn học của Trần Nho Thìn (2017), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hoá dân gian của Nguyễn Bích Hà (2018). </i>

Như vậy, tiếp cận văn hóa học thực chất là phương pháp tiếp cận liên ngành, yêu cầu vận dụng tổng hợp các tri thức về đời sống để giải mã các phương diện hình thức và nội dung bên trong tác phẩm văn học. Tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa học khơng đứng tách biệt hồn toàn với các phương pháp tiếp cận khác mà nó có sự giao thoa của nhiều phương pháp khác nhau.

<b>1.2. Đôi nét về văn hóa vùng Tây Nguyên và dân tộc Ê - đê </b>

<i><b>1.2.1. Văn hoá vùng Tây Nguyên </b></i>

<i><b> Tây Nguyên là vùng thuộc miền Trung Việt Nam, là khu vực với địa </b></i>

hình cao nguyên bao gồm các tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ phía Bắc xuống Nam gồm Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng Tây Nguyên là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số như Ê - đê, Gia - rai, Ba - na, Cơ Ho, Xơ - Đăng,… Nơi đây có văn hố vơ cùng phong phú và đa dạng được thể hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hoá vật thể đặc sắc.Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, giá trị văn hoá Tây Nguyên quy tụ ở ba giá trị cơ bản: văn hố hữu hình, văn hố tinh thần và văn hoá nghệ thuật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Thứ nhất, giá trị văn hoá hữu hình ở Tây Nguyên là những ngôi nhà rông, nhà sàn của người Ba - na, Gia - rai, Ê - đê, Mơ - nơng,.. hướng về phía bắc nam để lấy ánh sáng mặt trời. Đó là cầu thang nhà rông, nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ Tây Nguyên, là những ngôi nhà dài được đẽo nguyên từ thân cây lớn, là ché rượu cần bên bếp lửa hồng hay những công cụ sản xuất thô sơ bằng đá, bằng đồng, những vòng bạc, vòng đồng đeo ở cổ tay, chân trong những ngày cưới. Giá trị văn hoá vật thể còn được thể hiện ở những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như thác Đămbơri, vườn quốc gia Yooc Đôn, thác Yaly hùng vĩ,… Đồng thời, cũng khơng thể bỏ qua những chứng tích căn cứ kháng chiến như ngục Kơng Tum, đường mịn Hồ Chí Minh,.. trong những năm “đất nước đứng lên”.

<b>Hình 1.1. Ngơi nhà rơng của người Ba - na ở làng Kon Dơ Dri thuộc </b>

<i><b>xã Đắk Rơ Wa, thành phố Kom Tum (Nguồn ảnh: Báo VnExpress) </b></i>

Thứ hai, giá trị văn hoá tinh thần của Tây Nguyên được hội tụ đậm nét ở các lễ hội thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Một số lễ hội phổ biến là hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ cúng máng nước, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, lễ hội cồng chiêng,… Trong các lễ hội trên thì lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày 25/11/2005 [31]. Lễ hội của đồng bào Tây Nguyên là bài ca về lòng yêu nước, là truyền thống coi trọng nguồn cội, là mong muốn về một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no. Ngoài ra, văn hố tinh thần cịn được kết tinh trong 200 tục lệ của người Ê - đê, 100 tục lệ của người Mơ - nông và hàng ngàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tục lệ của người Gia - rai, Ba - na, Giẻ - Triêng,… qua các ứng xử trong cộng đồng, quan niệm ăn ở, lễ nghi, tín ngưỡng, tơn giáo [23].

<b>Hình 1.2. Lễ hội cồng chiêng và múa xoang của dân tộc K’Ho </b>

<i>(Nguồn: Báo ảnh Việt Nam) </i>

Thứ ba, giá trị văn hoá nghệ thuật Tây Nguyên được thể hiện ở nghệ thuật trang trí hoa văn trên mặt vải quần áo, đồ đan lát (gùi, bồ), trên các bộ phận kiến trúc và hiện vật nghi lễ (nhà ở, cột đâm trâu, cột lễ nhà mồ). Đây là những hoa văn độc đáo mơ tả hình ảnh thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên tuy giản dị nhưng mang giá trị thẩm mĩ cao. Đặc biệt, phải kể đến kho tàng văn học dân gian trù phú với các thể loại đồng giao, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyền thuyết, thần thoại và nổi bật hơn cả là sử thi. Tây Nguyên là vùng đất sản sinh ra rất nhiều pho sử thi nổi tiếng, đây được coi là “vùng sử thi” hay “chiếc nôi sử thi Việt Nam” tái hiện lại thời sơ sử của các dân tộc sinh sống trên mảnh đất giàu truyền thống văn hoá này.

<i><b>1.1.2. Văn hoá dân tộc Ê - đê </b></i>

<i><b> Người Ê - đê là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống ở miền Trung </b></i>

Việt Nam và đông bắc Campuchia. Tại Việt Nam, người Ê - đê được công nhận là một trong số 54 dân tộc. Tính đến năm 2019, tổng dân số của người Ê - đê là 402.000 người trong đó có khoảng 331.194 người sinh sống ở Việt Nam [42]. Ở nước ta, người Ê - đê tập trung trên cao nguyên Đắk Lắk và một số nhóm định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú n, Khánh Hịa. Họ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

có các nhóm địa phương như Kpa, Adham, Bih, Ktul,... Dù cư trú ở địa bàn nào, đồng bào Ê - đê đều sống thành từng buôn làng, gắn với canh tác nương rẫy và ln gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Về văn hố vật chất, trước tiên phải nhắc tới nhà dài của người Ê - đê. Nó là một kiến trúc độc đáo, có hình dáng gần giống như chiếc thuyền, trên rộng dưới hẹp. Ngôi nhà gợi mở về lịch sử tổ tiên người Ê - đê từ xa xưa từng lênh đênh trên những chiếc thuyền đi tìm vùng đất cư ngụ. Dưới mái nhà dài từ bao đời nay đã trở thành không gian diễn xướng cồng chiêng, không gian lễ hội, không gian hát kể sử thi, không gian dệt thổ cẩm, không gian sinh hoạt cộng đồng của gia đình mẫu hệ. Trang phục của họ có màu chủ đạo là màu chàm, cổ điểm hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo chui, váy tấm; đàn ông mặc áo hoặc cởi trần, đóng khố. Đồng bào ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Tiếp đến là cồng chiêng - di sản văn hoá quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và đồng bào Ê - đê nói riêng. Cồng chiêng được coi là vật thiêng nhất, có giá trị nhất trong mỗi gia đình, dịng họ. Dân tộc Ê - đê có dàn chiêng đồng 10 cái (gọi là ching Knah) gắn với một trống H’gơr, bên cạnh đó cịn có bộ ching Kram (chiêng tre) để diễn tấu trong các nghi lễ, lễ hội. Tiếng cồng chiêng đi suốt vòng đời của mỗi người Ê - đê từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trưởng thành, sinh con đẻ cái và cuối cùng trở về với thế giới tổ tiên, ơng bà. Nó chia sẻ nỗi buồn và niềm vui với mọi gia đình trong cộng đồng.

Về văn hoá tinh thần, người Ê - đê sinh sống theo chế độ mẫu hệ. Trong gia đình, chủ nhà là người phụ nữ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đặc biệt, trong hôn nhân các cô gái Ê - đê khi đến tuổi trăng trịn thường chủ động đi tìm bạn đời. Sau lễ cưới, chàng trai về ở bên nhà vợ. Theo tục lệ nối dây (Juê nuê) nếu vợ mất thì chồng phải tái hôn với một người con gái trong gia đình vợ. Khi nhà vợ khơng cịn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái của mình. Ngược lại, nếu người chồng mất thì bên nhà chồng cũng phải đưa một người con trai sang nhà vợ để thực hiện tục lệ nối dây. Đây là nét văn hoá từ thời phong kiến Chămpa mà người Ê đê

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chịu ảnh hưởng trong suốt thời gian dài của lịch sử. Trong khía cạnh tơn giáo, phần lớn người Ê - đê theo đạo Tin lành, số ít theo đạo Cơng giáo.Đắk Lắk là nơi tập trung đông người Ê Đê nhất và cũng là nơi có tín đồ theo đạo tin lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trung tâm đạo tin lành lớn nhất khu vực Đơng Dương. Bên cạnh đó, người Ê - đê cịn có kho tàng văn học truyền miệng phong phú và nổi tiếng là thể loại sử thi (còn có tên gọi khác Klei

<i>Khan, Ghan, Akhan) như Đăm Săn, Xing Nhã, M’Drong Dăm, Khing Jú,… Các </i>

tác phẩm sử thi tập trung ca ngợi những người anh hùng có sức vóc cường tráng, sức mạnh phi thường, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ buôn làng trong những buổi sơ khai gây dựng thị tộc. Họ thường kể những tác phẩm sử thi này trong những ngày lễ quan trọng bằng hình thức diễn xướng để con cháu ln nhớ về nguồn cội của mình. Người Ê - đê cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên đều có một số lễ hội riêng như lễ hội đâm trâu, lễ hội Kơ Pan, lễ hội mùa xuân, lễ cúng bến nước, cúng ché, cúng cơm mới, bỏ mả, đặt tên,.. thường được tổ chức hằng năm để thể hiện những mong ước về sức khoẻ, mùa màng bội thu cho gia đình, cộng đồng.

<b>Hình 1.3. Lễ hội Kơ Pan của người Ê - đê </b>

<i>(Nguồn ảnh: Báo Dân tộc và Miền núi) </i>

Người Ê - đê có đời sống vật chất và tinh thần rất đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của người Ê đê đã góp phần tạo nên sự phong phú trong văn hóa của vùng đất Tây Nguyên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>1.3. Đơi nét về sử thi và hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên </b>

<i><b>1.3.1. Sử thi </b></i>

<i>1.3.1.1. Khái niệm </i>

<b> Ở nước ta từ những 70 của thế kỉ XX, thuật ngữ sử thi mới được một số </b>

<i>nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ các tác phẩm như Đẻ đất đẻ nước, Đăm Săn, </i>

<i>Xinh Nhã,… Trước đó phần lớn các nhà nghiên cứu, giảng dạy đều gọi các tác </i>

phẩm này và các tác phẩm cùng loại là trường ca, anh hùng ca.

<i>Theo Từ điển văn hoá dân gian (Vũ Ngọc Khánh, NXB Văn hố thơng tin, 2002): “Anh hùng ca là tác phẩm tự sự ca ngợi sự nghiệp anh hùng của </i>

<i>dân tộc trong buổi bình minh lịch sử, nhân vật chính là các anh hùng, tráng sĩ, cốt truyện là các biến cố phi thường, chủ yếu là những chiến công”. </i>

<i>Theo Từ điển văn hoá dân gian, khái niệm sử thi được hiểu trong nghĩa tương đồng với anh hùng ca. Sử thi theo đó là những tác phẩm: “Ca ngợi sự </i>

<i>nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân của một cộng đồng trong buổi bình minh lịch sử. Sử thi miêu tả những anh hùng tráng sĩ có chiến cơng lừng lẫy và có vẻ đẹp kỳ diệu, khác thường được miêu tả với những màu sắc thần kỳ và thiên về hành động”. </i>

<i> Cũng theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì: “Sử thi (Tiếng Pháp: Epopée): </i>

<i>cịn gọi là anh hùng ca là tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộc nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính tồn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử” [38, tr.285]. </i>

<i> PGS. TS Võ Quang Nhơn đã viết trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam </i>

thể hiện quan điểm của mình về việc khơng đồng tình sử dụng trường ca để chỉ

<i>một thể loại trong văn học dân gian “Trường ca là danh từ chung để gọi bất cứ </i>

<i>tác phẩm thơ ca nào mang ý nghĩa ngợi ca và có độ dài nào đó, chứ khơng phải thuật ngữ chỉ một thể loại riêng biệt trong văn học dân gian. Nó dễ gây ra tình trạng mơ hồ, lẫn lộn giữa các tác phẩm văn học dân gian với các tác phẩm hiện đại” [25, tr.751,752]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thống nhất dùng thuật ngữ sử thi để chỉ các tác phẩm văn học dân gian có quy mơ phản ánh hiện thực rộng lớn được sản sinh trong những điều kiện xã hội không bao giờ trở lại được nữa. PGS. Lê

<i>Trường Phát cho rằng: “Sử thi là những sáng tác tự sự có dung lượng lớn, đề </i>

<i>tài của chúng là những sự hiện diện lớn lao có tầm quan trọng đối với lịch sử của cả cộng đồng. Sử thi được kể bằng hình thức văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần” [35, tr.228]. </i>

Theo nguồn tư liệu từ Website Wikipedia, khái niệm Sử thi được hiểu

<i>như sau: “Đây là một thể loại tự sự dân gian về thời kỳ lịch sử khi loài người </i>

<i>bước vào xã hội văn minh, kể về những kỳ tích, sự nghiệp anh hùng có tầm vóc lớn. Sử thi là những sáng tác tự sự có qui mơ tương đối lớn, bằng văn vần hay văn xuôi giàu chất thơ. Nội dung bao quát cả đời sống toàn dân trong suốt một thời kỳ lịch sử dài mà trung tâm là những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống cộng đồng” [43]. </i>

Hiện nay, khái niệm sử thi đã được rất nhiều nhà nghiên cứu dân gian hằng đầu Việt Nam đưa ra. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi sử dụng

<i>khái niệm về sử thi được trích trong cuốn Sử thi thần thoại M’nông của nhà xuất bản Khoa học xã hội: “Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng </i>

<i>Folkore. Nó là bức tranh rộng lớn về con người, xã hội thiên nhiên, nó phản ánh những vận động chuyển biến lớn của lịch sử. Sử thi không phải thơ chép sử, sử thi là loại nghệ thuật tổng hợp, trong đó các yếu tố văn học (lời ca); âm nhạc (làn điệu); diễn xướng,… để chuyển hóa thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần dài hơi lấy các nhân vật anh hùng làm trung tâm nhằm diễn đạt đề tài, chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của cộng đồng” [12]. </i>

Sử thi Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể của nhân loại vì nó chứa đựng những nét văn hố độc đáo, đặc trưng so với những vùng sử thi khác trên thế giới. Đó là những pho sử thi đang “sống” trong đời sống sinh hoạt văn hoá hằng ngày của cộng đồng dân tộc bản địa. “Sử thi

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

sống” của Tây Nguyên khác với “sử thi chết” của một số dân tộc trên thế giới,

<i>tức là chỉ tồn tại trên văn bản như Iliad và Odyssey của Hy Lạp, Ramayana của Ấn Độ hay Kalêvala của Phần Lan...</i> Trong bài viết “Tây Nguyên - một vùng sử thi sống” được đăng trên tờ báo điện tử Đắk Lắk, nhà báo Đình Đối đã đưa ra ý kiến của GS.TS Ngơ Đức Thịnh và nhiều nhà nghiên cứu có uy tín khác

<i>như GS.TS Ngơ Chí Bền, Tơ Ngọc Thanh về “sử thi sống” như sau: “Sử thi </i>

<i>sống Tây Ngun khơng chỉ mang đặc trưng, nét văn hóa độc đáo và duy nhất của một vùng văn hóa, mà cịn thể hiện tính thống nhất nội tại của nó qua nhiều giá trị tiêu biểu khác như âm nhạc cồng chiêng, kiến trúc, mỹ thuật cũng như luật tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian... Tính thống nhất ấy của sử thi Tây Nguyên cũng được soi rọi, xác lập dưới góc nhìn và phân loại sử thi trong cùng một vùng văn hóa đa dạng, độc đáo nhưng tương đồng và gần gũi”. </i>

<i>1.3.1.2. Nguồn gốc sử thi </i>

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về nguồn

<i>gốc của sử thi. Tiêu biểu nhất phải kể đến cơng trình nghiên cứu Lý luận văn học </i>

(1964) của giáo sư E.M. Mê - lê - tin - xki - một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu

<i>văn học dân gian. Theo ông “sử thi anh hùng không thể xuất hiện trong thời kỳ </i>

<i>phồn vinh của chế độ công xã nguyên thủy” mà “xuất hiện và thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy, sử thi anh hùng dân gian tất nhiên đã dựa vào truyền thống của văn học dân gian tự sự ở xã hội tiền giai cấp” [37, tr.123]. </i>

<i> Ở Việt Nam, nhóm biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học gồm các tác giả Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán cũng cho rằng: “Sử thi ra đời vào </i>

<i>thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới con người” [38, tr.286]. </i>

<i> Tương tự, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật cũng có ý kiến: “Sử thi ra </i>

<i>đời vào thời kì cuối của xã hội tiền giai cấp. Sau thời kì đó, trong những điều kiện nhất định, sử thi vẫn có thể ra đời, nhưng khơng cịn những sử thi cổ điển lẫy lừng nữa” [22, tr.10]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Như vậy, sử thi là thể loại ra đời sau thần thoại, là sản phẩm của “thời kỳ đang trở dạ” - lúc này xã hội công xã nguyên thủy đang trên đà suy vong nhường chỗ cho xã hội chiếm hữu nô lệ. Đây là thời kỳ mà con người đang tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên, dần khẳng định vai trị, vị trí chủ nhân của mình. Vì thế, xuất hiện trong sử thi, con người trở thành nhân vật trung tâm.

<i>1.3.1.3. Phân loại sử thi </i>

Thực tế cho thấy có rất nhiều cách phân loại khác nhau về sử thi. Theo phân loại của nhà Folkore học người Nga - Mêlêtinxki thì sử thi có hai loại là sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại [37, tr.122]. Sử thi cổ sơ phản ánh sự vận động của các dân tộc từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Sử thi cổ đại phản ánh sự vận động xã hội của các dân tộc đang hình thành nhà nước đầu tiên mà Iliad và Odyssey là hai sử thi tiêu biểu của Hi Lạp.

Trong nước, PGS.TS Lê Trường Phát phân loại sử thi dân gian của các dân tộc thiểu số thành hai nhóm: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng [37, tr.228,229]. Sử thi thần thoại là tập hợp có hệ thống các thần thoại vốn rời rạc, lẻ tẻ để dựng lên một bức tranh toàn cảnh rộng lớn, bao quát hàng loại sự kiện xảy ra trên một không gian và một thời gian tầm cỡ vĩ mô, kể từ lúc khai sinh trời, đất, nước, đồi, sông suối, mặt trời,… cho tới khi sinh ra lồi người cùng

<i>mn lồi. Chẳng hạn sử thi: Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường, sử thi Toi ẳm </i>

<i>oọc nặm đin, Ẩm ệt luông của dân tộc Thái,... Còn sử thi anh hùng xuất hiện </i>

chủ yếu ở các vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nội dung chủ yếu của các sử thi anh hùng này là ca ngợi những nhân vật tù trưởng anh hùng đã có cơng trong việc lãnh đạo cộng đồng thị tộc làm ăn, sản xuất và chiến đấu chống giặc cướp bên ngoài tới để đảm bảo cuộc sống ấm no, yên vui cho cộng đồng. Tên

<i>các bản sử thi thường là các nhân vật chính như Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm Noi, </i>

<i>Khinh Jú,… Mỗi dân tộc lại gọi sử thi anh hùng của họ bằng các “thuật ngữ dân </i>

gian”’ riêng: Khan (Ê - đê), Hơri (Giarai), Hơmon (Bana),..

Còn GS. TSKH Phan Đăng Nhật lại có quan điểm: xét về phương diện

<i>tồn tại và lưu truyền, người ta chia sử thi làm hai loại sử thi viết và sử thi sống </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

(còn gọi là sử thi truyền miệng). Trong thực tế lịch sử, ban đầu vốn tất cả đều là sử thi sống. Trong một hoàn cảnh và điều kiện nhất định, người ta ghi lên giấy và xuất hiện sử thi viết.

Trên đây là những cách phân chia sử thi của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong và ngoài nước. Cách phân loại nào cũng có những kiến giải riêng. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách phân loại sử thi

<i>của PGS.TS Lê Trường Phát và sử thi Đăm Săn thuộc nhóm sử thi anh hùng. </i>

<i><b>1.3.2. Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên </b></i>

Tây Nguyên được coi là mảnh đất huyền thoại và sử thi chính là những bài ca ca ngợi cuộc sống, tình yêu, con người của vùng đất huyền thoại ấy.Có thể nói, sử thi là linh hồn của văn hóa Tây Nguyên. Tùy theo mỗi dân tộc, sử thi được gọi với những tên khác nhau như: Khan (đồng bào Ê - đê), Hơ - mon (đồng bào Ba - na), Hơ - ri (đồng bào Gia - rai), Ot Ndrông (đồng bào Ba - na),… Hiện tại, đã có 37 bộ sử thi đồ sộ của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên được sưu tầm, xuất bản sau khi thực hiện Đề án: “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tiến hành.Những tác phẩm sử thi phản ánh mọi khía cạnh trong xã hội Tây Nguyên xưa từ việc tạo lập buôn làng đến việc sản xuất nương rẫy; từ những cuộc chiến tranh bộ tộc giành đất đai, tài sản, người đẹp đến việc thực hành các nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục, luật tục… Nhân vật trung tâm trong những pho sử thi

<i>đồ sộ này là những người anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Khing Jú, Xing </i>

thần, tài năng, lịng dũng cảm và trí tuệ của cộng đồng.

Trong sử thi Tây Nguyên, người anh hùng thường xuất hiện với tầm vóc đẹp, kích thước lớn lao. Vẻ đẹp của họ được gắn liền với không gian của núi rừng, sông suối, cây cối, chim muông,… nơi vùng đất cộng đồng họ đang sống. Ngồi tầm vóc mang kích thước vũ trụ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất - tinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

thần của cộng đồng dân tộc, nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lịng dũng cảm. Ở các tác phẩm sử thi của người Tây Nguyên, nhân vật anh hùng thể hiện tài năng ở hai phương diện: trong quá trình cai quản bộ tộc, săn bắt, sản xuất và trong các cuộc giao tranh với các tù trưởng để bảo vệ vợ mình, bn làng. Người anh hùng với vai trị là người tù trưởng cai quản buôn làng, chăm lo xây dựng đời sống vật chất cho cả cộng đồng ngày một giàu mạnh làm ra nhiều của cải, chiêng ché, trâu bò. Tài năng của người anh hùng được thể hiện qua những cảnh săn bắn, hái lượm, những cảnh xây dựng buôn làng giàu mạnh. Lời ca ngợi bn làng nhiều chiêng ché, trâu bị, dân làng vui chơi “ăn năm uống tháng”,… cũng chính là sự ngợi ca tài năng của người tù trưởng anh hùng.Bên cạnh đó, người anh hùng thể hiện sức mạnh, tài thao lược, sự can đảm trong các cuộc giao tranh. Hầu hết trong các sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi người Ê Đê nói riêng đều có chung một môtip về chiến tranh: người anh hùng cùng dân làng đi vào rừng, ở nhà vợ chàng bị các tù trưởng khác tới lập mưu bắt cóc. Anh hùng và dân làng đi tìm và đánh thắng kẻ thù giành lại vợ. Trong các cuộc chiến tranh đó, người anh hùng đã chứng tỏ được phẩm chất, sức mạnh sự phi thường, ý chí, sự kiên cường và tinh thần thượng võ của mình. Người được coi vĩ đại nhất là người anh hùng chiến thắng trên chiến trường điển hình như Đăm Săn, Khing Jú, M’Drông Dăm trong sử thi người Ê - đê, Mơ - nông,..

Sử thi là bức tranh hoàn chỉnh phản ánh khát vọng cuộc sống của nhân dân dưới hình thức kể chuyện người anh hùng trong quá khứ.Trong sử thi Tây Nguyên, cái cá thể của người anh hùng không đối lập với tập thể, với cộng đồng mà có sự gắn bó mật thiết với cộng đồng.Tinh thần đồng lịng, đồng sức giữa người anh hùng và tập thể cộng đồng đã tạo nên khối sức mạnh vững chắc, thân ái trong cộng đồng thị tộc vào buổi bình minh của loài người. Mặc dù các tác phẩm sử thi Tây Nguyên ra đời trong bối cảnh xã hội đã tương đối ổn định về mặt thiết chế nhưng trong lịng nó lại đang nảy sinh những tư tưởng mới đi

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

ngược lại tập tục cũ. Có những người anh hùng khơng chịu gị theo luật tục, khn khổ, ln muốn chống lại sự sắp đặt của trời, của buôn làng như chàng Đăm Săn nhiều lần từ chối nối dây với H’Nhí và H’Bhí, dù đã kết hơn với hai nàng nhưng cuối tác phảm vẫn quyết định lên đường đi hỏi cưới nữ thần Mặt Trời hay chàng Khing Jú từ chối nối dây với H’Bia Guê khi người vợ mình đã mất.Qua những hình tượng người anh hùng này, tác giả dân gian còn phần nào muốn gửi gắm thông điệp về sự thay đổi trong nhận thức, khát vọng được vượt ra khỏi những lề thói, tập tục lạc hậu.

<b>Tiểu kết </b>

<b> Trong chương 1, chúng tơi đã trình bày những vấn đề chung về văn hoá </b>

và văn học, mối quan hệ giữa hai thành tố, phân tích tính ưu việt của phương pháp tiếp cận văn hoá học trong nghiên cứu văn học.

Bên cạnh đó, chúng tơi đã giới thiệu đơi nét về văn hố vật chất và tinh thần vùng Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ê - đê nói riêng. Đồng thời, đi sâu vào thể loại sử thi trong kho tàng văn học dân gian ở các phương diện: khái niệm, nguồn gốc, phân loại và tìm hiểu về hình tượng người anh hùng trong những áng sử thi Tây Nguyên.

Như vậy, những tri thức được trình bày trong chương 1 sẽ là tiền đề để chúng tôi nghiên cứu bản sắc văn hóa và vẻ đẹp con người Ê - đê qua hình tượng người anh hùng Đăm Săn cũng như nghệ thuật biểu hiện văn hóa Ê - đê trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng này ở chương 2 và chương 3.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Chương 2 </b>

<b>BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ VẺ ĐẸP CON NGƯỜI Ê - ĐÊ QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG ĐĂM SĂN 2.1. Bản sắc văn hoá Ê - đê </b>

<i><b>2.1.1. Văn hóa vật chất </b></i>

<i>2.1.1.1. Nhà ở và phương tiện đi lại </i>

Nếu như người Ba - na tự hào với những ngôi nhà rông chọc trời thì người Ê - đê lại được biết đến với những ngôi nhà dài truyền thống. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của người họ. Theo các nhà dân tộc học, tổ tiên người Ê - đê sống trên thuyền, lênh đênh trên biển rộng, sóng cả không biết bao nhiêu năm tháng. Khi vào đất liền, có nơi trú ngụ yên ổn, họ nghĩ đến việc làm nhà để ở. Chính vì vậy, ngơi nhà thường có nét kiến trúc mơ phỏng con thuyền trước đây họ đã từng sinh sống. Ngôi nhà của họ ở nơi núi rừng Tây Nguyên có chiều dài và chiều rộng gấp nhiều lần chiếc thuyền, có sàn phía trên để tránh thú dữ và đề phòng thiên tai lũ lụt hằng năm đồng thời tiện lợi cho sinh hoạt văn hóa truyền thống. Đặc biệt, ngơi nhà có tên gọi là nhà dài vì nó sở hữu chiều dài từ 15m đến hơn 100m. Do đây là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung, có khi của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Trong sử thi Đăm Săn, ngôi nhà ở của

<i>người anh hùng này đã được miêu tả rất kĩ “nhà chàng Đăm Săn dài đến nỗi </i>

<i>tiếng chiêng đánh đằng trước nhà, người đứng sau nhà không nghe thấy. Mái hiên nhà chàng con chim bay mỏi cánh mới hết”[5, tr.26]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i><b>Hình 2.1. Nhà dài của người Ê - đê (Nguồn ảnh: Báo Dân tộc & Phát triển) </b></i>

Nhà dài là kiểu nhà sàn thấp, được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa, lợp mái tranh.Ngơi nhà có hai phần chính: Phần thứ nhất là gian gah (còn gọi là gian khách), phần thứ hai là gian ôk (gian ngủ) được chia từng buồng nhỏ cho từng cặp vợ chồng trong gia đình mẫu hệ. Nhà dài Ê - đê có cầu thang lên xuống gồm bảy bậc, được làm từ một cây gỗ quý. Phía đầu cầu thang nơi tiếp giáp với hiên nhà được tạc hình mặt trăng lưỡi liềm, dưới hình lưỡi liềm được tạc hai bầu vú căng tròn tượng trưng cho uy quyền của người phụ nữ trong gia đình theo chế độ mẫu hệ. Nó cịn mang tính giáo dục người Ê - đê dù đi đâu, làm gì cũng phải nhớ tới người mẹ thân sinh ra mình. Điều thú vị là muốn biết một gia đình Ê - đê có bao nhiêu con gái thì ta chỉ cần nhìn vào cửa sổ. Nhà nào có bao nhiêu cửa sổ thì có bấy nhiêu người con gái. Cửa sổ nào đóng kín nghĩa là cơ gái ấy chưa có chồng. Cịn cửa sổ nào mở rộng có nghĩa là cơ gái ấy đã có người thương. Trong nhà của người Ê - đê có những vật dụng, thực phẩm

<i>rất tiêu biểu. Những câu văn trong sử thi Đăm Săn đã ghi lại điều đó “trong </i>

<i>nhà có những chiếc khiên chói lọi như đèn đuốc”, “vải sợi nặng trĩu làm cong các sào phơi. Thịt bò thịt trâu treo đầy xung quanh”, “bát đĩa bằng đồng để khắp sàn nhà” [5, tr.74]. Người Ê - đê thường bày rất nhiều đồ dùng ở trong nhà </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

đặc biệt là ở gian khách ví dụ như ché rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng, thịt trâu bị,… vì đây là những tài sản giá trị, thể hiện sự giàu có của họ. Như vậy, so với các ngôi nhà rông hay nhà Gươl của các dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ê - đê có một ngơi nhà đẹp và hồnh tráng hơn rất nhiều. Ngôi nhà ấy không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc người Ê - đê.

Chúng ta thấy rằng địa hình Tây Nguyên khá đa dạng, ngoài những núi cao, thung lũng sâu hiểm trở cịn có những cao ngun, bình sơn nguyên lớn, những miền trũng và đồng bằng khá rộng. Để di chuyển trên địa hình phức tạp này người Tây Nguyên ít khi dùng trâu, bị như một số dân tộc miền núi phía Bắc mà thường dùng voi, ngựa. Chúng được họ thuần dưỡng dùng vào việc vận chuyển, đi lại thậm chí huấn luyện tham gia các cuộc chiến tranh bộ lạc, thị tộc.

<b>Hình 2.2. Người Ê - đê giở hàng xuống từ lưng voi những năm 1952 - 1955 </b>

<i>(Nguồn ảnh: nhiếp ảnh gia người Pháp Jean - Marie Duchange) </i>

<i>Sử thi Đăm Săn đã ghi lại bức tranh voi, ngựa đông đúc ở miền đất Tây Nguyên “Mặt đất in dấu chân ngựa nhiều như chân rết. Mặt đất in đầy dấu </i>

<i>chân voi như đáy cối giã gạo” [5, tr26]. Theo sự khảo sát của chúng tôi trong </i>

sử thi này, phương tiện đi lại, vận chuyển là voi chiếm 66,7% và phương tiện đi lại, vận chuyển là ngựa chiếm 33,3%. Như vậy, voi là phương tiện đi lại, vận

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

chuyển phổ biến nhất đối với người Ê - đê. Đăm Săn đã cưỡi voi đi lao động bắt con cua, tôm, cá; cưỡi voi đi chiến đấu với M’tao Grứ và M’tao M’xây để

<i>bảo vệ thị tộc, bảo vệ vợ của mình. Đó là những “con voi đực đi dài chấm </i>

<i>đất, có bộ ngà rộng, mặt nó như bơng hoa đẹp, khiến cho người người trơng thấy nó đều phải vui mừng” [5, tr.36]. Khơng chỉ có voi, mà ngựa cũng là một </i>

<i>người bạn đồng hành cùng Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời “chàng ngồi trên </i>

<i>lưng con ngựa đực” [5, tr.99], “con ngựa chạy nhanh như gió thổi, vượt lên đỉnh núi, nhảy qua bao dòng thác, bao con suối” [5, tr.25] đã cùng Đăn Săn </i>

băng qua mọi khó khăn ở rừng sáp đen của bà Sun Y Rít và cùng Đăm Săn hi sinh trên con đường chinh phục tự nhiên.

<i>2.1.1.2. Trang phục và hoạt động lao động sản xuất </i>

<b> Cũng giống như 53 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S, người Ê - đê </b>

có riêng cho mình một trang phục truyền thống với những đường nét hoa văn mang đậm bản sắc con người nơi đây. Trong văn hóa của người Ê - đê, đàn ông và phụ nữ sẽ có trang phục truyền thống riêng nhưng vẫn giữ được nét đẹp chung của dân tộc. Đăm Săn đã làm người đọc say mê với thân hình khỏe

<i>khoắn, cường tráng trong trang phục “cái khố có hoa sao, cái áo có hoa me”, </i>

<i>“Trên đầu, chàng quấn một cái khăn màu tím. Quanh lưng, chàng thắt một chiếc khăn màu đỏ” [5, tr.35]. Trang phục của Đăm Săn chính là trang phục </i>

điển hình của đàn ông Ê - đê xưa. Y phục của họ gồm áo và khố: áo của nam thường có phần tay khá dài, vạt sau dài hơn vạt trước và khố dùng để che chắn nửa thân dưới của họ. Ngoài ra, họ cũng thường mang hoa tai, vòng cổ hoặc quấn khăn đen nhiều vịng trên đầu. Chính những bộ trang phục này đã tôn lên vẻ đẹp đầy chất nam tính của họ. Bên cạnh đó, những người vợ của người anh

<i>hùng Đăn Săn cũng mang những bộ trang phục rất bắt mắt “Mỗi nàng mặc một </i>

<i>chiếc váy có hoa me và chiếc áo có hoa sao”[5, tr.36], “tay trái nàng đeo vòng bạc, tay phải nàng đeo vịng vàng” [5, tr.37]. Thậm chí, vẻ đẹp của chiếc váy </i>

<i>mà hai nàng mặc cũng được tác giả dân gian hết lời ca ngợi “một bước H’Nhí </i>

<i>đi, con gà muốn xịe đơi cánh múa theo. Hai bước H’Nhí đi, con chim trong </i>

</div>

×