Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 98 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>
<b>VŨ THỊ THẢO </b>
<b>THÁI NGUYÊN - 2021 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>
<b>VŨ THỊ THẢO </b>
<b>Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 </b>
<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HẢO </b>
<b>THÁI NGUYÊN - 2021 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
<i>Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài Tiểu thuyết viết về vùng mỏ Quảng Ninh của nhà văn Trần Tâm là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi </i>
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Cao Thị Hảo. Kết quả nghiên cứu và tìm hiểu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kì hình thức nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin sử dụng của cơng trình nghiên cứu này.
<i>Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021 </i>
<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN </b>
<b>VŨ THỊ THẢO</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Luận văn đã được hoàn thành tại khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Để hoàn thành được luận văn này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
<i>thành nhất tới PGS.TS Cao Thị Hảo đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn em </i>
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên em trong cuộc sống cũng như trong quá trình nghiên cứu luận văn.
<i>Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021 </i>
<b>Tác giả luận văn </b>
<b>Vũ Thị Thảo </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ... 8
6. Đóng góp của luận văn ... 8
7. Cấu trúc của luận văn ... 9
1.1.2. Những đặc trưng của tiểu thuyết ... 11
1.2. Khái quát văn học Quảng Ninh ... 14
1.2.1. Khái quát lịch sử vùng than Cẩm Phả - Quảng Ninh ... 14
1.2.2. Diện mạo văn học Quảng Ninh ... 16
1.3. Nhà văn Trần Tâm - từ người thợ đến nhà văn ... 20
1.3.1. Vài nét về cuộc đời ... 20
1.3.2. Hành trình từ người thợ đến nhà văn ... 21
1.3.3. Sơ lược về tiểu thuyết viết về vùng mỏ của nhà văn Trần Tâm ... 24
Tiểu kết chương 1 ... 27
<b>Chương 2. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ VÙNG MỎ CỦA TRẦN TÂM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ... 28 </b>
2.1. Hiện thực vùng mỏ mảng đề tài độc đáo trong sáng tác của Trần Tâm ... 28
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">2.1.1. Hiện thực vùng mỏ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 ... 29
2.1.2. Hiện thực vùng mỏ thời kì 1945 - 1975 ... 32
2.1.3. Hiện thực vùng mỏ sau năm 1975 đến nay ... 35
2.2. Cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ và xót xa trăn trở khi viết về người công nhân mỏ ... 36
2.2.1. Ngợi ca tinh thần “kỉ luật và đồng tâm” của người thợ mỏ... 36
2.2.2. Ngưỡng mộ cuộc đời người thợ mỏ vượt qua vất vả, hiểm nguy ... 41
2.2.3. Cảm hứng xót xa, trăn trở trước những góc khuất sau chân dung người thợ mỏ ... 45
2.2.4. Cảm hứng tự hào, ngợi ca về vùng mỏ giàu đẹp của quê hương ... 49
Tiểu kết chương 2 ... 53
<b>Chương 3. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ VÙNG MỎ CỦA TRẦN TÂM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ... 54</b>
3.1. Nghệ thuật trần thuật ... 54
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật người thợ mỏ ... 59
3.2.1. Miêu tả ngoại hình, hành động ... 60
3.2.2. Miêu tả nội tâm, tâm lí ... 63
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc riêng của vùng mỏ ... 66
3.3.1. Ngôn từ sử dụng nhiều từ ngữ chỉ địa danh ... 67
3.3.2. Ngôn ngữ mang chất liệu dân gian ... 74
Tiểu kết chương 3 ... 79
<b>KẾT LUẬN ... 80 </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 84 PHỤ LỤC </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i><b>MỞ ĐẦU </b></i>
<b>1. Lí do chọn đề tài </b>
1.1. Văn học viết về công nhân vùng mỏ đã thu hút một số tác giả quan tâm thể hiện, đặc biệt là những tác giả sinh ra trên vùng đất mỏ. Các nhà văn, nhà thơ đã khơi dậy và hun đúc truyền thống lịch sử vẻ vang của công nhân vùng mỏ qua việc phản ánh cuộc sống và con người nơi đây. Không chỉ vậy, các nhà thơ, nhà văn ấy luôn cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa người viết và người đọc, họ hăng say, tích cực tiếp cận thực tế lao động nơi hầm lò, tầng mỏ để bám sát và ghi lại những bức chân dung về con người, đời sống công nhân vùng mỏ. Nhà văn Lê Toán, nguyên Chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh
<i>Quảng Ninh đã từng nhận định: “Từ tay người thợ, hòn than sẽ trở thành hàng hóa để đi khắp mn nơi. Sứ mệnh của nó là thành xỉ và trở về với đất. Nhưng tác phẩm văn học viết về vùng mỏ và công nhân mỏ thì sẽ cịn đọng lại, được lưu giữ và có những tác phẩm được tồn tại lâu dài hơn đời người đã sáng tác ra nó”. Chính hàng triệu cơng nhân mỏ với bao hồn cảnh, nỗi niềm là chất </i>
liệu “vàng ròng” cho văn học. Tất cả những tác phẩm viết về vùng mỏ với sứ mệnh và vị trí của nó đã tơ điểm cho văn học Việt Nam đa dạng màu sắc mà thiết thực, gần gũi với cuộc sống con người Quảng Ninh.
1.2. Ở Quảng Ninh - mảnh đất tụ hội dân cư nhiều nơi về sinh sống, làm ăn từ thời kì Pháp thuộc cho đến ngày nay. Nơi đây còn sản sinh ra các nhà văn say mê và nặng lòng với các sáng tác về con người và mảnh đất vàng đen của tổ quốc. Trước năm 1975, các văn nghệ sĩ từ Trung ương đã về đây để thực tế lấy vốn sống làm đề tài sáng tác của mình như: Huy Cận, Trinh Đường, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,… Từ những lần được tiếp xúc trực tiếp với các văn nghệ sĩ và từ vẻ đẹp của vùng đất và con người nơi đây đã thôi thúc thế hệ công nhân tham gia sáng tác. Một loạt các tác giả với những tác phẩm tiêu biểu theo từng chặng đường lịch sử đã nối tiếp nhau ra đời như: Võ Huy Tâm với tiểu
<i>thuyết Vùng mỏ, Tô Ngọc Hiến với Người kiểm tu, Võ Khắc Nghiêm với Mảnh </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>đời của Huệ, Nguyễn Sơn Hà với Thời gian đang đi,… Tất cả đã để lại những </i>
dấu son đậm nét về vùng mỏ Quảng Ninh. Bạn đọc bắt gặp ở đó khát vọng cống hiến, những giá trị kinh tế, sự giầu có trù phú của quê hương, và nhất là tình người, tình đất từ mảnh đất “than vàng”. Điều này đã tạo ra đóng góp riêng của văn học địa phương Quảng Ninh.
1.3. Tiểu thuyết là thể loại ơm chứa trong nó tất cả những “bộn bề của cuộc sống”, có sức phản ánh vĩ mơ những vấn đề của hiện thực. Do đó nghiên cứu tiểu thuyết sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và bao quát những vấn đề cơ bản khi tìm hiểu văn học viết về hiện thực con người và đời sống vùng mỏ. Nếu Võ Huy Tâm đã hồn thành sứ mệnh của mình ở thời kì trước 1975
<i>với tiểu thuyết Vùng mỏ thì Trần Tâm là người kế nghiệp với tiểu thuyết viết </i>
về công nhân vùng mỏ Quảng Ninh ở tầm khái quát. Trần Tâm là người con của Quảng Ninh, ông yêu vùng than và gắn bó từ thuở ấu thơ. Chính vì lẽ đó, ơng có sức viết mãnh liệt về nơi mình sinh ra, ơng viết liền trường ca 12
<i>chương Vầng sáng trước bão. Sau khi viết xong trường ca, ông tự nhận thấy </i>
hạn chế ở thể loại này ở chỗ không thể kể chi tiết nên ơng đã tìm đến tiểu thuyết. Đọc tiểu thuyết của ông giống như các con chữ đang gọi nhau nối tiếp trên trang giấy tạo ra sức hút, gây tị mị, lơi cuốn người đọc. Điểm khác biệt trong tiểu thuyết của ơng mà ta có thể thấy rõ đó là những góc khuất trong đời sống cơng nhân mỏ được đào sâu mà khó có nhà văn nào thấu hiểu cặn kẽ như Trần Tâm.
Thực hiện đề tài này, chúng tơi mong muốn góp phần khẳng định đóng góp của nhà văn Trần Tâm cho văn học Quảng Ninh, bổ sung nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy văn học địa phương ở các trường Trung học thuộc tỉnh Quảng Ninh. Mặt khác, bản thân tôi vốn là người con của Quảng Ninh nên tơi ln mong muốn được tìm hiểu về các giá trị văn hóa văn học của quê hương. Từ đó, khẳng định được những đóng góp quan trọng của văn học Quảng Ninh cho kho tàng văn học Việt Nam. Đó là lí do vì sao chúng
<i><b>tôi đã lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết viết về vùng mỏ Quảng Ninh của nhà văn </b></i>
<i><b>Trần Tâm” cho luận văn thạc sĩ của mình. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>2. Lịch sử vấn đề </b>
Trần Tâm là một nhà văn trưởng thành từ thợ mỏ, ông hiểu và yêu vùng than quê hương với tình u sâu nặng. Chính vì lẽ đó, sáng tác của ơng giống như đang thâu tóm tồn bộ lịch sử vùng than Cẩm Phả - Quảng Ninh. Những tình cảm chân thành, dịng cảm xúc chảy trong con người của ông đã lay động trái tim của nhiều độc giả. Đã có một số bài viết, cơng trình đánh giá, bình luận về các tiểu thuyết của ông, chúng tôi xin điểm qua như sau:
<i><b>2.1. Các bài báo, cơng trình đánh giá về tiểu thuyết viết về vùng mỏ Quảng Ninh </b></i>
Viết về vùng mỏ đã có một số tiểu thuyết tiêu biểu của Võ Huy Tâm, Lê Phương… Một số nhà nghiên cứu đã khẳng định đóng góp của các nhà văn này khi viết về vùng mỏ Quảng Ninh. Trước hết, nhắc đến tiểu thuyết đầu tiên viết về vùng mỏ Quảng Ninh của một người thợ mỏ thì khơng thể khơng kể đến nhà văn Võ Huy Tâm. Ông là người gốc Nam Định nhưng sống và làm việc tại Quảng Ninh nên ông hiểu cuộc sống và con người nơi đây. Nhà văn Tô Ngọc
<i>Hiến đã từng nói về những cống hiến của Võ Huy Tâm: “Trong hành trang, hành lý của ông thừa thãi chi tiết và vốn sống, cái vốn lam lũ cực nhọc, suốt mấy chục năm nhà văn làm phu mỏ dưới chế độ thực dân Pháp, rồi làm cán bộ dân vận sau này. Nhờ thế mà nhà văn Võ Huy Tâm đã có những tập tiểu thuyết để đời như "Vùng mỏ", "Những người thợ mỏ" dày dặn hàng nghìn trang”[39]. </i>
Có thể thấy, một nhà văn đi lên từ người thợ sẽ luôn yêu quý và trân trọng vùng mỏ q hương mình. Sáng tác của ơng để mang đến cho bạn đọc sự chân thực của hiện thực mà nhà văn đã từng trải nghiệm. Đây là một giá trị quan trọng mà không phải nhà tiểu thuyết nào cũng có. Để tưởng nhớ ông, năm 2008, một con đường cắt từ đường Bái Tử Long (có căn nhà ơng ở khi qua đời) sang đường Thanh Niên (đi qua sân vận động Cẩm Phả) đã được đặt tên ông.
Tiểu thuyết viết về đề tài cơng nhân để lại dấu ấn trong lịng người đọc
<i>có lẽ khơng thể thiếu tiểu thuyết Bất khuất của nhà văn Lê Phương. Ơng Lê Thanh Xn - Chủ tịch Cơng đồn Than-Khoáng sản Việt Nam nhận định: “Từ </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i><b>tiểu thuyết đến phim truyện nhựa Cơn lốc biển đã góp phần làm phong phú </b></i>
<i>thêm cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường của những người thợ mỏ đầu thế kỷ XX với những con người thật, việc thật. Hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đồn cơng nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam đang đứng trước những thời cơ, vận hội và những khó khăn thách thức mới đan xen. Tiểu thuyết “Bất khuất” được tái bản một lần nữa khẳng định vai trị vơ cùng đặc biệt của những người thợ mỏ trong phong trào công nhân, là một mốc son chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng từ tầng than, hầm mỏ nhọc nhằn, từ những tháng ngày mang kiếp “culi” đến thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Thợ mỏ, vùng mỏ không bao giờ khuất phục” là tinh thần cách mạng truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của công nhân mỏ anh hùng, luôn khẳng định để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên con đường đi tới” [41]. Tiểu thuyết Bất khuất đã được chuyển thể thành </i>
phim để công chiếu cho khán giả. Các tiểu thuyết viết về công nhân mỏ đã cho bạn đọc nhận thấy một hiện thực về đời sống của người thợ với những khó khăn, vất vả, lịch sử của vùng mỏ qua các thời kì. Qua đó khẳng định ý chí, quyết tâm của người thợ sống hết mình để đưa sự nghiệp đất nước đi lên.
Hầu hết các tiểu thuyết viết về đề tài vùng mỏ đều hướng đến cuộc sống của những người thợ mỏ mang kiếp cu li nhưng tinh thần vẫn lạc quan, yêu đời. Mỗi nhà văn tập trung miêu tả về một thời kì nhất định của vùng mỏ. Ở đó sẽ xuất hiện những kiểu con người và diện mạo cuộc sống khác nhau nhưng
<i><b>đều toát lên tinh thần của người thợ mỏ. </b></i>
<i><b>2.2. Các bài báo, cơng trình đánh giá về tiểu thuyết vùng mỏ của Trần Tâm </b></i>
Sáng tác về vùng mỏ của nhà văn Trần Tâm đã được một số công trình,
<i>bài báo khẳng định. Tác giả Huỳnh Đăng trong bài viết Trần Tâm-nhà văn và người thợ mỏ (báo Quảng Ninh) đã cho rằng:“Trần Tâm yêu vùng than đến tận cùng gan ruột. Từ rất sớm, ơng có tham vọng trang trải “món nợ” này bằng cách thâu tóm lịch sử vùng than Cẩm Phả trong một tác phẩm văn học. Ông </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i>muốn viết về Cẩm Phả với tất cả những thăng trầm, những hy sinh, mất mát, buồn, vui.”[2]. Ở đây, tác giả đã khẳng định rõ cội nguồn tạo nên tác phẩm của </i>
nhà văn Trần Tâm chính là tình u tha thiết với vùng đất và con người nơi đây. Trần Tân đã đem hết sức trẻ của mình để cống hiến cho vùng than, cống hiến cho văn học quê nhà.
<i>Trong cơng trình Giáo trình Văn học Quảng Ninh, các tác giả cũng đã </i>
khẳng định vị trí quan trọng của nhà văn Trần Tâm trong dòng chảy của văn
<i>học Quảng Ninh: “Võ Huy Tâm đã hoàn thành sứ mệnh của mình với tiểu </i>
<i><b>thuyết Vùng mỏ thì Trần Tâm lại là người kế nghiệp với Đất bỏng ở tầm khái </b></i>
<i>quát lịch sử”[4; tr.281]. Qua việc khẳng định giá trị của tiểu thuyết Đất bỏng, </i>
các tác giả đã cho thấy tầm quan trọng của người kế nghiệp văn học viết về vùng mỏ của Trần Tâm. Đó chính là sự đa dạng, phong phú và tính khái quát lịch sử.
<b> Nhắc đến tiểu thuyết của nhà văn Trần Tâm là phải kể đến tập tiểu </b>
<i><b>thuyết Đất bỏng. Chính đứa con tinh thần này đã đưa Trần Tâm đến gần hơn </b></i>
với độc giả. Ông viết bằng tất cả tình yêu của mình cho mảnh đất nơi ông sinh ra. Trong một bài báo viết về hình ảnh người thợ mỏ đã nhắc đến tập tiểu
<i><b>thuyết đồ sộ này của ông: “Cho đến thời điểm này, “Đất bỏng” của Trần Tâm </b></i>
<i>là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất, có thời gian nghệ thuật dài nhất khi viết về công nhân mỏ ở Vùng than Quảng Ninh. Đây cũng là cuốn sách khẳng định tên tuổi của Trần Tâm”[19]. Để viết lên tác phẩm để đời này, ông đã phải mất gần hai </i>
mươi năm để tìm tư liệu, trực tiếp vào hầm lò, mỏ than để lấy vốn viết văn. Cả 4 tập như một chặng đường phát triển của mỏ than Cẩm Phả với bao thăng trầm nhưng đầy ắp tình người thợ mỏ.
<i> Một điều đặc biệt hơn cả, trong một bài báo Theo dấu chân người vùng than đã viết: “Trong tất cả các sáng tác của mình, Trần Tâm đều viết về người thợ mỏ với tư cách của người trong cuộc. Ông vui niềm vui của người thợ, lo mối lo của người thợ. Và do vậy, tác phẩm của ông rất sinh động, chân thực. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>Viết về vùng than, Trần Tâm trăn trở với sự thay đổi quan hệ của các thế hệ công nhân” [2]. Các tiểu thuyết của ông hầu hết đều có bóng dáng của ông </i>
nhập thân vào nhân vật. Như trong tiểu thuyết “Người từ vùng than” của ông có sự xuất hiện của nhiều nhân vật mà nhân vật chính ấy là Trần Tâm. Ơng kể về cuộc đời của mình qua lăng kính để thấu hiểu cuộc sống, con người nơi đây. Có thể thấy, các tiểu thuyết của ông đều mang đậm dấu ấn người thợ mỏ.
Có thể thấy, các sáng tác của Trần Tâm ln hướng đến q hương. Ơng say mê với thơ ca, tiểu thuyết và các thể loại hướng đến văn học quê nhà. Cái tâm trong con người ông luôn rạo rực và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Với sự tinh tế, tâm hồn sáng trong, Trần Tâm đã hướng đến người đọc lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn. Đồng thời, khi đọc những trang văn của ông, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy tị mị, thích thú bởi nhịp chảy của mảnh đất Quảng Ninh, nơi tụ hội thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa đa dạng.
Như vậy, có thể thấy đã có một số bài viết, cơng trình nhận xét, đánh giá và khẳng định đóng góp của Trần Tâm khi viết về vùng mỏ. Ơng là cây bút có nhiều đóng góp khi viết về con người và mảnh đất Quảng Ninh, trong đó có người thợ và vùng mỏ Quảng Ninh. Tuy nhiên, qua những tài liệu thu thập được chúng tơi nhận thấy rằng: chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về các tiểu thuyết viết về vùng mỏ của nhà văn Trần Tâm. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các tiểu thuyết viết về vùng mỏ của nhà văn Trần Tâm có thể xem là một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học. Từ đó thấy được giá trị nhân văn, những nét độc đáo trong các tiểu thuyết của ơng, cũng như những đóng góp của Trần Tâm cho văn học nước nhà.
<b>3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
Đề tài tập trung nghiên cứu những phương diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết viết về vùng mỏ của nhà văn Trần Tâm với các vấn đề cơ bản như: cảm hứng chủ đạo về hiện thực cuộc sống và con người vùng mỏ; nghệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">thuật trần thuật; nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngơn ngữ nghệ thuật... Qua đó làm sáng tỏ những đóng góp của nhà văn cho văn học viết về vùng mỏ và văn học Quảng Ninh.
<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
<i>Tác giả Trần Tâm đã xuất bản 5 tiểu thuyết gồm: Người kế nghiệp, Miền nắng đỏ, Người từ vùng than, Người bên bóng núi, Đất bỏng. Tiểu thuyết đầu tiên Người kế nghiệp (2005) chưa thể hiện rõ đặc trưng thể loại nên trong phạm </i>
vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xin khảo sát 4 tiểu thuyết của Trần Tâm. Bởi đây là những tác phẩm tiêu biểu nhất phản ánh được cuộc sống và con người vùng mỏ Quảng Ninh. Cụ thể là những tác phẩm sau:
<i>Miền nắng đỏ, NXB Văn Học, năm 2014 </i>
<i>Người từ vùng than, NXB Hội Nhà Văn, năm 2020 </i>
<i>Người bên bóng núi, NXB Quân đội Nhân Dân, năm 2020 Đất bỏng, (4 tập) NXB Thời đại, năm 2011 </i>
Ngồi ra, chúng tơi cịn nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm khác viết về đề tài công nhân vùng mỏ Quảng Ninh để so sánh, đối chiếu. Chúng tôi cũng tham khảo một số sách lý thuyết, lý luận văn học làm cơ sở lý luận cho cơng trình nghiên cứu của mình.
<b>4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>
<i><b>4.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>
Nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Trần Tâm, làm rõ hơn những nét riêng trong tiểu thuyết của Trần Tâm. Từ đó, có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về những đóng góp của Trần Tâm trong văn học Việt Nam nói chung và văn học Quảng Ninh nói riêng ở mảng đề tài viết về vùng mỏ.
<i><b>4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>
Thực hiện đề tài này chúng tôi tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như: khái niệm tiểu thuyết, đặc trưng của tiểu thuyết; khái quát văn học Quảng Ninh và đóng góp của tác giả Trần Tâm.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Nghiên cứu cảm hứng về hiện thực và con người, vùng đất trong tiểu thuyết Trần Tâm.
Nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật như nghệ thật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật.
Qua đó khẳng định những đóng góp tiêu biểu của nhà văn Trần Tâm khi viết về vùng mỏ Quảng Ninh. Góp phần quảng bá rộng rãi hơn văn học viết về vùng mỏ nói chung và nét đẹp của văn hóa, con người Quảng Ninh nói riêng.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
<b>Phương pháp thống kê, phân loại </b>
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để thống kê các địa danh trong các tiểu thuyết của Trần Tâm, từ đó khẳng định đóng góp của tác giả.
<b>Phương pháp so sánh, đối chiếu </b>
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh các tiểu thuyết của Trần Tâm và các tiểu thuyết khác viết về đề tài cơng nhân ở Quảng Ninh. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.
<b>Phương pháp phân tích, tổng hợp </b>
Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài. Từ đó thấy được hiện thực xã hội và con người vùng mỏ qua các thời kỳ.
<b>Phương pháp tiếp cận liên ngành </b>
Chúng tôi kết hợp khai thác các tri thức văn học với các tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác như: văn hoá, xã hội,…trên cơ sở kế thừa và khai thác mạnh các ngành khoa học khác, tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố đó và văn học.
<b>6. Đóng góp của luận văn </b>
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu tiểu thuyết viết về vùng mỏ của nhà văn Trần Tâm. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định những
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">đóng góp của Trần Tâm trong đời sống văn học Quảng Ninh và nền văn học Việt Nam. Đồng thời bổ sung thêm tài liệu tham khảo về văn học địa phương Quảng Ninh.
<b>7. Cấu trúc của luận văn </b>
Luận văn của chúng tơi ngồi phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
Chương 2: Tiểu thuyết viết về vùng mỏ của Trần Tâm nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Tiểu thuyết viết về vùng mỏ của Trần Tâm nhìn từ phương diện nghệ thuật.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><b>NỘI DUNG </b>
<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI </b>
<b>1.1. Khái niệm tiểu thuyết </b>
<i><b>1.1.1. Khái niệm </b></i>
<i>Tiểu thuyết là “một thể loại văn xuôi có hư cấu, thơng qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngơn ngữ văn xuôi, theo những chủ đề xác định”[1; tr.328]. Tiểu thuyết miêu tả </i>
cuộc sống thực tại đương thời, tiếp thu mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc sống bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, cái bi và cái hài, cái lớn lao lẫn cái bé nhỏ. Bạn đọc có thể bắt gặp trong tiểu thuyết mọi vấn đề của cuộc sống với các sắc màu đa dạng, có cả anh hùng và tiểu nhân, rồng phượng và rắn rết, thánh thiện và ma quỷ...
<b>Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán - Trần </b>
<i>Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”[3; tr.277]. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc trưng </i>
cơ bản của tiểu thuyết. Tiểu thuyết không chỉ phản ánh đời sống qua không gian, thời gian mà còn phản ánh chính số phận con người qua cuộc đời, tính cách và những đạo đức xã hội. Tiểu thuyết như một bức tranh thu nhỏ cuộc đời của con người một cách chân thực nhất. Qua đó, ta thấy được bản chất bên trong của con người qua cách lí giải, cắt nghĩa về từng nhân vật.
<b>Phương Lựu (chủ biên) trong Lý luận văn học đã đưa ra định nghĩa: </b>
<i>“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời kì cận đại </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><i>và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”[6; tr.387]. Tiểu thuyết với đặc trưng thể loại của mình đã thể hiện được </i>
chiều sâu phản ánh đời sống hiện thực, như bức tranh toàn mĩ về xã hội, phong tục, con người. Từ tiểu thuyết mỗi người sẽ soi chiếu được chân dung của chính bản thân một cách đa dạng.
Rõ ràng, so với các thể loại khác, tiểu thuyết có khả năng bao quát hiện thực đời sống rộng lớn. Đó là lịch sử của nhiều cuộc đời khác nhau, là những phong tục tập quán đa dạng và biết bao kiếp người nhỏ bé trong cuộc sống muôn màu sắc này. Chúng ta có thể bắt gặp cả một thế chiến với những dấu
<i>son của lịch sử trong tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của Lép - Tơn xtoi, những thân phận khác nhau trong Những người khốn khổ của V.Huy gô. Những bi kịch của cuộc đời trong Tấn trò đời của Ban zac… </i>
Qua các cách hiểu khác nhau về tiểu thuyết chúng tôi đã dẫn ra ở trên, có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến thể loại này. Họ đã đi sâu tìm hiểu về khái niệm tiểu thuyết để đưa đến người đọc cái nhìn tồn diện nhất. Từ khái niệm tiểu thuyết, ta có thể dễ dàng phân biệt, so sánh với các thể loại khác. Như vậy, tiểu thuyết phải là những tác phẩm có dung lượng lớn, phản ánh được hiện thực đời sống và con người một cách phong phú đa dạng. Tiểu thuyết không chỉ ôm chứa khả năng bao quát hiện thực rộng lớn, mà trong việc khám phá thế giới tâm lí con người, tiểu thuyết cũng thể hiện được ưu thế đặc thù của mình. Tiểu thuyết ln là tác phẩm tự sự có quy mơ lớn, phản ánh hiện thực cuộc sống giúp người đọc đi sâu tìm hiểu, lí giải các chi tiết nhỏ nhất của bức tranh đời sống hiện thực.
<i><b>1.1.2. Những đặc trưng của tiểu thuyết </b></i>
Tiểu thuyết mang hai đặc trưng cơ bản về nội dung và hình thức. Từ đặc trưng ấy, ta có thể soi chiếu vào các tác phẩm văn học để có cái nhìn tồn diện
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">về bức tranh hiện thực. Tiểu thuyết giống như một thể loại mang bản chất tổng hợp. Thơng qua đó có thể dung nạp qua ngôn từ nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của các tác phẩm văn học.
<i>1.1.2.1. Đặc trưng về nội dung </i>
Đầu tiên, tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi.
<i>Để đáp ứng được điều đó, tiểu thuyết mang trong mình tính văn xi khi khắc </i>
họa chi tiết về bức tranh hiện thực. Sự dung nạp đầy đủ trong tiểu thuyết tái hiện sắc màu thẩm mĩ nhiều màu sắc. Từ đó, các tác phẩm được phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống. Tiểu thuyết mang trong mình chất văn xi nhằm hấp thụ toàn bộ mọi yếu tố ngổn ngang, bộn bề của cuộc sống bao gồm những thứ tầm thường, nhỏ nhặt, buồn, vui, bi, hài,… trong thế giới hiện thực và trong cả đáy sâu tâm hồn con người. Chẳng hạn,
<i>trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, bạn đọc bắt gặp ở đó một </i>
thế giới của chiều sâu tâm hồn với những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn những con người đã đi qua cuộc chiến. Nhân vật Kiên trở về với tư cách của một người lính chiến thắng nhưng tâm hồn anh thì lại mang nỗi đau mãi mãi không bao giờ hết. Tiểu thuyết đã phơi bày được thế giới sâu thẳm trong tâm hồn con người để thấy được những va đập của thời đại và những khát vọng nhân bản cho sự sống và tình yêu của con người.
<i>Thứ hai, tiểu thuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực. Đây là </i>
một thể loại tiêu biểu cho phương thức tự sự, bởi khả năng bao quát lớn cả về chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gian. Thông qua mỗi tác phẩm thuộc tiểu thuyết, người đọc sẽ có cái nhìn toàn diện về bức tranh con người. Trong các tác phẩm viết về vùng mỏ, các nhà văn ln gợi ra bức tranh tồn cảnh về xã hội và đời sống công nhân mỏ. Không những vậy, người đọc còn thấy được đời sống con người rõ nét. Bởi nơi đây đã sản sinh ra những người thợ tài hoa và cả những nhà văn có xuất thân từ cơng nhân. Dù cuộc sống cực nhọc, vất vả nhưng những người thợ mỏ luôn sống hết mình, mạnh mẽ và
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">quyết liệt, họ đã góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ mảnh đất Cẩm Phả thân yêu.
Qua nội dung của tiểu thuyết đã giúp ta phần nào hiểu được giá trị của các tác phẩm. Mỗi tiểu thuyết đều hàm chứa nội dung một cách chi tiết, cụ thể, đi sâu vào những cốt lõi của vấn đề. Thông qua đó, người đọc sẽ có cái nhìn tồn diện về hiện thực muôn màu và đa diện của cuộc sống được phản ánh qua lăng kính tiểu thuyết.
<i>1.1.2.2. Đặc trưng về hình thức </i>
Về cốt truyện, tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian. Cốt truyện có thể giàu kịch tính, cũng có thể pha lỗng
<i><b>để thể hiện chất trữ tình, nhẹ nhàng, triết lí. Trong tiểu thuyết Người bên </b></i>
<i><b>bóng núi của Trần Tâm xoay quanh câu chuyện về một cậu bé mồ côi sống ở </b></i>
Mông Dương được mọi người nuôi nấng đến khi trưởng thành đi làm tại mỏ than. Chỉ là cuộc đời của một đứa bé mồ côi nhưng tác giả gửi gắm qua đó biết bao điều mong ước về cuộc đời. Nội dung tiểu thuyết có cốt truyện đa tuyến. Mặc dù tập trung thể hiện tính cách, con người, cuộc đời của một nhân vật nhưng nhận vật đó lại là đại diện tiêu biểu cho những đứa trẻ mồ côi được trưởng thành từ mỏ than.
Về ngôn từ, tiểu tuyết mang đậm chất văn xi. Nó tái hiện cuộc sống hiện thức khơng hề lí tưởng hóa, lãng mạn hóa như các thể loại văn xi khác. Khi bước vào thế giới tiểu thuyết, người đọc sẽ được tiếp cận với những trắc trở cuộc sống như thể nó đang tồn tại ngồi đời thực. Nó hàm chứa cả ánh sáng và bóng tối, chứa đựng cả những góc khuất của cuộc sống. Lời trần thuật trong tiểu thuyết thường mang tính đối thoại, có nhiều hình thức đa giọng, đa thanh như lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp,… Tiểu thuyết hướng về những cái hiện tại, đương thời của người trần thuật, cũng có thể nó ngược về quá khứ để làm rõ thực tại. Chính vì thế mà lời văn trong tiểu thuyết thường sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, phơi bày bức tranh cuộc sống khá rõ nét.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Trong tiểu thuyết, hệ thống nhân vật được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như một con người sống. Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong tổng hịa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng. Tiểu thuyết không chỉ viết về một người, một số người mà có thể viết về cả gia tộc, cả thế hệ, thậm chí là nhiều thế hệ. Cách tạo dựng tâm lí nhân vật với nhiều diễn biến phức tạp. Chỉ một người nhưng nhiều tính cách, đa chiều, đa diện. Trong các sáng tác của Trần Tâm, ta có thể bắt gặp rất nhiều nhân vật xuất thân từ vùng than, đó là những người công nhân hiền lành, chất phác, chăm chỉ, cần cù. Nhưng ta cũng sẽ bắt gặp những người công nhân mưu mô, thủ đoạn, mượn danh người công nhân thiện lành để đi trộm than, đánh người, cướp đoạt. Nhà văn luôn đi sâu để tìm những góc khuất của con người, phơi bày và phản ánh để bạn đọc thấy được những hạn chế còn tồn tại trong mỗi con người mà chúng ta vẫn bắt gặp mỗi ngày xung quanh.
Có thể thấy, đặc trưng hình thức của tiểu thuyết mang những yếu tố cơ bản để tạo dựng nên một tác phẩm hồn chỉnh. Chính đặc trưng về hình thức cũng góp phần tơ điểm phong cách sáng tác của mỗi nhà văn.
<b>1.2. Khái quát văn học Quảng Ninh </b>
<i><b>1.2.1. Khái quát lịch sử vùng than Cẩm Phả - Quảng Ninh </b></i>
Theo lịch sử, ngành khai thác than ra đời vào ngày 10-01-1840 (tức mồng 6 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, năm Minh Mạng thứ 20). Vua Minh Mạng đã phê chuẩn theo thỉnh cầu của Tổng đốc Hải An Tôn Thất Bật và cho phép mở mỏ khai thác than đầu tiên tại núi Yên Lãnh, xã Đông Triều (nay thuộc xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Từng có giai thoại về chuyện tìm ra than đá lúc bấy giờ. Có một tiều phu, sau một trận mưa lớn đi kiếm củi ở vùng núi Đông Triều, thấy những tảng đá đen óng ánh, xù xì, trồi lên trên mặt đất. Khi lấy mấy hòn đá đen ấy kê làm bếp đun nấu thì thấy nó bén lửa cháy đỏ rực và tỏa ra khí nóng lạ kỳ. Người tiều phu lượm mấy hòn đá đen chạy về báo quan. Quan Quảng Yên lo sợ, vội
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">vã cho vật lạ vào hòm, niêm phong cẩn thận, rồi cử người ngựa chạy suốt ngày đêm về kinh đơ tấu trình. Triều đình cho đấy là quái thạch. Vua hoang mang, hạ lệnh tống giam quái thạch vào ngục thất. Có một quan tế tửu biết đó khơng phải là quái thạch mà là than đá. Đã có tương truyền vị quan đó là Trạng Bồng Vũ Duy Thanh. Đó là quan trơng coi việc học hành ở Quốc tử giám, am hiểu khoa học nên đã hết lời phân giải với vua quan nhà Nguyễn về cội nguồn, công dụng của than đá và xin ban sắc chỉ cho khai thác nguồn tài nguyên quý giá này nhưng lại không được chấp thuận. Cho đến về sau, nhà Nguyễn bắt đầu chú ý và cho khai thác sử dụng. Cẩm Phả là một trong những trọng yếu của việc khai thác than lúc bấy giờ.
Vào khoảng đầu thế kỷ XIX về trước, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn, châu Tiên Yên. Từ năm 1884, Cẩm Phả nằm trong vùng đất chiếm đoạt của Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp. Nơi đây là vùng cửa ngõ hiểm yếu ghi dấu nhiều chiến công. Cũng do vị trí hiểm yếu mà nhà Mạc đã xây thành Cẩm Phả (hiện nay là khu vực Nhà máy Cơ khí Trung tâm Cẩm Phả).
Đến thời Pháp xâm lược, khi Pháp ép triều đình Huế ký văn tự nhượng lại vùng mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả. Đến năm 1886, Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp mở mỏ khai thác than Cẩm Phả. Hòn Gai và Cẩm Phả là nơi tập trung đông đảo nhất những thanh niên nông dân ra làm phu mỏ, đây là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Đến năm 1928, Cẩm Phả chính là nơi đầu tiên ở Quảng Ninh thành lập Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Đến năm 1946, khi quân Pháp quay lại chiếm đóng nơi đây, công nhân Cẩm Phả vừa phá việc khai thác than của chủ mỏ, vừa tiến hành chiến tranh du kích. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Cẩm Phả bị máy bay Mĩ đánh phá, công nhân vừa phải bám trụ vùng mỏ, nhà máy, bến cảng sản xuất, vừa dũng cảm tham gia chiến đấu. Nhà máy cơ khí Cẩm Phả dù phải sơ tán trong hang Đá Chồng vẫn khơng ngừng sản xuất. Cho đến những năm hịa bình, vượt qua bao gian khổ khó khăn, Cẩm Phả không ngừng lập những thành tích đáng tự
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">hào, đi đầu trong công tác sản xuất than của cả nước. Từ đó, Cẩm Phả là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và cả nước. Ngoài các mỏ than lớn ở Cẩm Phả như Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Thống Nhất cịn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông và bến cảng, cơng ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải. Tất cả đã tạo nên một hệ thống sản xuất liên hoàn.
Vào năm 1960, sau Đại hội Đảng lần thứ III công bố Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vùng mỏ bắt đầu bước vào thời kì sự nghiệp xây dựng mới với nhiệm vụ trọng tâm là cơng nghiệp hóa. Chính sự thay đổi tích cực này đã làm động lực cho lực lượng công nhân ngày càng vững tin hơn vào ngành. Cũng kể từ đây, văn học viết về giai cấp công nhân trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền văn học hiện thực Việt Nam.
Lịch sử ngành Than đã trải qua một chặng đường dài gắn liền với vận mệnh của đất nước. Sức mạnh “kỉ luật và đồng tâm” đã làm nên bản lĩnh của người thợ mỏ sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, gian nguy và khó khăn để đưa ngành Than phát triển cho đến ngày nay.
<i><b>1.2.2. Diện mạo văn học Quảng Ninh </b></i>
Trong bối cảnh hội nhập, tạo sự đoàn kết, gắn bó, năm 1969, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh ra đời. Hội tập trung xây dựng lực lượng sáng tác, liên tục đổi mới hình thức, đẩy mạnh liên kết vùng, giao lưu với các tỉnh bạn. Nơi đây là mảnh đất có bề dày văn hóa, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Khơng những vậy, cịn có nhiều thế hệ văn nghệ sĩ có năng lực sáng tác dồi dào.
Hội đã thực hiện Đề án xây dựng đội ngũ làm công tác Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Đề án đã tập trung phát hiện đội ngũ sáng tác mới, tập hợp đội ngũ quảng bá Văn học nghệ thuật, xây dựng đội ngũ nghiên cứu lí luận phê bình; xây dựng cơ sở vật chất mới, hồn thành các văn bản về cơ chế và thực hiện các cơ chế đối với văn
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">nghệ sĩ. Đây chính là đề án đầu tiên trong cả nước đề cập trực tiếp, đặt ra những nội dung, giải pháp về đội ngũ những người làm công tác Văn học nghệ thuật. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tỉnh đến đội ngũ văn nghệ sĩ. Tỉnh nhà còn hỗ trợ văn nghệ sỹ những chuyến đi thực tế, tổ chức các trại sáng tác và những chuyến thực tế nước ngoài. Lãnh đạo tỉnh cũng đã vận động kinh phí ủng hộ Quỹ sáng tác của Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh và Câu lạc bộ Thơ Lê Thánh Tông.
Đội ngũ sáng tác ngày càng trưởng thành với những tác phẩm mới mẻ, tạo hứng thú cho người đọc. Ngày 29 tháng 3 hàng năm là Ngày thơ Quảng Ninh và tổ chức tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị theo chủ đề của từng năm nhằm hướng về cơ sở. Sự phối hợp giữa Hội với các cơ quan đoàn thể, địa phương đã đưa người dân đến gần với văn nghệ hơn. Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long do Hội đề xuất, qua những lần trao giải nhìn chung đã tìm kiếm được một số tác phẩm có chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật, khích lệ văn nghệ sĩ ở các địa phương sáng tác.
Qua những tác phẩm tiêu biểu, người đọc có thể cảm nhận được một cách đầy đủ, chi tiết về sự hình thành và phát triển của nền văn học Quảng Ninh. Các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ đều chứa đựng thái độ, quan điểm sống mang giá trị căn cốt. Các sáng tác đề cập đến các hiện tượng phức tạp của đời sống, lí giải chiều sâu tư tưởng.
Có thể thấy, từ văn học dân gian Quảng Ninh với những sáng tác về văn
<i>học dân gian miền núi và trung du qua các tác phẩm như Sự tích giống tre mọc ngược, Sự tích đàn đá thần... hay văn học dân gian vùng duyên hải và hải đảo như Sự tích đảo Trà Cổ, Vè sửa đình Quan Lạn, Vè Trần Hưng Đạo khao quân... Trong văn học dân gian vùng mỏ có các thể loại truyện kể, ca dao </i>
Quảng Ninh. Chính nét văn hóa trong đời sống nhân dân từ dân tộc đến tín ngưỡng, phong tục đã làm nên đặc trưng nghệ thuật riêng cho văn học dân gian
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Quảng Ninh. Ngoài văn học dân gian miền núi và trung du; văn học dân gian vùng duyên hải và hải đảo cịn có văn học dân gian vùng đô thị. Sự phát triển của văn học này bắt nguồn từ thời Quảng Ninh phải chịu ách thống trị của thực dân Pháp. Mạch nguồn sáng tác này là chính những người nơng dân từ các vùng nghèo khổ đến Quảng Ninh để làm mỏ. Thời điểm đó, ca dao có sức lan tỏa và chiếm số lượng lớn, đó là loại hình văn học dân gian của những người công nhân, tạo một ngườn động lực lớn giúp phần giải tỏa căng thẳng trong đời sống thợ mỏ.
Văn học Quảng Ninh thời kì trung đại khơng có tiến trình phát triển liên tục. Các tác giả tiêu biểu thời bấy giờ là Trần Quang Triều, Nguyễn Húc. Hầu như các sáng tác thời trung đại là của vua chúa, nho sĩ,... Văn thơ của các tác giả ngoại tỉnh viết về vùng đất Quảng Ninh phần lớn thường viết về cảnh quan thiên nhiên. Như nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã có dịp đến Quảng Ninh và sáng tác bài thơ viết về vịnh Hạ Long. Các sáng tác đã thể hiện cảm xúc sâu đậm về mảnh đất nơi đây.
Văn học hiện đại Quảng Ninh được manh nha sáng tác từ đầu thế kỷ 20. Đến giai đoạn 1945 - 1975, văn xuôi và thơ đã tạo được tiếng vang, tiêu biểu là các tác phẩm thuộc dòng văn học cách mạng. Trong văn học hiện đại Quảng
<i>Ninh phải kể đến tác phẩm Vùng mỏ của nhà văn Võ Huy Tâm. Đây là tác </i>
phẩm viết về hình ảnh người công nhân mỏ thời kì kháng chiến đã tạo được điểm nhấn quan trọng cho văn học Quảng Ninh. Thời điểm đó cịn có cây bút
<i>Nguyễn Dậu cũng gây ấn tượng mạnh mẽ với cuốn tiểu thuyết Mở hầm nói về </i>
những con người bé nhỏ có số phận éo le. Các gương mặt văn xi nổi bật thời kì này như Lê Phương, Tô Ngọc Hiến, Sỹ Hồng, Dương Hướng, Tạ Kim Hùng,... viết nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và kí. Ở thời kì hiện đại, văn học đi sâu đề cập đến đời sống của công nhân mỏ ở nhiều góc độ. Qua đó, các nhà văn đã chuyển tải những tâm tư, thông điệp của họ về vùng đất và con người Quảng Ninh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Văn học Quảng Ninh sau 1975 có nhiều khởi sắc hơn khi các nhà thơ, nhà văn được khuyến khích tự do sáng tạo các sáng tác văn chương. Diện mạo văn học Quảng Ninh mang màu sắc tươi mới với cái nhìn đa chiều ở nhiều mảng đề tài. Lúc này nhiều nhà văn xuất thân từ công nhân mỏ đã cho ra đời
<i>nhiều tác phẩm đặc sắc như Vũ Thảo Ngọc với tác phẩm Từ lòng mỏ tới những chân trời khác, Nguyễn Sơn Hà với Thời gian đang đi, Sỹ Hồng với Miền thương nhớ,… Tiếp nối truyền thống đó, các nhà thơ, nhà văn mới xuất hiện </i>
ngày càng đông đảo như Trần Đình Nhân, Nguyễn Đình Thái, Hoàng Tháp, Phan Huy Hùng,… Các nhà thơ như Lê Hường, Trần Nhuận Minh, Trần Ngọc Tảo, Ngô Mai Phong,… mang đậm chất thơ của người thợ mỏ.
Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, từ 84 hội viên đến nay đã có thêm khoảng hơn 500 hội viên sinh hoạt trong 10 chi hội chuyên ngành. Trong khoảng 5 năm qua, đã có khoảng 200 hội viên được nhận các giải thưởng văn học trong và ngoài tỉnh. Trong đó, có 4 nhà văn Quảng Ninh đã vinh dự nhận giải thưởng văn học về đề tài công nhân do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt
<i>Nam trao tặng. Nhà văn Trần Tâm được nhận giải Nhất bộ tiểu thuyết Đất bỏng, nhà thơ Trịnh Công Lộc giải Nhì chùm thơ viết về mỏ, nhà văn Trần Chiểu giải Ba tiểu thuyết Than mặt quỷ, nhà thơ Trần Đình Nhân giải Khuyến khích chùm thơ Người ở mỏ. </i>
Quảng Ninh đã hội tụ nhiều tác giả có trình độ, kinh nghiệm sáng tác văn học, nghệ thuật. Trong những năm qua, lực lượng này đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Quảng Ninh. Ngày nay, Hội văn học khơng chỉ gìn giữ những thành quả của các thế hệ đi trước, mà còn phải bồi đắp, làm dày thêm truyền thống vẻ vang. Đó là khơng ngừng nỗ lực xây dựng và tập hợp một đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đơng về số lượng, mạnh về chất lượng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Nhìn chung, văn học Quảng Ninh ngày càng phát triển. Các nhà thơ, nhà văn với niềm say mê, nhiệt huyết đã đưa văn học Quảng Ninh lên diện mạo mới, đa dạng nhiều thể loại. Chính những điều đó đã đánh thức tâm hồn yêu văn chương của nhiều bạn đọc Quảng Ninh ngày nay.
<b>1.3. Nhà văn Trần Tâm - từ người thợ đến nhà văn </b>
<i><b>1.3.1. Vài nét về cuộc đời </b></i>
Trần Tâm sinh ngày 01/01/1951, quê gốc của ông ở Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Nhưng 5 đời họ hàng nhà ơng đã gắn bó với mảnh đất Quảng Ninh. Ơng sống cùng gia đình ở phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Mọi người trong gia đình ơng hầu hết đều làm ở mỏ than.
Qua lời tâm sự của ông, từ nhỏ ông đã được nghe bà ngoại kể về các câu chuyện nơi đất mỏ, những gian khổ từng trải của những kiếp người nơi đây khiến Trần Tâm càng yêu mến mảnh đất này. Ông đã bắt đầu viết văn, làm thơ khi ngồi trên ghế nhà trường. Năm 17 tuổi, ông xin việc tại mỏ than Đèo Nai. Ở nơi đây, ông đã trải qua nhiều công việc với những nhiệm vụ khác nhau. Chính sự ln chuyển cơng việc ấy, ông đã được học hỏi nhiều điều, tiếp xúc với nhiều kiểu người.
Sau khi được nhận vào làm ở mỏ than Đèo Nai, ông được nhận công việc đầu tiên làm lái xe gạt. Sau đó, ơng được chuyển về làm bảo vệ. Khi ông chuyển đổi công việc mới, ông đã tiếp xúc trực tiếp và gặp gỡ nhiều hơn với các cơng nhân mỏ. Có người thốt ly từ vùng khác, có người là dân gốc Quảng Ninh, mỗi người một tính cách khác nhau. Có những người thợ tận tụy, hết mình với cơng việc nhưng cũng có người gian xảo, gây ra tệ nạn “ăn cắp than”. Một thời gian sau đó, ơng được điều chuyển về làm thợ điện, thợ xây dựng ở mỏ. Chính việc kinh qua những cơng việc này đã giúp ơng tích luỹ và có nguồn tư liệu thực tế thơi thúc ông bước vào nghiệp văn.
Thời kỳ gian khổ nhất với ông là khi ông làm việc vật lộn dưới bom đạn chiến tranh của giặc Mĩ. Chiến tranh đã khiến ông bị thương tật ở chân. Nhưng
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">điều đó khơng làm nhụt ý chí của ơng giây phút nào. Có những khi ơng cặm cụi 15 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ để viết văn, làm thơ. Tình yêu văn chương ấy đã được đền đáp xứng đáng với những cống hiến của ông.
Với những thành công trong sáng tác nghệ thuật, Trần Tâm đã đạt được nhiều Giải thưởng như: Giải thưởng loại đặc biệt về tiểu thuyết Đất bỏng của Tập đồn Than khống sản Việt Nam (2012), Giải thưởng loại A về thơ Hội nhà văn Việt Nam (2012), Ông được tặng nhiều bằng khen như bằng khen của UBND Tỉnh Quảng Ninh về thành tích sáng tác Văn học nghệ thuật (2014), bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích sáng tác Văn học nghệ thuật (2016)…
Những đóng góp khơng nhỏ của Trần Tâm với nền văn học tỉnh nhà, ông đã chứng minh được năng lực của mình với nghệ thuật văn chương đi lên từ người thợ mỏ. Hiện nay, ông là Hội viên Hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh và cũng là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
<i><b>1.3.2. Hành trình từ người thợ đến nhà văn </b></i>
Công việc là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy Trần Tâm đến với nghề văn. Ông say mê với từng trang văn như thể đang “trả nợ” cho mảnh đất đã cưu mang mình. Trước khi bước vào thế giới văn xuôi, ông đã thành công với các sáng tác thơ ca.
Các sáng tác của ông đa dạng như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ơng đã có những tập thơ được xuất bản như:
<i>- Màu cây trên đảo, Nxb Lao Động, 1990 - Sắc cầu vồng, Nxb Quảng Ninh, 1991 </i>
<i>- Vầng trăng gửi bạn, Nxb Quảng Ninh, 1992 - Nói với mùa thu, Nxb Hội nhà văn, 1993 - Day dứt, Nxb Văn học, 1995 </i>
<i>- Mưa xanh, Nxb Hội nhà văn, 2002 - Hội làng, Nxb Hội nhà văn, 2007 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Các sáng tác thơ ca của ơng đều dành tình cảm cho q hương và con
<i>người. Ơng có niềm say mê viết về thiết nhi. Có thể kể đến như tập thơ Sắc cầu vồng gồm 20 bài thơ thiếu nhi. Tất cả các sự vật trong thiên nhiên đều được </i>
nhân hoá, trở nên rất sinh động và gần gũi. Trong khi ngồi trời náo động dữ dội như thế thì trong nhà là một khơng khí ấm cúng, bình n. Mỗi người mỗi việc và những việc đặc thù của ngày mưa. Đây là một khơng khí rất quen thuộc của nông thôn ngày mưa. Bài thơ gần gũi, quen thuộc với học sinh, dễ nhớ, dễ hiểu. Tình u đối với trẻ của Trần Tâm có lẽ được truyền tải qua những dòng thơ ấy.
Với lối viết văn giản dị, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc như chính tâm hồn của người thợ mỏ, ông đã đem đến cho người đọc, đặc biệt là các em nhỏ những trang thơ, trang văn đầy xúc động.
<i>“Thơ giản dị một đời Lặn giữa bùn giữa máu Ngoi ngóp với mồ hơi </i>
Thơ ơng ngắn gọn, súc tích, chứa đựng những tâm tư, tình cảm của nhà văn nhưng với Trần Tâm như vậy là chưa đủ. Ông bắt đầu cảm thấy muốn đi sâu tìm tịi thế giới, những mảnh ghép vụn vặt của cuộc sống để người đọc có cái nhìn tồn diện hơn. Nhưng thơ chưa thể giúp ơng thực hiện được điều đó. Ơng tìm đến với các sáng tác bằng văn xi. Ông trình làng một số tập truyện ngắn như lời giãi bày tâm sự thầm kín của mình qua các tác phẩm:
<i>- Ngày mai sẽ nắng, Nxb Kim Đồng, 2000 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i>- Khuyết đế, Nxb Văn học, 2017 </i>
Truyện ngắn của ông viết giản dị mà chân thật, giọng văn ấm áp, tình cảm sâu đậm, tự hào về đất và người quê hương. Nó giống như mạch nguồn
<i>tuôn chảy từ trong tâm khảm của tác giả. Khuyết đế là tập truyện ngắn tiêu biểu </i>
của ông. Cuốn sách tập hợp 32 truyện ngắn viết về mảnh đất và con người, những người ruột thịt trong gia đình và vùng mỏ quê hương. Truyện ngắn Trần Tâm có sức hút mạnh đối với bạn đọc có lẽ một phần ở chính sự chân thật của cốt truyện và tình cảm tâm huyết của tác giả.
Không những vậy, ông cịn đưa đến bạn đọc các tiểu thuyết do ơng dày cơng xây dựng. Có thể nói, tiểu thuyết là sáng tác thành công nhất của ông:
<i>- Người kế nghiệp, Nxb Lao Động, 2005 - Đất bỏng (4 tập), Nxb Thời đại, 2011 - Miền nắng đỏ, Nxb Văn học, 2014 </i>
<i>-Người từ vùng than, Nxb Hội nhà văn, 2020 </i>
<i>- Người bên bóng núi, Nxb Quân đội nhân dân, 2020 </i>
Hầu hết các tiểu thuyết của ông đều hướng ngịi bút đến người thợ mỏ. Hình ảnh cơng nhân qua các thời kì được tái hiện một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Người đọc sẽ hình dung được cuộc sống lao động và sinh hoạt của người công nhân cần cù, chăm chỉ. Những khuôn mặt lấm lem ấy ẩn chứa biết bao nỗi niềm, khát khao mãnh liệt về vùng mỏ than vàng. Ông giống như đang trả nợ đời, trả nợ cho quê hương những gì mắt thấy tai nghe. Chính tình cảm sâu đậm đó đã thơi thúc nhà văn dành hết cơng sức của mình gửi gắm vào từng trang giấy trắng.
Hành trình từ người thợ đến nhà văn của Trần Tâm là một quá trình rèn giũa từ những năm tháng ơng gắn bó với khai trường, với thợ mỏ đã khiến ông chắc tay hơn trong sáng tác của mình. Khi viết về vùng than, nhà văn đã cất cơng tìm hiểu và lí giải cặn kẽ sự hình thành của cơng nhân mỏ cho đến tên đất, tên làng, tên moong,… Các tác phẩm của ơng ngồi giá trị văn chương còn
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">như một cuốn sử kí, một cuốn dư địa chí về lịch sử của một vùng đất. Phải yêu vùng than, yêu những người thợ mỏ, nặng tình với mảnh đất than vàng thì mới có thể trình làng được những sáng tác in đậm dấu ấn đến vậy.
<i><b>1.3.3. Sơ lược về tiểu thuyết viết về vùng mỏ của nhà văn Trần Tâm </b></i>
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nhà văn Trần Tâm cũng như các tiểu thuyết của ông, tôi thấy rằng tâm huyết của nhà văn đã dành cho các tác phẩm ấy quả thật rất kì cơng. Dường như ơng đã hóa thân vào các nhân vật
<i><b>để có cái nhìn thấu đáo về từng người, từng việc. Từ tiểu thuyết đầu tay Người </b></i>
<i><b>kế nghiệp cho đến tiểu thuyết gần đây nhất là Người từ vùng mỏ đều hướng </b></i>
đến con người và mảnh đất Quảng Ninh.
<i><b>Bộ tiểu thuyết Đất bỏng được viết bắt đầu từ năm 2008, cho đến năm </b></i>
2011 ơng hồn thành và nộp lên Tập đoàn Than Việt Nam. Bộ tiểu thuyết được in năm 2011 Nhà xuất bản Thời Đại. Đây là bộ tiểu thuyết chiếm nhiều công sức và thời gian của ông nhất. Bởi lẽ, để viết lên được bộ tiểu thuyết đồ sộ này, ngay từ năm 1988 ông đã tìm hiểu, thu thập tư liệu rất kì công. Bộ tiểu thuyết gồm 4 tập dày gần 1500 trang, gắn với những mốc thời gian lịch sử vùng mỏ Cẩm Phả - Quảng Ninh. Nội dung chủ yếu viết về cuộc đời, thân phận của người công nhân mỏ dưới thời pháp thuộc - làm cu li. Họ là những người nông dân bị bần cùng hóa, thốt li ra mỏ khoảng những năm 1884 từ những ngày đầu mới thành lập mỏ và trải dài cùng lịch sử vùng mỏ. Bộ tiểu thuyết đồ sộ đã
<i>đạt được một số giải thưởng cao như Giải Đặc biệt của Tập đồn Than khống </i>
sản - Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, giải Nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn lần thứ tám (2010-2014). Điều đặc biệt ở tiểu
<i><b>thuyết là khơng có nhân vật chính. Hệ thống nhân vật trong Đất bỏng là những </b></i>
số phận, những mảnh đời đi qua một miền đất hừng hực nhựa sống với nắng gió với bụi bặm khai trường, nhưng cũng bỏng rát trước cơn sóng dữ dội của chiến tranh, của khốn khó và khắc nghiệt. Mỗi số phận, mỗi cuộc đời đều gắn bó mật thiết với lịch sử hào hùng của vùng than. Cũng chính những con người
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">nơi đất bỏng đã “cháy” hết mình để hình thành, dựng xây và phát triển một đô thị công nghiệp vững mạnh và năng động hiện nay.
<i><b>Đến với tiểu thuyết Miền nắng đỏ bạn đọc sẽ thấy được cuộc sống khổ </b></i>
cực nhất của người công nhân mỏ. Tiểu thuyết được in năm 2014 (Nhà xuất bản Văn học) gồm 22 chương. Tiểu thuyết viết vào thời kì sau khi ơng bị thương do bom và chuyển về làm bảo vệ chỉ huy đi trấn áp kẻ ăn cắp than (hay còn gọi là than thổ phỉ). Nội dung chính của tiểu thuyết xoay quanh tệ nạn ăn cắp than khoảng những năm 1975 - 2000. Nhân vật trong tiểu thuyết có cả nhân vật chính diện và phản diện. Sự xuất hiện của người tốt - kẻ xấu đã cho thấy một diện mạo đa chiều của cuộc sống đa diện. Trong tiểu thuyết tác giả phản ánh đã có những thời kì nạn trộm cắp hoành hành, mỏ than phải khắc phục hết sức khó khăn. Chương 1 nói về thân phận của cửu vạn, cuộc sống cực
<i>nhọc, nguy hiểm “mặc tầng bắc sập lò - Mặc tầng nam đá sạt - Nắm cơm bữa sáng bẻ đôi - Chiều bạn chết khơng tìm thấy xác”[12; tr.110]. Chương 2, </i>
chương 3, chương 4, chương 5 kể về công tác tuyên truyền và sự ngăn chăn của các cán bộ bảo vệ than trước hiện thực tiêu cực lấy trộm than. Từ chương 6 đến chương 11, tác giả đi sâu phản ánh vào nạn ăn cắp than với những hành vi tiêu cực, những vụ việc chết người nghiêm trọng. Từ chương 12 đến chương 18, bạn đọc sẽ thấy được những rối ren trong nội bộ lãnh đạo mỏ than với những rắc rối, vây cánh và toan tính nham hiểm. Từ chương 19 đến chương 22 phản ánh sự thay đổi, chuyển biến khi cái xấu, cái cũ đang dần bị thanh trừng. Cái kết gieo nhân nào gặp quả nấy được tái hiện một cách rõ nét. Tác phẩm đã cho thấy những mặt trái của hiện thực đời sống của những người công nhân vùng mỏ. Nhà văn không ngần ngại chạm đến những vấn đề tiêu cực, những tệ nạn xấu đã và đang diễn ra ở vùng than. Và cũng cho bạn đọc nhận thấy một hiện thực là, để có được thành quả hơm nay cần phải có sự đồn kết, hết lịng vì nghề, vì tâm huyết của những người công nhân lương thiện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><i><b>Tiếp theo là tiểu thuyết Người từ vùng than được in đầu năm 2020 Nhà </b></i>
xuất bản Hội nhà văn có độ dày hơn 700 trang. Cuốn tiểu thuyết viết về thời
<i><b>chống Mĩ của người vùng than. Người từ vùng than giống như nhật kí về cuộc </b></i>
đời của chính nhà văn đầy khó khăn, gian khổ. Ông bắt đầu viết từ năm 2018 cho đến năm 2020 được xuất bản. Nội dung viết về cuộc đời của các văn nghệ sĩ từ cơng nhân đi lên gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Bằng chính đồng lương ít ỏi của mình, ơng tự đi tìm hiểu và thu thập tài liệu viết lên những trang văn đầy cảm động. Ông trực tiếp đi vào đời sống người thợ mỏ để thấu hiểu và cảm thông cho những gian nan mà họ trải qua.
<i><b>Tiểu thuyết Người bên bóng núi viết về một cậu bé bị lưu lạc ra Quảng </b></i>
Ninh. May mắn thay, cậu bé ấy được một gia đình ơng cụ sống ở chân núi Mông Giăng nuôi lớn. Thực chất tiểu thuyết đã được viết từ năm 2002 đến năm 2006 hoàn thiện nhưng đến năm 2020 nhà văn mới xuất bản cuốn tiểu thuyết
<i>này. Tiểu thuyết gồm có hai phần. Tập 1 viết về Vùng đồi Ba cổ thụ gồm 15 chương, tập 2 viết về Sóng gió miền Đơng gồm 11 chương. Sự cần mẫn, chăm </i>
chỉ của con người vùng than được nhà văn tái hiện một cách rõ nét. Ông đi sâu vào tâm lí nhân vật để thấy được những mảnh đời khốn khó, những con người vì miếng cơm manh áo mà phải bôn ba, chật vật. Sau tất cả vẫn là sự tự hào về quê hương, sự trưởng thành của con người và những dấu ấn lịch sử của vùng đất này.
Qua các tiểu thuyết của nhà văn Trần Tâm, bạn đọc sẽ có cái nhìn tồn diện về cuộc sống, con người vùng mỏ. Chúng ta cũng thấy được những đóng góp khơng nhỏ của nhà văn được gửi gắm qua các tiểu thuyết. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu và tự hào hơn về mảnh đất nơi đây, nhất là những người con của vùng đất Quảng Ninh - mảnh đất vàng đen của tổ quốc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33"><b>Tiểu kết chương 1 </b>
Trong chương 1, chúng tơi đã tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản xoay quanh tiểu thuyết, đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết để làm cơ sở lí luận nghiên cứu những giá trị về nội dung và nghệ thuật ở những chương sau. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu khái quát về văn học Quảng Ninh và những đóng góp cùng hành trình sáng tác của nhà văn Trần Tâm. Từ đó, bạn đọc thấy được sự thay đổi của vùng mỏ và con người Quảng Ninh. Văn học Quảng Ninh cũng có nhiều biến đổi qua các thời kì và ngày càng có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng sâu sắc.
<i><b>Một số tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn (như Đất bỏng, Miền nắng đỏ, Người </b></i>
<i><b>bên bóng núi và Sương nắng một thời) cũng được giới thiệu cho thấy giá trị </b></i>
tiểu thuyết Trần Tâm khi viết về vùng mỏ. Đọc các tiểu thuyết của Trần Tâm, ta đã phần nào hình dung được hiện thực xã hội và con người Quảng Ninh, đặc biệt là Cẩm Phả qua các thời kì lịch sử. Đó là một phần của đời sống Quảng Ninh đã được ghi dấu trong sáng tác của Trần Tâm.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><b>Chương 2 </b>
<b> TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ VÙNG MỎ CỦA TRẦN TÂM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG </b>
<b>2.1. Hiện thực vùng mỏ mảng đề tài độc đáo trong sáng tác của Trần Tâm </b>
Văn học phản ánh hiện thực và đời sống. Mỗi tác phẩm tiểu thuyết đôi khi giống như những cuốn biên niên sử khi ghi dấu lại những mốc son của những thời điểm lịch sử qua những sự kiện của mỗi vùng đất và con người.
Các tiểu thuyết viết về vùng mỏ đã tái hiện được hình ảnh người thợ mỏ qua các giai đoạn lịch sử. Người thợ mỏ đã góp phần tơ điểm, làm sinh động và tạo nên chất văn hóa riêng cho giai cấp cơng nhân Việt Nam. Cẩm Phả là nơi tập trung đông đảo nhất những thanh niên nông dân ra làm phu mỏ, đây là cái nôi ra đời của giai cấp cơng nhân Việt Nam. Nói đến giai cấp cơng nhân là nói đến khả năng lao động, sáng tạo không ngừng để xây dựng nền công nghiệp. Thế nhưng trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa ở Việt Nam, giai cấp công nhân lại chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân.
Hình ảnh người thợ mỏ xuất hiện đầu tiên trong văn học hiện đại Việt
<i><b>Nam là Lầm than (1936) của Lan Khai, sau đó đến Vùng mỏ (1952) của Võ </b></i>
Huy Tâm. Các tác phẩm ấy tái hiện về hình ảnh những con người lao động nhỏ bé, tiều tụy, đáng thương. Đến với các tiểu thuyết của Trần Tâm, người đọc sẽ được thấy các kiểu người từ các vùng khác nhau, tính cách và quan điểm sống khác nhau. Một bức tranh xã hội thu nhỏ đóng vai trị làm nền để tác giả khắc họa chân dung người thợ mỏ.
Trong tiểu thuyết của nhà văn Trần Tâm chân dung người thợ mỏ được tái hiện qua các thời kì cụ thể. Bắt đầu từ năm 1884 cho đến những năm 2000, vùng than đã có bước chuyển mình rõ rệt, ngày càng khẳng định được vị thế. Qua tiểu thuyết của ông, ta hình dung được các thời kỳ như sau: thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1884 đến năm 1945; thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954; thời kỳ kháng chiến chống Mĩ từ năm 1954 đến năm
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">1975; thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc thống nhất nước nhà từ năm 1975 đến năm 1985; thời kỳ đổi mới “mở cửa” từ năm 1986 đến năm 2000. Trong tiểu thuyết của Trần Tâm, chân dung người thợ mỏ được hiện lên qua các thời kì lịch sử rất khác nhau.
<i><b>2.1.1. Hiện thực vùng mỏ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 </b></i>
Trong tiểu thuyết của Trần Tâm, nhà văn đã phản ánh rất sinh động hiện thực lịch sử hình thành và phát triển của vùng mỏ Quảng Ninh. Điều này được
<i><b>thể hiện sâu sắc và rõ nét trong các tiểu thuyết như: Đất bỏng, Miền nắng đỏ, </b></i>
<i><b>Người bên bóng núi… </b></i>
Nhà văn đã khắc họa vùng đất Cẩm Phả vào thời kì Pháp thuộc. Lúc đó Cẩm Phả cịn là một vùng đất đầy bí ẩn, nhiều nơng dân ở khắp nơi di cư đến. Người người lui tới đây để kiếm tìm miếng cơm manh áo, thốt li khỏi cuộc sống nghèo túng nơi quê nhà. Lúc này, thực dân bắt đầu bóc lột, đàn áp những người cu li mỏ, làm tay sai cho chúng. Hình ảnh vùng mỏ hiện lên hoang sơ, lác đác một vài ngôi nhà tường đá lợp tranh tre. Cẩm Phả lúc bấy giờ là một xã thuộc châu Tiên Yên, nhà Nguyễn chuyển Cẩm Phả về huyện Hoành Bồ. Trong khoảng thời gian này, thực dân Pháp đưa ra các chính sách bóc lột tàn
<i>bạo ở Quảng Ninh nói chung và Cẩm Phả nói riêng. “Ngày 26 tháng 8 năm 1884, dưới sức ép của Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã làm văn tự bán khu mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả cho một chủ tư sản mại bản Pháp đại diện là Ba ri vê sô pua. Ngày 24 tháng 8 năm 1888, Ba ri vê sô pua thành lập công ty Pháp mỏ than Bắc kỳ độc quyền chiếm đoạt và khai thác than từ Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương” [8; tr.23]. Với chính sách dã man, chúng đã biến người thợ mỏ </i>
thành những người nô lệ làm thuê, sống trong khốn khó, bần cùng.
Trong tiểu thuyết, hiện thực vùng mỏ hiện lên ở thời kì trước năm 1945
<i><b>với những kiếp người nhỏ bé, đi làm phu mỏ. Trong Đất bỏng tập 1, hình ảnh </b></i>
những cơ cậu thanh niên lần lượt tạm biệt quê hương để di cư đến vùng đất mới. Cải, Ao, Đá là những thanh niên Nam Định mới vừa mười lăm, mười sáu
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><i>đã trèo đèo lội suối, băng rừng để tìm kế sinh nhai “Ba đứa khốc tay nải, líu ríu trên đường lên tỉnh. Cải vác đòn gánh trên vai. Tang tảng sáng, bọn chúng lẫn vào đám người xuôi ngược”[8; tr.6]. Những đứa trẻ ấy lang thang kiếm </i>
sống hết nơi này đến nơi khác, từ Nam Định đến Thái Bình, rồi dặt dẹo bước vào Hải Phòng. Duyên cớ thế nào mà những đứa trẻ ấy lại bắt gặp nhiều cảnh ngộ giống mình như ơng Đục, thằng Báo. Họ băng đèo, lội suối suốt một khoảng thời gian cũng đến mảnh đất Quảng Yên (Quảng Ninh). Cuối cùng, họ cũng tìm đến được Cẩm Phả. Họ đều có một điểm chung khi cùng nhau tìm
<i>đến mảnh đất Quảng Ninh này. Đó là“những người bần cùng nghèo xác xơ ở những miền quê, những kẻ tay trắng, những người hết nơi nhờ cậy lũ lụt kéo nhau ra mỏ. Những người vì trăm ngàn lí do muốn tránh tiếng, những kẻ tội tù hết hạn hay vượt ngục, những kẻ cầu bất cầu bơ, tận đáy xã hội vẫn cịn chút ít hi vọng vào tương lai cũng kéo nhau ra mỏ” [8; tr.81]. Dưới ngòi bút nhà văn, </i>
vùng mỏ Quảng Ninh đã trở thành nơi tụ hội của rất nhiều kiếp người tha phương cùng tìm đến miếng cơm manh áo cho cuộc đời của mình.
Cùng thời điểm đó, thực dân Pháp tấn cơng đến mảnh đất Quảng Ninh khiến cuộc sống người dân nơi đây trở nên khốn khó. Nhà văn tái hiện lại xã hội lúc bấy giờ, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác và xây dựng biệt thự cư trú lâu dài trên đất mỏ này. Sau nhiều năm khai thác những lò bỏ dở của người Hoa tại vùng Cọc Sáu, chúng đã dần lấn sang cả phía Đèo Nai. Nhắc đến Đèo Nai có thể thấy ở đây than nhiều, việc khai thác dễ dàng, vận chuyển thuận lợi hơn so với những nơi khác. Than được sà lan kéo về Hòn Gai. Bởi trước kia ở Cọc Sáu muốn vận chuyển than phải cần đến lừa, ngựa đưa ra Cửa
<i>Ơng, sau đó theo thuyền về đến Trung Quốc. “Cơng ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ cho thăm dị và khai thác chủ yếu hướng vào hầm lò. Nhiều đường lò được mở ra với tốc độ khác nhau”[8; tr.111]. Trong tiểu thuyết của Trần Tâm, ông luôn </i>
nhắc đến những hầm lò ở các mỏ thời điểm Pháp thuộc để thấy được sự tấn công mạnh mẽ của thực dân trong việc khai thác nguồn tài nguyên. Cho đến
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">khi chiến tranh thế giới kết thúc, người Pháp tiến hành khai thác than nhiều hơn trước, mở rộng hết tầng này đến tầng khác. Chính vì kiệt quệ kinh tế sau chiến tranh, Pháp đã huy động lực lượng, tăng cường sản lượng than hàng năm, phần lớn khai thác tại Cẩm Phả. Việc vận chuyển than bằng tàu đã thay thế lừa và ngựa. Sau nhiều năm khảo sát, Cửa Ông được chọn làm nơi mở cảng. Từ đó cuộc sống của những cu li mỏ dần tốt hơn, nhu cầu sinh hoạt tăng, lực lượng phục vụ cho những người làm than lâu dài và thời vụ hình thành tự phát.
Vùng mỏ bắt đầu sôi động, nhà nhà được xây dựng, hình thành những
<i>con đường, những dãy phố vng vức. Đồng thời với đó “trong các ngõ phố, đời sống ngày càng phức tạp. Quan hệ đồng tộc, đồng hương bị xâm phạm, chia tách” [8; tr.202]. Việc khai thác than đem lại lãi lớn, từng mỏ mở rộng </i>
diện khai thác để lấy thêm than. Những kẻ liều lĩnh, giảo hoạt, hung hãn, bặm chợn, tới tấp lao vào làm cai mở lò, mở tầng, quản lí phu phen, bớt xén tiền công bằng đủ cách vun thu cho mình. Chính những điều đó khiến phong trào
<i>nổi lên, cuộc sống của những cu li lại rơi vào khó khăn, nhiễu nhương “cờ đỏ búa liềm được treo trên cầu pc tích Cửa Ơng, treo trên vách đá núi Cốt Mìn. Truyền đơn rắc dọc phố dọc đường phản đối thực dân Pháp tàn sát dã man người dân, phản đối chủ mỏ đánh đập cu li” [8; tr.272]. Không chỉ vậy, đường </i>
ray từ Cẩm Phả ra Cửa Ông bị phá, bị lấy mất một đoạn. Cẩm Phả là nơi đầu tiên ở Quảng Ninh thành lập Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã đưa người đọc trở về với khung cảnh người dân vùng mỏ đi theo con đường cách mạng. Cuộc sống của những người công nhân mỏ càng trở nên khốn khó, khổ sở, đói khát khi cuộc tổng khủng hoảng 1929 - 1930 và kéo dài đến 1933 đã làm sa sút nền kinh tế, cả vùng mỏ lao đao, thậm chí chết đứng. Điều đó đã khiến người cơng nhân mỏ trỗi dậy, mở ra cuộc tổng đình cơng của hơn ba vạn thợ mỏ vào năm
<i><b>1936. Trong chương 5 Đất bỏng tập 2 có dẫn chứng rõ “hai ngày sau (25.11) </b></i>
<i>thợ mỏ Mông Dương và bến Cửa Ơng, cơng nhân cơ khí, cơng nhân máy </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><i>sàng… đồng loạt bỏ xưởng. Như vậy, đến 25 tháng 11 năm 1936, toàn bộ hơn ba vạn người từ tất cả các khâu khai thác, chuyên chở, sàng đãi, bốc rót khu vực Cẩm Phả - Hòn Gai thuộc S.F.C.T đã bãi công”[9; tr.88]. Sự quyết tâm </i>
đứng lên đấu tranh của con người vùng mỏ đã làm nên thắng lợi hoàn toàn. Với sự hiểu biết sâu rộng lịch sử của vùng đất mỏ, Trần Tâm đã tái hiện lại bức tranh hiện thực chống Pháp của con người vùng mỏ Cẩm Phả với bao khó khăn, gian truân.
Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền nhân dân Cẩm Phả ra đời. Cho đến năm sau, quân Pháp quay lại chiếm đóng nơi đây, bọn chúng ra sức khủng bố, công nhân bị giết hại nếu chống đối. Cuộc sống nhân dân lại tiếp tục rơi vào khốn khó.
<i><b>2.1.2. Hiện thực vùng mỏ thời kì 1945 - 1975 </b></i>
Qua lăng kính của tác giả, hiện thực vùng mỏ lại tiếp tục được lên một cách rõ nét. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đánh dấu một chặng đường mới của cách mạng Việt Nam. Miền Bắc giải phóng, miền Nam tiếp tục chống Mĩ. Ngày 24/4/1955 vùng mỏ được giải phóng và các xí nghiệp, cơng ti được kiện tồn. Đây thực sự là một dấu mốc quan trọng bởi nó chấm dứt hơn 70 năm thực dân Pháp đô hộ, xâm chiếm và khai thác than ở vùng mỏ. Có thể thấy, nhà văn đã khơng ngừng tìm tịi để tái hiện cho ta thấy được bức tranh vùng mỏ những năm kháng chiến chống Pháp đầy gian nguy, khổ cực nhưng cũng rất vẻ vang. Những người cơng nhân mỏ bằng ý chí, đồng lịng đã đứng lên đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và các thế lực tay sai.
Đến thời kì kháng chiến chống Mĩ, Cẩm Phả bị tấn công ác liệt, nhất là khu vực Cửa Ông đã bị máy bay Mĩ đánh phá hủy diệt. Nhà văn đã tái hiện toàn
<i>cảnh bức tranh xã hội nơi đây một cách chân thực: “Bến cảng Cửa Ông là một trong những mục tiêu trọng điểm để chúng hủy diệt kinh tế vùng mỏ. Dân sơ tán. Những người ở lại vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu chống quân thù.”[10; </i>
tr.215]. Lúc này, bến Cửa Ông giữa vai trò trọng yếu của Cẩm Phả, Vùng mỏ
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Cẩm Phả - Quảng Ninh là một đại diện tiêu biểu cho việc phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Nhà văn đi sâu khai thác khía cạnh đời sống người thợ mỏ, đây cũng chính là khoảng thời gian Trần Tâm trực tiếp tham gia chiến đấu và bị thương.
<i><b>Cuộc kháng chiến chống Mĩ được tái hiện không chỉ trong Đất bỏng, tác giả đã viết chi tiết qua tiểu thuyết Người từ vùng than để thấy rõ được tinh </b></i>
thần của người thợ mỏ bất khuất. Sự tàn khốc của chiến tranh diễn ra ác liệt,
<i>mục tiêu của Mĩ là tập trung đánh phá khu mỏ:“Ngày nào cũng dăm bảy chục lượt. Lúc chúng như sà xuống ngỡ sát sạt ngọn cây. Có lúc đang tự dưng, chúng ầm ầm vút ra từ mạn núi phía bắc cùng tiếng rít kinh thiên động địa. Lúc chúng âm ỉ, ù ù đằng xa như thong dong kiểm tra, kiểm sốt gì với mật độ dày hơn”[13; tr.69]. Trần Tâm liệt kê một loạt hành động của quân đội Mĩ một </i>
cách cụ thể bởi ông đã trực tiếp chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh thời chống Mĩ. Cứ hễ có tiếng báo động vang lên là người thợ mỏ vội vàng tìm chỗ trú ẩn. Nhưng cũng khơng vì thế mà họ nản chí, người thợ mỏ ấy dần quen với cuộc sống lúc bình yên thì làm, lúc tiến đánh phá thì lại tìm chỗ trú. Cơng nhân vừa bám trụ hầm mỏ, nhà máy, bến cảng sản xuất vừa dũng cảm chiến đấu.
<i>Đời sống của họ ngày càng khó khăn, gay go,“mọi sinh hoạt quay về nhịp độ thời chiến. Một gia đình lại sẻ làm ba, người lên tầng, người ở nhà, người ở nơi sơ tán. Chưa kể trẻ em học tập, chui rúc trong hầm trú ẩn. Có những chiếc hầm rộng như gian nhà, chìm sâu trong lịng đất”[13; tr.187]. Đến cả nhà máy </i>
cơ khí Cẩm Phả dù phải sơ tán vào trong hang Đá Chồng vẫn không ngừng sản xuất. Cẩm Phả đã thực hiện cuộc vận động cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp, đẩy mạnh sản xuất. Đây là một hình thức của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nó có ý nghĩa cách mạng to lớn về mặt tư tưởng, tổ chức, quản lý sản xuất trong cán bộ công nhân khu mỏ. Ngày 30 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm công trường Đèo Nai, thăm nơi ăn, ở của cán bộ và
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">công nhân công trường. Mọi người vô cùng xúc động khi được Bác ân cần thăm hỏi và nói chuyện thân mật.
Trong những ngày đế quốc Mĩ đánh phá ác liệt, quân dân Cẩm Phả vừa
<i>sản xuất vừa chiến đấu, “những chiến sĩ tự vệ, áo quần bảo hộ, mũ chằng chéo dây vải nhanh chân lách vào từng ngõ vắng”[10; tr.216], đồng thời hoàn thành </i>
tốt một số nhiệm vụ quan trọng khác. Tăng cường và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trên các mặt công tác, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thị xã. Dường như người đọc đang được chìm đắm vào khung cảnh thời chiến. Lực lượng dân quân tự vệ của Cẩm Phả đã chiến đấu anh dũng, bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống giặc lái, góp phần cùng nhân dân cả nước đập tan âm mưu đen tối của đế quốc Mỹ “đưa Miền Bắc nước ta lùi lại thời kỳ đồ đá”, buộc chúng phải ký Hiệp định Pa-ri, chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và rút quân khỏi miền Nam. Ngay sau khi mở rộng chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá thị xã Cẩm Phả. Chúng huy động nhiều máy bay, ném bom khu vực Cẩm Phả - Cửa Ông. Đây là lần đầu tiên quân dân Cẩm Phả đối mặt với “không lực Hoa Kỳ”, anh dũng chiến đấu giáng trả các đợt tấn công của địch. Khi địch bắn phá ác liệt, điều kiện làm việc thiếu thốn do Bệnh viện thị xã được sơ tán vào hang núi. Trong 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, Cẩm Phả vẫn duy trì được sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu huy động về sức người, sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt. Thông qua tiểu thuyết của Trần Tâm đã thấy được thời điểm kháng chiến cam go, ác liệt của quân và dân.
Qua ngòi bút của Trần Tâm, người đọc thấy được bức tranh thời chiến của người thợ mỏ đã kịp thời đánh trả làm thất bại âm mưu hủy diệt thị xã của đế quốc Mĩ. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Cẩm Phả đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu vươn lên, vừa làm tốt nhiệm vụ động viên sức
</div>