Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đề tài: Tình hình hoạt động tại Công ty bảo hiểm BIC Bình Định 2008 - 2011. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.38 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
Luận văn
Đề tài: Tình hình hoạt động tại Công ty
bảo hiểm BIC Bình Định 2008 - 2011.
SVTH: Ksor Bun Trang 1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 05
PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BIC –
BÌNH ĐỊNH 07
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm BIC
Bình Định 07
1.1.1. Tên, địa chỉ của BIC-Bình Định 07
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC – Bình Định 08
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty bảo hểm BIC Bình Định 09
1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ 09
1.2.2. Một số sản phẩm tiêu biểu 10
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 16
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý 16
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 17
1.4. Một số kết quả đạt được từ khi thành lập 17
1.4.1. Về kết quả kinh doanh 17
1.4.2. Sơ lược về tình hình thực hiện kế hoạch 18
1.4.3. Sơ lược về doanh thu theo từng sản phẩm 20
PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM BIC – BÌNH ĐỊNH 22
2.1. Lập báo cáo tài chính của BIC – Bình Định 22
2.1.1. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 22
2.1.2. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 22
2.1.3. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo 22


2.1.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh 22
2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIC – Bình
Định 28
SVTH: Ksor Bun Trang 2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
2.2.1. Tình hình doanh thu của công ty 28
2.2.2. Các khoản chi phí chính của Công ty 29
2.2.3. Hiệu quả nghiệp vụ qua các năm 30
2.2.3.1. Về hiệu quả theo doanh thu 31
2.2.3.2. Về hiệu quả theo lợi nhuận 32
2.2.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 33
2.4. Kế toán tài chính 34
2.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 34
2.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng 34
2.4.3. Niên độ kế toán 34
2.4.4. Đồng tiền kế toán 35
2.5. Lập dự án đầu tư 35
2.6. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Công ty 35
2.7. Những thuận lợi và khó khăn 35
2.7.1. Những thuận lợi 35
2.7.1.1. Thuận lợi từ nền kinh tế 35
2.7.1.2. Thuận lợi từ hệ thống chính sách pháp luật 35
2.7.1.3. Thuận lợi từ bản thân công ty 36
2.7.2. Khó khăn 36
KẾT LUẬN 37
PHỤ LỤC 38
SVTH: Ksor Bun Trang 3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nội dung
1 BTC Bộ tài chính
2 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
3 GTBH Giá trị bảo hiểm
4 HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
5 KDNVBH Kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
6 KDBH Kinh doanh bảo hiểm
7 KH Kế hoạch
8 NĐBH Người được bảo hiểm
9 TH Thực hiện
10 TBH Tái bảo hiểm
11 TNDS Trách nhiệm dân sự
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng Biểu Trang
Bảng 1.1: Lợi nhuận trước thuế của BIC – Bình Định (2008 - 2011) 18
SVTH: Ksor Bun Trang 4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
Bảng 1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch 19
Bảng 1.3. Doanh thu phí theo các sản phẩm 20
Bảng 2.1. Các khoản thu nhập chính của Công ty 28
Bảng 2.2. Chi phí khai thác nghiệp vụ nghiệp vụ bảo hiểm 29
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả KDBH 31
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 16
SVTH: Ksor Bun Trang 5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
1. Sự cần thiết của thực tập tổng hợp
Là một sinh viên chuyên ngành TC-NH cũng như các sinh viên
chuyên ngành khác, lý thuyết và thực hành luôn luôn song hành với nhau. Chủ
trương giáo dục đó ngày càng được BGD, các trường ĐH-CĐ nói chung và

trường ĐHQN nói riêng quan tâm đặc biệt, nhằm bắt kịp xu thế giáo dục của
các nước trên thế giới và đạt đến mục tiêu hoàn thiện chất lượng giáo dục.
Qua một thời gian học tập tại trường ĐHQN em đã được trang bị sơ lược
những kiến thức tổng quát về các vấn đề kinh tế tài chính. Đợt thực tập tổng
hợp này tạo điều kiện cho em liên hệ, vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn,
tiếp cận, làm quen và tìm hiểu môi trường làm việc thực tế tại các doanh
nghiệp. Tạo cơ sở cho sự nghệp phát triển tính năng động, linh hoạt và khả
năng vận dụng thực tế của bản thân. Và, điều này cũng rất cần thiết cho tất cả
sinh viên các chuyên ngành.
Thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước, Công ty Bảo Hiểm BIDV Bình Định( gọi tắt là BIC Bình Định) đã
tận dụng, phát huy vai trò, năng lực sẵn có của mình để phát triển ngành dịch
vụ bảo hiểm góp phần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế.
Được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban lãnh đạo, em đã được tiếp cận tìm
hiểu thực tế tình hình hoạt động tại Công ty, cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình
của giáo viên hướng dẫn ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình hình thành và hoạt động của Công ty Bảo hiểm BIC Bình
Định.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình hoạt động tại Công ty bảo hiểm BIC Bình Định 2008 - 2011.
SVTH: Ksor Bun Trang 6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian thực tập tại Công ty tiến hành quan sát việc tổ chức hoạt
động tại công ty, thu thập và lựa chọn số liệu thực tế tại công ty. Sử dụng
đồng thời phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sơ kết hợp
phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê….
5. Mục đích của báo cáo

Tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế ở Công ty bảo hiểm BIC Bình
Định. Vận dụng kiến thức đã học tiến hành phân tích, đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu một số hoạt động chủ yếu của công ty
6. Kết cấu của báo cáo thực tập: Gồm hai phần như sau:
Phần I. Giới thiệu khái quát Công ty bảo hiểm BIC – Bình Định.
Phần II. Phân tích tình hình hoạt động của Công ty bảo hiểm BIC – Bình
Định.
Hoàn thành đợt thực tập tổng hợp này em xin gởi lời cảm ơn chân thành
đến ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng cùng các anh chị lãnh đạo và toàn thể Công ty
đã tạo điều kiện và giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt thời gian qua. Lần đầu
tiên tiếp xúc môi trường làm việc thực tế với vốn kiến thức còn hạn hẹp em
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của giáo viên hướng
dẫn và các anh chị trong Công ty để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!
Qui Nhơn ngày 22/05/2012.
Sinh viên thực hiện
Ksor Bun
SVTH: Ksor Bun Trang 7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM
BIC – BÌNH ĐỊNH.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm BIC Bình
Định
1.1.1. Tên, địa chỉ của BIC-Bình Định
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Bình Định.
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: BIDV Insurance Company Binh
Đinh Branch.
Trụ sở: 72 Lê Duẩn -TP.Quy Nhơn.

Website: www.bic.vn
Email:
Fax: 056.3520089
Điện thoại: 056.3520080
Phương châm hoạt động: Tận Tâm Cho Sự An Tâm
Logo:
Các Phòng KD trực thuộc:
Phòng KD Bình Định
Địa chỉ: Số 72 Lê Duẩn, TP Quy Nhơn;
ĐT: 056 3520 080; Fax: 056 3520 089
Phòng KD Quảng Ngãi
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà BIDV Quảng Ngãi, 56 Hùng Vương, TP Quảng Ngãi
ĐT: 055 3713 271 ; Fax: 055 3713 272
Phòng KD Phú Yên
Địa chỉ: 192 Trần Hưng Đạo, TP. Tuy Hòa, Phú Yên.
ĐT: 057 3818 199 ; Fax: 057 3818 198
SVTH: Ksor Bun Trang 8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC – Bình Định
Tiền thân của BIC là công ty liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc (BIDV-QBE),
Công ty liên doanh bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam giữa Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) với tập đoàn bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân
thọ lớn nhất của Úc (Tập đoàn QBE) được cấp giấy phép thành lập theo giấy
phép đầu tư số 2126/GP của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16 tháng
07 năm 1999.
BIDV đã quyết định mua lại phần vốn góp của QBE trong trong công ty
liên doanh bảo hiểm Việt – Úc sau 6 năm hoạt động để thành lập công ty
100% vốn trong nước. Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày
27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Liên doanh Bảo
hiểm Việt – Úc đổi tên thành công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam.
BIC ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập tập đoàn tài chính mang thương
hiệu BIDV. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là
một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam được thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệ
100 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn,
có con dấu riêng và hạch toán độc lập và chính thức đi vào hoạt động theo
giấy phép số 11GP/KDBH ngày 01 tháng 1 năm 2006.
Ngày 17/10/2006, BTC cấp giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC3/KDBH
cho phép nâng vốn điều lệ của BIC lên 200 tỷ đồng.
Ngày 07/09/2007, BTC cấp giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH
cho phép nâng vốn điều lệ của BIC lên 500 tỷ đồng.
Ngày 1/10/2010 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chuyển thành Tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV và thay đổi tên các
chi nhánh thành các công ty. BIC là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới
hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương. Tính đến cuối năm 2011, BIC
SVTH: Ksor Bun Trang 9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
có 21 chi nhánh trên toàn quốc. Ngày 1/10/2010 Công ty bảo hiểm BIDV chi
nhánh Bình Định chính thức trở thành Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định
theo quyết định số 036/QĐ-HĐQT.
Ngày 28/09/2006, Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình
Định được thành lập theo quyết định số 7894/QĐ-TCCB2. Ngày 12/12/2006,
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tổ chức lễ
khai trương chi nhánh BIC - Bình Định, đánh dấu một bước tiến trong nỗ lực
phát triển mạng lưới của Tổng công ty BIC. Ngay tại lễ khai trương, BIC -
Bình Định đã tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty Cổ phần Hòn Tằm,
Công ty Cổ phần Sài Gòn - Nhơn Hội và Công ty Cổ phần Vận tải Công
nghiệp Tàu thuyền Bình Định. Đây là chi nhánh thứ 7 của BIC trong toàn

quốc và chi nhánh đầu tiên của BIC được khai trương ở Duyên hải Nam
Trung Bộ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty bảo hểm BIC Bình Định
1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ
Công ty bảo hiểm BIC – Bình Định là công ty thành viên, hạch toán phụ
thuộc được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh như sau:
• Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ
• Các nghiệp vụ được tiến hành kinh doanh: Bảo hiểm tài sản kỹ
thuật và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm thân tàu và TNDS của chủ tàu, bảo hiểm
hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông, đường
hàng không, bảo hiểm trách nhiệm chung, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy
nổ, bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm rủi ro tài chính, bảo hiểm thiệt hại kinh
doanh, bảo hiểm nông nghiệp…
• Tiến hành đầu tư theo quy định của pháp luật. Các hoạt động khác theo
qui định của pháp luật.
• Thực hiện các nghiệp vụ khai thác kinh doanh bảo hiểm gốc theo chỉ
định của Tổng công ty, hoạt động theo mục tiêu kế hoạch Tổng công ty vạch
SVTH: Ksor Bun Trang 10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
ra hàng năm. Do đó, tại BIC Bình Định sẽ không tồn tại hoạt động đầu tư tài
chính, nhận tái bảo hiểm.
1.2.2. Một số sản phẩm tiêu biểu
Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
Tuy thành lập sau một số “đại gia Bảo hiểm” khác nhưng công ty bảo hiểm
phi nhân thọ BIC đã triển khai hầu hết các sản phẩm. Đến nay,Công ty thực
hiện kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ cụ thể như sau:
Bảo hiểm tài sản
• Bảo hiểm nhà chung cư: Giúp người tham gia bảo hiểm bảo vệ tài
sản trong căn hộ của mình trước các rủi ro như cháy nổ, giông bão, vỡ nước từ
hệ thống bên trong toà nhà… Bao gồm: Bảo hiểm tài sản bên trong căn hộ,

bảo hiểm trách nhiệm của hộ dân đối với người xung quanh và đối với các tài
sản không thuộc sở hữu của họ, bảo hiểm cho tai nạn cá nhân và bảo hiểm tiền
thuê nhà.
• Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh hay còn được gọi là bảo hiểm thất
thu lợi nhuận hoặc “tổn thất hậu quả”. Mục đích của Bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh là bồi thường cho các doanh nghiệp trong trường hợp mất lợi nhuận
kinh doanh và các chi phí cố định gây ra bởi những thiệt hại vật chất được bảo
hiểm.
• Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: Đối với các doanh nghiệp, rủi ro về tài
sản được cho là những rủi ro đáng lo ngại nhất. Bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản
sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro. Đối tượng tham gia bảo hiểm
thường là các xí nghiệp sản xuất, thương mại, khách sạn… và đối tượng được
bảo hiểm là nhà cửa, máy móc, trang thiết bị vật tư của người tham gia bảo
hiểm.
• Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Ngày nay, nguy cơ cháy nổ luôn đe dọa
đến tài sản, máy móc, nhà cửa, các công trình kiến trúc… Cháy nổ không chỉ
SVTH: Ksor Bun Trang 11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
gây thiệt hại cho người chủ sở hữu mà còn ảnh hưởng lớn đến những người
xung quanh. Vì vậy, Nhà nước quy định loại hình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
• Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt: Những rủi ro như cháy, nổ,
giông bão… có thể đe doạ đến sự an toàn tài sản của các doanh nghiệp. Bảo
hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt mang lại sự an tâm cho người tham gia bảo
hiểm trước những tổn thất, thiệt hại về tài sản như trụ sở, văn phòng làm việc,
máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hoá, nguyên vật liệu, kho hàng… do
cháy, sét đánh, nổ hoặc các rủi ro được nêu trong hợp đồng bảo hiểm gây ra
cho tài sản được bảo hiểm cũng như các thiệt hại gây ra trong quá trình dập tắt
đám cháy.
Bảo hiểm kĩ thuật
• Bảo hiểm đỗ vỡ máy móc: Máy móc là tài sản quý giá của doanh

nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn phải đối mặt với những hư hỏng
do đổ vỡ máy móc. Bảo hiểm đỗ vỡ máy móc bảo vệ doanh nghiệp trước
những thiệt hại bất ngờ và không lường trước được. Đồng thời cho phép
doanh ngiệp có cơ hội đầu tư nguồn vốn không nhỏ từ quỹ dự trữ tổn thất mà
lẽ ra họ phải lập nếu không có bảo hiểm.
• Bảo hiểm thiết bị điện tử: Thiết bị điện tử là một trong những thành
quả của thời đại công nghiệp phát triển hiện nay. Nó có vai trò hỗ trợ to lớn
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và gắn bó thiết thực với đời sống của
con người hiện đại. Bảo hiểm thiết bị điện tử sẽ bồi thường cho khách hàng
khi có những tổn thất xảy ra với các thiết bị điện tử có tên trong danh sách bảo
hiểm.
• Bảo hiểm nồi hơi: Rủi ro đối với thiết bị nồi hơi của chủ các nhà
máy, xí nghiệp, công ty sản xuất là rất lớn. Thiết bị nồi hơi, bình áp lực có
thể do nổ cơ học, đoản mạch, làm tổn thất đáng kể đến các doanh nghiệp. Bảo
hiểm nồi hơi sẽ mang lại sự an tâm cho người tham gia bảo hiểm.
SVTH: Ksor Bun Trang 12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
• Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng: Đây là sản phẩm dành cho
các tổ chức nhận thầu xây lắp các dự án đầu tư. Bảo hiểm máy móc và thiết bị
xây dựng của BIC giúp người tham gia giảm nhẹ gánh nặng tài chính khi các
thiết bị và máy móc thi công như cần cẩu, xe lu, máy trộn xi măng bị phá hủy.
• Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng - lắp đặt: Là hình thức bảo hiểm
bắt buộc, đối tượng được bảo hiểm là các công trình xây dựng từ ngày khởi
công cho đến ngày chuyển giao và có thể thêm cả thời gian bảo hành công
trình. Phạm vi bảo hiểm gồm 02 phần: Tổn thất vật chất của công trình và
trách nhiệm bồi thường đối với bên thứ ba.
Bảo hiểm con người
• Bình An Cho Con: Bảo hiểm tiết kiệm trẻ em với tên thương mại
Bình An Cho Con là sản phẩm bảo hiểm cao cấp dành cho trẻ em. Đây là sản
phẩm bảo hiểm đi kèm với sản phẩm tiết kiệm của BIDV mang tên “Lớn lên

cùng yêu thương”, nhằm tăng cường bán trọn gói các dịch vụ tài chính cho
khách hàng. Bên cạnh đó, Bình An Cho Con còn được bán cho cả đối tượng
không tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đối tượng được tham gia bảo
hiểm là trẻ em có độ tuổi từ 1 đến 15 tuổi
• Bảo hiểm tai nạn con người 24/24: Bảo hiểm tai nạn con người sẽ
bảo vệ người tham gia bảo hiểm trước những rủi ro tai nạn không may xảy ra
trong suốt 24/24 giờ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Người được bảo hiểm
sẽ nhận bồi thường khi tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.
• Bảo hiểm tai nạn người lao động: Bảo hiểm này được thiết kế nhằm
giúp các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về bảo đảm an toàn cho người
lao động khi có những rủi ro tai nạn xảy ra. BIC sẽ bồi thường cho doanh
nghiệp toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm đền bù cho người
lao động theo Luật lao động của Việt Nam, trong các trường hợp rủi ro xảy ra
với người lao động do tai nạn lao động gây ra hoặc do bệnh nghề nghiệp dẫn
đến phát sinh trong thời gian thuê mướn lao động.
SVTH: Ksor Bun Trang 13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
• BIC - CARE: Là sản phẩm bảo hiểm trọn gói kết hợp tai nạn và sức
khỏe con người BIC - CARE, bảo vệ người tham gia bảo hiểm trước những tai
nạn bất ngờ, và được sử dụng những dịch vụ y tế thuận tiện khi có rủi ro bệnh
tật không mong muốn. Khách hàng sẽ được chi trả các chi phí phát sinh, trợ
cấp thu nhập khi có rủi ro bệnh tật, tai nạn xảy ra đối với khách hàng trong
phạm vi bảo hiểm.
• Bảo hiểm du lịch: Là loại hình bảo hiểm bảo vệ du khách trước
những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong chuyến du lịch, giúp du khách an tâm
tận hưởng trọn vẹn chuyến đi. Bao gồm sản phẩm bảo hiểm du lịch dành cho
người nước ngoài du lịch tại Việt Nam, người Việt Nam du lịch tại nước
ngoài và bảo hiểm du lịch trong nước.
Bảo hiểm kết hợp con người: Rủi ro được bảo hiểm là các rủi ro về sức
khỏe như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, chăm sóc thai sản… Khách hàng sẽ được

chi trả toàn bộ STBH theo giấy chứng nhận bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm
hoặc theo bảng tỉ lệ trả tiền bảo hiểm hiện hành của BIC.
Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản phẩm.
Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản
phẩm, khách hàng sẽ được Công ty bồi thường/thay mặt cho khách hàng có
trách nhiệm pháp lý bồi thường cho những tổn thương cá nhân/thiệt hại vật
chất xảy ra đối với người thứ 3 trong thời hạn bảo hiểm do một sự cố liên
quan đến hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm do lỗi sơ suất của
người được bảo hiểm gây nên.
Bảo hiểm xe cơ giới
• Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới: Khi có tai nạn giao
thông xảy ra do chiếc xe được bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới, công ty sẽ bồi thường cho chủ xe số tiền mà chủ xe có trách nhiệm
pháp lý phải bồi thường những thiệt hại về người và tài sản đối với bên thứ ba
đối với hành khách hoặc bồi thường những thiệt hại về hàng hóa trên xe.
SVTH: Ksor Bun Trang 14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
• Đối với bảo hiểm vật chất xe: Khi chiếc xe được bảo hiểm gặp tai
nạn do đâm va, lật đổ, cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cắp
toàn bộ xe hay các rủi ro bất ngờ khác, BIC sẽ bồi thường cho khách hàng chi
phí sửa chữa, thay mới bộ phận hay bồi thường toàn bộ giá trị xe. Ngoài ra,
còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý cho việc ngăn ngừa, hạn chế
tổn thất, trục vớt, kéo xe đến nơi sửa chữa, giám định tổn thất.
• Đối với bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe: BIC sẽ
bồi thường cho lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn thuộc
phạm vi bảo hiểm liên quan trực tiếp đến việc sử dụng chiếc xe đó.
Bảo hiểm hàng hải
• Bảo hiểm thân tàu: Bảo hiểm thân tàu thuỷ là bảo hiểm cho những
rủi ro liên quan tới việc hành thuỷ mà theo đó một con tàu có thể được bảo

hiểm trong tài sản di động có khả năng gặp phải trong một chuyến hành trình
hay một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm bảo hiểm thân tàu biển, bảo
hiểm thân tàu thuỷ nội địa.
• Bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu: Giúp người đóng tàu và nhà thầu
hạn chế được những rủi ro, tổn thất về thân tàu và máy móc đang đóng tại
xưởng được bảo hiểm trong phạm vi cảng hay địa điểm đóng tàu thuộc nơi đặt
xưởng và trong quá trình vận chuyển giữa những địa điểm đó.
• Bảo hiểm tai nạn thuyền viên: Bảo hiểm cho thuyền viên trong
trường hợp không may bị chết, mất tích hay thương tật thân thể gây ra bởi tai
nạn bất ngờ hoặc do hành động cứu người, cứu tài sản, chống hành động
phạm pháp với mức trách nhiệm không vượt quá STBH ghi trên HĐBH.
• Bảo hiểm TNDS chủ tàu: Gồm bảo hiểm TNDS của chủ tàu nội thủy
và bảo hiểm TNDS của chủ tàu viễn dương (P&I). BIC sẽ bồi thường hoặc chi
phí cho chủ tàu khi xảy ra tổn thất thiệt hại trong phạm vi bảo hiểm.
• Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng đối với các hàng hóa thông
SVTH: Ksor Bun Trang 15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
thường và không bao gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, hàng đông
lạnh, thịt đông lạnh.
• Bảo hiểm cho các loại hàng hóa riêng biệt: Ngoài việc nhận bảo
hiểm cho các loại hàng hóa thông thường, BIC cũng nhận bảo hiểm cho các
loại hàng hóa đặc biệt, có tính chất đặc thù riêng, bao gồm các loại hàng hóa
như: bảo hiểm hàng hóa đông lạnh, bảo hiểm thịt đông lạnh, bảo hiểm hàng
than, bảo hiểm dầu chở rời.
Bảo hiểm hàng không
• Bảo hiểm thân, phụ tùng máy bay và trách nhiệm hàng không: Bảo
hiểm cho mọi tổn thất mất mát hay hư hỏng đối với máy bay từ bất kỳ nguyên
nhân nào, không kể những rủi ro bị loại trừ. Phạm vi bảo hiểm sẽ bao gồm rủi
ro do lỗi của phi công, nguyên nhân tự nhiên, hư hỏng trong quá trình bảo

dưỡng, khi máy bay nằm trên mặt đất, lăn trên đường băng, cất hoặc hạ
cánh
• Bảo hiểm thân máy bay dưới mức miễn thường
Mức miễn thường tiêu chuẩn: 1.000.000 USD đối với máy bay thân rộng
(Boeing 777, 787 ), 750.000 USD đối với máy bay cỡ trung "hybrid" (Airbus
321 320, MD90 ), 500.000 USD đối với máy bay thân hẹp (Folker ).
Tuy nhiên mức miễn thường này dường như vẫn là rất cao khiến cho các
hãng hàng không, các công ty cho thuê tài chính đề xuất việc tham gia bảo
hiểm cho lớp dưới mức miễn thường này. Điều kiện điêu khoản của đơn bảo
hiểm này giống như Đơn bảo hiểm Thân máy bay với phạm vi bảo hiểm và
Loại trừ tương ứng. Bản thân loại hình bảo hiểm này cũng có mức miễn
thường mới, thông thường từ 50.000 đến 100.000 USD.
• Bảo hiểm thân, phụ tùng máy bay đối với rủi ro chiến tranh: Đơn bảo
hiểm này sẽ bảo hiểm đối với tổn thất hư hỏng hoặc mất mát của máy bay từ
rủi ro chiến tranh và các rủi ro khác như bạo động, khủng bố, đình công
những rủi ro này đã bị loại trừ trong đơn bảo hiểm Thân máy bay ở phần trên
SVTH: Ksor Bun Trang 16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
• Bảo hiểm trách nhiệm đối với rủi ro chiến tranh: là một loại bảo
hiểm bao gồm thiệt hại do hành vi chiến tranh, bao gồm cả cuộc xâm
lược, cuộc khởi nghĩa, nổi loạn và cướp máy bay, hành khách và hàng hóa
trong máy bay.
• Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay: Là bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ
lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác theo yêu cầu thực
hiện chuyến bay.
Bảo hiểm khác
Ngoài những sản phẩm nghiệp vụ bảo hiểm kể, BIC Bình Định còn triển
khai một số loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm khách du lịch quốc tế, bảo
hiểm bảo lãnh, bảo hiểm trộm cướp, bảo hiểm tiền…
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Để thuận lợi cho công tác điều hành quản lý, tạo cơ sở cho hoạt động sản
xuất kinh doanh được hiệu quả. Công ty đã xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức
như sau:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
 Chú thích: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
SVTH: Ksor Bun Trang 17
GIÁM ĐỐC
Phòng
Kế toán
-Hành
chính
Phòng
nghiệp
vụ
Phòng kinh
doanh Bình
Định
Phòng
kinh
doanh Phú
Yên
Phòng kinh
doanh Quảng
Ngãi
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
 Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức
năng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Tập trung quyền lực cao nhất vào tay người lãnh đạo cao nhất

b) Thực hiện phân quyền, phân cấp cho các bộ phận trong hệ thống tổ
chức.
c) Tổ chức thực hiện các hoạt động trên cơ sở dân chủ bàn bạc nhưng
thống nhất quản lí theo quyết định của thủ trưởng các bộ phận.
d) Tổ chức hoạt động theo nguyên tắc công bằng, cân đối giữa các bộ phận
trong tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Giám đốc: là người quản lý điều hành mọi hoạt động hằng ngày của
Công ty, chỉ đạo điều hành mọi công việc nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ và kế hoạch Tổng công ty đề ra.
- Phòng kế toán – hành chính: Thực hiện chức năng quản lý hoạt động tài
chính hằng ngày của Công ty, quản lý nhân sự và công việc hành chính chung
của Công ty.
- Phòng nghiệp vụ: Phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
sau:
 Trực tiếp vận hành, quản lý và đảm bảo tính tuân thủ các nghiệp vụ
bảo hiểm của công ty.
 Thực hiện giám định, bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện kinh doanh khai thác bảo hiểm, đánh giá
rủi ro trong mỗi đơn bảo hiểm. Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế
hoạch tổ chức, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, marketing
sản phẩm. Thực hiện xây dựng hình ảnh công ty, chiến lược quảng bá thương
hiệu, duy trì các mối quan hệ với khách hàng.
SVTH: Ksor Bun Trang 18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
1.4. Một số kết quả đạt được từ khi thành lập
1.4.1. Về kết quả kinh doanh
Riêng năm 2011 thì tất cả các năm còn lại BIC Bình Định kinh doanh bảo
hiểm đều bị thua lỗ. Cụ thể ta có thể tham khảo bảng tóm tắt như sau
Bảng 1.1: Lợi nhuận trước thuế của BIC – Bình Định (2008 - 2011)

(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1. Tổng doanh thu 14.317 19.511 28.191 29.832
2. Tổng chi 15.391 21.618 31.599 24.688
- Trong đó: Chi bồi thường 11.537 15.409 23.076 6.927
3. Lợi nhuận trước thuế -1.074 -2.107 -3.408 5.139
(Nguồn: Phòng kế toán)
Như vậy, Ta thấy qua 4 năm doanh thu tăng lên đáng kể. Nhưng lợi nhuận
giảm đi khá nhiều, 2008 đến 2010 doanh nghiệp liên tục thua lỗ. Năm 2008
với hơn 14 tỷ doanh thu khai thác được doanh nghiệp bị thua lỗ 1,074 tỷ đồng.
Năm 2009 lợi nhuận là -2,107 tỷ đồng . Năm 2010 là niên độ kinh doanh thiệt
hại nhiều nhất của BIC từ khi thành lập đến nay.
Lợi nhuận thua lỗ với các con số như trên là đã khấu trừ phần thu phí bồi
thường từ công ty tái bảo hiểm. Đó là con số lợi nhuận cuối cùng của Công ty.
Sự thua lỗ chủ yếu vì mức độ rủi ro trong mỗi nghiệp vụ.
Những năm đầu vì rủi ro cao do khai thác đại trà. Đồng thời mở rộng phạm
vi bảo hiểm. Cộng thêm rủi ro do nền kinh tế khủng hoảng và rủi ro do thiên
tai quá nhiều làm hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng không tích cực.
1.4.2. Sơ lược về tình hình thực hiện kế hoạch
Bắt đầu từ năm 2010 trở về trước, BIC Bình Định đã hoàn thành xuất sắc
kế hoạch về doanh thu. Nhưng do rủi ro quá cao nên Công ty đã chưa đạt
được chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận. Cụ thể ta phân tích qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch qua 4 năm
SVTH: Ksor Bun Trang 19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
(Đơn vị tính: Triệu VND)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Doanh thu KH 12.785 19.100 24.257 27.269
Doanh thu TH 14.317 19.511 28.191 29.832
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 112 102 116 109
Lợi nhuận KH 650 890 1.100 1.500
Lợi nhuận TH -1.065 -2.107 -3.048 5.144
Mức độ hoàn thành kế hoạch -164 -237 -277 343
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo dõi trên bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch khai thác có
xu hướng tăng qua các năm về con số tuyệt đối, song lại tăng giảm không đều
về con số tương đối (tức tỷ lệ hoàn thành kế hoạch). Doanh thu khai thác được
ở các năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chứng tỏ Công ty đã rất nổ lực
trong công tác khai thác chung.
Tuy nhiên, hiệu quả của công tác khai thác không mang lại lợi nhuận cao.
Ba năm liền bị thua lỗ nặng nề. Đặc biệt là năm 2009 và 2010 doanh nghiệp
thua lỗ rất đậm. Không đạt được chỉ tiêu đã đề ra. Nhưng mốc điển hình vượt
bậc là vào năm 2011 với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về doanh thu là 109% đã
thu được 5,144 tỷ đồng lợi nhuận.Năm 2011 được xem là bước ngoặc cho thời
kì tập trung mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình như trên. Nhưng nhìn tổng quan
ta thấy chủ yếu là vì một số nguyên nhân sau: Chiến lược kinh doanh trong 5
năm đầu hoạt động là giành thị phần, tăng doanh thu, dẫn đến một số nguyên
nhân hệ quả như mở rộng phạm vi BH, chấp nhận rủi ro cao, sàn lọc hợp đồng
chưa sát. Từ năm thứ 6 trở về sau, Công ty tập trung cho mục tiêu lợi nhuận
nên các chiến thuật hoạt động cũng bắt đầu thay đổi. Ngoài ra một số nguyên
nhân khách quan khác dẫn đến sự thua lỗ là do tình hình thiên tai biến động

thất thường và gây tác động xấu, tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi, sự
cạnh tranh của các công ty lân cận và thực trạng hạ phí bảo hiểm gần đây
cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể.
SVTH: Ksor Bun Trang 20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
1.4.3. Sơ lược về doanh thu theo từng sản phẩm
Cho đến hiện nay BIC Bình Định đã triển khai và cung cấp trên 50 sản
phẩm bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm xe cơ giới và Bảo hiểm tài sản kỹ thuật là
những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh
thu phí bảo hiểm gốc của BIC – Bình Định.
Ta phân tích sơ lược về doanh thu thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.3. Doanh thu phí theo các sản phẩm
(Nguồn: Phòng kế toán)
Như vậy, doanh thu của Công ty vượt kế hoạch đề ra chủ yếu là nhờ công
tác triển khai và cung cấp ba loại hình bảo hiểm chính: Bảo hiểm tài sản – kỹ
thuật, bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm cháy/mọi rủi ro tài sản. Vào năm 2008,
doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật đạt 5.934 và đến năm 2011 đạt
10.856, doanh thu nghiệp vụ xe cơ giới năm 2008 là 4.304 và tăng đến
10.441, bảo hiểm cháy tính đến năm 2011 doanh thu khái thác được là 5.109.
Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu bảo hiểm tài sản kỹ thuật có phần giảm đi vào
SVTH: Ksor Bun Trang 21
Loại hình bảo hiểm
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
DT
(Tr.đ)
TT
(%)
DT
(Tr.đ)
TT

(%)
DT
(Tr.đ)
TT
(%)
DT
(Tr.đ)
TT
(%)
1. Tài sản và kỹ thuật
5.934 41,45 7.779 39,87 11.578 41,07 10.856 36,39
2. Xe cơ giới
4.304 30,06 6.162 31,58 8.624 30,59 10.441 35,00
3. Cháy nổ và các RRĐB
1.520 10,62 3.253 16,67 4.348 15,42 5.109 17,13
4. Hàng hóa vận chuyển
730 5,1 622 3,19 1.077 3,82 1.074 3,60
5. Tai nạn, sức khỏe
1.200 8,38 1.446 7,41 2.250 7,98 2.089 7,00
6. Thân tàu, trách nhiệm
chủ tàu 225 1,57 90 0,46 110 0,39 149 0,50
7. Thiệt hại kinh doanh
200 1,40 78 0,4 97 0,35 54 0,18
8. Trách nhiệm chung
204 1,42 82 0,42 107 0,38 60 0,20
DT phí bảo hiểm gốc
14.317 100 19.511 100 28.191 100 29.832 100
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
năm 2011 đạt 36,39% so với năm liền kề là 41,07% là do sự gia tăng các loại
hình bảo hiểm mới và sự tăng lên của bảo hiểm xe cơ giới là chủ yếu. Nhìn

chung doanh thu qua các loại hình nghiệp vụ đều tăng dần về tỷ trọng, nhưng
cơ cấu của tổng doanh thu có sự thay đổi về tỷ trọng của từng sản phẩm.
SVTH: Ksor Bun Trang 22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
BẢO HIỂM BIC – BÌNH ĐỊNH
2.1. Lập báo cáo tài chính của BIC – Bình Định
Công ty bảo hiểm BIC – Bình Định là công ty thành viên, hạch toán phụ
thuộc được phép tiến hành lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo
mẫu số B02a – DNBH, đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển
tiền tệ thì do Công ty bảo hiểm BIC tiến hành lập.
2.1.1. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của công
ty, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
2.1.2. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao
gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so
sánh); tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ
báo cáo.
2.1.3. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo
Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Căn cứ vào sổ kế tốn trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
2.1.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh
Thu phí bảo hiểm gốc - Mã số 01
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu KDNVBH trong kỳ báo cáo của

doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Thu phí bảo
hiểm gốc" và TK 512 "Thu phí bảo hiểm gốc nội bộ" trong kỳ báo cáo.
SVTH: Ksor Bun Trang 23
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
Thu phí nhận tái bảo hiểm - Mẫu số 02
Chỉ tiêu này phản ánh tổng thu phí nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết nhận tái bảo hiểm (nhận
dịch vụ bảo hiểm cho công ty bảo hiểm) trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ doanh thu - Mã số 03
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng
doanh thu trong kỳ, bao gồm: Các phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí bảo
hiểm được xác định kỳ báo cáo.
Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 06
Phí nhượng tái bảo hiểm - Mã số 04
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số nhượng tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo
cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết nhượng tái bảo hiểm
(nhượng dịch vụ bảo hiểm cho công ty bảo hiểm) trong kỳ báo cáo.
Hoàn phí bảo hiểm - Mã số 06
Chỉ tiêu này phản ánh tổng phí bảo hiểm hoàn lại trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết hoàn phí bảo hiểm trong
kỳ báo cáo.
(Tăng)/ Giảm dự phòng phí – Mã số 08
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết tăng / giảm dự phòng
phí bảo hiểm trong kỳ báo cáo.
Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm – Mã số 09
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết nhượng tái bảo hiểm
trong kỳ báo cáo.
Thu khác hoạt động KDBH - Mã số 13

SVTH: Ksor Bun Trang 24
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trịnh Thị Thúy Hồng
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết thu khác hoạt động
KDNVBH trong kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần hoạt động KDBH – Mã số 14
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu phí bảo hiểm gốc, doanh thu phí nhận
tái bảo hiểm và thu khác hoạy động KDBH, đã trừ các khoản giảm trừ và
(tăng)/ giảm dự phòng phí, trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 14 = Mã số 01 + Mã số 02 + ( - Mã số 03) + ( - Mã số 08) + Mã số 09
+ Mã số 13
Chi bồi thường Bảo hiểm gốc – Mã số 15
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản
62411"Chi bồi thường bảo hiểm gốc" trong kỳ báo cáo.
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm – Mã số16
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết nhận tái bảo hiểm
trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ chi - Mã số 17
Các khoản giảm trừ chi bao gồm thu hồi bồi thường nhận tái bảo hiểm
(Mã số 18), thu đòi người thứ 3 bồi hoàn ( Mã số 19), thu hàng đã xử lý bồi
thường 100% ( Mã số 20), số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này được lấy từ sổ
chi tiết nhượng tái bảo hiểm, KDNVBH.
Mã số 17 = Mã số 18 + Mã số 19 + Mã số 20
Bồi thường thuộc trách nhiêm giữ lại – Mã số 21
Mã số 21 = Mã số 15 + Mã số 16 +( - Mã số 17)
(Tăng)/ Giảm dự phòng bồi thường – Mã số 23
SVTH: Ksor Bun Trang 25

×