Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về cạnh tranh không lành mạnh theo luật mới 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.91 KB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1, Xâm phạm bí mật kinh doanh<b>... 2</b>

2, Ép buộc trong kinh doanh<b>... 4</b>

3, Gièm pha doanh nghiệp khác<b>...5</b>

4, Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác<b>...7</b>

5, Lơi kéo khách hàng bất chính<b>... 8</b>

6, Bán hàng dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh<b>...9</b>

7, Các hành vi CTKLM bị cấm theo quy định của luật khác<b>... 9</b>

8, Quy định về chế tài áp dụng đối với hành vi CTKLM<b>...10</b>

<b>CHƯƠNG III: MỘT SỐ BẤT CẬP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM... 11</b>

1, Thực trạng pháp luật về giải quyết CTKLM<b>...11</b>

2, Một số bất cập tồn tại trong việc xử lý, giải quyết hành vi CTKLM<b>... 12</b>

3, Một số giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về CTKLM ở Việt Nam<b>...14</b>

<b>C, KẾT LUẬN...15</b>

<b>PHỤ LỤC...<small>Error! Bookmark not defined.</small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...18</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BẢNG TỪ VIẾT TẮT</b>

Cục CTVBVNTD Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>A, MỞ ĐẦU</b>

Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động tất yếu của nền kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Với mục đích duy trì sự tồn tại, mở rộng thị phần, đạt lợi nhuận cao, hoạt động cạnh tranh giữa các DN càng trở nên khốc liệt. Do đó, khơng ít DN đã dùng thủ đoạn để cạnh tranh một cạnh khơng lành mạnh. Vì vậy,

<i><b>trong bài tiểu luận này, tác giả xin làm rõ đề bài số 12 về “Thực trạng pháp luật cạnh</b></i>

<i><b>tranh Việt Nam về cạnh tranh khơng lành mạnh” để có kiến thức sâu rộng hơn về vấn</b></i>

<i>Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 LCT 2018 thì: “Hành vi cạnh tranh khơng lành</i>

<i>mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quánthương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gâythiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.</i>

Như vậy, CTKLM là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các nguyên tắc xã hội tốt đẹp, tập quán và truyền thống kinh doanh thông thường, xâm phạm hoặc đe dọa tới lợi ích của các chủ thể kinh doanh xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác hoặc của người tiêu dùng.

<b>2, Đặc điểm của hành vi CTKLM</b>

<i>Thứ nhất, hành vi CTKLM là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh trên thị</i>

trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận.

<i>Thứ hai, hành vi CTKLM là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ</i>

tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.

<i>Thứ ba, hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi</i>

nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác.

<b>3, Phân loại hành vi CTKLM</b>

Xét một cách khái quát, các hành vi CTKLM được mơ tả trên đây có cùng bản chất là việc tạo ra những lợi thế không chính đáng trong tương quan cạnh tranh trên thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

trường, và có thể được chia thành ba nhóm như sau:

<i><b>Thứ nhất, các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của DN khác.</b></i>

Đây là nhóm hành vi CTKLM mang tính điển hình, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như gây ra những nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, xâm phạm bí mật kinh doanh…dẫn đến việc chiếm đoạt, sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của các DN khác. Với mục đích là tạo nên sự nhầm lẫn, với cái nhìn khác của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của DN khác là đối thủ cạnh tranh với DN mình.

<i><b>Thứ hai, các hành vi mang tính chất cơng kích hoặc cản trở hoạt động kinhdoanh của DN khác. Đây là nhóm hành vi có bản chất là tấn công vào đối thủ cạnh</b></i>

tranh, triệt tiêu hoặc làm suy giảm các lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh bằng cách thông tin sai trái làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh, trực tiếp gây cản trở đến hoạt động kinh doanh hoặc lôi kéo, mua chuộc nhân viên, đối tác của đối thủ cạnh tranh.

<i><b>Thứ ba, các hành vi lơi kéo bất chính khách hàng của DN khác. Bản chất của các</b></i>

hành vi này là tạo ra lợi thế cạnh tranh gian dối để lôi kéo khách hàng, người tiêu dùng bằng cách quảng cáo lừa dối, khuyến mại nhử mồi, chào hàng quấy rối hay ép buộc người tiêu dùng mua hàng.

<b>CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀHÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH</b>

Theo quy định tại Điều 45 LCT 2018, các hành vi CTKLM bao gồm các hành vi:

<b>1, Xâm phạm bí mật kinh doanh</b>

Trong hai hành vi CTKLM liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định tại LCT 2004, LCT 2018 đã bỏ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhưng giữ lại hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh thường được công nhận là một đối tượng tài sản trí tuệ, tuy nhiên do tính chất “bí mật”, khơng cơng khai, các cơ chế bảo hộ quen thuộc của pháp luật sở hữu trí tuệ như đăng kí, cấp văn bản bảo hộ…thường khơng được sử dụng. Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu chỉ cho biết về sự tồn tại của bí mật kinh doanh và yêu cầu bảo hộ khi đối tượng đã bị xâm phạm. Do đó, pháp luật về CTKLM thường được sử dụng để bảo vệ đối tượng này.

<i>Theo khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đơi, bổ sung 2009 thì “Bí mật</i>

<i>kinh doanh là thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộclộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Bí mật kinh doanh theo định nghĩa tại Điều 84 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 có những đặc điểm sau:

- Khơng phải là hiểu biết thơng thường;

- Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thơng tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thơng tin đó;

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó khơng bị tiết lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được;

LCT 2018 chỉ điều chỉnh hai dạng hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là:

<i><b>Thứ nhất, hành vi tiếp cận, thu thập thơng tin bí mật trong kinh doanh bằngcách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thơng tin đó</b></i>

<b>Ví dụ: cơng thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh</b>

doanh của cơng ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này; và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những người biết được cơng thức bí mật này đã ký hợp đồng khơng tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về cơng thức này thay vì đăng ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là DN duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được tồn cầu ưa chuộng. Cịn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ đươc bảo hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ cơng khai, cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola.

Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau như kỹ thuật và khoa học (công thức sản xuất, cấu tạo kỹ thuật, mã máy tính, dữ liệu thử nghiệm…); thương mại (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương pháp bán hàng…); tài chính (cơ cấu giá nội bộ, danh mục giá…); thơng tin phủ định (tình trạng bế tắc trong nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ…)

Cũng theo quy định của Luật SHTT thì các thơng tin bí mật sau đây khơng được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như bí mật về nhân thân, tình trạng hơn nhân, tài sản của cá nhân, bí mật về quản lý nhà nước, bí mật về quốc phịng, an ninh, các thơng tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>Thứ hai, hành vi tiết lộ, sử dụng thơng tin bí mật trong kinh doanh mà khôngđược phép của chủ sở hữu thơng tin đó</b></i>

Đối với một DN đang hoạt động hay một DN mới, muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trong mơi trường này, cần phải có đủ năng lực tự tạo ra hay tiếp nhận được các thơng tin hữu ích cần thiết để tạo ra và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ mới hoặc cải tiến ra thị trường. Những thơng tin hữu ích như vậy chính là “bí mật kinh doanh”. Các đối thủ cạnh tranh thường tìm ra cách thức để tiếp cận những thông tin này theo cách dễ dàng. Chẳng hạn như mua chuộc hay chỉ là thuê lại các nhân viên chủ chốt của công ty đối thủ – những người đã tạo ra hoặc được phép tiếp cận những thơng tin bí mật và hữu ích mà đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN của của công ty đối thủ. Trong trường hợp này, người vi phạm tiếp nhận thơng tin một cách ngay tình thì pháp luật cũng không cho phép họ tiếp tục sử dụng hay lưu truyền thơng tin cho người khác.

Nhìn chung, việc áp dụng quy định chống xâm phạm bí mật kinh doanh theo pháp luật về CTKLM cần kết hợp với cơ chế bồi thường thiệt hại. Thông tin khi đã bị bộc lộ sẽ khơng bao giờ cịn là bí mật nữa, do đó biện pháp khắc phục thiệt hại quan trọng nhất là giải quyết bồi thường một lần và tồn bộ giá trị bí mật kinh doanh đã bị lộ.

<b>2, Ép buộc trong kinh doanh</b>

<i>Theo khoản 2 Điều 45 LCT 2018 thì “Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của</i>

<i>doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịchhoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”.</i>

Quy định này bắt nguồn từ nội dung của pháp luật CTKLM trước đây, theo đó, cấm thương nhân tìm cách phá vỡ quan hệ hợ đồng ổn định của đối thủ cạnh tranh với khách hàng. Trong thời kì đó, ngay cả các hình thức lơi kéo khách hàng của DN khác bằng cách giảm giá, ưu đãi cũng có thể bị coi là CTKLM, nếu như khách hàng vốn có quan hệ lâu dài từ truước với đối thủ cạnh tranh và các điều kiện giảm giá, ưu đãi tỏ ra quá lớn so với thông lệ kinh doanh trong ngành. Tuy nhiên, khi nền kinh tế xã hội phát trển, cơ chế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, khả năng tìm kiếm đổi tuợng khách hàng mới bị thu hẹp lại và các DN tất yếu phải cạnh tranh bằng cách giành giật khách hàng của nhau. Các hoạt động lôi kéo khách hàng bằng khuyến mại, ưu đãi được và đặc biệt là giảm giá được chấp nhận là hình thức cạnh tranh chính đáng, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và qua đó nâng cao phúc lợi xã hội nói chung. Pháp luật về CTKLM chỉ cấm những hình thức giành giật khách hàng bị coi là bất chính, đi ngược lại nguyện vọng của khách hàng, người tiêu dùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

LCT cấm hai hình thức ép buộc là đe dọa và cưỡng ép. Theo Điều 127 Bộ luật dân

<i>sự năm 2015 “đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên</i>

<i>hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránhthiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc củangười thân thích của mình”.</i>

<i><b>Có thể hiểu hình thức đe dọa đồng nghĩa với “đe dọa gây thiệt hại”. Hành vi đe</b></i>

dọa có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành động khiến cho người bị đe dọa ý thức được hậu quả thiệt hại có thể xảy ra và buộc phải làm theo ý muốn của người đe dọa nhằm tránh thiệt hại. Cần lưu ý hành vi này có thể rất gần với tội phạm, đặc biệt trong trường hợp đe dọa sử dụng vũ lực. Trong trường hợp xác định hành vi đã mang tính chất hình sự, cơ quan xử lí sẽ khơng áp dụng pháp luật về CTKLM mà chuyển vụ việc sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí hình sự nhằm áp dụng chế tài hình sự phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

<i><b>Cưỡng ép được hiểu là các biện pháp tạo áp lực khác ngoài việc “đe dọa gây thiệt</b></i>

<i>hại” nói trên, khiến cho đối tượng bị hạn chế về tự do ý chí và phải hành động theo</i>

mong muốn của bên thực hiện hành vi. Các áp lực này có thể xuất phát từ hồn cảnh kinh tế, mệnh lệnh hành chính hay quan hệ xă hội và có thể được chấp nhận trong một số hồn cảnh. Trong từng vụ việc cụ thể, cơ quan thực thi sẽ phải đánh giá hành vi gây

<i>áp lực có chính đáng, hợp lí, phù hợp với “chuẩn mực thơng thường về đạo đức kinh</i>

<i>doanh” hay không để kết luận về vi phạm.</i>

Theo nội dung của khoản 2 Điều 45 LCT 2018, đối tuợng bị ép buộc không chỉ

<i>bao gồm khách hàng mà cả các “đối tác kinh doanh”của đối thủ cạnh tranh, với hậu</i>

quả khiến cho đối thủ cạnh tranh bị gián đoạn các giao dịch đang có, cũng như không thể giao kết các hợp đồng mới. Nếu chỉ dừng ở điểm này, có lẽ chưa đủ kết luận về hành vi vi phạm. Sẽ hợp lí hơn nếu xác định bên vi phạm buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN khác không giao dịch hoặc khơng tiếp tục giao dịch với DN đó để chuyển sang giao dịch với mình. Nếu chủ thể thực hiện hành vi chỉ đơn thuần nhằm mục đích gây khó khăn, thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, vi phạm sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định về gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác tại khoản 4 Điều 45 LCT 2018.

<b>3, Gièm pha doanh nghiệp khác</b>

Trong điều kiện kinh doanh trên thị trường tự do, việc đưa tin không đúng sự thật do cố ý hay vô ý về chủ thể kinh doanh khác là điều rất dễ xảy ra. Thông tin không

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đúng sự thật đó theo hướng tiêu cực và gây bất lợi cho chủ thể kinh doanh nếu nó được phổ biến ra ngồi. Đưa thơng tin khơng trung thực DN khác nhằm làm cho DN này mất uy tín, kéo theo đó mất khách hàng và thu hẹp thị phần là những thiệt hại khó lường đối với bên bị thiệt hại do hành vi cung cấp thông tin sai lệch.

Dưới giác độ của pháp luật chống CTKLM, mọi hành vi trực tiếp hay gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và các

<i>hoạt động kinh doanh của DN khác được định danh là hành vi “gièm pha thương nhân</i>

<i>khác”. Khoản 3 Điều 45 LCT 2018 quy định cấm DN “Cung cấp thông tin không trungthực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin khôngtrung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặchoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.</i>

Pháp luật cạnh tranh chỉ cấm và tác động đến những hành vi cung cấp thông tin không trung thực về DN khi hành vi đó được thực hiện vì mục đích cạnh tranh. Chủ thể tiến hành hành vi này có thể là bất kỳ ai, thông qua bất kỳ cách thức nào để cung cấp thông tin không trung thực về DN khác như: thực hiện thủ đoạn bôi nhọ, lăng mạ, hạ thấp uy tín kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là trường hợp điển hình về hành vi CTKLM ở dạng này. Tuy nhiên để một hành vi cung cấp thông tin không trung thực về DN khác bị cấm, nó phải <b>thỏa mãn những điều kiện sau:</b>

<i><b>Thứ nhất, cung cấp thông tin không trung thực về DN khác tức là việc cung cấp</b></i>

thông tin không trung thực đó phải có đối tượng là chủ thể kinh doanh cụ thể, đang tồn tại và có thể cùng hoặc không cùng quan hệ cạnh tranh.

<i><b>Thứ hai, hành vi cung cấp thông tin không trung thực phải xuất phát từ một chủ thể</b></i>

kinh doanh hoặc người giúp đỡ cho chủ thể này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

<i><b>Thứ ba, đối tượng của hành vi cung cấp thông tin khơng trung thực có thể liên quan</b></i>

đến các mặt của DN khác như: uy tín, văn hóa DN, quy trình hoạt động, chất lượng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiềm lực kinh tế - tài chính...

<i><b>Thứ tư, gây hậu quả ảnh huởng xấu đến uy tín của DN khác. Đây là yếu tố khó định</b></i>

lượng, do đó cơ quan cạnh tranh cần căn cứ trên thực tế từng vụ việc để xác định một hành vì thực sự làm mất uy tín DN khác hay khơng.

Cần phải phân biệt giữa cung cấp thông tin không trung thực, gièm pha, bôi nhọ... với những đánh giá, nhận xét về sản xuất, kinh doanh...của DN khác. Đây cũng là vấn đề xuất hiện phổ biến trong thực tiễn kinh doanh. Nhận định, đánh giá về một chủ thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

kinh doanh nào đó là khơng tránh khỏi. Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá đó khơng có mục đích cạnh tranh, mang thái độ chủ quan và thông thường không bị cấm dưới giác độ của pháp luật chống CTKLM.

Hiện nay trên mạng internet có nhiều trang mạng, blog...đang trở thành phương tiện bị lạm dụng cho những hành vi cung cấp thông tin không trung thực, bôi nhọ DN khác mà chưa có biện pháp kiểm sốt hữu hiệu. Mặc dù vậy, việc xác định một hành vi đưa thông tin xấu về một DN khác là hành vi cung cấp thông tin không trung thực theo LCT trở lên khá phức tạp.

<b>4, Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác</b>

<i>Khoản 4 Điều 45 LCT 2018 quy định cấm DN “Gây rối hoạt động kinh doanh của</i>

<i>doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạtđộng kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó”.Về bản chất, hành vi gây rối hoạt</i>

động của bất kỳ DN nào trong xã hội luôn mang bản chất là hành vi xấu, nhằm vào DN nào đó với mục đích CTKLM. Chẳng hạn như hành vi phá rối tại cơ sở kinh doanh, gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc, làm trục trặc nguồn điện năng phục vụ kinh doanh, thiết kế, sắp đặt chướng ngại vật...tại địa điểm, cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh đều có thể bị coi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác.

Về hình thức biểu hiện và tính chất của hành vi này là gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác cũng là chiến lược ngăn cản hoạt động kinh doanh của DN khác, được biểu hiện dưới hai hình thức:

<i><b>Thứ nhất, hành vi nhằm cản trở hoạt động kinh doanh của DN khác có thể được</b></i>

biểu hiện dưới hình thức như tác động trực tiếp tới nguồn cung cấp nguyên liệu, cản trở việc tiêu thụ hàng hóa…

<i><b>Thứ hai, hành vi làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của DN có thể được biểu</b></i>

hiện dưới những cách thức như dụ dỗ, mua chuộc cán bộ, công nhân viên kỹ thuật có trình độ cao của DN cạnh tranh thơi việc để sang DN mình làm với mức lương cao hơn, kích động, xúi giục cơng nhân DN cạnh tranh đình cơng, bãi cơng…

Nhìn chung, gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác là hành vi có mục đích xấu trong cạnh tranh.<b>Điều kiện áp dụng đối với hành vi này là:</b>

- Chủ thể tiến hành hành vi là DN (trên thực tế, DN có thể chỉ là chủ mưu, người thực hiện là người giúp sức hoặc theo sự thỏa thuận).

</div>

×