Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 70 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TÓM TẮT 1. Đề tài </b>
Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
<b>2. Tóm tắt </b>
Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các ngân hàng thương mại của Việt Nam cần tích cực nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang triển khai xây dựng các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp và Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam là một trong số những ngân hàng đó. Trong đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu từ Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2022, tiếp đó tiến hành phân tích, so sánh và đưa ra kết luận về giải pháp, kiến nghị dành cho đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu khóa luận mang lại ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng. Từ đó đưa ra các đánh giá để hoàn thiện và mở rộng cho ngân hàng về hạn chế rủi ro tác nghiệp đến qui trình, văn hóa doanh nghiệp và một số hoạt động khác.
<i><b>Từ khóa: Rủi ro tác nghiệp, giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp, hoạt động tín </b></i>
<i>dụng. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>ABSTRACT 1. Title </b>
Solutions to limit operational risks in credit activities of Vietnam Investment & Development Commercial Joint Stock Bank.
<b>2. Abstract </b>
In the context of the increasingly risky business environment, Vietnam's commercial banks need to actively improve the capacity of credit risk management in general and business risks in particular. In recent years, Vietnamese commercial banks have been developing solutions to limit operational risks and Vietnam Investment & Development Commercial Joint Stock Bank is one of those banks. In the research topic, the author uses the method of collecting and summarizing data from the Vietnam Bank for Investment & Development Commercial Joint Stock Bank in the period of 2020-2022, then conducting analysis, comparison and results Comments on solutions and recommendations for research subjects. The results of the thesis research are practical for Vietnam Investment & Development Commercial Joint Stock Bank in improving the efficiency of operating operations that limit operational risks in credit activities. From there, make assessments to complete and expand the bank about limiting operational risks to processes, corporate culture and a number of other activities.
<i><b>Keywords: operational risks, solutions to limit operational risks, credit activities. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi xin cam đoan, khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan, mọi sự vi phạm, gian lận, tôi xin chịu mọi kỷ luật từ phía Nhà trường.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023
<b> T c ả </b>
<b>Tống Thị Mỹ Duyên </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>LỜI CÁM ƠN </b>
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý thầy cô Khoa Ngân hàng – Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đã giảng dạy tận tình và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học qua, mang lại những kiến thức quý giá. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hải Nam - giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu. Nhờ đó, tơi hồn thành bài nghiên cứu một cách chỉnh chu và hồn thiện nhất.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cũng như các anh chị tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ, tư vấn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Vì kinh nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp cho nên bài nghiên cứu của tơi khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của thầy cơ, để tơi rút kinh nghiệm và hồn thành tốt hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">1.1. Tổng quan về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng ... 6
1.1.1. Khái niệm về rủi ro tác nghiệp ... 6
1.1.2. Các loại hình rủi ro tác nghiệp ... 6
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng ... 6
1.1.4. Phương pháp đo lường rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng ... 9
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng ... 13
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ... 14
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan nước ngoài ... 15
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan trong nước ... 15
1.3. Bài học kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại ... 17
1.3.1. Thực trạng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ... 17
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">1.3.2. Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam ... 19
<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ... 24 </b>
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022 ... 27 2.2. Thực trạng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 30 2.2.1. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 30 2.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận ... 30 2.2.3. Quy trình thực hiện công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 31 2.2.4. Tình hình thực tế về công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 34 2.3. Các công cụ giúp hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 37
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">2.3.1. Công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng ... 37
2.3.2. Công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng ... 38
2.4. Đánh giá về quá trình thực hiện công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 39
2.4.1. Kết quả đạt được ... 39
2.4.2. Một số hạn chế tồn tại ... 40
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại ... 41
<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 42 </b>
<b>CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ... 43 </b>
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam đến năm 2025 ... 43
3.1.1. Định hướng chung về hoạt động và phát triển đến năm 2025 ... 43
3.1.2. Định hướng phát triển công tác hạn chế rủi ro tác nghiệp của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam đến năm 2025 ... 44
3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 44
3.2.1. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ... 44
3.2.2. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát ... 45
3.2.3. Nâng cao nhận thức về văn hóa quản lý rủi ro tác nghiệp ... 45
3.2.4. Hoàn chỉnh bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp ... 46
3.2.5. Xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý, các văn bản, quy trình, quy định .... 47
3.2.6. Chủ động đầu tư, cải tiến đối với hệ thống công nghệ thông tin ... 47
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">3.3. Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp ... 47
<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 51 KẾT LUẬN ... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b> ANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>
<b>STT Từ viết tắt N uyên n hĩa </b>
1 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam
10 ROA Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản 11 ROE Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b> ANH MỤC CÁC ẢNG </b>
Bảng 1.1 Chỉ số đo lường rủi ro tác nghiệp ... 10
Bảng 1.2 Ma trận rủi ro tác nghiệp ... 11
Bảng 1.3 Phương pháp đo lường nâng cao (AMA) ... 13
Bảng 1.4 Danh sách 10 đại án liên quan đến rủi ro tác nghiệp ... 18
Bảng 1.5 Thiệt hại từ rủi ro tác nghiệp 2020 – 2022 của các bị cáo ... 19
Bảng 2.1 Các chỉ số hoạt động cơ bản Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022 ... 28
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam giai đoạn 2020-2022 ... 29
Bảng 2.2 Chỉ số kinh doanh và vốn yêu cầu cho rủi ro tác nghiệp ... 35
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b> ANH MỤC CÁC H NH </b>
Hình 1.1 Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp ở nhiều Ngân hàng Thương mại ... 21 Hình 2.1 ogo mới của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 24 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 25 Hình 2.3 Các ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 27 Hình 2.4 Mơ hình tổ chức quản lý ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ... 30
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>1.1. Đặt vấn đề </b>
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn cùng với đó là q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam đã và đang đối đầu với những khó khăn, thử thách mới tạo ra những động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế nước nhà. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó là sự phát triển của hệ thống tài chính. Việc ứng dụng các cơng cụ, dịch vụ tài chính ngày càng rộng rãi, tạo điều kiện cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Ngoài việc tập trung hoạt động huy động vốn và nâng cao chất lượng tín dụng, các ngân hàng cũng đang tích cực thay đổi mục tiêu kinh doanh để tăng lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và sự cạnh tranh khốc liệt khiến các ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt, khi khối lượng giao dịch ngân hàng tăng lên và môi trường hoạt động ngày càng phức tạp thì tổn thất do rủi ro tác nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy, các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng cần có các biện pháp tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp và có chiến lược riêng nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tác nghiệp trên toàn hệ thống.
<b>1.2. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Đánh giá từ thực trạng ngành tài chính ngân hàng hiện nay, khơng phải ngân hàng Việt Nam nào cũng coi trọng vấn đề rủi ro đạo đức nhân viên, một số ngân hàng có xu hướng chỉ tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã gây ra hàng loạt vụ đại án bê bối lớn liên quan đến tham nhũng từ phía nhân viên ngân hàng. Ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng điển hình trong hoạt động phân chia rủi ro theo Hiệp ước Basel II thành 3 nhóm rủi ro chính bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn chưa thể tránh khỏi những rủi ro nói trên<small>1</small>.Ngồi ra, những đề tài về chủ đề hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng ở Việt Nam vẫn cịn rất ít và chưa tồn
<small> Vụ án Hoàng Thái Hà (nguyên trưởng Phòng Quan hệ khách hàng BIDV Tây Sài Gòn)“Vi phạm quy định </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">diện. Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
<b>2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát </b>
Khóa luận nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BIDV, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV.
<b>2.2. Mục tiêu cụ thể </b>
Một là, phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BIDV.
Hai là, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BIDV trong giai đoạn mới.
<b>3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>
Câu hỏi được đặt ra và giải quyết trong bài luận là:
Một là, thực trạng về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BIDV như thế nào? Ngân hàng đã thực hiện những biện pháp gì để hạn chế rủi ro này? Công tác hạn chế rủi ro cịn tồn đọng những hạn chế gì? Nguyên nhân do đâu dẫn đến những hạn chế đó?
Hai là, những giải pháp, khuyến nghị nào được đề ra nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại BIDV trong giai đoạn mới?
<b>4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đố tƣợng nghiên cứu </b>
Đối tượng nghiên cứu là: Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.
<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Về phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Về phạm vi thời gian: Khóa luận được nghiên cứu trong giai đoạn năm 2020-2022.
<b>5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
Để phù hợp với đề tài nghiên cứu bao gồm mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, bài nghiên cứu được sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp nghiên cứu định tính.
<b>5.1. Phươn ph p thu thập, tổng hợp dữ liệu </b>
Nguồn thông tin, dữ liệu cần thu thập chính đó là: dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam; các tài liệu nghiên cứu liên quan được tìm kiếm trên sách báo, tạp chí, các bài báo được đăng tải trên mạng xã hội,... Các dữ liệu báo cáo tổng kết có liên quan đến rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng như:
Trang web Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê.
Các nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước, các luận văn đã bảo vệ liên quan đến rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.
<b>5.2. Phươn ph p phân tích, so sánh dữ liệu: </b>
Các dữ liệu sau khi được thu thập, tổng hợp được tác giả tiến hành thống kê, phân tích và so sánh nhằm đánh giá và nhận diện mức độ rủi to tác nghiệp theo yêu cầu nội dung của bài khóa luận.
<b>5.3. Phươn ph p d ễn dịch: </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Phương pháp diễn dịch nhằm mục đích làm sáng tỏ các cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, phương pháp này nhằm đánh giá được những hạn chế còn tồn đọng, những nguyên nhân gây ra hạn chế và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm về các giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.
<b>5.4. Phươn ph p kh c: </b>
Ngoài những phương pháp trên, tác giả còn tham khảo, so sánh và ứng dụng một số tài liệu, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
<b>6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU </b>
Để trình bày toàn bộ nội dung, bài luận án được chia thành 3 chương chính:
<b>Chươn 1: Cơ sở lý luận </b>
Chương 1 tác giả sẽ trình bày về cơ sở lý luận của cơng trình nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, thơng qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, theo đó xác định các câu hỏi nghiên cứu tương ứng, phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, chương 1 cũng sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu trong cơng trình, đóng góp của đề tài và kết thúc chương này sẽ trình bày kết cấu tổng thể của đề tài.
<b>Chươn 2: Thực trạng </b>
Chương 2 tác giả sẽ trình bày về bối cảnh chung, thực trạng của RRTN trong hoạt động tín dụng tại đơn vị cần nghiên cứu. Từ đó, đánh giá kết quả mà BIDV tạo ra, đưa ra kết luận về những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
<b>Chươn 3: Giải pháp </b>
Chương 3 sẽ căn cứ vào thực trạng của RRTN trong hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế RRTN trong hoạt động tín dụng tại BIDV.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI </b>
Đề tài nghiên cứu giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng có ý nghĩa thiết thực đối với các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng. Kết quả nghiên cứu giúp BIDV nắm bắt được các vai trò của các nhân tố tác động đến việc hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động cho vay cũng như các tiêu chí cụ thể cho từng biến số. Qua đó, đề ra các giải pháp nhằm xây dựng các chiến lược tác nghiệp, kinh doanh hiệu quả, đúng hướng.
<b>8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI </b>
<b>Chươn 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng. </b>
<b>Chươn 2: Thực trạng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng </b>
TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
<b>Chươn 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại </b>
Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Trong phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Những định hướng nêu trên là cơ sở để tác giả trình bày khóa luận này ở những chương tiếp theo.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><b>CHƯƠNG 1: </b>
<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG </b>
<b>1.1. Tổng quan về rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng 1.1.1. Khái niệm về rủi ro tác nghiệp </b>
Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro phát sinh do yếu tố con người, đạo đức nghề nghiệp, sự yếu kém, chậm phát triển trong hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị,
<b>sự sơ hở, yếu kém trong các quy định nghiệp vụ, hoặc từ những yếu tố bên ngoài. </b>
Theo Hiệp ước Basel II (BCBS 2006) thì “Rủi ro tác nghiệp được định nghĩa là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động hay do các sự kiện bên ngoài. Khái niệm rủi ro tác nghiệp bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín doanh nghiệp”. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.
<b>1.1.2. Các loại hình rủi ro tác nghiệp </b>
Một số loại hình rủi ro tác nghiệp theo Uỷ ban Basel II cảnh báo bao gồm những loại như sau:
Rủi ro liên quan đến hành vi gian lận xuất phát từ nội bộ Ngân hàng
Rủi ro liên quan đến hành vi gian lận xuất phát từ bên ngoài
Rủi ro liên quan đến quy trình quản lý
Rủi ro liên quan đến quá trình hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin
Rủi lo liên quan đến sản phẩm, chất lượng dịch vụ
Rủi ro liên quan đến an tồn, văn hóa lao động
Rủi ro liên quan đến yếu tố tự nhiên
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><b>1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng </b>
Cũng theo Basel II thì RRTN gồm các nhóm nguyên nhân như sau:
<i><b>Gian lận bên trong nội bộ: Rủi ro này xảy ra khi xuất hiện các hành động cố </b></i>
ý gian lận, biển thủ tài sản hoặc không chấp hành các quy định của pháp luật, của ngân hàng.
Thiếu hoạt động rà soát, kiểm tra đánh giá định kỳ về mơ hình tổ chức hoạt động, bộ máy làm việc, cơ cấu tổ chức bộ phận nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Quá trình đào tạo, đánh giá năng lực các cán bộ chưa chuyên nghiệp; trình độ học vấn, chuyên ngành chưa đáp ứng tiêu chuẩn; kinh nghiệm làm việc thực tế, kết quả hồn thành cơng việc không đạt yêu cầu; không tuân thủ, chấp hành các quy định về quy trình cấp tín dụng; một số cán bộ có bằng cấp và năng lực chưa phù hợp với vị trí cơng việc được bố trí.
Chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí vị trí làm việc dành cho các bộ nhân viên chưa hợp lý dẫn đến tình trạng cán bộ nhân viên làm việc quá năng lực, khả năng thực có.
Điều kiện nơi làm việc khơng đảm bảo tính bảo mật: nơi lưu trữ hồ sơ chưa an tồn có thể dẫn đến việc thất lạc hồ sơ, giấy tờ hồ sơ tín dụng, bị đánh cắp thông tin khách hàng hoặc mất tài sản.
Cơ sở vất chất chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường, không gian, công cụ, hệ thống cảnh báo an tồn như: thiết bị phịng cháy chữa cháy, thiết bị liên lạc với cơ quan bảo đảm an toàn,… sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cán bộ tín dụng.
Chủ tịch Hội đồng tín dụng có mối quan hệ thân thích với thành viên trong hội đồng tín dụng.
Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách phịng cơng tác tín dụng có người thân hoặc người có mối quan hệ thân thích làm cán bộ phịng cơng tác tín dụng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i><b>Gian lận từ bên ngoài: Rủi ro này nguyên nhân xuất phát từ phía khách </b></i>
hàng khơng trung thực hoặc bên thứ ba cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc không chấp hành các quy định của pháp luật.
Hồ sơ tín dụng bị can thiệp bởi cá nhân, tổ chức do cơ quan chính quyền xác nhận, cung cấp sai thông tin.
Văn phịng, cơ quan cơng chứng gian lận trong quá trình công chứng hợp đồng thế chấp về giá TSBĐ, các điều khoản trong hợp đồng.
Quá trình thực hiện hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bị trì hỗn, quy trình thủ tục đăng ký sai.
Khách hàng hoặc bên thứ ba che giấu, cung cấp thơng tín đúng sai sự thật, cố tình gian lận trong quá trình cung cấp hồ sơ.
<i><b>Các nguyên tắc về an toàn sức khỏe và an toàn nơi làm việc: Rủi ro này </b></i>
phát sinh từ các hành vi vi phạm lao động, sức khỏe và an toàn, phân biệt đối xử tại nơi làm việc và các luật hoặc thỏa thuận khác.
<i><b>Các dấu hiệu quan đến hoạt động ban hành quy chế, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng như: Việc ban hành các văn bản, quy chế, quy định chưa </b></i>
<b>tuân theo các quy định do cơ chính sách pháp luật ban hành. </b>
Các văn bản, quy chế, quy định được ban hành cịn tồn tại thiếu sót. Kẻ xấu lợi dụng kẻ hở của các quy định gây ra tổn thất cho ngân hàng.
Ban hành các văn bản, quy chế, quy trình chồng chéo nhau, mâu thuẫn gây khó khăn trong q trình áp dụng.
<i><b>Khách hàng, sản phẩm và các thực tiễn kinh doanh: Rủi ro phát sinh do </b></i>
không làm tròn trách nhiệm đối với khách hàng, sản phẩm kinh doanh không phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng đề ra,…
<i><b>Tổn thất về tài sản: Rủi ro phát sinh do thất lạc hoặc hư hỏng tài sản, cơ sở </b></i>
vật chất vì thiên tai, điều kiện môi trường tự nhiên hoặc các nguyên nhân khách quan khác.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i><b>Gián đoạn quá trình kinh doanh: Rủi ro phát sinh do lỗi, sự cố hệ thống, hệ </b></i>
thống bảo trì hoặc bị hỏng làm cho hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.
<i><b>Do trục trặc trong quá trình hoạt động của hệ thống cơng nghệ như: </b></i>
chương trình phần mềm của hệ thống ngân hàng tính tốn sai lãi và gốc khoản vay, thu tiền sai so với khoản vay của khách hàng, tính kỳ hạn nợ sai.
Đối với dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống cơng nghệ thơng tin, nhóm nhận diện rủi ro này là quá trình theo dõi sự hoạt động của hệ thống (bao gồm: phần cứng, hệ thống bảo mật, thiết bị mạng, đường truyền, phần mềm nghiệp vụ,…), tiến hành thống kê, báo cáo một cách đầy đủ các lỗi, sai sót, các sự cố của hệ thống CNTT làm gián đoạn đến quá trình hoạt động của ngân hàng.
<i><b>Quy trình hoạt động và vận hành xuất hiện lỗi: Rủi ro xuất hiện do có lỗi </b></i>
trong quá trình xử lý giao dịch, quản lý quy trình hoạt động, rủi ro này có thể phát
<b>sinh từ nguồn cung cấp từ các đối tác, nhà cung cấp. </b>
Theo dõi, thống kê chưa đầy đủ, mắc lỗi, sai sót trong q trình xử lý cơng việc, thực hiện nghiệp vụ chưa có sự ủy quyền, vượt quá thẩm quyền quyết định; thực hiện không đúng, không đầy đủ chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, khơng bảo vệ lợi ích chính đáng tối đa cho ngân hàng trong điều kiện có thể bảo vệ được; khơng tn
<b>thủ quy định, quy trình; kiểm sốt chặt chẻ. </b>
<b>1.1.4. Phươn ph p đo lường rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng </b>
Việc đo lường, xác định mức độ phức tạp của rủi ro tác nghiệp đối với nghiệp vụ tín dụng là hoạt động khó khăn do xuất phát từ yếu tố con người và đạo đức nghề nghiệp là chủ yếu. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro tác nghiệp là phương pháp định lượng và phương pháp định tính
<b>(Trần Đỗ Nhật Uyên, 2018a). </b>
<i><b>Phương pháp định tính: Phương pháp này cho phép phân tích, đánh giá và </b></i>
đưa ra nhận xét một cách chủ quan từ phía ngân hàng về mức độ tốt – xấu; mức độ nghiêm trọng lớn – nhỏ của rủi ro tác nghiệp. Mục đích phương pháp này nhằm đo lường các rủi ro nguyên nhân liên quan đến mơ hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, liên
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">quan đến văn bản, quy trình nội bộ. Chỉ tiêu cho phương pháp định tính gồm: Xếp hạng kiểm soát nội bộ; Thơng tin báo chí; Báo cáo của kiểm soát, thanh tra nhà nước.
<i><b>Phương pháp định lượng: Phương pháp này đánh giá bằng số liệu cụ thể về </b></i>
xác suất xảy ra RRTN và xác định được tổn thất cụ thể do rủi ro gây ra. Một số chỉ số đo lường và các phương pháp đo lường định lượng mà ngân hàng có thể sử dụng là chỉ số đo lường rủi ro tác nghiệp (KRIs) và ma trận rủi ro tác nghiệp.
<b>Bảng 1.1 Chỉ số đo lường rủi ro tác nghiệp </b>
<b>Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro (KRI) </b>
Gian lận Số lần vi phạm gian lận nội bộ Số lần vi phạm gian lận bên ngoài Khiếu nại và tranh chấp
của khách hàng
Tần suất báo cáo khiếu nại và tranh chấp Tần suất báo cáo khiếu nại vượt quá X ngày Vị trí cán bộ bỏ trống Phần trăm tỷ lệ nhân viên bỏ trống
Số lượng các vị trí bỏ trống hơn X ngày
Chính sách sản phẩm Số sản phẩm mới đưa vào sử dụng nhưng chưa đạt yêu cầu chương trình sản phẩm
Lỗi, sai sót Số lượng tiền mặt thừa/ thiếu
Số lượng tiền thu thừa/ thiếu do sai sót Số lần vi phạm quá giới hạn
Xử lý giao dịch Phần trăm khối lượng giao dịch
Số lượng giao dịch quá giới hạn trong quá trình xử lý Công nghệ thông tin Số lần và độ dài thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Số lần và độ dài thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch
Vi phạm quy định Số lần vi phạm, phạt/cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ quan/pháp luật
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Từ bảng 1.2, có thể thấy RRTN được đo lường bằng cách đánh giá bằng thang điểm từ 1 điểm đến 5 điểm về tần suất xảy ra RRTN và mức độ ảnh hưởng của RRTN đối với ngân hàng và sử dụng phương pháp thẻ tính điểm.
Rủi ro = Tần suất của lỗi sai × ảnh hưởng
Cách đọc kết quả: Thang điểm từ 1 – 4: Rủi ro tác nghiệp ở mức thấp Thang điểm từ 5 – 8: Rủi ro tác nghiệp ở mức trung bình Thang điểm từ 9 – 12: Rủi ro tác nghiệp ở mức đáng kể
Thang điểm từ 15 – 25 – 12: Rủi ro tác nghiệp ở mức nghiêm trọng
Dựa vào từng mức độ rủi ro được đánh giá theo ma trận RRTN, Ngân hàng sẽ có từng biện pháp hạn chế, kiểm sốt rủi ro phù hợp.
Ngồi ra, Hiệp ước Basel II đề xuất ba phương pháp để tính tốn, đo lường rủi ro như sau:
<i>Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA): được tính tốn dựa trên lợi nhuận gộp </i>
bình quân hàng năm của ngân hàng trong ba năm trước liền kề. Sau đó, lấy số trung bình này nhân với tỷ lệ được định ra bởi BCBS là 15% để đưa ra yêu cầu vốn đối với RRTN.
<i>Phương pháp ti u chuẩn: Phương pháp này cũng tính tốn dựa trên lợi nhuận </i>
gộp bình quân hàng năm của ngân hàng trong ba năm trước liền kề. Sau đó, lấy số trung bình này nhân với hệ số beta của từng lĩnh vực kinh doanh để tính tốn được yêu cầu vốn đối với từng lĩnh vực kinh doanh, với beta dao động từ 12% đến 18%. Yêu cầu vốn cho RRTN của ngân hàng theo công thức:
<small> </small> = ∑ <sub> </sub> <sub> </sub> Trong đó: <sub> </sub>: Yêu cầu về vốn
<sub> </sub>: Lợi nhuận gộp hàng năm bình quân của ba năng gần nhất, được xác định như trong BIA, cho từng mảng nghiệp vụ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><sub> </sub>: Tỷ lệ phần trăm cố định do BCBS quy định, phản ánh mối quan hệ giữa vốn yêu cầu với lợi nhuận gộp của mỗi mảng nghiệp vụ.
<i>Phương pháp đo lường nâng cao (AMA): Phương pháp này tính tốn mức </i>
u cầu về vốn dựa trên hệ thống đo lường RRTN nội bộ, tập trung vào cả việc đo lường và quản lý RRTN của ngân hàng. Các phương pháp AMA bao gồm:
<b>Bảng 1.3 Phươn ph p đo lường nâng cao (AMA) Loạ phươn ph p Cơ sở đo lường </b>
Phương pháp phân bổ tổn thất Dựa trên dữ liệu, thống kê những tổn thất trong quá khứ của nội bộ và bên ngồi.
Phương pháp phân tích tình huống Dựa trên kết quả phân tích các sự kiện đặc biệt sẽ xảy ra trong tương lai.
Phương pháp chấm điểm nội bộ Dựa trên quá trình đánh giá và kiểm sốt đối với RRTN, được xem xét dựa trên khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng.
<i>(Nguồn: Hiệp ước Basel II 2011) </i>
<b>1.1.5. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng </b>
Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng khơng chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và nhiều khía cạnh khác của ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin dẫn đến khối lượng giao dịch diễn ra ngày càng gia tăng làm cho khả năng xảy ra RRTN trong hoạt động tín dụng ngày càng lớn. Một số hậu quả gây ảnh hưởng tiêu cực đối với ngân hàng do RRTN gây ra như sau:
Đầu tiên, phải kể đến một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất đó chính là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng gây thiệt hại về tài sản, cơ sở vật chất cũng như chi phí phát sinh để giảm thiểu rủi ro. RRTN gây tổn thất
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">về tài sản khi cán bộ trong nội bộ ngân hàng cấu kết với nhau lập hồ sơ khống với mục đích chiếm đoạt tiền vay. Cán bộ ngân hàng cấu kết với khách hàng trong hồ sơ tín dụng, hồ sơ về TSBĐ, hồ sơ về trích lập dự phịng rủi ro gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
RRTN đã làm phát sinh nhiều vụ kiện tụng và tranh chấp với khách hàng. Hoạt động tín dụng liên quan đến TSBĐ như đánh giá sai khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá sai giá trị, tính hợp pháp của tài sản thế chấp, không theo dõi nợ quá hạn của khách hàng hoặc không công chứng các văn bản pháp luật… Nếu khách hàng không thể trả nợ hoặc tài sản thế chấp bị tranh chấp, kiện tụng và tranh chấp có thể xảy ra, khiến ngân hàng mất thời gian và danh tiếng.
Tranh chấp quyền lợi và nghĩa vụ về bảo lãnh cho người thụ hưởng; phải tiến hành các thủ tục kiện tụng với khách hàng để xử lý nợ xấu, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay… Hậu quả đó cịn dẫn đến chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao, chưa kể nếu ngân hàng thua kiện, ngân hàng cũng sẽ phải chịu án phí. Hơn nữa, nếu không thắng kiện, danh tiếng của ngân hàng có thể nhanh chóng suy giảm trong thời đại công nghệ thông tin này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, huy động vốn, cho vay, bảo lãnh…
Giảm vốn ngân hàng hoặc mất vốn, giảm lợi nhuận, bồi thường… Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp tiếp tục sa sút, cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt… Vậy nếu khơng cẩn thận, RRTN từ phía cán bộ tín dụng sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu khó thu hồi sẽ tăng lên. Nếu khoản vay không thu được lãi và mất khả năng thu hồi vốn gốc thì việc mất vốn của ngân hàng và giảm lợi nhuận là điều khó tránh khỏi.
RRTN gây ảnh hưởng không nhỏ đối với hệ thống CNTT và cơ sơ sở liệu của ngân hàng. Khi xảy ra nó có thể làm mất quyền kiểm sốt tồn bộ hệ thống core dẫn đến dữ liệu, thông tin bị sai lệch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo mật, an ninh của ngân hàng.
<b>1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><b>1.2.1. Các nghiên cứu l ên quan nước ngoài </b>
<i>Một là, Hussain, A. (2000), thực hiện bài nghiên cứu “Managing operational </i>
<i>risk in financial markets.”. Bài viết này phân tích định nghĩa, phân loại, đặc điểm, </i>
mơ hình hóa và quản lý rủi ro hoạt động. Tác giả đã sử dụng dữ liện khảo sát từ 451 người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tác giả cho rằng quản trị RRTN theo tiêu chuẩn của Basel II tại NHTM là vơ cùng cần thiết. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTN.
<i>Hai là, Moosa, I. A. (2007), thực hiện bài nghiên cứu ―Ope ational isk: a </i>
<i>survey. Financial ma kets institutions & inst uments‖. Tác giả cho rằng, RRTN đã </i>
chuyển từ việc không được công nhận trở thành thủ phạm cho sự sụp đổ về hoạt động tín dụng đối với ngân hàng thương mại trong một thời gian ngắn. Bài viết này khảo sát các tài liệu bao gồm định nghĩa, phân loại, đặc điểm, mơ hình hóa và quản lý rủi ro hoạt động. Tác giả kết luận rằng RRTN là một chủ đề gây tranh cãi sẽ tạo ra một lượng nghiên cứu đáng kể trong những năm tới.
Ba là, Xu, Y.; Pinedo, M. & Xue, M. (2017) thực hiện bài nghiên cứu
<i>―Ope ational isk in financial se vices: A eview and new esea ch opportunities. P oduction and Ope ations Management‖. Tác giả đã trình bày một </i>
khung để mơ tả và phân tích RRTN trong các dịch vụ tài chính từ góc độ quản lý hoạt động, đặc biệt tập trung vào thiết kế quy trình, quản lý quy trình và các khía cạnh hành vi của con người. Tài liệu này đã tập trung chủ yếu vào các khía cạnh khái niệm và thống kê của quản lý rủi ro hoạt động chứ không phải vào các khía cạnh hoạt động của nó. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất những thách thức và câu hỏi cụ thể được đưa ra trong thực tiễn quản lý rủi ro hoạt động có thể kích thích nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực quản lý hoạt động cụ thể này.
<b>1.2.2. Các nghiên cứu l ên quan tron nước </b>
<i>Một là, Trần Đỗ Nhật Uyên (2021), thực hiện bài luận văn “Quản trị rủi ro </i>
<i>tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát t iển Việt Nam Chi nhánh Hóc Mơn‖. Bài luận văn đã khái các vấn đề về RRTN, quản trị </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">RRTN, quản trị RRTN trong hoạt động tín dụng tại BIDV - Hóc Mơn. Từ đó, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng thời gian đến.
<i>Hai là, Lê Quốc Nam (2020), thực hiện bài luận văn ―Quản trị rủi ro tác </i>
<i>nghiệp tại Ngân hàng TMCP Nam Á‖. Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp </i>
định tính thơng qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Nam Á. Ngồi ra, tác giả cịn chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến RRTN và đề xuất phương án, kiến nghị giúp giảm thiểu RRTN.
<i>Ba là, Nguyễn Đức Thường (2020) thực hiện bài luận văn ―Hạn chế rủi ro </i>
được nghiên cứu nhằm hệ thống thực trạng RRTN đang xảy ra tại Agribank hiện nay. Từ đó luận văn đề xuất một số biện pháp để hạn chế RRTN tại Agribank. Tác giả sử dụng các phương pháp định tính nêu ra những tổng quan lý luận, thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích thống kê mô tả, đề tài đã chỉ ra những nhận định, đánh giá về RRTN và hoạt động quản trị RRTN hiện nay tại Agribank, cùng với đó là các ưu điểm, nhược điểm và phân tích những hạn chế, nguyên nhân tồn tại. Kết quả nghiên cứu của đề luận văn là Agribank cần phải chú trọng rà sốt, hồn thiện các quy trình kiểm toán, kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường nâng cao các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên; đề ra các biện pháp chế tài hợp lý để xử lý các hành vi vi phạm rủi ro tác nghiệp tại Agribank.
<i>Bốn là, ưu Kim Ái (2012) thực hiện bài luận văn ―Quản trị rủi ro tác </i>
<i>nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam‖. Bài luận văn đã được tác giả </i>
sử dụng phương pháp định tính nhằm quản trị RRTN của hệ thống BIDV, tác giả đã rút ra kinh nghiệm cho Ngân hàng BIDV thông qua những bài học kinh nghiệm từ hoạt động quản trị RRTN tại một số ngân hàng thương mại. Từ đó, tác giả đã đánh giá mức độ cần thiết của quản trị RRTN theo tiêu chuẩn của Basel II đối với NHTM và BIDV. Từ đó, tác giả đã đề xuất những định hướng và giải pháp giúp nâng cao chất lượng QTRRTN tại BIDV trong giai đoạn 2008 - 2011.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><i>Năm là, Trần Châu Ngân (2014) đã thực hiện đề tài ―Quản trị rủi ro tác </i>
<i>nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát t iển Việt Nam Chi nhánh HCM.‖ Bài </i>
luận văn đã sử dụng phương pháp định tính nhằm tiếp cận, cụ thể hóa vấn đề quản trị RRTN tại BIDV Chi nhánh HCM, tác giả đã nêu ra cơ sở lý luận về RRTN và quản trị rủi ro tác nghiệp, từ đó tiến hành phân tích đánh giá thực trạng công tác QTRRTN bằng quy trình gồm: nhận diện rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, giám sát RRTN và các biện pháp xử lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV - HCM, đồng thời, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động QTRRTN tại BIDV - HCM. Luận văn đã trình bày những giải pháp và kiến nghị mục đích góp phần hồn thiện hệ thống quản trị RRTN cho BIDV.
<i>Sáu là, Trương Quỳnh Anh (2014) đã thực hiện đề tài ―Quản trị rủi ro tác </i>
<i>nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát t iển Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu.‖. Bài luận văn đã cụ thể hóa lý luận, phân tích </i>
thực tiễn. Bài luận đã làm sáng tỏ nội dung của quản lý RRTN trong hoạt động tín dụng và xác định các chỉ tiêu đánh giá dùng để đo lường mức độ của RRTN trong hoạt động tín dụng. Đồng thời luận án cịn trình bày các nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động quản trị RRTN trong hoạt động tín dụng, cuối cùng tác giả đưa ra giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị RRTN trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Bảy là, Trịnh Quốc Trung và Phạm Thu Thủy (2016) đã thực hiện đề tài
<i>―Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel – Tình huống ngân hàng TMCP An Bình‖. Bài luận văn đã phát triển lý thuyết theo Uỷ ban Basel về giám </i>
sát ngân hàng nhằm tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng ít rủi ro, để có thể có thị trường bền vững trong nước cũng như trên toàn cầu. Bài luận đã đánh giá, hoàn thiện và mở rộng cho các ngân hàng từ nhận thức về quản trị rủi ro tác nghiệp đến văn hóa doanh nghiệp, qui trình và các biện pháp hỗ trợ khác.
<b>1.3. Bài học kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của N ân hàn thươn mại </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><b>1.3.1. Thực trạng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thươn mại Việt Nam </b>
Thực trạng về RRTN đối với lĩnh vực ngân hàng hiện đang diễn ra rất phức tạp và ngày càng đa dạng về quy mô, thủ đoạn. Dưới đây là điểm lại danh sách những đại án liên quan đến RRTN được công bố:
<b>Bản 1.4 anh s ch 10 đạ n l ên quan đến rủi ro tác nghiệp </b>
1 Vụ án tham nhũng tại Vinalines Giao thông 2 Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc
5 Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu
Ngân hàng
6 Vụ án tham nhũng tại BIDV chi nhánh Đắk Nông Ngân hàng 7 Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Vietinbank Ngân hàng 8 Vụ án kinh tế tại ACB liên quan đến “bầu” Kiên Ngân hàng 9 Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh
Nam Hà Nội của Agribank
Ngân hàng
10 Vụ tham nhũng tại Tập đoàn Vinashin Giao thông
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><i>(Nguồn: Tạp chí Ngân hàng 2020) </i>
Từ bảng 1.4, có thể thấy với 10 vụ đại án liên quan đến RRTN thì có đến 8 vụ đại án thuộc lĩnh vực ngân hàng. Điều này cho thấy tình trạng đáng báo động về sự yếu kém trong hoạt giảm thiểu, hạn chế RRTN cũng như sự lỏng lẻo về quy trình, thiếu sốt trong quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định.
<b>Bảng 1.5 Thiệt hại từ rủi ro tác nghiệp 2020 – 2022 của các bị cáo </b>
Từ bảng 1.5, có thể thấy rằng trong tổng số 50 vụ án được nghiên cứu thì có đến 16 vụ án có thủ đoạn lập hồ sơ giả, chữ ký, con dấu giả. Tỷ lệ liên quán đến thủ đoạn này chiếm 32% nhưng tổng số tiền thiệt hại lến đến 10.054.180 triệu đồng chiếm 89% tổng số tiền thiệt hại. Con số này là một lời cảnh báo lớn đến ngân hàng về hoạt động quản lý, lưu trữ con dấu là một việc vô cùng quan trọng.
<b>1.3.2. Bài học cho c c N ân hàn thươn mại Việt Nam </b>
<b>1.3.2.1. Kinh nghiệm từ vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB </b>
Tổng giám đốc Ngân hàng SCB ơng Võ Tấn Hồng Văn khai nhận đã nhiều lần tiếp tay cho bà Trương Mỹ an đưa tiền hối lộ cho một số cán bộ cơ quan thanh tra,
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">kiểm soát với tổng số tiền lên đến 5,2 triệu USD nhằm mục đích che giấu những sai phạm trong quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng SCB bao gồm: sai phạm trong cấp tín dụng, phân loại nợ xấu, thoái lãi dự thu tại các dự án, phương án tái cơ cấu và sai phạm của 20/71 khách hàng có cùng địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thay đổi toàn bộ các chỉ tiêu tài chính quan trọng của SCB (nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế, hệ số an tồn...) theo hướng có lợi cho SCB. Hậu quả của vụ án này là bà Trương Mỹ Lan biến Ngân hàng SCB thành một cơng cụ tài chính, thao túng ngân hàng và yêu cầu giải ngân cho vay khơng có mục đích vay vốn với tổng số tiền là 1.066.000 tỷ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân.
Kinh nghiệm từ vụ SCB là cần có sự kiểm sốt, thanh tra ngay từ những bước đầu. Cần phải có một hệ thống cảnh báo thật sự khoa học, chuẩn mực; thiết kế một mơ hình giám sát, kiểm tra đủ mạnh, độc lập để hệ thống không bị xuyên thủng.
<b>1.3.2.2. Kinh nghiệm từ vụ trộm tiền qua thẻ lớn nhất thế giới </b>
Chỉ trong vài giờ, kẻ trộm đã sử dụng Internet và máy tính để đánh cắp hơn 40 triệu USD từ máy ATM ở 26 quốc gia trên thế giới. Đây khơng phải là thẻ tín dụng trả sau hoặc thẻ được liên kết với bất kỳ tài khoản ngân hàng nào, mà là thẻ từ loại trả trước do đó sẽ khó bị phát hiện nếu bị xâm phạm. Vì bọn tội phạm nhắm vào số tiền được sử dụng cho các giao dịch thẻ ghi nợ nên không ai bị mất tiền. Sau đó, chúng chuyển dữ liệu cho đồng phạm (những kẻ rửa tiền), những kẻ tải thơng tin xuống thẻ sọc từ, có thể là bất kỳ loại thẻ nào miễn là nó có thể chứa thông tin tài khoản và mã truy cập. Và sử dụng chúng để rút tiền ở nhiều quốc gia khác nhau chỉ trong vòng vài giờ, họ đã thực hiện 2 lần rút tiền trên toàn thế giới với công nghệ cực kỳ tinh vi.
Vụ trộm tiền này đã thể hiện những mặt hạn chế của hệ thống công nghệ của ngân hàng chủ yếu là trong khâu bảo mật, an ninh của hệ thống công ty phát hành thẻ tín dụng. Có thể thấy được tính sự lệch về khả năng bảo mật của thẻ chip và thẻ từ, thẻ chip điện tử không thể bị sao chép và có tính bảo mật cao. Có thể thấy, đây là một bài học kinh nghiệm lớn trong quy trình xây dựng hệ thống và tầm quan
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">trọng của an ninh mạng cũng như cơ chế thanh tra, giám sát nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng xấu.
<b>1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm cho c c N ân hàn thươn mại Việt Nam </b>
Từ nguyên nhân, hậu quả và những vụ án xảy ra trên thực tế đã nêu trên, chúng ta có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm như sau:
Việc chú trọng vào hoạt động quản lý, nâng cao năng lực quản lý RRTN trong hoạt động tín dụng là cần thiết đối với hầu hết các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, như mong đợi cần triển khai hoạt động quản lý ấy một cách hiệu quả, tuân thủ theo quy định một cách nghiêm túc.
Cần xây dựng chiến lược, mơ hình quản lý RRTN phù hợp với môi trường kinh doanh của từng Ngân hàng. Mỗi cá nhân trong môi trường cần nhận thức được tầm quan trọng của mô hình và tn thủ nghiêm theo mơ hình đó. Một trong những mơ hình quản lý được sử dụng phổ biến ở hầu hết các Ngân hàng thương mại theo nguyên tắc của Uỷ ban Basel II được thể hiện trong Hình 1.1.
<b>Hình 1.1 Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp ở nhiều N ân hàn Thươn mại </b>
<i>(Nguồn: Mơ hình QLRR theo tài liệu tư vấn của DeutchBank 2016) </i>
Các quy định, văn bản cần được ban hành chặt chẽ: Nhìn chung, hầu hết các hành vi liên quan đến RRTN đều đã được cảnh báo từ trước, thủ đoạn không mới. Tuy nhiên, vẫn có những Ngân hàng phải gánh chịu hậu quả nặng nề do không
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">lường trước được rủi ro, điều này cho thấy Ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến việc quản lý RRTN, công tác thanh tra, giám sát chưa còn nhiều lỗ hổng, hiệu quả thực hiện quy trình, quy định chưa cao.
Ngân hàng cần chú trọng vào đội ngũ nhân sự, chính sách nhân sự cần có trình độ chun mơn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, nghiệp vụ đúng chuyên môn. Thường xuyên chú trọng đến vấn đề giáo dục và đào tạo, tập huấn nhằm mục đích lường trước được kịch bản, rủi ro để sẵn sàng đối phó, khắc phục hậu quả.
Kiểm sốt chặt chẽ q trình cấp tín dụng, q trình giải ngân và mục đích sử dụng vốn vay đặc biệt là với những khoản vay bão lãnh và khoản vay tín chấp. Việc kiểm sốt giúp phát hiện dấu hiệu rủi ro và xử lý thu hồi nợ kịp thời trước khi khả năng mất vốn diễn ra. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần thận trọng trong quá trình thẩm định tài sản, nhận thế chấp tài sản, đăng ký các giao dịch đối với tài sản thế chấp để tránh các hậu quả nghiêm trọng như không đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm của khách hàng khi xảy ra tranh chấp.
</div>