Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 112 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis) để đo lường hiệu quả hoạt động của những NHTM tại Việt Nam. Ngồi ra tác giả cịn sử dụng hồi quy Pooled OLS và hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để ước tính tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2017 - 2022.
Bài nghiên cứu đã được tính tốn, thống kê, tổng hợp và mô tả thông qua thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán từ 10 NHTMCP Việt Nam và báo cáo thường niên của NHNN trong giai đoạn 2017 – 2022. Bên cạnh đó, thiết lập bảng và hình ảnh đồ thị với mục đích đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2022.
Với phương pháp định lượng, tác giả áp dụng phân tích bao dữ liệu với mơ hình hiệu quả không đổi theo quy mô (DEA<sub>CRS</sub>) và mơ hình hiệu quả thay đổi theo quy mô (DEA<sub>VRS</sub>). Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Đồng thời, kết hợp phân tích chỉ số Malmquist thước đo năng suất nhân tố tổng hợp - TFP để xác định nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả hoạt động của những ngân hàng được lựa chọn trở thành mẫu nghiên cứu.
Dựa trên thực trạng hiệu quả hoạt động đã được phân tích và kết quả nghiên cứu đạt được, một vài hàm ý chính sách được đề xuất bởi tác giả. Từ đó hỗ trợ ban điều hành ngân hàng cải thiện, phát triển chất lượng hoạt động, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng được nâng cao, đặc biệt đóng góp vào việc hiện thực hóa mục tiêu riêng là đưa ngành ngân hàng trở nên phát triển hơn và mục tiêu chung nền kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định.
Mặc dù vậy bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định, những có thể trở thành cơ sở ban đầu để phát triển cho những nghiên cứu sau.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">"The impact of digital transformation on the performance of commercial banking in Vietnam in the period 2017 - 2022" was the research topic chosen by the author for their graduation thesis.
This research employed quantitive research methodologies. Specificially, the author employed Data Envelopment Analysis, or DEA, to gauge the operational efficiency of Vietnamese commercial banks. The author additionally employs feasible generalized least squares (FGLS) regression and Pooled OLS regression to assess the effect of digital transformation on commercial banks' performance from 2017 to 2022.
The audited consolidated financial statements of 10 Vietnamese joint stock commercial banks and the State Bank of Vietnam's annual reports covering the years 2017 through 2022 were the sources of information used by the author to compile, describe, and create statistics. Concurrently, construct tables and graphs to assess the performance of Vietnam's commercial banks as of 2017 and 2022.
The DEA<small>CRS</small> model, a constant efficiency model with scale, and the DEA<small>VRS </small> model, an efficiency model that varies with the scale of measurement, are applied by the author using the data envelopment analysis method with the quantitative method. assessing Vietnam's commercial banks' performance. Concurrently, integrate the examination of the Malmquist index, which is a gauge of total factor productivity, or TFP, to ascertain the reasons behind the operational inefficiencies experienced by these banks.
The author suggests some policy implications based on the examination of the operational efficiency situation as it stands today and the findings of the research. From there, it supports the executive board of the bank in improving the operational efficiency, competitiveness, and quality of operations of Vietnam's commercial banks. This helps to realize the objectives of developing the banking sector specifically and stabilizing the macroeconomy overall.
Still, some limitations in the field need to be filled in order to conduct more research on the subject.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Tôi tên là Trịnh Thảo Nhi, sinh viên khóa 8, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng hệ Chất lượng cao, niên khóa 2020 – 2024 của trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan khóa luận “Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022” là công trình nghiên cứu của tác giả và khơng có những các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dụng do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …tháng…năm 2023 </i>
<b>Sinh viên </b>
<b> Trịnh Thảo Nhi </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Trải qua gần 3 tháng học hỏi, trau dồi và tiếp thu kiến thức. Đến nay tôi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo, Ban lãnh đạo Khoa Tài chính – Ngân hàng – Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tơi có khoảng thời gian thực hiện và hồn thành bài nghiên cứu đúng theo tiến độ của chương trình đào tạo.
Đồng thời, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Lê Hoàng Anh – Giảng viên hướng dẫn khóa luận khoa Ngân hàng thuộc Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn cho tác giả trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã là nguồn động lực, ln khích lệ, động viên tơi trong lúc khó khăn để hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực nhưng vì kiến thức và thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sự sai sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến từ các Thầy/ Cơ.
<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …tháng…năm 2023 </i>
<b>Sinh viên </b>
<b> Trịnh Thảo Nhi </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động CNTT Information technology Công nghệ thông tin
CRS Constant returns to scale Sản lượng không đổi theo quy mô
CSMAR <sup>China Stock Market & Accounting </sup> Research
Nghiên cứu kế toán và thị trường chứng khoán Trung Quốc
DEA Data envelopment analysis Phân tích bao dữ liệu DMU Decision making unit Đơn vị ra quyết định
DRS Decreasing returns to scale Sản lượng giảm theo quy mô effch Technical efficiency scale Thay đổi hiệu quả kỹ thuật
FEM Fixed Effects Model Mơ hình những ảnh hưởng cố định
ICT <sup>Information & Communication </sup>
Technology <sup>Công nghệ thông tin và truyền thông </sup> IRS Increasing returns to scale Sản lượng tăng theo quy mô
NHNN State bank Ngân hàng nhà nước NHTM Commercial banks Ngân hàng thương mại
NHTMCP Joint-stock commercial bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần PE Pure technical efficiency Hiệu quả kỹ thuật thuần
pech Pure technical efficiency change Thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần POS Point of Sale Điển bán hàng
PPF Production possibility frontier Đường giới hạn khả năng sản xuất
REM Random Effects Model <sup>Mơ hình những ảnh hưởng ngẫu </sup> nhiên
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">SE Scale efficiency Hiệu quả quy mô
TAM Technology Acceptance Model Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TC Technical change Thay đổi kỹ thuật
TE Technical effieciency Hiệu quả kỹ thuật
techch Technological change Thay đổi tiến bộ công nghệ TFP Total factor productivity Năng suất nhân tố tổng hợp
tfpch Total factor productivity change Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý
VRS Variable returns to scale Sản lượng thay đổi theo quy mô WTO The World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Bảng 4. 1. Tổng phương tiện thanh toán, số lượng thẻ, máy ATM và máy POS của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 ... 36 Bảng 4. 2. Xếp hạng ICT của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 ... 38 Bảng 4. 3. Thống kê ngắn gọn các biến sử dụng trong mơ hình DEA ... 39 Bảng 4. 4. Kết quả phân tích DEA về hiệu quả kỹ thuật của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 ... 41 Bảng 4. 5. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mơ trung bình của 10 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 ... 42 Bảng 4. 6. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô trung bình của 10 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 ... 43 Bảng 4. 7. Hiệu quả trung bình chung của những NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 ... 44 Bảng 4. 8. Số lượng NHTMCP Việt Nam hoạt động trong điều kiện DRS, IRS và CRS 45 Bảng 4. 9. Các NHTMCP Việt Nam hoạt động trong điều kiện IRS, CRS và DRS giai Bảng 4. 12. Chỉ số Malmquist bình quân mẫu nghiên cứu giai đoạn 2017 - 2022 ... 49 Bảng 4. 13. Kết quả ước lượng chỉ số effch, techch, pech, sech và tfpch bình quân của 10 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2022 ... 49 Bảng 4. 14. Thống kê mô tả các biến trong mơ hình ... 50 Bảng 4. 15. Ma trận hệ số tương quan ... 51
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Hình 2. 1. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) (Davis và cộng sự, 1989) ... 14
Hình 2. 2. Biểu đồ ước lượng sự phổ biến đổi mới ... 16
Hình 2. 3. Q trình mơ tả sự phát triển của mơ hình tăng trưởng kinh tế Solow ... 17
Hình 3. 1 Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu vào ... 22
Hình 3. 2. Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu vào ước lượng dựa trên dữ liệu mẫu ... 23
Hình 3. 3. Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu ra ... 24
Hình 3. 4. Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu ra ước lượng dựa trên dữ liệu mẫu ... 25
Hình 4. 1. Hiệu quả kỹ thuật của 10 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2022 .. 42
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ... 4
1.6. Đóng góp của nghiên cứu ... 4
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số ... 7
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của NHTM ... 8
2.1.3. Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của NHTM ... 13
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ... 20
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21
3.1. Phương pháp nghiên cứu ... 21
3.1.1. Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA ... 21
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">3.1.2. Quy trình nghiên cứu ... 21
3.1.2. Cách tiếp cận để đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương pháp bao dữ liệu DEA. ... 22
3.2. Mơ hình nghiên cứu ... 25
3.2.1. Mơ hình DEA ... 25
3.2.2. Chỉ số Malmquist ... 28
3.2.3. Phương pháp Pooled OLS ... 30
3.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và giải thích biến nghiên cứu ... 30
3.3.1. Dựa trên đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ... 30
3.3.2. Dựa trên đánh giá tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ... 31
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ... 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ... 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 33
4.1. Thực trạng chuyển đổi số của các NHTM tại Việt Nam ... 33
4.1.1. Văn bản pháp lý liên quan ... 33
4.1.2. Hoạt động chuyển đổi số của các NHTM tại Việt Nam ... 36
4.2. Thống kê mô tả... 39
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến ... 39
4.3. Kết quả nghiên cứu ... 41
4.3.1. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam ... 41
4.3.2. Kết quả tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam ... 50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ... 54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ... 55
5.1. Kết luận ... 55
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">5.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ... 56
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>1.1. Lý do chọn đề tài </b>
Chuyển đổi số (hay còn gọi là Chuyển đổi kỹ thuật số) là ứng dụng số hóa, ngân hàng đã sử dụng các quy trình số hóa bao gồm tích hợp. Nói cách khác, chuyển đổi số ngành Ngân hàng là cuộc cách mạng tư duy, trong đó hướng tới một hình thức tổ chức kinh doanh mới lấy công nghệ làm nền tảng và động lực. Xã hội doanh nghiệp (hay văn hóa doanh nghiệp) là nền tảng thúc đẩy và được dẫn tạo chuyển đổi từ vốn tài chính sang vốn dữ liệu. Ngồi ra, chuyển đổi số ngành ngân hàng giúp thay đổi cách thức hoạt động toàn diện.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực ngân hàng với cơ cấu dân số vàng vừa trẻ, vừa năng động. Theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc, dân số Việt Nam đạt hơn 98 triệu người tính đến ngày 24/3/2022, với độ tuổi trung bình là 33,3 tuổi. Đáng chú ý, tính đến tháng 3/2022, Việt Nam đã có 93,5 triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, với tỷ lệ người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh đạt khoảng 73,5% (Thông tấn xã Việt Nam, 2022). Đồng thời, theo số liệu thống kê của báo cáo thường niên “Digital 2021”, Việt Nam có gần 70 triệu người dùng Internet, chiếm 70,3% trên tổng dân số (Nguyễn Tuấn Anh, 2021). Đây được xem là điều kiện tốt để các NHTM Việt Nam chuyển đổi số nhằm tạo ra những đột phá trên thị trường tài chính - tiền tệ.
Theo khảo sát của NHNN cho thấy được NHTM đã nhận thức được tầm ảnh hưởng của chuyển đổi số để ứng dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh NHTM, có tới 95% các ngân hàng đã và đang trong quá trình xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số. Một số nghiệp vụ trong ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa tồn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; nhiều ngân hàng Việt Nam đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số. Hệ sinh thái ngân hàng số và thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ từ ngân hàng số với nhiều dịch vụ số khác trong nền kinh tế, qua đó mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích to lớn cho người sử dụng dịch vụ trên không gian số.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Theo kết quả khảo sát tại 44 quốc gia do Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức) thực hiện, tính đến tháng 8/2022, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 với tỉ lệ 33,2% người dùng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch thanh toán sau Trung Quốc với tỉ lệ 40,4%. Hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey đã đánh giá ngành Ngân hàng Việt Nam có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực với tỉ lệ lên tới 82% vào năm 2021, cao hơn mức tăng bình qn 23% của tồn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình qn 33% của thị trường mới nổi.
Cho thấy được rằng chuyển đổi số hiện nay đã mang lại nhiều sự chuyển biến tích cực
<i><b>đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động </b></i>
<i><b>của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. </b></i>
Đề tài khóa luận dùng phương pháp định lượng và phương pháp bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis) để hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2022 được đo lường. Tác giả đưa ra một vài giải pháp giúp ban điều hành ngân hàng ngày càng cải thiện, chất lượng hoạt động, năng lực cạnh tranh được nâng cao và đóng góp để xây dựng mục tiêu phát triển trong lĩnh vực ngân hàng cũng như mục tiêu đưa nền kinh tế vĩ mô ổn định hơn.
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<b>Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá về chuyển đổi số ảnh </b>
hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam.
<b>Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả cần phải tập </b>
trung vào những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, đánh giá được thực trạng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2022.
Thứ hai, đánh giá và làm rõ được những nguyên nhân tác động của chuyển đổi số ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022 dựa trên cơ sở của những mơ hình phân tích định lượng.
Thứ ba, đưa ra được những đề xuất hàm ý chính sách chuyển đổi số giúp cải thiện và nâng cao tốt hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, góp phần
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">thúc đẩy các mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng và đưa nền tài chính nước ta phát triển ổn định trong những năm tới.
<b>1.3. Câu hỏi nghiên cứu </b>
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả cần giải đáp được các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022 như thế nào ?
Câu hỏi 2: Tác động của chuyển đổi số đã ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022?
Câu hỏi 3: Những NHTM tại Việt Nam cần phân tích khung pháp lý và hàm ý chính sách nào để nâng cao được hiệu quả hoạt động?
<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<b>Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả của ngân hàng </b>
thương mại tại Việt Nam. Qua đó, tiếp cận chuyển đổi số là những khoản ngân hàng thương mại đầu tư cho phần mềm công nghệ.
<b>Phạm vị nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu 10 trên trên 31 ngân hàng thương mại cổ </b>
phần tại Việt Nam còn đang hoạt động theo như danh sách ngân hàng Nhà nước đã công bố vào ngày 31/12/2022. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất theo năm đã được kiểm tốn của các ngân hàng thương mại từ năm 2017 đến năm 2022.
Mẫu nghiên cứu gồm 10 NHTMCP Việt Nam là: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CTG, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - TCB, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPB, Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng TMCP Quân đội - MBB, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - SHB, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – STB, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – HDB.
Luận văn lựa chọn phạm vi nghiên cứu này vì những lý do sau:
Thứ nhất, đây là giai đoạn Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy hệ thống ngân hàng phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách, để vai trị của nó thực sự
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">chuẩn bị cho quá trình tự do hóa tài chính nhằm nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam thời kỳ hậu hội nhập WTO. Đồng thời cũng cần hoàn thiện khung chính sách cho ngành ngân hàng trong giai đoạn này.
Thứ hai, ngoài nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu này đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ, độ tin cậy cao hơn và phản ánh tốt hơn việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.
<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp được sử dụng chính trong bài nghiên cứu. Phương pháp này có tính khái quát và có độ tin cậy cao, tận dụng những phần mềm để phân tích và xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và có độ chính xác.
Ngoài ra, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA – Data Envelopment Analysis, tác giả đã đưa phương pháp phân tích bao dữ liệu được ứng dụng với hai mơ hình: mơ hình DEA<sub>CRS</sub> – mơ hình hiệu quả khơng thay đổi theo quy mơ và mơ hình DEA<sub>VRS</sub> – mơ hình hiệu quả thay đổi theo quy mô đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Tiếp cận với cả hai mơ hình với ba cách thức khác nhau với mục đích đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô của những NHTM Việt Nam. Gồm có hai cách tiếp cận sau: cách tiếp cận đầu vào và cách tiếp cận đầu ra.
Đồng thời, bài nghiên cứu còn sử dụng chỉ số Malmquist để phân tích và đo lường năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) nhằm xác định nguyên nhân gây ra kém hiệu quả hoạt động của những NHTM qua các năm.
<b>1.6. Đóng góp của nghiên cứu </b>
Kết quả nghiên cứu về đề tài này không phải là mới nhưng được nghiên cứu vào giai đoạn mới để tập trung đo lường được sự tác động chuyển đổi kỹ thuật số đến hiệu quả hoạt động của các NHTM thơng qua kết quả trong mơ hình để đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm khắc phục hạn chế có tác động có tính tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của những NHTM. Thêm vào đó đóng góp và bổ sung thêm kết quả có tính thực tiễn để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM với mục đích hiệu quả hoạt động tính cạnh tranh cho hệ thống NHTM tại Việt Nam được nâng cao và thúc đẩy lĩnh vực ngân hàng ngày càng phát triển cũng như nền kinh tế ở Việt Nam được ổn định.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thêm thơng tin về tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra được những chính sách phù hợp và phát triển theo xu hướng hiện nay. Ngoài ra, hệ thống hóa được nền tảng lý thuyết về chủ đề chuyển đổi số và về hiệu quả hoạt động của NHTM.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA là một phương pháp đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong cũng như ngoài nước với cùng một dữ liệu để qua hai cách tiếp cận khác nhau. Dựa vào những kết quả thu được từ chủ đề nghiên cứu để kết luận được nguyên nhân dẫn tới hoạt động chưa được hiệu quả của các NHTM. Ngồi ra, cịn phân tích được ảnh hưởng từ hiệu quả quy mô để đưa ra nhận định về các ngân hàng có xu hướng sáp nhập trong khoảng thời gian gần đây.
<b>1.7. Bố cục của đề tài </b>
Khóa luận được chia bố cục thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Trình bày được tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Trình bày các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đã được thực hiện để xây dựng mơ hình và các giả thiết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày các bước và phương pháp nghiên cứu theo trình tự. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày và thảo luận các kết quả nghiên cứu về chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Tóm tắt nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Chương 1 đã giới thiệu sơ lược qua đề tài nghiên cứu “ Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022”. Nghiên cứu có mẫu nghiên cứu bao gồm 10 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2022 được áp dụng phương pháp định lượng.
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là mơ hình DEA được ứng dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022 thì nghiên cứu đã sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA ((Data Envelopment Analysis).
Dựa trên kết quả của nghiên cứu, một vài giải pháp phù hợp được đề xuất đến các nhà quản trị ngân hàng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho những NHTM tại Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><b>2.1. Cơ sở lý thuyết </b>
<b>2.1.1. Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số </b>
<i><b>2.1.1.1. Khái niệm </b></i>
Chuyển đổi số có nghĩa là việc sử dụng nhiều công nghệ hiện đại cùng một lúc như cơng nghệ điện tốn đám mây (cloud computing), cảm biến, dữ liệu lớn (big data),…để tạo ra những sản phẩm mới hay một mơ hình kinh doanh mới (Matzler et al., 2016). Brennen và Kreiss (2016) cho rằng chuyển đổi số là q trình sử cơng nghệ số để tái cấu trúc kinh tế, thể chế và xã hội.
Chuyển đổi số là một q trình hồn chỉnh áp dụng số hóa và số hóa được ứng dụng nhưng với cấp độ cao hơn số hóa. Chuyển đổi số mô tả những chuyển đổi vô cùng lớn ở quy mơ doanh nghiệp hoặc thậm chí là thị trường và xã hội (Khan, 2016).
Theo Siebel (2019) lại cho rằng bản chất của chuyển đổi số là 4 công nghệ đột phá hội tụ bao gồm cơng nghệ điện tốn đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), Internet vạn vật hoặc cụ thể hơn là mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) và cuối cùng là trí tuệ nhân tạo (AI). Nhờ có sự kết hợp của 4 công nghệ đã giúp chuyển đổi số có được sự ảnh hưởng rộng rãi hơn trên thị trường.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là q trình thay đổi tổng thể và tồn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các cơng nghệ số. Bên cạnh đó, Microsoft định nghĩa chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
Tóm lại, chuyển đổi số tại NHTM là áp dụng kết hợp giữa công nghệ kỹ thuật số và chiến lược đổi mới nhằm chuyển đổi tồn diện mơ hình, cách thức hoạt động, vận hành, chiến lược và văn hóa kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay với thời đại 4.0 việc ứng dụng thành công chuyển đổi số sẽ giúp tiếp cận được khách hàng cũng như tạo được nhiều cơ hội để có thể phát triển tốt hơn trong hoạt động kinh doanh.
<i><b>2.1.1.2. Đo lường chuyển đổi số </b></i>
Trong quá trình xây dựng chuyển đổi số, phần lớn những NHTM công nghệ số đối với hoạt động ngân hàng đóng một vai trị quan trọng. Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật cũng
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">như công nghệ mới vào NHTM nhằm để nâng cao hiệu suất hoạt động và gia tăng trải nghiệm của khách hàng qua Internet Banking, Mobile Banking, hệ thống chữ ký điện tử và ủy thác thanh tốn. Ngồi ra, NHTM đã tiến hành thử nghiệm, hỗ trợ cập nhật và nâng cấp hệ thống và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ mới như là: công nghệ DLT và Blockchain, kết nối với công nghệ tài chính (Fintech), an ninh mạng và sinh trắc học (Biometrics).
Theo nghiên cứu của Bayona-Sáe và cộng sự (2013) sử dụng cách tiếp cận bằng chỉ số Malmquist để phân chia thành chỉ số đổi mới công nghệ nhằm phản ánh sự đổi mới công nghệ để đo lường chỉ số đổi mới cơng nghệ.
Ngồi ra cịn có nghiên cứu của Nyapara (2013), giá trị của biết ICT (công nghệ và truyền thông) là bao gồm giá trị phần cứng và phần mềm, không chỉ của hệ thống máy tính mà cịn của hệ thống ATM, ngân hàng điện tử và ngân hàng di động.
Từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã cho thấy được sự tiến bộ của công nghệ có tác động cùng chiều đến hiệu quả của những NHTM tại Việt Nam và đồng thời cũng là thế mạnh cho việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
<b>2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của NHTM </b>
<i><b>2.1.2.1. Khái niệm </b></i>
Hiệu quả là mức độ tạo ra đạt được kết quả như kỳ vọng được dùng để đánh giá đa dạng các lĩnh vực chẳng hạn như nông nghiệp, y tế, kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Hiệu quả kinh tế giúp đo lường một trạng thái kinh tế trong đó nguồn lực được phân phối và phân chia một cách tối ưu nhằm phục vụ mỗi cá nhân, tổ chức hoặc ngân hàng tốt nhất bên cạnh đó giúp giảm thiểu được chi phí và kém hiệu quả.
Theo Farrell (1957), doanh nghiệp thành công trong việc tạo ra một lượng lớn nhất có thể số lượng sản phẩm đầu ra từ các yếu tố đầu vào được xem là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Do đó, hiệu quả kinh doanh chính là mối tương quan giữa lượng đầu ra thu được từ việc sử dụng kết hợp các yếu tố đầu vào. Farrell cho rằng doanh nghiệp có thể tăng hoạt động hiệu quả bằng việc tăng sản lượng đầu ra không cần tăng thêm sản lượng đầu vào.
Theo nghiên cứu Hughes và Mester (2008) nhận định rằng trong lĩnh vực ngân hàng, phụ thuộc vào quyền sở hữu, luật pháp và môi trường hoạt động (quy tắc kế toán, quy
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">định của Chính phủ và điều kiện thị trường,…) để đánh giá hiệu quả của ngân hàng. Ngoài ra, hiệu quả của các ngân hàng khác nhau ngoài được đánh giá qua các yếu tố nêu trên còn cùng với các yếu tố chính trị khác.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) dựa vào việc xem xét khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào trở thành các yếu tố đầu ra, khả năng sinh lời hoặc tăng khả năng cạnh tranh so với các tổ chức tài chính khác nhờ giảm thiểu chi phí cũng như là xác suất năng lực hoạt động an toàn của ngân hàng để nhận biết hiệu quả hoạt động NHTM.
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2012), mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào khan hiếm với số lượng hàng hóa và dịch vụ được xem là hiệu quả, đồng thời định nghĩa hiệu quả cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá xem thị trường phân bổ nguồn lực tốt như thế nào.
Đối với một ngân hàng được xem hoạt động có hiệu quả là khi ngân hàng đó đáp ứng được mục đích sử dụng cao nhất đồng thời vẫn giữ được mức tối ưu đầu vào. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của ngân hàng giúp nhận thấy thông qua sự phân bổ để xem xét mối quan hệ giữa chi phí và kết quả, ngoài ra thể hiện được tính liên kết giữa các nguồn lực trong ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả đã đề ra cũng như giảm thiểu chi phí phải bỏ ra và tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng hay với các định chế tài chính khác nhau.
<i><b>2.1.2.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM </b></i>
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM đang được niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam thì phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA là một phương pháp áp dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực, môi trường và điều kiện. Phương pháp DEA ra đời từ năm 1978, bắt nguồn từ nghiên cứu của Charnes, Cooper và Rhodes nhưng thực chất phương pháp phân tích bao dữ liệu xuất phát từ 20 năm trước đó. Farrell đã đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tương đối giữa các đơn vị (Decision Making Units – DMU) cùng một hệ thống, một ngành phức tạp chẳng hạn như công nghệ thơng tin, hàng khơng, thị trường chứng khốn và đặc biệt là ngân hàng . Theo đó, các đơn vị đạt mức giới hạn được xem là hiệu quả và ngược lại các đơn vị không đạt đến đường PPF sẽ được xem là kém hiệu quả. Đối với những DMU hiệu quả vì nằm trên đường giới hạn
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">những DMU kém hiệu quả vì nằm trong đường giới hạn, điểm hiệu quả kỹ thuật sẽ nhỏ hơn 1.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp được giới thiệu chính thức trong những nghiên cứu của Charnes, Cooper, Rhodes (1978) và Banker, Charnes, Cooper (1984) bao gồm có mơ hình hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant returns to scale – CRS) và mơ hình hiệu quả biến đổi theo quy mơ (Variable returns to scale – VRS). Khóa luận sử dụng hiệu quả kỹ thuật TE theo giả định CRS.
Theo nghiên cứu của Eken và Kale (2011) các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng phương pháp DEA có hai cách tiếp cận vào sản phẩm và khả năng sinh lợi từ đó đưa ra được kết luận quy mô và hiệu quả hoạt động có tính tương đồng cao. Mặt khác, những tác giả nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng quy mơ càng cao thì hiệu quả biên càng thấp.
Theo nghiên cứu của Thagunna và Poudel (2013), họ đã nhận định về hiệu quả hoạt động của những ngân hàng ở Nepal qua DEA và kết luận rằng hoạt động có sự ổn định theo thời gian,tuy nhiên mối liên hệ không được chặt chẽ giữa quyền sở hữu và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, bài nghiên cứu Raphael (2013) cũng sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng của khu vực Đông Phi từ năm 2005 đến năm 2011 theo các biến đầu vào được lựa chọn bao gồm lao động, chi phí vận hành, chi phí tài chính và các biến đầu ra bao gồm có tổng dư nợ và giá trị từ các khoản mục đầu tư, tác giả đã phân tích được hiệu quả chung hoạt động của những ngân hàng trong khu vực này chỉ đạt 53.2%.
Tóm lại, có thể nhận thấy các nghiên cứu đánh giá sự phát triển kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên thế giới khá đa dạng và phân tích đường biên (frontier analysis) là một trong những phương pháp chính. Trong đó, hai phương pháp tiếp cận nổi trội đó là phương pháp phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA) và phân tích đường biên dữ liệu (DEA).
Trong nước cũng có rất nhiều tác giả quan tâm đến các cơng trình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Áp dụng phương pháp phân tích biên dữ liệu DEA khá thành công vào thực tiễn có thể nhắc đến nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008). Không những phân tích định tính mà tác giả cịn qua hai phương pháp là phân tích biên ngẫu nhiên SFA và phương pháp phi tham số DEA để phân tích định lượng cho
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">bài nghiên cứu nhằm đo lường hiệu quả. Ngoài ra, tác giả cịn phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 NHTM tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 qua mơ hình Tobit.
Sau đó, những nghiên cứu chủ yếu sử dụng 2 cách tiếp cận bao gồm phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA) và phân tích biên dữ liệu (DEA).
Ngo Dang Thanh (2012) cho thấy khi sử dụng phương pháp DEA cho thấy hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam trong thời gian nghiên cứu từ năm 1990 đến năm 2010 còn hạn chế, chỉ đạt hiệu quả 2/3 mức tiềm năng trên hệ thống ngân hàng mới trong tình hình quy mô ngân hàng không ngừng phát triển với đầy biến động trên thị trường tài chính, nền kinh tế trong khu vực và tồn cầu khơng ổn định.
Nguyễn Thị Thu Thương (2017) đã ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 21 NHTM ở Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 nhận thấy được sự tương đối hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào của các NHTM với trung bình 94% đạt chỉ số hiệu quả kỹ thuật.
Đánh giá hiệu quả qua hoạt động kinh doanh những NHTMCP Việt Nam bằng phương pháp DEA (Lê Phan Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2013). Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 37 ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2012 qua báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán và sử dụng cách tiếp cận trung gian với yếu tố nguồn nhân lực và quy mô tiền gửi được lượng hóa với ba yếu tố đầu vào bao gồm: chi phí kinh doanh, chi phí trả lãi và các khoản tương tự, chi phí khác và hai yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập lãi và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động được tác giả phân tích qua hai mơ hình là hiệu quả khơng đổi theo quy mô và hiệu quả biến đổi theo quy mơ qua mơ hình hiệu quả biến đổi theo quy mô. Tác giả đã phân chia thành hiệu quả tăng theo quy mô và hiệu quả giảm theo quy mơ. Bên cạnh đó, chỉ số Malmquist TFP được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu nhằm làm thước đo sự thay đổi năng suất đồng thời tác giả phân tích sự thay đổi năng suất trở thành thay đổi kỹ thuật và thay đổi hiệu quả kỹ thuật. Kết quả của bài nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng đạt kết quả trung bình của hiệu quả kỹ thuật là 92,84%, trung bình của hiệu quả kỹ thuật thuần là 96,2% và trung bình của hiệu quả quy mơ là 96,56%, từ đó cho thấy được đóng góp của hiệu quả quy mô nhiều hơn so với đóng góp của hiệu quả kỹ
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">của hơn 30 NHTMCP mà nguyên nhân chủ yếu do năng lực yếu kém trong sử dụng các nguồn lực đầu vào.
Giai đoạn ứng dụng phương pháp DEA được xem là giai đoạn quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của những NHTM là các biến đại diện cho nguồn lực đầu vào được xây dựng trong mơ hình và các biến đại diện cho kết quả đầu ra làm sao để thích hợp với đặc điểm kinh doanh của từng NHTM. Nghiên cứu nhiều nghiên cứu, tài liệu khác nhau cả trên thế giới lẫn Việt Nam, tác giả sử dụng cách tiếp cận doanh thu và chi phí nhưng vẫn phản ánh được bản chất NHTM trong vai trị là trung gian tài chính, huy động vốn và sử dụng vốn để kinh doanh tiền tệ và thanh toán trong nền kinh tế nên lựa chọn các yếu tố đầu vào và đầu ra bao gồm:
<b>Các biến đầu vào: thể hiện yếu tố đầu được sử dụng vào trong hoạt động của ngân </b>
Tiền gửi khách hàng (D): Chuyển một số tiền nhất định cho ngân hàng để trong một khoảng thời gian nhất định nhận được lãi suất .
<b>Các biến đầu ra: thể hiện thu nhập và lợi nhuận được tạo ra trong quá trình kinh </b>
doanh.
Thu nhập lãi (Y1): Tổng nguồn thu nhập từ nhiều khoản cho vay, đầu tư chứng khoán, tiền gửi tại NHNN, thu nhập từ hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng và thu nhập khác qua hoạt động tín dụng.
Thu nhập ngồi lãi (Y2): Thu nhập qua hoạt động dịch vụ và hoạt động khác. Bên cạnh đó, cần có thêm dữ liệu về giá trị của từng tham số đầu vào để đánh giá về hiệu quả phân bổ riêng và hiệu quả hoạt động chung. Thông thường, giá của ba yếu tố đầu vào sẽ được tính tốn tương đối theo cơng thức dưới đây:
Giá lao động = Chi cho nhân viên/ Tổng số lao động;
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Giá của tư sản = Chi tài sản/ Tài sản cố định;
Giá của tiền gửi = Chi trả lãi/ Tiền gửi của khách hàng.
<b>2.1.3. Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của NHTM </b>
Theo thống kê của NHNN, ngành ngân hàng đã đầu tư hơn 15 nghìn tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số tính đến cuối năm 2022. Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng 40% về thanh toán số và được đánh giá là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về ứng dụng ngân hàng số. Thấy được sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây hoạt động của chuyển đổi số, những ngân hàng tăng cường đầu tư vào công nghệ số nhằm đẩy mạnh khả năng tăng trưởng ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Theo khảo sát của Vietnam Report cho thấy chuyển đổi số tác động rõ rệt đến lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động ngân hàng so với những năm trước. Trong đó, sự tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh cũng như hiệu suất của ngân hàng được ngân hàng nhận định chiếm tới 71,4% và những tác động mạnh từ chuyển đổi số trong năm 2022 được ghi nhận qua 28,6% còn lại. Vào tháng 6/2023 theo khảo sát khách hàng ngân hàng của Vietnam Report đã chỉ ra việc ứng dụng chuyển đổi số của ngân hàng được khách hàng quan tâm nhiều nhất khi quyết định chọn lựa dịch vụ của ngân hàng chiếm 84,5% và khách hàng tương tác với ứng dụng Mobile Banking mỗi ngày tăng 58,1% so với năm 2022.
Agboola (2006) đã nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng Nigera nhận thấy được những ngân hàng đạt được lợi thế cạnh tranh từ việc đồng bộ công nghệ hiện đại đã giúp cải thiện danh tiếng cũng như thúc đẩy cung cấp dịch một cách hiệu quả đáng kể. Tiếp đó, Beccalli (2007) cho thấy đầu tư vào công nghệ thông tin và đổi mới ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Romdhane (2013) có thể làm tăng hiệu suất ngân hàng bằng cách đầu tư vào Internet và sử dụng dịch vụ ngân hàng trên điện thoại. Bên cạnh đó, Abaenewe và cộng sự (2013) chỉ ra được bằng chứng có tác động theo hướng tích cực của máy rút tiền tự động (ATM) và máy POS đến ưu thế cạnh tranh và hiệu suất trong ngành ngân hàng. Trong khi đó, Hõbe & Alas (2016) cho thấy rằng một trong những động lực quan trọng nhất mang lại lợi nhuận cho ngân hàng là đổi mới công nghệ, chuyển đổi số quyết định đến hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">ngân hàng. Thông qua các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các NHTM.
<i><b>2.1.3.1. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ </b></i>
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ - TAM phát triển lần đầu tiên bởi tiến sĩ Fred Davis vào năm 1986. TAM có nguồn gốc như một bản chuyển thể của TRA nhưng tổng quát hơn và được phát triển cụ thể hơn nhằm để dự đoán và giải thích hành vi sử dụng cơng nghệ và TAM được phát triển để xác định các yếu tố dẫn đến sự chấp nhận hoặc loại bỏ của người dùng bằng cách tích hợp cơng nghệ. Các khía cạnh của khái niệm hành vi tổ chức (Davis, 1989). Hai yếu tố quan trọng là nhận thức sự hữu ích và nhận thức sự dễ dàng của sử dụng. Shroff và cộng sự (2011) báo cáo rằng bằng cách điều khiển hai yếu tố quyết định này, các nhà phát triển hệ thống có thể có kiểm soát tốt hơn niềm tin của người dùng về hệ thống và từ đó có thể dự đốn ý định hành vi cũng như việc sử dụng hệ thống thực tế. Thái độ đối với việc sử dụng một hệ thống mới đã được phân loại là yếu tố quyết định hành vi trong tương lai hoặc là nguyên nhân của ý định mà cuối cùng dẫn đến hành vi nhất định. Trong mơ hình chấp nhận cơng nghệ - TAM, thái độ đối với việc sử dụng một hệ thống đề cập đến đánh giá tác động của tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân thực hiện một hành vi nhất định). Do đó, TAM sử dụng TRA làm cơ sở lý thuyết để tìm ra mối liên hệ giữa hai yếu tố cũng như thái độ, ý định của người sử dụng và hành vi cơng nghệ thực tế (Hình 2.1).
<b>Hình 2. 1. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) (Davis và cộng sự, 1989) </b>
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) cũng đã được người khác công nhận là mơ hình dự báo hiệu quả, có giá trị và có độ tin cậy cao có thể được sử dụng nhiều bối cảnh khác nhau (Legris và cộng sự , 2003; Sharma và Chandel, 2013). Ngoài ra, nó cịn tạo
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">thành một yếu tố quan trọng đóng góp về mặt lý thuyết trong việc tìm hiểu hiểu về hành vi sử dụng và chấp nhận CNTT (Chen và cộng sự, 2011; Malhotra & Galletta, 1999). Do đó, TAM được các nhà nghiên cứu CNTT sử dụng để áp dụng các công nghệ khác nhau và trở thành lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực CNTT.
<i><b>2.1.3.2. Lý thuyết phổ biến đổi mới </b></i>
Lý thuyết phổ biến đổi mới lần đầu tiên được thảo luận trong lịch sử vào năm 1903 bởi nhà xã hội học người Pháp Gabriel Tarde (Toews, 2003) là người đã vẽ đường cong khuếch tán hình chữ S ban đầu. Tiếp theo là (Ryan & Gross, 1943) đã giới thiệu các kiểu người được áp dụng mà sau này được sử dụng trong lý thuyết hiện nay được truyền bá rộng rãi bởi Everett Rogers. Katz (1957) cũng được ghi nhận là người đầu tiên giới thiệu khái niệm người dẫn dắt dư luận, người theo sau dư luận cũng như các cách tương tác phương tiện truyền thông để tác động đến hai nhóm này. Lý thuyết phổ biến đổi mới thường được coi là mơ hình thay đổi có giá trị để định hướng đổi mới cơng nghệ, trong đó bản thân đổi mới được định hình và trình bày theo cách đáp ứng nhu cầu ở mọi cấp độ của người áp dụng. Ngoài ra, lý thuyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp và mạng ngang hàng trong quá trình áp dụng.
Phổ biến sự đổi mới đề cập đến quá trình xảy ra khi mọi người áp dụng một ý tưởng, sản phẩm, thực tiễn, triết lý mới. Rogers đã vạch ra quy trình này bằng cách nhấn mạnh rằng trong hầu hết các trường hợp, một số ít trường hợp ban đầu cởi mở với ý tưởng mới và áp dụng nó. Khi những người đổi mới ban đầu này truyền bá rộng rãi, ngày càng có nhiều người đón nhận với nó dẫn đến sự gia tăng số lượng tới hạn. Theo thời gian, ý tưởng hoặc sản phẩm đổi mới sẽ được lan truyền trong cộng đồng cho đến khi đạt đến điểm bão hòa. Rogers phân biệt năm loại người chấp nhận đổi mới: người đổi mới, người chấp nhận sớm, người thích nghi nhanh, nhóm người chấp nhận muộn và nhóm người lạc hậu. Đơi khi, nhóm thứ sáu được thêm vào: những người khơng chấp nhận. Năm loại ban đầu được minh họa bằng hình ảnh đường cong hình chng bên dưới. Có thể thấy, Rogers ước tính tỷ lệ phần trăm của mỗi loại, trên thực tế, rất giống với tỷ lệ tìm thấy trong đường cong hình chng thơng thường. Liên quan đến việc áp dụng đổi mới công nghệ và tác động của chúng đối với quá trình đổi mới có thể mơ tả năm loại người áp dụng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>Hình 2. 2. Biểu đồ ước lượng sự phổ biến đổi mới </b>
Theo nghiên cứu của Roberts & Amit (2003), có những ảnh hưởng đến việc rút ngắn thời gian, tính sẵn có, sự tiện lợi và có đủ khả năng chi trả của khách hàng đã được khảo sát và báo cáo trong ngành ngân hàng. Những đổi mới và tiến bộ công nghệ giúp dễ dàng hiểu và thực hiện ứng dụng chuyển đổi số vào NHTM và làm tăng trưởng doanh thu của các NHTM (Rogers, 2003). Như vậy, nhận thấy có xu hướng khách hàng chấp nhận công nghệ mới nhiều hơn vì họ nhận thấy được những lợi ích tích cực mà công nghệ mang lại. Khả năng tương thích có liên quan đến tính liên tục, cũng có nghĩa là khả năng đổi mới thích hợp với nhu cầu và mong đợi của con người hiện tại (Chen và cộng sự, 2004). Theo lý thuyết này, sự phát triển và đổi mới công nghệ trong NHTM diễn ra ở khắp mọi nơi. Có càng nhiều sự chấp nhận của khách hàng thì NHTM càng hoạt động hiệu quả. Từ đó khẳng định giả thuyết của tác giả cho rằng đầu tư công nghệ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam.
<i><b>2.1.3.3. Mơ hình tăng trưởng kinh tế </b></i>
Cuối những năm 1950, hầu hết nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng do nhu cầu bị trì hỗn từ thời chiến và nhu cầu xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Nền kinh tế cũng ứng phó với tình trạng này. Tại Hoa Kỳ, vấn đề tăng trưởng kinh tế được đặt ra, vấn đề này chủ yếu được thảo luận bởi Solow, J. Kendrick và E. Denison. Trong đó, đóng góp chính của Solow là việc xây dựng lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Tác phẩm tiên phong đầu tiên “Đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế” (1956), trong đó ơng đã phát triển mơ hình tốn học.
Solow đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas, hàm này thể hiện sự phụ thuộc hàm của tăng trưởng sản phẩm quốc gia đến tăng trưởng lao động (L) và tăng trưởng vốn
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">(K), ông đã trình bày mơ hình tổng qt với yếu tố cơng nghệ (A) sau đó. Được phát triển bởi nhà toán học Charles W. Cobb và nhà kinh tế học Paul Douglas tại cuối những năm 1920 đối với nền kinh tế Mỹ, hàm sản xuất này được biểu diễn như sau:
a : hệ số co giãn theo tỷ lệ sản lượng của lao động b : hệ số co giãn đối với tỷ lệ sản lượng vốn
<b>Hình 2. 3. Q trình mơ tả sự phát triển của mơ hình tăng trưởng kinh tế Solow </b>
Tiến bộ công nghệ bao gồm các hình thức sau: tiến bộ công nghệ dạng Harrod trung tính, tiến bộ công nghệ dạng Hicks trung tính và tiến bộ cơng nghệ dạng Solow trung tính.
Tiến bộ công nghệ dạng Hicks trung tính - Hicks neutral không làm thay đổi tỷ lệ giữa các năng suất cận biên đối với tỷ lệ vốn trên lao động cho nhất định.
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"> Tiến bộ công nghệ dạng Harrod trung tính - Harrod neutral là tiến bộ về công nghệ làm tăng việc sử dụng lao động, nó làm tăng đầu ra sản xuất theo cách tương tự như việc làm tăng lao động từ đó làm tăng kết quả sản xuất. Tiến bộ cơng nghệ dạng Solow trung tính – Solow neutral là tiến bộ công
nghệ làm tăng việc sử dụng vốn vì tăng đầu ra của sản xuất cũng giống như tăng vốn làm gia tăng kết quả sản xuất theo tỷ lệ vốn trên lao động.
Ba loại hình tiến bộ cơng nghệ này đều được đưa dưới dạng hàm Y<sub>t</sub> = ƒ(A<sub>t,</sub> K<sub>t,</sub> L<sub>t</sub>), trong đó A<sub>t </sub> là hệ số tiến bộ công nghệ.
<i><b>2.1.3.4. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM bằng phương pháp DEA </b></i>
<b> Nghiên cứu ở nước ngoài </b>
Nghiên cứu của Zuo và cộng sự (2021) sử dụng dữ liệu của 50 NHTM giai đoạn 2011 – 2019. Trong đó dữ liệu lấy được từ cơ sở dữ liệu CSMAR (China Stock Market & Accounting Research Database) và báo cáo thường niên từ những NHTM đã thể hiện tiến bộ công nghệ mạnh mẽ. Điều này có thể được thúc đẩy bởi chính sách thúc đẩy khoa học và công nghệ của Chính phủ. Xét về chỉ số thay đổi ước tính về hiệu quả kỹ thuật thuần túy, 10 ngân hàng chỉ có chỉ số Malmquist nhỏ hơn một, nhưng có tới 40 ngân hàng cịn lại đều vượt quá 1, cho thấy các yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả ngân hàng. Kết quả cho thấy đầu tư số hóa đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đáng kể cho các NHTM. Tuy nhiên, sự không đồng đều và nhất quán tồn tại giữa các ngân hàng.
Nghiên cứu của Himmawan & Firdausi (2021) sử dụng mẫu nghiên cứu từ 14 NHTM Hồi giáo ở Indonesia và dữ liệu hàng quý từ năm 2017 – 2022 giúp đánh giá hiệu quả và tính ổn định của các NHTM Hồi giáo Indonesia, sau đó kết quả được sử dụng làm dự báo trong giai đoạn COVID-19. Nghiên cứu đa được tác giả sử dụng phương pháp DEA phân tích thang đo VRS và CRS bằng cách sử dụng phương thức tiếp cận đầu ra. Kết quả của Dea được biểu thị trong bốn góc phần tư của mơ hình DEA<sub>VRS </sub>và DEA<sub>CRS</sub>. Tương ứng với mỗi mơ hình, mơ hình 1 và mơ hình 5 ngân hàng có hiệu quả cao và ổn định, mơ hình 5 và mơ hình 2 ngân hàng có hiệu quả cao nhưng độ ổn định thấp, mơ hình 4 và mơ hình
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">2 ngân hàng có hiệu quả thấp nhưng ổn định cao, mơ hình 4 và mơ hình 5 ngân hàng có hiệu quả và ổn định thấp. Trong ngắn hạn chỉ có chi phí hoạt động mới ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập hoạt động, trong khi đó chỉ có tổng tài trợ mới ảnh hướng đến tổng tài sản. Nhờ đó, các ngân hàng có thể sử dụng các chiến lược như là thu hút lực lượng lao động làm đại diện tiếp thị, sử dụng các thỏa thuận hợp tác, huy động vốn từ cộng đồng và cải tiến công nghệ ngân hàng. Nhưng nghiên cứu cũng còn vài hạn chế là quy mơ nhỏ vì chỉ có 14 NHTM Hồi giáo được sử dụng làm mẫu mà không xem xét các đơn vị kinh doanh Hồi giáo của các ngân hàng thơng thường nên dự đốn của kết quả chỉ bị hạn chế ở các NHTM Hồi giáo.
Nghiên cứu của Amanda và Sudrajad (2023) đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên (DEA) để đo lường hiệu quả chi phí của NHTM tại Indonesia. Nghiên cứu bao gồm 39 ngân hàng kỹ thuật số với tư cách là đơn vị kinh doanh và ngân hàng mới, so sánh hiệu quả chi phí của ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2020. Các ngân hàng nhìn chung hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng phi kỹ thuật số. Những phát hiện này nhẫn mạnh tác động đáng kể của chuyển đổi số về hiệu quả chi phí trong ngành ngân hàng. Các bên liên quan như là cơ quan tài chính có thể sử dụng những hiểu biết này để lập kế hoạch chiến lược, giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả chi phí. Nghiên cứu sâu hơn có thể khám phá các yếu tố bổ sung, chẳng hạn như ảnh hưởng kinh tế vĩ mô và phân loại các NHTM dựa trên các loại vốn cốt lõi.
<b> Nghiên cứu trong nước </b>
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) đã tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của 20 NHTM giai đoạn 2007 – 2010 dựa trên phân tích bao dữ liệu để đo lường hiệu quả kỹ thuật và chỉ số Malmquist của các NHTM. Theo kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các NHTM tăng từ 0,7 năm 2007 đến 0,818 năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 khiến những NHTM hoạt động vẫn chưa được hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù chỉ số Malmquist giảm trong năm 2009 nhưng nhìn chung tăng trung bình 8,8% mỗi năm. Kết quả này giúp cho nhà hoạch định chính sách cũng như nhà quản lý ngân hàng xác định tình hình hoạt động của ngân hàng và những nguyên nhân khiến ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đồng thời nỗ lực cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM.
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Xuân (2012) phân tích và đánh giá toàn bộ hiệu quả hoạt động của các NHTM bằng phương pháp biên dữ liệu dựa trên nguồn dữ liệu thực tiễn của 31 ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2011 và đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 2008 – 2011, có bốn năm khủng hoảng kinh tế mà trong đó 2008 có tới hơn 60% hoạt động kém hiệu quả từ NHTM tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương Thảo (2015) đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính 30 NHTM Việt Nam từ giai đoạn 2008 đến 2013 áp dụng mơ hình để ước tính hiệu quả cho từng NHTM bằng phân tích bao dữ liệu DEA và kiểm định tính hiệu quả hoạt động trên phần mềm DEAP 2.1. Bài nghiên cứu so sánh mức độ hiệu quả hoạt động của các NHTM trong mẫu nghiên cứu cho thấy thực trạng chung của các NHTM là việc sử dụng chi phí chưa hợp lý và duy trì quy mơ vốn huy động lớn nhưng thu nhập chưa tương xứng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiều ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả toàn bộ ở mức tối đa tuy nhiên chỉ là sự so sánh tướng ứng với các ngân hàng có trong mẫu nghiên cứu.
Trong chương 2, tác giả đã nhận thấy được các nhà nghiên cứu có nhận định khác nhau khi nhắc đến chuyển đổi số và chuyển đổi số có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Để có thể đánh giá được qua việc đo lường chuyển đổi số có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Bằng các cách khác nhau để đo lường chuyển đổi số và đo lường hiệu quả hoạt động NHTM. Trong đó, đo lường hiệu quả biên ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều bài nghiên cứu. Có hai phương pháp được dùng làm thước đo bao gồm: phương pháp tham số - yêu cầu một dạng hàm cụ thể cho đường hiệu quả biên và phương pháp phi tham số - không yêu cầu phải có một dạng hàm cụ thể, dựa trên một số giả định đối với đường hiệu quả biên để xác định đường biên. Bài nghiên cứu giúp đo lường tương đối chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động NHTM.
Chương 2 xem xét lại các nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được thực hiện trên toàn cầu và ở tại Việt Nam. Ngồi việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả còn đưa ra cái nhìn nhằm nhìn lại việc sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA một cách tổng quan và về các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ở chương 3,
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước đây.
<b>3.1. Phương pháp nghiên cứu </b>
<b>3.1.1. Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA </b>
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA là một phương pháp được định hướng dựa trên dữ liệu được thiết lập đầu tiên bởi Charnes, Cooper & Rhodes (1978) và Banker, Charnes & Cooper (1984) và sau đó được Coelli và cộng sự (2005) tổng hợp lại. Nghiên cứu này phát triển trên ý tưởng ban đầu từ đo lường hiệu quả hoạt động kỹ thuật của Farrell (1957) mơ hình này với mục đích đo lường hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) thông qua những đơn vị ra quyết định để đánh giá tổng hợp những yếu tố đầu vào và đầu ra trên DMU (Decision Making Unit).
<b>3.1.2. Quy trình nghiên cứu </b>
Bước 1: Lựa chọn các ngân hàng phù hợp để làm mẫu nghiên cứu Bước 2: Lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra
Bước 3: Mơ hình DEA, chỉ số số Malmquist và thông qua phương pháp Pooled OLS
Bước 4: Đưa ra kết quả nghiên cứu
Bước 5: Đưa ra những gợi ý về giải pháp nhà quản trị ngân hàng
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b>3.1.2. Cách tiếp cận để đánh giá hiệu quả hoạt động theo phương pháp bao dữ liệu DEA. </b>
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM theo phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA bao gồm hai cách để tiếp cận chính đó là cách tiếp cận đầu vào và cách tiếp cận đầu ra. Mục tiêu của phương thức tiếp cận đầu vào là xác định xem các ngân hàng cần bao nhiêu DMU để giảm thiểu lượng đầu vào nhằm đạt được trạng thái tối ưu với điều kiện sản lượng đầu ra nhất định. Bên cạnh đó, phương thức tiếp cận đầu ra bằng cách xác định lượng đầu ra mà DMU phải tối đa hóa giúp đạt được trạng thái tối ưu với điều kiện ràng buộc là lượng đầu vào cố định Cooper và cộng sự (1978).
<i><b>3.1.2.1. Cách tiếp cận đầu vào (Input oriented measures) </b></i>
Farrell (1957) đã đưa ra ý tưởng minh họa hiệu quả kỹ thuật chỉ qua một ví dụ bao gồm những ngân hàng sử dụng hai yếu tố đầu vào x<sub>1 </sub>và x<sub>2</sub> để tạo ra duy nhất một yếu tố đầu ra là y với điều kiện công nghệ sử dụng tại ngân hàng là không đổi. Các ngân hàng hoàn toàn đạt hiệu quả khi nằm trên đường biên SS’ (đường đẳng lượng) trong đồ thị:
<b>Hình 3. 1 Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu vào </b>
Đồ thị trên giả thiết đầu ra y được xác định, SS’ là đường đẳng lượng biểu thị mức kết hợp tối thiểu của đầu vào x<sub>1 </sub>và x<sub>2</sub> nên được gọi là định hướng đầu vào.
Theo đồ thị, điểm Q nằm trên đường SS’ nên được coi là điểm hiệu quả, còn tại điểm P được coi là điểm không đạt hiệu quả. Phi hiệu quả khi đó chính là khoảng cách QP, tức là có thể giảm xuống lượng đầu vào mà không làm giảm đầu ra để đưa ngân hàng về trạng thái tối ưu. Mức độ kém hiệu quả này được đo bằng tỷ số QP/OP.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">Hiệu quả kỹ thuật được xác định bằng tỷ số:
TE = <sup>𝑂𝑄</sup>
<small>𝑂𝑃</small> = 1 - <sup>𝑄𝑃</sup>
TE nhận các giá trị từ 0 đến 1. Trong trường hợp TE =1 nghĩa là ngân hàng đạt hiệu quả hoàn toàn, khi đó QP = 0 hay ngân hàng khơng tồn tại mức kém hiệu quả.
Đường đẳng lượng SS’ theo phương pháp đo lường này được xác định dựa trên điều kiện công nghệ sử dụng tại ngân hàng không thay đổi. Nhưng không thể xác định được hàm sản xuất của một ngân hàng trên thực tế hồn tồn đạt hiệu quả do đó đường đẳng lượng SS’ trên đồ thị rất khó có thể xác định được.
Từ đó, Farrell (1957) đưa ra ý tưởng sử dụng một đường đẳng lượng lồi tuyến tính từng khúc phi tham số, các điểm quan sát hiệu quả khơng nằm bên trái hay bên dưới nó và đường đẳng lượng này được ước lượng từ dữ liệu mẫu cho sẵn.
<b>Hình 3. 2. Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu vào ước lượng dựa trên dữ liệu mẫu </b>
Nguyên nhân đường đẳng lượng lồi SS’ được ước lượng dựa trên mẫu quan sát cho trước nên các DMU nằm trên đường đẳng lượng lồi SS’ đạt hiệu quả tương đối hoàn toàn so với các DMU khác trên cùng một mẫu nghiên cứu.
Các ngân hàng A, B, C nằm cùng trên một đường đẳng lượng lồi SS’ đạt hiệu quả tương đối hoàn toàn. Tại P ngân hàng chưa đạt hiệu quả tương đối hoàn toàn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><i><b>3.1.2.2. Cách tiếp cận đầu ra (Output – oriented measures) </b></i>
Đo lường hiệu quả theo cách tiếp cận đầu ra ngược lại với tiếp cận đầu vào, điều kiện công nghệ sử dụng tại ngân hàng là khơng đổi, theo đồ thị sau:
<b>Hình 3. 3. Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu ra </b>
Đồ thị giữ nguyên đầu vào x mà có thể đạt được mức sản lượng đầu ra cao nhất nên gọi là định hướng đầu ra.
Hiệu quả kỹ thuật dựa trên đường giới hạn khả năng sản xuất ZZ’. Các điểm nằm dưới đường ZZ’ đại diện cho các ngân hàng không đạt hiệu quả hồn tồn.
Điểm A là điểm khơng hiệu quả vì nằm dưới đường giới hạn khả năng sản xuất. Khoảng cách AB là phi hiệu quả, đó chính là tỷ lệ đầu ra có thể tăng thêm mà khơng địi hỏi thêm lượng đầu vào. Khi đó TE = OA/OB.
Để ước lượng hiệu quả kỹ thuật từ dữ liệu mẫu cho trước, ta có đồ thị sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><b>Hình 3. 4. Hiệu quả kỹ thuật theo phương thức tiếp cận đầu ra ước lượng dựa trên </b>
Với giả thiết có N đơn vị ra quyết định DMU, trong đó với m yếu tố đầu vào (tiền lương, chi phí,..) và n yếu tố đầu ra (số lượng, doanh thu, lợi nhuận,…)
Hệ số hiệu quả kỹ thuật được tính theo phương pháp DEA bị giới hạn trong khoảng từ 0 và 1. Như vậy, những DMU có hệ số TE = 1 đạt hiệu quả tối đa và được xác định hệ số của các đơn vị kém hiệu quả có thể được xác định dựa trên biên hiệu quả. Như vậy, sau nghiên cứu thu thập được nhiều thông tin giúp nhà quản lý nhận định được hiệu quả hoạt động thực tế của đơn vị mình so với các đơn vị khác như thế nào và đưa ra các chiến lược với sự trợ giúp của các yếu tố đầu vào nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Vì hiệu quả hoạt động trong hệ thống NHTM được xem là đối tượng nghiên cứu của bài viết nên mỗi ngân hàng được xem như một đơn vị cần được tính tốn và đánh giá.
Những nghiên cứu thực hiện phương pháp bao dữ liệu được chọn lựa một trong hai dạng bao gồm hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào (khả năng sử dụng các loại đầu vào
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">cần thiết để sản xuất một tập hợp đầu ra nhất định) và hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra (khả năng tối đa hóa đầu ra với một tập hợp đầu vào nhất định được sử dụng). Để lựa chọn mơ hình định hướng đầu vào hay định hướng đầu ra phụ thuộc vào khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào của các đơn vị và việc chọn lựa cũng khơng có nhiều khác biệt về điểm đánh giá hiệu quả Coelli và Perelman (1996). Tác giả quyết định lựa chọn mơ hình định hướng đầu vào với các biến tiềm năng của bài viết. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA với hai mơ hình chính: mơ hình với giả định hiệu quả không đổi theo quy mô – DEA<sub>CRS</sub> (Constant returns to scale) và mô hình với giả định hiệu quả thay đổi theo quy mô – DEA<sub>VRS</sub> (Variable returns to scale). Phụ thuộc vào xem xét đặc điểm các DMU để lựa chọn một trong hai giả định. Đối với các NHTM, hiệu quả không đổi theo quy mơ là một giả định rất khó đáp ứng, vì vậy bài viết sẽ thực hiện theo giả định hiệu quả thay đổi theo quy mô.
<i><b>3.2.1.1. Mô hình DEA với hiệu quả khơng thay đổi theo quy mô – DEA<sub>CRS</sub>. </b></i>
Với bộ dữ liệu gồm N ngân hàng, mỗi ngân hàng có K đầu vào và M đầu ra. Ma trận đầu vào X (K x N) và ma trận đầu ra Y (M x N) là hai ma trận biểu diễn toàn bộ dữ liệu của N ngân hàng.
E<sub>S</sub>: Hệ số hiệu quả kỹ thuật của DMU<sub>S</sub>
u<sub>i</sub>: Trọng số của nhân tố đầu ra thứ i, (i = 1, 2,…, m); v<sub>j</sub>: Trọng số của nhân tố đầu vào thứ j, (j = 1, 2,…, n); x<sub>js</sub>: Nhân tố đầu vào thứ j của DMU<sub>S</sub>;
y<sub>is</sub>: Nhân tố đầu ra thứ i của DMU<sub>S</sub>.
Nếu ngân hàng đạt hiệu quả quy mô bằng, tức là hoạt động với hiệu quả quy mơ tối ưu thì việc tăng hay giảm quy mô sản xuất không cái thiện được hiệu quả hoạt động
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">của ngân hàng. Giả định của bài toán dựa trên hiệu quả không đổi theo quy mô của những ngân hàng nên hiệu quả của ngân hàng tính theo mơ hình DEA<sub>CRS</sub> chỉ phù hợp với những ngân hàng hoạt động tại mức độ quy mô tối ưu, do đó (Banker, Charnes & Cooper, 1984) mở rộng mơ hình DEA<sub>CRS</sub> thành mơ hình DEA với hiệu quả thay đổi theo quy mơ – DEA<sub>VRS</sub>.
<i><b>3.2.1.2. Mơ hình DEA với hiệu quả thay đổi theo quy mô – DEA<sub>VRS </sub></b></i>
Để giảm thiểu số ràng buộc của mơ hình trong q trình tính tốn, ta có thể giải mơ hình đối ngẫu tương ứng của mơ hình này như sau :
Hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PE) được tính dựa trên hiệu quả kỹ thuật theo mơ hình hiệu quả thay đổi theo quy mô. Hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng được tính tốn dựa trên mơ hình hiệu quả không thay đổi theo quy mô (TE) được phân ra hai phần bao gồm: hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PE) và hiệu quả quy mô (SE). Vậy nên cả hai mơ hình DEA<sub>CRS</sub> và DEA<sub>VRS</sub> khi được thực hiện trên cùng một bộ dữ liệu sẽ đưa ra được kết quả của TE và PE. Có thể thấy được tích số của PE và SE là TE. Vì vậy, hiệu quả quy mơ sẽ xác định bằng thương số giữa TE trên cho PE.
Đối với mơ hình DEA<small>VRS, </small>một ngân hàng có chỉ số hiệu quả quy mô bằng 1 được xem là đạt được hiệu quả quy mô. Mặt khác, khi các ngân hàng khơng hồn tồn đạt hiệu quả sẽ tồn tại phi hiệu quả, phi hiệu quả được xác định là kém hiệu quả kỹ thuật thuần và kém hiệu quả quy mô. Phi hiệu quả quy mô được xác định khi chỉ số hiệu quả quy mơ khác 1 thì ngân hàng hoặc có hiệu quả tăng theo quy mô (IRS) hoặc có hiệu quả giảm theo quy mô (DRS).
Để biết được ngân hàng hoạt động trong điều kiện hiệu quả tăng theo quy mô hay hiệu quả giảm theo quy mơ được giải quyết phải có điều kiện bắt buộc ∑<sup>𝑁</sup> 𝜆 ≤ 1. Một
</div>