Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Những biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.42 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Với mỗi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển, là linh hồn, sức sống của quốc gia, dân tộc đó. Trong thời kì hiện nay, Tồn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và

<b>phát triển đất nước. Vậy nên, bài tiểu luận này em xin làm rõ đề tài “Những biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam”.</b>

<b>NỘI DUNG</b>

<b>Chương I: Một số vấn đề chung về bản sắc văn hóa dân tộc1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc</b>

<b>“Bản sắc văn hoá dân tộc” là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần </b>

được dân tộc sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác. Xét về bản chất, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một dân tộc. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa dân tộc này với dân tộc khác.

<b>2. Vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc</b>

<b> Bản sắc văn hóa dân tộc có vị trí quan trọng. Chính bản sắc văn hóa dân tộc </b>

đảm bảo cho dân tộc tồn tại, đứng vững và phát triển qua biến động của lịch sử. Nhờ bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta biểu lộ được trọn vẹn sự hiện diện của một bản sắc trong giao lưu quốc tế. Mục tiêu của giao lưu là thông qua giao lưu với nền văn hóa mới, ta hội nhập với văn hóa thế giới. Chỉ giữ được bản sắc dân tộc thì ta mới có điều kiện giao lưu bình đẳng với các nền văn hóa thế giới.1

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Cịn sao chép, trở thành cái “bóng”, cái “đi” của người ta thì khơng có gì mà hội nhập bình đẳng.

<b>Chương II: Những biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam</b>

<b>1. Lí do và tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam</b>

<b> Con người không thể sống tách khỏi cộng đồng cũng như mỗi dân tộc </b>

không thể sống biệt lập với thế giới. Trong lịch sử, các quốc gia ln có sự tiếp xúc, giao lưu với nhau qua các cuộc di cư lớn nhỏ, chiến tranh xâm lược, trao đổi kinh tế, vật phẩm, quan hệ hôn nhân, ngoại giao... Và như thế bản sắc văn hóa dân tộc khơng chỉ được hình thành nên bằng những yếu tố bản thân vốn có mà cịn có sự tiếp nhận, biến đổi văn hóa nước ngồi sao cho phù hợp, để nâng lên thành cái riêng đặc sắc của từng dân tộc. Quá trình hội nhập quốc tế cũng đã có những tác động mạnh làm thay đổi tư duy, lối sống của con người Việt Nam ngày càng hiện đại, tích cực, chủ động hơn, có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Khơng ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng qn, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Không những thế, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của một bộ phận người Việt trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, khơng phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Khơng ít các bạn trẻ đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm khơng lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, khơng cịn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để:

- Tiếp nối truyền thống, khơng làm mất đi truyền thống văn hóa mà dân tộc, tổ tiên ta vốn có

- Để tỏ lòng biết ơn đối với người tạo ra truyền thống, văn hóa

- Để khiến cho truyền thơng văn hóa tốt đẹp mãi được lưu truyền và mạnh mẹ hơn, lan sang các cường quốc khác

- Nếu không làm vậy, truyền thống văn hóa sẽ mất đi, dân tốc sẽ dần yếu thế và hủy diệt chính mình

- Để người đời sau, thế hệ mai sau noi gương học tập phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp hơn

Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có thể hội nhập, giao lưu với thế giới. Nếu khơng giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta lấy gì để hội nhập với thế giới, khi đó chúng ta sẽ bị nền văn hóa các nước khác chi phối, khơng cịn bản sắc riêng của mình, bị hịa tan và quan trọng hơn là độc lập chủ quyền của nước nhà bị đe dọa. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm rất cần thiết, quan trọng

<b>2. Những biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam</b>

<b> Một là, chú trọng bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát huy vai trị tích cực của các bảo tàng, coi trọng sưu tầm, khai thác </b>

các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiếp tục tổ chức ngày hội văn hóa của cả dân tộc Việt Nam nói chung và một số dân tộc thiểu số có bản sắc văn hóa tiêu biểu nói riêng nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và tơn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 3

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

+ Các di tích văn hóa lịch sử đã và đang được bảo tồn, tơn tạo để các thế hệ sau có thể sử dụng, cảm thụ, thưởng thức nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống: tuồng, chèo, cải lương, chầu văn, hị Huế... được gìn giữ, được biểu diễn và thu hút nhiều người quan tâm. Nước ta tự hào được UNESCO cơng nhận bảy di sản văn hóa thế giới: Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn. Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. Tháng 11-2006, tuần Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra tại Việt Nam. Tuy đây là hội nghị có ý nghĩa kinh tế - chính trị lớn nhưng sự thành cơng rực rỡ của nó có đóng góp một phần khơng nhỏ từ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong tuần lễ đó, hàng loạt các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức: đại tiệc "Di sản văn hóa Việt Nam" chào mừng APEC; khái quát lịch sử dân tộc hình thành qua hiện vật; văn hóa phi vật thể như các chương trình: "Dấu ấn văn hóa Huế", "Tinh hoa Hà Nội"...

<b>Hai là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức</b>

của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. Đây là một q trình khơng thể nóng vội, nhưng cũng không thể chậm trễ.

+ Đặc biệt cần giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa như: thiết kế phịng trưng bày trang phục, trang sức, vật dụng gùi, nỏ, cồng chiêng, đinh tút,…của các dân tộc để các em học sinh tham quan, tìm hiểu và sử dụng trong các ngày lễ hội. Việc sưu tầm, trưng bày những tài liệu, hiện vật có liên quan đến văn hố dân tộc trong phòng truyền thống của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, cung cấp thông tin để thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Đó cũng là cách để trực tiếp khơi gợi ở các em học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc từ ngàn đời của dân tộc. 4

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b> Ba là, phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ mơi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự </b>

phát triển bền vững của dân tộc. Đặc biệt việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn khơng gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng các dân tộc.

<b> Bốn là, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin </b>

hiện nay, chúng ta phải tận dụng tối đa những ưu thế của công nghệ thông tin để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của cha ơng cho thanh thiếu niên. Cùng với đó là mở rộng giao lưu văn hóa, nói chuyện lịch sử truyền thống, tăng cường tính tương tác, tính trực quan sinh động khi giáo dục truyền thống văn hóa cho tuổi trẻ.

+ Trong đợt đi thăm quần đảo Trường Sa mới đây, một trong những món q mà đồn cơng tác của Trường Sĩ quan Chính trị tặng quân và dân Trường Sa là hộp đất mang từ Thành cổ Bắc Ninh-vùng đất nằm trong phịng tuyến sơng Như Nguyệt (sơng Cầu), nơi từng vang lên bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”-lời Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc cách đây nghìn năm. Khi tặng “hộp đất thiêng” này cho bộ đội đang ngày đêm canh giữ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, đồn cơng tác muốn gửi một thông điệp tới các chiến sĩ trẻ: Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, từ nay, quần đảo này có thêm khí phách hào hùng “sơng núi nước Nam” ngàn đời của tiền nhân truyền lại. Vậy nên, bảo vệ vững chắc quần đảo Trường Sa cũng là bảo vệ “chủ quyền văn hóa” dân tộc Việt Nam trên Biển Đông.

<b> Năm là, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và có biện pháp quản lý </b>

Nhà nước hiệu quả đối với các hoạt động văn hóa, xuất bản, báo chí, bảo tồn các giá trị văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, bản... Chúng ta phải kiên quyết chống lại những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa. 5

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b> Sáu là, Huy động sức mạnh của thế hệ trẻ tham gia bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, trước hết là đội ngũ sinh viên cần </b>

tích cực tham gia các hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; chú trọng giữ gìn những nét văn hóa độc đáo mà cha ơng ta đã chắt chiu, vun đắp; khơi dậy niềm tự hào, ý thức kế thừa văn hóa trên tinh thần sáng tạo… Từ câu nói của Bác Hồ: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”, có thể nói rằng, bản sắc văn hóa Việt thời nay tồn tại hay khơng tồn tại cũng một phần trông mong, cậy nhờ vào thế hệ trẻ

<b>3. Những biện pháp phát huy bản sắc văn hóa dân tộc</b>

<b> Một là, nâng cao chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật, cơng </b>

trình văn hóa, có kế hoạch đầu tư cho khâu sáng tác kịch bản, dàn dựng chương trình, vở diễn, đào tạo tài năng nghệ thuật; tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao, các chương trình nghệ thuật hấp dẫn, có tính giáo dục tư tưởng thẩm mỹ cao phục vụ nhân dân, đẩy lùi các hoạt động tiêu cực trong hoạt động văn hóa.

+ Đặc biệt khuyến khích việc lồng ghép các tác phẩm văn học để sáng tác bài hát gây hứng thú cho người nghe, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc điển hình như bài hát nổi tiếng gần đây của ca sĩ Hồng Thùy Linh “Để Mị nói cho mà nghe”. Bài hát là sự kết hợp tinh tế, sáng tạo giữa quá khứ và hiện tại, hiện đại nhưng đậm chất dân gian. Chúng ta không thể đếm hết rằng có bao nhiêu nhân vật trong các tác phẩm văn học mà ta đã học thời cấp 2- cấp 3 được cameo trong

<i>MV này, nào là Vợ chồng A Phủ, Vợ Nhặt, Chí Phèo – Thị Nở, Chị Dậu, Lão Hạc – Cậu Vàng, Xuân Tóc Đỏ, chị em Thúy Kiều – Thúy Vân nữa. Thậm chí trong lời bài hát cịn có câu “Xn đương tới…” làm người ta phải liên tưởng đến bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu. Phong cách của MV này hài hước, trào phúng theo đúng tinh thần của văn học Việt Nam thời Pháp thuộc mà chúng ta đã từng được học. Việt Nam rất cần những tác phẩm như thế để góp phần phát </i>

huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 6

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hai là, khơng chỉ quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc

<b>mà nhân dân ta còn cần tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa </b>

học - công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu thành quả trí tuệ của lồi người. Tích cực giới thiệu rộng rãi những tinh hoa, bản sắc văn hóa Việt Nam, những thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới đất nước và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và tranh thủ nguồn tài trợ của các nước cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Từ đó sáng tạo nên một nền văn hóa mới: kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Ví dụ như: chiếc áo dài truyền thống có những nét cách tân trong kiểu dáng, hoa văn trang trí mang hơi hướng hiện đại. Bên cạnh những phong tục đẹp của ngày tết hay những lễ hội truyền thống, người Việt Nam vẫn nô nức tham gia những sinh hoạt văn hóa vốn của phương Tây như Noel, ngày lễ tình u valentine, lễ hội hóa trang...

<b>Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tíchcực tham gia các hoạt động văn hóa, đặc biệt là phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Phát hiện và biểu dương kịp thời các gương điển </b>

hình, các cá nhân, tập thể có những đóng góp tiêu biểu cho việc xây dựng đời sống văn hóa. Tập trung xây dựng các huyện điểm, thị xã, thị tứ văn hóa ở các địa phương. Chú trọng đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, ấp, khu phố văn hóa. Phát huy tinh thần sáng tạo của nhân dân, tìm tịi, áp dụng những mơ hình thích hợp cho hoạt động văn hóa từng vùng, miền.

<b> Bốn là, Phát triển công nghiệp văn hóa nội địa để làm giàu văn hóa Việt,</b>

phục vụ nhu cầu của người dân trong nước, tạo điều kiện cho việc tiếp cận, sử dụng, thưởng thức văn hóa của người dân được tăng lên. Mặt khác, chúng ta 7

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

phải tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa Việt để giới thiệu, quảng bá, xuất khẩu ra nước ngoài.

+ Như Báo Quân đội nhân dân đã đề cập, vì thiếu sản phẩm văn hóa chất lượng cao nên chúng ta mới phải “nhập siêu” nhiều sản phẩm văn hóa nước ngồi như thế. Vì vậy, để góp phần bảo vệ sức sống của nền văn hóa Việt, chúng ta cần sớm triển khai, xây dựng, phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa khơng chỉ góp phần làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế quốc dân, mà cịn là giải pháp hữu hiệu để khơng ngừng làm giàu bản sắc văn hóa Việt. Chỉ khi nào đa số người Việt đều yêu thích nhạc Việt, phim Việt, ham mê tiêu dùng sản phẩm văn hóa Việt thì lúc đó chúng ta mới có “sức đề kháng” tốt để phòng ngừa nguy cơ “xâm lăng văn hóa” ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu vào nước ta.

<b> Năm là, nghiêm túc đánh giá những mặt hạn chế, yếu kém. Lẽ dĩ nhiên, </b>

hướng tới bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cũng cần có cách nhìn nhận cơng bằng. Chúng ta cũng cần đánh giá cho đúng những cái xấu, yếu kém, lạc hậu đó để phê phán, khắc phục. Phát huy khơng có nghĩa là “khư khư giữ bằng được” những cái đã có, mà phải biết phát triển những giá tị tốt đẹp, loại bỏ những giá trị xấu, lạc hậu.

<b>KẾT LUẬN</b>

“Muốn đối thoại với các nền văn hóa khác, Việt Nam phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình”. Qua giao lưu hội nhập, nền văn hóa nước ngồi song song tồn tại cùng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Dân tộc khơng đồng nghĩa với q khứ, nó vẫn khơng ngừng tiếp thu những cái mới để làm phong phú cho mình, tuy nhiên cái bản chất, tinh hoa thì khơng bao giờ được thay đổi, mà phải được gìn giữ, vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ sở để dân tộc ta hịa nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà khơng tự đánh mất mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b> *Liên hệ bản thân và thế hệ trẻ ngày nay</b>

<b> Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh </b>

viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, em hay mỗi sinh viên nào khác phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

</div>

×