Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thảo luận buổi 1 môn Luật tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.46 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Thảo luận bài 1 I.Nhận định:</b>

1. Quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết định KTVAHS của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

<b>Trả lời: Sai. </b>

Cơ sở pháp lý: Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh trong quá trình tố tụng, trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự đã phát sinh khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu tham gia giải quyết VAHS. Cụ thể, từ khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, người phạm tội tự thú và kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước.

2. Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự.

<b>Trả lời: Nhận định sai. </b>

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự khi có tội phạm xảy ra.

Quan hệ pháp luật TTHS sẽ phát sinh sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự. N

hưng vẫn có trường hợp quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện mà không trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự. Trường hợp người bị bắt nhầm thì phát sinh quan hệ pháp luật TTHS nhưng không thực hiện tội phạm nên không phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. 3. Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS.

<b>Trả lời: Nhận định sai.</b>

Cơ sở pháp lý: Điều 1, Điều 55 Luật TTHS,

Nhận định sai. Căn cứ theo Điều 1 Bộ luật TTHS thì quan hệ pháp luật TTHS phát sinh giữa người có thẩm quyền THTT với người TGTT hoặc người có thẩm quyền THTT; giữa cơ quan có thẩm quyền THTT với người TGTT hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT. Mà người bào chữa và người bị buộc tội đều là người TGTT theo Điều 55 Luật này, nên không phải là quan hệ TTHS và không chịu sự điều chỉnh của luật TTHS. .

4. Quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp luật TTHS.

<b>Trả lời: Nhận định đúng. Quan hệ pháp luật TTHS có 3 thành phần: Chủ thể,</b>

Khách thể, Nội dung. Về chủ thể, cơ quan điều tra là cơ quan có thẩm quyền TTHS và nguyên đơn dân sự là người tham gia tố tụng. Khách thể trong quan hệ này là quyền lợi của nguyên đơn dân sự bị thiệt hại. Về chủ thể, Nguyên đơn dân sự có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và CQĐT có quyền triệu tập và

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

lấy lời khai của đương sự (bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự).

6. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các CQTHTT.

<b>Trả lời: Nhận định sai. Phương pháp phối hợp chế ước không chỉ điều chỉnh</b>

các mối quan hệ giữa các CQTHTT mà là điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau.

7. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.

<b>Trả lời: Đúng. Quan hệ giữa người có thẩm quyền tố tụng (điều tra viên) với</b>

người tham gia tố tụng (người bào chữa) được điều chỉnh bởi phương pháp

BLTTHS 2015 là nguồn chính, chứa đựng hầu hết các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự. Các quy định về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng là một nguồn của luật tố tụng hình sự. Cụ thể, trong nguyên tắc xác định sự thật của vụ án không chỉ là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS, mà cịn là mục đích của q trình giải quyết vụ án được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015. Điều 15 BLTTHS 2015 và khoản 2 Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 đều đảm bảo cho các hoạt động, quyết định tố tụng phù hợp với thực tế và diễn biến của việc giải quyết vụ án. Đảm bảo việc giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, khơng bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội.

9. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tịa hình sự. Nhận định Sai.

CSPL: Điều 25 BLTTHS 2015.

Nguyên tắc xét xử công khai không phải được áp dụng cho tất cả phiên tịa Hình sự. Theo quy định tại Điều 25 BLTTHS 2015 thì trong một số trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tịa án có thể xét xử kín. Như vậy, xét xử công khai không phải được áp dụng cho tất cả phiên tòa mà tùy trường hợp phiên tịa xét xử có thể xét xử kín.

10. Ngun tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong Luật TTHS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Trả lời: Nhận định sai</b>

Nguyên tắc này là dựa trên nền tảng nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.

Ngồi ra, ngun tắc cịn được quy định tại Điều 13 Luật TCTAND 2014. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử.

Như vậy, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm khơng chỉ có trong Luật TTHS mà nó cịn có trong Hiến pháp, Luật TCTAND 2014.

11. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để Tòa án ra bản án, quyết định.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 26, khoản 3 Điều 252 BLTTHS 2015

Căn cứ vào khoản 3 Điều 252, nếu đó là những chứng cứ khơng thể đem đến phiên tồ thì Tồ án có thể kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại chỗ. Thêm vào đó, theo Điều 26, để đưa ra bản án, quyết định thì ngồi việc căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ, Tòa án còn phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa, chứ khơng phải chỉ dựa vào kết quả kiểm tra chứng cứ.

12. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 29 BLTTHS 2015

Pháp luật quy định chỉ người tham gia tố tụng mới có quyền được sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong trường hợp họ khơng biết tiếng Việt, thế nhưng kèm theo đó phải có người phiên dịch. Còn người tiến hành tố tụng bắt buộc phải dùng tiếng Việt trong cả quá trình tố tụng.

<b>II.Bài tập:</b>

<b>1. Bài tập 1:</b>

Trong lúc đang trộm cắp tài sản của D, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không bắt được. Một thời gian sau, B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên đã tố giác với cơ quan công an nơi đây. Công an phường X tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho CQĐT công an quận. Vụ án được khởi tố, Điều tra viên N là người được phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của Kiểm sát viên M. Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định luật sư C làm người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định miễn TNHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Điều tra viên N được phân cơng chủ trì việc hòa giải giữa bị can A,

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

cha mẹ A và bị hại D. Trong biên bản hòa giải, các bên đã thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, bị can A xin lỗi người bị hại D.

<b>Câu hỏi:</b>

1. Xác định tất cả QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS?

- Quan hệ xã hội giữa công an phường X và B

- Quan hệ xã hội giữa công an phường X và CQĐT công an quận - Quan hệ giữa Điều tra viên N và Kiểm sát viên M

- Quan hệ giữa Điều tra viên N và bị can A, cha mẹ A và bị hại D - Quan hệ giữa luật sư C (người bào chữa) và Điều tra viên N - Quan hệ giữa CQĐT công an quận và luật sư C (người bào chữa) - Quan hệ giữa CQĐT công an quận và bị hại D, bị can A, cha mẹ D 2. Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH?

- Quan hệ xã hội giữa công an phường X và B

A sinh năm 1980, cư trú tại huyện X, tỉnh Y, là người Hoa gốc Việt, có hành vi mua bán 1,75 kg ma túy, bị công an phát hiện và bắt quả tang. Tại bản án hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh Y tuyên A tử hình về tội mua bán trái phép chất ma túy.

<b>Câu hỏi:</b>

1. Giả sử A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì vụ án được giải quyết như thế nào?

2. Nếu A không sử dụng thơng thạo tiếng Việt và đề nghị có người phiên dịch cho mình thì u cầu này có được chấp nhận không?

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3. Giả sử A không có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì CQTHTT sẽ giải quyết như thế nào?

<b>Trả lời:</b>

1. Nếu A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 BLTTHS 2015, vụ án phải được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó, trường hợp điều ước quốc tế đó khơng quy định hoặc khơng có tập qn quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao. 2. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 BLTTHS 2015 thì tiếng nói và chữ viết dùng trong hoạt động tố tụng hình sự là tiếng việt, do đó trường hợp A là người tham gia tố tụng nhưng không sử dụng thông thạo tiếng việt thì có thể dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình và đề nghị có người phiên dịch hỗ trợ là hoàn toàn hợp lý. Điều này đảm bảo A có thể cung cấp chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đúng đắn, đưa ra các lập luận, lý lẽ đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp Tịa án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật.

3. A khơng có khả năng nhờ luật sư bào chữa mà A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy được BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, do đó căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa cho A.

</div>

×