Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.58 KB, 17 trang )

Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………....1
NỘI DUNG……………………………………………………………………………..1
I . khái quát chung về bị can, bị cáo địa vị pháp lý của bị can bị cáo………………...1
1. khái niệm bị can, địa vị pháp lý của bị can………………………………………...1
2. Khái niệm bị can, địa vị pháp lý của bị cáo…………………………………………1
II. Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lý của bị can, bị
cáo…………………………………………………………………………………………….2
1. Các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của bị can……………….2
a. Các quyền tố tụng……………………………………………………………….2
* Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì……………………………………………2
* Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ…………………………………………3
* Quyền được trình bày lời khai…………………………………………………………3
* Quyền được đưa ra tài kiệu, đồ vật, yêu cầu ………………………………………..3
* Quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch…………………………………………………………………………………………..3
* Quyền được bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa………………………………4
* Quyền được nhận các quyết định văn bản tố tụng…………………………………..4
* Quyền khiếu nại, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng………………………………………………………………..5
b. Các quyền tố tụng………………………………………………………………..5
2. Các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của bị cáo……………….6
a. Các quyền tố tụng…………………………………………………………………….6
* Quyền được nhận các quyết định, văn bản tố tụng…………………………………..6
* Quyền được tham gia phiên toà………………………………………………………7
* Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ………………………………………….8
* Quyền được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch theo quy định của pháp luật……………………………………………………..………8
* Đưa ra tài liệu, đồ vật yêu cầu………………………………………………..….……8


* Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa…………………………..….……9
* Quyền trình bày ý kiến tranh luận tại phiên toà………………………………..….….9
* Quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án………………………………………...….10
* Quyền kháng cáo bản án quyết định của Toà án………………………………....….10
* Quyền khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng………………………………………………………………………………………..…11
b. Các nghĩa vụ tố tụng……………………………………………………………..…12
III. Những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại và một số giả pháp trong việc đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo……………………………………………………..…12
1. Những vướng mắc và tồn tại………………………………………………………..12
2. Một số giải pháp…………………………………………………………………..…14
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….…15
1


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

MỞ ĐẦU
Trong tố tụng hình sự, việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể có vai trò hết sức
quan trọng. Bởi vì khi giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác
nhau. Và ở mỗi giai đoạn thì địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng là không giống
nhau. Khi đó, việc nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể sẽ đảm bảo cho việc thực hiện
đúng các thủ tục tố tụng, đảm bảo cho việc xác định sự thật vụ án. Như vậy, có thể thấy việc
nắm vững địa vị pháp lý của các chủ thể đặc biệt là những NTHTT đối với những NTGTT
có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo đúng người đúng tội.

NỘI DUNG
I . khái quát chung về bị can, bị cáo địa vị pháp lý của bị can bị cáo.
1. khái niệm bị can, địa vị pháp lý của bị can.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì bị can là người đã bị khởi

tố về hình sự.
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì bị can là người bị
khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Bị can sẽ tham gia
vào các giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng của
bị can sẽ chấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án, Toà
án đình chit vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với bị can hoặc toà án ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử. Khi một người bị khởi tố về hình sự thì họ sẽ trở thành đối tượng bị
buộc tội trong vụ án. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa xác định họ là người có tội. Đây là
vấn đề có tính nguyên tắc. Vì vậy theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp 1992 và Điều 9
BLTTHS 2003 thì: “ Không ai bị coi là cố tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.”
Trong tố tụng hình sự chưa có một khái niệm chính thức nào về địa vị pháp lý của bị
can. Nhưng dựa vào những đặc điểm đã phân tích ở trên có thể thấy: địa vị pháp lý của bị
can là tổng thể các nguyên tắc và nghĩa vụ của người đã bị khởi tố về hình sự trong quá trình
tham gia tố tụng hình sự. Khi một người có đại vị pháp lý là bị can thì họ sẽ có các quyền và
nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định
cụ thể tại Khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003.
2. Khái niệm bị can, địa vị pháp lý của bị cáo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 BLTTHS thì: Bị cáo là người đã bị Toà án quyết
định đưa ra xét xử.
Như vậy bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi
bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật. Và khái niệm bị cáo không đồng
nghĩa với khái niệm chủ thể của tội phạm. Bị cáo cũng không phải người có tội. Họ chỉ trở
thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Toà án ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực
pháp luật.
Cũng tương tự như bị can. Từ trước tới nay chưa có một khái niệm cụ thể nào về địa vị
pháp lý của bị cáo. Và dựa trên những gì đã phân tích ở trên có thể rút ra khái niệm cụ thể về
địa vị pháp lý của bị cáo: Địa vị pháp lý của bị cáo chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ
2



Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

của một người đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án có thẩm quyền đến khi bản
án kết tội hay quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
II. Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lý của bị
can, bị cáo.
1. Các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của bị can.
c. Các quyền tố tụng.
Các quyền của bị can trong tố tụng hình sự được quy định rõ tại khoản 2 Điều 49
BLTTHS 2003:
* Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì.
Đây là quyền đầu tiên của bị can được pháp luật quy định. Quyền này thể hiện tính chất
quan trọng của việc một người bị nghi ngờ tội cần phải biết mình bị khởi tố về tội gì. Bởi vì,
mục đích của việc tiến hành các trình tự tố tụng là nhằm xác định một người có phạm tội hay
không nếu phạm tội thì phải chịu hình phạt như thế nào. Do vậy người bị nghi ngờ phạm tội
cần phải biết rằng mình bị khởi tố về tội gì để họ có thể tự bào chữa để gỡ tội cho mình. Nếu
không biết mình bị khởi tố về tội gì thì họ khó có thể đưa ra các chứng cứ gỡ tội cho mình
cùng những lời bào chữa.
Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can thể hiện sự công bằng, bình đẳng
và tiến bộ của pháp luật Việt Nam nói chung và của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Bởi vì, quyền lực nằm trong tay của nhà nước mà cụ thể ở đây là nằm trong tay những người
tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, việc đảm bảo được biết mình bị khởi
tố về tội gì của bị can phụ thuộc rất nhiều vào các CQTHTT tụng và đặc biệt là những
NTHTT. Vì họ là những người trực tiếp thực thi các quy định của pháp luật trong việc tiến
hành các trình tự tố tụng nhằm xác định sự thật vụ án cũng như thông báo cho bị can về các
quyền và nghĩa vụ của mình.
Trên thực tế, để biết mình bị khởi tố về tội gì thì các cơ quan tiến hành tố tụng và người
tiến hành tố tụng phải giao các quyết định tố tụng và giải thích các quyền và nghĩa vụ cho bị
can. Bị can được biết mình bị khởi tố về tội gì thông qua quyết định khởi tố bị can. Quyết

định khởi tố bị can cần phải có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 126
BLTTHS và phải được tống đạt đến bị can theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định
của pháp luật thì cơ quan điều tra phải có trách nhiệm giao ngay quyết định khởi tố bị can và
giải thích các quyền và nghĩa vụ cho bị can.
Như vây, việc thực hiện và đảm bảo tốt quyền này của bị can sẽ tạo điều kiện cho
CQTHTT và NTHTT nhanh chóng kịp thời điều tra, xác minh sự thật vụ án góp phần giảm
bớt những oan sai trong việc thụ lý và giải quyết vụ án hình sự.
* Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Khi biết mình bị khởi tố về tội gì thì bị can sẽ rất mong muốn được biết mình có những
quyền và nghĩa vụ gì để thực hiện nhằm gỡ tội cho mình. Và để đảm bảo cho bị can biết
được mình có những quyền và nghĩa vụ gì thì BLTTHS 2003 đã quy định cụ thể là bị can có
quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ. Việc thực hiện được quyền này của bị can đồng
nghĩa với việc CQTHTT và NTHTT phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Đó là nghĩa vụ
giải thích cho bị can hiểu rõ họ có những quyền và nghĩa vụ gì.
3


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

Quyền này của bị can là một quyền mới được quy định trong BLTTHS 2003. Trong
BLTTHS 1998 thì bị can không có được quyền này. Mà theo như BLTTHS 1998 thì quyền
này gần như được ngầm hiểu theo quyền biết mình bị khởi tố về tội gì.
Việc đảm bảo quyền này của bị can cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền
con người của bị can cũng như góp phần nhanh chóng kịp thời giải quyết vụ án, xác minh sự
thật vụ án.
* Quyền được trình bày lời khai.
Đây cũng là một quy định mới của BLTTHS 2003 về các quyền và nghĩa vụ của bị can
trong tố tụng hình sự. Theo quy định này thì bị can có quyền trình bày lời khai về những vấn
đề liên quan đến vụ án mà họ bị khởi tố.
Đây là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can. Do vậy nhiều khi bị can đã sử dụng

quyền này của mình để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô
tội hoặc là phạm tội ở mức độ nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đưa ra những tình tiết, lý do để
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Cũng có những trường hợp bị can từ chối không
khai báo về hành vi của mình. Tuy nhiên trong những trường hợp mà họ từ chối không khai
báo hay khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.
Và ngược lại, nếu bị can có thái độ khai báo thành khẩn thì đó lại là tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS 1999.
Trong những trường hợp nào thì cơ quan điều tra cũng cần phải tôn trọng quyền được
trình bày lời khai của bị can. Bởi vì qua lời khai của bị can – người bị cho là đã thực hiện
hành vi trái pháp luật ta có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện. Đặc
biệt những NTHTT không được phép dùng các biện pháp trái pháp luật để bược bị can phải
khai báo. Điều đó sẽ dẫn đến sai lầm trong kết quả điều tra vụ án. Và nghiêm trọng hơn là
việc làm đó của NTHTT đã vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền của bị can.
* Quyền được đưa ra tài kiệu, đồ vật, yêu cầu
Theo quy định này của pháp luật thì bị can có quyền cung cấp những tài liệu, đồ vật có
liên quan đến vụ án cũng như những yêu cầu như yêu cầu trưng cầu giám định bổ xung hoặc
giám định lại, yêu cầu điều tra lại…
Theo quy định của BLTTHS 2003 thì bị can có quyền đưa ra “tài liệu, đồ vật, yêu cầu”.
Đây là sự thay đổi mới trong quy định của pháp luật, sự thay đổi này hoàn toàn hợp lý, góp
phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của nước ta. Bời vì khi bị can cũng cấp cho cơ quan
điều tra những tài liệu, đồ vật thì không phải mọi tài liệu, đồ vật đó đều là chứng cư trong vụ
án. Khi cơ quan điều tra nhân được các tài liệu, đồ vật đó thì họ phải tiến hành kiểm tra,
đánh giá khách quan để xác định các tài liệu đồ vật đó có phải là chứng cứ trong vụ án hay
không. Và chỉ khi các tài liệu, đồ vật đó đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp
luật thì chúng mới trở thành chứng cứ trong vụ án.
* Quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người
phiên dịch.
Người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là những chủ thể có vai trò
rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Sự thật vụ án chỉ được xác định một cách
chính xác nếu các chủ thể nêu trên thực hiện tốt được vai trò của mình trong mỗi giai đoạn

của tố tụng hình sự. Bởi vì, việc thay đổi NTHTT, người giám định, người phiên dịch để
4


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

đảm bảo vụ án được điều tra xét xử một cách công khai minh bạch, sự thật của vụ án được
xác minh một cách khách quan, công bằng là điều rất cần thiết.
Theo đó, bị can có quyền đề nghị thay đổi NTHTT, người giám định, người phiên dịch
nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ vè việc họ tiến
hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng có thể làm cho vụ án được giải quyết theo hướng không
có lợi cho bị can. Khi các CQTHTT nhận được thay đổi NTHTT, người giám định, người
phiên dịch của bị can thì cần phải xem xét giải quyết yêu cầu đó nếu thấy yêu cầu đó là có
căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Việc đảm bảo tốt quyền được đề nghị thay đổi NTHTT, người giám định, người phiên
dịch của bị can góp phần đảm bảo tính công khai minh bạch trong tố tụng hình sự và đảm
bảo nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tham gia tiến hành tố tụng.
* Quyền được bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Đây là một quyền quan trọng vủa bị can trong tố tụng hình sự. Bị can có quyền tự bào
chữa. Theo đó thì bị can có quyền dùng những lý lẽ và chứng cứ để gỡ tội và để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Quyền tự bào chữa
không phải là một quyền độc lập, tách rời với các quyền khác của bị can mà quyền bào chữa
chính là sự tổng hoà các quyền của bị can trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Bởi vì khi tham gia vào quá trình tố tụng, ngoài việc bị can đưa ra
những lý lẽ, chứng cứ để gỡ tội cho mình thì bị can còn thực hiện quyền bào chữa của mình
thông qua việc thực hiện các quyền như quyền trình bày lời khai, quyền đưa ra tài kiệu đồ
vật, yêu cầu… Việc thực hiện các quyền này của bị can không chỉ nhằm gỡ tội cho bị can
mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị can.
Ngoài quyền tự bào chữa, bị can còn có quyền nhờ người khác bào chữa cho mình.
Quyền này thể hiện sự đảm bảo của pháp luật cho quyền bào chữa của bị can. Pháp luật đảm

bảo cho bị can được người khác bào chữa cho mình nếu không thể tự mình bào chữa. Người
được bị can nhờ bào chữa phải là người có ddurt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 305 BLTTHS thì trong trường hợp bị can là người chưa
thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự
mình bào chữa cho bị can. Và khoản 2 Điều 305 cũng quy định trong trường hợp bị can là
người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn người bào chữa
thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng
luật sư cử người bào chữa cho họ.
Bị can và người đại diện của họ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
được đoàn luật sư cử bào chữa cho bị can. Các cơ quan tiền hành tố tụng phải tôn trọng và
bảo đảm quyền bào chữa của bị can.
* Quyền được nhận các quyết định văn bản tố tụng.
Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 49 BLTTHS 2003 thì khi tham gia vào quá trình
tố tụng, bị can có quyền được nhận các quyết định và văn bản tố tụng. Các quyết định và văn
bản tố tụng như: Quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các
biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, quyết
định đình chỉ tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng
khác theo quy định của BLTTHS.
5


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

Các quyết định và các văn bản tố tụng trên có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của bị can. Việc pháp luật quy định bị can có quyền được nhận các quyết định và
văn bản tố tụng nhằm đảm bảo cho bị can có thể thực hiện tốt quyền bào chữa và các quyền
tố tụng khác của mình. Để đảm bảo tố quyền này của bị can thì đòi hỏi các CQTHTT,
NTHTT phải tiến hành các trình tự tố tụng đúng quy định của pháp luật, các quyết định tố
tụng cũng phải được đưa ra dưới hình thức văn bản, có căn cứ và đúng pháp luật.
* Quyền khiếu nại, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng,

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Theo quy định tại Điều 328 BLTTHS 2003 thì bị can chỉ có quyền khiếu nại trong thời
gian 15 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà bị can cho rằng
có vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Điều 328 cũng quy định, trong trường hợp vì đau ốm, thiên
tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở những nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan mà bị
can không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó
không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét và giải quyết khiếu nại
theo đúng quy định và thời hạn pháp luật quy định. Kết quả xem xét, giải quyết khiếu nại
phải được thông báo bằng văn bản cho bị can biết.
Theo quy định tại Điều 329 BLTTHS 2003 thì đối với khiếu nại về quyết định, hành vi
tố tụng của điều tra viên, phó thủ trưởng cơ quan điều tra do thủ trưởng cơ quan điều tra xem
xét và giải quyết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý
với kết quả giải quyết khiếu nại thì bị can có quyền khiếu nại đến viện kiểm sát cũng cấp
phải xem xét, giả quyết. Việm kiểm sát cùng cấp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của thủ trưởng cơ quan điều tra và các quyết định
của cơ quan điều tra đã được viện kiểm sát phê chuẩn do viện kiểm sát cùng cấp giải quyết
trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải
quyết thì bị can có quyền khiếu nại đến viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, viện kiểm sát cấp trên phải xem xét và giải quyết.
Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Theo quy định tại Điều 330 BLTTHS 2003 thì khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của
phó viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên do viện trưởng viện kiểm sát giải quyết ttrong
thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết
thì bị can có quyền khiếu nại đến viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng viện kiểm sát do viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
d. Các quyền tố tụng.

Khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2003 quy định: “ bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của
cơ quan điều tra, viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có
thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.” Như vây, trong trường hợp bị can được tại ngoại,
khi cần sự có mặt của bị can để tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các hoạt động tố tụng
khác thì cơ quan tiến hành tố tụng phải triệu tập bị can. Bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo
6


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiếm sát. Việc triệu tập bị can phải tuân thủ theo
đúng quy định tại Điều 129 BLTTHS 2003. Giấy triệu tập bị can phỉ ghi rõ họ tên, chỗ ở của
bị can, thời gian, địa điểm bị can phải có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không
có lý do chính đáng. Giấy triệu tập bị can này sẽ được gửi cho chính quyền xã, phường, thị
trấn nơi bị can cư trú hoặc cho cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Cơ quan, tổ chức nhận
giấy triệu tập phải có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. Và bị can khi nhận
được giấy triệu tập phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận được. Người chuyển giấy triệu tập
cho bị can còn có nghĩa vụ chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã
triệu tập bị can. Nếu trong trường hợp bị can đã nhận được giấy triệu tập nhưng không ký
nhận thì người chuyển giấy triệu tập phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu
tập bị can. Nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên
trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho bị can.
Trong trường hợp bị can vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải. Việc
áp giải bị can cũng phải tuân theo đúng quy định tại Điều 130 BLTTHS. Và đặc biệt, trong
trường hợp bị can bỏ trốn thì sẽ bị truy nã. Còn trong trường hợp bị can bị tam giam thì việc
triệu tập bị can của cơ quan tiến hành tố tụng sẽ được thông qua ban giám thị trại giam.
2. Các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của bị cáo.
a. Các quyền tố tụng.
* Quyền được nhận các quyết định, văn bản tố tụng.
Bị cáo là người bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. Khi đó, bị cáo sẽ có các quyền và

nghĩa vụ tương ứng với mình. Quyền đầu tiên của bị cáo là quyền được nhận quyết định đưa
vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ ác biện pháp ngăn chặn; quyết định
đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Toà án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của
BLTTHS.
Trong đó, quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyền quan trọng của bị
cáo. Vì quyết định đó sẽ khiến người bị buộc tội chuyển từ tư cách bị can sang tư cách bị
cáo. Và bị can dựa vào quyết định đưa vụ án ra xét xử sẽ có thể biết được mình bị đưa ra xét
xử với tội danh gì, thời gian, địa điểm mở phiên toà, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký toà án
tham gia phiên toà (Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết nếu có), Kiểm sát viên tham
gia phiên toà (Khiểm sát viên dự khuyết nếu có), người bào chữa, người phiên dịch, những
người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà, vật chứng cần xem xét tại phiên toà.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 178
BLTTHS 2003. Theo quy định tại khoản 1 Điều 182 BLTTHS thì quyết định đưa vụ án ra
xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chậm nhất là 10 ngày
trước khi phiên toà mở. Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra
xét xử sẽ được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo. Quyết
định đưa vụ án ra xét xử cũng cần phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị
trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cũng của bị cáo. Nếu CQTHTT, NTHTT không đảm
bảo thực hiện tốt quyền này của bị cáo thì bị cáo có quyền yêu cầu hoãn phiên toà.
Trog quá trình xét xử, khi có lý do hợp pháp và xét thấy cần thiết hoặc không cần thiết
phải áp dụng biện pháp ngăn chặn thì CQTHTT, NTHTT có thể ra quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của bị cáo thì bị cáo
7


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

có những quyền được nhận quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn.
Quyết định này phải được gửi ngay cho bị cáo cũng như Viện kiểm sát cũng cấp hay trại
giam nơi bị cáo đang bị tạm giam.

Ngoài hai quyết định trên, bị cáo còn có quyền được nhận quyết dịnh đình chỉ, tạm đình
chỉ vụ án, bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
Các quyết định này đều có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Do vậy, các quyết định này là căn cứ pháp lý để bị cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ có
liên quan đến quyết định đó.
* Quyền được tham gia phiên toà.
Đây là quyền vô cũng quan trọng của bị cáo tong tố tụng hình sự. Vì phiên toà là nơi
diễn ra hoạt động thẩm vấn, xét xử công khai. Bản án, quyết định của Toà án phải dựa trên
những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên toà. Vì vậy, có quyền tham gia phiên toà sẽ tạo
điều kiện thuân lợi cho việc bị cáo thực hiện các quyền bào chữa và bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Hơn nữa, đây không chỉ là quyền của bị cáo mà còn là vấn đề mang
tính nguyên tắc. Vì quyền này của bị cáo đã thể hiện sự bình đẳng, khách quan trong tố tụng
hình sự, đó là sự bình đẳng giữa một bên là Hội đồng xét xử; kiểm sát viên – chủ thể mang
quyền lực Nhà nước và một bên là bị cáo – người bị buộc tội, không mang quyền lực nhà
nước. Tại phiên toà, bị cáo sẽ bình đẳng với kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng
khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận dân chủ tại phiên toà.
Việc bị cáo tham gia phiên toà là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ. Vì Điều 187 BLTTHS
2003 quy về sự có mặt của bị cáo tại phiên toà đã quy định rõ: “ bị cáo phải có mặt tại phiên
toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải
theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt không có lý do
chính đáng thì phải hoãn phiên toà .
Nếu bị cáo bị bênh tâm thần hoặc bị bếnh hiểm nghèo khác thì hội đồng xét xử tạm
đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án theo yêu cầu của cơ quan
truy nã bị cáo”
Pháp luật quy định sự có mặt của bị cáo tại phiên toà xét xử sẽ đảm bảo cho bị cáo thực
hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa, sự có mặt của bị cáo tại phiên toà còn thể
hiện tính công khai, minh bạch khi xét xử, đảm bảo được quyền bình đẳng trước Toà án của
bị cáo.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp bị cáo đều thực hiện tốt quyền hay cũng là

nghĩa vụ tham gia phiên toà của mình. Có nhiều trường hợp bị cáo trốn tránh không tham dự
phiên toà xét xử. Điều đó đã gây khó khăn cho việc xét xử của Toà án làm ảnh hưởng đến
việc xác minh sự thật vụ án. Do vậy, để đảm bảo cho việc xét xử được tiến hành thuận lợi thì
khoản 2 Điều 187 đã quy định Toà án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp: bị
cáo trốn tránh và việc truy nã không có hiệu quả; bị cáo đang ở nước ngoài và không thể
triệu tập đến phiên toà; nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã
được giao giấy triệu tập hợp lệ.
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số
05/2005/ NQ – HĐTP ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quyết định trong phần thứ
8


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

tự xét xử phúc thẩm của BLTTHS thì:” trong trường hợp bị cáo có kháng cáo, bị kháng
cáo, kháng nghị thì Toà án xét xử vắng mặt họ theo quy định tại khoản 2 Điều 187
BLTTHS.”. Theo khoản 2 Điều 187 thì Toà án xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp bị
cáo là người có kháng cáo thì không hợp lý. Việc bị cáo vắng mặt mà không có lý do chính
đáng sẽ gây khó khăn, trở ngại cho việc xét xử của Toà án thì cần phải coi là bị cáo đã từ bỏ
việc kháng cáo của mình và phiên toà phúc thẩm sẽ bị huỷ bỏ.
* Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Trong quá trình tham gia tố tụng, người bị buộc tội sẽ có địa vị pháp lý khác nhau
tương ứng với mỗi tư cách tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng. Và khi người bị buộc tội
tham gia tố tụng với tư cách bị cáo thì họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ tương ứng với tư
cách bị cáo. Do vậy, họ cũng cần được CQTHTT, NTHTT giải thích cho họ hiểu về quyền
và nghĩa vụ của mình.
Bị cáo tham gia tố tụng kể từ khi có quyết định của Toà án đưa vụ án ra xét xử. Theo
quy định tại Điều 201 BLTTHS 2003 về thủ tục bắt đầu phiên toà thì Chủ toạ phiên toà là
người giải thích cho bị cáo cũng như nhưng người được triệu tập có mặt tại phiên toà về
quyền và nghĩa vụ của họ.

Cũng giống như bị can, bị cáo biết về quyền vầ nghĩa vụ của mình sẽ giúp bị cáo thực
hiện tốt hơn các quyền tố tụng của mình và đặc biệt là quyền tự bào chữa và quyền đưa tài
liệu, đồ vật, yêu cầu và quyền kháng cáo. Như vây, việc đảm bảo quyền được giải thích về
quyền và nghĩa vụ của bị cáo sẽ góp phần đảm bảo cho bị cáo thực hiện tốt hơn các quyền và
nghĩa vụ tố tụng khác của mình.
* Quyền được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người
phiên dịch theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 42 BLTTHS 2003 thì NTHTT phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi nếu: họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sư, bị đơn dân sự, người
có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, là người đại diện hợp pháp, người thân thích của
người đó hoặc của bị can, bị cáo; họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó hoặc có căn cứ rõ ràng khác để
cho rằng họ không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, nếu người tiến hành tố tụng thuộc một trong các trường hợp phải từ chối tiên
hành tố tụng mà không từ chối thì bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi NTHTT. Quyền này của
bị cáo thể hiện sự khách quan trong quá trình xét xử. Đây là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản
trong tố tụng hình sự bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng.
Ngoài ra, bị cáo cũng có quyền yêu cầu thay đổi người giám định, người phiên dịch. Họ
là những chủ thể có vai trò quan trọng trong việc xác minh sự thật vụ án. Cũng như những
người tiến hành tố tụng khác, khi người giám định, người phiên dịch thuộc hai trường hợp
phải từ chối tham gia tố tụng mà không từ chối thì bị cáo có quyền yêu cầu thau đổi người
giám định, người phiên dịch.
Bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi NTTT, người giám định, người phiên dịch trước hoặc
tại phiên toà xét xử. Khi có yêu cầu thì Chánh án toà án, Hội đồng xét xử phải xem xét và
quyết định, trong trường hợp cần thiết thì phải hoãn phiên toà.
* Đưa ra tài liệu, đồ vật yêu cầu.
9


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự


Tại phiên toà xét xử, bị cáo có quyền đưa ra những tài liệu, đồ vật. Trong quá trình điều
tra, bị cáo cũng có quyền đưa ra những tài liệu, đồ vật nhưng những tài liệu, đồ vật đó có thể
chưa phải là những tài liệu, đồ vật quan trọng hoặc chưa đưa ra vì chưa tìm được. Và đến khi
bị đưa ra xét xử thì những tài liệu đồ vật mà bị cáo đưa ra thường là những tài liệu, đò vật
mới được tìm thấy hoặc là rất quan trọng đối với vụ án, có ý nghĩa gỡ tội cho bị cáo, chứng
minh bị cáo không phạm tội hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Hội đồng xét xử phải kiểm tra, xác minh và đánh giá các đồ vật, tài liệu đó có phải là
chứng cứ quan trọng trong vụ án không và giá trị của chúng trong việc xác minh sự thật vụ
án.
Bị cáo cũng có quyền đưa ra các yêu cầu. Nhưng BLTTHS không quy định rõ bị cáo có
quyền đưa ra những yêu cầu gì. Và thực tế cho thấy, bị cáo thường yêu cầu những vấn đề
như yêu cầu triệu tập then người làm chứng, yêu cầu đưa them vật chứng, yêu cầu hoãn
phiên toà… các yêu cầu này phải Hội đồng xem xét quyết định.
Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của bị cáo cần phải được đảm bảo trong suốt quá
trình xét xử từ khi bắt đầu phiên toà đến phần xét hỏi tại phiên toà cũng như trạnh luận tại
phiên toà. Đảm bảo tốt quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của bị cáo trong suốt quá trình
xét xử sẽ góp phần đảm bảo việc xác minh sự thật vụ án , đảm bảo được quyền và lợi ích
hợp pháp của bị cáo.
* Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Quyền tự bào chữa được thực hiện ngay khi một người bị khỏi tố về hình sự. Khi họ trở
thành đối tượng bị buộc tội thì quyền bào chữa được thực hiện trong suốt quá trình điều tra,
truy tố, xét xử dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều 217 BLTTHS 2003 trong phân tranh
luận tại phiên toà có ghi rõ: sau khi kết thúc phần xét hỏi, kiểm sát viên trinh bày lời luận tội
thì bị cáo có quyền trình bày lời bào chữa của mình. Trong trường hợp bị cáo có người bào
chữa thì người bào chữa sẽ bào chữa cho bị cáo và bị cáo bổ sung ý kiến bào chữa. Như vậy,
trong trường hợp bị cáo không hiểu rõ về pháp luật thì việc người bào chữa tham gia phiên
toà bào chữa cho bị cáo đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp bị cáo
không hiểu rõ về pháp luật thì việc người bào chữa tham gia phiên toà bào chữa cho bị cáo
đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp bị cáo chưa thành niên, có nhược

điểm về thể chất tinh thần. Do vậy, Điều 190 BLTTHS 2003 quy đinh:” người bào chữa có
nghĩa vụ tham gia phiên toà. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho toà án.
Nếu người bào chữa vắng mặt Toà án vẫn mở phiên toà xét xử. trong trường hợp phải bắt
buộc có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 mà người bào
chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà”.quy đinh này của pháp luật đảm
bảo cho bị cáo thực hiện tốt nhất quyền bào chữa tại phiên toà.
Hội đồng xét xử phải tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo. Vì tôn trọng quyền bào chữa
của bị cáo không chỉ đảm bảo quyền lợi cho bị cáo, thể hiện tính nhân đạo và dân chủ trong
tố tụng hình sự mà còn đảm bảo cho việc xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn
diện và đầy đủ nhất.
* Quyền trình bày ý kiến tranh luận tại phiên toà.
Theo quy định tại Điều 218 BLTTHS thì bị cáo có quyền trình bày ý kiến của mình về
luận tôi của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình. Kiểm sát viên sẽ đưa ra những lập
10


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

luận hỏi đáp của mình đối với từng ý kiến. Bị cáo cũng có quyền đưa ra ý kiến và lập luận
đối đáp với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền
lợi của người này.
Đồng thời việc đưa ra ý kiến, tranh luận tại phiên toà thì bị cáo cũng có thể đưa ra các
yêu cầu như: yêu cầu them người làm chứng, xét hỏi thêm…
Quyền này của bị cáo đã thể hiện sự bình đẳng, khách quan trong quá trình xét xử qua
việc bị cáo phát biểu ý kiến, đưa ra những yêu cầu cũng như đối đáp với kiểm sát viên tại
phiên toà.
* Quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án.
Theo quy định tại Điều 220BLTTHS 2003 thì sau khi những người tham gia tranh luận
không trình bày gì thêm, chủ toạ phiên toà sẽ tuyên bố kết thúc phần tranh luận và bị cáo sẽ
được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Quyết định của Hội

đồng xét xử sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự… của bị cáo nên có
ý nghĩa rất quan trọng. Pháp luật quy định cho bị cáo nói lời sau cùng cũng là tạo điều kiện,
cơ hội cho bị cáo được bày tỏ thái độ, nguyện vọng của mình trước khi hội đồng xét xử đưa
ra những quyết định đối với vụ án.
Khi nói lời sau cùng bị cáo cũng có quyền trình bày mọi vấn đề liên quan đến vụ án và
bày tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội… Pháp luật quy định trong khi bị cáo nói lời
sau cùng thì Hội đồng xét xử không được phép đặt câu hỏi. Quy định nhằm nhấn mạnh việc
Hội đồng xét xử cần phải chú ý và tôn trọng quyền nói lời sau cùng của bị cáo. Nhưng để
tránh cho bị cáo trình bày dài dòng hay không trình bày vấn đề chính thì luật cũng quy định
Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những quan điểm không liên
quan đến vụ án nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo.
Khi nói lời sau cùng trước khi nghị án thì bị cáo khai báo thêm tình tiết mới có ý nghĩa
trong quan trọng việc xác định sự thật vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại phần
xét hỏi. Quy định này sẽ đảm bào cho Hội đồng xét xử không bỏ qua những tình tiết có ý
nghĩa quan trọng đối với vụ án.
* Quyền kháng cáo bản án quyết định của Toà án.
Kháng cáo là quyền cho phép bị cáo chống lại bản án và quyết định của Toà án chưa có
hiệu lực pháp luật và đòi xét xử lại. Theo quy định tại Điều 233 BLTTHS 2003 thì bị cáo
phải gửi đơn đến Toà án đã xét xử sơ thẩm hoặc Toà án phúc thẩm. Trong trường hợp bị
cáo đang bị tạm giam thì ban giám thị trại giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền
kháng cáo. Trong trường hợp này, Toà án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy
định tại Điều 95 BLTTHS.
Bị cáo có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo
vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo sẽ được tính từ ngày bản án được giao cho họ
hoặc được niêm yết. Và nếu đơn kháng cáo của bị cáo được gửi qua đường bưu điện thì ngày
kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng đấu phong bì. Trong trường hợp
đơn kháng cáo được gửi banh giám thị trại giam thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào
ngày Ban giám thị trại giam nhận được đơn. Các quy định này nhằm đảm bảo sự công bằng,
khách quan trong việc kháng cáo của bị can.
11



Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

Tuy nhiên, Điều 235 BLTTHS 2003 cũng quy định việc kháng cáo quá giới hạn có thể
được chấp nhận nếu có lý do chính đáng. Toà án cấp phúc thẩm sẽ thành lập một Hội đồng
xét xử gồm 3 Thẩm phán để xem xét lý do kháng cáo quá giới hạn. Hội đồng xét xử có
quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của bị cáo.
Để đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo được thực hiện một cách nghiêm túc thì
CQTHTT, NTHTT cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của BLTTHS như: thông báo
cho bị cáo về kháng cáo, hậu quả của việc kháng cáo, bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo; thời
hạn xét xử phúc thẩm, thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm, những người tham gia phiên
toà phúc thẩm, thủ tục phiên toà phúc thẩm và bản án phúc thẩm và thẩm quyền của toà án
phúc thẩm. Những NTHTT cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì mới có thể đảm bảo
quyền kháng cáo của bị đơn được thực hiện. Hơn nữa, việc thực hiện tốt các quy định trên
cũng góp phần đảm bảo cho quyền bào chữa của bị cáo được thực hiện một cách tốt nhất.
Quyền kháng cáo của bị cáo có ý nghĩa rất quan trọng. Quyền kháng cáo đã tạo ra một
trong những điều kiện làm cơ sở cho việc xét xử của Toà án cấp trên trực tiếp đối với bản án,
quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp nhằm kiểm tra tính hợp
pháp, tính có căn cứ của bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và phát hiện
kịp thời các thiếu sót, sai lầm xét xử của Toà án cấp dưới. Quyền kháng cáo cũng là một
trong những phương tiện hữu hiệu để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân và đặc biệt là của bị cáo trong tố tụng hình sự. Và Toà án cấp phúc thẩm thông qua việc
xét xử các vụ án do bị cáo thực hiện quyền kháng cáo đã góp phần đảm bảo nhận thức và áp
dụng thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử, tăng cường hiệu quả giáo dục pháp
luật và củng cố niềm tin vào công lý, pháp luật cho nhân dân, đấu tranh phòng ngừa, phòng
chống tội phạm.
* Quyền khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng.
Khi bị cáo nhận thấy các quyết định, hàn vi của CQTHTT, NTHTT vi phạn quyền và

lợi ích hợp pháp của mình thì bị cáo có quyền khiếu nại. Bị cáo có quyền khiếu nại các quyết
định, hành vi tố tụng của chánh án, phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên toà.
Đối tượng của khiếu nại là các quyế định không thuộc đối tượng của kháng cáo như:
quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ, tạm
đình chỉ vụ án của thầm phán được phân công chủ toạ phiên toà…
Bị cáo cũng có quyền khiếu nại hành vi của người tiến hành tố tụng nếu các hành vi đó
trái pháp luật. Theo đó, bị cáo có quyền khiếu nại các hành vi của Chánh án, phó chánh án,
Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án nếu các hành vi đó là trái pháp luật và xâm hại đến
quyền lợi hợp pháp của bị cáo, ảnh hưởng đến việc xác minh sự thật vụ án.
Khiếu nại trong giai đoạn xét xử chủ yếu liên quan đến các quyết định, hành vi tố tụng
cuat Toà án nên chủ thể giải quyết khiếu nại chủ yếu là Toà án mà người đại diện là chánh
án. Theo quy định tại Điều 331 BLTTHS, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của thẩm
phán, Phó chánh án trước khi mở phiên toà do chánh án toà án giải quyết trong thời hạn 7
ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu bị cáo không đồng ý với quyết định giải quyết
khiếu nại thì có quyền tiếp tục khiếu nại với Toà án cấp trên trực tiếp. Toà án cấp trên trực
12


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

tiếp có thẩm quyền và nhiệm vụ giải quyết trong thời hạn 15 ngày. Quyết định gải quyết
khiếu nại của Toà án cấp trên là quyết định cuối cùng và không thể bị khiếu nại.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của chánh án thì do Toà án cấp trên giải
quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định này là quyết định
cuối cùng, không thể bị khiếu nại tiếp và bị cáo có nghĩa vụ phải chấp hành.
Khi bản án quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thig về nguyên tắc bị cáo không
thể kháng cáo và phải chấp hành nhưng vẫn có khiếu nại. Việc giải quyết khiếu nại trong
trường hợp này phải được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tai chương XXX – thủ
tục Giám đốc thẩm và chương XXXI – Thủ tục tái thẩm của BLTTHS 2003.
Thời hiệu khiếu nại của bị cáo là 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được hành vi,

quyết định của CQTHTT, NTHTT là có vi phạm pháp luật. Trừ trường hợp do nguyên nhân
khách quan mà người bị kết án không được thực hiện quyền khiếu nại của mình thì thời gian
gặp trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu nại.
b. Các nghĩa vụ tố tụng.
khoản 3 Điều 50 BLTTHS 2003 quy định:” bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của
Toà án, trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ
trốn thì bị truy nã”.
Như vậy, cũng giống như bị can, bị cáo cũng có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập
của CQTHTT và ở đây là Toà án. Do tư cách bị cáo chỉ hình thành khi có quyết định đưa vụ
án ra xét xử của Toà án có thẩm quyền nên bị cáo chỉ phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà
án.
Trong trường hợp bị cáo bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn là tạm giam thì có thể đảm
bảo được việc bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của Toà án. Nhưng trong trường hợp bị cáo
tại ngoại thig nhiều khi Toà án gặp khó khăn trong việc triệu tập bị cáo. Do vậy, pháp luật đã
có quy định, nếu bị cáo vắng mặt mà không có lý do chính đáng khi Toà án triệu tập thì bị
cáo sẽ bị áp giải. Trong trường hợp bị cáo có hành vi bỏ trốn thì bị cáo sẽ bị truy nã theo quy
định của pháp luật.
III. Những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại và một số giả pháp trong việc đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.
1. Những vướng mắc và tồn tại.
a. từ phía những người tiến hành tố tụng.
Theo báo cáo của ngành Toà án năm 2010 thì tỉ lệ các bản án bị huỷ là 0.75%. tỉ lệ bản
án bị sửa là 5.1%. Như vậy, tỉ lệ các bản án bị huỷ, sửa vẫn còn cao. Nguyên nhân phần lớn
là do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cấp sơ thẩm điều tra, thu thập chứng cứ không
đầy đủ…Bên cánh đó, việc chậm ban hành các văn bản tại các toà án chưa được khắc phục
làm ảnh hưởng đến công tác thi hành án cũng như quyền lợi của bị can, bị cáo.
Hơn nữa việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc áp
dụng Điều 47 BLTTHS và việc trả lại hồ sơ cho viện kiểm sát điều tra bổ sung trong một số
trường hợp còn chưa chính xác. Trong quá trình xét xử phúc thẩm, có Toà án chưa xem xét
các tình tiết liên quan tới các bị cáo có kháng cáo, kháng nghị nên khi quyết định hình phạt

đã giảm hình phạt cho các bị cáo đầu vụ thấp hơn hình phạt đối với các bị cáo vai trò thứ yêu
13


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

trong vụ án. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi hợp pháp của các bị cáo có vai trò
thứ yếu trong vụ án.
Ngoài ra sự chuẩn bị của một số thẩm phán chưa tốt, thể hiện ở việc điều khiển phiên
toà và đặc biệt là phần xét hỏi. Có những trường hợp thẩm vấn bị cáo còn chưa được khách
quan. Trong một số vụ án, thẩm phán lung túng khi xuất hiện những tình tiết mới. tên tuổi
của bị cáo, số liệu còn nhầm lẫn. Một số bản án không thể hiện những ý kiến quan trọng của
công tố và luật sư. Những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự xác minh sự thật vụ án
cũng như đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp ccuar bị cáo.
Trong tố tụng hình sự thì quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một quyền rất quan trọng
và có ý nghĩa lớn trong việc xác định sự thật vụ án. Nhưng vấn đề cấp giấy chứng nhận
người bào chữa cho bị can, bị cáo còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, trong luật tố tụng hình sự vẫn còn tồn tại những vấn đề như mớm cung, ép
cung, dùng nhục hình. Việc làm trái quy định pháp luật đó của những NTHTT đã xâm hại
nghiêm trọng đến quyền lợi ích của bị can, bị cáo và còn làm sai lệch nghiêm trọng sự thật
khách quan của vụ án.
b. Từ phia bị can, bị cáo.
Bị can, bị cáo là những người có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tố tụng
hình sự nhưng nhiều trường hợp bị can, bị cáo chưa thực sự có ý thức bảo vệ quyền lợi của
mình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, trình độ dân
trí kém phát triển.
Theo số liệu thống kê của TNDTC thì năm 2006 TAND xét xử 61634 vụ án với 99340
bị cáo nhưng chỉ có 6007 vụ án tham gia của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích
hợp pháp của đương sự. Năm 2009 là 7255 vụ án có sự tham gia của người bào chữa trên
tổng số 68425 vụ án được đưa ra xét xử.

Như vậy, có thể thấy rằng số vụ án có sự tham gia của người bào chữa, người bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác
điều tra, truy tố, xét xử nhằm xác minh sự thật vụ án cũng như đảm bảo quyền lợi của các
đương sự trong quá trình tố tụng hình sự, đặc biệt là bị can, bị cáo.
c. Từ phía những người tham gia tố tụng khác.
Trong một số trường hợp những người tham gia tố tụng khác như người bào chữa,
phiên dịch, người giám định…không làm tốt nhiệm vụ của mình đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến việc bảo đảm quyền lợi của bị can, bị cáo và việc xác định sự thật khách quan của
vụ án.
Trong đó những trường hợp tại phiên toà xét xử, người bào chữa đã từ chối bào chữa
cho bị cáo, mặc dù bị cáo bị truy tố tội giết người ở khung hình phạt cao nhất là tử hình. VD:
vụ án Nguyễn Trọng Nhân và Lương Hoài Sang sát hại phó bí thư Quận uỷ Phú Nhuận –
Đặng Thu Hồng (TP Hồ Chí Minh). Sau khi kết thúc phần xét hỏi, luật sư Phạm Quốc Hưng
(Đoàn luật sư TP HCM), bào chưa cho cả hai bị cáo Nhân và Sang, bất ngờ đứng lên từ chối
bào chữa cho bị cáo Sang với lý do “lời khai tại toà hôm nay hai bị cáo mâu thuẫn nhau,
nếu bào chữa cho cả hai sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cho các bị cáo”. Mặc dù toà giải thích,
Nhân đã có hai luật sư khác bào chữa và yêu cầu luật sư Hưng bào chữa cho bị cáo Sang
14


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

nhưng vị luật sư này từ chối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của bị cáo
Sang.
2. Một số giải pháp.
Thứ nhất cần sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật chưa phù hợp với
tình hình hiện nay.
Quy đinh của pháp luật về xác định tư cách bị can bị cáo cho người bị khởi tố: Hiện
nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc xác định thời điểm người bi khởi tố có tư cách
bị can.Người bị khởi tố sẽ có tư cách bị can kể từ khi có quyết định khởi tố bị can hay phải

đến khi quyết định đó được viện kiểm sát phê chuẩn. Theo đó cần có hướng dẫn cụ thể về
vấn đề này nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cua bị can.
Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTHS trong phần chuẩn bị xét xử: Theo đó
thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát khi có căn cứ cho
rằng bị cáo phạm tội khác hoặc có đồng phạm khác. Theo quy định tại Điều 50 BLTTS thì bị
cáo là người đã bị toà án đưa vụ án ra xét xử. Nhưng quy định trên lại thuộc phần xét xử.
Khi đó thẩm phán đang xem xét để ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không và tư cách
của người bị khởi tố trong vụ án hình sự vẫn là bị can. Bởi vậy, pháp luật quy định là “ cho
rằng bị cáo phạm một tội khác…” là không đúng và cần phải sửa thành “cho rằng bị can
phạm một tội khác…”
Quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003: Vấn đề từ chối người bào chữa quy định
tại khoản 2 Điều 57 BLTTH 2003 cần hoàn thiện thêm vì quy định như vậy còn bất cập,
không hợp lý. Việc không phân biệt quyền từ chối người bào chữa của hai nhóm đối tượng
được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều luật này là một sự không chặt chẽ về mặt lý
luận
Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa: cần bổ sung quy định về thủ
tục CGCNNBC ngay trong BLTTHS đồng thời bổ sung chế tài đối với người có hành vi vi
phạm thời hạn cấp giấy chứng nhận. Đặc biệt là cần có chế tài xử lý nghiêm đối với những
NTHTT có hành vi tác động đến bị can, bị cáo để họ phải từ chối luật sư, nhằm ngăn cản
luật sư tham gia tố tụng.
Sửa đổi Điều 196 về giới hạn của việc xét xử: Theo quy định tại Điều 196 thì: Toà án
cũng có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiếm sát truy tố trong cùng
một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn mà viện kiểm sát đã truy tố. Điều này
có thể gây bất lợi cho bị cáo trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình. Do vậy cần phải
sửa đổi theo hướng để toà án trong bất kì trường hợp nào cũng không được vượt quá giới
hạn truy tố của viện kiểm sát nếu điều đó làm bất lợi cho bị cáo. Toà án chỉ có thể vượt quá
giới hạn truy tố của Viện kiểm sát nếu không làm bất lợi cho bị cáo, không ảnh hưởng đến
quyền bào chữa của bị cáo.
Quy định tại chương 34 BLTTHS về thủ tục rút gọn: điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ
đến bị can thực hiện các quyền của mình trong tố tụng hình sự. Do đó cần có sự sủa đổi, bổ

sung quy định tại chương chương 34 để đảm bảo cho thủ tục rút gọn đáp ứng được nhu cầu
giải quyết vụ án hiện nay nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, bị cáo.
Thứ hai, nâng cao kiến thức pháp luật cho những người tham gia tố tụng, đặc biệt
là bị can, bị cáo.
15


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

Những người tham gia tố tụng và đặc biệt là bị can, bị cáo là những người có quyền và
lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tố tụng hình sự. Nhưng nhiều khi do không
hiểu biết về pháp luật mà chính bản thân họ đã không thực hiện các quyền cả mình và tự
đánh mất những quyền và lợi ích hợp pháp họ được hưởng. Do vậy, cần thường xuyên tuyên
truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân. Và đối với những người đã là bị can, bị
cáo thì cần những NTHTT phải đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm thông báo cụ thể về các
quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo cho họ biết.
Thứ ba, nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng.
Cần có các biện pháp nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ nhưng NTHTT, tăng
cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp lối sống và trách nhiệm
cho những NTHTT đặc biệt là các cán bộ, công chức ngành TAND. Xây dựng phương án
đào tạo đội ngũ cán bộ, Thẩm phán cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Làm tốt công
tác đào tạo nghiệp vụ xét xử để tạo nguồn bổ nhiệm cho thẩm phán. Chú trọng công tác tổng
kết thực tiễn xét xử hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Thứ tư, một số giải pháp khác.
Đẩy mạnh ứng dung công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và hoạt động quản
lý các CQTHTT. Tăng cường kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho
nhưng NTHTT.
Xây dựng đề án cải tiến chế độ tiền lương, kịp thời nghiên cứu, sửa đổi chế độ tiền
lương, chế độ phụ cấp và các ưu đãi khác phù hợp với đặc thù công tác, tạo điều kiện nâng
cao đời sống cho NTHTT, có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào đội ngũ

nhưng NTHTT. Như vậy sẽ đảm bảo các điều kiện tốt nhất để NTHTT thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ được giao góp phần đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của bị an, bị cáo trong
tố tụng hình sự.

KẾT LUẬN
Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự được thể hiện thông qua quyền và
nghĩa vụ cụ thể của họ trong quá trình tố tụng. Ngoài các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy
định tại Điều 49 và 50 BLTTHS 2003 thì bị can, bị cáo còn có các quyền khác được quy
định như một nguyên tắc trong tố tụng hình sự như quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
quyền bình đẳng trước pháp luật… Có thể thấy, câc quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự đã tạo cho họ một vị thế chắc chăn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình.
Việc đảm bảo tốt quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là quyền lợi
cũng là trách nhiệm của chính bị can, bị cáo và những NTHTT trong quá trình tố tụng.

16


Bài tập lớn học kì môn Luật tố tụng hình sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội – Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam – NXB công
an nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Nguyễn Mai Bộ - một số vướng mắc, bất cập trong các quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự và hướng hoàn thiện – tạp chí nhà nước pháp luật số 4/2009.
3. Khoá luận tốt nghiệp “địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự” – Vũ
Thị Kim Thuỳ.
4. Bộ Luật Tố tụng hình sự

17




×