Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 72 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI</b>

<b>------Đặng Thị Linh Tâm</b>

<b>ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆUMÃ NGUỒN MỞ POSGRESQL XÂY DỰNGCƠ SỞ DỮ LIỆU THUỘC TÍNH ĐỊA CHÍNH TẠIXÃ LỢI THUẬN, HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH</b>

<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAIMã ngành: 52850103</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI</b>

<b>------ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆUMÃ NGUỒN MỞ POSGRESQL XÂY DỰNGCƠ SỞ DỮ LIỆU THUỘC TÍNH ĐỊA CHÍNH TẠIXÃ LỢI THUẬN, HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH</b>

<b>LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM KẾT</b>

Tôi xin cam kết đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được sự hướng dẫn khoa học của <b>KS. Nguyễn Đức Anh. Các nội dung nghiên cứu, kết</b>

quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho đề tài được chính tác giả thu thập từ Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Bến Cầu và từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như nghiên cứu, ứng dụng của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong q trình thực hiện (nếu có).

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

“Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh”

Một cây lớn khởi đầu từ cái mầm nhỏ, cuộc đời mỗi con người khơng có thầy cơ thì khơng thể trưởng thành. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin gửi đến quý Thầy Cô đang công tác ở Khoa Quản lý đất đai – Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong quãng thời gian qua.

Và đặc biệt, trong học kỳ cuối này nếu khơng có sự tận tình giúp đỡ, cung cấp cho tơi những nguồn tài liệu quý giá, đồng thời đã hướng dẫn tơi cách hình thành ý tưởng và dàn ý chính cho đề tài luận văn của thầy Nguyễn Đức Anh thì tơi nghĩ đề tài tốt nghiệp này của tơi rất khó có thể hồn thiện được. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy.

Đề tài luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian gần 5 tháng. Nội dung của đề tài chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức của bản thân cịn hạn chế. Vậy nên, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q thầy/cơ và các bạn học cùng lớp để kiến thức của tơi trong lĩnh vực này được hồn thiện hơn.

Sau cùng, tơi xin kính chúc q thầy/cơ trong khoa Quản lý đất đai nói riêng và q thầy/cơ đang cơng tác tại trường nói chung thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

<i>Tơi xin trân trọng cảm ơn!</i>

<i>TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 2020</i>

<b>Sinh Viên</b>

<b>Đặng Thị Linh Tâm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí địa lý xã Lợi Thuận... 5

Hình 3.1: Bản đồ địa chính tờ số 53 của xã Lợi Thuận sau khi chuẩn hóa...22

Hình 3.2: Bảng Cơ sở dữ liệu địa chính...22

Hình 3.3: Khép vùng cho tài sản... 23

Hình 3.4: Lớp tài sản sau khi thực hiện chuẩn hóa...23

Hình 3.5: Chuyển lớp dữ liệu thửa đất sang định dạng Shapefile... 23

Hình 3.6: Kết quả sau khi chuyển dữ liệu thửa đất sang định dạng Shapefile....24

Hình 3.7: Chuyển lớp dữ liệu tài sản sang định dạng Shapefile...24

Hình 3.8: Kết quả sau khi chuyển dữ liệu tài sản sang định dạng Shapefile...24

Hình 3.9: Tạo Geodatabase chứa CSDL của xã Lợi Thuận...25

Hình 3.10: Feature Dataset của các nhóm dữ liệu khác...26

Hình 3.11: Cấu trúc truy vấn dữ liệu thửa đất...26

Hình 3.12: Dữ liệu ThuaDat trong DC_DiaChinh...27

Hình 3.13: Merge các lớp tài sản...27

Hình 3.14: Dữ liệu TaiSanGanLienVoiDat trong DC_DiaChinh...28

Hình 3.15: Cấu túc truy vấn dữ liệu đuờng giao thơng...28

Hình 3.16: Cắt MatDuongBo... 29

Hình 3.17: Toàn bộ (1) và phân lớp (2) của dữ liệu MatDuongBo... 29

Hình 3.18: Tổng hợp (1) và phân lớp (2) của dữ liệu RanhGioiDuong... 30

Hình 3.19: Tạo TimDuong bằng cơng cụ Centerline...30

Hình 3.20: Tổng hợp (1) và phân lớp (2) của dữ liệu TimDuong... 31

Hình 3.21: Cấu trúc truy vấn dữ liệu thủy hệ...31

Hình 3.22: Dữ liệu VungThuyHe trong DC_ThuyHe... 32

Hình 3.23: Dữ liệu DuongThuyHe trong DC_ThuyHe... 32

Hình 3.24: Dữ liệu DiaPhanCapXa trong DC_BienGioiDiaGioi...33

Hình 3.25: Dữ liệu DuongDiaGioiCapXa...33

Hình 3.26: Dữ liệu DiemDiaDanh trong DC_DiaDanhGhiChu...34

Hình 3.27: Điền thơng tin tên cột maXa... 34

Hình 3.28: Cấu trúc của maXa... 35

Hình 3.29: Bảng thuộc tính của ThuaDat...35

Hình 3.30: Bảng thuộc tính của TaiSanGanLienVoiDat... 36

Hình 3.31: Bảng thuộc tính của MatDuongBo...36

Hình 3.32: Bảng thuộc tính của RanhGioiDuong...36

Hình 3.33: Bảng thuộc tính của TimDuong...36

Hình 3.34: Bảng thuộc tính của VungThuyHe...37

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Hình 3.36: Bảng thuộc tính của DiaPhanCapXa...37

Hình 3.37: Bảng thuộc tính của DuongDiaGioiCapXa... 37

Hình 3.38: Bảng thuộc tính của DiemDiaDanh... 37

Hình 3.50: Nhập thơng tin vào chỗ trống...42

Hình 3.51: Chuyển dữ liệu khơng gian thơng qua PostGIS...42

Hình 3.52: Các lớp dữ liệu khơng gian được đưa vào PostgreSQL... 43

Hình 3.53: Bảng dữ liệu CaNhan trong PostgreSQL...46

Hình 3.54: Mở Split Workbook trong Kutools Plus... 46

Hình 3.55: Dữ liệu thuộc tính dạng csv...46

Hình 3.56: Các trường dữ liệu của ThuaDat khi chưa đổi tên...48

Hình 3.57: Các trường dữ liệu của ThuaDat sau khi thực hiện đổi tên...49

Hình 3.58: Những thửa đất thuộc tờ bản đồ số 60... 51

Hình 3.59: Những thửa đất khơng thuộc tờ bản đồ số 54 và có loại đất là ONT+LNK...51

Hình 3.60: Thửa đất có diện tích nhỏ nhất...51

Hình 3.61: Cung cấp thông tin giấy chứng nhận của thửa 66 tờ 55... 52

Hình 3.62: Thơng tin thửa đất và chủ sử dụng tương ứng...52

Hình 3.63: Thơng tin giấy chứng nhận của thửa đất số 4...52

Hình 3.64: Tổng diện tích các thửa đất theo từng tờ bản đồ...53

Hình 3.65: Thống kê thửa đất theo từng loại đất... 53

Hình 3.66: Thống kê số lượng thửa đã cấp giấy... 54

Hình 3.67: Cung cấp thơng tin thửa đất được cấp giấy có số phát hành CP 232185...54

Hình 3.68: Vịng xoay đường kính 30m tại điểm bưu điện Tây Ninh...54

Hình 3.69: Thửa đất bị quy hoạch...55

Hình 3.70: Các thửa đất được kênh Đìa Xù cung cấp nước phạm vi bán kính 500m...55

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hình 3.71: Khoảng cách từ thửa đến timduong khi mở rộng 20m...56

Hình 3.72: Các thửa đất có Rạch Ba Vic chảy qua...56

Hình 3.73: Thơng tin thời hạn sử dụng đất khi chưa cập nhật...57

Hình 3.74: Thơng tin thời hạn sử dụng đất sau khi cập nhật...57

Hình 3.75: Thơng tin chủ sử dụng khi chưa thưc hiện xóa...57

Hình 3.76: Thơng tin chủ sử dụng sau khi thực hiện xóa...57

Hình 3.77: Chưa thêm thơng tin chủ sử dụng... 58

Hình 3.78: Thơng tin chủ sử dụng sau khi thêm vào... 58

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ</b> Sơ đồ 2.1: QT xây dựng CSDLĐC trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp GCN...

Sơ đồ 2.2: QT chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện CSDLĐC đã xây dựng...13

Sơ đồ 2.3: QT xây dựng CSDLĐC đối với trường hợp thực hiện đồng bộ với lập, chỉnh lý BĐĐC và đăng ký đất đai, cấp GCN... 14

Sơ đồ 2.4: Các bước hoạt động của quản lý thông tin đất đai... 16

Sơ đồ 3.1: Quy trình chuẩn hóa dữ liệu thửa đất... 21

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b> Bảng 2.1: Phân loại câu lệnh SQL... 18

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN I. MỞ ĐẦU...1</b>

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu... 1

2.1. Mục tiêu nghiên cứu... 1

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu... 2

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

5. Ý nghĩa của nghiên cứu... 4

5.1. Ý nghĩa khoa học...4

5.2. Ý nghĩa thực tiễn...4

6. Kết cấu của luận văn...4

<b>PHẦN II. NỘI DUNG...5</b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.. 5</b>

1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu... 5

1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính...5

1.1.2. Tình hình cơng tác quản lý hồ sơ, tài liệu địa chính tại địa phương...5

1.1.3. Tình hình ứng dụng cơng nghệ vào cơng tác quản lý hồ sơ địa chính tại địa phương... 6

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu...6

1.2.1. Một số nghiên cứu có liên quan... 6

1.2.2. Phát huy và khắc phục...8

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIẾN...10</b>

2.1. Cơ sở lý thuyết cơ sở dữ liệu địa chính...10

2.1.1. Cơ sở lý luận...10

2.1.2. Cơ sở khoa học... 11

2.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu... 15

2.2. Nội dung quản lý thông tin đất đai...15

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.4. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL...17

2.4.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL...17

2.4.2. PostGIS... 17

2.4.3. Ngôn ngữ CSDL SQL... 18

<b>CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU... 21</b>

3.1. Thiết kế khái niệm (Phụ lục I)...21

3.2. Thiết kế logic (Phụ lục II)... 21

3.3. Thiết kế luận lý (Phụ lục III)...21

3.4. Biên tập dữ liệu khơng gian...21

3.4.1. Chuẩn hóa các dữ liệu đầu vào...21

3.4.2. Thiết kế kết cấu dữ liệu... 26

3.4.3. Biên tập dữ liệu thuộc tính cho các trường dữ liệu khơng gian...34

3.5. Biên tập dữ liệu thuộc tính... 37

3.6. Chuyển dữ liệu không gian vào PostgreSQL...41

3.6.1. Xuất tất cả dữ liệu qua dạng *.shp... 41

3.6.2. Chuyển các lớp dữ liệu không gian vào PostgreSQL...41

3.7. Chuyển dữ liệu thuộc tính vào PostgreSQL...43

3.7.1. Thiết kế các bảng thuộc tính trong CSDL_LOI_THUAN...43

3.7.2. Chuyển dữ liệu thuộc tính từ định dạng *.xls sang *.csv... 46

3.7.3. Chuyển dữ liệu thuộc tính vào PostgreSQL...46

3.8. Chuẩn hóa CSDL trong PostgreSQL... 47

3.8.1. Xóa các trường dữ liệu khơng đúng quy định...47

3.8.2. Đổi tên các trường dữ liệu theo đúng quy định... 48

3.8.3. Tạo liên kết khóa ngoại... 49

3.9. Kiểm tra về truy vấn thông tin...50

3.10. Kiểm tra về cập nhật thông tin... 56

<b>PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 60</b>

1. Kết luận...60

2. Kiến nghị...60

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...62</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN I. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Trước bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, muốn đất nước phát triển bền vững thì phải đảm bảo được sự phát triển đồng bộ của cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Cả ba lĩnh vực này đều chịu sự tác động trực tiếp từ quản lý và sử dụng đất đai.

Hiện nay, nhiều ngành nghề lĩnh vực đã và đang áp dụng đa dạng hóa cơng nghệ thông tin vào trong quản lý. Do vậy tin học hố cơng tác quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai. Trên hết, khối lượng thông tin và dữ liệu thông tin đất đai là vô cùng lớn, cần đảm bảo độ chính xác cao, truy cập nhanh chóng. Cơ sở dữ liệu đất đai được nhà nước xem là một dữ liệu chính của quốc gia, việc áp dụng tin học vào quản lý thông tin đất đai là hết sức cần thiết và cấp bách, để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất cho các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.

Lợi Thuận là một xã vùng nông thôn biên giới thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Từ một xã chủ yếu sản xuất nơng nghiệp, Lợi Thuận ngày càng trở mình với sự phát triển về khu, cụm công nghiệp nổi bật là khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Chính vì vậy đã có nhiều biến động trong q trình sử dụng đất. Tuy nhiên, phần mềm quản lý hệ thống hồ sơ địa chính của xã đã cũ, giá trị sử dụng kém, thiếu tính nhất quán dẫn đến việc không thể đáp ứng được những yêu cầu quản lý đất đai cũng như nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng đất.

Nhận thấy những bất cập ấy, từ đó đặt ra u cầu là phải tìm kiếm một phần mềm mang lại hiệu quả cao hơn, tiện dụng hơn, có khả năng quản lý được cả thơng tin thuộc tính và khơng gian của thửa đất. Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh, PostgreSQL tạo được lòng tin cho người dùng về độ tin cậy, tính tồn vẹn dữ liệu và tính đúng đắn. Các tính năng phức tạp như phục hồi, sao chép, giao dịch, tối ưu hóa, sao lưu trực tuyến, có tính bảo mật cao, đặc biệt là hỗ trợ đa người dùng giải quyết được nhiều vấn đề khó giải quyết nhất… đều được tích hợp ở PostgreSQL.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Đức Anh, cùng sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Cầu và được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai tôi chọn đề tài <b>“Ứng dụng hệ quản trị cơsở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địachính tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh”.</b>

<b>2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu</b>

<i><b>2.1. Mục tiêu nghiên cứu</b></i>

- Nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

- Nghiên cứu các chức năng, khả năng ứng dụng của hệ quản trị cơ sở dữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Xây dựng mơ hình cơ sở dữ liệu địa chính bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL phục vụ cho công tác quản lý đất đai tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Xây dựng ra một Database chứa các dữ liệu bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

- Các thơng tin trong cơ sở dữ liệu đúng chuẩn thơng tư. - Chuẩn hóa dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính.

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của cơng tác quản lý hồ sơ địa chính và những quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu địa chính.

- Phân tích thực trạng nguồn cơ sở dữ liệu thuộc tính và khơng gian được lấy từ hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính xã Lợi Thuận.

- Hồn thành cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu không gian của xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

<b>3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

- Các quy định pháp lý và kỹ thuật liên quan đến công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

- Nguyên tắc, quy trình và phương pháp thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

- Dữ liệu khơng gian và thuộc tính địa chính của xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

- Tài liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i><b>-</b></i> <b>Phạm vi không gian: Xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.</b>

<i><b>-</b></i> <b>Phạm vi thời gian: Từ ngày 16/03/2020 đến ngày 12/08/2020</b>

<i><b>-</b></i> <b>Phạm vi nội dung: Ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở</b>

PostgreSQL xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính cấp xã.

Căn cứ theo quy định của Thông tư 75/2015/TT-BTNMT và Thơng tư 05/2017/TT-BTNMT thì cơ sở dữ liệu địa chính có 8 nhóm dữ liệu. Cấu trúc của từng nhóm dữ liệu bao gồm số trường dữ liệu, tên trường dữ liệu, kiểu dữ liệu, độ rộng trường dữ liệu,… được quy định cụ thể tại phụ lục I đính kèm Thơng tư 75/2015/TT-BTNMT. Do có sự hạn chế về kiến thức cũng như về thời gian nên tác giả chỉ thực hiện đề tài ở những nhóm dữ liệu sau:

<i>+ Về dữ liệu khơng gian nền:</i>

a) Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới gồm lớp dữ liệu địa phận cấp xã, lớp dữ liệu đường địa giới cấp xã.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

b) Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ gồm lớp dữ liệu thủy hệ dạng đường, lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng.

c) Nhóm lớp dữ liệu giao thông gồm lớp dữ liệu tim đường, lớp dữ liệu mặt đường bộ, lớp dữ liệu ranh giới đường.

d) Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú có lớp dữ liệu điểm địa danh.

<i>+ Về dữ liệu không gian chun đề:</i>

Nhóm lớp dữ liệu địa chính gồm lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất.

<i>+ Về dữ liệu thuộc tính:</i>

Nhóm dữ liệu về thửa đất: Dữ liệu về thửa đất, dữ liệu về mục đích sử dụng của thửa, dữ liệu về nguồn gốc sử dụng của thửa.

b) Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất: dữ liệu về cá nhân, dữ liệu về địa chỉ.

c) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: dữ liệu về nhà ở riêng lẻ. d) Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Dữ liệu về giấy chứng nhận.

Về các trường dữ liệu trong các lớp dữ liệu, các table được rút ngắn lại so với quy định, thực hiện theo thiết kế mơ hình ý niệm – đính kèm tại phụ lục I. Tuy nhiên, tên trường dữ liệu vẫn đảm bảo theo đúng quy định.

<i>+ Về nguồn dữ liệu:</i>

Dữ liệu không gian: Lấy từ bản đồ địa chính xã Lợi Thuận định dạng *.dgn, gồm 15 tờ, từ tờ 53 đến tờ 68, tỷ lệ 1:2000.

Dữ liệu thuộc tính: Lấy từ nguồn Excel, hồ sơ địa chính được cung cấp bởi Phịng Tài ngun và Môi trường huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>

- Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp, tài liệu, số liệu: Các dữ liệu không gian (bản đồ địa chính) và dữ liệu thuộc tính (sổ mục kê, thông tin cấp giấy…) sau khi thu thập xong sẽ được tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng, số lượng; tiếp đó tiến hành chuẩn hóa phân loại và tổng hợp một cách rõ ràng theo trình tự.

- Phương pháp ứng dụng phần mềm GIS xử lý thông tin: Trong đề tài để phân lớp và chuẩn hóa xử lý thông tin các lớp cần thiết phải sử dụng đến phần mềm ArcGIS cho các thao tác này.

- Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ địa chính để lấy dữ liệu không gian. Nguồn dữ liệu không gian sau khi thu thập sẽ được chuyển đổi trên các định dạng khác nhau dựa vào cấu trúc dữ liệu của các tờ bản đồ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Phương pháp thử nghiệm thực tế: Để kiểm thử kết quả nghiên cứu.

<b>5. Ý nghĩa của nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Ý nghĩa khoa học</b></i>

Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của đề tài đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương.

<i><b>5.2. Ý nghĩa thực tiễn</b></i>

- Nghiên cứu về tiềm năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL trong việc số hóa hoặc cơ sở dữ liệu hóa dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính trong cơng tác quản lý địa chính.

- Vận dụng các kiến thức được học vào đề tài.

- Góp phần bổ sung tài liệu khoa học về ứng dụng PostgreSQL trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đất đai của tỉnh và ứng dụng cho các chuyên ngành khác của tỉnh.

<b>6. Kết cấu của luận vănPhần I: Mở đầu</b>

<b>Phần II: Nội dung</b>

<b>Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu và tình hình nghiên cứu</b>

1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

<b>Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn</b>

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu 2.3. Nội dung quan lý thông tin đất đai

2.4. Sơ lược về nguồn dữ liệu địa chính xã Lợi Thuận

2.5. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL

<b>Chương 3: Xây dựng Cơ sở dữ liệu</b>

3.1. Thiết kế khái niệm 3.2. Thiết kế logic 3.3. Thiết kế luận lý

3.4. Biên tập dữ liệu không gian 3.5. Biên tập dữ liệu thuộc tính

3.6. Chuyển dữ liệu khơng gian vào PostgreSQL 3.7. Chuyển dữ liệu thuộc tính vào PostgreSQL 3.8. Chuẩn hóa CSDL trong PostgreSQL

3.9. Kiểm tra về truy vấn thơng tin 3.10. Kiểm tra về cập nhật thông tin

<b>Phần III: Kết luận và kiến nghị</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>PHẦN II. NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu</b>

<i><b>1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính</b></i>

Huyện Bến Cầu nằm phía Tây Nam tỉnh Tây Ninh có tổng diện tích tự nhiên 23.750,22 ha; chiếm 5,87% diện tích tự nhiên của tỉnh. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 106<small>0</small>11’ đến 106<small>0</small>17’ kinh độ Đông và nằm trong khoảng 11<small>0</small>03’ đến 11<small>0</small>06’ vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

- Phía Tây giáp Cam Pu Chia (với khu vực Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài). - Phía Đơng giáp sơng Vàm Cỏ Đơng (là ranh giới huyện Bến Cầu với huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh).

- Phía Nam giáp 3 xã cánh Tây thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Lợi Thuận là 1 xã của huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Xã có tổng số diện tích theo km² 49,65 km², có 4,7 km đường biên giáp Campuchia.

<i><small>Hình 1.1: Sơ đồ vị trí địa lý xã Lợi Thuận</small></i>

<i><b>1.1.2. Tình hình cơng tác quản lý hồ sơ, tài liệu địa chính tại địa phương</b></i>

Từ năm 2012, trên địa bàn xã đã đo vẽ xong bộ BĐĐC dạng số. Tuy nhiên thời gian qua chưa cập nhật kịp thời các số liệu biến động về đất đai nên việc sử dụng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nguồn tài liệu thu thập được chỉnh lý và cập nhật tương đối, đảm bảo tính tin cậy. Tài liệu thu thập còn thiếu nhiều loại giấy tờ nhưng các loại giấy tờ trên đã đáp ứng được việc xác định chủ sử dụng, mục đích sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, số thửa để phục vụ cho việc quản lý và cập nhật khi có biến động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>1.1.3. Tình hình ứng dụng cơng nghệ vào cơng tác quản lý hồ sơ địa chínhtại địa phương</b></i>

Hiện tại xã Lợi Thuận đang áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đất đai, nhất là mảng quản lý hồ sơ địa chính. Cụ thể là phần mềm Microstation SE để phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính.

<i>a. Ưu điểm</i>

Phần mềm Microstation SE giúp thiết kế, có mơi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation SE cho phép người dùng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern. Việc trình bày bản đồ được giải quyết một cách dễ dàng so với các phần mềm khác như MapInfo, AutoCAD…

<i>b. Nhược điểm</i>

Hệ thống chỉ tiêu các loại đất biểu mẫu thống kê đất đai trước đây so với Luật đất đai 2013 có nhiều điểm khác nhau, khó khăn cho việc chuyển đổi hệ thống số liệu theo chỉ tiêu mới. Các thông tin của BDDC giấy được hình thành từ ảnh nên gây nhiễu trong q trình số hóa và đổi thuộc tính các yếu tố nội dung của hiện trạng sử dụng đất.

Tại địa phương các phịng máy cịn thơ sơ chưa được nâng cấp nên việc áp dụng phần mềm còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ chưa được tiếp cận với GIS nên việc áp dụng GIS còn yếu kém dẫn đến nhiều vấn đề khi xảy ra lỗi.

<b>1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu</b>

<i><b>1.2.1. Một số nghiên cứu có liên quan</b></i>

<i><b>Đề tài luận văn tốt nghiệp về “Ứng dụng kết hợp GIS, mã nguồn mởPostgreSQL và Adobe Dreamweaver trong quản lý cây xanh khu vực quận 4,Tp. HCM” của Trần Minh Tài - sinh viên Đại học Nông Lâm Thành phố HồChí Minh</b></i>

Đây là đề tài luận văn tốt nghiệp của Trần Minh Tài sinh viên Trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh do ThS. Lê Văn Phận hướng dẫn. Các kết quả đạt được cho thấy nghiên cứu đã xây dựng được chương trình quản lý cây xanh đô thị tại quận 4, Tp.HCM. Shapefile của các lớp all.shp, tai_nen.shp, cay.shp, duong.shp sẽ được import vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL/ PostGIS để lưu trữ. Sử dụng ngơn ngữ lập trình Visual Basic for Applications trong môi trường GIS để xây dựng chương trình quản lý thơng tin.

<i>Ưu điểm:</i>

- Hệ thống bản đồ hiển thị trực quan các vị trí cây xanh đô thị.

- Việc chuyển sang từ quản lý giấy qua quản lý bằng chương trình cây xanh nền ArcGIS sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian.

<i>Nhược điểm:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Hệ thống còn khá đơn giản và sơ sài.

- Người sử dụng phải có kiến thức chun mơn, hiểu biết về phần mềm GIS để có thể chỉnh sửa, thêm bớt các đối tượng không gian.

- Chưa được áp dụng một cách rộng rãi.

<i><b>Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Quantum GIS (QGIS) phục vụcông tác giao khu vực biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Chi cục Biển vàHải đảo thành phố Đà Nẵng</b></i>

Cơ sở dữ liệu giao khu vực biển được thực hiện bởi cử nhân Phạm Thị Chín và kỹ sư Đỗ Mạnh Thắng thông qua phần mềm mã nguồn mở PostgreSQL/ PostGIS và QGIS nhằm phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giao khu vực biển: các lớp nền về địa giới hành chính, hải đồ, địa hình đáy biển, hiện trạng sử dụng biển, tài nguyên biển, cá nhân khai thác sử dụng, chủ sử dụng, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, các quy trình nghiệp vụ giao khu vực biển. Về cơ bản đề tài đã xây dựng khung CSDL bao gồm các bảng và lớp dữ liệu phục vụ cho công tác giao khu vực biển, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý, vận hành có thể chủ động nâng cấp phần mềm (khơng mất phí) và cập nhật CSDL phát sinh trong tương lai.

<i>Ưu điểm:</i>

- Xây dựng khung CSDL bao gồm các bảng và lớp dữ liệu phục vụ cho công tác giao khu vực biển.

- Việc áp dụng phần mềm QGIS vào quản lý hồ sơ giao khu vực biển có thể làm giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ cho cơng tác quản lý, lưu trữ, thẩm định hồ sơ giao khu vực biển được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện.

<i>Nhược điểm:</i>

- Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ có 01 hồ sơ giao khu vực biển nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu cũng hạn chế.

- Các dữ liệu về bản đồ thu thập được xây dựng trên nhiều hệ tọa độ khác nhau; một số bản đồ không thể cập nhật được vào trong CSDL.

- Căn cứ theo các quy định hiện hành, cơ sở để giao khu vực biển là bản đồ quy hoạch không gian biển. Tuy nhiên, bản đồ này, do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, hiện nay vẫn chưa được xây dựng nên cũng gây khó khăn cho việc giao khu vực biển và xây dựng cơ sở dữ liệu

<i><b>Đề tài nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý hỗ trợ quản lý hồsơ địa chính tại huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai</b></i>

Dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL, ArcGIS và ngôn ngữ lập trình Visual Basic trên nền ArcGIS tác giả Phan Văn Diện - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thành cơng được cơ sở dữ liệu địa chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

và quản lý hồ sơ địa chính cấp huyện; phát triển chu trình xử lý biến động của hệ thống.

<i>Ưu điểm:</i>

- Đề tài hỗ trợ đăng ký thông tin và lưu trữ dữ liệu cho thửa đất sau khi biến động.

- Người dùng có thể tra cứu thơng tin thửa đất dễ dàng, xác định được tọa độ địa lý của thửa đất, xác định các thửa đất giáp ranh.

<i>Nhược điểm:</i>

- Hệ thống chưa được tối ưu hóa hồn tồn. Chưa có các chức năng xử lý thông tin cho ứng dụng.

- Bố cục hệ thống còn đơn điệu, sơ xài chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu thông tin thửa đất cho người sử dụng.

<i><b>1.2.2. Phát huy và khắc phục</b></i>

<i>a. Phát huy</i>

- Hệ thống bản đồ hiển thị trực quan các vị trí đối tượng khi truy vấn của tác giả Trần Minh Tài và nhóm tác giả Chi cục Biển và Hải đảo Tp. Đà Nẵng.

- Chức năng tìm kiếm và truy vấn thơng tin theo thuộc tính của tác giả Phan Văn Diện.

- Chức năng tách thửa, gộp thửa, đăng ký thông tin và lưu trữ dữ liệu cho thửa đất sau biến động của tác giả Phan Văn Diện.

<i>b. Khắc phục</i>

- Kết quả tra cứu thông tin đối tượng ở các nghiên cứu trên còn khá khiêm tốn nên đề tài sẽ khắc phục để có thể cung cấp nhiều thơng tin thuộc tính đến người dùng hơn.

- Cho phép tìm kiếm cùng lúc nhiều đối tượng (thửa đất) cùng lúc khi thực hiện thao tác tìm kiếm.

- Hỗ trợ hiển thị cùng lúc thông tin thuộc tính lẫn thơng tin khơng gian của đối tượng khi truy vấn.

- Thiết kế, xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chính cung cấp dữ liệu thơng tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và dễ sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>Tiểu kết chương 1</b></i>

Qua chương 1, chúng ta đã khái quát sơ lược tình hình địa bàn xã Lợi Thuận. Việc giới thiệu về vị trí địa lý tại địa bàn từ đó đã giúp mọi người có thể hình dung được về địa phương nơi thực hiện đề tài. Đi sâu và tìm hiểu rõ hơn về những cơ quan có liên quan đến cơng tác xây dựng CSDL địa chính phục vụ cơng tác quản lý hồ sơ địa chính tại địa bàn, nhận thấy rằng cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Cũng như tìm hiểu về những ứng dụng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL đã và đang được sử dụng, đưa ra các ưu, nhược điểm từ đó xem xét, chọn lọc và học hỏi để đưa vào đề tài luận văn của tác giả.

Từ thực trạng trên, việc xây dựng CSDL địa chính trong PostgreSQL phục vụ cơng tác quản lý đất đai tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh được dựa trên những cơ sở lý thuyết nào? Nguồn dữ liệu địa chính tại địa phương có đảm bảo chiết xuất được các dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác quản lý đất đai để đáp ứng được các yêu cầu của đề tài hay không? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL là một hệ quản trị như thế nào, tại sao phải sử dụng PostgreSQL để xây dựng CSDL sẽ được phân tích ở chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIẾN2.1. Cơ sở lý thuyết cơ sở dữ liệu địa chính</b>

<i><b>2.1.1. Cơ sở lý luận</b></i>

<i>a. Hồ sơ địa chính</i>

<i><b>- Thửa đất: Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định</b></i>

trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

<i><b>- Giấy chứng nhận: Là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất</b></i>

hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.

<i><b>- Hồ sơ địa chính: HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,</b></i>

chứng thư,… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.

<i><b>- Hồ sơ địa chính dạng số: HSĐC dạng số là hệ thống thông tin được lập</b></i>

trên máy tính chứa tồn bộ thơng tin về nội dung BĐĐC, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định tại Thơng tư số 24/2014/TT-BTNMT.

<i><b>- Bản đồ địa chính: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và</b></i>

các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

<i><b>- Các loại sổ bộ địa chính:</b></i>

+ Sổ địa chính: Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó.

Sổ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn do cán bộ địa chính chịu trách nhiệm thực hiện, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện, tỉnh xét duyệt.

+ Sổ mục kê đất đai: Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.

+ Sổ theo dõi biến động đất đai: Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Sổ cấp giấy chứng nhận: Sổ cấp GCNQSDĐ (gọi là sổ cấp GCN) được lập để theo dõi, quản lý việc phát hành và cấp GCNQSDĐ.

<i>b. Cơ sở dữ liệu địa chính</i>

<i><b>- Dữ liệu: Là thơng tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm</b></i>

thanh hoặc dạng tương tự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>- Cơ sở dữ liệu đất đai: Là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa</b></i>

chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử.

<i><b>- Dữ liệu địa chính: Là dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính</b></i>

địa chính và các dữ liệu khác có liên quan.

<i><b>- Dữ liệu khơng gian địa chính: Là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất,</b></i>

nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an tồn bảo vệ cơng trình.

<i><b>- Dữ liệu thuộc tính địa chính: Là dữ liệu về người quản lý đất, người sử</b></i>

dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

<i><b>- Cơ sở dữ liệu địa chính: Là thành phần quan trọng của cơ sở dữ liệu đất</b></i>

đai, tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính.

<i><b>2.1.2. Cơ sở khoa học</b></i>

<i><b>- Đặc điểm của CSDL địa chính</b></i>

Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp các thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính, và các dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp tổ chức để truy cập, khai thác quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là cơ sở để xây dựng cơ sở dữ <small>liệu hồ sơ địa chính.</small>

<i><b>- Cấu trúc cơ sở dữ liệu địa chính</b></i>

Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần quan trọng nhất của cơ sở dữ liệu đất đai. Thành phần cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu:

<i>+ Nhóm dữ liệu về người:</i>

Gồm dữ liệu người quản lí đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

<i>+ Nhóm dữ liệu về thửa đất:</i>

<small>Gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;</small>

<i>+ Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

<i>+ Nhóm dữ liệu về quyền:</i>

Gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất nhà ở và tài sản gắn liền với đất, hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

<i>+ Nhóm dữ liệu về thủy hệ:</i>

Gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;

<i>+ Nhóm dữ liệu về giao thông:</i>

Gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thơng;

<i>+ Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới:</i>

Gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp;

<i>+ Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú:</i>

Gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thủy văn, dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thủy văn, dân cư biển đảo và các ghi chú khác;

<i>+ Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao:</i>

Gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập BĐĐC;

<i>+ Nhóm dữ liệu về quy hoạch:</i>

Gồm dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an tồn bảo vệ cơng trình.

<i><b>- Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu</b></i>

+ Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp GCN:

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><small>Sơ đồ 2.1: QT xây dựng CSDLĐC trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp GCN</small></i>

+ Quy trình chuyển đổi, bổ sung, hồn thiện CSDL địa chính đã xây dựng trước ngày 01 tháng 8 năm 2016 (Thơng tư số 75/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành)

<i><small>Sơ đồ 2.2: QT chuyển đổi, bổ sung, hoàn thiện CSDLĐC đã xây dựng</small></i>

+ Quy trình xây dựng CSDL địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ với lập, chỉnh lý BĐĐC và đăng ký đất đai, cấp GCN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><small>Sơ đồ 2.3: QT xây dựng CSDLĐC đối với trường hợp thực hiện đồng bộ với lập,chỉnh lý BĐĐC và đăng ký đất đai, cấp GCN</small></i>

<i><b>- Chuẩn về dữ liệu địa chính:</b></i>

Chuẩn dữ liệu địa chính hiện nay theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT yêu

<i>cầu "Chuẩn định dạng dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối dữ liệu đất đaiđược áp dụng theo ngôn ngữ định dạng địa lý (GML- Geography MarkupLanguage); chuẩn định dạng siêu dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối siêudữ liệu đất đai được áp dụng theo ngôn ngữ định dạng mở rộng(XML-eXtensible Markup Language)". Mơ hình dữ liệu Topo cho đối tượng thửa</i>

đất dựa trên cơ sở mơ hình cấu trúc dữ liệu danh sách cạnh liên kết kép (DCEL). Tuy nhiên, các quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính ở Việt Nam lại thay đổi liên tục làm cho việc xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu địa chính gặp nhiều khó khăn.

<i><b>- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu</b></i>

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS – DataBase Management System) là một hệ thống gồm một CSDL và các thao tác trên CSDL đó, được thiết kế trên một nền tảng phần cứng và với một kiến trúc nhất định.

Hệ quản trị CSDL (DBMS) cung cấp một loạt các chức năng như tạo, biên tập (chỉnh sửa), thao tác (xử lý) và phân tích dữ liệu khơng gian cũng như dữ liệu phi không gian trong các ứng dụng GIS.

Một số DBMS phổ biến: Oracle, MS SQL Server, DB2, Informix. Info,… Những DBMS mã nguồn mở: Open Soure DBMS: My SQL, PostgreSQL,…

<i><b>- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL</b></i>

PostgreSQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ và đối tượng dựa trên Postgres, bản 4.2, được khoa điện toán của đại học California tại Berkeley phát triển. Là một chương trình mã nguồn mở xây dựng trên mã nguồn ban đầu của đại học Berkeley. Đây là hệ quản trị theo chuẩn SQL99 và có nhiều đặc điểm hiện đại:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>+ Câu truy vấn phức hợp (Complex query)</i>

+ Khóa ngoại (Foreign key) + Thủ tục sự kiện (Trigger) + Các<small>khung nhìn</small> (View)

+ Tính<small>tồn vẹn</small>của các <small>giao dịch</small>(Integrity transactions)

+ Việc kiểm tra truy cập đồng thời đa phiên bản (Multiversion concurrency control)

<i><b>2.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu</b></i>

Các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước về xây dựng CSDLĐC bao gồm Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TN&MT quy định về BĐĐC.

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TN&MT quy định về GCN QSDD, quyền sở hữu NƠ&TSGLVD.

Thông tư 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 của BTNVMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Thơng tư 75/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, thông tư này quy định về nội dung cấu trúc và kiểu thông tin, hệ quy chiếu không gian và thời gian, siêu dữ liệu, chất lượng dữ liệu, trình bày dữ liệu, trao đổi và phân phối các CSDL thành phần của các CSDL đất đai.

Được áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước về TN&MT, cơ quan chun mơn về TN&MT, cơng chức địa chính xã, phường, thị trấn có liên quan tới việc xây dựng, khai thác CSDL đất đai. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến xây dựng, khai thác CSDL đất đai.

<b>2.2. Nội dung quản lý thông tin đất đai</b>

- Quản lý thông tin đất đai bao gồm:

+ Quản lý hồ sơ tài liệu: Gồm các hồ sơ liên quan đến công tác quản lý nguồn tài nguyên đất, quản lý nhà nước về đất đai, các tài liệu hoạt động nghiệp vụ, khoa học, hành chính,…

+ Các văn bản pháp quy của nhà nước: Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, Nghị quyết,…về quản lý nguồn tài nguyên đất.

+ Các tài liệu về quy phạm của ngành.

+ Các tài liệu đo đạc, hồ sơ địa chính chỉnh lý bổ sung bản đồ các loại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

+ Các biểu mẫu trong công tác đo đạc bản đồ, biểu mẫu trong công tác đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính.

<b>- Q trình hoạt động của công tác quản lý thông tin đất thông qua các</b>

bước sau:

<i><small>Sơ đồ 2.4: Các bước hoạt động của quản lý thông tin đất đai</small></i>

- Nội dung quản lý thông tin bao gồm: + Điều tra cơ bản:

<small></small> Tình hình quản lý thông tin ở trong nước, trên thế giới và ở địa phương.

<small></small> Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

+ Quản lý thông tin đất đai còn quản lý theo dõi một số biểu mẫu trong các công việc khác nhau như trong công tác đo đạc, công tác đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính.

<b>2.3. Sơ lược về nguồn dữ liệu địa chính xã Lợi Thuận</b>

Xã Lợi Thuận hiện nay chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đúng chuẩn Thơng tư 75/2015/TT-BTNMT. Theo tìm hiểu thì nguồn dữ liệu địa chính của xã Lợi Thuận gồm có:

- Về dữ liệu khơng gian: Có bản đồ địa chính dạng số, định dạng *.dgn, gồm 75 tờ, tỷ lệ 1:2000, được biên tập từ năm 2007, chất lượng bản đồ còn nhiều thiếu sót.

- Về dữ liệu thuộc tính:

+ Hồ sơ địa chính dạng giấy, một số dữ liệu lưu ở định dạng *.xls.

+ Tài liệu thu thập còn thiếu nhiều loại giấy tờ nhưng đã đáp ứng được việc xác định các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc quản lý và cập nhật khi có biến động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>2.4. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL</b>

<i><b>2.4.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL</b></i>

PostgreSQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ - đối tượng (Object-relational database management system) có mục đích chung, hệ thống cơ sở dữ liệu mã nguồn mở tiên tiến nhất hiện nay. PostgreSQL được phát triển dựa trên Postgres 4.2 tại phịng khoa học máy tính Berkeley, Đại học California.

<i>a. Ưu điểm</i>

- Dễ cấu hình, thích ứng tốt, độ tin cậy cao. - Là một phần mềm mã nguồn mở.

- Hỗ trợ các hàm khơng gian.

- Có hầu hết các truy vấn SQL với các kiểu dữ liệu như INTEGER, NUMERIC, BOOLEAN, CHAR, VARCHAR, DATE, INTERVAL và TIMESTAMP.

- Có thể tạo mới kiểu dữ liệu, các hàm, các thủ tục (procedure)…

<i>b. Nhược điểm</i>

- Cộng đồng người dùng tương đối ít.

- Thao tác dữ liệu chậm hơn so với MySQL. MySQL chuyên về use case, ví dụ lấy ra 10 hay 100 dữ liệu đầu tiên sẽ nhanh hơn so với PostgreSQL.

- Khơng có tham số mặc định trong PL/PGSQL. PL/pgSQL là một ngơn ngữ thủ tục có thể tải cho PostgreSQL hệ thống cơ sở dữ liệu.

<i><b>2.4.2. PostGIS</b></i>

PostGIS là phần mở rộng của PostgreSQL dùng để quản lý dữ liệu không gian, được thành lập bởi hãng Refractions Research (Canada) từ năm 2001. Đến năm 2006, PostGIS được chính thức thừa nhận là tương thích với chuẩn dữ liệu không gian của OGC (Open Geospatial Consortium). PostGIS hỗ trợ các phép truy vấn và phân tích khơng gian hồn tồn bằng dịng lệnh SQL.

<i>a. Ưu điểm</i>

- Có khả năng lưu trữ và thao tác với dữ liệu rất tốt. Nó cung cấp những khả năng xử lý thơng tin địa lý bên trong một môi trường cơ sở dữ liệu.

- Cho phép dễ dàng khi kết nối dữ liệu không gian với dữ liệu phi không gian và sử dụng ngôn ngữ truy vấn cấu trúc (SQL) để thực hiện những phân tích khác.

<i>b. Nhược điểm</i>

- Thiếu các ứng dụng chuyên biệt khi cần thiết. - Tương đối khó sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>2.4.3. Ngơn ngữ CSDL SQL</b></i>

SQL là loại ngơn ngữ máy tính, giúp cho thao tác lưu trữ và truy xuất dữ liệu được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL là viết tắt của Structured Query Language là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc.

<i>a. Phân loại câu lệnh SQL</i>

<i><small>Bảng 2.1: Phân loại câu lệnh SQL</small></i>

<b>CREATE</b> <sup>Tạo một bảng, một View của bảng, hoặc đối</sup><sub>tượng khác trong Database.</sub>

<b>ALTER</b> <sup>Sửa đổi một đối tượng Database đang tồn tại, ví</sup><sub>dụ như một bảng.</sub>

<b>DROP</b> <sup>Xóa tồn bộ một bảng, một View của bảng hoặc</sup><sub>đối tượng khác trong một Database.</sub> <b>SELECT</b> Lấy các bản ghi cụ thể từ một hoặc nhiều bảng.

<b>INSERT</b> Thêm một bản ghi.

<b>UPDATE</b> Sửa đổi các bản ghi.

<b>DELETE</b> Xóa các bản ghi.

<b>GRANT</b> Trao một quyền tới người dùng.

<b>REVOKE</b> Thu hồi quyền đã trao cho người dùng.

<small>-- Câu lệnh thêm dữ liệu INSERT INTO:</small>

<small>INSERT INTOTable_Name(field1,field2,...fieldN)</small>

<small>-- Câu lệnh truy vấn SELECT:</small>

<small>-- Mệnh đề ORDER BY:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>GROUP BYfield1,field2</small>

<small>ORDER BYfield1,field2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>Tiểu kết chương 2</b></i>

Chương 2 đã khái quát được cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai. Đưa ra một số khái niệm cơ bản về hồ sơ địa chính, phân biệt được các loại sổ bộ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, bên cạnh đó biết được ngun tắc xây dựng cơ sở dữ liệu. Biết được nội dung và cấu trúc cơ sở dữ liệu địa chính, các quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo Thông tư 05/2017/TT-BTNMT. Giới thiệu sơ lược về hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL. Căn cứ vào một số thông tin hiện hành làm cơ sở pháp lý để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Sau khi nắm được cái khái niệm về hồ sơ địa chính cũng như các ưu điểm của hệ quản trị PostgreSQL, công tác nghiên cứu xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn xã Lợi Thuận được thực hiện như thế nào sẽ được thể hiện rõ ràng hơn ở chương 3.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU3.1. Thiết kế khái niệm (Phụ lục I)</b>

Đề tài thực hiện thiết kế 22 thực thể trong đó:

- Dữ liệu khơng gian chia ra 10 bảng bao gồm: DiaPhanCapXa; ThuaDat; TaiSanGanLienVoiDat; DuongDiaGioiCapXa; RanhGioiDuong; MatDuongBo; TimDuong; VungThuyHe; DuongThuyHe; DiemDiaDanh.

- Dữ liệu thuộc tính chia ra 13 bảng bao gồm: DuLieuThuaDat; MucDichSuDung; LoaiDiaDanh; LoaiDuongThuyHe; CaNhan; NhaORiengLe; NguonGocSuDung; TaiSanGanLienVoiDat; DuongDiaGioiCapXa; DiaChi; LoaiVungThuyHe; LoaiTrangThaiDangKyCapGCN; QuyenSuDungDat.

Mối liên hệ giữa các lớp dữ liệu và thuộc tính của các lớp dữ liệu được thể hiện thơng qua mơ hình khái niệm, chi tiết của mơ hình khái niệm được trình bày tại phụ lục I đính kèm.

<b>3.2. Thiết kế logic (Phụ lục II)</b>

Căn cứ vào mơ hình ý niệm tiến hành thiết kế mơ hình logic. Sản phẩm của mơ hình logic được thể hiện ở Phụ lục II đính kèm.

<b>3.3. Thiết kế luận lý (Phụ lục III)</b>

Căn cứ vào mơ hình Logic và Thông tư 75/2015/TT-BTNMT tiến hành thiết kế mô hình luận lý. Sản phẩm của mơ hình luận lý được thể hiện ở phụ lục III đính kèm.

<b>3.4. Biên tập dữ liệu khơng gian</b>

<i><b>3.4.1. Chuẩn hóa các dữ liệu đầu vào</b></i>

<i>a. Chuẩn hóa dữ liệu trên Microstation SE</i>

Do bản đồ địa chính của xã Lợi Thuận được xây dựng từ những năm 2007, qua các đợt chỉnh lý, cập nhật thông tin… khiến các phân lớp trên bản đồ khơng cịn đúng với Thơng tư 25/2014/TT-BTNMT, nếu vẫn để như cũ sẽ dẫn đến một số lỗi phát sinh nên phải tiến hành chuẩn hóa. Trong giới hạn đề tài này, tác giả thực hiện trên các lớp dữ liệu sau:

<small></small> <b>Chuẩn hóa lớp thửa đất</b>

Trong q trình thực hiện, đối với dữ liệu thửa đất, ranh thửa đất gặp một số lỗi nên không tạo vùng được hoặc tạo vùng bị lỗi, bị thiếu vùng. Từ đó dẫn đến nguy cơ mất thửa, sót thửa sau khi chuyển sang định dạng Shapefile. Để chuẩn hóa dữ liệu thửa đất, chúng ta thực hiện theo quy trình sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Kết quả sau khi thực hiện chuyển hóa:

<i><small>Hình 3.1: Bản đồ địa chính tờ số 53 của xã Lợi Thuận sau khi chuẩn hóa</small></i>

Nếu thơng tin tại cột MDSD2003 khơng có thì ta vào cơ sở dữ liệu bản đồ tiến hành chuyển loại đất theo NĐ181+TT09 ở tiện ích, thực hiện xong ta kết nối với cơ sở dữ liệu lại sẽ được bảng thuộc tính như hình:

<i><small>Hình 3.2: Bảng Cơ sở dữ liệu địa chính</small></i>

Lần lượt làm tương tự cho các tờ bản đồ còn lại từ tờ 54 đến tờ 68.

<small></small> <b>Chuẩn hóa lớp tài sản</b>

Đối với dữ liệu tài sản trên bản đồ địa chính có nhiều tài sản chung ranh với thửa đất hoặc chưa khép vùng nên ta phải tiến hành chuẩn hóa lại. Tài sản nào chung ranh thì thực hiện tách ranh, tài sản nào chưa khép vùng thì thực hiện khép vùng.

Ở đây do tài sản chưa được khép vùng nên ta sử dụng công cụ Linear Element tiến hành bắt chính xác nối lần lượt các tài sản cho đến khi khép kín.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><small>Hình 3.3: Khép vùng cho tài sản</small></i>

Kết quả sau khi thực hiện chuyển hóa:

<i><small>Hình 3.4: Lớp tài sản sau khi thực hiện chuẩn hóa</small></i>

Lần lượt làm tương tự cho các tờ bản đồ cịn lại.

<small></small> <b>Chuyển dữ liệu địa chính sang Vilis (Shapefile)</b>

Dữ liệu trên bản đồ địa chính được thể hiện theo từng tờ bản đồ nên phải chuyển sang định dạng Shapefile. Nhằm mục đích nối thửa đất của tất cả tờ bản đồ lại thành một file Shapefile.

<i><b>- Thửa đất:</b></i>

Đối với dữ liệu thửa đất chúng ta nên chọn phương pháp xuất ra dạng Shapefile nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Famis. Mục đích là để giữ được giá trị thuộc tính và khơng gian của thửa đất. Thực hiện như sau:

+ Kết nối với Famis và nhập mã đơn vị hành chính của xã Lợi Thuận là “25699”

+ Mở bản đồ “DC53.dgn” trong Microstation SE, vào cơ sở dữ liệu bản đồ → Nhập số liệu → Xuất bản đồ (Export) → VILIS (Shape)

+ Xuất hiện hộp thoại → chuyển đổi → đặt tên “TD” → OK như hình bên dưới:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Lớp dữ liệu thửa đất xuất sang có dạng TD_Mã đơn vị hành chính

<i><small>Hình 3.6: Kết quả sau khi chuyển dữ liệu thửa đất sang định dạng Shapefile</small></i>

<i><b>- Tài sản:</b></i>

+ Xuất hiện hộp thoại → chuyển đổi → đặt tên “NL” → OK như hình bên dưới:

<i><small>Hình 3.7: Chuyển lớp dữ liệu tài sản sang định dạng Shapefile</small></i>

+ Lần lượt mở từng tờ bản đồ và xuất tài sản như trên. Đổi tên các tài sản

*.DBF: Chứa dữ liệu thuộc tính. *.shp: Chứa dữ liệu không gian.

*.shx: Chứa chỉ số liên kết dữ liệu thuộc tính và khơng gian.

<i>b. Chuẩn hóa dữ liệu trên ArcGIS</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Trong ArcGIS, ở thư mục Co so du lieu tạo mới một Geodatabase và đặt tên là CSDLHSDC_LT (LT là viết tắt của Lợi Thuận). Việc tạo Geodatabase nhằm mục đích phân nhóm các dữ liệu địa chính (Địa chính, Giao thơng, Thủy hệ,…) và đặt lại tọa độ theo đúng quy định của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Ta được kết quả như hình:

<i><small>Hình 3.9: Tạo Geodatabase chứa CSDL của xã Lợi Thuận</small></i>

- Feature Dataset là các nhóm dữ liệu địa chính, các nhóm dữ liệu này đã được xác định trước đó thơng qua các mức thiết kế, trong các Feature Dataset chứa các lớp dữ liệu khơng gian, chính vì vậy điều quan trọng khi lập Feature Dataset là phải chọn cơ sở toán học cho các nhóm dữ liệu này.

- Bấm phím phải chuột vào CSDLHSDC_LT.gdb → New → Feature Dataset: Đặt tên cho Feature Dataset là DC_DiaChinh. Chọn Hệ quy chiếu là VN 2000 UTM Zone 48N

- Khi đặt tên xong nhấn Next để tiến tới đặt cơ sở tốn học cho nhóm dữ liệu. Để đặt hệ quy chiếu ta chọn vào Project Coordinate Systems → UTM → Asia → VN2000 UTM Zone 48N. Sau khi đặt xong ta nhấn Next để tiếp tục đặt hệ độ cao cho nhóm dữ liệu. Khi nhấn Next xong ta chọn vào Vertical Coordinate Systems → Asia → Hon Dau 1992.

- Tương tự với các nhóm dữ liệu khác: + DC_GiaoThong.

+ DC_ThuyHe. + DC_DiaGioi.

+ DC_DiaDanhGhiChu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><small>Hình 3.10: Feature Dataset của các nhóm dữ liệu khác</small></i>

<i><b>3.4.2. Thiết kế kết cấu dữ liệu</b></i>

<i>a. Thiết kế lớp dữ liệu trong DC_DiaChinh</i>

<small></small> <b>Tạo lớp dữ liệu ThuaDat</b>

- Mở F:\DANG THI LINH TAM → Lop du lieu → Shapefile → Kéo TD25699.shp ra ngoài.

- Sử dụng chức năng truy vấn để tìm các đối tượng là thửa đất (ngoại trừ đất giao thông và thủy hệ) → Selection → Selection By Attributes → Hộp thoại xuất hiện truy vấn theo cấu trúc như hình:

<i><small>Hình 3.11: Cấu trúc truy vấn dữ liệu thửa đất</small></i>

- Kích phải lên lớp dữ liệu TD25699 và chọn Data → Export Data và lưu đối tượng vừa chọn thành ThuaDat trong CSDLHSDC_LT → DC_DiaChinh. Ta được kết quả như hình:

</div>

×