Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM BOVANS BROWN NUÔI TẠI THÔN 9, EAK NỐP, HUYỆN EAKAR, ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ</b>

<b>Khoa Chăn nuôi - Thú y</b>

<b>BÁO CÁO THỰC TẾ NGHỀNGÀNH: THÚ Y</b>

<b>TÊN ĐỀ TÀI:</b>

<b>“KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ ĐẺ TRỨNGTHƯƠNG PHẨM BOVANS BROWN NUÔI TẠI THÔN 9, EAK</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ</b>

<b>Khoa Chăn ni - Thú y</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>THƯƠNG PHẨM BOVANS BROWN NUÔI TẠI THÔN 9, EAKNỐP, HUYỆN EAKAR, ĐẮK LẮK”</b>

<b>Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Tài</b>

<b>Thời gian thực hiện: Từ 27/06/2023 – 30/09/2023Địa điểm thực hiện: Trại gà đẻ thương phẩm (Nguyệt</b>

<b>Thơ) công ty Đức Nguyên thôn 9, EakNốp, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk</b>

<i>Huế, ngày 11 tháng 10 năm 2023</i>

<i><b>Sinh viên thực hiện</b></i>

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động 4

1.1.4 Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải 5

1.1.5 Cơ cấu đàn và hướng sản xuất 9

1.1.6 Đánh giá chung 9

1.2 CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT 11

1.2.1. Quy trình chăm sóc gà để trứng 11

1.2.2 Kỹ thuật ấp trứng bằng máy ấp trứng 14

1.2.3 Quy trình phịng bệnh và sử dụng vaccine gà đẻ thương phNm 17

1.3 CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN 18

PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 21

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 21

2.1.1 Tính cấp thiết 21

2.1.2 Mục tiêu của đề tài 21

2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 21

2.2.1 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản 21

2.2.2. Một số đặc điểm của giống gà Bovans Brown 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 28

2.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 29

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

2.3.3 Nội dung nghiên cứu 29

2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 30

2.3.5 Phương pháp nghiên cứu 30

PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

Hình 6. Chi tiết tấm làm mát và quạt gió 9

Hình 7. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà khảo sát theo tuần tuổi 37

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 1. Quy mô đàn gà tại trại gà giống Nguyệt Thơ và công ty Đức Nguyên 9

Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7600 12

Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7605 12

Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7610 12

Bảng 5. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7620 13

Bảng 6. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7700 13

Bảng 7. Nhiệt độ ấp trứng 14

Bảng 8. Độ Nm thích hợp cho ấp trứng 15

Bảng 9. Quy trình vaccine gà hậu bị đẻ trứng thương phNm 17

Bảng 10. Quy trình vaccine giai đoạn sinh sản gà đẻ trứng thương phNm 18

Bảng 11 . Tỷ lệ ni sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 33

Bảng 12. Khối lượng cơ thể gà mái qua các tuần tuổi 35

Bảng 13. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng gà thí nghiệm 36

Bảng 14. Tỷ lệ trứng dập vỡ 38

Bảng 15: Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (kg) 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANHCác từ tiếng anhKí hiệuÝ nghĩa</b>

<b>Infectious laryngotracheitis ILT Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm</b>

<b>MỞ ĐẦU</b>

Nếu hỏi rằng “Bạn có tự tin làm tốt cơng việc của mình khi chỉ nắm vững kiến thức

<i>lý thuyết?”. Thì câu trả lời của tơi sẽ là khơng. Bởi như Bác Hồ đã nói “Học phải đi</i>

<i>đôi với hành. Học khơng hành thì học vơ ích. Hành khơng học thì hành không trôichảy”. Nếu chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết thì bạn chẳng khác gì một cái máy đã</i>

được lập trình sẵn, chỉ đơn giản gặp một lỗi nhỏ thì khơng thể tiếp tục hoạt động. Thấu hiểu vấn đề đó, song hành cùng việc học lý thuyết về chăn nuôi thú y trên ghế nhà trường. Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Phòng Đào tạo đại học và Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y đã liên kết với các tổ chức, cơ quan, các công ty nhằm tạo điều kiện cho sinh viên trong khoa được tham gia trải nghiệm, tiếp xúc thực tế với ngành học của mình để có thể vận dụng tốt những kiến thức, kỹ năng đã học được ở trường thông qua học phần quan trọng đó là thực tập tốt nghiệp.

Thực tập có vai trị đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo của khoa, nhà trường. Thực tập tốt nghiệp là một trong những hoạt động đặc thù dành cho các sinh viên năm cuối nhằm hình thành, phát triển năng lực, tay nghề, phNm chất cần thiết cho sinh viên theo mục tiêu đào tạo đề ra, một trong những điều kiện bắt buộc của chương trình dạy học dành cho sinh để có đủ điều kiện cần thiết ra trường.

Với những vai trò cụ thể trên, mục tiêu đặt ra cho thực tập tốt nghiệp là sinh viên phải có những cơ sở nhất định như số liệu điều tra về đề tài sau khi kết thúc quá trình thực tập, là cơ sở tốt để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Quan trọng hơn hết là định hướng cho bản thân về ngành mình học sẽ làm những gì, trên những đối tượng nào từ đó vạch rõ con đường bản thân muốn theo đuổi sau khi tốt nghiệp ra trường.

Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi đang ngày càng cho thấy được tầm quan trọng trong cơ cấu nền nơng nhiệp. Trong đó ngành chăn ni gà đẻ trứng thương phNm mang đến tiềm năng to lớn với nhu cầu tiêu thụ các sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

phNm từ trứng ngày càng tăng, từ đó tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của công ty lớn trong và ngồi nước trong mảng chăn ni gia cầm. Theo sau đó là các trang trại chăn ni gà đẻ theo hình thức nhỏ lẽ, hộ gia đình cũng ngày càng cải tiến và dần chuyển sang hình thức ni cơng nghiệp với quy mơ lớn. Từ đó, các trại chăn ni gà cần một giống gà có năng suất sản xuất và hiệu quả kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Từ những nhu cầu cấp thiệt trên đã thúc đNy tôi chọn, nghiên cứu và khảo sát năng suất sinh sản và hiệu quả kinh tế mà giống gà Bovans Brown có thể mang lại cho người chăn ni.

<b>PHẦN 1: PHỤC VỤ SẢN XUẤT</b>

1.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP

<b>1.1.1 Sự hình thành và phát triển</b>

Trại giống gia cầm Ngyệt Thơ được thành lập ngày 3 tháng 11 năm 2014 tại Thôn 9, Thị Trấn Ea Knốp, Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk trên mảnh đất có diện tích 40.000

Bắc. Chủ đại diện là ơng Kiều Thơ. Số điện thoại 0972144140.

Công ty Nông Nghiệp CNC Đức Nguyên là công ty sản xuất, chăn nuôi và một số lĩnh vực khác...Được thành lập ngày 22 tháng 9 năm 2020, với trang trại chăn nuôi trực tiếp . trại gia công, trại trung chuyển,... công ty Nông Nghiệp CNC Đức Nguyên hướng đến mục tiêu đóng góp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam bằng những sản phNm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giá thành cạnh tranh. Người đại diện công ty là ông : Nguyễn Phạm Xuân Thảo . Số điện thoại:0986302076

Hệ thống trang trại được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật, được quản lí tốt theo 1 quy định nghiêm ngặt đảm bảo an toàn sinh học. Hiện nay trại đang vận hành với quy mô 4 chuồng gà đẻ trứng thương phNm, 1 chuồng gà đẻ giống, 2 chuồng gà thịt, và chuồng úm gà con với năng suất tối đa có thể lên đến 100.000 gà. Thêm vào đó trại đang có hệ thống lị ấp, lò nở, đảm bảo tự cung tự cấp về nguồn giống cho công ty và cả những vùng xung quanh.

Công ty chuyên cung cấp các sản phNm gà giống 1 ngày tuổi, gà thịt và các sản phNm gia cầm khác (trứng và thịt gà). Đây là 1 trong những nơi chuyên cung cấp gà giống, thịt và trứng gia cầm nổi tiếng ở địa phương và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

<b>1.1.2 Diện tích trại</b>

Trại giống gia cầm Nguyệt Thơ có tổng diện tích 40.000 m<sup>2</sup> trong đó: + Diện tích xây dựng chuồng trại chăn ni gà 19.000 m<sup>2</sup>.

+ Diện tích khu vực máy ấp trứng và chọn lọc gà con 250m<sup>2</sup>. + Diện tích kho chứa và nhà ở cho cơng nhân 240 m<sup>2</sup>.

+ Diện tích trồng cây cơng nghiệp và vành đai sinh học 20.510 m<sup>2</sup>.

<b>1.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại</b></i>

<b>Tổ chức hoạt động của trại:</b>

Trại gồm có 1 quản lí, 2 kỹ thuật và 11 cơng nhân.

Quản lí là người giám sát, chỉ đạo kỹ thuật và cơng nhân làm việc; quản lí sổ sách, trang thiết bị... của toàn trại cũng như nhập và xuất bán sản phNm (trứng, gà con, gà thịt).

Kỹ thuật khu chuồng nuôi là người điều hành trực tiếp công nhân thực hiện các công việc trong trại như: hướng dẫn công nhân chăm sóc và ni dưỡng gà, điều chỉnh nhiệt độ chuồng ni, quạt, dàn mát sao cho thích hợp với sự sinh trưởng của đàn gà, theo dõi sức khỏe. Bố trí và phân cơng lao động làm các cơng việc ở trong chuồng.

Kỹ thuật khu ấp trứng là người vận hành máy ấp trứng, theo dõi quá trình vận hành, nhiệt độ, độ Nm của máy; hướng dẫn công nhân làm vaccine, đóng gói, đưa sản phNm lên xe xuất bán... Ngồi ra kỹ thuật khu chuồng ni cịn kiêm ln việc sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất của trại như máy móc, hệ thống điện, nước, lồng chuồng...

Cơng nhân là người trực tiếp chăm sóc và ni dưỡng gà: Cho ăn, cho uống thuốc, uống vaccine, đảo trấu, vệ sinh chuồng, định kỳ phun sát trùng bên ngồi chuồng ni, xuất gà và vệ sinh chuồng trại khi xuất xong gà.

<b>1.1.4 Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải</b>

<i>1.1.4.1 Cơ sở vật chất và hệ thống xử lí chất thải</i>

<i><b>Hình 2. Bố trí mặt bằng tổng thể của Trại</b></i>

Trại giống gia cầm Nguyệt Thơ được thành lập năm 2014 với diện tích 3,5 ha, bao

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

gồm khu sản xuất và khu sinh hoạt của công nhân, nhà kho. Các khu được ngăn cách với nhau bằng cổng, hố sát trùng, đường đi phủ vôi và trại được bao quanh bởi hàng rào và cây trồng ngăn cách với bên ngồi.

Trại có 2 lối vào là cổng chính và phụ. Cả hai đều có hệ thống nhà phun sát trùng và kiểm tra khi có phương tiện vào trại; ở đây các phương tiện xe chở cám, chở hàng hóa được xác trùng và kiểm tra chặt chẽ trước khi vào trại.

Khu sinh hoạt của trại là nơi công nhân viên và lãnh đạo sinh hoạt; bao gồm nhà ăn, phịng ngủ, văn phịng và tất cả đều có khu vệ sinh riêng.

Khu sản xuất được quy hoạch bố trí xây dựng gồm khu chuồng úm gà con, khu chuồng gà đẻ thương phNm và gà đẻ giống, khu chuồng gà thịt, khu ấp nở và xuất bán gà 1 ngày tuổi.

Trại có hệ thống silo chứa cám gồm 5 silo có thể chứa đến 35.000 kg cám và hệ thống dẫn cám đến từng chuồng. Sau đó, cám được bơm vào xe cho ăn tự động và được điều khiển bởi cơng nhân. Ngồi ra, trại cịn có 2 máy phát điện dự phịng ln sẵn sàng 24/24 phòng trường hợp mất điện.

Kho được chia ra từng ngăn chứa các dụng cụ vật tư riêng biệt như nơi chứa trứng từ các chuồng; nơi để dụng cụ máng ăn, máng uống, tấm làm mát Cooling Pad, ống nước,…; nơi chứa máy móc (máy khoan, bắn đinh, máy hơi, máy thổi bụi, máy hàn, máy cắt,… và các dụng cụ như ốc vít,cờ lê, mổ lết,…); Và tủ thuốc ở trong kho được bố trí nơi cao ráo và thống mát; có thể dễ dàng nhìn thấy và sử dụng. Tất cả vật tư trong kho được bố trí, sắp xếp gọn gàn, ngăn nắp và dễ tìm khi cần sử dụng.

Ngồi ra trại cịn đầu tư xe cho ăn tự động, xe đNy tự động chạy có thể tiết kiệm được sức lực, thời gian vận chuyển các dụng cụ, máy móc và đặc biệt là trứng từ chuồng đến kho chứa.

Hệ thống nước thải của trại khá đơn giản bao gồm hệ thống rãnh, cống chạy dưới nên ngồi chuồng ni; các rãnh này chảy về 2 hầm rút ngoài vườn cây; nước thải ở đây chủ yếu là nước sinh hoạt và ước do quá trình vệ sinh chuồng. Còn đối với chất thải trong q trình chăn ni được công nhân dọn định kỳ 2-3 tháng để bán cho thương lái.

<i>1.1.4.2 Chuồng trại</i>

Chuồng úm gà đẻ thương phNm và gà đẻ giống được thiết kế với khơng khí đầu chuồng đi qua tấm Cooling Pad được làm mát bằng nước; qua đó điều chỉnh nhiệt độ của chuồng. Cuối chuồng có 6 quạt thơng gió chạy liên tục đảm bảo khơng khí trong chuồng luôn được lưu thông. Hai bên tường là hệ thống bạt có thể di chuyển lên xuống để điều chỉnh nhiệt độ chuồng và lưu thơng khí khi gặp trường hợp mất điện. Lồng nhốt gà được thiết kế 2 tầng; có thể nhốt tối đa 3-4 con một ơ.

Chuồng nuôi úm gà con cũng được thiết kế tương tự chuồng gà đẻ nhưng thay vì các dãy lồng nhốt gà thì chuồng úm được chia thành các ngăn; có hệ thống sưởi bằng bóng đèn và máng ăn, máng uống được gắn vào hệ thống rịng rọc có thể di chuyển lên xuống.

Hệ thống máy bơm dàn lạnh, quạt, đèn... của trại đều được tự động hóa bằng một bảng điện lắp đặt ở cuối chuồng.

<i><b>Hình 3. Mơ hình chuồng úm gà con</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bảng thiết kế chuồng kín gà đẻ (Tham khảo trại khách hàng Cty De Heus)

<i><b>Hình 4. Mặt đứng bản thiết kế chuồng kín</b></i>

<i><b>Hình 5. Mặt đứng quạt và tấm Cooling Pad chuồng kín</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Hình 6. Mặt cắt chuồng kín</b></i>

<i><b>Hình 7. Chi tiết tấm làm mát và quạt gió</b></i>

<b>1.1.5 Cơ cấu đàn và hướng sản xuất</b>

<b>Bảng 1. Quy mô đàn gà tại trại gà giống Nguyệt Thơ</b>

<b>Khu chăn nuôi Số chuồng nuôi Quy mô (con)</b>

(Nguồn: Báo cáo của Trại tháng 3/2023) Hiện tại, cơng ty đang có định hướng tăng dần sản xuất gà đẻ trứng thương phNm; duy trì lượng gà đẻ giống nhằm ổn định nguồn giống gà phục vụ cho trang trại và các trang trại khách hàng lâu năm trên địa bàn; giảm dần lượng gà thịt và chỉ nuôi đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong dịp lễ tết.

<b>1.1.6 Đánh giá chung</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>1.1.6.1 Điểm mạnh</i>

+ Nhìn chung, trang trại có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đủ điều kiện để chăn ni theo hướng cơng nghiệp.

+ Trang trại có tổng diện tích đất rộng lớn, giao thơng thuận lợi, xung quanh trại là vườn cây thoáng mát, thuận lợi cho chăn nuôi, đảm bảo sức khỏe cho con người.

+ Gà được ni theo mơ hình khép kín nên giảm thiểu được mầm bệnh lây lan từ bên ngoài, nhiệt độ, độ Nm được điều chỉnh thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của gà.

+ Tự chủ về con giống.

+ Xung quanh trại được bao bọc bởi nhiều cây cối nên thơng thống mát mẻ. + Được quản lý và chăm sóc bởi quản lý có trình độ và kinh nghiệm, luôn ln kiểm sốt được tình hình dịch bệnh và hiệu quả chăn ni được nâng cao.

+ Quy trình an toàn sinh học, vaccine được toàn thể nhân viên thực hiện nghiêm ngặt, theo quy trình của cơng ty nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh ở gà.

+ Thức ăn được nhập trực tiếp từ công ty đảm bảo chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng.

<i>1.1.6.2 Điểm yếu</i>

+ Một số thiết bị, hệ thống trong trại đã thường xuyên hư hỏng và phải sửa chữa. + Hệ thống trang thiết bị hiện đại hoạt động theo hình thức tự động hóa, cảm biến nên hay gặp lỗi nếu hoạt động lâu dài.

+ Chưa kiểm sốt chặt chẽ người ra vào trại, đây có thể là một nguy cơ đem đến các bệnh từ bên ngoài vào trại. Hệ thống phun sát trùng tại cổng trại còn sơ sài. Còn xem nhẹ việc khử trùng trước và sau khi ra vào trại.

+ Chất lượng con giống cịn chưa ổn định.

+ Xung quanh có nhiều cây cối là nơi trú ngụ của chim, điều này làm gà dễ bị lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài.

+ Nước thải không được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Nơi để rác là nơi không được đào hố để xử lý, gây bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến xung quanh.

+ Phân gà trong chuồng tồn lâu ngày do khơng tìm được người mua dẫn đến chuồng có mùi; ảnh hưởng đến sức khỏe gà và năng suất lao động của công nhân.

+ Vấn đề ăn ở, sinh hoạt của cơng nhân chưa đảm bảo và chính sách đãi ngộ của công ty chưa hấp dẫn.

+ Những dãy chuồng cách nhau khá gần làm cho nguy cơ lây chéo mầm bệnh giữa các chuồng cao.

<i>1.1.6.3 Cơ hội</i>

+ Nhu cầu tiêu thụ các sản phNm từ gia cầm ngày càng tăng; đặc biệt với thị trường tiêu thụ ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố khác.

+ Với quy mô nuôi cơng nghiệp cơng ty có thể tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng sản phNm, tăng tính cảm quan cho sản phNm và tạo thương hiệu để có thể tạo niềm tin cho khách hàng và nâng giá trị sản phNm của mình lên.

+ Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển ngành chăn nuôi gia cầm. + Các công ty thức ăn chăn nuôi điển hình như cơng ty De Heus có các chính sách giảm giá, khuyến mãi giá thành thức ăn cho khách hàng; ngồi ra cịn có các kỹ thuật viên của công ty thường xuyên hỗ trợ, tư vấn về mặt chuồng trại cũng như phịng chống dịch bệnh cho nhà chăn ni.

<i>1.1.6.4 Thách thức</i>

+ Yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng của các sản phNm gia cầm, đòi hỏi các trang trại phải đổi mới hình thức chăn nuôi, chất lượng giống gia cầm…

+ Ảnh hưởng thất thường của giá cả thị trường; thường xun bị con bn ép giá địi hỏi nhà chăn ni phải đổi mới hình thức chăn ni và sản xuất.

1.2 CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT

<b>1.2.1. Quy trình chăm sóc gà để trứng</b>

<i>1.2.1.1 Chuẩn bị</i>

Cần chuNn bị chuồng trại, máng ăn, máng uống, lồng gà nếu cần thiết. Sử dụng bạt che để chắn gió lùa, mưa nắng và bạt có thể nâng lên hạ xuống để dễ dàng điều khiển nhiệt độ chuồng ni phịng khi mất điện. Máng ăn máng uống là loại máng dài rộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

khoảng 10 cm bằng nhựa.

Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi cần được sát trùng sạch sẽ: rắc vôi và phun thuốc sát trùng lên toàn bộ chuồng, lồng, bạt, máng ăn, máng uống, tường, trần. Sử dụng thuốc sát trùng hoặc formol 2% với liều lượng 1 lít/m<sup>2</sup>. Các thiết bị nhỏ phải được cọ rửa sạch sẽ, sau khi sát trùng chuồng trại cần để khô từ 7 – 10 ngày mới cho gà vào chăn nuôi.

<i>1.2.1.2 Tách gà</i>

Giai đoạn gà hậu bị: Sau khi đủ tuổi, công nhân tiến hành tách gà để chuyển sang nuôi hậu bị. Đối với gà đẻ trứng thì đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến năng suất đẻ trứng, cho trứng to hay nhỏ cần hết sức lưu ý đến 2 yếu tố (chế độ ăn và ánh sáng) thực hiện đúng phương pháp để đem lại thu nhập cao.

<i>1.2.1.3 Chế độ ăn</i>

Cám được sử dụng cho gà đẻ thương phNm là hỗn hợp thức ăn hồn chỉnh của Cơng ty De Heus theo từng giai đoạn từ hậu bị đến giai đoạn sinh sản.

+ Giai đoạn hậu bị

• Từ 0 – 2 tuần tuổi sử dụng loại cám 7600

<b>Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7600</b>

Năng lượng trao đổi

• Từ 3 – 4 tuần tuổi sử dụng loại cám 7605

<b>Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7605</b>

Năng lượng trao đổi

• Từ 5 - 12 tuần tuổi sử dụng loại cám 7610

<b>Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7610</b>

Năng lượng trao đổi

• Từ 13 - 18 tuần tuổi sử dụng loại cám 7620

<b>Bảng 5. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7620</b>

Năng lượng trao đổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Ẩm độ ( max) 13% <sup>Phốt pho tổng số</sup><sub>(Min-max)</sub> 0,4 – 0,8%

+ Giai đoạn sinh sản

• Từ 19 – 45/50 tuần tuổi sử dụng loại cám 7700

<b>Bảng 6. Thành phần dinh dưỡng trong cám 7700</b>

Năng lượng trao đổi

Cần theo dõi định mức thể trọng của gà theo từng giai đoạn tuổi để gà hậu bị đạt tiêu chuNn bước vào giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao.

Cần bố trí đủ máng ăn, máng uống và mật độ theo quy định để gà phát triển đồng đều. Thường xuyên theo dõi lượng cám cịn sót lại trong máng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Đàn gà hậu bị tốt là ở độ 19 tuần tuổi gà có trọng lượng chuNn và đạt tỷ lệ đồng đều là 80 % so với tổng đàn gà.

Chế độ chiếu sáng rất quan trọng, đây chính là yếu tố giúp gà thuần thục giới tính đúng ngày và duy trì năng suất đẻ. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào độ tuổi của gà. Gà giai đoạn hậu bị chỉ chiếu sáng 13 h/ngày; giai đoạn sinh sản chiếu sáng 16 h/ngày.

<b>1.2.2 Kỹ thuật ấp trứng bằng máy ấp trứng </b>

<i>1.2.2.1 Thời gian ấp</i>

Khi trứng bắt đầu đưa vào ấp đến ngày thứ 21 nở ra gà con. Trứng to nở trễ, trứng nhỏ nở sớm, thời gian nở chênh lệch 5 - 10 giờ.

<i>1.2.2.2 Chuẩn bị máy ấp, máy nở và xếp trứng vào máy</i>

Máy ấp trứng và máy nở phải được vệ sinh trước, sau đó xơng khử trùng.

Đối với máy ấp: Bật máy trước 2 - 4 giờ để máy đạt nhiệt độ yêu cầu sau đó mới xếp trứng vào ấp.

Đối với máy nở: Bật máy trước khi chuyển trứng từ 4 – 5 giờ (đủ nhiệt độ).

Sau khi gà nở, lấy gà ra khỏi máy thì tiến hành vệ sinh, xông khử trùng như trên chuNn bị cho đợt ấp tiếp theo.

Khay trứng đưa vào ấp được ký hiệu ngày thu trứng.

<i>1.2.2.3 Các yêu cầu kỹ thuật a. Nhiệt độ ấp </i>

Trại sử dụng máy ấp đa kỳ: Trong máy có nhiều lơ trứng được đưa vào với thời gian khác nhau. Vì vậy phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lơ trứng đều có thể chấp nhận được và cần phải có máy nở riêng. Nhiệt độ ấp trứng gà được điều chỉnh như sau:

<i><b>Bảng 7. Nhiệt độ ấp trứng</b></i>

Lô trứng nào ấp được 18 ngày thì chuyển sang máy nở (từ 19 - 21

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>b. Độ ẩm</i>

Những ngày đầu tiên nhiệt độ ấp cao nên độ Nm phải cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng.

Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, nhiệt độ của trứng tăng lên cao nhất nên nhiệt độ của lò ấp phải giảm, đồng thời độ Nm của lò phải tăng (thêm nước vào các máng nước trong lò) để vừa hạ nhiệt trứng vừa tránh gà nở bị

vào máng nước trong lị.

<small>• </small>Nếu trong q trình ấp, độ Nm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ Nm thiếu lơng gà sẽ dính vỏ trứng và dẫn đến chết trong vỏ, nếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp, có khi có tật ở chân, mỏ và cổ. Độ Nm thích hợp gà nở có khối lượng đạt 60 – 61% so với khối lượng trứng.

<i>1.2.2.4 Các thao tác kỹ thuật ấp trứng a. Đảo trứng</i>

Mục đích của việc đảo trứng:

Tránh cho phơi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Đảo trứng cũng là cách để điều hòa nhiệt độ, độ Nm và khơng khí tại mọi vị trí của trứng.

Nếu 6 ngày đầu khơng đảo, phơi dính vào vỏ không phát triển và chết.

Sau 13 ngày không đảo, túi niệu khơng khép kín, lượng albumin khơng vào được bên trong túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, gà mổ vỏ sẽ khơng đúng vị trí, phơi bị dị hình ở phần mắt, mỏ, đầu.

Phương pháp đảo trứng:

<small>• </small>Trứng được đảo một góc 90 độ và đảo 2 giờ/lần.

<small>• </small>Ngưng đảo trứng từ ngày thứ 18 sau khi ấp trứng.

<i>b. Soi trứng</i>

Mục đích soi trứng: Kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm diện tích máy, đồng thời tránh ơ nhiễm và xác định thời điểm phơi chết để có biện pháp cải thiện chế độ ấp hoặc chất lượng trứng giống tránh thiệt hại không cần thiết.

Dụng cụ soi trứng: Bóng đèn 60W

Phương pháp chọn và loại trứng khi soi: Trong quá trình ấp soi trứng 2 lần vào các thời điểm ấp như sau:

Lần 1: Lúc 10 ngày để biết được trứng có phơi (có các mạch máu bên trong trứng tỏa ra ngoài từ một đốm nhỏ đen gọi là phôi, phôi di chuyển bên trong trứng), loại bỏ trứng không phơi và chết phơi qua các đặc điểm sau:

<small>• </small>Trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn.

<small>• </small>Phơi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phơi.

<small>• </small>Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt.

<small>• </small>Đơi khi buồng khí khá lớn.

<small>• </small>Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu sẫm, vòng máu chạy ngang.

Lần 2: lúc 18 ngày loại bỏ những trứng chết phôi và trứng thối qua các đặc điểm sau:

<small>• </small>Khi soi trứng có màu sáng hơn (trứng khơng phơi, trứng chết phơi sớm).

<small>• </small>Các trứng vỏ rạn nứt, vỏ sùi bọt nâu hoặc có màu đen (trứng thối).

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Những điểm cần lưu ý:

<small>• </small>Lấy khay trứng ra khỏi máy đưa vào phòng kiểm tra (phịng phải tối và kín gió).

<small>• </small>Đặt khay trứng vào phía bên phải đèn soi, bên dưới đặt rổ khơng.

<small>• </small>Loại bỏ trứng chết phôi, trứng dập vào rổ không và trứng không phôi vào 1 rổ khác. Soi hết khay trứng, kiểm tra đếm số trứng chết phôi và xếp lại khay trứng có phơi đưa vào máy ấp.

<small>• </small>Soi trứng phải nhanh, hạn chế trứng bị mất nhiệt, phòng soi trứng phải ấm.

<i>c. Chuyển trứng sang máy nở</i>

Khi trứng đã ấp được 18 ngày, thì chuyển trứng sang máy nở.

<i>d. Lấy gà ra khỏi máy </i>

Trước khi lấy gà ra khỏi máy cần tắt công tắc cho quạt ngừng hoạt động. Lần lượt rút khay gà ra khỏi máy, đặt lên rổ rồi tiến hành chọn gà. Khi đã đưa hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu dọn vệ sinh, cọ rửa và xông khử trùng.

Ghi chú: Gà con nở ra để lâu trong máy không cho ăn uống được sẽ khơ chân khó ni. Do đó ta phải đưa gà con ra khỏi máy ấp trước 6 giờ.

<b>1.2.3 Quy trình phịng bệnh và sử dụng vaccine gà đẻ thương phẩm</b>

Trong chăn ni, cơng tác phịng bệnh rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn ni. Do vậy, trong q trình chăn ni chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tNy uế máng ăn, máng uống. Trước khi vào chuồng chăn gà phải thay quần áo lao động đã được giặt sạch, đi ủng, đeo khNu trang, mũ chuyên dụng...

Gà nuôi ở Trại được sử dụng thuốc phòng bệnh theo lịch trình sau: Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trước ngày sử dụng vaccine không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng 8 - 12h, pha vaccine vào lọ nhỏ trực tiếp hoặc tiêm. Pha vaccine phải tính tốn để đảm bảo mỗi con 1 liều vaccine tinh khiết khơng có thuốc sát trùng hoặc xà phịng; nhiệt độ của vaccine sau khi pha đảm bảo từ 20°C – 25°C. Chúng tơi sử dụng vaccine phịng bệnh cho đàn gà theo lịch phịng sau.

<i><b>Bảng 9. Quy trình vaccine gà hậu bị đẻ trứng thương phẩm</b></i>

<b>Bảng 10. Quy trình vaccine giai đoạn sinh sản gà đẻ trứng thương phẩm</b>

</div>

×