Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 32 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>ĐỀ TÀI THẢO LUẬN</b>
<b>HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài:</b>
<b>LỜI MỞ ĐẦU...2</b>
<b>PHẦN NỘI DUNG...3</b>
<b>I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...3</b>
<b>1.1 Bối cảnh nghiên cứu...3</b>
<b>1.2.Bảng thu thập dữ liệu...4</b>
<b>1.3. Những nghiên cứu về yếu tổ ảnh hưởng đến sự đổi mới...9</b>
<b>1.4. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm củacác doanh nghiệp...11</b>
<b>1.5. Những nghiên cứu về đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt mayniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam...14</b>
<b>1.6 Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu và các khoảng trống cầnnghiên cứu...15</b>
<b>1.7 Các lý thuyết khoa học có liên quan...17</b>
<b>II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...20</b>
<b>2.1 Mục tiêu nghiên cứu...20</b>
<b>2.1.1. Mục tiêu chung...20</b>
<b>2.1.2. Mục tiêu cụ thể...20</b>
<b>2.2 Câu hỏi nghiên cứu...20</b>
<b>2.2.1. Câu hỏi chung...20</b>
<b>2.2.2. Câu hỏi cụ thể...20</b>
<b>2.3. Mơ hình nghiên cứu...21</b>
<b>2.4. Giả thuyết nghiên cứu...21</b>
<b>2.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...22</b>
<b>2.5.1 Đối tượng nghiên cứu:...22</b>
<b>2.5.2 Phạm vi nghiên cứu:...22</b>
<b>2.6. Phương pháp nghiên cứu...22</b>
<b>2.7. Ý nghĩa nghiên cứu...23</b>
<b>2.7.1. Ý nghĩa nghiên cứu về mặt lý luận...23</b>
<b>2.7.2. Ý nghĩa nghiên cứu về mặt thực tiễn...23</b>
<b>2.8. Kết quả nghiên cứu...23</b>
<b>III. TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO...24</b>
<b>IV. THIẾT KẾ BẢNG HỎI...26</b>
<b>PHẦN KẾT LUẬN...30</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...31</b>
1
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Ngành dệt may luôn là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành này được xuất khẩu đi nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, góp phần đưa tên tuổi Việt Nam đến gần hơn tới người tiêu dùng toàn cầu. Và ngành dệt may cũng là một trong những ngành giải quyết bài toán thiếu việc làm khi lao động chủ yếu của ngành này là lao động trẻ (15 -35 tuổi) chiếm 71,92% ( theo Tổng cục Thống Kê năm 2020).
Sự phát triển nhanh chóng của ngành dệt may mang lại nhiều cơ hội song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với thêm nhiều thách thức, bao gồm mơi trường kinh doanh cạnh tranh và bất ổn, khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn và đào tạo nhân lực. Mỹ vốn là nhà nhập khẩu sản phẩm dệt may số một của Việt Nam; nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc đang vươn lên phát triển việc xuất khẩu các mặt hàng này dẫn tới Việt Nam và Trung Quốc đang có cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Mỹ.
Với sự gia tăng cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần có những chiến lược đổi mới sản phẩm và tìm ra những giá trị cốt lõi để tăng cường vị thế của họ trên thị trường. Đồng thời, ngành cũng đang chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường, bao gồm việc áp dụng các tiêu chuẩn và chỉ số bền vững trong sản xuất dệt may. Từ đó, việc tìm hiểu và đánh giá “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” sẽ là chủ đề đầy thú vị để giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiểu được những thách thức hiện tại và đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng cường năng lực đổi mới sản phẩm
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>1.1 Bối cảnh nghiên cứu</b>
Trong những năm gần đây, ngành dệt may được đánh giá là có nhiều biến động. Theo Tạp chí công thương, riêng năm 2018 tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành tăng trên 33%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ngành dệt may đã chịu nhiều tác động tiêu cực, kéo dài cụ thể chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt giảm 0,5%; ngành Sản xuất trang phục giảm 4,9%. Mặc dù thời điểm đó đã tăng sản xuất các sản phẩm đồ bảo hộ,...cho ngành Y tế thế nhưng vẫn rất khó khăn để tồn tại, phát triển bền vững với số lượng đơn hàng bị đứt gãy trong mùa dịch. Trong 9 tháng năm 2021 ngành đã có tín hiệu khởi sắc hơn nhờ những đơn hàng truyền thống được tăng trở lại. Những chỉ số đều tăng so với cùng kì như chỉ số sản xuất ngành Dệt tăng 7,8%,...Việc chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia cạnh tranh giúp cho Việt Nam đón nhận số lượng đơn hàng đột biến ngay từ quý I. Ngoài ra những vấn đề về nguyên liệu,...cũng không gặp trở ngại đã giúp Dệt May Việt Nam hồi phục, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng theo từng tháng. Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong 8 tháng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021 đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Năm 2022 được tin tưởng là năm ngành sẽ lấy lại được đà tăng trưởng nhưng từ quý III khó khăn kéo dài đẩy ngành vào tình thế cam go chưa từng có. Sang năm nay, tính đến hết tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành mới vượt qua con số 26 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2022 và chỉ đạt 65,5% kế hoạch năm. Các doanh nghiệp ngành Dệt May đang gặp khó khăn, nguyên nhân là do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm dẫn đến nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn như Mĩ, Nhật, Hàn,...giảm mạnh, hàng tồn kho nhiều, khơng kí kết thêm được các đơn hàng mới,...Một trong những giải pháp để cải thiện tình hình này đó là nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, đa dạng các loại sản phẩm đặc biệt là “đổi mới sản phẩm”. Đề tài nghiên cứu” Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm (product innovation) của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam” sẽ nghiên cứu sâu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới để các doanh nghiệp có thể tham khảo làm nền tảng đưa ra những sự đổi mới kịp thời, đúng đắn giúp ngành Dệt May nói riêng ngày càng ổn định, phát triển hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường này.
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">may có mối quan hệ đối với đổi mới sinh thái nhiều hơn so với đổi mới xã
Nghiên cứu này cho thấy thực tiễn mới sinh thái so với đổi mới xã hội. Khi nhu cầu của người tiêu
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">competitio n
doanh nghiệp trong nước khi phải đối đồ tài liệu về Công nghiệp 4.0 hiện tại
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">doanh nghiệp được lãnh đạo bởi các nhà quản lý thích rủi ro có xu hướng tham gia nhiều hơn trong các hoạt
- Giả thuyết 1: Quy mô doanh nghiệp năng sinh lời Tăng trưởng doanh
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Bài báo - Giả thuyết 1: Đầu tư chiều sâu có tác mới sáng tạo được coi là một hướng đi
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">LINK hưởng thuận chiều
<b>1.3. Những nghiên cứu về yếu tổ ảnh hưởng đến sự đổi mới</b>
<b>"Sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế (1997)" của DaronAcemoglu và Philippe Aghion . Hai tác giả nghiên cứu về vai trị của sự đổi mới</b>
cơng nghệ trong tăng trưởng kinh tế và phát triển của một quốc gia. Nghiên cứu này tập trung khám phá cách mà sự đổi mới cơng nghệ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra những cơ hội mới, tăng sức cạnh tranh và nâng cao năng suất lao động. Tác giả cũng nghiên cứu về các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ trong các quốc gia, bao gồm chính sách cơng và môi trường kinh doanh. Họ cũng đề cập đến vai trị của các ngành cơng nghiệp khởi nghiệp và việc tạo ra một môi trường thúc đẩy đổi mới công nghệ.
<b>"Sự đổi mới trong quản lý (1997)" của Clayton M. Christensen. Tác giả tập</b>
trung vào việc nghiên cứu về sự đổi mới và cách nó có thể tác động đến ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, ông Christensen đã đề xuất khái niệm "Sự đổi mới chủ đạo" (Disruptive Innovation). Ông nhận thấy rằng, trong quá trình phát triển của một ngành cơng nghiệp, sự đổi mới chủ đạo thường xuất hiện từ các công nghệ mới hoặc các mơ hình kinh doanh mới mà gây ra sự thay đổi quan trọng
9
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">trong cách thức hoạt động của ngành đó.Theo ơng, các cơng ty có thể bị đe dọa bởi sự đổi mới chủ đạo nếu họ khơng thích nghi và khơng đổi mới để thích ứng với những thay đổi trong ngành. Ông Christensen đã làm rõ rằng việc chỉ tập trung vào đáp ứng nhu cầu khách hàng hiện tại có thể làm mất đi khả năng thích ứng với sự đổi mới và dẫn đến suy yếu hoặc phá sản.Ông đã tìm hiểu các ví dụ về các cơng ty bị đổi mới chủ đạo đánh bại và đã đề xuất các khái niệm như "tiểu đạo" (Low-end Disruption) và "đột phá" (New-market Disruption) để mơ tả q trình sự đổi mới chủ đạo diễn ra. Nghiên cứu về "Sự đổi mới trong quản lý" của Clayton M. Christensen đã đóng góp đáng kể cho lĩnh vực quản lý và giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đổi mới và cách thức tương tác với sự thay đổi trong ngành công nghiệp.
<b>"Sự đổi mới xã hội (2014)" của Frances Westley. Tác giả tập trung vào việc</b>
nghiên cứu về sự đổi mới trong lĩnh vực xã hội và cách những người tham gia có thể tạo ra thay đổi tích cực trong xã hội thơng qua cách tiếp cận sáng tạo và đổi mới. Trong nghiên cứu này, Frances Westley khám phá cách mà các cá nhân, tổ chức và cộng đồng có thể đóng vai trò tạo lập sự thay đổi xã hội. Đổi mới xã hội thường xuất hiện khi những người thành viên trong một cộng đồng hoặc tổ chức bắt đầu thay đổi cách thức tiếp cận, tư duy và hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp. Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá các mơ hình, phương pháp và q trình đổi mới xã hội, bao gồm cả cách tiếp cận sáng tạo, tạo ra giá trị và tạo ra sự thay đổi tích cực trong cộng đồng hoặc xã hội lớn hơn. Frances Westley đã nghiên cứu rất nhiều ví dụ về sự đổi mới xã hội từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm các dự án xã hội, các tổ chức phi lợi nhuận và các giao thức cộng đồng. Nghiên cứu này đã mang lại những kiến thức quan trọng về cách những người tham gia có thể đóng góp vào việc xây dựng một xã hội bền vững và tốt đẹp hơn thông qua đổi mới và sáng tạo.
<b>"Sự đổi mới sản phẩm và dịch vụ (2005)" của Eric von Hippel. Tác giả tập</b>
trung vào việc nghiên cứu sự đổi mới trong lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ. Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của người sử dụng và khách hàng trong quá trình đổi mới.Theo Eric von Hippel, người dùng và khách hàng có thể đóng góp quan trọng vào sự đổi mới sản phẩm và dịch vụ thông qua việc tham gia vào quá trình thiết kế, phát triển và cải tiến. Ông tập trung vào khái niệm "đổi mới người dùng" (user innovation), trong đó người dùng tự mình tạo ra các ý tưởng mới và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên nhu cầu và kinh nghiệm cá nhân.Nghiên cứu này cung cấp các ví dụ và nghiên cứu chi tiết về các trường hợp sự đổi mới người dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin đến y học. Nó đề cập đến cách mà người dùng có thể tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ, và cách mà sự đổi mới người dùng có thể tạo ra giá trị và thay đổi tích cực trong thị trường. Nghiên cứu
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">của Eric von Hippel về "Sự đổi mới sản phẩm và dịch vụ" đã giúp tăng cường nhận thức về vai trò của người dùng và khách hàng trong quá trình đổi mới và phát triển sản phẩm và dịch vụ. Nó đã khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức tìm cách hợp tác và tận dụng sự đổi mới người dùng để tạo ra giá trị và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
<b>1.4. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của cácdoanh nghiệp</b>
Xu thế của cuộc cách mạng 4.0 và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài đã ảnh hưởng đến sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước, để nâng cao chất lượng và năng lực của doanh nghiệp. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp, vừa là cơ hội, vừa là thách thức mang tính chiến lược của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế mở.
1.4.1. Yếu tố quản lý và tầm nhìn chiến lược
Sự dễ dàng trong giao tiếp, các kênh thông tin hiệu quả, truyền tải các kỹ năng và tích lũy kiến thức trong các tổ chức và giữa các tổ chức là rất quan trọng. Trong đó, quản lý và tầm nhìn chiến lược phù hợp là yếu tố then chốt. Chúng xác định phần lớn phạm vi của các mối liên kết bên ngồi và thái độ tích cực bên trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khả năng tiếp thu việc áp dụng các cải tiến thực hành và cải tiến công nghệ. Theo Sách Xanh gần đây của Ủy ban Châu Âu
“Do đó, cơng ty đổi mới có một số đặc điểm đặc trưng có thể được chia thành hai các nhóm kỹ năng chính:
- Kỹ năng chiến lược: tầm nhìn dài hạn; khả năng xác định và thậm chí dự đốn xu hướng thị trường; sẵn sàng và khả năng thu nhập, xử lý và tiếp thu thông tin công nghệ và kinh tế;
- Kỹ năng tổ chức: nhận biết và làm chủ rủi ro; hợp tác nội bộ giữa các bộ phận hoạt động khác nhau và hợp tác bên ngoài với nghiên cứu công, tư vấn, khách hàng và nhà cung cấp; sự tham gia của tồn bộ cơng ty vào q trình thay đổi và đầu tư và nguồn lực.”
1.4.2. Yếu tố cơng nghệ
Trong thời kỳ đầu của q trình cơng nghiệp hóa người ta quan tâm đến cơng nghệ là các phương pháp giải pháp kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất. Từ khi xuất hiện các quan hệ thương mại thì cơng nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu cơng nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó.
11
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Đổi mới cơng nghệ bao gồm hai hình thức là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình. Một doanh nghiệp thực hiện một trong hai hình thức đổi mới này được xem là có đổi mới cơng nghệ. Theo kết quả tính tốn từ Bộ dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp Việt Nam 2015, có 511 doanh nghiệp thực hiện đổi mới cơng nghệ trong tổng số 983 doanh nghiệp được khảo sát, chiếm gần 52%.
1.4.3. Yếu tố năng lực tài chính
Theo các nghiên cứu của Delbecq & Mills (1985); Wong (2005); Cooper & Kleinschmidt (2007) chỉ ra rằng thiếu các nguồn lực đổi mới sáng tạo sẽ hạn chế thành công của đổi mới sáng tạo. Nguồn lực nói chung và nguồn tài chính nói riêng tác động lớn đến q trình đổi mới sáng tạo thơng qua yếu tố con người (nhân viên) theo Smith (2008). Nguồn tài chính của tổ chức cấu thành bản chất của các hoạt động đổi mới sáng tạo (Metrick & Yasuda, 2011). Như vậy, tài chính tác động tích cực tới đổi mới sáng tạo.
Một số nghiên cứu đã cung cấp sự hỗ trợ thực nghiệm cho lý thuyết trật tự phân hạng trong trường hợp tài trợ cho đổi mới sản phẩm (Capizzi và cộng sự, 2011; O’brien, 2003), ủng hộ mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và đổi mới sáng tạo. Bartoloni (2013) chỉ ra các doanh nghiệp Italia ưa thích sử dụng vốn chủ và chỉ sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài khi nỗ lực đổi mới sáng tạo của họ tăng lên và nguồn vốn bên trong không đủ. Việc đầu tư vào sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến là khá rủi ro, các nhà chủ doanh nghiệp thường thận trọng trong tài trợ, ít sẵn sàng sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho các dự án đổi mới sáng tạo bền vững so với sử dụng vốn tự có. Aibar-Guzmán và cộng sự (2022) chỉ ra các doanh nghiệp nông sản thực phẩm sử dụng cả nguồn vốn tự có và nợ để tài trợ cho các dự án đổi mới sáng tạo bền vững.
Mối quan hệ kết quả tài chính và ĐMST có thể ở dạng một chiều hoặc hai chiều. Schumpeter (1934) lập luận rằng các sản phẩm sáng tạo mới khi lần đầu tung ra thị trường sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh, cho phép doanh nghiệp hưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối cao. Động cơ cuối cùng để doanh nghiệp thực hiện ĐMST là nhằm cải thiện kết quả kinh doanh (Varis và Littunen, 2010; Tuân, 2016). Kết quả tài chính có thể được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, tuy nghiên thước đo phổ biến nhất là ROA, ROE, ROS (Dessi và Robertson, 2003; Omondi và Muturi, 2013). các nghiên cứu có thể sử dụng cả ba chỉ tiêu ROA, ROS, ROE là biến phụ thuộc, hoặc chỉ sử dụng ROA và ROE. Nghiên cứu này đánh giá tác động của kết quả tài chính tới khả năng ĐMSP của doanh nghiệp dệt may niêm yết, vì lợi nhuận liên quan chặt chẽ đến tài sản và nguồn vốn.
1.4.4. Yếu tố sự ủng hộ của lãnh đạo đối với đổi mới sáng tạo và chia sẻ tri thức
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Quản lý cấp cao đóng một vai trị thiết yếu trong việc tạo ra các đổi mới sáng tạo bằng các cung cấp mơi trường thích hợp và đưa các quyết định nhằm nâng cao sự sáng tạo và vận dụng kiến thức thành công (Van de Ven, 1993; Storey, 2000; Aragón-Correa và cộng sự, 2007). Quản lý cấp cao thường cho thấy nhận thức sâu sắc về nhu cầu của nhân viên và cung cấp động lực, đó là một nguồn động viên họ đổi mới sáng tạo và giải quyết vấn đề . Quản lý cấp cao giúp nhân viên giải quyết các nhu cầu của họ về trao quyền, nâng cao phẩm chất cá nhân, đạt thành tích và nâng cao tính hiệu quả (Jung và cộng sự, 2013; Ryan và Tipu, 2013; Abrell và cộng sự, 2011; Taylor và cộng sự, 2009). Theo Shaar và các cộng sự (2015), sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao đóng vai trị quan trọng thúc đẩy q trình đổi mới sáng tạo, cho phép tổ chức thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và bảo vệ mình trước môi trường bất định.
1.4.5. Yếu tố nhân lực
Nhân viên có tay nghề cao là một tài sản quan trọng của một cơng ty đổi mới. Nếu khơng có công nhân lành nghề, một công ty không thể làm chủ được cơng nghệ mới chứ đừng nói đến việc đổi mới. Ngồi các nhà nghiên cứu, nó cần những kỹ sư có thể quản lý hoạt động sản xuất, nhân viên bán hàng có thể hiểu được cơng nghệ họ đang bán (để bán và đưa ra gợi ý khách hàng) và các tổng giám đốc nhận thức được các vấn đề công nghệ.
1.4.6. Yếu tố sự cạnh tranh
Các doanh nghiệp đổi mới để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình cũng như tìm kiếm lợi thế cạnh tranh. Một cơng ty có thể áp dụng cách tiếp cận mang tính phản ứng và và đổi mới để tránh mất thị phần và tay đối thủ cạnh tranh có tính đổi mới. Hoặc cơng ty có thể áp dụng cách tiếp cận chủ động để dành được vị trí chiến lược trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn bằng cách phát triển và sau đó cố gắng thực thi các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn so với cá sản phẩm mà công ty sản xuất.
1.4.7. Yếu tố lợi nhuận
Lợi nhuận là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Nếu hoạt động kinh doanh không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì hẳn đó là tổn thất cực lớn, khả năng phá sản rất cao.
Lợi nhuận cũng được xem như cơ sở đảm bảo hoạt động tái sản xuất cho doanh nghiệp, chính là các hoạt động mở rộng quy mơ sản xuất, đầu tư thêm các danh mục ngoài hoặc nâng cao trang thiết bị hiện đại cho sản xuất…
Nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Các yêu cầu về sản phẩm chất lượng cao cũng vì thế mà tăng lên. Việc khách hàng chọn lựa sản phẩm phù hợp với thời đại, với
13
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">cá tính cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, đổi mới sản phẩm để kịp xu thế.
Malik (2011) cho rằng khả năng sinh lời là một trong những thước đo, mục tiêu quan trọng nhất của quản lý tài chính. Mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa sự giàu có của chủ sở hữu và khả năng sinh lời là yếu tố quyết định rất quan trọng hiệu suất nhất. Khả năng sinh lời liên quan chặt chẽ tới lợi nhuận nhưng có điểm khác biệt chính. Trong khi lợi nhuận là một số tiền tuyệt đối, khả năng sinh lời là tương đối. Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả về sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Theo Lesakova (2007) các tỷ suất sinh lời là một chỉ số về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp có tốt hay khơng và làm thế nào để doanh nghiệp có hiệu quả trong việc quản lý tài sản của mình. Có hai chỉ tiêu tỷ suất sinh lời thường dùng là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE.
<b>1.5. Những nghiên cứu về đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêmyết trên thị trường chứng khoán Việt Nam</b>
Ngành dệt may đã và đang đóng vai trị là động lực cho sự phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam. Với quá trình hội nhập quốc tế và những thách thức ngày càng tăng từ thị trường toàn cầu , cần phải xem xét khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành dệt may của Việt Nam để tìm ra những gì Việt Nam nên tập trung vào để nâng cao vị thế trên thị trường toàn cầu.
Tại Việt Nam, ngành dệt may là ngành xuất khẩu mũi nhọn và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2014, ngành dệt may là ngành là ngành xuất khẩu lớn nhất thứ hai và đóng góp 11,51% vào tổng GDP của Việt Nam (Tổng cục Hải quan Việt Nam 2015). Trên thị trường quốc tế, với thị phần gần 3% xuất khẩu dệt may thế giới năm 2013, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu ngành dệt may thứ 7 sau Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Mỹ (ITC 2015). Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường tồn cầu, ngành dệt may của Việt Nam có thể đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ khác rất mạnh về nguồn lực, con người, thông tin, kinh nghiệm, hệ thống phân phối cũng như sự chuyên nghiệp trong khâu bán lẻ như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan.
Tính đến năm 2018, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp. Việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên, trong đó dệt may là một trong những ngành được dự báo sẽ có triển vọng phát triển. Thêm vào đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt cho các thị trường khác ngoài Trung Quốc như Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam liên tục phát triển với tốc độ bình quân
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">17% một năm. Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) (as cited in Phu Hung Securities, 2019), tính chung các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên toàn thị trường, tổng doanh thu năm 2018 của toàn ngành đạt 63,638 tỷ đồng (tăng 11%) và lợi nhuận sau thuế đạt 3,111 tỷ (tăng 28%).
Nhờ việc chuyển đổi và tận dụng từng cơ hội nhỏ, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng dần có sự cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã có sự chuyển biến tích cực từ tháng 5. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm là 19,05 tỷ USD, thấp hơn 14,5% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức chênh lệch 38% của tháng 1 năm nay.
Hơn nữa, cuối năm là thời điểm các dịp lễ lớn như: Giáng sinh, Tết… diễn ra, sẽ thúc đẩy sự gia tăng tự nhiên trong nhu cầu đối với hàng dệt may so với sự ảm đạm về đơn hàng của những tháng đầu năm nay. Với sự chủ động nắm bắt cơ hội từ các doanh nghiệp dệt may nội địa, ngành công nghiệp xuất khẩu tỷ USD sẽ có thêm cơ hội để gia tăng tốc độ phục hồi.
<b>1.6 Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu và các khoảng trống cần nghiêncứu.</b>
1.6.1 Các kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm (product innovation) của các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu còn cho ta thấy đổi mới sản phẩm có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khắt khe, ví dụ sự cạnh tranh giữa Apple và Samsung. sự đổi mới sản phẩm ở 2 doanh nghiệp này liên tục thay đổi.
- Qua các bài nghiên cứu, báo cáo liên quan đến đề tài này ta có thể kết luận như sau:
Các nghiên cứu trước đây cho thấy các doanh nghiệp khác nhau có mức độ đổi mới khác nhau. Mỗi doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn riêng, có lịch sử và quá trình đổi mới khác nhau. Mỗi doanh nghiệp ở trong môi trường kinh doanh khác nhau, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau từ bên ngồi. Do đó khả năng, mức độ và thành cơng trong sự đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp là khác nhau (Martinez-Ros, 2000).
Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp có một điểm chung là đổi mới trong quá khứ có tác động tới đổi mới trong tương lai. Nói cách khác, khả năng thành cơng trong đổi mới doanh nghiệp phụ thuộc vào việc trước đây doanh nghiệp có từng đổi mới thành cơng hay chưa. Các nghiên cứu trước đây đã trước đây đã chứng minh luận
15
</div>