Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương luận văn thạc sĩ báo chí học tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp trên truyền hình quốc hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.03 KB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Truyền hình trực tiếp là một dạng chương trình phát trên sóng truyền hình. Trong truyền hình trực tiếp, công chúng xem sự kiện, được sống cùng sự kiện, được tham gia vào sự kiện. Đây là yếu tố sống cịn của truyền hình. Chiến dịch trực tiếp thể hiện được ưu thế vượt trội của: tin tức, khách quan, trung thực. Truyền hình trực tiếp đã đánh đúng vào tâm lý về tư duy trực quan, nhìn thực và tin và những cái gì cụ thể của cơng chúng. Truyền hình trực tiếp đã đảm bảo được lợi ích của công chúng là được chứng kiến, tiếp nhận các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa vừa xảy ra; Đem lại cho công chúng cảm giác chân thực, sống động lực trực tiếp sống không sự kiện, tham gia vào sự kiện.

Ngày nay, với sự tiến bộ của truyền thơng, truyền hình khơng cịn bị hạn chế có gọn phát sóng đơn thuần Ở mỗi địa phương hay một quốc gia, mà nó cịn phủ sóng vượt xa ở khắp mọi miền đất nước hay ngay cả trên thế giới thông qua vệ tinh thành công hay thất bại của một buổi truyền hình trực tiếp có ý nghĩa quan trọng và nó phụ thuộc vào mức độ hài hịa đồng bộ phối hợp giữa hai yếu tố kĩ thuật và nội dung. Tuy nhiên, để có một chương trình truyền hình trực tiếp phát sóng với một chất lượng tốt, đặc biệt là thơng sóng khơng xảy ra có một sự cố nào trong suốt q trình phát sóng phải địi hỏi một ê kíp có sự chuẩn bị cơng phu bởi một khi đã phát sóng trên sóng truyền hình là phải hạn chế tối đa được mức sai sót trong q trình lên sóng. Tùy vào mỗi chương trình quy mơ lớn hay nhỏ mà số lượng thành viên thực hiện chương trình là ít hay nhiều.Mỗi chương trình truyền hình đặc biệt là chương trình truyền hình trực tiếp mỗi thành viên đều là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

mấu chốt quan trọng tạo nên sự thành cơng của chương trình. Nó địi hỏi sự chuyển hóa trong quy trình sản xuất tạo nên chất lượng chương trình truyền hình được nâng cao trên cơ sở củng cố tính chun nghiệp của cơng tác sản xuất chương trình trong đó khơng phối hợp thực hiện và phân cơng lao động là vai trị chủ yếu. Tổ chức sản xuất chương trình trực tiếp cần rõ ràng và sự phân công trách nhiệm cụ thể để tạo ra một sự kết hợp phối kết hợp đồng bộ trong tập thể và không gian sáng tạo của một cá nhân trong ê kíp.

Ngồi ra trong mỗi chương trình truyền hình trực tiếp, các khía cạnh của chương trình ln được khai thác tối đa tính cẩn trọng để có được sự chính xác.

Chương trình truyền hình trực tiếp đưa người xem đến với một thế giới chân thực, sống động ở từng phút từng giờ lên sóng thơng qua màn ảnh nhỏ, ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong lĩnh vực truyền thơng và mang xu thế của truyền hình hiện đại.

Vì sự hấp dẫn và tính hiệu quả của chương trình lớn vì vậy ở hiện Việt Nam hiện nay rất nhiều đài truyền hình từ trung ương đến địa phương đều rất quan tâm và tích cực khai thác dạng chương trình này.

Đối với đài truyền hình Quốc hội, một đài truyền hình non trẻ mới thành lập cũng đã có rất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp được phát sóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và phù hợp với tâm lý, thói quen của cơng chúng xem truyền hình.

Nhưng thực tế, chất lượng của các chương trình truyền hình Quốc hội vẫn gặp phải những hạn chế trong khâu tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp như cách chọn sự kiện sao cho hấp dẫn sinh động, đội ngũ nhân sự, Ê kíp

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

thực hiện chương trình phối kết hợp với nhau như thế nào, trang thiết bị kỹ thuật cịn có đáp ứng được với công việc sản xuất hay không, yếu tố kinh tế, kinh phí tổ chức sản xuất như thế nào. Hơn nữa đây là một chương trình để có được một chương trình hay, đạt chất lượng, phù hợp với nhu cầu công chúng khán giả, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức sản xuất chương trình truyền hình.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã thực hiện đề

<i><b>tài: “Tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trựctiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam hiện nay” làm</b></i>

đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ báo chí học của mình với hy vọng góp phần đóng góp được những bài học kinh nghiệm quý báu để nâng cao chất lượng quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại đài truyền hình Quốc hội Việt Nam.

<b>2. Tình hình nghiên cứu</b>

Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến truyền hình trực tiếp ở những góc độ khác nhau, có thể là tài liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu này. Cụ thể như sau:

<i>- Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyềnhình, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin Hà Nội.</i>

Đây là một cuốn sách khá bao quát về lĩnh vực truyền hình. Từ nêu về sự ra đời phát triển, đặc trưng của loại hình truyền hình, các nhóm thể loại tác phẩm truyền hình như thể loại tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm… đến quy trình tổ chức sản xuất từng tác phẩm cụ thể hay những chương trình quy mơ lớn như cầu truyền hình. Cuốn sách cũng đã đề cập tới quy trình sản xuất chương trình truyền hình:

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

chương trình có hậu kỳ và chương trình truyền hình trực tiếp. Tuy nhiên, do cuốn sách này đề cập tới mọi vấn đề liên quan đến truyền hình, chính vì vậy, mặc dù có đề cập tới truyền hình trực tiếp nhưng dung lượng lại rất khiêm tốn. Nội dung cuốn sách chưa chỉ ra các dạng của truyền hình trực tiếp; các dạng sự cố cùng cách xử lý hay làm sao để có được một chương trình truyền hình trực tiếp chất lượng, hiệu quả.

<i>- Phùng Thị Phúc (2004), Nâng cao chất lượng cácchương trình truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình ViệtNam, luận văn thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên</i>

truyền.

Nội dung luận văn cũng đã bước đầu khái quát một số lý thuyết về truyền hình trực tiếp như khái niệm, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của truyền hình trực tiếp; trên cơ sở đó đi vào khảo sát thực tiễn với việc nghiên cứu trường hợp cụ thể các chương trình truyền hình trực tiếp ở Đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên do dung lượng có hạn nên những lý luận chỉ mới dừng lại ở một vài nội dung khái quát.

<i>- Lê Thành Trung, Hiệu quả của truyền hình trực tiếp ởkhu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long, Luận văn Thạc sĩ Báo chí,</i>

Học viện Báo chí và tuyên truyền năm 2004.

Nội dung luận văn đã tập trung khảo sát, nghiên cứu những điều kiện cần và đủ về thiết bị, nhân sự, kinh phí thực hiện một chương trình truyền hình trực tiếp phù hợp với những đặc điểm tự nhiên xã hội của khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Từ đó đưa ra những giải pháp mới hơn so với những cơng trình nghiên cứu khác đó là: giờ phát sóng phải phù hợp gắn với giới thiệu, quảng bá chương trình. Trong luận văn này,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

dung lượng chủ yếu dừng lại ở thực tiễn, việc khái quát lý thuyết rất sơ lược và đơn giản.

<i>- Phạm Thị Sao Băng (2005), Giáo trình Cơng nghệ sảnxuất chương trình truyền hình, Trường Cao đẳng truyền hình,</i>

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Nội dung cuốn sách đề cập tới một số dạng chương trình truyền hình phổ biến hiện nay. Đặc biệt, mục 6 chương 3 của giáo trình có dành một dung lượng nhất định đề cập đến cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp bao gồm: đặc điểm của truyền hình, truyền hình trực tiếp; cách thức sản xuất một số chương trình truyền hình trực tiếp về văn nghệ, ca nhạc, giải trí, các cuộc thi đấu thể thao, truyền hình trực tiếp các cuộc thi đấu thể thao có sử dụng Camera di động; cơng nghệ sản xuất cầu truyền hình… Tuy nhiên do quá đi vào cụ thể nên việc khái quát trung thành lý thuyết về truyền hình trực tiếp lại hạn chế; mặt khác cuốn tài liệu này lại thiên nhiều về công nghệ, dung lượng phân tích về kỹ năng tổ chức sản xuất như: kỹ năng tổ chức nhân sự, kỹ năng tổ chức kỹ thuật; tổ chức tài chính trong quy trình sản xuất và cách thức xử lý các sự cố trong sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp cịn sơ lược.

<i>- Mai Vũ Tuấn (2008), Tổ chức sản xuất chương trìnhtruyền hình trực tiếp tại các Đài Phát thanh - Truyền hình khuvực Đơng Bắc (Khảo sát tại các Đài PTTH Quảng Ninh, Hải</i>

Phòng, Hải Dương từ 01/2007 đến 06/2008), Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Nội dung luận văn đã giúp khái quát bức tranh về việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại các Đài Phát thanh Truyền hình khu vực Đơng Bắc của Việt Nam. Một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

lý luận về quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp cũng được chỉ ra. Tuy nhiên do dung lượng nghiên cứu nhỏ nên việc khái quát chỉ ra mọi “ngóc ngách” của lý thuyết, kỹ năng tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp chưa được bao quát hết và chưa được phân tích kỹ lưỡng.

<i>- Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyềnhình, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. </i>

Nội dung cuốn sách này cũng đã bước đầu đề cập là phương thức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp, vai trị, đặc điểm, nguyên lý của chương trình truyền hình trực tiếp, quy trình sản xuất một chương trình truyền hình trực tiếp, q trình thực hiện ghi hình và phát sóng. Tuy nhiên, tác giả phần nhiều đề cập đến dạng cầu truyền hình là chủ yếu; chưa chỉ và phân tích một cách thấu đáo các dạng chương trình truyền hình trực tiếp, các lỗi trong một chương trình truyền hình trực tiếp và cách xử lý các dạng lỗi đó.

<i>- Trần Thị Kim Miên (2014), Đổi mới tổ chức sản xuấtchương trình truyền hình trực tiếp của Đài phát thanh vàTruyền hình Bình Dương, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Học viện</i>

Báo chí và Tuyên truyền.

Nội dung luận văn đã có những dung lượng nhất định để phân tích quy trình tổ chức sản xuất một chương trình truyền hình trực tiếp, trong đó tác giả nhấn mạnh đến các yếu tố tổ chức sản xuất như nguồn nhân lực, yếu tố về kỹ thuật, quy trình tổ chức thực hiện…Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nghiên cứu trường hợp, cụ thể nghiên cứu về việc đổi mới tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp ở Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương vì vậy

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

dung lượng lý thuyết, kỹ năng, cách thức xử lý các tình huống nói chung chưa được khái quát, bao quát trong luận văn này.

<i>- Nguyễn Kim Tiền (2015), Nâng cao chất lượng chươngtrình truyền hình trực tiếp ở Đài Phát thanh và Truyền hìnhKiên Giang, Luận văn Thạc sỹ Báo chí, Học viện Báo chí và</i>

Tuyên truyền

Cũng giống như một số luận văn nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát trường hợp, cụ thể là nghiên cứu chất lượng chương trình truyền hình trực tiếp ở Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang vì vậy phần khái quát, tổng hợp về lý thuyết mặc dù có được đề cập ở chương 1 làm nền tảng, cơ sở để nghiên cứu ở chương sau nhưng cơ sở lý thuyết còn đơn giản mới dừng lại ở việc đưa ra các khái niệm công cụ, chỉ ra đặc điểm của truyền hình trực tiếp, u cầu để có một chương trình truyền hình trực tiếp chất lượng… việc lập luận phân tích các dạng truyền hình trực tiếp, kỹ năng tổ chức nhân sự, kỹ thuật, tài chính trong quy trình sản xuất chương trình cũng như các dạng sự cố, cách thức xử lý các sự cố chưa được trình bày, phân tích, lập luận một cách thấu đáo.

Ngồi những cơng trình nghiên cứu kể trên, qua khảo sát chúng tôi còn thấy một số những hội thảo khoa học, những bài báo đề cập tới phương thức truyền hình trực tiếp, tuy nhiên chưa thấy có một cơng trình nào nghiên cứu sâu, chun biệt về truyền hình trực tiếp. Đây chính là một khoảng trống cần nghiên cứu để tổng kết. Chính vì vậy tơi đã lựa chọn

<i>đề tài "Truyền hình trực tiếp” làm đề tài nghiên cứu của mình.</i>

Trong đề tài này, tôi sẽ kế thừa những ý tưởng khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài</b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở hệ thống hố lý luận về TCSX CTTHTT, luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng TCSX các CTTHTT trên THQHVN. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng TCSX các CTTHTT trên THQHVN phù hợp với định hướng phát triển báo chí theo quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Để đạt được mục đích trên, tác giả đã xây dựng nhiệm vụ như sau:

 Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến tổ chức sản xuất, tổ chức sản xuất trên trường truyền hình,, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp.

 Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp tại đài truyền hình Quốc hội.

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp của đài truyền hình Quốc hội hiện nay.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp trên truyền hình Quốc hội Việt Nam.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chương trình truyền hình trực tiếp cụ thể là thời sự, Câu chuyện hôm nay trong sáu tháng cuối năm 2020 trên truyền hình Quốc hội Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Cơ sở lý luận</b></i>

Vận dụng lý thuyết về truyền thông đại chúng, lý thuyết về các loại hình báo chí truyền thơng hiện đại, lý thuyết về các loại hình báo chí truyền hình, lý thuyết về tâm lý học, tâm lý học báo chí.

Các quan điểm của đảng, chính sách của nhà nước về cơng tác Báo chí. Căn cứ và tơn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của đài truyền hình Quốc hội được giao.

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

Để thực hiện được đề tài này, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

<i>Phương pháp quan sát: quan sát thực tế quy trình sản</i>

xuất chương trình truyền hình trực tiếp của truyền hình Quốc hội Việt Nam. Cụ thể là các chương trình Thời sự, câu chuyện hơm nay. Để từ đó ghi nhận được những ưu điểm hạn chế trong quá trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp.

<i>Phương pháp phân tích nội dung: được dùng để phân</i>

tích tổ chức các chương trình truyền hình trực tiếp đang thực hiện triển khai cụ thể: chương trình Thời sự; Tư vấn sức khỏe; Câu chuyện hơm nay từ đó nhận diện được những ưu điểm hạn chế trong công tác tổ chức sản xuất, quản lý chương trình truyền hình trực tiếp, từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp mới trong việc phát huy hiệu quả tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp, quản lý.

<i>Phương pháp quan sát thực tế có tham dự: nhằm nắm</i>

bắt được quy trình, cách thức tổ chức sản xuất và quản lý của

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

các nhà lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên, Phát thanh viên đối với các chương trình Thời sự, Tư vấn sức khỏe, Câu chuyện hơm nay, từ đó rút ra các nhận xét về thực trạng tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp và cách quản lý các chương trình này.

<i>Phương pháp Phỏng vấn sâu: Thu thập 10 ý kiến của</i>

những người tham gia tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp nhằm đánh giá chung về tổ chức sản xuất cũng như các thành công và hạn chế của nó.

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn</b>

<i><b>6.1. Ý nghĩa lý luận</b></i>

Với việc nghiên cứu đề tài kết hợp với thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung một phần lý luận về cơng tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp cịn mới mẻ đối với truyền hình Quốc hội Việt Nam hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với việc xác định mục tiêu tuyên truyền, phương pháp tác nghiệp, tổ chức sản xuất các chương trình ở truyền hình Quốc hội Việt Nam hiện nay.

<i><b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn</b></i>

Luận văn sẽ góp phần giúp truyền hình Quốc hội Việt Nam nhìn nhận đánh giá lại hiệu quả trong công tác tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp nói chung và các chương trình truyền hình trực tiếp nói riêng cụ thể là chương trình Thời sự; chương trình Câu chuyện hơm nay từ đó chỉ ra những ưu điểm hạn chế và số kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo.

</div>

×