Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển chƣơng trình đào tạo ở các trƣờng đại học đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 7 trang )

PHAT TRIEN CHUONG TRINH DAO TAO
O CAC TRUONG DAI HOC DAP UNG MUC TIEU

PHAT TRIEN BEN VUNG

Đặng Văn Tiến?

TOM TAT:

Phat trién bén vững là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, để phát triển bền
vững, đòi hỏi đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng xu thế đó. Để đào tạo nguồn
lực, cần phát triển chương trình đảo tạo một cách khoa học, đáp ứng nhu cầu của
xã hội. Cần đề ra các nội dung, biện pháp cụ thé mang tính hệ thống, đồng thời,
tổ chức thực hiện quyết tâm, thống nhất ở tất cả các cấp, các cơ quan và các khoa
ở các trường đại học với tư duy, trí tuệ, trách nhiệm và sự nỗ lực cao để đạt được
mục tiêu đề ra.

Từ khoá: Phát triển bền vững, nguồn nhân lực, phát triển chương trình đào
tạo, mục tiêu.

ABSTRACT:
Sustainable development is an inevitable trend of modern society. To meet
that trend, human resources training is required and the training programs need to
be developped scientifically. It is necessary to set out specific, systematic
contents and methods, and implement them at all levels, agencies and faculties in
universities with responsibility and high efforts to achieve that goals.
Keywords: Sustainable development, human resources, training program
development, goals.

MO DAU
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, đó là sự điều tiết hai


hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với nhân loại. Đề xã hội

phát triển bền vững, cần phải thực hiện đồng bộ từ đào tạo nguồn lực con người,
trên tat cả các lĩnh vực, các mặt của đời sơng xã hội. Trong đó, ở các trường đại
học cần đào tạo được nguồn lực để phục vụ cho q trình phát triển đó. Để q
trình đào tạo nguồn lực con người đáp ứng mục tiêu phát triển bên vững, cần
phải phát triển chương trình đào tạo theo hướng xã hội cần. Phát triển chương
trình đào tạo ở các trường đại học có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất

1. Trường Đại học Thông tin liên lạc - tỉnh Khánh Hoà. Email: dangvantien1977(@gmail.com

8

lượng đào tạo nguồn lực đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, đây cũng là quá
trinh liên tục cập nhật, bơ sung, hồn thiện sát với thực tiên xã hội.

NOI DUNG
I. Một số vấn đề về phát triển bền vững
Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống

xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận

tầm quan trọng của bảo vỆ mơi trường vả tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải
quyết những bat 6n trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường
và Phát triển của Liên Hợp Quốc được tô chức ở Rio đe Janeiro dé ra Chuong
trình nghị sự tồn cầu cho thế kỷ XXI. Theo đó, phát triển bền vững được xác
định: “Một sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.


Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình
diện phát triển: Kinh tế tăng trưởng bên vững: xã hội thịnh vượng, cơng bằng, ơn
định, văn hố đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì
bền vững. Do vậy, hệ thống hồn chỉnh về nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền
vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bên vững theo “ba đỉnh của tam giác
đều”: kinh tẾ - xã hội - môi trường. Các tiêu chí của phát triển bền vững: Thứ
nhất, phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng;

thứ hai, phát triển bền vững về xã hội được đánh giá về HDI, hệ số bình đẳng thu

nhập, các chỉ tiêu về giáo duc, y tẾ, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hoá; thứ
ba, phát triển bền vững về môi trường. Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền
vững trên bình diện quốc tế có được sự thơng nhất chung và mục tiêu để thực
hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.

Đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam, nước ta đã ban hành Chiến lược
phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bên vững,

có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi

trường, giữ vững ôn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ qun,
thống nhất và tồn vẹn lãnh thơ quốc gia.

Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn

2011 - 2020 gồm: Các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người,

chỉ số bền vững môi trường); chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,
năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn
vị GDP, chỉ số giá tiêu đùng, cán cân vãng lai,...); chỉ tiêu về xã hội (tỉ lệ nghèo,

tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ lao động đang lảm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, ti
số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đăng trong phân phôi thu nhập,...); chỉ tiêu về
tài nguyên và môi trường (tỉ lệ che phủ rừng, tỉ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất
bị thối hố,...). Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững tở rên, Việt
Nam tiếp tục hướng phát triển đất nước đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

II. M6t s6 van dé lý luận về phát triển chương trình đào tạo đáp ứng
mục tiêu phát triền bên vững

Chương trình đào tạo là một văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu,
yêu cầu, nội dung kiến thức và kĩ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch
lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỉ lệ giữa các bộ môn, giữa lí thuyết và
thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất,
chứng chỉ và văn băng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo.

Chương trình đào tạo ở các trường đại học hiện nay được xây dựng, đôi mới,
phát triển qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn khác nhau đều có sự cập nhật về
nội dung chương trình đào tạo theo quan điểm, mục tiêu đào tạo từng giai đoạn
và phù hợp với sứ mạng của các trường. Có thể khái quát về chương trình đào tạo
ở các trường đại học trong thời gian qua, tiếp cận một số nội dung:

Về phương pháp tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo, các trường
đại học xây dựng chương trình đào tạo về cơ bản đã đảm bảo được trình độ học vẫn
theo bậc học; nội dung chương trình được cập nhật theo sự phát triển của xã hội; các
trường đảm bảo được chất lượng giảng dạy fheo khả năng vệ trình độ chun mơn
hiện có của đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của
nhà trường: sinh viên ra trường có trình độ kiến thức tương đối tốt, cơ bản đáp ứng
được chuẩn đầu ra đã xác định. Tuy nhiên, vì tiếp cận theo nội đung nên chương trình
đào tạo ở các trường có một sỐ nhược điểm cơ bản là: Nội dung chương trình đào tạo
chưa đáp ứng tốt được yêu cầu thực tiễn xã hội cần; chương trình đào tạo chủ yếu

trang bị kiến thức, trong giai đoạn gần đây cũng chỉ đáp ứng chuẩn đầu ra, chứ
chưa đáp ứng phát triển bền vững của xã hội.

Về mục tiêu đào tạo và nội đụng chương trình đảo fạo, mục tiêu đào tạo được
xác định trong chương trình đào tạo phù hợp, đã xác định được đầu ra của đối
tượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội về phẩm chất, năng lực và sức khoẻ

theo quy định, có tiềm năng phát triển lâu dài. Mục tiêu đào tạo xác định vẫn phù

hợp với nhiệm vụ đảo tạo hiện nay của từng trường đại học, đó là đào tạo theo
học vẫn (trình độ đại học) kết hợp với đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Nội dung
chương trình đào tạo nhìn chung đắp ứng được mục tiêu đào tạo, đặc biệt phù
hợp với chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo chưa
được cụ thê hố thành các tiêu chí về phát triển bền vững của xã hội, nên khi xây
dựng nội dung chương trình đào tạo có nhiều nội dung dạy học chưa phù hợp với
yêu cầu thực tiễn xã hội.

Ve Chương trình khung và chương trinh mơn học, với việc tuân thủ các quy
định về chương trình khung, chương trình mơn học đã đáp ứng được u cầu về
mặt kĩ thuật, bảo đảm tính logic, thống nhất giữa các môn học, các khối kiến
thức. Tuy nhiên, nội dung chương trình các mơn học chủ yếu được xây đựng dựa
trên “những gì nhà trường có”, chưa đáp ứng các tiêu chí về sự phát triển bền
vững của xã hội.

Về tô chức thực hiện chương trình đào tạo, sau khi đã xây dựng chương trình

đào tạo, các trường đại học đã chủ động triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ

10


như: Thiết kế nội dung, phương pháp dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả người
học đáp ứng được chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trỉnh đảo tạo
vẫn chưa đáp ứng được các nguyên tắc, tiêu chí phát triển bền vững của xã hội.

Một số vấn đề rút ra:
Từ đánh giá khái quát như trên, có thể thấy: Mặc dù chương trình đào tạo Ở
các trường đại học đã được xây dựng theo đúng quy trình, đúng quy định và về
cơ bản đáp ứng được chuẩn đầu ra; nhưng do phương pháp tiếp cận trong xây
dựng chương trình đào tạo chưa theo hướng các tiêu chí, ngun tắc về phát triển
bền vững của xã hội. Cho nên chương trình đào tạo ở các trường đại học cịn
thiếu tính đồng bộ, chưa xác định rõ về mục tiêu, nội dung, phương pháp để đáp
ứng được sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy, can phat trién chuong trinh
đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Đề phát triển chương trình đào tạo cần có cách tiếp cận, mỗi cách tiếp cận
khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm về chương trình đào tạo khác nhau. Tại mỗi

thời điểm của lịch sử phát triển giáo dục, các quốc gia cũng như mỗi nhà trường

cần vận dụng cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với sứ
mạng của riêng mình. Chương trình đào tạo vừa là cơng cụ, vừa là thước đo trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa hoc - kĩ thuật, văn hoá,... của mỗi quốc gia
cũng như của mỗi nhà trường. Việc xây dựng chương trình đào tạo phụ thuộc vào
tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì
vậy, các nhà khoa học, nhà giáo dục, cơ sở đảo tạo cần hiểu rõ bản chất của
chương trình đảo tạo dé phat trién đáp ứng yéu cau dao tao nguén lyc. Theo cách
tiếp cận hiện nay, cần phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học đáp
ứng các tiêu chí, nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững. Đó cũng là xu thế tất

yếu của thời đại.


Theo đó, phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục
tiêu phát triển bền vững là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thê ở
các trường đại học, trên cơ sở cách tiếp cận, tư duy về chương trình và nắm bắt,
đánh giá thực tiễn xã hội cần, tạo ra sự thay đổi, bỗ sung so với chương trình đào
tạo hiện có về chất lượng thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo và
phương thức kiểm tra, đánh giá của cơ sở đào tạo đáp ứng mục tiêu phát triển bên
vững của xã hội.

Đề phát triển chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, cần
thực hiện đồng bộ các nội dung, biện pháp:

Thứ nhất, xác định được mơ hình và thực hiện đúng quy trình phát triển

chương trình đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu phát triên bên vững.
Công tác phát triển chương trình đạo tạo ở các trường đại học phải được thực

hiện thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra những chương trình đào tạo mới, được
cập nhật, đáp ứng được những tiêu chí về mục tiêu phát triển bền vững của xã
hội. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy có nhiều cách xác định mơ hình cũng như
quy trình vê phát triển chương trình đào tạo, trong phạm vi bài viết, tác giả đề
xuất mơ hình và quy trình như sau:

11

- Phan tích bối cảnh và nhu cầu của xã hội, theo đó, chương trình đào tạo

phải bám sát sự phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn,

chất lượng: phát triển bèn vững về xã hội được đánh giá về HDI, hệ số bình đắng
thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hố; phát

triển bền vững về mơi trường.

- Xây dựng quy trình phát triển chương trình đào tạo khoa học, theo đó, một
quy trình khoa học trong phát triển chương trình đào tạo phải bắt đầu từ việc: (1)

Xác định mục tiêu; (2) Xây dựng chuẩn đầu ra; (3) Thiết kế; (4) Xây dựng khung

chương trình; (5) Xây dựng ma trận các mơn học; (6) Xây đựng đề cương môn

học; (7) Các điều kiện bảo đảm.

- Thực hiện và đánh giá chương trình đào tạo.
Thứ hai, phát triển chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu phát
triển bền vững.
Đây là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định trực tiếp để phát triển
chương trình đảo tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Theo đó, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cần được cụ thê hoá và định lượng
theo nội dung về kiến thức, kĩ năng và mức tự chủ, trách nhiệm. Thê hiện được

mơ hình và u cầu năng lực của người học; được triển khai và cụ thể hố thành

mục tiêu của chương trình mơn học, học phân, mục đích cụ thể của từng bài học
trong chương trình mơn học; được rà sốt, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện
thường xuyên trên cơ sở bám sát các tiêu chí về mục tiêu phát triển bền vững của
xã hội. Mỗi mơn học, học phân trong chương trình đào tạo đều có chuẩn đầu ra,
có vai trị riêng và đảm nhiệm một phần trong chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.

Yêu cấu đói với chuân đấu ra:
Chuẩn đầu ra thể hiện mục tiêu đào tạo, trong đó, bao gồm các nội dung và


mức độ về kiến thức chuyên môn, ngành, nghề; kĩ năng nghề nghiệp, phẩm chất,
đạo đức; vị trí cơng tác sau khi tốt nghiệp và các u câu đặc thù khác đối với
chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra cần phải được thể hiện các yêu cầu:

- Phải thê hiện được mối liên kết chặt chẽ giữa các tiêu chí về mục tiêu phát
triên bên vững của xã hội với những kiên thức, kĩ năng và mức tự chủ, trách
nhiệm trong chương trình đào tạo của các trường đại học xác định.

- Chuẩn đầu ra phải được xây dựng dựa trên mơ hình và u cầu thực tiễn
đáp ứng mục tiêu phát triên bên vững của xã hội.

Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo là cơ sở, căn cứ để xác định nội dung day
học, phương thức tô chức dạy học, phương thức kiêm tra, đánh giá kêt quả học
tập đê hình thành nên phâm chât và năng lực của người học khi học tơt nghiệp ra
trường, giữ các vi trí trong xã hội, theo ngành nghề, đáp ứng mục tiêu để xã hội
phát triển bền vững.

12

Thu ba, phat trién chương trình mơn học, học phan theo tiéu chi vé muc tiéu
phát triên bên vững.

Phát triển chương trình mơn học, học phần cần phải tn thủ những vẫn đề
mang tính nguyên tắc và phải dựa trên quy trình khoa học một cách chặt chẽ từ
khâu xây dựng chuẩn đầu ra, thiết kế khung chương trình và cách chuyên tải nội
dung dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, phù hợp với sử
mạng của mỗi trường đại học, theo các tiêu chí về mục tiêu phát triển bên vững.
Cũng như chương trình đào tạo, xây dựng chương trình mơn học, học phần cần
áp dụng phương pháp tiếp cận đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội. Đây
là vẫn đề cốt lõi, trọng tâm của việc phát triển chương trình đảo tạo, nhằm đào tạo ra

những vị trí cơng tác, đảm đương công việc đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Phát triển chương trình mơn học, học phan cần phải đảm bảo một yêu cầu là tất cả các
nội dung chương trình mơn học, học phan, các nội dung trong từng bài hoc đều phải
xuất phát từ mục tiêu chung của chương trình đào tạo. Từng học phân, mơn học cần
gop phan vao phat trién năng lực người học, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xã
hội phát triển bền vững. Chính nó đã cụ thể hố về các tiêu chí về mục tiêu phát triển
bên vững mà các trường đại học xác định.

Cùng với việc phát triển về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, chương trình
mơn học, học phân, cần phải tích cực đơi mới phương pháp dạy học, đơi mới
phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, cần làm tốt công tác bảo đảm cơ
sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy và học, điều kiện đảm bảo, tạo môi
trường thuận lợi cho học tập,... là tổng thể quy trình dé phat trién chuong trinh
đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội với mục tiêu phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu phát

triển bền vững là một vấn đề khoa học, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách

công phu, chặt chẽ. Đây là quá trình phát triển khơng ngừng của các trường đại
học, bởi lẽ, sự phát triển của xã hội là không ngừng, khơng có điểm kết thúc. Do
đó, các trường đại học, thực hiện sứ mạng của mình, cũng khơng ngừng đơi mới,
phát triển. Vì vậy, các nội dung, biện pháp đề phát triển chương trình đào tạo ở
các trường đại học, là những vân dé cu thé mang tính hệ thơng nên trong q
trình tổ chức thực hiện cần có sự quyết tâm, thống nhất ở tất cả các cấp, các co
quan và các khoa ở các trường đại học với tư duy, trí tuệ, trách nhiệm và sự nỗ
lực cao mới đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, cần phải được bảo đảm về


nhân lực, tài chính và thời gian, trong đó vấn đề bồi dưỡng nhân lực đủ năng lực

để xây dựng chương trình đào tạo, chương trình mơn học, học phần có vai trị

quyết định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2013). Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyêt sô 29/NQ-TW của Ban Châp hành Trung ương khố XI vê Đơi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.

13

2. Chính phủ (2016). Quyết định phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt
của Ban Chấp
Nam, sô 1982/QĐ-T'Tg, ngày 18/10/2016.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 29/NQ-TW

hành Trung ương, khoá XI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

_4. Vũ Lan Hương (2013). “Đảo tạo theo tiếp cận năng lực trong xu thế phát
triên”, Tạp chí Khoa học giáo dục sô 95.

5. Lê Viết Khuyến (2007). Phát triển chương trình đào tạo đại học, cao đẳng,
Học viện Quản lí giáo dục, Hà Nội.

6. Hồ Chí Minh (1950). Nói chuyện tại hội nghị tồn quốc lần thứ nhất về

cơng tác hn luyện và học tập Hồ Chí Minh tồn tập. tập 6, Nxb Chính tri qc

gia, Hà Nội, 2011.

7. Nguyễn Thanh Sơn (2014). Phát triển chương trình đào tạo đại học theo
định hướng đáp ứng chuân đâu ra, Bản tin Khoa học và giáo dục.

§. Lâm Quang Thiệp (2007). Chương trình và quy trình đào tạo đại học, Học
viện Quản lí giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Hoàng Tuyến (2017). Nghiên cứu đối mới chương trình đảo tạo
tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu thơng tin câp phân đội theo định hướng phát triên
năng lực người học, Đê tài khoa học câp Bộ Tông Tham mưu, Quân đội nhân dân
Việt Nam, Khánh Hoà.

10. Hoàng Thị Tuyết (2013). Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp
cận năng lực - Xu thê và nhu câu, Tạp chí phát triên và hội nhập, sô 9 (19).

14


×